Tải bản đầy đủ (.docx) (315 trang)

Nghiên cứu ứng dụng các bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu bóng đá trường đại học bách khoa hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 315 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
-----------------------------

TRẦN ĐỨC TÙNG

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO SINH VIÊN
LỚP TỰ CHỌN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ TRƯỜNG ĐẠI
HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
-----------------------------

TRẦN ĐỨC TÙNG

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO SINH VIÊN
LỚP TỰ CHỌN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ TRƯỜNG ĐẠI


HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Tên ngành:

Giáo dục học

Mã ngành:

9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS. TS.Lê Qúy Phượng

2.

TS. Nguyễn Kim Lan

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận án


Trần Đức Tùng


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSBĐ:

Chuyên sâu Bóng đá

ĐHBKHN:

Đại học Bách khoa Hà Nội

GDTC:

Giáo dục thể chất

HLV:

Huấn luyện viên

KHTDTT:

Khoa học Thể dục thể thao

LVĐ:

Lượng vận động

SBCM:


Sức bền chuyên môn

SV:

Sinh viên

TW:

Trung ương

TDTT:

Thể dục thể thao

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

VĐV:

Vận động viên

XFC:

Xuất phát cao

DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
cm


: Centimet

kg

: kilogam (trọng lượng)

l

: lít

m

: mét

ms

: miligiây


MỤC LỤC
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu
Danh mực các đơn vị đo lường
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................. 4
1.1. Vai trò và đặc điểm của môn Bóng đá............................................................... 4
1.1.1. Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao.................................................. 4

1.1.2. Sự đa dạng về kỹ - chiến thuật............................................................................... 4
1.1.3. Bóng đá là môn thể thao mang tính nghệ thuật cao .................................... 5
1.1.4. Sự gắng sức về thể chất............................................................................................ 5
1.1.5. Sự tác động đa dạng về tâm lý............................................................................... 6
1.2. Nhiệm vụ Giáo dục thể chất trong trường Đại học và mục tiêu đào
tạo của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.......................................................................... 7
1.2.1. Nhiệm vụ Giáo dục thể chất trong các trường Đại học ............................. 7
1.2.2. Mục tiêu đào tạo của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ....................... 8
1.2.3. Mục tiêu môn học chuyên sâu Bóng đá của Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội.............................................................................................................................................. 9
1.2.4. Nội dung môn học chuyên sâu Bóng đá của Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội.............................................................................................................................................. 10
1.3. Cơ sở lý luận của việc huấn luyện sức bền chuyên môn......................... 11
1.3.1. Cơ sở phương pháp giáo dục sức bền................................................................ 11
1.3.2. Các thành phần lượng vận động và quãng nghỉ trong giáo dục sức
bền................................................................................................................................................................. 12
1.3.3. Phương pháp giáo dục sức bền ưa khí và yếm khí ....................................... 16
1.4. Các quan điểm về huấn luyện sức bền chuyên môn trong thể


thao.............................................................................................................................................................. 18
1.5. Các bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong môn bóng đá.......22
1.5.1. Khái niệm bài tập thể dục thể thao
...........................................................................................................................................................

22

1.5.2. Phân loại bài tập trong huấn luyện môn Bóng đá
...........................................................................................................................................................


23

1.5.3. Bài tập huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn cho sinh viên lớp
tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
........................................................................................................................................................................

25

1.6. Đặc điểm giải phẫu sinh lý, tâm lý lứa tuổi 18 – 22................................... 27
1.6.1 Đặc điểm giải phẫu sinh lý lứa tuổi 18 – 22
...........................................................................................................................................................

27

1.6.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 18 – 22
...........................................................................................................................................................

28

1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan.......................................................... 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................................................. 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 37
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
...........................................................................................................................................................

37

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm:

...........................................................................................................................................................

38

2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm:
...........................................................................................................................................................

39

2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
...........................................................................................................................................................

39

2.2.5. Phương pháp kiểm tra y sinh
...........................................................................................................................................................

41


2.2.6. Phương pháp kiểm tra thần kinh tâm lý
...........................................................................................................................................................

43

2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
...........................................................................................................................................................

45


2.2.8. Phương pháp toán học thống kê
...........................................................................................................................................................

46

2.3. Tổ chức nghiên cứu...................................................................................................... 48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.......................................... 50
3.1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy, sức bền chuyên môn của
sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội................................................................................................................................................................. 50
3.1.1. Thực trạng phương tiện và phương pháp phát triển sức bền chuyên
môn cho sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội.
........................................................................................................................................................................

