ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC LÀM VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI
NGHIỆN MA TÚY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Đặt vấn đề.
- Nghiện ma túy là một trong nhiều tệ nạn xã hội nguy hiểm và có tính phổ biến
hiện nay, và là một hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Không chỉ riêng Việt Nam phải
đối mặt với vấn nạn ngày càng nghiêm trọng này mà hầu hết các nước trong khu vực
và trên thế giới đều có tỉ lệ người nghiện ma túy rất cao. Không một quốc gia một dân
tộc nào không phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do buôn lậu ma túy gây ra
cho đời sống kinh tế- xã hội.
- Tình hình tệ nạn ma túy diễn biến rất phức tạp, tiềm ẩn, khó lường, có xu
hướng gia tăng về số người nghiện và các tội phạm ma túy, tính chất hoạt động ngày
càng tinh vi, tinh xảo, và manh động. Ma túy làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn
phá cuộc sống gia đình, gây xói mòn đạo lý, làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham
nhũng, vắt cạn kiệt nguồn nhân lực, tài chính, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội.
Nghiêm trọng hơn, ma túy là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đại dịch thế kỷ HIV/AIDS
trên toàn cầu.
- Trong thời buổi hiện nay, khi mà chất ma túy, chất gây nghiện đang ngày càng
trở nên đa dạng với nhiều thể loại tinh vi và mới lạ, thì việc có nhiều người dại dột
dính vào ma túy, chất gây nghiện cũng là một điều dễ hiểu. Nó hấp dẫn và kích thích
sự tò mò của người khác qua hình dạng, màu sắc và các thể loại khác nhau. Sự đa dạng
về thể loại cũng khiến cho một bộ phận người dùng ma túy cảm thấy hứng thú và
không ngừng dừng lại sự tò mò. Đối với một bộ phận thanh thiếu niên và giới trẻ thì
lại càng dễ dính vào ma túy. Bởi đây chủ yếu là những đối tượng còn quá non trẻ, chưa
đủ chín chắn bản lĩnh và suy nghĩ để nhận thức về sự nguy hiển và hậu quả khi dính và
ma túy. Những đối tượng này bằng nhiều nguyên nhân và con đường sẽ tìm đến ma
túy như một trò tiêu khiển. Có người nghiện ma túy do bị bạn bè lôi kéo dụ dỗ, có
người nghiện ma túy như thể hiện đẳng cấp hay thú chơi ngông, và cũng có người
dùng ma túy để tìm những cảm giác lạ thăng hoa trong cuộc sống, hay để quên đi
những phiền muộn của cuôc đời.
- Bên cạnh đó, việc nắm bắt và kiểm soát ma túy lưu hành trong thị trường của
các cơ quan chức năng là một việc vô cùng khó khăn. Có quá nhiều nguồn cung cấp
ma túy vào thị trường Việt Nam, việc kiểm soát ma túy và chất gây nghiện gần như là
một việc làm quá sức đối với các cơ quan an ninh và lực lượng chức năng. Khiến cho
lượng ma túy, chất gây nghiện càng trở nên đa dạng phong phú và rất dễ có thể kiếm
được. Do siêu lợi nhuận và lợi dụng tự do hóa thương mại, chính sách mở cửa thu hút
đầu tư của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, bọn tội phạm ma túy tiến
hành mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất, buôn bán ma túy. Việc Việt Nam ký kết
nhiều hiệp định tự do há thương mại, tham gia vào các diễn đàn kinh tế thế giới, mở
rộng thương mai đầu tư, kinh doanh, buôn bán đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức
tội phạm ma túy hoạt động.
1
- Với diễn biến phức tạp của tệ nạn ma túy ở các nước nói chung, ở Việt Nam
nói riêng, hàng năm số người nghiện ma túy ở nước ta vẫn tăng bình quân 11%.
Trong 20 năm trở lại đây, số người nghiện ma túy tăng gấp 4 l ần. Đó là
thông tin được Bộ Lao động- Thương binh và xã hội ( Bộ LĐ-TB&XH ) đ ưa
ra theo kết quả rà soát của Bộ Công an tại hội nghị biểu d ương ng ười cai
nghiện thành công do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức sáng 14/11, tại Hà Nội.
Số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đã tăng gần 4 lần trong 20 năm kể từ
năm 1994 đến nay (năm 1994 là 55.445 người, trung bình mỗi năm tăng khoảng 7.000
ngườiĐến tháng 9/2014, 142 Trung tâm cai nghiện ma túy cả nước đang quản lý và cai
nghiện cho khoảng 32.200 người, giảm 3.737 người người so với thời điểm cuối năm
2013. 8 tháng đầu năm, các Trung tâm đã tiếp nhận cai nghiện cho 3.946 người, chủ
yếu là những người đã có quyết định trước khi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu
lực; có 2.902 người được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, tương đương với 3,5% số
người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý; trong đó, số cai tại gia đình 1.567 người (54%)
và số cai tại cộng đồng là 1.335 người (46%).
Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp quyết liệt phòng chống ma túy, Nhà nước ta
cũng đồng thời quan tâm đến việc tổ chức cai nghiện, cắt cơn cho những người sa vào
con đường nghiện ngập, phục hồi sức khỏe, hành vi và nhân cách để tái hòa nhập cộng
đồng.
Công tác cai nghiện tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng về cơ bản tính
hiệu quả và tính bền vững chưa cao, tỷ lệ tái nghiện còn ở mức báo động, có những
nơi lên tới 80- 90%. Trình độ văn hóa thấp, không có nghề nghiệp, không có việc làm
là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nghiện ma túy trong thanh
thiếu niên.
“ Hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho người nghiện ma túy” là một trong
những biện pháp quan trọng có ý nghĩa nhằm giúp đối tượng trở về với cuộc sống bình
thường, tái hòa nhập với cộng đồng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng
chống tệ nạn ma túy. Chủ trương này thể hiện rõ trong các văn bản chỉ đạo của Đảng
và Chính phủ như Chỉ thị 33- CT/TƯ, Chỉ thị 52- CT/TƯ, Nghị quyết 06/CP của
Chính phủ và gần đây nhất là Chỉ thị 21- CT/TƯ...
Tuy nhiên, trên thực tế kết quả hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho người
nghiện ma túy còn nhiều hạn chế. Hằng năm, số đối tượng được đào tạo việc làm ở
cộng đồng chỉ chiếm khoảng 10% số đối tượng được chữa trị phục hồi. Nguyên nhân
của tình trạng này ngoài những khó khăn khách quan của nền kinh tế thị trường còn do
nhận thức, trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể các cấp chưa cao, đặc biệt là chính
quyền cấp xã, phường, cộng đồng khu phố, thôn xóm ít quan tâm. Về phía bản thân
đối tượng và gia đình họ còn ỷ lại xã hội, không nỗ lực tìm kiếm việc làm. Mặt khác,
Nhà nước ta cũng chưa có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích, huy động
nhiều thành phần kinh tế- xã hội tham gia giải quyết việc làm cho đối tượng.
Chính vì thế, hỗ trợ việc làm, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, tạo việc
làm, có thu nhập ổn định không những là một nội dung quan trọng của quy trình cai
nghiện, mà còn là yêu cầu thiết yếu, tạo điều kiện cho đối tượng tái hòa nhập cộng
đồng, phòng chống tái nghiện có hiệu quả. Điều đó đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết ở
2
nước ta hiện nay là cần có sự nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống vấn đề hỗ trợ
việc làm và đào tạo nghề cho những người cai nghiện và cả sau cai nghiện ma túy để
họ thực sự tái hòa nhập cộng đồng và có cuộc sống yên ổn, trở thành người có ích cho
xã hội.
Để góp phần nâng cao hiệu quả các nghiên cứu trên, em chọn đề tài “ Chính
sách hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề đối với người cai nghiện ma túy ở Việt Nam
hiện nay” làm luận văn cho môn học Chính sách xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Cùng với đề tài và nội dung nghiên cứu về “ Chính sách hỗ trợ việc làm và
đào tạo nghề đối với người cai nghiện ma túy ở Việt Nam hiện nay” ở Việt Nam
trong thời gian qua cũng có một số đề tài với góc độ tiếp cận và nội dung cụ thể khác
nhau Có thể kể đến các nghiên cứu như:
- "Chiến lược việc làm và đào tạo nghề thời kỳ 2001 -2010" của Tiến sĩ Nguyễn
Hữu Dũng, Tạp chí Lao động xã hội, 2001.
- "Kế hoạch tổng thể cai nghiện phục hồi, giai đoạn 2001 - 2010", Ủy ban Quốc
gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Hà Nội, 2002.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố "Nghiên cứu các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai" 02-X07 của Tiến sĩ Nguyễn
Thành Công, Hà Nội, 2003.
- Báo cáo "Sơ kết 3 năm thực hiện quyết định 151 của Thủ tướng Chính phủ về
cai nghiện - phục hồi", Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hà Nội, 2004.
- Báo cáo "Tổng kết công tác cai nghiện phục hồi, giai đoạn 2001 - 2005,
phương hướng nhiệm vụ thời kỳ 2006 - 2010", Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS
và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Hà Nội, 2006.
- Tài liệu "Giới thiệu và hướng dẫn áp dụng mô hình cai nghiện có hiệu quả",
Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Hà Nội, 2007.
Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề này với những cách tiếp
cận khác nhau.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu không nhằm mục đích chỉ ra thực trạng, nguyên nhân, hậu quả tình
hình nghiện ma túy ở Việt Nam, mà nhằm mục đích nghiên cứu sâu vào các chính sách
của Đảng và Nhà nước trong “ Hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho người nghiện
ma túy ở Việt Nam hiện nay”. Sự cần thiết của việc cần phải xây dựng, hoàn thiện các
chính sách đối với nghiền cai nghiện ma túy, cùng với đó là sự quan tâm của toàn xã
hội đối với những đối tượng này. Nghiên cứu còn tìm hiểu về những vấn đề tồn tại
trong quá trình thực thi các chính sách hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho người
nghiện ma túy trong thời gian qua.
Ngoài ra, nghiên cứu còn nhằm mục đích trả lời cho các câu hỏi:
- Việc thực thi các chính sách hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho người nghiện
ma túy ở Việt Nam trong thời gian qua diễn ra như thế nào?
