Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

THI đại học XONG, rồi SAO nữa TUỔI 20 nên đầu tư HAY TIẾT KIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.24 KB, 14 trang )

THI ĐẠI HỌC XONG, RỒI SAO NỮA? TUỔI 20 NÊN ĐẦU TƯ HAY TIẾT
KIỆM?
Ở bài viết này cho phép mình không bàn đến những vấn đề vĩ mô như đầu tư chứng
khoán, bất động sản hay bạn sinh ra đã có sẵn vài trăm triệu trong sổ tiết kiệm rồi. Mình
xin bàn về “những đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh bình thường hoặc khó khăn như đại đa
số các gia đình ở Việt Nam thì nên đầu tư hay tiết kiệm ở tuổi 20 nhé. Bài viết này, mình
cũng dành cho các bé vừa thi Đại học xong và chưa biết phải làm gì tiếp theo khi phải
thay đổi môi trường học tập và sinh hoạt đột ngột như những gì mình từng trải nghiệm 3
năm trước.

Mình sẽ đưa ra một bài toán nhé: Bạn là sinh viên chưa có việc làm mỗi tháng được gia
đình gửi lên 2-3 triệu đồng tiền ăn ở, sinh hoạt, hoặc thậm chí bạn đã có một công việc
làm thêm và có một mức thu nhập từ việc làm thêm nhất định bạn sẽ chọn tiết kiệm bằng
việc ăn mỳ tôm qua ngày, không giao du bạn bè, không mua sách về đọc, tối ngày trốn
trong phòng hay dùng số tiền đó để đầu tư vào phát triển bản thân và trải nghiệm ở độ
tuổi 20?
Với riêng mình, tiết kiệm là một việc làm rất tốt, đặc biệt khi hoàn cảnh gia đình bạn khó
khăn, không có đủ tiền để trang trải việc học tập và sinh hoạt của bạn ở cái đất Sài Gòn
này. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn phải trải nghiệm cách sống túng thiếu để
góp nhặt một ít tiền cho hiện tại và không có giá trị lâu dài cho bản thân và cả gia đình
bạn. Thay vào đó tại sao bạn không đầu tư số tiền ít ỏi đó vào bản thân hay các mối quan
hệ, những thứ sẽ mang đến giá trị lâu dài và có thể giúp bạn kiếm lại gấp vài trăm lần như
thế?
Ở bài viết này, mình không chỉ muốn đề cập đến tiền vì tuổi 20 ngoài tiền thì còn rất
nhiều thứ để đầu tư nữa. Hãy nghĩ xa hơn một chút, đừng chui rút trong cái vỏ bọc “mình
nghèo lắm, tiền đâu mà đầu tư cái này cái nọ”. Bạn sẽ tiếp tục nghèo cả về vật chất lẫn
tinh thần với cái suy nghĩ thiển cận đó hồi nào không hay đấy. Nói đi cũng phải nói lại,
nếu muốn đầu tư mà không biết nên đầu tư vào cái gì cũng bằng không đúng không?


Nhưng yên tâm đi, mình sẽ mang đến cho bạn những gợi ý hay ho về những thứ bạn nên