50


3.1.2. Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ phát triển sức bền chuyên
môn cho sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội................................................................................................................................................................. 54
3.1.3. Lựa chọn các test đánh giá sức bền chuyên môn cho sinh viên lớp tự
chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ......................................... 55
3.1.4. Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn cho sinh viên lớp tự chọn
chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.................................................... 65
3.1.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy, sức bền
chuyên môn cho sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội.............................................................................................................................................. 69
3.2. Lựa chọn các bài tập phát triển sức bền chuyên môn của sinh viên
lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội...................76

3.2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc lựa chọn bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội.............................................................................................................................................. 76
3.2.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn để lựa chọn bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội.............................................................................................................................................. 77
3.2.3. Lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho sinh viên lớp tự
chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ......................................... 80
3.2.4. Bàn luận về lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho sinh
viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội .................86
3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền
chuyên môn của sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội................................................................................................................................ 91
3.3.1. Ứng dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho sinh viên lớp
tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ................................... 91
3.3.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho sinh
viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội .................93


3.3.3. Bàn luận về hiệu quả các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho
sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 109
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng

Tên bảng
2.1
3.1

Đánh giá V02max theo test Coop

Thực trạng các phương tiện (bài t

lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHB

Phỏng vấn đánh giá các phương t
3.2

CSBĐ phát triển SBCM cho SV lớ
(n=12)

3.3

3.4

3.5

Phỏng vấn các phương pháp giản

SV lớp tự chọn CSBĐ Trường Đ

Phỏng vấn đánh giá phương pháp


cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trườn

Đánh giá thực trạng CSVC, trang
phát triển SBCM cho SV lớp tự

Kết quả phỏng vấn sinh viên đánh
3.6

CSVC và trang thiết bị tập luy
ĐHBKHN (n=135)

3.7

3.8

3.9

Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đ

chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN (

Xác định độ tin cậy các chỉ tiêu đ

chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN (

Xác định tính thông báo của 2 lần

SBCM cho SV lớp tự chọn CSB

Xác định tính thông báo các chỉ ti

3.10

học tập môn CSBĐ cho SV lớp tự
(n=60)

Xác định tính thông báo các chỉ ti
3.11

2

tham chiếu V0 max cho SV lớp tự
(n=60)


3.12
3.13

Bảng điểm đánh giá SBCM cho S
ĐHBKHN

Bảng phân loại đánh giá SBCM c


Trường ĐHBKHN
3.14

3.15

Bảng tổng điểm tối đa đánh g
CSBĐ Trường ĐHBKHN

Kết quả phỏng vấn về sự ảnh
phát triển SBCM cho SV lớp tự

Kết quả phỏng vấn lựa chọn t

3.16 xúc sức bền tâm lý cho SV lớp tự
(n=8)
3.17

3.18

3.19

3.20

3.21

3.22

3.23

Đánh giá thực trạng SV lớp tự
(n=225)

Đánh giá thực trạng SBCM c
ĐHBKHN

So sánh điều kiện CSVC t

ĐHBKHN với một số trường Đạ


Thực trạng bài tập phát triển S
Trường ĐHBKHN Hà Nội.

Phỏng vấn đánh giá thực trạn

lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHB

Kết quả phỏng vấn lựa chọn b

chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN (
Kết quả kiểm định độ tin cậy

SV lớp tự chọn CSBĐ Trường Đ
Kết quả kiểm định độ tin cậy

3.24

3.25

3.26

triển SBCM cho SV lớp tự chọn

Kế hoạch thực hiện bài tập ph
chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN

Số lần lặp lại bài tập phát triể
CSBĐ Trường ĐHBKHN



3.27

3.28
3.29

Kết quả phỏng vấn đánh giá ứ

cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trườn

Kết quả kiểm tra SBCM của S
ĐHBKH – thời điểm trước thực

Kết quả phân loại SBCM n


chứng –thời điểm trước thực ngh
3.30

3.31

3.32

3.33

3.34

3.35

3.36


3.37

3.38

3.39

3.40

3.41

3.42

Kết quả đánh giá trạng thái cả

TEST của nhóm thực nghiệm –th

Kết quả đánh giá trạng thái cả

TEST của nhóm thực nghiệm–th

Kết quả kiểm tra SBCM nhó

chứng–thời điểm sau 02 học kỳ t

Kết quả phân loại SBCM nhó

chứng–thời điểm sau 02 học kỳ t

Kết quả đánh giá trạng thái cả


TEST của nhóm thực nghiệm –th

Kết quả đánh giá trạng thái cả

TEST của nhóm thực nghiệm –th

Kết quả kiểm tra SBCM n

chứng–thời điểm sau 04 học kỳ t

Kết quả phân loại SBCM n

chứng–thời điểm sau 04 học kỳ t

Kết quả đánh giá trạng thái cả

TEST của nhóm thực nghiệm –th

Kết quả kiểm tra SBCM nhó

chứng–thời điểm sau 05 học kỳ t

Kết quả phân loại SBCM n

chứng–thời điểm sau 05 học kỳ t

Kết quả đánh giá trạng thái cả

TEST của nhóm thực nghiệm –th


Tổng hợp kết quả học sau 5 h

thực nghiệm và nhóm đối chứng



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ
3.1

Thành phần phỏng v

SV lớp tự chọn CSB
3.2

Phân loại thực trạn

(K59) Trường ĐHBK
3.3

Tỷ lệ trung bình phâ

nhóm đối chứng –thờ
3.4

Tỷ lệ đánh giá trạng


TEST của nhóm thực
3.5

Tỷ lệ đánh giá trạng

TEST của nhóm thực
nghiệm
3.6

So sánh song song n

nghiệm và nhóm đối c
3.7

So sánh theo dõi dọc
nghiệm và nhóm đối

3.8

Tỷ lệ trung bình phâ

nhóm đối chứng –thờ
3.9

Tỷ lệ đánh giá trạng

TEST của nhóm thực
nghiệm
3.10


Tỷ lệ đánh giá trạng

TEST của nhóm thực
nghiệm
3.11

So sánh song song

nghiệm và nhóm đối
nghiệm
3.12

So sánh song song

nghiệm và nhóm đối
nghiệm


3.13

Tỷ lệ trung bình p

nhóm đối chứng–thờ
3.14

Tỷ lệ đánh giá trạ

TEST của nhóm thực
nghiệm
3.15


So sánh song song

và nhóm đối chứng–
3.16

So sánh theo dõi d
nghiệm và nhóm đối

3.17

Tỷ lệ trung bình p

nhóm đối chứng–thờ
3.18

Tỷ lệ đánh giá trạ

TEST của nhóm thực
nghiệm
3.19

Tỷ lệ kết quả học

thực nghiệm và nhóm


1

PHẦN MỞ ĐẦU

Mục tiêu hàng đầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là tạo ra
con người mới phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu của xã hội đó là những con
người có trí thức khoa học, có đạo đức, có khả năng thẩm mỹ và có sức khỏe.
Ngày nay, khi cả nước đang tập trung sức lực, trí tuệ vào công cuộc phát
triển kinh tế, xây dựng đất nước với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”. Tại nghị quyết Trung ương 4 khóa VII về đổi
mới công tác giáo dục và đào tạo đã khẳng định mục tiêu đó là nhằm giáo dục,
hình thành nhân cách và tăng cường thể lực cho những người chủ tương lai của
đất nước, những người trí thức, lao động trẻ: “Phát triển cao về trí tuệ, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” [7].
Trong nghị quyết đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X của Đảng đã
khẳng định: “Đẩy mạnh hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng và tầm vóc của
con người Việt Nam. Phát triển phong trào TDTT quần chúng với mạng lưới cơ
sở rộng khắp”. Phát triển TDTT cả về quy mô và chất lượng, góp phần nâng
cao thể lực và phát huy tinh thần dân tộc của người Việt Nam” [27],[28].
Rèn luyện thể chất là một yếu tố không thể thiếu ở bất kỳ một trường học
nào từ bậc tiểu học đến Đại học, ở bậc tiểu học và phổ thông, giáo dục thể chất
(GDTC) cho học sinh chủ yếu sử dụng các bài tập thể dục phát triển chung, ở
bậc Cao đẳng, Đại học việc sử dụng các bài tập đa dạng hơn với những môn thể
thao khác nhau như: Cầu lông, Bóng đá, Bóng chuyền, Thể dục, Điền kinh...
đều đã góp phần nâng cao thể lực cho sinh viên [6],[8],[10].
Từ khi đất nước đổi mới và hội nhập cho đến nay đã có nhiều môn thể
thao phát triển mạnh mẽ và đạt được thành tích cao trong khu vực và trên thế
giới trong đó có bóng đá. Có thể nói bóng đá là môn thể thao “vua” bởi tính
hấp dẫn, lôi cuốn và đầy bất ngờ của nó, nên bóng đá đã thu hút đông đảo quần
chúng tham gia tập luyện và thi đấu, ngoài việc nâng cao sức khỏe còn rèn
luyện những đức tính: kiên trì, lòng dũng cảm... Đặc điểm của môn bóng đá là