- Những thành tựu và hạn chế trong thực thi chính sách trên?
- Nguyên nhân và giải pháp cho nâng cao hiệu quả thực thi chính sách?
- Trong thời gian tới, có nâng cao được số việc làm cho đối tượng cai nghiện ma
túy không?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3
a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài không phải là những mặt xấu, tác hại của
nghiện ma túy, hay những người nghiện mà túy. Mà đề tài tập trung đi sâu vào nghiên
cứu các chính sách hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho người cai nghiện ở Việt Nam
hiện nay.
Nghiên cứu các nhân tố tác động tới tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma
túy, các cách thức tổ chức, quản lý trong đào tạo việc làm. Các thành tựu chính sách
đạt được cùng với đó là chủ trương định hướng trong tương lai của chính sách.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ tạo việc làm cho những
người cai nghiện ma túy có hồ sơ quản lý cai nghiên trên phạm toàn quốc.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho những
người nghiện ma túy từ năm 2001 đến nay. Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị.
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu số liệu tổng hợp của các cơ quan quản lý có liên
quan về hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho người cai nghiện ma túy trên cả nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên các tài liệu nghiên cứu đã có, số liệu tổng hợp, thống kê và một số đề
tài nghiên cứu khoa học, điều tra khảo sát của Cục phòng chống tệ nạn xã hội- Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội, của Văn phòng Thường trực phòng chống ma túy- Bộ
Công an, cũng như báo cáo thống kê của địa phương.
Tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, khái quát hóa các số liệu,
thông tin và dữ liệu thu thập được.
6. Ý nghĩa của đề tài.
a. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản về ma túy, sử dụng ma túy,
cai nghiện ma túy, nguyên nhân và tác hại của sử dụng ma túy, tái nghiện, quản lý sau
cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng và hỗ trợ tạo việc làm cho những người sau cai
nghiện ma túy. Hệ thống các giải pháp khả thi, hiệu quả cho người sau cai nghiện
nhằm nhân rộng các mô hình trong cả nước.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý
nghiên cứu
hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn về tạo việc làm cho người sau cai nghiện,
phù hợp với điều kiện, và tình hình ở mỗi địa phương, góp phần đẩy mạnh công tác
phòng chống ma túy, làm giảm tỷ lệ tái nghiện và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
nói chung.
PHẦN HAI : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
4
Chương 1: Cơ sở lý luận, và cơ sở pháp lý của “ Chính sách hỗ trợ việc làm
và đào tạo nghề cho người nghiện ma túy ở Việt Nam hiện nay”.
1.1. Tổng quan về địa bàn, vấn đề nghiên cứu.
1.1.1 Khái quát về đại bàn nghiên cứu.
- Để có thể thu được kết quả tốt nhất, cái nhìn đầy đủ và hoàn thiện nhất về kết
quả thực hiện chính sách, chúng ta không thể chỉ nhìn nhận, xem xét, đánh giá quá
trình thực thi và hiệu quả chính sách chỉ trong một địa bàn cục bộ hay một thời gian
nhất định. Hơn nữa, phạm vi đối tượng nghiện ma túy ở Việt Nam là rất rộng, trên tất
cả các địa phương trên cả nước. Việc chọn địa bàn nghiên cứu là rất quan trọng, vì nếu
chọn đúng, chính xác sẽ giúp đem lại cho nghiên cứu những kết quả khả quan, chính
xác, phản ánh đúng được thực trạng chinh sách. Từ đó, có thể đưa ra những giải pháp,
khuyến nghị đóng góp xây dựng chính sách.
- Đối với đề tài nghiên cứu “ Chính sách hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho
người nghiện ma túy ở Việt Nam hiện nay” địa bàn nghiên cứu cũng như phạm vi
nghiên cứu được mở rộng ra trên địa bàn toàn quốc. Bởi chính sách hỗ trợ đưa ra là
của Nhà nước, nên tất yếu, việc thực thi chính sách sẽ là bao trùm tất cả các tỉnh thành.
Từ việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu là phạm vi trên cả nước, ta còn có thể chọn đi sâu
vào nghiên cứu cục bộ một vài tỉnh thành đi đầu trong thực thi chính sách, từ đó có
những nhận định so sánh, rút ra bài học kinh nghiệm cho các địa phương khác tham
khảo trong quá trình thụ hưởng, thực thi chính sách.
1.1.2. Giới thiệu về hệ thống chính sách.
- Trước tình trạng tệ nạn ma túy đang diễn ra phức tạp và khó kiểm soát như
hiện nay, cùng với mức độ tái nghiện của người sau cai nghiện có dấu hiệu tăng nhanh
( có khu vực lên đến 90% tái nghiện), để ngăn chặn điều đó, Đảng và Nhà nước ta cần
phải có những bước đi, sự hành động thật quyết liệt, ngăn chặn sự gia tăng của tệ nạn.
Từ đó, càn phải có một hệ thống chính sách hoàn thiện trong chính sách phòng chống
tệ nạn ma túy, ngăn chặn sự tái nghiện bền vững. Cụ thể đối với sự ngăn chặn tái
nghiện, chúng ta cần quan tâm đến những đối tượng đã và đang cai nghiện. Tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho quá trình cai nghiện, cắt cơn và quá trình tái hòa nhập cuộc sống
cộng đồng cho những đối tượng sau cai nghiện. Giúp đỡ những đối tượng này tái hòa
nhập cuộc sống, có cuộc sống ổn định, có thu nhập và tránh xa được sự lôi kéo của ma
túy.
- Để đáp ứng và giải quyết được vấn đề đặt ra, Đảng và Nhà nước ta đã thật sự quan
tâm đến thực trạng nay. “ Hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho người nghiện ma túy” là
một trong những chủ trương, giải pháp nhằm đẩy lùi tệ nạn ma túy, chủ trương này thể hiện
rõ trong các văn bản chỉ đạo của Đảng và Chính phủ .Cụ thể như sau:
* Nghị quyết 06/CP của Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phòng
chống, kiểm soát ma túy đã nêu ở Mục 2 về tổ chức công tác phòng chống ma túy
như sau:
- Tổ chức cai nghiện, chữa trị và thực hiện các biện pháp dạy nghề, tạo việc
làm cho người nghiện.
* Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam, ngày 26 tháng 3 năm 2008 về Tiếp tục tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo
công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới.
- Mục 2. Điều 5- Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, đồng thời tích cực
5
tranh thủ các nguồn viện trợ quốc tế; huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các
doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân, bảo đảm đủ kinh phí cho công tác tuyên
truyền, giáo dục, đấu tranh phòng, chống tội phạm và cai nghiện ma tuý. Hoàn thiện
chế độ, chính sách hỗ trợ cho người nghiện trong quá trình cai nghiện và tạo việc làm
cho những người đã hoàn thành cai nghiện; chế độ, chính sách đối với các cán bộ làm
công tác chuyên trách, trực tiếp, kiêm nhiệm và những người không hưởng lương từ
ngân sách nhà nước tham gia công tác phòng, chống ma tuý.
* Thông tư Liên tịch Số:121/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH, của Bộ Tài
chính- Bộ LĐ TB&XH đã nêu rõ ràng cụ thể như sau:
Điều 2. Chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma tuý áp dụng biện pháp
quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú
2. Hỗ trợ học nghề:
Người sau cai nghiện ma tuý nếu có nhu cầu học nghề được Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp xã xem xét hỗ trợ một lần kinh phí học nghề trình độ sơ cấp nghề:
1.000.000 đồng/người/khóa học nghề.
Căn cứ đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí học nghề của người sau cai nghiện ma tuý
và biên lai thu học phí của cơ sở đào tạo nghề, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem
xét hỗ trợ kinh phí học nghề cho người sau cai nghiện ma tuý.
3. Các mức hỗ trợ quy định tại Điều này là mức tối thiểu, tuỳ theo khả năng,
điều kiện cụ thể, Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định mức hỗ trợ cao hơn để
tạo điều kiện cho người sau cai nghiện ma tuý có việc làm, thu nhập ổn định.
Điều 4. Chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma tuý áp dụng biện pháp
quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm
e) Học nghề:
- Đối tượng áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm lần đầu,
nếu chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề được hỗ trợ kinh phí học nghề trình
độ sơ cấp nghề: 1.000.000 đồng/người; không hỗ trợ tiền học nghề cho những đối
tượng áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm từ lần thứ hai trở đi.
- Hình thức hỗ trợ: Kinh phí hỗ trợ học nghề được bố trí trong dự toán hàng năm
của Trung tâm theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành:
+ Trường hợp người sau cai nghiện ma tuý học nghề do Trung tâm trực tiếp tổ
chức thì Trung tâm được chi các nội dung: Khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề;
mua tài liệu, giáo trình học nghề; thù lao giáo viên dạy lý thuyết và giáo viên hướng
dẫn thực hành nghề; hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề; chỉnh sửa, biên soạn lại
chương trình, giáo trình (nếu có).
+ Trường hợp người sau cai nghiện ma tuý học nghề bên ngoài Trung tâm thì
Trung tâm xét hỗ trợ kinh phí học nghề ngắn hạn cho người sau cai nghiện đóng học
phí phù hợp với từng nghề.
Căn cứ trình độ và năng lực của người sau cai nghiện ma tuý; điều kiện về cơ
sở vật chất của Trung tâm và tình hình thực tế, Giám đốc Trung tâm quyết định hình
thức học nghề cho phù hợp.
Điều 5. Chế độ hỗ trợ tìm việc làm
6
1. Người sau cai nghiện ma tuý được Trung tâm giới thiệu việc làm tư vấn,
giới thiệu việc làm miễn phí theo quy định tại Thông tư liên tịch số
95/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 07/8/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về phí giới thiệu việc làm.
2. Hỗ trợ tìm việc làm 1.000.000 đồng/người đối với người sau cai nghiện ma
tuý áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú và người sau cai nghiện ma
tuý sau khi chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại
Trung tâm trở về địa phương đã có nhiều tiến bộ, cam kết không tái phạm, chưa có
việc làm; bản thân, gia đình thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh
ưu đãi người có công với cách mạng.
Căn cứ đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí tìm việc làm của người sau cai nghiện ma
tuý, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú xem xét, trợ cấp để tự tạo
việc làm, ổn định đời sống.
