Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu nhu cầu đối với du lịch thông minh của khách du lịch nội địa đối với chợ nổi cái răng, cần thơ đã chuyển đổi (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN NGỌC TRÂN

NGHIÊN CỨU NHU CẦU
ĐỐI VỚI DU LỊCH THÔNG MINH
CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA
TẠI CHỢ NỔI CÁI RĂNG, CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Mã số ngành: 52340103

12 – 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN NGỌC TRÂN
MSSV: B1607547

NGHIÊN CỨU NHU CẦU
ĐỐI VỚI DU LỊCH THÔNG MINH
CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA
TẠI CHỢ NỔI CÁI RĂNG, CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Mã số ngành: 52340103



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
DƯƠNG QUẾ NHU

12 – 2019


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói
chung và quý thầy cô khoa Kinh tế nói riêng đã tận tình giảng dạy, giúp tôi có đầy
đủ kiến thức để thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Dương Quế Nhu đã hướng dẫn,
định hướng chuyên môn giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình
thảo luận, tìm kiếm thông tin và thu thập số liệu để tôi có thể thực hiện luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất nhưng vẫn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, tôi mong nhận được góp ý của
quý thầy cô nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Cuối lời, xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều
thành công trên con đường giảng dạy của mình.
Cần Thơ, ngày…… tháng…… năm 2019
Người thực hiện

Nguyễn Ngọc Trân

i


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng
cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày…… tháng…… năm 2019
Người thực hiện

Nguyễn Ngọc Trân

ii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 .............................................................................................................. 1
GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.3.3 Không gian nghiên cứu ................................................................................... 4
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................................... 4
1.4.1 Lược khảo tài liệu theo đối tượng nghiên cứu ................................................ 4
1.4.2 Lược khảo tài liệu theo nội dung nghiên cứu .................................................. 4
1.4.3 Lược khảo tài liệu theo phương pháp nghiên cứu ........................................... 5
1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN .................................................................................. 5
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 6
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 6

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch ................................................................ 6
2.1.2 Khái niệm về du lịch thông minh .................................................................... 7
2.1.3 Nhu cầu đối với du lịch thông minh ................................................................ 9
2.1.4 Xây dựng mô hình nghiên cứu ...................................................................... 13
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 17
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 17
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 18
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................ 21
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHỢ NỔI CÁI RĂNG, CẦN THƠ .................. 21
3.1 TỔNG QUAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ........................................................ 21
3.1.1 Vị trí địa lý..................................................................................................... 21
iii


3.1.2 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 22
3.1.3 Kinh tế – xã hội ............................................................................................. 23
3.2 SƠ LƯỢC VỀ QUẬN CÁI RĂNG .................................................................. 24
3.3 THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CHỢ NỔI CÁI RĂNG ... 25
3.3.1 Sơ lược về chợ nổi Cái Răng ......................................................................... 25
3.3.2 Thực trạng phát triển du lịch tại chợ nổi Cái Răng ....................................... 26
3.3.3 Thực trạng phát triển du lịch thông minh tại chợ nổi Cái Răng .................... 30
CHƯƠNG 4 ............................................................................................................ 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................................... 34
4.1 TỔNG QUAN VỀ MẪU THU THẬP ............................................................. 34
4.1.1 Giới tính ......................................................................................................... 34
4.1.2 Độ tuổi ........................................................................................................... 34
4.1.3 Địa phương khách du lịch nội địa đang sinh sống ........................................ 35
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN DU LỊCH THÔNG MINH CỦA
KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI CHỢ NỔI CÁI RĂNG, CẦN THƠ ............... 36
4.2.1 Hiểu biết của khách du lịch nội địa về du lịch thông minh ........................... 36

4.2.2 Trải nghiệm của khách du lịch nội địa về du lịch thông minh ...................... 39
4.2.3 Hình thức tìm kiếm thông tin về Chợ nổi Cái Răng của khách du lịch nội địa
................................................................................................................................ 40
4.2.4 Hình thức mua tour đi Chợ nổi Cái Răng của khách du lịch nội địa ............ 41
4.2.5 Hình thức thanh toán cho tour Chợ nổi Cái Răng của khách du lịch nội địa 42
4.2.6 Quá trình trải nghiệm tour Chợ nổi Cái Răng của khách du lịch nội địa ...... 43
4.2.7 Cách khách du lịch nội địa chia sẻ cảm nhận của mình về tour Chợ nổi Cái
Răng ........................................................................................................................ 45
4.3 NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DU LỊCH THÔNG
MINH TẠI CHỢ NỔI CÁI RĂNG, CẦN THƠ .................................................... 46
4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi rút trích các nhân tố tác động đến
nhu cầu đối với du lịch thông minh của khách du lịch nội địa tại Chợ nổi Cái Răng
................................................................................................................................ 46
4.3.2 Phân tích nhu cầu đối với du lịch thông minh của khách du lịch nội địa tại Chợ
nổi Cái Răng ........................................................................................................... 48
CHƯƠNG 5 ............................................................................................................ 55

iv


MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TẠI CHỢ
NỔI CÁI RĂNG, CẦN THƠ ................................................................................. 55
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ....................................................................... 55
5.2 NHÓM GIẢI PHÁP THUỘC VỀ NHÂN TỐ “KINH NGHIỆM THÔNG
MINH” .................................................................................................................... 55
5.3 NHÓM GIẢI PHÁP THUỘC VỀ NHÂN TỐ “ĐIỂM ĐẾN THÔNG MINH”
................................................................................................................................ 56
CHƯƠNG 6 ............................................................................................................ 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 59
6.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 59

6.1.1 Thực trạng thực hiện du lịch thông minh của khách du lịch nội địa tại Chợ nổi
Cái Răng, Cần Thơ ................................................................................................. 59
6.1.2 Nhu cầu đối với du lịch thông minh của khách du lịch nội địa tại Chợ nổi Cái
Răng, Cần Thơ ........................................................................................................ 60
6.2 KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 60
6.2.1 Đối với các cơ quan quản lý địa phương ....................................................... 61
6.2.2 Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có
liên quan ................................................................................................................. 61
6.2.3 Đối với các chủ tàu, chủ các điểm tham quan trong tour Chợ nổi Cái Răng 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 63
Tài liệu Tiếng Việt.................................................................................................. 63
Tài liệu Tiếng Anh.................................................................................................. 65
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 67
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 71

v


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Tổng thu từ khách du lịch năm 2016, 2017, 2018 .................................... 1
Bảng 2.1 Sự khác biệt giữa du lịch điện tử và du lịch thông minh .......................... 9
Bảng 2.2 Xây dựng thang đo cho biến nghiên cứu trong mô hình......................... 16
Bảng 2.3 Mô tả cỡ mẫu .......................................................................................... 18
Bảng 4.1 Phân bổ sự hiểu biết của khách du lịch nội địa về du lịch thông minh... 37
Bảng 4.2 Phân bổ hình thức tìm kiếm thông tin về Chợ nổi Cái Răng của khách du
lịch nội địa .............................................................................................................. 40
Bảng 4.3 Phân bổ cách thức di chuyển đến điểm khởi hành tham quan của khách du
lịch nội địa .............................................................................................................. 43
Bảng 4.4 Phân bổ hình thức thuyết minh khách du lịch nội địa được trải nghiệm 44