đầu tư ở độ tuổi 20 để có một cuộc sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn nhé.
1. Đầu tư vào trải nghiệm
Một câu hỏi nan giải đặt ra ở đây chính là: “Tuổi 20 nên đầu tư vào trải nghiệm
hay kinh nghiệm.” Câu trả lời của mình là cả hai, vì chúng cần đi cùng và bổ sung
cho nhau.
Các trải nghiệm bạn cần đầu tư ở tuổi 20:
- Đầu tư vào các chuyến đi: Dạo này mình thường thấy một câu rất hài hước
trên facebook như này:
“Chưa kiếm ra tiền mà cũng bày đặt đòi xách ba lô lên và đi, mơ à?”
Mình hoàn toàn không đồng ý với ý kiến trên, bởi “đi” ở đây không nhất thiết
bạn phải xách ba lô lên để đi những nơi đắt đỏ như Dubai, Bali… mà bạn có
thể bắt đầu những chuyến đi vòng quanh nơi mình sống, có những nơi hoàn
toàn miễn phí vẫn có thể khiến bạn có những trải nghiệm mới mẻ và hiểu thêm
về văn hoá và những con người mới. Nếu bạn không phải những thanh niên
“phải đi” đến những nơi người khác đến để check-in cho bằng người ta thì
chuyến đi dù xa hay gần đều có thể giúp bạn trưởng thành hơn và học hỏi
những điều thú vị trong cuộc sống. Đừng vì chưa có tiền mà nằm ủ rũ ở nhà
không dám đi đâu cả, bây giờ bạn chưa có tiền không có nghĩa là sau này cũng
không. Cứ nằm đó, không đi đâu hết, bạn nghi tiền nó có chân tự chạy đến bạn
à? Tuổi trẻ có được bao nhiêu năm, đợi đến khi bạn có tiền có khi bạn đã
không còn đủ sức khoẻ để trải nghiệm nữa rồi. Vì thế, ở độ tuổi hai mươi
chúng ta nên đầu tư nhiều vào trải nghiệm, từng chút một, có thể đi vòng
quanh Sài Gòn, các tỉnh lân cận, và những nơi khác… đừng đợi đến khi hoàn
hảo vì “không có thời điểm nào là hoàn hảo nếu bạn không bắt đầu cả.”


-

Đi tình nguyện cũng là một dạng đầu tư: Không phải tự nhiên mà trong
những năm gần đây các trường Đại học đều đưa mục “Ngày tình nguyện” vào

việc xét tốt nghiệp của sinh viên. Có nhiều bạn phân nàn về điều kiện “vô lý”
này vì họ cho rằng “đi tình nguyện vừa tốn thời gian vừa tốn tiền bạc”. Riêng
mình không nghĩ vậy, thật sự mà nói không ai rảnh bằng sinh viên đại học ở
Việt Nam, trong khi đó chúng ta vẫn cứ nằm đó phàn nàn không có thời gian đi
tình nguyện nhưng lại có thừa thời gian lướt mạng xã hội, xem phim, phán xét
người khác… Đi tình nguyện thực sự rất có ý nghĩa, khi chúng ta, những người
trẻ có thể đến giúp đỡ và san sẻ khó khăn với những người dân nghèo ở vùng
sâu vùng xa, những người già neo đơn không nơi nương tựa, những đứa trẻ mồ
côi hay đi dọn rác, trồng cây gây rừng góp phần bảo vệ môi trường. Đồng thời,
tích luỹ cho mình những kĩ năng sống cần thiết như kỹ năng giao tiếp, giải
quyết vấn đề hay đơn giản là có cho mình một tấm lòng nhân ái, sẵn sàng giúp
đỡ mọi người xung quanh. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, bạn phải đi tình
nguyện với một tinh thần tự nguyện thì điều đó mới thật sự có ý nghĩa chứ
đừng đi theo kiểu bạn bị bắt ép hay nghĩa vụ phải hoàn thành để ra trường.
Riêng mình, thời sinh viên mình đi tình nguyện rất nhiều, cũng không để ý
nhiều lắm đến cái quy định phải đủ bao nhiêu ngày để ra trường, dù thật sự lúc
đầu nghe quy định mình cũng khá bức xúc vì cái gọi là “Đi tình nguyện nhưng
bắt buộc đủ số ngày quy định” thay vì “Đi tình nguyện vì tinh thần tự nguyện.
Ba năm đại học, mình đã đi trên dưới hơn chục chương trình tình nguyện của
các câu lạc bộ trong trường và các chương trình của toàn thành phố và thật sự
đã trải nghiệm được những điều rất ý nghĩa. Có thể kể ra như Giờ Trái Đất Việt
Nam, Chạy vì Trái tim, Đường chạy nghị lực,.. Mình hay nói vui là: “Năm


nhất, năm hai rảnh quá thì đi tình nguyện đi, đừng có nằm đó mà phàn nàn về
cuộc sống nữa, không có ích gì đâu!”