* Thông tư Liên tịch Số:/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chínhBộ LĐ TB&XH.
Điều 5. Các khoản chi phí cho học viên trong thời gian chấp hành quyết định
xử lý hành chính tại Trung tâm
5. Chi học nghề:
a) Học viên chưa có nghề hoặc có nghề nhưng không phù hợp, có nhu cầu học
nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng được hỗ trợ một lần chi phí học
nghề. Căn cứ trình độ và năng lực của học viên; điều kiện về cơ sở vật chất của Trung
tâm và tình hình thực tế, Giám đốc Trung tâm quyết định hình thức học nghề cho phù
hợp. Mức hỗ trợ cụ thể tùy theo từng đối tượng, từng nghề, thời gian học nghề thực tế
và hình thức học nghề nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo
nghề cho lao động nông thôn và các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số
1956/QĐ-TTg; không hỗ trợ tiền học nghề cho học viên bị áp dụng biện pháp đưa vào
Trung tâm từ lần thứ hai trở đi.
b) Hình thức học nghề:
- Trường hợp học viên học nghề do Trung tâm trực tiếp tổ chức thì Trung tâm
được chi các nội dung: Khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề; mua tài liệu, giáo
trình học nghề; thù lao giáo viên dạy lý thuyết và giáo viên hướng dẫn thực hành nghề;
hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề; chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo
trình (nếu có); chi phí điện, nước, phục vụ lớp học; sửa chữa tài sản, thiết bị dạy nghề;
chi thuê thiết bị dạy nghề (nếu có); chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5%
tổng kinh phí cho lớp đào tạo.
- Trường hợp học viên học nghề theo hình thức liên kết đào tạo giữa Trung tâm
với cơ sở dạy nghề, Trung tâm thanh toán theo hợp đồng đào tạo.
- Trường hợp học viên học nghề tại cơ sở dạy nghề bên ngoài Trung tâm, thì
Trung tâm xét hỗ trợ kinh phí học nghề ngắn hạn cho học viên đóng học phí phù hợp
với từng nghề.
1.1.3. Vị rí, vai trò, ý nghĩa của chính sách.
- Từ sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước đối với chính sách, có thể
7
nhận thấy rằng việc ổn định cuộc sống cho những đối tượng cai nghiện và sau cai
nghiện ma túy là vô cùng quan trọng. N có vị trí chiến lược trong công cuộc phòng
chống và đẩy lùi tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy. Chúng ta không chỉ quan tâm đến vấn đề
kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán sử sụng chất gây nghiện,
mà còn quan tâm đến vấn đề hỗ trợ người cai nghiện. Đây là việc làm có tính chiến
lược, mang ý nghĩa sâu sắc và có tính bền vững lâu dài. Tránh được sự gia tăng hay tái
nghiện trở lại. .
- Hệ thống chính sách trên đã phản ánh rõ sự quan tâm, đề cao vấn đề chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề chính sách. Góp phần đem lại
hiểu quả cao trong công tác phòng chống ma túy. Đẩy lùi sự lây lan mạnh mẽ của tệ
nạn. Đẩm bảo an toàn và an sinh xã hội.
- Nó mà mục tiêu quan trọng hàng đầu trong cuộc chiến phòng chống và đẩy
lùi tệ nạn ma túy. Nó góp phần đưa những người nghiện ma túy trở lại gần gũi với
cuộc sống hằng ngày, tái hòa nhập với xã hội mà kh
ông bị bất cứ một rào cản nào. Đúng như câu tục ngữ “ Đánh kẻ chạy đi, không ai
đánh người chạy lại” để thấy rằng, cả xã hội xã không bao giờ quay lưng, hay khước
từ những ai muốn làm lại cuộc đời.
1.2 Định hướng nghiên cứu.
1.2. 1. Khái niệm
*Ma tuý
Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin...); bán tổng hợp (heroin
được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp (amphetamine) có tác dụng lên thần kinh
trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi
dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu.Theo cách hiểu
thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: trong xã hội, ma túy thường được hiểu
đó là heroin, bạch phiến. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện
heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất người đó lệ thuộc.
Tuy nhiên ở Việt Nam không có một sự nhất quán chung trong việc sử dụng
danh xưng này cho các chất thuộc loại này. "Ma túy" được sử dụng rộng rãi như một
thuật ngữ mang màu sắc tiêu cực để chỉ từ những chất có khả năng gây nghiện và tàn
phá cơ thể người dùng cao (Heroine, Chrystal Meth...) cho đến những chất có thể dùng
trong y tế với liều lượng nhỏ (như cần sa, chất được sử dụng rộng rãi ở Hà Lan, một
phần Hoa Kỳ) khiến dư luận tại Việt Nam thiếu khách quan và khoa học khi nói đến
vấn đề sử dụng các chất này (người dân thường chỉ quan tâm đến tác hại mà công
dụng dược liệu ít được để ý).
*Nghiện ma túy
Khi dùng ma túy lần đầu, người ta thấy có cảm giác lâng lâng, dễ chịu và thèm
muốn dùng lại. Ma túy vào cơ thể vài lần sẽ tác động đến cơ quan cảm thụ, gây trạng
thái quen thuốc, nếu không dùng tiếp sẽ rất khó chịu, đau đớn, vật vã…, thèm muốn
được dùng lại và trở nên nghiện ma túy. Do đó, nghiện ma túy, nếu hiểu theo nghĩa
rộng thì đó là tình trạng một bộ phận trong xã hội gồm những người có thói quen dùng
các chất ma túy. Còn theo nghĩa hẹp thì nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ
thể đối với các chất ma túy, làm cho con người ta không thể quên và từ bỏ được ma
túy.Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về "nghiện ma túy", nhưng chưa có một
khái niệm đầy đủ và thống nhất. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
8
"nghiện ma túy là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính có hại cho cá nhân và xã
hội do dùng lặp lại một chất ma túy tự nhiên hay tổng hợp" [67].
*Người nghiện ma túy
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: người nghiện ma túy là người sử
dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần dưới các hình thức khác nhau
như hút, hít, tiêm chích và bị lệ thuộc vào các chất này. Từ khái niệm nghiện ma túy có
thể rút ra cách hiểu về người nghiện ma túy như sau: người nghiện ma túy là người bị
lệ thuộc đối với các chất ma túy và không thể quên hay từ bỏ được ma túy. Nếu ngừng
sử dụng thì người nghiện sẽ xuất hiện hội chứng cai.
*Cai nghiện ma túy
Đó là biện pháp giúp người nghiện ma túy thông qua chữa trị để từ bỏ ma túy,
phục hồi sức khỏe tinh thần và tái hòa nhập cộng đồng. Thực chất "cai nghiện ma túy"
là quá trình giải quyết sự rối loạn ba yếu tố của người
nghiện (trạng thái sinh lý, tâm lý, nhận thức và hành vi).
Liên hợp quốc đưa ra định nghĩa: cai nghiện là một biện pháp tổng hợp gồm các tác
động về y học, pháp luật, giáo dục học, đạo đức… nhằm điều trị giúp người nghiện ma
túy cắt các hội chứng cai nghiện, phục hồi sức khỏe và tái hòa nhập xã hội.
*Tái nghiện ma túy
Quá trình nghiện ma túy đã tạo cho người nghiện luôn có phản xạ nhạy cảm
với ma túy, nên dù đã cắt cơn nhưng có thể sau 4 - 5 năm, hễ cứ nhìn thấy ma túy, ngửi
hơi ma túy, tiếp xúc với người nghiện, thậm chí nói đến tên loại ma túy quen dùng, là
cơn thèm khát ma túy lại bùng lên dữ dội, khó có thể kiềm hãm được. Vì vậy, khi ra
khỏi các trung tâm cai nghiện, người cai trở lại sống với gia đình và cộng đồng, chịu
sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường xã hội còn chưa trong sạch ma túy dẫn đến khả
năng tái sử dụng ma túy là rất cao
* Hỗ trợ việc làm.
Hỗ trợ việc làm hoạt động mà các cơ quan, các tổ chức, doanh nghiệp, các nhân
tạo ra thêm nhiều việc làm, phù hợp, ổn định, có thu nhập, đáp ứng được nhu cầu việc
làm của xã hội.
Trong trường hợp này, hỗ trợ việc làm cho người cai nghiện là việc tạo mọi điều
kiện để những người sau cai nghiện có được những việc làm phù hợp với bản thân.
Người sau cau nghiện được ưu tiên các lại nghề có thu nhập ổn định, phù hợp với nhu
cầu, khả năng, và chuyên môn của họ. Đảm bảo cho họ có được nghề nghiệp trong
môi trường lành mạnh, tránh xa được sự lôi kéo, dẫn đến tái nghiện.
* Đào tạo nghề
Đào tạo nghề bao gồm cả giáo dục trí tuệ, giáo dục thể lực, và đào tạo hướng
dẫn tay nghề lao động.
Theo khái niệm mà Bộ LĐ TB&XH đưa ra năm 2002 thì khái niệm đào tạo nghề
được hiểu : “ Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến
thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khóa
học hành được một nghề trong xã hội” .
Đào tạo nghề cho người cai nghiện ma túy được tiến hành song song với quá
trình cai nghiện của đối tượng này. Một mặt giúp họ cắt được cơn nghiên, một mặt
giúp đỡ họ thay đổi về mặt nhận thức, nhận ra được tác hại mà ma túy mang lại. Cùng
với đó, là hướng dẫn đào tạo họ có được những kỹ năng thuần thục về một công việc,
để sau khi cai nghiện, hòa nhập lại vói cuộc sống, họ có thể bằng nghề đã được đào
tạo, có thể kiếm sống, không lông bông, tránh được sự xa ngã trở lại, thực hiện đúng
trách nhiệm và nghĩa vụ công dân vốn có của mình.
9
1.2. 2. Nội dung, lĩnh vực thuộc đề tài nghiên cứu .
1.2.2.1 Quan điểm của Đảng về hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho người
nghiện ma túy.
Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đề đề ra chính sách việc làm và coi đó là một
chính sách quốc kế dân sinh.
Nhận thức sâu sắc được những khó khăn phức tạp về giải quyết việc làm trong quá
trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà
nước, cải cách nền hành chính quốc gia đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế vận hành theo
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã có quan điêm
và giải pháp cụ thể cho vấn đề việc làm người lao động.