Bảng 4.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................................................ 47
Bảng 4.6 Bảng kiểm định KMO và Bartlett's Test ................................................. 48
Bảng 4.7 Bảng Tổng Phương sai trích ................................................................... 49
Bảng 4.8 Kết quả phân tích nhân tố ....................................................................... 50
Bảng 4.9 Mức độ cần thiết của nhân tố Kinh nghiệm thông minh......................... 51
Bảng 4.10 Mức độ cần thiết của nhân tố Điểm đến thông minh ............................ 53

vi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Tháp nhu cầu Maslow ............................................................................. 11
Hình 2.2 Thành phần và lớp của du lịch thông minh ............................................. 13
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất ........................................................ 15
Hình 3.1 Bản đồ Thành phố Cần Thơ .................................................................... 22
Hình 3.2 Chợ nổi Cái Răng .................................................................................... 25
Hình 3.3 Ngày hội Du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” lần thứ IV năm 2019 ... 27
Hình 3.4 Ngày hội Du lịch “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” lần thứ IV năm 2019 ... 28
Hình 3.5 Ứng dụng Can Tho Tourism ................................................................... 30
Hình 3.6 Ứng dụng Can Tho Tourism ................................................................... 31
Hình 3.7 Cổng thông tin du lịch Cần Thơ .............................................................. 32
Hình 3.8 Đặt tour đi Chợ nổi Cái Răng trên website nucuoimekong.com............. 33
Hình 4.1 Phân bổ giới tính của đáp viên ................................................................ 34
Hình 4.2 Phân bổ địa phương sống của đáp viên ................................................... 35
Hình 4.3 Phân bổ sự hiểu biết chính xác của khách du lịch nội địa về Du lịch thông
minh ........................................................................................................................ 38
Hình 4.4 Phân bổ hình thức du lịch thông minh khách du lịch nội địa đã trải nghiệm
................................................................................................................................ 39
Hình 4.5 Phân bổ hình thức mua tour đi Chợ nổi Cái Răng của khách du lịch nội địa

................................................................................................................................ 41
Hình 4.6 Phân bổ hình thức thanh toán cho tour Chợ nổi Cái Răng của khách du lịch
nội địa ..................................................................................................................... 43
Hình 4.7 Phân bổ hình thức chia sẻ của khách du lịch nội địa sau khi tham quan
Chợ nổi Cái Răng ................................................................................................... 45

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CNTT

:

Công nghệ thông tin

DLTM

:

Du lịch thông minh

ĐBSCL


:

Đồng bằng Sông Cửu Long

EFA

:

Exploratory Factor Analysis
(Phân tích nhân tố khám phá)

GDP

:

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GPS

:

Global Positioning System (Hệ thống định vị toàn cầu)

NFC

:

Near-Field Communications
(Kết nối không dây trong phạm vi ngắn)


QR

:

Quick Response

RFID

:

Radio Frequency Identification
(Nhận dạng qua tần số vô tuyến)

TP

:

Thành phố

UBND

:

Ủy ban nhân dân

USB

:

Universal Serial Bus (Chuẩn kết nối tuần tự đa dụng)


viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều năm qua, cả thể giới đã chứng kiến sự phát triển ngày càng mạnh mẽ
của ngành du lịch, đây được xem là ngành công nghiệp không khói mang lại nguồn
doanh thu khổng lồ cho rất nhiều quốc gia nhờ vào những thế mạnh vốn có của họ.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này, du lịch Việt Nam ngày càng được
biết đến rộng rãi trên thế giới, giúp Việt Nam mang về mức doanh thu tăng dần đều
qua từng năm, điều này được thể hiện qua bảng 1.1 về doanh thu từ du lịch trong ba
năm gần nhất. Giá trị đóng góp trực tiếp về kinh tế của du lịch vào Tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) liên tục tăng từ 6,3% vào năm 2015 lên 6,9% (năm 2016), 7,9%
(năm 2017) và đặt mục tiêu phấn đấu đạt 10% vào năm 2020. Ngoài ra, du lịch là
ngành dịch vụ được đánh giá tạo ra lợi nhuận gấp 5 lần ngành nông nghiệp và gấp
2 đến 3 lần ngành công nghiệp.
Bảng 1.1 Tổng thu từ khách du lịch năm 2016, 2017, 2018
Năm
2016
2017
2018
Tổng thu từ khách du lịch (nghìn
400,00
510,90
620,00
tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng (%)
18,4

27,5
21,4
Nguồn tài liệu: Tổng cục du lịch Việt Nam

Nhắc đến tiềm năng phát triển du lịch tại Việt Nam, bên cạnh những địa
phương nổi tiếng về du lịch như Phú Quốc, Đà Nẵng, Đà Lạt, Hà Nội... Cần Thơ
cũng là một trong những cái tên nổi bật về phát triển du lịch với lượng du khách ghé
thăm hàng năm ngày một tăng. Theo thống kê của Trung tâm phát triển du lịch thành
phố Cần Thơ, trong năm 2017, Thành phố đón khoảng 7,54 triệu lượt khách (chiếm
khoảng 10,0% cả nước), tăng 41,0% so với năm 2016, trong đó khách nội địa lưu
trú đạt 1,88 triệu lượt (gấp hơn 6 lần so với lượt khách quốc tế lưu trú); chỉ tiêu này
trong năm 2018 là 8,48 triệu lượt khách, tăng 12,5% so với năm 2017, khách nội
địa lưu trú đạt 2,29 triệu lượt (gấp hơn 6 lần so với lượt khách quốc tế lưu trú). Với
thế mạnh về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, Cần Thơ nổi tiếng gần xa
với loại hình du lịch chợ nổi độc đáo, mang đậm dấu ấn cộng đồng trong mắt khách
du lịch. Cái Răng là một trong những điểm du lịch tiêu biểu ở Thành phố Cần Thơ
cho loại hình du lịch này, là đặc sản du lịch của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng bởi đặc trưng văn hóa sông
nước. Đó là lý do vì sao chợ nổi Cái Răng luôn là một trong những điểm đến nhất
định phải tham quan khi khách du lịch đến với Cần Thơ.
Song song với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, những năm gần đây,
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo nên một tác động lớn đối với nền kinh tế
toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Các chuyên gia cho rằng, giai
1