2. Đầu tư vào kinh nghiệm
Qua đến vấn đề này, chắc chắn sẽ có nhiều bạn hỏi: “Kêu đầu tư vào trải nghiệm
rồi thời gian đâu mà đầu tư vào kinh nghiệm nữa.” Nói thật, ngoài thời gian ăn,

ngủ và đi học thì chúng ta còn quá nhiều thời gian rảnh, hãy thôi lừa dối bản thân
mình đi, bạn không bận như bạn nghĩ đâu. Nếu biết cách sắp xếp thời gian hợp lý
bạn hoàn toàn có thể cân bằng giữa việc đầu tư vào trải nghiệm và kinh nghiệm,
thậm chí nhiều việc khác nữa. Mình từng là một đứa không biết sắp xếp thời gian
và luôn thấy mình bận, nhưng mình đã thay đổi để cân bằng cuộc sống, mình đã
làm được thì chắc chắn bạn cũng làm được, chúng ta giống nhau mà đúng không?
Vậy chúng ta nên đầu tư vào kinh nghiệm bằng cách nào:
-

Đi làm thêm: Ở cái tuổi 20, nếu bạn vẫn đang mơ mộng một cuộc sống màu
hồng khi ở Sài Gòn thì có lẽ bạn nên thử đi làm thêm. Chỉ đến khi nhận được
và cú tát “sấp mặt từ xã hội” bạn mới nhận ra đến lúc mình cần trưởng thành.
“Cuộc sống này có rất nhiều màu sắc, không phải chỉ có màu hồng như bạn
nghĩ, chỉ là do bạn chưa có cơ hội chiêm ngưỡng mà thôi.”
Vậy tại sao mình lại khuyên bạn nên đi làm thêm ở cái tuổi 20, phải chăng
đang “xúi bậy”. Không đâu nha, việc làm thêm, thậm chí làm không lương
cũng sẽ cho bạn rất nhiều kinh nghiệm từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc
sống mà có thể sau này bạn có tiền cũng không thể nào mua được. Có nhiều
người cho rằng “Sài Gòn rất nguy hiểm”, mới 20 tuổi đầu thi lo tập trung học


hành đi, ra ngoài xã hội sớm sẽ dễ bị dinh vào lừa đảo, tệ nạn các thể loại.
Nhưng thực sự thì không phải bây giờ thì sẽ là bao giờ, đợi đến khi học hết Đại
học mới ra đời hay lại về nhà với mẹ? Thật sự thì xã hội chúng ta đang sống
vẫn đang đầy rẫy những nguy hiểm không riêng gì Sài Gòn và hành trình
trưởng thành của chúng ta phải đi từ việc vượt qua khó khăn, gian khổ mà có
được kinh nghiệm chứ không phải đợi người khác trải sẵn thảm đỏ đâu. Nếu
bạn không bắt đầu trải nghiệm những điều trên ở cái tuổi 20 thì sớm hay muộn
gì bạn cũng sẽ trải qua điều đó nhưng với một sự chênh vênh hơn, khi cầm tấm
bằng Đại học nhưng không biết đi tìm việc ở đâu, đường Sài Gòn thế nào,

mình sẽ đi về đâu?
Riêng mình đã bắt đầu đi làm thêm từ năm nhất Đại học, trải qua rất nhiều
công việc, vất vả có, nhàn hạ cũng có và mình hoàn toàn không hối hận về
những quyết định trên. Có thể kể ra một số việc mình từng làm qua như nhân
viên phục vụ nhà hàng, Promotion girl cho một nhãn hàng máy lọc nước cao
cấp, nhân viên sắp xếp và trưng bày sản phẩm ở các siêu thị, tổ chức sự kiện,
bán sách, nhân viên tư vấn ở trung tâm gia sư… Gần đây mình lại thử sức với
công việc viết lách và sáng tạo nội dung khi tạo Blog và làm cộng tác viên cho
một vài dự án. Hiện tại, mình đang làm công việc Thực tập sinh kế toán theo
đúng chuyên ngành của mình để củng cố những kiến thức được học ở trường
và học hỏi thêm những kinh nghiệm thực tế thông qua việc tiếp xúc trực tiếp
với hoá đơn, chứng từ thanh toán quốc tế,các thiết bị văn phòng và phần mềm
kế toán. Mình hay nói vui là đây là “công việc trên trời rơi xuống” khi mình
mới nộp CV lúc 9h tối hôm trước thì 9h sáng hôm sau được gọi đi làm fulltime
và có lương luôn. Mình đã từng nghĩ sẽ vất vả để kiếm việc đúng chuyên
ngành lắm đây, nhưng thực sự không phải như vậy, nó hoàn toàn phụ thuộc vào
khả năng và thai độ của bạn mà thôi.