Đại hội VIII khẳng định: “ Đảm bảo công ăn việc làm cho dân là mục tiêu hàng đầu,
không để thất nghiệp là căn bệnh kinh niên. Nhà nước chú trọng đầu tư tạo việc làm
đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và người lao động tạo thêm chỗ làm
việc và tư làm; khuyến khích các tỏ chức và cá nhân cùng Nhà nước tổ chức tốt dịch
vụ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề nghiệp” .
Tại Hội nghị Trung ương VIII ( khóa VIII ), Đảng ta nhấn mạnh việc tiếp tục
triển khai các giải pháp đồng bộ về giải quyết việc làm và chi ra các biện pháp khả thi
để thu hút lao động và tạo việc làm. Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng tiếp tục
khẳng định: “ Bằng nhiều giải pháp, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao
động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn. Các thành phần kinh tế
mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao
động”.
Quan điểm này được nhấn mạnh tại Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX, đó là: “ Giải
quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát
triển... phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế...
tạo việc làm và phát triển thị trường lao động”.
1.2.2.2. Văn bản pháp quy về chính sách tạo việc làm cho người sau cai nghiện.
Đối tượng tệ nạn xã hội( người nghiện ma túy) là loại đối tượng đặc biệt. Nhà nước đã
ban hành một hệ thống chế độ, chính sách liên quan đến dạy nghề, tạo việc làm cho
đối tượng này. Nghị quyết 06/CP ngày 29 tháng 1 năm 1993 và Nghị quyết số 20/ CP
ngày 13 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ ban hành Quy chế về Cơ sở chữa bệnh,
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH, 6 Nghị định và 1
Quyết định ( Nghị định số 43/2005/NĐ- CP. Nghị quyết số 25/2002/QĐ- TTg) và 18
Thông tư của các Bộ, Liên bộ đều xác nhận rõ trách nhiệm của chính quyền các cấp,
các Bộ, ngành có liên quan, hướng dẫn và đào tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực
hiện công tác cai nghiện, chữa trị, phục hồi và thực hiện các biện pháp dạy nghề, tạo
việc làm cho người nghiện ma túy.
Trong các văn bản chính sách, pháp luật của Nhà nước đã ban hành về công tác
cai nghiện phục hồi đều quy định nghiệm vụ dạy nghề, tỏ chức lao động cho người
nghện ở Trung tâm cai nghiện hay cai nghện tại gia đình cà cộng đồng; khuyến khích
các tổ chức, cá nhân đầu tư vào công tác dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng. Luật
phòng chống ma túy ( 12/2000) quy định “ Người đã cai nghiện ma túy được chính
quyền cơ sở, gai đình và các tổ chức tiếp nhận, tạo điều kiện học nghề, tạo việc làm,
vay vốn, tham gia các hoạt động xã hội để hoàn nhập cộng đồng” ( Điều 33)
Một số văn bản liên quan đến thực hiện Nghị quyết 16/2013/QH11:
+ Nghị định số 146/2004/NĐ- CP, ngày 19/07/2004 về “ Quy định thủ tục, thẩm
quyền quyết định đưa vào cơ sở quản lý, dạy ghề và giải quyết việc làm đối với người
sau cai nghiện ma túy.
10
+ Tờ trình số 146/2004/NĐ- CP ngày 3/7/2007 và Tờ trình 33/TTr-CP ngày
9/5/2007, trình Quốc hội cho phép được áp dụng một số chế độ ưu đãi về thuế thu
nhập doanh nghiệp cho các cơ sở và doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau cai
nghiện trong thời gian thực hiện Nghị quyết 16/2003/QH11 của Quốc hội.
+ Quyết định 212/2006/QĐ-TTg ngày 20/9/2006: Tín dụng đới với các sở sở
xản suất, kinh doanh và sử dụng lao động người sau cai nghiên ma túy.
+ Thông tư số 05/2007/TT-BTC ngày 18/1/2007: Hướng dẫn một số nội dung
Quyết định số 212/2006/QĐ-TTg ngày 20/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tín
dụng đối với các cơ sở sản xuất, kịn doanh dịch vị và doanh nghiệp sử dụng người sau
cai nghiện ma túy.
Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 212/2006/QĐ-TTg ngày 20
tháng 9 năm 2006 về tín dụng đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau
cai nghiện và sau đó ngày 19 tháng 1 năm 2007 Bộ Tài chính ban hành thông tư số
05/2007/TT-BTC về hướng dẫn một số nội dung của Quyết định trên.
Nhìn chung, chế độ, chính sách dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng nghiện ma túy
tương đối đầy đủ về mặt chủ trương và biện pháp tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, để
chính sách về vấn đề việc làm đối với tệ nạn xã hội thực sự phát huy hiệu quả về cả
mặt kinh tế và xã hội, Nhà nước cần đưa ra những giải pháp cụ thẻ hơn, thưc tiễn hơn
nhằm huy động nhiều thành phần kinh tế tích cự tham gia trong giải quyết vấn đề.
1.2.3 Một số mô hình hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề trên thế giới hiện nay.
* Ở một số nước phương Tây
Hiện nay, đại bộ phận các nước phương Tây đã dáp dụng phương thức dùng
methadon thay thế cho ma túy. Xuất phát từ quan điểm lấy độc trị độc nên đại bộ phận
người nghiện ở nước này đều được pháp sử dụng methdon thay cho thuốc phiện và ma
túy. Vì vậy, đại bộ phận những nước này hầu như không có cơ sở cau nghiện tập trung
mà chỉ có cơ sở ý tế chuyên cũng cấp và theo dõi các bện nhân sử dụng thuốc thay thế.
Sở dĩ Methadon được dùng thay thế là do tính ưu việt của nó: có tác dụng dược lý
giống Mooc phin nên hoàn toàn thay thế được mooc phin. Thể dạng tồn tại dưới dạng
uống nên ko phải tiêm chính, tránh được lây nhiễm HIV, cộng với tác dụng dược lý là
chuyển hóa chậm nên 1 ngày chỉ dùng 1 lần, thích hợp cho bệnh nhân điều trị ngoại
trú. Khi dùng Methadon sẽ giảm các cơn đói ma túy nên thu hẹp được phạm vi phạm
tội, khiến người bện vừa điều trị mà vẫn hoạt động nghề nghiệp để hòa nhập cộng
đồng.
Nhờ ưu việt như vậy nên trong các năm gần đây, methadone đã được sử dụng
khá rộng rãi: ở Mỹ sử dụng từ năm 1964 ( hàng năm > 70.000 người được điều trị ); ở
Úc sử dụng từ năm 1969 ( đến năm 1993 đã điều trị 13.000 người); ở Thụy Sĩ có 8.000
cơ sở điều trị bằng methadone; Tây Ban Nha có 5000 cơ sở; Đức có 4000 cơ sở,... Mặc
dù điều trị bằng methadone có nhieuf ưu điểm, song ở Việt Nam mới chỉ áp dụng thí
điểm ở Hải Phòng, Quảng Ninh và một sối địa phương. Đây là một thứ thuốc thay thế
rất đắt so với mặt bằng thu nhập của đại bộ phận thu nhập ở Việt Nam, đặc biệt là với
các cơ sở chữa bệnh của Việt Nam nói chúng hiện đang sử dụng bằng ngân sách của
Nhà nước thì rất khó có điều kiện tài chính để thực thi phương pháp này.
* Cai nghiện và quản lý cai nghiện ở Trung Quốc.
11
Tháng 12- 1995, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành Pháp lệnh cai
nghiện ma túy cưỡng bức. Bộ luật quan trọng này đóng vai trò đáng kể trong việc cấm
sử dụng ma túy và cai nghiện cho nhưng người nghiện, bảo vệ sức khỏe người dân và
hạn chế sử dụng ma túy. Nhiều cơ quan cấp phường, xã và các tổ chức xã hội cũng
được sử dụng đẻ giúp đỡ người nghiện, người sau cai nghiện tìm kiếm việc làm hòa
nhập cộng đồng phòng chống tái nghiện ma túy. Tổng cục phòng chống ma thúy thuộc
Bộ Công an được Nhà nước giao quản lý thống nhất công tác cai nghiện trong toàn
quốc. Tổng cục này từ năm 1999 đã quản lý 700 trung tâm cai nghiên cững bức quy
mô lớn hơn 120.000 giường bệnh và hàng vạn Trung tâm cai nghiện cộng đồng tới tận
làng, xã, thông, xóm, bản.
Tại các trung tâm cai nghiện, người nghiện ma túy được rèn luyện như các
chiến sẽ nghĩa vụ quân sự, huấn luyện điều lệnh, kỷ luật, luyện tập TDTT,.. Việc học
văn hóa, ngoại ngữ và dạy nghề co người nghiện được tổ chức như các nhà trường.
Người nghiện ma túy được chữa bệnh theo quy định điều trị, chữa trị bằng các
bài thuốc đông y cai nghiện nổi tiếng.
Chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng và tại gia đình được tiến hành
theo quy trình cai nghiện của ủy ban quốc gia phòng chống ma túy đã ban hành thống
nhất trên toàn quốc. Đồn trưởng các Đồn Công an, trưởng trạm y tế cơ sở và các đoàn
thể được giao nhiệm vụ cấp ủy đảng và chính quyền cơ sỏ tổ chức cai nghiện, quản lý
sau cai nghiện theo các quy trình chặt chẽ mà Tổng cục phòng chống ma túy, Bộ Công
an đã ban hành và hỗ trợ tư vấn tạo việc làm, giải quyết công việc cho người sau cai
nghiện tái hòa nhập tại cộng đồng. Chính vì phân định chức năng quản lý nhà nước rõ
ràng có người chịu trách nhiệm chính trong công tác chống ma túy, huy động được sức
mạnh tổng hợp của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, kết
hợp chặt chẽ giữa hoặt động đấu tranh giảm cung giảm cầu, giữa yếu tố quản lý, kỷ
luật, rèn luyện, chữa trị, giáo dục, lao động, hỡ trợ việc làm và quản lý sau cai nghiện,
nên tỉ lệ tái nghiện ở Trung Quốc hiện nay được đánh giá và loại thấp nhất thế giới.