đoạn ban đầu của cuộc bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không giới hạn
riêng đối với ngành công nghiệp, mà nó nhắm vào công nghệ số, đem những thành
tựu vượt bậc của công nghệ số tới mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch. Việc ứng dụng
công nghệ số, những thành tựu về công nghệ thông tin và truyền thông vào ngành

du lịch đã xuất hiện trong những năm gần đây và tạo nên một thuật ngữ mới là “Du
lịch thông minh”. Thực hiện du lịch thông minh đã phổ biến và ngày càng lan rộng
tại nhiều nơi trên thế giới. Gretzel và cs (2015) đã đưa ra khá nhiều dẫn chứng về
vấn đề này, tại Barcelona, du khách được sử dụng những trạm chờ xe buýt tương
tác không chỉ cung cấp thông tin du lịch và giờ đến của xe buýt mà còn có các cổng
USB để sạc thiết bị di động. Ngoài ra tại đây còn cung cấp xe đạp trên khắp thành
phố, sử dụng ứng dụng dành cho điện thoại thông minh để kiểm tra vị trí của họ bất
cứ lúc nào. Đảo Jeju của Hàn Quốc vừa tuyên bố là một trung tâm du lịch thông
minh sử dụng công nghệ tiên tiến để cung cấp nội dung cho khách du lịch. Tại Việt
Nam cũng đang rục rịch triển khai thực hiện du lịch thông minh tại các thành phố
lớn. Theo bài báo “Phát triển du lịch thông minh là mô hình tất yếu” của Thanh
Giang, đăng trên baotintuc.vn, đầu năm 2018, Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa
học Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã đưa vào khai thác hệ thống thuyết minh tự động
bằng tám thứ tiếng (Tiếng Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Thái Lan, Trung Quốc) về di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Cũng tại Hà Nội,
Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội đưa vào hoạt động phần
mềm hướng dẫn tham quan Hoàng thành Thăng Long. Bên cạnh Hà Nội, nhiều địa
phương khác trên cả nước cũng dần dần ứng dụng du lịch thông minh trong phát
triển du lịch, có thể kể đến như Thành phố Hồ Chí Minh với một số trạm thông tin
du lịch thông minh, những phần mềm du lịch thông minh “Vibrant Ho Chi Minh
city”, “Sai Gon Bus”, “Ho Chi Minh City Travel Guide”...; Đà Nẵng với các phương
pháp marketing điện tử quảng bá du lịch, các phần mềm tiện ích như “Da Nang
Tourism”, “inDaNang”...và ứng dụng chatbot “Da Nang Fantasticity”. Từ những
dẫn chứng trên, chúng ta có thể hình dung được sức lan tỏa ngày càng lớn của du
lịch thông minh cũng như tầm quan trọng của du lịch thông minh trong việc thúc
đẩy sự phát triển của ngành du lịch.
Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong năm 2018,
Việt Nam đã đón 15,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 19,9 % so với năm 2017, phục
vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 620 nghìn tỷ đồng. Ta có thể dễ
dàng thấy được sự chênh lệch giữa lượng khách du lịch nội địa với lượng khách du

lịch quốc tế, từ đó xác định được tầm quan trọng của khách du lịch nội địa đối với
ngành du lịch tại Việt Nam. Xét riêng tại Thành phố Cần Thơ, như đã trình bày ở
trên về số liệu thống kê của Trung tâm phát triển du lịch thành phố Cần Thơ về lượt
khách du lịch khi đến Cần Thơ, có thể dễ dàng nhận thấy số lượng khách nội địa so
với khách quốc tế khi đến Cần Thơ có sự chênh lệch lớn (gấp 6 lần), điều này phản
ánh khách du lịch nội địa là đối tượng tiềm năng hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm
du lịch không chỉ tại Việt Nam nói chung mà còn tại Cần Thơ nói riêng, cụ thể ở

2


đây là chợ nổi Cái Răng, đó cũng là lý do vì sao khách du lịch nội địa được chọn
làm đối tượng trong nghiên cứu lần này.
Mặc khác, so với những địa phương khác trong nước, việc thực hiện du lịch
thông minh tại Cần Thơ, cụ thể tại chợ nổi Cái Răng chưa thật sự rõ ràng và đa dạng,
chỉ mới dừng lại ở các website quảng bá, giới thiệu du lịch. Bên cạnh đó, việc lôi
kéo khách của các chủ tàu tham quan chợ nổi cũng gây phiền hà không ít cho khách
du lịch, vậy nên việc nghiên cứu để phát triển du lịch thông minh tại chợ nổi Cái
Răng, Cần Thơ là hết sức cần thiết để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của khách du
lịch, tạo nên điểm đến du lịch thông minh và văn minh hơn trong mắt du khách.
Đó là lý do cho tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu nhu cầu đối với du lịch
thông minh của khách du lịch nội địa tại chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ” nhằm
làm rõ sự hiểu biết của khách du lịch nội địa về du lịch thông minh, từ đó phát hiện
ra nhu cầu và đề xuất những giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ngày càng
tốt hơn tại điểm đến chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về nhu cầu đối với du lịch thông
minh của khách du lịch nội địa tại chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ nhằm đề xuất giải
pháp đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa đối với du lịch thông minh.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng ứng dụng du lịch thông minh tại chợ nổi Cái Răng, Cần
Thơ
- Nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch nội địa đối với du lịch thông minh
tại chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch thông minh tại chợ nổi Cái Răng,
Cần Thơ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhu cầu đối với du lịch thông minh của
khách du lịch nội địa tại chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ tháng 8/2019 và dự kiến hoàn thành vào
tháng 12/2019.
Số liệu sơ cấp: Đề tài thu thập số liệu thông qua bảng khảo sát câu hỏi từ
khách du lịch nội địa trong tháng 10 năm 2019.