2


mang tính chất đối kháng nên đòi hỏi các cầu thủ bóng đá phải có kỹ thuật cùng
với thể lực dồi dào, các cầu thủ thường xuyên phải di chuyển, va chạm quyết
liệt trong các tình huống tranh chấp bóng [1].
Là một trường đại học khoa học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam, trường
Đại học Bách khoa Hà Nội đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của mình nhằm phục
vụ cho mục tiêu chung của đất nước. Mặt khác nhà trường luôn quan tâm đến
phong trào thể dục thể thao của sinh viên.
Qua thực tiễn công tác giảng dạy và huấn luyện đội tuyển bóng đá sinh
viên của trường, tôi nhận thấy thể lực chuyên môn đặc biệt là sức bền chuyên
môn của sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu bóng đá (CSBĐ) là yếu nhất, được
thể hiện qua những động tác chạy tốc độ, nước rút, dẫn bóng, tranh cướp bóng.
Trong các trận đấu của sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội và giải
bóng đá sinh viên toàn quốc tổ chức hàng năm. Trong quá trình giảng dạy và
huấn luyện chúng tôi đã tiến hành nhiều phương pháp, bài tập nhằm phát triển
sức bền chuyên môn cho sinh viên (SV) các lớp học bóng đá, song các bài tập
(BT) chúng tôi tiến hành chưa đồng bộ, chưa khoa học, và chưa được kiểm
nghiệm đánh giá cho nên hiệu quả đạt được chưa cao. Xuất phát từ những vấn
đề trên, nhằm phát mục đích phát triển sức bền chuyên môn (SBCM) cho SV
lớp tự chọn CSBĐ trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBKHN), tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng các bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên
môn cho sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu bóng đá Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là lựa chọn được các BT phát triển
SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ và đánh giá được hiệu quả các BT trên đối
tượng nghiên cứu. Qua đó nâng cao được SBCM nói riêng và chất lượng giảng
dạy cho SV CSBĐ trong nhà trường nói chung.



3

Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy, SBCM của SV lớp
tự chọn CSBĐ trường ĐHBKHN
Mục tiêu 2. Lựa chọn các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho sinh
viên lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN.
Mục tiêu 3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho sinh viên lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN.
Giả thuyết khoa học:
Giả thuyết rằng, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển
SBCM của SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN song nguyên nhân chủ
yếu là: Nội dung huấn luyện, phương pháp, và phương tiện huấn luyện thể
lực... cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN. Tuy nhiên, nếu lựa chọn
được bài tập phát triển SBCM hợp lý, khoa học tác động hợp lý đến quá trình
giảng dạy GDTC, huấn luyện cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN thì
SBCM sẽ được nâng lên đáp ứng được mục tiêu môn học đề ra, góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy GDTC của Nhà trường.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vai trò và đặc điểm của môn Bóng đá.
1.1.1. Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao:
Thi đấu Bóng đá (BĐ) gồm hai đội, tiến hành trên một sân có diện tích
rộng. Mỗi đội là một tập thể gồm nhiều cá nhân, có vai trò vị trí khác nhau, với
những đặc điểm riêng biệt của mỗi người, được kết dính với nhau bằng những
ý