* Bài học có thể vận dụng cho Việt Nam
- Nhà nước cần có quy định về cấm phân biệt đối xử với người sau cai nghiện
ma túy, tạo cơ hội để họ dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
- Cần phải xã hội hóa công tác cai nghiện, phục hồi và giải quyết việc làm, triển
khai nhất quán và đồng bộ các giải pháp để đạt được hiệu quả cao và bền vững trong
công tác này.
- Cân đối cơ cáu trình độ đào tạo, ngành nghề chuyên môn trong trung tâm cai
nghiện và các cơ sở dạy nghề để phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội, hoàn cảnh của
từng địa phương.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến “ Chính sách hỗ trợ việc làm và đào tạo
nghề cho người nghiện ma túy ở Việt Nam hiện nay”.
* Vai trò của Nhà nước và các cấp chính quyền về hỗ trợ tạo việc làm cho người
sau cai nghiện.
12
Nhà nước là cơ quan quyền lực tối cao, có vai trò đầu não trong tổ chức các
hoạt động liên quan đến công tác phòng chống ma túy, cụ thể trong hỗ trợ tạo việc làm
cho đối tượng sau cai nghiện ma túy, biểu hiện ở một số công việc cụ thể như:
- Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý điều
chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai
nghiện ma túy.
- Nhà nước thiết lập và chỉ đạo các cơ quan chức năng, nhất là hệ thống cơ quan
về phòng chống ma túy từ trung ương đến địa phương, cơ sở nâng cao hiệu lực quản
lý, điều hành các hoạt động quản lý sau cai, hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai
nghiện ma túy.
- Nhà nước thiết lập và tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức trong khu
vực và toàn cầu nhằm thực hiện pháp luật quốc tế, góp phần kiểm soát và phòng chống
ma túy trong nước hiệu quả.
- Nhà nước tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức xã hội và các cấp tăng cường
phối hợp đầu tư cho chính sách được hiệu quả.
- Nhà nước cũng cấp kinh phí và kêu gọi nguồn kinh phí tài trợ để duy trình
chính sách. Muốn chính sách mang lại hệu quả thì ngoài đường lối, chủ trương đúng
đắn thì tiềm lực kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần đem lại hiểu
quả chính sách.
- Nhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng vô cùng lớn đến chính sách: bạn hành
chính sách, chỉ đạo thực thi, cung cấp nhân lực vật lực...
* Nhân tố ảnh hưởng từ phía người nghiện ma túy.
Người sau cai nghiện muốn có việc làm trước hết phải có ý chí, nghị lực đoạn
tuyệt với ma túy, xây dựng lại bản thân. Phải có mong muốn tìm việc làm để đảm bảo
cuộc sống. Nếu người cai nghiện, đối tượng thụ hưởng chính sách tích cực hưởng ứng,
đóng góp xây dựng chính sách, chính sách sẽ ang lại hiệu quả cao. Và ngược lại, chính
sách sẽ thất bại nếu người nghiện a túy tỏ ra đối phó, không hợp tác.
Người nghiện ma túy phải đảm bảo cả về chuyên môn, sức khỏe và tinh thần để
có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.
* Nhân tố ảnh hưởng từ phía gia đình người nghiện ma túy.
Gia đình người nghiện ma túy chính là nguồn động viên an ủi lớn nhất giúp
người bênh vượt qua được khó khăn, mặc cảm. Qua nghiên cứu cho thấy, đối với các
đối tượng sau cai nghiện có gia đình yên ấm, được gia đình chăm sóc tận tình, động
viên giúp đỡ, ủng hộ khuyến khích họ tìm được việc làm thì hiệu quả chống lại tái
nghiện là rất cao.
* Nhân tố thị trường- nhà tuyển dụng lao động.
Chính sách sẽ thực sự có hiệu quả nếu như nhu cầu việc làm của thị trường tăng
cao, có nhiều cơ hội làm. Các ngành nghề đào tạo cho người nghiện ma túy phù hợp
với yêu cầu của xã hội sẽ giúp cho những người nghiện ma túy dễ dàng tìm được công
việc đúng khả năng và chuyên môn.
13
* Kinh phí và sự quan tâm đầu tư của toàn xã hội.
Điều kiện kinh tế là một trong những nhân tố góp phần vào thành công lớn của
chính sách. Chính sách sẽ không thể được duy trì nếu không có nguồn kinh phí thực
hiện. Chúng ta không chỉ dừng lại ở việc sử dụng nguồn tiền của Nhà nước cho chính
chính, mà nên kêu gọi sự quan tâm đầu tư của toàn xã hội. Nên kêu gọi tư nhân hóa
các trung tâm cai nghiện. Tạo mọi điều kiện kêu gọi các tổ chức xã hội, doah nghiệp,
tư nhân và phi chính phủ cùng quan tâm đến vấn đề chính sách, đem ại hiệu quả thật
sự ổn định và bền vững trong giải quyết vấn đề.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn và việc thực hiện “ Chính sách hỗ trợ việc làm
và đào tạo nghề cho người nghiện ma túy”.
2.1. Thực trạng việc làm và hỗ trợ việc làm sau cai nghiện ở nước ta hiện
nay.
Nhìn chung việc làm của các đối tượng là không thuận lợi. Các đối tượng ở
thành phố có việc làm ổn định hơn các đối tượng ở nông thôn. Tuy nhiên, đối tượng có
việc làm ổn định thì luôn ở một tỉ lệ thấp. Hầu hết các nghề, việc làm mà các đối tượng
đi làm đều là các công việc làm thuê. Một số là chủ sở hữu một phần công cụ, phương
tiện sản xuất. Khu vực làm việc chủ yếu ở các cơ sở xản suất tư nhân.
Điểm tích cực trong quá trình những đối tượng sau nghiện tham gia lao động,
tìm việc làm là không bị sự kỳ thị từ cộng đồng. Nên bản thân họ cảm thấy yên tâm
hơn. Điều này giúp mang lại không chỉ niềm vui cho người sau nghiện mà còn góp
phần mang lại hiệu quả cho chính sách.
2.2. Thực trạng hỗ trợ tổ chức đào tạo dạy văn hóa- dạy nghề.
* Nhiệm vụ dạy văn hóa
Thực tế cho thấy vấn đề này luôn được sự quan tâm ngay từ ngày đầu tập trung người
nghiện, nhưng mới chỉ giành cho những người mù chữ hoặc mới biết chữ. Hầu hết các
trung tâm trong cả nước đều cố gắng đạt kết quả tốt trong hoặt động xóa mù, xóa tái
mù và bước đầu phổ cập tiểu học cho học viên.
* Công tác dạy nghề.
Tất cả các trung tâm đều rất quan tâm tổ chức dạy nghề cho người cai nghiện
ngay khi họ mới tập trung. Ban lãnh đạo các trung tâm rất năng động, sáng tạo, tìm
mọi cách mọi biện pháp, nguồn có thể để tổ chức các lớp hướng dẫn nghề nghiệp cho
những người nghiện vốn là những người lười biếng, ăn bám gia đình, không nghề
nghiệp chuyên môn, hoặc chỉ là lao động phổ thông. Sự hình thành các lớp dạy nghề
rát đa dạng, đủ loại hình thức: cắt tóc, sửa xe máy, chế tác đồ gỗ đồ kim loại, hàn, điện
lạnh, sản xuất mấy tre đan, dệt, thêu, ... Tuy nhiên, những gì gọi là dạy nghề tại các
trung tâm cai nghiện đến nay chỉ là giải pháp tình thế, phần lớn không đáp ứng được
yêu cầu tối thiểu của việc việc dạy nghề theo tinh thần của Đề án hậu cai: tạo dựng cho
người sau cai nghiện một nghề kỹ thuật để tự kiếm sống trong quá trình tái hòa nhập
cộng đồng, mà bước đi đầu là việc kiếm sống trong “ môi trường tương đối sạch”.
+ Không có trung tâm nào có cơ sở dạy nghề đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu của
ngành dạy nghề. Cụ thể là các lớp chuyên ngành không đủ hoặc không có giáo viên
14
giảng dạy lý thuyết kết hợp với xưởng trường có đội ngũ giáo viê thực hành đủ tiêu
chuẩn hướng dẫn từng công đoạn trong 2 năm để học viên đạt trình độ bậc 2/7 ( đào
tạo ngắn hạn ) và bậc 3/7 ( đào tạo dài hạn).
+ Không có xưởng trường và cùng với xưởng trường là giáo viên hướng dẫn
thực hành.
+ Không có kinh phí cho dạy nghề. Những nghề các trung tâm “ tự biên tự
diễn” thiếu thốn trăm bề nhưng học viên muốn theo phải nộp phí khá cao. Mà học viên
cai nghiện không có những khoản nhiều tiền, nen số người đăng kí học ít.
Tóm lại, những người nghiện ma túy phần lớn không có nghề nghiệp. Sau khi
được chữa trị, phục hồi việc học tập của họ cũng gặp nhiều khó khăn, trong đó khó
khăn lớn nhất của họ là không có tiền học nghề, trình độ văn hóa còn hạn chế. Những
vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và đời sống của họ.
2.3. Một số mô hình dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm cho người nghiện ma túy ở
Việt Nam hiện nay.
* Mô hình cai nghiện tập trung, dạy nghề và tạo việc làm tại các Trung tâm
chưa bệnh- giáo dục- lao động xã hội.
Mô hình này được hầu hết các địa phương áp dụng và đánh gia có hiệu quả cao.
Hầu hết các trung tâm đã kết hợp tốt giữa việc dạy nghề và tổ chức lao động sản xuất,
vừa tạo điều kiện cải thiện đời sống học viên khi ở Trung tâm vừa giúp đỡ cho các học
viên có khả năng thuận lợi tìm kiếm việc làm sau khi tái hòa nhập cộng đồng để gảm tỉ
lệ tái nghiện có hiệu quả. 5 năm qua, các Trung tâm chữa bệnh- giáo dục- lao động xã
hội cả nước đã dạy nghề cho 54.740 hoc viên ( chiếm 40% số người cai ở Trung tâm );
hỗ trợ vốn tạo việc làm cho 26.075 người ( chiếm 18% số người cai nghiện ), nhieuf
người về tái hòa nhập cộng đồng đã thực sự từ bỏ được ma túy, làm lại cuộc đời, có
công ăn việc làm ổn định và có cuộc sống yên ấm, tiến bộ. Một số người đã trở thành
chủ trang trại, chủ doanh nghiệp.