3


Số liệu thứ cấp: Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ các bài báo cáo
thống kê của các tổ chức Việt Nam như Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê, Bộ
Văn hóa Thể thao và Du Lịch, Trung tâm phát triển du lịch thành phố Cần Thơ và
các trang báo uy tín khác trên Internet trong 04 năm 2016, 2017, 2018 và 2019.
1.3.3 Không gian nghiên cứu
Không gian nghiên cứu của đề tài là chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.4.1 Lược khảo tài liệu theo đối tượng nghiên cứu
Nhìn chung đối tượng phỏng vấn của các đề tài đều tập trung chủ yếu là các
khách du lịch, doanh nghiệp hay người dân địa phương đối với các vấn đề liên quan

đến du lịch mà đề tài đó đang nghiên cứu. Các đề tài nghiên cứu có liên quan đến
nhu cầu đối với một loại hình du lịch nhất định như Nguyễn Thị Tú Trinh và cs
(2018) với đề tài “Nghiên cứu nhu cầu du lịch trải nghiệm của người dân thành phố
Cần Thơ” với đối tượng là khách du lịch nội địa, cụ thể ở đây là người dân đến từ
thành phố Cần Thơ; Ngô Mỹ Trân và cs (2016) với đối tượng nghiên cứu là khách
du lịch nội địa, cụ thể là nhân viên văn phòng làm việc tại thành phố Cần Thơ. Mục
đích của hai đề tài này là nhằm xác định nhu cầu của đối tượng khách du lịch nội
địa đối với một loại hình du lịch cụ thể, từ đó đưa ra giải pháp giúp phát triển loại
hình du lịch đó, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của du khách.
1.4.2 Lược khảo tài liệu theo nội dung nghiên cứu
Các nghiên cứu liên quan đến nhu cầu đối với một loại hình du lịch đã được
nhiều tác giả thực hiện theo những cách riêng biệt nhưng nhìn chung các nghiên cứu
này đều tập trung thể hiện thực trạng của đối tượng nghiên cứu để thấy được những
nhu cầu cần giải quyết để từ đó đưa ra giải pháp giúp đáp ứng nhu cầu tốt hơn, phù
hợp hơn. Trong đề tài “Nghiên cứu nhu cầu du lịch trải nghiệm của người dân Thành
phố Cần Thơ” thực hiện năm 2018 của Nguyễn Thị Tú Trinh và cs, sau quá trình
tìm hiểu về thực trạng và nghiên cứu các nhu cầu, nhóm tác giả đã chỉ ra kết quả đối
với nhu cầu du lịch trải nghiệm của người dân Thành phố Cần Thơ còn khá mới mẻ,
chủ yếu theo hình thức tự túc và đang là xu hướng của giới trẻ hiện nay (độ tuổi từ
20 đến 34); đồng thời chỉ ra các hoạt động khách du lịch mong muốn được trải
nghiệm trong một tour du lịch, từ đó đưa ra một số khuyến nghị phù hợp cho các
công ty lữ hành để đáp ứng nhu cầu du lịch trải nghiệm tốt hơn. Kết quả nghiên cứu
của Ngô Mỹ Trân và cs (2016) về đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu du lịch nội địa của nhân viên văn phòng tại Thành phố Cần Thơ” đã chỉ ra yếu
tố ngẫu nhiên và yếu tố văn hóa – xã hội có tác động thuận chiều đến nhu cầu du
lịch nội địa của nhân viên văn phòng, trong khi đó yếu tố chi phí thì tác động nghịch
chiều với nhu cầu du lịch nội địa. Từ kết quả này, đề tài đã đưa ra khuyến nghị với
các doanh nghiệp lữ hành về việc thiết kế các tour du lịch phù hợp hơn trong vấn đề
chi phí cũng như am hiểu hơn nhu cầu của khách du lịch để thu hút đối tượng khách
du lịch là nhân viên văn phòng tại Thành phố Cần Thơ.

4


Tùy từng đề tài nghiên cứu cụ thể mà thực trạng phân tích được khác nhau
nhưng nội dung phân tích đều có sự tương đồng nhất định. Cụ thể như trong nghiên
cứu của Nguyễn Thị Tú Trinh và cs (2018), trước khi nắm bắt được nhu cầu đối với
du lịch trải nghiệm của người dân thành phố Cần Thơ, nhóm tác giả đã thực hiện
cuộc điều tra và phân tích về thực trạng tham gia du lịch trải nghiệm, bao gồm: loại
hình du lịch trải nghiệm, điểm đến du lịch và các hoạt động trải nghiệm mà người
dân thành phố Cần Thơ từng tham gia. Sự tương đồng giữa những nghiên cứu liên
quan đến nhu cầu đối với các loại hình du lịch còn được thể hiện qua các giải pháp
giúp đáp ứng nhu cầu. Cả hai đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Tú Trinh và cs
(2018), Ngô Mỹ Trân và cs (2016), ở nội dung phân tích các giải pháp bao gồm các
vấn đề liên quan đến các doanh nghiệp lữ hành – đối tượng chính đáp ứng nhu cầu
của du khách.
1.4.3 Lược khảo tài liệu theo phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài rất đa dạng và phụ thuộc vào từng nội
dung nghiên cứu nhất định. Với nội dung liên quan đến nghiên cứu nhu cầu đối với
loại hình du lịch, thông qua lược khảo tài liệu có liên quan của Nguyễn Thị Tú Trinh
và cs (2018), Ngô Mỹ Trân và cs (2016), việc phân tích thực trạng của du khách đối
với nhu cầu về du lịch sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê mô tả, phân tích bảng
chéo, kiểm định Cronbach’s Alpha và EFA để kiểm định mối quan hệ giữa nhu cầu
về du lịch với các tiêu chí xác định. Từ kết quả đó, đề tài đi vào phân tích, đánh giá
và đưa ra những đề xuất giải pháp giúp nâng cao nhu cầu của khách du lịch. Như
vậy, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là thống kê mô tả để phân
tích được thực trạng của du lịch thông minh và phương pháp phân tích bảng chéo
để kiểm định mối quan hệ giữa nhu cầu và các yếu tố có ảnh hưởng đến nhu cầu đối
với du lịch thông minh của khách du lịch nội địa khi đến chợ nổi Cái Răng, Cần
Thơ.
1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Đề tài “Nghiên cứu nhu cầu đối với du lịch thông minh của khách du lịch nội
địa tại Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ” được trình bày theo 06 nội dung cụ thể sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Giới thiệu tổng quan về chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ
Chương 4: Kết quả phân tích và thảo luận
Chương 5: Một số giải pháp giúp phát triển du lịch thông minh tại Chợ nổi
Cái Răng, Cần Thơ
Chương 6: Kết luận và kiến nghị