Thực sự mà nói mình khá may mắn khi chưa từng trải qua những công việc
“không lương” hay đa cấp như nhiều người vẫn dè chừng, có lẽ do mình “an toàn”
quá chăng? Thật sự thì không phải như vậy, việc có lương hay không hoàn toàn
phụ thuộc vào cách bạn định vị bản thân mình và việc có bị dính đa cấp hay không
phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị sống bạn đặt ra cho mình, đừng hoang tưởng về
việc sẽ có đa cấp đến nắm áo bạn vào ổ của chúng, có chăng do bạn tự đâm đầu
vào và không thể tự thoát ra mà thôi. Nói đi cũng nói lại, nếu bắt đầu việc làm
thêm từ độ tuổi 20, ngoài việc dấn thân bạn còn cần phải cẩn thận và cảnh giác
tranh vướng phải những trải nghiệm không tốt đấy nhé, dù sao thì phòng bệnh vẫn
hơn là chữa bệnh mà đúng không?
- Tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm, các tổ chức hoạt động vì cộng đồng:

Không còn gì bằng khi thời sinh viên bạn tìm được một ngồi nhà thứ hai để rèn
luyện kĩ năng và chia sẻ những tâm tư tình cảm và những khó khăn trong cuộc
sống đúng không? Nếu không muốn cuộc sống sinh viên trôi qua một cách tẻ
nhạt, thì hãy cân nhắc tìm cho mình một câu lạc bộ, đội nhôm và gắn bó hết
mình với nó nhé. Mình chắc chắn những kinh nghiệm và kỹ năng bạn học được
sẽ không bao giờ là thừa đối với sự nghiệp sau này của bạn đâu.
Riêng mình, thời sinh viên mình đã tham gia vào một câu lạc bộ học thuật của
Khoa, nơi giúp mình có thêm nhiều trải nghiệm và rèn luyện những kỹ năng
cần thiết cho sự nghiệp sau này. Bên cạnh đó, việc trở thành Phó chủ nhiệm
Câu lạc bộ đã giúp mình biết sắp xếp thời gian, biết làm việc vì lợi ích chung


và kĩ năng lãnh đạo… những điều chắc chắn các bạn không tham gia Câu lạc
bộ sẽ không bao giờ có cơ hội trải nghiệm được.
3. Đầu tư vào các mối quan hệ
- Có thể ở tầm tuổi “mới chuyển từ con nít sang học làm người lớn” bạn sẽ chưa
thật sự cảm nhận được tầm quan trọng của các mối quan hệ xung quanh mình.
Tuy nhiên, những năm 20 tuổi là khoảng thời gian tốt nhất để bạn tìm ra những
mối quan hệ thật sự và có thể gắn bó lâu dài. Có lẽ đến bây giờ thì bạn cũng
không cần thiết phải có quá nhiều bạn bè nhưng đó phải là những mối quan hệ
“sâu” và “tích cực”, những người có thể hết lòng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau,
những người có thể mang đến động lực và những điều tích cực đến cuộc sống
của bạn chứ không phải có bạn để thỉnh thoảng đi chơi, hang-out, chill các kiểu
như lúc trước nữa. Hãy đầu tư vào những người thực sự phù hợp và bạn có thể
là chính mình trong mối quan hệ đó. Đồng thời cũng hãy học cách thoải mái
với việc phải chào tạm biệt những mối quan hệ không thực sự của mình ở cái
độ tuổi 20 khá chênh vênh và vô định này. Bạn cũng đừng ngần ngại kết thân
với những người giỏi hơn mình hay các anh chị khoá trên, sự thật thì những
người giỏi không bao giờ khinh thường hay đánh giá bạn đâu, chỉ những người
tệ hơn bạn mới làm những việc điên rồ đó nên cứ yên tâm nhé. Nhưng nói đi