* Mô hình cai nghiện 3 giao đoạn dựa vào Công trường 06 tỉnh Tuyên Quang.
Từ năm 1996, tỉnh Tuyên Quang đã áp dụng quy trình cai nghiện theo 3 giai
đoạn. Trong đó, giai đoạn 2 là 1 thời gian từ 1 đến 2 năm, đối tượng phải lao động tại
công trường 06 và giai đoạn 3 là thời gian từ 2 năm trở nên đối tượng phải lao động
làm việc tại cộng đồng có sự quản lý của gia đình, xã phường, cộng đồng cứ trú.
Công trường 06 là nơi đối tượng được lao động và cách ly với môi trường xã
hội còn nhiều tệ nạn ma túy. Kinh phí giai đoạn 2 tại Công trường 06 do người nghiện
ma túy tự lao động sản xuất để đảm bảo mức ăn hàng ngày 20.000 đồng/ ngày/ Nếu
giai đoạn đầu chưa đủ tiền ăn tỉnh cho ứng kinh phí trước, sau đó có thu nhập từ lao
động thì hoàn trả Với phương châm đủ việc làm, có thu nhập, thuận tiện cho cong tác
quản lý đối tượng, công trường đã tổ chức khai thác đá xâu dựng, sản xuất gạch thủ
công, đồ mộc dân dụng, làm đường giao thông. Ngoài ra còn chăn nuôi, trồng rau
xanh.
Các địa phương khác cũng đã tạo việc làm cho đối tượng sau khi chưa trị phục
hồi bằng nhiều hình thức. Có những cơ sở sản xuất tuy không lớn nhưng đã tự nguyện
nhận đối tượng vào làm việc. Tuy nhiên, công tác đào tạo việc làm cho đối tượng rất
15
khó khăn và phức tạp, thường kết quả không bền vững. Cần phải có sự đột phá mới về
chính sách của Nhà nước mới có thể tạo cơ sở cho công tác này thực hiện được ở đại
phương.
* Mô hình cai nghiện, dạy nghề và giải quyết việc làm tại gia đình và cộng
đồng.
Mô hình này được kết hợp với phong trào “ Xây dựng xã phường lành mạnh
không có tệ nạn xã hội” và cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa khu dân cư” cùng với một số Chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa
phương như: Chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm... đây là mô hình
huy động được sự tham gia tích cực của tầng lớp nhân dân và bản thân gia đình người
nghiện, huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương có khó khăn về
ngân sách.
* Mô hình giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.
Mô hình này được hình thành những năm qua rất đa dạng, linh hoạt, phù hợp
với đặc điểm từng địa phương. Nội dung chủ yếu là quản lý, giám sát, hỗ trợ vốn, tạo
việc làm, ổn định đời sống thông qua các chương trình kinh tế xã hội như giải quyết
việc làm, đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo. Qua phong trào đã phát động được phong
trào quần chúng tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế
xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Chẳng hạn, thành phố Hà
Nội đã tổ chức cho người cai nghiện sinh hoạt tại các Câu lạc bộ quản lý sau cai
nghiện ( gọi tắt là Câu lạc bộ B93) và các cơ sở tổ chức kinh doanh dịch vụ như sửa
chữa xe máy, cho thuê cốp pha, cắt tóc,... nhằm tạo việc làm cho người sau cai nghiện,
huy động các doang nghiệp đóng trên địa bàn tiếp nhận người nghiện sau cai nghiện
vào làm việc. Sau 6 năm triển khai mô hình Câu lạc bộ B93 từ dự án AD/VIE/98/B93
tới nay Hà Nội đa có 111 Câu lạc bộ với 1.058 người sau cai nghiện tham gia. Tỷ lệ tái
nghiện sau 1 năm bình quân các Câu lạc bộ chỉ còn từ 40-50% trong khi các xã
phường hông có Câu lạc bộ có tỉ lệ tái nghiện là 95%. Một số địa phương khác cũng
có những mô hình kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội sau cai với ự quản lý giám sát
giúp đỡ người sau cai nghiện tại cộng đồng như của Thành phố Thái Nguyên, của xã
Ninh Hòa ( Hoa Lư- Ninh Bình ),...
* Mô hình cai nghiện tập trung thời gian dài, lấy lao động, tạo việc làm là biện
pháp trị liệu, giáo dục chủ yếu theo tinh thần Nghị quyết số 16/2003/QH11 của Quốc
hội ( gọi tắt là Đề án sau cai )
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầ tiên kiến nghị Chính phủ và Quốc
hội cho thí điểm Đề án sau cai và cách làm này đã được vận dụng mở rộng tại 6 địa
phương khác là Bà Rịa- Vũng Tàu, Quảng Ninh, Tây Ninh, Bình Dương, Hà Nội và
Long An
2.4. Chủ thế chính sách và các bên liên quan.
2.4.1. Chủ thế và các bên liên quan
- “ Chính sách hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho người nghiện ma túy ở Việt
Nam” là 1 trong những chính sách nằm trong nhóm các Chính sách xã hội, được xây
16
dựng lên nhằm giải quyết các vấn đề bất cập trong xã hội, giải quyết những vấn đề xã
hội đặt ra, đáp ứng được nhu cầu của đất nước.
- Hầu hết, các chính sách xã hội ở Việt Nam đều do Nhà nước Việt Nam là chủ
thể hoạch định, chịu trách nhiệm ban hành chính sách. Tùy từng lĩnh vực Nhà nước ủy
quyền, giao cho các Bộ, các Cơ quan chuyên ngành nghiên cứu và hoạch định chính
sách. Nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Nhà nước.
- Nhà nước là chủ thể chính sách, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý, cũng cấp
thông tin, cơ sở lý luận để xây dựng chính sách. Nhà nước ban hành chính sách và chịu
trách nhiệm về quyết định của mình.
- Các Bộ, ngành liên quan, nhà hoạch định chính sách cũng có thể tham gia vào
quá trình xây dựng chính sách sau khi được sự đồng ý của Nhà nước.
- Cụ thể, đối với “ Chính sách hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho người nghiện
ma túy”, chủ thể ban hành chính sách bao gồm Bộ Lao động thương binh và xã hội
phối hợp cùng với Bộ Tài chính. Được sự ủy nhiệm của Nhà nước, 2 chủ thể chính
trong xây dựng chính sách sẽ cùng hợp tác và có những trao đổi với nhau trong xây
dựng chính sách. 2 Bộ cùng nhau đưa ra các ý kiến, dự thảo chính sách, trình Quốc hội
xem xét. Sau đó là các Thông tư Liên tịch được ra đời về thực thi chính sách.
- Cũng có trường hợp, chủ thể chính trong xây dựng và hoạch định chính sách
chỉ bao gồm Bộ LĐ TB&XH. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, Bộ Thông tin và
truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo,... sẽ chỉ có vai trò đóng góp, xây dựng ý kiến,
hay các bên liên quan.
- Bộ LĐ TB&XH thường nắm vai trò là chủ thể hoạch định chủ yếu về các
chính sách xã hội liên quan đến nhóm đề tài về tệ nạn xã hội, ma túy hay mại dậm. Bởi
nó đúng với chuyên ngành, thẩm quyền và lĩnh vực mà họ phụ trách; Bộ Tài chính
chịu trách nhiệm vè kinh phí chính sách; Bộ Thông tin và Truyền thông, bộ GD&ĐT
đóng vai trò trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm và
tuyên truyền phỏ biến chính sách.
2.4.2. Chủ thể thực thi chính sách.
- Sau khi chính sách đã được ban hành, sẽ có những văn bản hướng dẫn thực
hiện gửi về tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương. Cấp Tỉnh- Huyện- Xã sẽ là
những đơn vị trực tiếp thưc thi chính sách. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và khả năng
của từng địa phương, chính sách sẽ được thực hiện sao cho phù hợp và đem lại kết quả
tốt nhất.
- Ở mỗi tỉnh, mỗi huyện nếu có khả năng có thể xây dựng lên các trung tâm cai
nghiện và đào tạo nghề. Cùng với đó, là xem xét và tạo điều kiện tốt nhất cho các học
viên sau khi được đào tạo có khả năng kiếm sống bằng nghề đã được học.
- Chính các đối tượng cai nghiện cũng chính là những chủ thể thực thi chính
sách, họ và là chủ thể thực thi, vừa là đối tượng thụ hưởng chính sách. Bên cạnh đó,
gia đình và các tổ chức xã hội cũng có trách nhiệm trong thực thi chính sách đưa ra.
2.4.3. Đối tượng thụ hưởng chính sách.
17
- Không ai khác, đối tượng mà chính sách hướng tới chính là những người
nghiện ma túy. Họ được giúp đỡ trong quá trình cai nghiện, được hỗ trợ về cả mặt kinh
tế và tinh thần, được giáo dục đào tạo về cả văn hóa và đào tạo nghề. Được ưu tiên
quan tâm trong các chính sách hỗ trợ việc làm.
- Gia đình những người nghiện ma túy cũng là những đối tượng được thụ hưởng
chính sách. Nhờ có chính sách được đưa ra, họ sẽ vơi bớt đi phần nào gánh nặng về
mặt kinh tế và tinh thần. Họ được giúp đỡ, san sẻ khó khăn trong quá trình cũng nhau
giúp đỡ người nghiện tái hòa nhập với cộng đồng, chia sẻ khó khăn trong quá trình cai
nghiện cho người thân.
Nhận xét: Phần lớn, việc thưc thi và giám sát hoạt động triển khai chính sách thuộc về
cấp tỉnh. Các cấp dưới triển khai theo quyết định từ tỉnh đưa xuống. Sau đó báo cáo
tình hình và kết quả thực hiện. Bộ LĐ TB&XH đóng vai trò chỉ đạo và giám sát thực
hiện chung. Bộ và các bên liên quan sẽ đưa ra những chỉ đạo kịp thời, nắm bắt kết quả
thực hiện một cách nhanh chóng chính xác để có thể đưa ra những chỉ đạo, điều chỉnh
hợp lý nhất.