5


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch
2.1.1.1 Du lịch
Ngày nay, du lịch là một trong những hoạt động không thể thiếu trong đời
sống con người, đồng thời cũng là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, mũi
nhọn của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Quan trọng là thế, nhưng cách nhìn nhận
cũng như hiểu rõ được bản chất của du lịch lại không hoàn toàn thống nhất, nó phụ
thuộc vào từng chuyên môn, từng khía cạnh của thực tiễn, từng góc độ nghiên cứu
khác nhau, để từ đó đưa ra những cách nhìn nhận, những khái niệm phù hợp nhất.
Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài sẽ thu thập những khái niệm có liên quan để
từ đó hình thành nên một khái niệm về du lịch phù hợp nhất với thực tiễn nghiên
cứu.
Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization: UNWTO) năm 1995
đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là các hoạt động của con người liên quan đến việc
dịch chuyển tạm thời của con người đến một điểm đến nào đó bên ngoài nơi mà họ

sống và làm việc thường xuyên cho mục đích giải trí và mục đích khác”.
Luật Du lịch Việt Nam (2017) định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian
không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,
tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Tại hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 –
05/9/1963), các chuyên gia đưa ra khái niệm về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình
và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay người
ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc
của họ”.
Qua ba khái niệm trên có thể hiểu, “Du lịch là hoạt động di chuyển của con
người từ nơi cư trú đến một nơi khác với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,
khám phá... tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác trong thời
gian không quá 01 năm mà không phải để sinh sống hay làm việc”. Và đây chính là
khái niệm về du lịch sẽ được sử dụng trong đề tài.
2.1.1.2 Khách du lịch
Tương tự như khái niệm về du lịch, khái niệm khách du lịch cũng được định
nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau.
Theo Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của tổ chức du lịch thế
giới): “Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải
6


trí, nghỉ ngơi hay công việc như thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”. Đến năm
1968, tổ chức này lại định nghĩa khác: “Khách du lịch là bất kỳ ai ngủ qua đêm”.
Địa lý du lịch Việt Nam định nghĩa: “Du khách từ bên ngoài đến địa điểm du
lịch chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức với môi trường xung quanh, tham
gia vào các hoạt động thư giãn, giải trí, thể thao, văn hóa kèm theo việc tiêu thụ
những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du

lịch”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành và sửa đổi năm 2017, “Khách du lịch
là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận
thu nhập ở nơi đến”.
Từ những khái niệm trên, đề tài đưa ra khái niệm phù hợp nhất với thực tiễn
nghiên cứu: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch ít nhất 24h
qua đêm, trừ trường hợp đi làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, khách du lịch bao gồm: khách du
lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Cụ
thể, các loại khách du lịch này được định nghĩa như sau:
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt
Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư
trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
Theo thực tiễn điều tra tại chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ – địa bàn nghiên cứu
của đề tài, có không ít khách du lịch là người của các tỉnh lân cận đến tham quan
trong ngày, không ở qua đêm tại Cần Thơ. Bên cạnh đó, nhóm khách du lịch là sinh
viên (đến từ những địa phương khác, đang học tập tại Cần Thơ) cũng chiếm số lượng
không ít. Vậy nên đề tài không sử dụng khái niệm về khách du lịch nội địa bao gồm
các yếu tố: đi du lịch ít nhất 24h qua đêm và không bao gồm đi trường hợp đi học,
làm việc để nhận thu nhập. Theo lập luận trên và bám sát vào khái niệm khách du
lịch nội địa của Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, đề tài sử dụng khái niệm về khách
du lịch nội địa như sau: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước
ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”.
2.1.2 Khái niệm về du lịch thông minh
Kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự ra đời hàng loạt những
thành tựu công nghệ mới trong hầu hết các lĩnh vực, bao gồm cả du lịch (Koo và cs,
2015). Việc kết hợp thành tựu công nghệ mới vào lĩnh vực du lịch đã tạo nên một

bước tiến mới, hiện đại hơn cả về cơ sở vật chất lẫn cách thức tiếp cận chúng của
khách du lịch, cũng như các doanh nghiệp và người dân địa phương. Từ đây, thuật
ngữ “Du lịch thông minh” được xuất hiện, tuy nhiên cách hiểu về nó vẫn còn mơ
7


hồ, chưa thật sự đồng nhất, gây khó khăn trong quá trình nghiên cứu cũng như ứng
dụng trong thực tiễn. Nghiên cứu này sẽ tập hợp những lý thuyết tương đồng để khái
quát khái niệm về du lịch thông minh, sao cho phù hợp nhất với thực tiễn tình hình
tại Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ.
Có khá nhiều nghiên cứu, những bài báo, phát biểu đã chỉ ra khái niệm của
du lịch thông minh cả trong nước và quốc tế. Để hiểu cặn kẽ hơn về khái niệm này,
trước hết phải hiểu rõ được “thông minh” trong du lịch thông minh nghĩa là như thế
nào. Trong thời kì 4.0 hiện nay, “thông minh” đã trở thành một thuật ngữ ngày càng
phổ biến để mô tả sự phát triển của công nghệ, kinh tế và xã hội. “Thông minh” ở
đây có nghĩa là những công nghệ dựa trên cảm biến, dữ liệu lớn, dữ liệu mở, các
cách kết nối và trao đổi thông tin mới (ví dụ Internet of Things, RFID và NFC). Tuy
nhiên, đây không phải là những tiến bộ công nghệ riêng lẻ mà là sự kết nối, đồng
bộ hóa và sử dụng phối hợp các công nghệ khác nhau tạo nên sự thông minh (Gretzel
và cs, 2015). Phát triển thêm từ định nghĩa về “thông minh”, Gretzel và cs (2015)
đã đưa ra khái niệm về du lịch thông minh “là du lịch được hỗ trợ bởi tập hợp những
nỗ lực tại một điểm đến để thu thập và tổng hợp hay khai thác dữ liệu có nguồn gốc
từ cơ sở hạ tầng vật chất, các kết nối xã hội, các nguồn chính phủ/tổ chức cùng với
việc sử dụng các công nghệ tiên tiến để chuyển đổi dữ liệu đó thành kinh nghiệm
trực tuyến và các đề xuất giá trị kinh doanh với trọng tâm rõ ràng về hiệu quả và
tính bền vững”. Một cách dễ hiểu hơn, Gretzel và cs cho rằng du lịch thông minh là
một sự phát triển hợp lý từ du lịch truyền thống và du lịch điện tử, lấy nền tảng từ
những đổi mới và định hướng công nghệ của ngành công nghiệp du lịch trong bối
cảnh phát triển rộng rãi của thông tin và truyền thông. Du lịch thông minh chắc chắn
là một bước tiến khác biệt trong sự phát triển của công nghệ thông tin trong du lịch