thì phải nói lại, bạn phải là người như thế nào thì mới khiến những người giỏi
hơn muốn kết thân với bạn, nên bên cạnh việc tìm các mối quan hệ thì cũng
phải biết đầu tư vào phát triển chính bản thân mình đấy nhé!


-

À còn một mối quan hệ quan trọng nữa là mối quan hệ tình yêu: Đây là một
việc rất cần thiết nhưng không phải là bắt buộc, nên cứ bình tĩnh tìm cho mình
một người thật sự phù hợp và xứng đáng với bạn đấy nhé. Đừng vì thất bại
trong tình yêu mà không dám yêu nữa hay cũng đừng vì một người không yêu
mình mà đòi sống đòi chết, thế giới còn rất nhiều người tốt và những điều tốt
đẹp đang chờ đợi bạn ngoài kia kia!
“Mindset” của chúng ta sẽ thay đổi vào từng thời điểm, không phải cái
mình quyết định ở một thời điểm sẽ là mãi mãi, vì sau này mình sẽ thay
đổi suy nghĩ đó. Không có tình yêu, bạn sẽ không chết đâu!" (Ngô
Thanh Vân)


4. Đầu tư vào kiến thức, kỹ năng
- Đầu tư vào việc học chính thức ở trường:
“Học không phải là con đường duy nhất đến với thành công và cuộc sống hạnh
phúc hơn nhưng là con đường ngắn nhất và vững chắc nhất.”
Trong những năm 20 tuổi hãy đầu tư vào việc học của mình một cách tử tế, vì thật
sự mà nói đó mới chính là việc mà bạn phải hoàn thành tốt nhất trong giai đoạn
này. Ai nói bằng cấp không quan trọng, điểm GPA không quan trọng thì mình
không tin, bởi không ai mà có kiến thức vững chắc mà không biết làm gì cả. Vì thế
hãy thôi bài ca “thực hành quan trọng hơn kiến thức đi”, cả hai đều quan trọng,
nếu không tin thì hãy thử đi, mình dám cá không nhà tuyển dụng nào lại không
thích một người có GPA trên 8.0 với kinh nghiệm hơn là một người có GPA 6.0

cũng với kinh nghiệm như vậy thôi.


-

-

Tham gia các khoa học kỹ năng và các cuộc thi: Nếu như bạn nghĩ việc này
chỉ dành cho những đứa rảnh rỗi, thích nổi tiếng, thích khoe khoang thì bạn
lầm rồi. Không một kỹ năng nào là thừa cả, một người có cho mình kỹ năng
lãnh đạo, quản lý thời gian, giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, suy nghĩ đa
chiều… sẽ là một người làm việc năng suất hơn gấp nhiều lần những người chỉ
có mỗi kiến thức thôi, mà thậm chí nếu bạn không có kiến thức nữa thì bạn sẽ
thực sự không có một chỗ đứng nào trong một xã hội đang phát triển không
ngừng như hiện tại. Bên cạnh đó, bạn nên dành thời gian tham gia các cuộc thi
để tự kiểm tra năng lực của bản thân cũng như gặp những người giỏi hơn mình,
đừng biến mình thành “một con ếch ngồi đáy giếng”, cứ tưởng mình hơn người
thật ra mình chẳng bằng ai.
Đầu tư vào việc đọc sách: Mình khá hối tiếc khi không nhận ra tầm quan
trọng của việc đọc sách sớm hơn, nhưng cũng may mắn là mình đã nhận ra ở
cái tuổi 20 này. Sách là một kho tàng trí thức của nhân loại chứa đựng tất cả
những gì bạn chưa biết từ văn hoá, kinh tế, xã hội đến giao dục, phát triển bản
thân. Khi gặp bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống dường như đều có ít nhất một
quyển sách giúp bạn giải quyết được vấn đề đó. Bên cạnh đó, đọc sách còn
giúp bạn khám phá ra chính con người mình và tìềm năng tiềm ẩn chưa được
khai thác của chính bạn. Vì thế khi còn trẻ, hãy đầu tư thời gian vào việc đọc
sách, “bạn có thể bận với tất cả mọi thứ nhưng đừng tỏ ra bận với tương lai của
chính mình nhé.”