- Chủ thể chính trong ban hành và xây dựng chính sách chủ yếu là Bộ LĐ
TB&XH nên sẽ ko có nhiều khó khăn trong việc đưa ra các quyết định chỉ đạo. Các
Bộ ban ngành liên quan đóng vai trò tham mưu, tư vấn, và giám sát chung. Tuy nhiên,
sẽ là khó khăn cản trở nếu như việc xây dựng và hoạch định chính sách sẽ chỉ có độc 1
Bộ LĐ TB&XH sẽ dễ dẫn đến tình trạng : chính sách chưa chính xác, ko có sự bàn bạc
dẫn đến ko hợp lý, hoặc tiêu cực trong mục đích xây dựng chính sách.
2.5 Đánh giá kết quả thực thi chính sách.
2.5.1. Thành tựu đạt được.
- Hiện nay cả nước có 80 cỏ sở cai nghiện với khả năng tiếp nhận hơn 40.000
người nghiện. Có khoảng 70-80% số trung tâm nói trên có tổ chức dạy nghề ở mức độ
khác nhau. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhiều trung tâm đã lập các nhà xưởng,
mua sắm tr-ang thiết bị, tổ chức dạy nghề cho đối tượng. Một số trung tâm liên kết với
các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất tại trung tâm. Các doanh nghiệp tổ chức dạy
nghề cho đối tượng để sau đó sản xuất ra sản phẩm. Hình thức dạy nghề phổ biến hiện
nay là kết hợp giữa dạy nghề và lao động sản xuất.
- Sau khi được chữa trị phục hồi, tình hình việc làm của đối tượng có chuyển
biến tích cực, nhiều đối tượng được học nghề đúng nguyện vọng. Một bộ phận đối
tượng đã có việc làm ổn định, đều có thu nhập nuôi bản thân, một số ít hỗ trợ được gia
đình.
Trong 2 năm 2011-2013, hơn 39.000 lượt người đã được dạy nghề, gần 14.000
người được tạo việc làm, hơn 2.000 người được vay vốn với tổng số tiền cho vay là
gần 11 tỷ đồng.
- Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm, số liệu trên bao gồm
39.971 lượt người được dạy nghề, 13.472 lượt người được tại việc làm, 2.155 người
được vay vốn với tổng số tiền cho vay là 10,756 tỉ đồng.
18
- Tại các Trung tâm cai nghiện, học viên được học nghề kết hợp với lao động trị
liệu, lao động sản xuất nhằm phục hồi sức khỏe. Các nghề được dạy phổ biến như: Cơ
khí, may công nghiệp, trồng trọt, thủ công mỹ nghề, cắt tóc, mộc dân dụng…
- Đối với những người cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc hết thời hạn cai
nghiệp tập trung, nếu có nhu cầu học nghề, được hỗ trợ 1 triệu đồng/người.
2.5.2. Những hạn chế chưa đạt được.
Số người được dạy nghề, tạo việc làm sau cai mới chỉ chiếm 1 tỉ lệ khiêm tốn
( 10-18%) so với đối tượng được cai nghiện. So với số đối tượng có nhu cầu dạy nghề,
tạo nghề làm mới đạt 20-30%.
Thời gian dạy nghề ngắn, chất lượng dạy nghề thấp, tay nghề được dạy yếu và
không thống nhất giữa các địa phương.
Việc tổ chức dạy nghề cho các đối tượng chưa đáp ứng được nhu cầu của chính
bản thân đối tượng và chưa phì hợp với yêu cầu của xã hội, nên nhiều đối tượng, nghề
được học chưa phải là yếu tố thuận lợi để giúp họ có việc làm.
Việc dạy nghề chưa chú ý đến gắn kết với việc củng cố, nâng cao trình độ học
vấn, do vậy cũng gây khó khăn trong việc nâng cao tay nghề cho đối tượng. Kinh phí
học nghề còn cao so với hoàn cảnh gia đình của nhiều đối tượng. Vì vậy, nhiều đối
tượng chưa thể học được nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Chính quyền đoàn thể, cơ sở sản xuất ở các địa phương tuy đã có sự quan tâm
đến vấn đề học nghề, giải quyết việc làm cho các đối tượng song còn chưa tích cực,
chủ động tìm hiểu, nghiên cứu tình hình cụ thể, kịp thời kiến nghị những vấ đề bất cập
trong thực hiện các chủ trương, chính sách để Đảng và Nhà nước có sự bổ sung, điều
chỉnh.
Vai trò của chính còn còn thờ ơ trong khâu giải quyết việc làm cho đối tượng
cai nghiện.
Nhiều người cai nghiện từ trung tâm về địa phương chưa được quản lý chặt chẽ
dẫn tới tái nghiện hoặc bỏ địa bàn đi nơi khác không quản lý được; công tác dạy nghề
cho người sau cai nghiện mới chỉ chú trọng ở các Trung tâm cai nghiện và chỉ dạy các
nghề đơn giản như chế biến nguyên vật liệu, làm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa
gắn với nhu cầu của thị trường lao động.
Hậu quả dẫn tới tình trạng người sau cai không tìm được việc khi về công đồng;
sự kỳ thị của cộng đồng còn quá lớn đối với người sau cai nghiện…
2.5.3 Nguyên nhân của sự hạn chế
* Nguyên nhân chủ quan
- Nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa nhận thức được đầy đủ về tầm
quan trọng của việc dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng, do vậy, chưa tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho công tác này.
- Thiếu năng động trong việc xã hội hóa, đa dạng hóa công tác dạy nghề, giải
quyết việc làm, không kịp thừi xử lý khó khăn, vướng mắc, tạo nguồn lực, cở sở vật
chất.
19
- Cở sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề tại trung tâm còn thiếu thốn, lạc hậu,
kinh phú còn hạn hẹp, cán bộ vừa thiếu, vừa không đảm bảo trình độ theo yêu cầu của
công tác dạy nghề. Do vậy, có tình trạng là làm được đến đâu thì làm, thậm chí không
tổ chức dạy nghề hoặc dạy rất đơn giản.
- Số người cai nghiện được vay vốn tạo việc làm còn ít, tùy thuộc vào sự quan
tâm của địa phương. Nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh không muốn nhận đối tưỡng đã
cai nghiện vào làm việc. Xã hội còn nhiều mặc cảm trong giao tiếp.
- Cơ chế chính sách dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng còn nhiều bất cập.
- Mức hỗ trợ để dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng theo chính sách Nhà nước
hiện nay còn khá khiêm tốn, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế.
- Về phía đối tượng, nhiều cá nhân còn chưa thực sự nỗ lực cải tạo bản thân,
còn thiếu tính chủ động, vượt khó. Có những cá nhân không muốn học nghề, không
muốn làm việc, theo thói quen cũ, lười lao động, sống dựa dẫm ỷ lại. Có những đối
tượng trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ thấp, nhưng lại đòi hỏi chỗ làm nhàn
hạ, lương cao.
* Nguyên nhân khách quan.
- Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường luôn tồn tại tính khong ổn
định của các hoạt động sản xuất- kinh doanh, dẫn đến sự chênh lệch giữa cung- cầu về
lao động, làm cho việc giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Thêm vào
đó, sự cạnh tranh trong thị trường lao động luôn có xu hướng gạt ra ngoài những cá
nhân thếu điều kiện cần thiết mạng lại lợi ích kinh tế cho hoạt động sản xuất kinh
doanh. Những đối tượng nghiện ma túy là những đối tượng có nhiều thiệt thời trong
cuộc cạnh tranh này.
- Nước ta là nước kinh tế đang phát triển, tỷ lê phát triển dân số còn ở mức cao,
hàng năm đều có số lượng lớn lao động, trẻ em bổ sung vào đội ngũ những người lao
động.Nhu cầu việc làm cao cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Tình trạng thất ngiệp,
thiếu việc làm chung còn nhiều nan giải, chưa giải quyết được.
- Tình hình đó khiến cho vấn đề trở nên khó khăn cần phải được tháo gỡ và giải
quyết.
* Hệ quả của những hạn chế đặt ra.
Từ những phân tích trên về những hạn chế mà chính sách chưa thực hiện được,
chúng có thể sẽ kéo theo những hệ quả như:
Thứ nhất: Tỉ lệ lớn đối tượng sau nghĩ cai nghiện đã được đào tạo việc làm,
nhưng không có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ, không tìm được việc theo
đúng chuyện môn, hay chuyên môn chưa đảm bảo, sẽ dễ dẫn đến tình trạng thất
nghiệp, không có việc làm. Từ đó , sẽ rất dễ dàng khiến họ có thể bị tái nghiện trở lại.
Không có việc làm, không có thu nhập, không có mối trường sinh hoạt lành mạnh,
việc dãn đến tình trạng tái nghiện là rất cao, có nhiều khả năng xảy ra.
Thứ hai: Khi chính sách không thể đáp ứng được nhu cầu của đối tượng thụ
hưởng, dẫn đến tình trạng người sau cai nghiện không có việc làm, thất nghiệp và tái
nghiệ trở lại. Đó có thể coi là sự thất bại của chính sách, khi mà chính sách thực hiện
không mang lại được kết quả bền vững, không giải quyết được ván đề đặt ra.
20
Thứ ba: Hai điều trên cũng đồng nghĩa với việc, tệ nạn ma túy không được đẩy
lùi, nó sẽ kéo theo nhiều tệ nạn khác: trộm cắp, cướp giật, giết người, cướp của,... tăng
nguy cơ lây nhiễm HIV, đe dọa đến tình hình, an ninh quốc gia.
2.6 Giải pháp và khuyến nghị.
2.6.1 Giải pháp
Để có thể đem lại hiệu quả cao nhất cho thực thi chính sách, cùng với đó là
tránh tình trạng tái nghiện gia tăng, giảm nghiện ma túy bền vừng, Đảng và Nhà nước
ta cần thực hiện đồng bộ các biện pháp đặt ra, đổi mới phương thức cách thức thực
hiện, nâng cao chất lượng thực thi. Chúng ta có thể tham khảo 1 một biện pháp đề xuất
sau:
* Giải pháp hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách
Nhằm tăng cường công tác giáo dục dạy nghề, chính sách ưu đãi cho các doanh
nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, hỡ tợ việc làm cho người sau cai
ghiện. Xây dựng bổ sung và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách tạo việc làm
cho người lao đông, tạo cơ hội cho đối tượng cai nghiện có môi trường pháp lý thuận
lợi về việc làm. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cán bộ quả lý sau cai.
* Hoàn thện tổ chức bộ máy và cán bộ, nâng cao năng lực quản ý nhà nước của
chính quyền địa phương, phát huy hết tiềm nang và sức mạnh toàn diện 1 cách đồng
bộ.