ở khía cạnh vật chất và quản trị du lịch, nâng cao mức độ thông minh trong các hệ
thống du lịch thông qua việc thay đổi cách thức tạo ra, trao đổi, tiêu dùng và chia sẻ
kinh nghiệm du lịch
Theo Changsok Yoo và cs (2017), du lịch thông minh có thể được định nghĩa
là một hệ thống thông tin di động sử dụng thông tin vật lý cơ sở hạ tầng trong bối
cảnh du lịch để tạo ra một loại trải nghiệm mới cho khách du lịch. Tác giả cũng chỉ
ra sự khác biệt giữa du lịch thông minh với du lịch điện tử – một khái niệm khiến
nhiều người nhầm tưởng rằng nó và du lịch thông minh là một. Internet và thương
mại điện tử đã tạo ra khái niệm về du lịch điện tử, làm thay đổi toàn bộ cấu trúc
phân phối và tất cả các kênh truyền thông của ngành du lịch. Về mặt này, du lịch
thông minh có thể bị hiểu nhầm là một phần mở rộng của du lịch điện tử. Tuy nhiên,
du lịch thông minh kết nối thế giới kỹ thuật số và thế giới vật chất trước, trong và
sau khi du lịch để tạo ra giá trị mới, trong khi du lịch điện tử chỉ ảnh hưởng đến
những kết nối đó trước và sau khi đi du lịch.

8


Bảng 2.1 Sự khác biệt giữa du lịch điện tử và du lịch thông minh
Du lịch điện tử
Du lịch thông minh
Giai đoạn du lịch
Trước và sau chuyến đi
Trước, trong và sau
chuyến đi
Phạm vi
Trực tuyến
Trực tuyến và trải
nghiệm
Công nghệ cơ bản

Trang web
Công nghệ cảm biến và
điện thoại thông minh
Thành phần cốt lõi
Thông tin
Dữ liệu lớn
Kết cấu
Chuỗi giá trị
Hệ sinh thái
Phương thức tham gia
Bị động
Chủ động
Nguồn: Gretzel và cs, 2015

Tại Việt Nam vài năm gần đây, du lịch thông minh là một chủ đề được nhiều
cá nhân, tổ chức quan tâm. Trong bài báo Phát triển du lịch thông minh (2018),
Tổng cục du lịch Việt Nam đã nhận định rằng “Du lịch thông minh được xây dựng
trên nền tảng của công nghệ thông tin – truyền thông, qua đó, bảo đảm sự tương tác
giữa nhà quản lý – doanh nghiệp và khách du lịch; ứng dụng công nghệ phục vụ nhu
cầu khách du lịch”.
Theo ông Lê Quang Đăng – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (Tổng cục
Du lịch Việt Nam), du lịch thông minh được phát triển trên nền tảng ứng dụng thành
tựu khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông,
nhằm tạo ra những giá trị, lợi ích, dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du
khách, doanh nghiệp, cơ quan quản lý du lịch và cộng đồng.
Thông qua các khái niệm, phát biểu trên, dễ dàng có thể nhận thấy điểm
chung giữa các khái niệm, phát biểu trong và ngoài nước về du lịch thông minh đều
đề cập đến yếu tố chính là hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch thông minh, đảm bảo cho
sự tương tác, kết nối giữa khách du lịch, doanh nghiệp, người dân địa phương. Từ
điểm tương đồng đó, đề tài đưa ra khái niệm về du lịch thông minh phù hợp nhất

với thực tiễn địa bàn nghiên cứu là chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ như sau: “Du lịch
thông minh là du lịch được hỗ trợ bởi những tích hợp công nghệ tiên tiến tại điểm
đến du lịch và việc sử dụng các thiết bị điện tử thông minh cả trước, trong, sau
chuyến đi, từ đó giúp khách du lịch chủ động hơn trong chuyến đi của mình”.
2.1.3 Nhu cầu đối với du lịch thông minh
2.1.3.1 Nhu cầu
Cho tới nay chưa có một định nghĩa thống nhất về khái niệm nhu cầu. Các
sách giáo khoa chuyên ngành hay các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học thường
có những định nghĩa riêng biệt tùy vào nội dung nghiên cứu. Trong phạm vi nhận
thức hiện tại có thể hiểu nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái
thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu
9


sống tối thiểu nhất đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và
tiến hóa (John Wiley và Sons, 1952).
Theo định nghĩa của Philip Kotler, “Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì
đó mà con người cảm nhận được”. Như vậy, cảm giác thiếu hụt một cái gì đó xuất
phát từ chính bản thân con người, như một bộ phận cấu thành của con người, không
do xã hội hay một cá nhân, tổ chức nào khác tạo ra. Cảm giác thiếu hụt này hay
chính là nhu cầu đòi hỏi phải được thỏa mãn, bù đắp để tạo ra những tác động tích
cực, nếu không thì nó sẽ phản tác dụng. Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức
tạp, để xác định được chính xác nó cần phải xem xét từ những góc độ khác nhau.
Việc nghiên cứu về nhu cầu con người đã được thực hiện từ khá lâu trên thế giới,
trong đó nổi bật nhất chính là thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow. Abraham Maslow
(1943) đã phân chia thứ bậc của các loại nhu cầu dựa vào tính chất của nó. Theo
ông, con người luôn cố gắng để thỏa mãn được những nhu cầu quan trọng nhất và
thỏa mãn được một nhu cầu nào đó thì lại xuất hiện sự đòi hỏi thỏa mãn những nhu
cầu tiếp theo. 05 cấp bậc nhu cầu được Maslow chỉ ra theo thứ tự ưu tiên từ thấp
đến cao như sau: nhu cầu sinh học (ăn, uống, ở, thở, mặc...); nhu cầu an toàn (được

che chở, bảo vệ, an ninh...); nhu cầu xã hội (tình yêu, tình bạn...); nhu cầu được tôn
trọng (địa vị, uy tín...); và nhu cầu tự thể hiện.
Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu
cầu nhất định. Đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể
làm thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một
nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có
khác nhau. Tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu. Alfred
Marshall viết rằng: “Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn” (Alfred Marshall,
1993). Về vấn đề cơ bản của khoa học kinh tế – vấn đề nhu cầu con người – hầu hết
các sách đều nhận định rằng nhu cầu không có giới hạn.
2.1.3.2 Tháp nhu cầu của Maslow
Theo Maslow, về căn bản nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm
chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (metal needs).
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong
muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ và nghỉ ngơi... Những nhu cầu cơ bản
này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng
đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và
tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những
nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui
vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu
bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm
đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng...
10