-

Đầu

vào
các
kỹ
năng
giúp
bạn
sáng
tạo:
Trong
thời
đại
công
nghệ
số
hiện
tại,

dường như hai chữ sáng tạo đã dần biến thành hai chữ “hái ra tiền” với những
công việc như sáng tạo nội dung, digital marketing, graphic design, thiết kế các
nền tảng công nghệ… Chính vì thế, nếu có thời gian và điều kiện hãy đầu tư
vào việc tựu học những kỹ năng cần thiết liên quan đến các công việc đòi hỏi
sự “sáng tạo” này nhé.


-


Đầu tư vào các kỹ năng sinh tồn: Bạn có thể không biết gì cả nhưng phải biết
cách sống một cách độc lập, có thời gian rảnh hãy học các kỹ năng sinh tồn cơ
bản như lái xe, nấu ăn, bơi lội, sửa chữa các vật dụng cơ bản trong nhà…
Mình biết không ai là hoàn hảo cả nhưng mình vẫn đang cố gắng học hỏi thêm
những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống từng chút một. Nếu bạn cũng nhận ra
tầm quan trọng của những kỹ năng kể trên thì hãy cùng mình nỗ lực hơn nữa
để ngày một tốt hơn từng ngày nhé.


5. Đầu tư vào những thứ thật sự cần thiết.
“Bạn không có quá nhiều tiền để mua những thứ rẻ tiền” (Trích Giới hạn của bạn
chỉ là xuất phát điểm của tôi)
Thực sự vậy, bạn không có quá nhiều tiền để đầu tư vào những món đồ rẻ tiền “lỡ
cỡ”, dùng một hai ngày là hư hỏng lại phải tốn tiền sửa chữa. Lấy ví dụ từ chính
bản thân mình: Lúc trước mình cứ nghĩ, mới là sinh viên thôi, phải tiết kiệm, lại sợ
Sài Gòn cướp giật các kiểu nên mình quyết định mua xe máy cũ thay vì mua xe
mới, giờ nghĩ lại không hiểu sao lúc đó mình lại bị “hâm” như vậy. Giờ thì mỗi
năm cứ phải tốn thời gian và tiền bạc để đi sửa mà bỏ đi cũng không được mình
mới nhận ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào những vật dụng cần thiết hằng
ngày.
“Đừng vì tiết kiệm mà mua một chiếc điện thoại 16GB hay một chiếc laptop nặng
vài Kg vác đi không nổi.”
Thật sự là vậy, nếu chưa đủ tiền thì chịu khó để dành thêm một chút để mua những
món đồ khiến bạn hài lòng và có thể sử dụng lâu dài chứ đừng mua bừa cho có rồi
hối hận không kịp đấy nhé.
Trên đây là tất cả những điều mình đã rút ra sau hơn ba năm trải nghiệm ở cái đất
Sài Gòn “phồn hoa đô hội này”. Tuổi 20 thật sự bạn nên dành thời gian và tiền bạc


để đầu tư vào tương lai của chính mình vì không còn thời điểm nào thích hợp hơn

nữa đâu. Đừng đợi đến khi bạn ra trường mới nghĩ đến việc đó, vì lúc đó bạn sẽ bị
cuốn vào vòng xoáy cơm, áo, gạo, tiền làm gì có tâm trạng nữa đúng không. Vì
thế, ngay lúc này hãy chuẩn bị thật tốt cho tương lai tươi sáng sáng của chính
mình hay đơn giản chỉ là chuẩn bị cho việc không bị xã hội nhấn chim khi mới lơ
ngơ ra trường bạn nhé!



×