Nhằm đảm bảo tính liên kết chặt chẽ, sự đóng góp tích cực của các tổ chức
chính trị- xã hội, các đoàn thể quần chúng trong hõ trợ đào tạo nghề cho những người
sau cai nghiện. Hướng dẫn giúp đỡ đối tượng tiếp cận, vận dụng các chính sách xã hội,
dịch vụ dạy nghề và tạo việc làm hiện có.
* Quản lý và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy, nâng cao ý
thức trách nhiệm của cộng đồng trong hỗ trợ tạ việc làm giúp người sau cai nghiện tái
hòa nhập cộng đồng.
Nâng cao ý thức các cấp, các ngành và cộng đòng dân cư vè tầm quan trọng và
trách nhiệm tạo việc làm cho nghười nghiện ma túy sau khi cai nghiện. Sử dụng đa
dạng các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền, giáo dục...
* Nâng cao chất lượng dạy nghề, học nghề, lao động sản xuất ở trung tâm và tại
cộng đồng; tổ chức cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở dạy nghề dành riêng cho đối
tượng nghiện ma túy sau khi cai nghiện.
Các trung tâm cần quán triệt mục tiêu lấy lao động làm phương pháp trị liệu
chính cho quá trình cải tạo phục hồi cơ thể và nhân cách người nghiện.
* Xây dựng, duy trì và hoàn thiện các mô hình quản lý sinh hoạt sau cai nghiện;
tăng cường quản lý, giám sát tại cộng đồng đối với người sau cai nghiện.
* Phân bổ nguồn lực cho công tác quản lý sau cai nhằm hỗ trợ tạo việc làm cho
người sau cai nghiện.
21
Việc tổ chức quản lý sau cai, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện là
quá trình được đầu tư cơ bản chưa lâu và chưa nhiều, bên cạnh đó tệ nạn lạm dụng ma
túy có xu hướng còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, do vậy việc đầu tư cho
công tác này là rất cần thiết.
* Quản lý phòng chống tái nghiện, tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng thông
qua hỗ trợ tạo việc làm cho người nghiện sau cai.
Giúp cho người sau cai nghiện tahy đổi được nhận thức, hành vi, trang bị cho
họ những kĩ năng mới trong việc xử lý tình huống có nguy cơ cao để vượt qua được
những triệu chứng báo hiệu giai đoạn tái nghiện. Vì vậy, công tác phòng chống tái
nghiện sau cai trước hết phải tạ ra sự thay đổi trong lối sống nhằm giảm thiểu như càu
sử dụng chất gây nghiện. Sau đó là tăng cường những hoạt động lành mạnh ở những
người sau cai nghiện kết hợp với trang bị kĩ năng sống.
* Chế độ chính sách cho cán bộ quản lý sau cai nghiện và hỗ trợ tạo việc làm.
Trong công tác quản lý nhà nước nói chung, chế độ chính sách đối với đội ngũ
cán bộ có mối quan hệ hữu cơ và là yếu tố quyết định tới hiệu quả quản lý nhà nước.
Đối với công tác quản lý sau cai, hỗ trợ việc làm, do có nhiều đặc thù riêng như: Cán
bộ phải sống và làm việc trong điều kiện khắc nhiệt căng thẳng hơn nhiều các đối
tượng cán bộ khác, thậm chí hy sinh cả cuộc sống gia đình cho công việc, vì thế xây
dựng một chế độ chính sách đối với đội ngũ này trước tiên cần khẳng định đây là chế
độ chính sách đặc biệt. Nó thể hiện sự quan tâm chia sẽ trách nhiệm 1 cách đúng đắn
của toàn xã hội đối với đội ngũ này.
* Xã hội hóa công tác tạo việc àm quản lý sau cai nghiện cho người sau cai
nghiện.
Tệ nạn ma túy là 1 hiện tượng xã hội phức tạp. Hỗ trợ tạo việc làm cho người
sau cai nghiện đề phòng tá nghiện, giải quyế triệt để tệ nạn xã hội cần huy động sức
mạnh của nhiều đơn vị. Đó chính là xã hội hóa phòng chống tệ nạn ma túy. Xã hội hóa
cs nghĩa là huy động sức mạnh toàn dân vào công tác hỗ trợ việc làm cho người sau
cai nghiện.
2.6.2. Đề xuất khuyến nghị và các định hướng cho xây dựng chính sách.
* Khuyến nghị.
Định hướng hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy.
- Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội sau cai: huy động mọi nguồn lực dể
giải quyết công ăn việc làm, thu hút người nghiện đã tiến bộ. Kết hợp chặt chẽ với
công tác quản lý xã hội trên địa bàn, có cơ chế phối hợp với các chương trình kinh tế
xã hội, chương trình quốc gia việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động.
- Xã hội hóa nhiệm vụ cai nghiện ma túy, khuyến khích các tổ chức chính trịxã hội, các tổ chức xã hội và tư nhân tổ chức cai nghiện, phục hồi, dạy nghề, tạo việc
làm cho người sau cai nghiện
22
- Xây dựng và thực hiện các dự án dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai
nghiện, giúp người sau cai nghiện tham gia lao động sản xuất, tạo thu nhập, ổn định
cuộc sống tại gia đình, tại các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.
- Mọi đối tượng sau cai nghiện có thu nhập đều được dạy nghề phù hợp, có chất
lượng và được quan tâm giải quyết việc làm ổn định, có thu nhập, đảm bảo cuộc sống.
Tùy theo điều kiện sức khỏe, trình độ văn hóa, trang bị cho đối tượng một nghề phù
hợp để sau cai nghiện có cơ hội tìm kiếm việc làm.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai
nghiện, huy động tối đa sự tham gia ủng hộ, đóng góp của các tổ chức kinh tế, xã
hội,các cấp, các ngành, gia đình và bản thân người nghiện.
- Tăng cường chất lượng, hiệu quả đào tạo của các trung tâm dạy nghề, giới
thiệu việc làm. Mở rộng thị trường xuát khẩu lao động.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ đào tạo và dạy nghề tại các trung tâm.
- Nâng cao nhận thức về việc làm, tạo việc làm của người lao động sau cai
nghiện ma túy và người sử dụng lao động.
- Đa dạng hóa việc làm, từ đó đa dạng hóa các nguồn thu nhập, phát triển mạnh
mẽ các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ,... đan xen các loại hình công
việc thu hút lao động sau cai nghiện ma túy.
PHẦN BA: KẾT LUẬN
Đào tạo nghề và tạo việc làm cho những người nghiện sau cai nghiện ma túy là
một nội dung quan trọng trong kế hoạch tổng thể cai nghiện- phục hồi giai đoạn 200123
2010 và là nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống
ma túy từ nay đến 2020. Đây là một nhiệm vụ thường xuyê, lâu dài và còn nhiều khó
khăn, nhất là trong tình hình hiện nay đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh quốc tế và trong
nước vô cùng phức tạp, có cả thuận lợi và khó khăn, có thời cơ vận hội và thách thức
đan xen.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, đề tài tiểu luận xin phép được
rút ra kết luận sau:
- Thứ nhất: giải quyết việc làm cho người sau nghiện ma túy là vấn đề cấp bách
cơ bản lâu dài, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công tác cai nghiện,
phục hồi, góp phần làm giảm tỉ lệ tái nghiện và phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Thứ hai: lao động, việc làm, giải quyết việc làm cho những người sau cai
nghiện ma túy là ván đề lớn, tổng hợp những giải pháp đồng bộ có hiệu quả thiết thực
không chỉ của ngành lao động, mà còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội.
- Thứ ba: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trực tiếp đào tạo, dạy nghề tại
trung tâm, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận lao động là nững người sau
cai nghiện ma túy... sẽ góp phần giải quyết tốt việc làm cho những đối tượng này.
Tiểu luận trên đã hoàn thành được những nội dung sau:
- Nắm bắt được nội dung các chính sách mà Đảng và Nhà nước ta xây dựng
nhằm giúp đỡ những người nghiện ma túy. Để thấy được rằng, có cả một hệ thống
cách chính sách quan tâm đến vấn đề này.
- Nắm rõ được tình hình thực thi chính sách và những kết quả bước đầu mà
chính sách đã đạt được trong suốt 1 thời gian thực thi.
- Chỉ ra được những thành tựu và những hạn chế của chính sách. Để từ đó, có
những điều chỉnh trong chính sách, phát huy được lợi thế ưu điểm mà chính sách đã
đạt được, khác phục hạn chế, nhược điểm.
- Để có cơ sở đưa ra những khuyến nghị về giải pháp tạo giải pháp cho người
nghiện ma túy sau cai nghiện phục hồi, tiểu luận đã đánh giá thực trạng về đời sống
việc làm của người sau nghiện ma túy cũng như vài trò tham gia giải quyết việc làm
cho đối tượng của các tổ chức chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp, gia đình đối
tượng. Từ nghiên cứu thực trạng, tiểu luận đã khẳng định, việc làm là một trong những
điều kiện quan trọng để đối tượng tránh xa, từ bỏ tệ nạn xã hội, cải thiện quan hệ gia
đình, từng bước tạo lập cuộc sống ổn định, hạnh phúc. Trong những năm qua việc đào
tạo nghề, giải quyết việc làm cho đối tượng ở các địa phương bước đầu đã đạt được kết
quả nhất định.
Từ đánh giá thực trạng, tiểu luận cũng đã nêu ra những tồn tại của công tác dạy
nghề, tạo việc làm cho đối tượng cai nghiện ma túy và nguyên nhân của những tồn tại
này.
- Đề tài cũng đi sâu nghiên cứu và chỉ ra những mô hình, những kinh nghiệm
tạo việc làm có hiệu quả.
24
- Trên cơ sở phân tích lý luận và nghiên cứu thực trạng, tiểu luận đã đưa ra
khuyến nghị và các giải pháp cụ thể trong vấ đề giải quyết việc làm, hỗ trợ đối tượng
hoàn lương.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động thương binh và xã hội ( 1995), Hệ thống văn bản hiện hành về
LĐTB&XH, Hà Nội.
2. Bộ lao động thương binh và xã hội ( 1997- 2000), Thực trạng lao động- việc
làm ở Việt Nam 1997- 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội
25