Chi tiết nội dung tháp nhu cầu:

Tự thể hiện bản thân


Muốn
sáng
tạo, được
thể hiện
bản thân,
trình diễn
mình, có được
và được công
nhận là thành đặt

Được quý trọng

Cần có cảm giác
được tôn trọng,
kinh mến, được tin
tưởng

Giao lưu tình cảm

Muốn được trong một
nhóm cộng đồng nào đó,
muốn có gia đình yên ấm,
bạn bè thân hữu tin cậu

và được trực thuộc
Thể lý

Cần có cảm giác yên tâm về an
toàn thân thể, việc làm, gia

đình, sức khỏe, tài sản được
đảm bảo
Thở, thức ăn, nước uống, tình dục,
nghỉ ngơi, nơi trú ngụ, bài tiết

Nguồn: Abraham Maslow trong A Theory of Human Motivation, 1943

Hình 2.1 Tháp nhu cầu Maslow
Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người
được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thỏa mãn trước khi nghĩ
đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thỏa
mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã
được đáp ứng đầy đủ.
05 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc về “thể lý” (physiological)
– thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
11


Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) – cần có cảm giác yên tâm về an toàn
thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc
(love/belonging) – muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình
yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) – cần có cảm giác
được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng.
Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) – muốn
sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và
được công nhận là thành đạt.

2.1.3.2 Nhu cầu du lịch thông minh
Du lịch ngày nay đã trở thành một hoạt động phổ biến, thậm chí là không thể
thiếu đối với nhiều người. Khi các nhu cầu cơ bản về vật chất gần như đã được đáp
ứng, người ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến những nhu cầu làm thỏa mãn tinh thần và
du lịch là một trong số đó. Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2009),
nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác với nơi ở
thường xuyên của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới, hiểu biết
mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khỏe, tạo sự thoải mái dễ
chịu về tinh thần.
Theo Nguyễn Thị Tú Trinh và cs (2018), nhu cầu du lịch khác với nhu cầu
của khách du lịch. Nhu cầu du lịch không phải là nhu cầu cơ bản mà nó là một loại
nhu cầu chỉ được thỏa mãn trong những điều kiện nhất định, đặc biệt là những điều
kiện về kinh tế, kỹ thuật, xã hội… Trong khi đó, nhu cầu của khách du lịch được
hiểu là những mong muốn cụ thể của bản thân khách du lịch trong một chuyến đi
nhất định, nó bao gồm: nhu cầu thiết yếu, nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung.
Như vậy, đối với nghiên cứu này, “Nhu cầu du lịch có thể được hiểu là sự
mong muốn của khách du lịch khi đến với một địa phương khác với nơi ở của mình
để có được những cảm xúc, trải nghiệm, hiểu biết mới, phát triển các mối quan hệ,
phục hồi sức khỏe, tạo sự thoải mái và chỉ được thỏa mãn trong những điều kiện
nhất định về kinh tế, kỹ thuật, xã hội...”. Kết hợp khái niệm này cùng với khái niệm
về du lịch thông minh đã được trình bày ở mục 2.1.2, nhu cầu đối với du lịch thông
minh của khách du lịch “là sự mong muốn của khách du lịch khi đến với một địa
phương khác với nơi ở của mình để có được những cảm xúc, trải nghiệm, hiểu biết
mới, phát triển các mối quan hệ, phục hồi sức khỏe, tạo sự thoải mái thông qua
những ứng dụng về công nghệ thông tin và truyền thông được tích hợp tại điểm đến;
mong muốn được kết nối, tương tác với các bên liên quan một cách nhanh chóng,
hiệu quả và chủ động hơn trong chuyến đi”.

12



2.1.4 Xây dựng mô hình nghiên cứu
Các thành phần của du lịch thông minh
Bên cạnh làm sáng tỏ khái niệm về du lịch thông minh, Gretzel và cs (2015)
cũng chỉ ra những thành phần cấu thành nên du lịch thông minh, bao gồm 03 bộ
phận: Kinh nghiệm thông minh, Hệ sinh thái kinh doanh thông minh và điểm đến
thông minh. Du lịch thông minh kéo dài ba lớp trên cả ba thành phần: một lớp thông
tin thông minh nhằm thu thập dữ liệu, một lớp trao đổi thông minh hỗ trợ khả năng
liên kết; và một lớp xử lý thông minh có trách nhiệm phân tích, hình dung, tích hợp
và sử dụng dữ liệu thông minh.

Nguồn: Greztel, 2015

Hình 2.2. Thành phần và lớp của du lịch thông minh
Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài chỉ nêu lên hai khái niệm kinh nghiệm
thông minh và điểm đến thông minh bởi thành phần hệ sinh thái kinh doanh thông
minh có liên quan đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, không
nằm trong mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Như vậy, nhu cầu đối với du lịch thông
minh cũng chính là nhu cầu đối với các bộ phận cấu thành của nó mà cụ thể ở đây
là kinh nghiệm thông minh và điểm đến thông minh.
2.1.4.1 Kinh nghiệm thông minh
Kinh nghiệm thông minh theo định nghĩa của Gretzel và cs (2015) nghĩa là
sự tập trung vào các trải nghiệm du lịch thông qua trung gian công nghệ và sự tăng
cường trao đổi thông tin qua việc cá nhân hóa, nhận thức về bối cảnh và theo dõi
thời gian thực. Khách du lịch là những người tham gia tích cực trong việc tạo ra trải
nghiệm này: họ không chỉ tiêu thụ mà còn tạo, chú thích hoặc tăng cường dữ liệu
tạo thành nền tảng cho trải nghiệm (ví dụ: bằng cách tải ảnh lên Instagram với thẻ
có liên quan đến điểm đến sẽ giúp cập nhật bản đồ tại các điểm đến). Các khách du
lịch thông minh sử dụng những thiết bị di động thông minh để khai thác cơ sở hạ
tầng thông tin được cung cấp tại điểm đến để tăng thêm giá trị cho trải nghiệm của

họ cả trước, trong và sau chuyến đi. Điều này thể hiện được vai trò quan trọng của
13


công nghệ hay các thiết bị di động thông minh trong việc tạo nên kinh nghiệm du
lịch của du khách trong bối cảnh hiện đại hóa ngày nay. Theo Dongwook Kim và
Sungbum Kim (2017), mặc dù công nghệ di động là một khái niệm rộng, nó có thể
được phân thành 03 loại chính: loại công nghệ liên quan đến dữ liệu, loại công nghệ
là thiết bị di động và loại công nghệ về các hệ thống cụ thể hóa trong du lịch.
Công nghệ liên quan đến dữ liệu bao gồm các các công nghệ tìm kiếm, cảm
biến thu thập dữ liệu phát sinh từ quá trình tương tác giữa khách du lịch với môi
trường và các công nghệ truyền thông không dây tầm ngắn (Basili và cs-2014,
Gretzel và cs-2015, Borrego và cs – 2010, Han và cs – 2016 trích dẫn trong
Dongwook Kim và Sungbum Kim, 2017). Điều này nghĩa là khách du lịch tiến hành
thu thập thông tin và dữ liệu về ý kiến của các khách du lịch khác, chi phí, lịch
trình…của chuyến đi trên các phương tiện truyền thông xã hội (Choe và Fesenmaier,
2017 trích dẫn trong Dongwook Kim và Sungbum Kim, 2017). Loại công nghệ thứ
hai là thiết bị di động, đi đầu trong các giao diện người dùng cho phép khách du lịch
truy cập dữ liệu và thông tin. Thiết bị di động mà khách du lịch mang theo bao gồm
sự tích hợp của công nghệ định vị (ví dụ GPS) (Hu và cs – 2010, Kim và cs – 2016
trích dẫn trong Dongwook Kim và Sungbum Kim, 2017) và tạo dữ liệu nhận biết
ngữ cảnh (Feng và cs, 2014 trích dẫn trong Dongwook Kim và Sungbum Kim, 2017).
Thông qua các thiết bị di động, khách du lịch có thể tận hưởng những trải nghiệm
mới lạ và sáng tạo, đồng thời các tổ chức, doanh nghiệp về du lịch có thể quản lý
những trải nghiệm đó. Dongwook Kim và Sungbum Kim (2017) đã chỉ ra Đặt phòng
và những hệ thống được đề nghị (Varfolomeyev và cs, 2015 trích dẫn trong
Dongwook Kim và Sungbum Kim, 2017), hệ thống tư vấn thông minh (Pasichnyk
và cs, 2015 trích dẫn trong Dongwook Kim và Sungbum Kim, 2017), hệ thống quản
lý kiến thức du lịch (Mouhim và cs, 2011 trích dẫn trong Dongwook Kim và
Sungbum Kim, 2017) và hệ thống đánh giá rủi ro du lịch (Tsai, 2017 trích dẫn trong

Dongwook Kim và Sungbum Kim, 2017) là các hình thức của loại công nghệ hệ
thống trong việc hỗ trợ toàn diện các quyết định thông minh. Tuy nhiên trong phạm
vi nghiên cứu tại chợ nổi Cái Răng, đề tài không sử dụng Đặt phòng và những hệ
thống được đề nghị (Varfolomeyev và cs, 2015 trích dẫn trong Dongwook Kim và
Sungbum Kim, 2017) như một biến trong mô hình nghiên cứu bởi sự khác biệt về
tính chất và nội dung nghiên cứu.
Với những yếu tố được kể trên, nhân tố kinh nghiệm thông minh được kỳ
vọng có tác động tích cực đến nhu cầu của khách du lịch nội địa đối với du lịch
thông minh tại chợ nổi Cái Răng.
2.1.4.2 Điểm đến thông minh
Gretzel và cs (2015) định nghĩa về điểm đến thông minh là một điểm đến du
lịch sáng tạo, được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến đảm bảo sự
phát triển bền vững các khu vực du lịch, có thể tiếp cận được với mọi người, tạo
thuận lợi cho sự tương tác của khách truy cập và hội nhập vào môi trường xung

14


quanh, làm tăng chất lượng của trải nghiệm tại điểm đến và cải thiện chất lượng
cuộc sống của người dân.
Đưa sự thông minh vào các điểm đến du lịch đòi hỏi phải kết nối linh hoạt
các bên liên quan thông qua một nền tảng công nghệ sao cho các thông tin về hoạt
động du lịch có thể được trao đổi ngay lập tức (Buhalis và Amaranggana, 2013).
Trong nghiên cứu “Các điểm đến du lịch thông minh”, Buhalis và Amaranggana
(2013) sau khi tập hợp thông tin từ các nghiên cứu đi trước, đã đưa ra những ứng
dụng của điểm đến du lịch thông minh đã được thực hiện trong thời gian qua. Chúng
bao gồm: Thực tế tăng cường (Augmented reality – AR) cho phép khách du lịch trải
nghiệm sự sáng tạo kỹ thuật số của những địa điểm du lịch trong chuyến đi (Chillon,
2012 trích dẫn trong Buhalis và Amaranggana, 2013) ; hệ thống theo dõi phương
tiện giao thông cung cấp thông tin theo thời gian thực về mạng lưới giao thông thông

qua thiết bị di động thông minh của khách du lịch (Arup, 2010 trích dẫn trong
Buhalis và Amaranggana, 2013); ứng dụng thuyết minh, hướng dẫn tham quan đa
ngôn ngữ được cài đặt trong thiết bị cá nhân của khách du lịch hoặc tại điểm tham
quan (Jordan, 2011 trích dẫn trong Buhalis và Amaranggana, 2013); thẻ NFC (Near
– Field Communications: kết nối trường gần) và mã QR (Quick Response: đáp ứng
nhanh) để truy cập thông tin về các điểm ưa thích trong phạm vi điểm đến du lịch
thông thiết bị di động (GSMA, 2012 trích dẫn trong Buhalis và Amaranggana, 2013);
khách du lịch có thể đăng ký khiếu nại của mình thông qua hệ thống quản lý khiếu
nại được hỗ trợ bởi các kênh công nghệ thông tin khác nhau (SMS, ứng dụng di
động để gửi trực tiếp đến các cơ quan có thẩm quyền) (Metric Stream, 2013 trích
dẫn trong Buhalis và Amaranggana, 2013).
Với những yếu tố được kể trên, nhân tố điểm đến thông minh được kỳ vọng
có tác động tích cực đến nhu cầu của khách du lịch nội địa đối với du lịch thông
minh tại chợ nổi Cái Răng.
2.1.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Thông qua tham khảo các nghiên cứu có liên quan, đề tài đề xuất mô hình
nghiên cứu về nhu cầu đối với du lịch thông minh của khách du lịch nội địa đối với
chợ nội Cái Răng, Cần Thơ như sau:

Kinh nghiệm thông minh
(+)

(+)

Điểm đến thông minh

Nhu cầu đối
với du lịch
thông minh


Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất (2019)

15


×