đồ chiến thuật rõ ràng, có cùng chung một mục đích là giành chiến thắng

trước đội bóng của đối phương. Chính vì điều đó, BĐ luôn phải thể hiện tính
đồng đội, tinh thần đoàn kết, sự khát khao chiến thắng, nỗ lực hết mình trong
mỗi cá nhân, thì mới có thể hình thành nên một đội bóng mạnh.
BĐ là môn thể thao mang tính chiến đấu và tính đối kháng cao. Trong thi
đấu, hai đội đều tranh giành quyết liệt, làm sao đưa bóng vào cầu môn đối
phương, đồng thời cũng tranh cướp quyết liệt, giành giật quả bóng không cho
đối phương đá bóng vào cầu môn của mình. Vì lẽ đó, VĐV hai đội quyết chiến
đấu, triển khai giành giật và tấn công nhau. Nhất là ở khu vực trước cầu môn
của mỗi đội, cuộc tranh giành bóng rất quyết liệt, một bên cố giành bóng sút
vào cầu môn đối phương để ghi bàn, còn một bên quyết chiến đấu bảo vệ cầu
môn không bị thủng lưới.
Tập thể đội bóng đông người, nên khả năng hợp đồng phối hợp phải cao,
phải biết phát huy điểm mạnh và khắc phục những chỗ yếu của đội. Mấu chốt
của sự tập luyện trong môn BĐ, chính là nhằm nâng cao khả năng tổ chức, hợp
đồng phối hợp trong thi đấu, mà điều này đòi hỏi tính tập thể cao [13],[44].
1.1.2. Sự đa dạng về kỹ - chiến thuật:
BĐ là một trong những môn thể thao có các loại kỹ thuật cơ bản rất
phong phú, đa dạng với độ khó khác nhau. Nhưng điều đáng nói hơn là sự
phong phú này được nhân gấp bội lần trong thi đấu. Các tình huống thi đấu đa
dạng và quyết liệt, các điều kiện khách quan để thực hiện kỹ thuật cũng biến
đổi rất phức tạp như: ý đồ và sự thực hiện kỹ- chiến thuật, sự chống trả của đối


5

phương, khả năng quan sát vị trí cá nhân và đồng đội, khả năng nhận định tình
huống trận đấu… dẫn đến sự biến thể của kỹ- chiến thuật. Để phù hợp với các

điều kiện hoàn cảnh của tình huống, người chơi không thể áp dụng máy móc
những yếu lĩnh kỹ thuật cơ bản đã được tập luyện, mà còn phải sáng tạo những
thao tác kỹ thuật mới, hình thành kỹ năng kỹ xảo cho mỗi cá nhân, mà thực
chất là những biến thể của các kỹ thuật cơ bản. Bản chất của những biến thể có
tính sáng tạo này là sự thích nghi của hệ thống chức năng vận động. Đó chính
là sự tác động cần thiết lên người tập trong quá trình tập luyện, để nâng cao
chức năng vận động của cơ thể [13], [37].
1.1.3. Bóng đá là môn thể thao mang tính nghệ thuật cao:
Bóng đá là một trong những môn thể thao có ảnh hưởng lớn nhất và phát
triển rộng rãi nhất trên thế giới. Là môn thể thao đối kháng trực tiếp giữa hai
đội bóng thay phiên nhau tấn công và phòng thủ. BĐ là môn thể thao người
chơi không được dùng tay, mà chủ yếu là dùng chân để điều khiển bóng. Từ đó,
đôi chân không chỉ giữ chức năng di chuyển cơ thể như các môn thể thao khác,
mà còn nhận một nhiệm vụ rất quan trọng, phức tạp là thực hiện các động tác
điều khiển bóng. Đôi chân phải thực hiện các động tác như giữ bóng, dẫn bóng,
chuyền bóng, sút bóng, động tác giả… vô cùng đa dạng và linh hoạt.
BĐ còn hấp dẫn ở tính quyết liệt trong thi đấu, với lượng vận động nặng
và độ khó cao. Trong thi đấu BĐ, luôn thể hiện rõ sự quyết tâm, tinh thần ý chí
và sự nỗ lực hết mình của người chơi để giành thắng lợi.
BĐ luôn đòi hỏi sự kết hợp giữa các yếu tố: thể lực, chiến thuật, kỹ thuật,
tư duy và phong cách trong thi đấu. Kết quả trận đấu phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố khách quan, cũng như chủ quan, nên rất khó dự đoán trước. Tính đối
kháng quyết liệt, sự cạnh tranh về tỉ số, sự đa dạng về tình huống và cả những
bàn thắng đẹp, luôn làm nên sự hấp dẫn không giống với bất cứ môn thể thao
nào khác. Đó chính là vẻ đẹp nghệ thuật của môn BĐ [11],[63],[64].
1.1.4. Sự gắng sức về thể chất:


6


Các trận thi đấu BĐ thường kéo dài từ 90 -120 phút. Trong suốt thời gian
đó, người chơi tại nhiều thời điểm phải nỗ lực tối đa để tranh cướp bóng, để
vượt qua đối phương, để thực hiện những pha tấn công mang tính quyết định.
Càng về cuối trận, sự mệt mỏi càng tăng lên. Sau mỗi trận đấu, trọng lượng cơ
thể của người chơi có thể giảm sút đáng kể. Trong những lúc gắng sức tối đa,
mạch đập của họ có thể tăng lên 180-200 lần/ phút. Hoàn cảnh đó, đòi hỏi
người chơi phải có nỗ lực ý chí rất lớn.
Do những đặc điểm hoạt động đó, BĐ đòi hỏi người chơi phải có đầy đủ
những yếu tố thuộc về thể chất như:
Cần có sự phát triển tốt về các tố chất thể lực như sức nhanh ‟ mạnh ‟ bền, năng lực vận
động như mềm dẻo khéo léo, khả năng quan sát, phối hợp vận động trong không gian rộng…

Cần có sự thích nghi của hệ thống chức năng trao đổi chất, cung cấp
năng lượng cho những hoạt động đa dạng trong môn BĐ.
Cần có khí chất thuộc các loại linh hoạt, sôi nổi, điềm tĩnh. Điều này, liên
quan đến tính linh hoạt, cường độ mạnh và tính thăng bằng của hệ thần kinh.
Cần có sự phát triển tốt của chức năng thần kinh vận động như các loại
phản xạ (đơn giản, lựa chọn, di động), cảm giác dùng lực, cảm giác không gian,
thời gian, tính nhịp điệu…[11],[13],[34].
1.1.5. Sự tác động đa dạng về tâm lý:
Môn BĐ là môn thể thao đầy sự căng thẳng về cảm xúc và ý chí. Trong
quá trình thi đấu, để đạt mục đích và nhiệm vụ đã được đề ra, người chơi BĐ
phải khắc phục nhiều khó khăn trở ngại với những căng thẳng nhiều khi đến tối
đa về thể lực và tâm lý. Thi đấu trong môn BĐ, là sự tranh đấu quyết liệt về sức
mạnh thể chất và tinh thần. Để chiến thắng đối phương, người chơi phải nỗ lực
vượt lên trên đối phương. Một sai lầm nhỏ, cũng có thể dẫn đến thất bại của
bản thân và đồng đội. Đó là áp lực luôn đè nặng lên tâm lý của người chơi. Mặt
khác, trong tiến trình thi đấu sự thất bại tạm thời có thể gây cảm xúc xấu, như



7

lo sợ, giảm sự tự tin, thậm chí đánh mất niềm tin… tại những thời điểm quyết
định trong thi đấu. Áp lực về tâm lý vốn đã căng lại càng thêm căng thẳng. Áp
lực từ phía khán giả và trọng tài cũng là một yếu tố làm căng thẳng tâm lý. Số
lượng lớn khán giả theo dõi và phản ứng cuồng nhiệt đối với từng diễn biến của
trận đấu, hay việc hành xử đôi khi thiếu chính xác, thiếu sự vô tư của trọng tài,
là những yếu tố tác động rất mạnh đến tâm lý của người chơi.
Trong những hoàn cảnh đó, rất cần ở người chơi khả năng kiểm soát
được trạng thái tâm lý, ổn định được cảm xúc, phải có ý chí mạnh mẽ đễ kiên
trì theo đuổi mục đích, duy trì lòng tự tin, tinh thần chiến đấu ngoan cường.
Điều đó, rất cần ở người chơi một hệ thần kinh mạnh mẽ và thăng bằng cho
phép chịu đựng được sự căng thẳng, cảm xúc cao độ, làm chủ trạng thái tâm lý
và duy trì được hưng phấn tối ưu [22],[14].
1.2. Nhiệm vụ Giáo dục thể chất trong trường Đại học và mục tiêu
đào tạo của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Sinh viên ĐHBK Hà Nội có nhiều sự lựa chọn về ngành học và hướng
phát triển nghề nghiệp theo nguyện vọng và năng lực của sinh viên. Mô hình
đào tạo của nhà trường luôn thay đổi theo hướng thích hợp , linh hoạt và hội
nhập quốc tế, hỗ trợ tốt nhất cho người học.
Bên cạnh việc trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành,
ĐHBK Hà Nội còn đặc biệt chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa , mô hình
hoạt động các câu lạc bộ thể thao giúp sinh viên phát triển toàn diện, với khuân
viên 20.000m2 dành cho thể thao, SV đã tự thành lập các CLB với nhiều hoạt
động thú vị và bổ ích; như CLB tiếng anh , các CLB thể thao , CLB sinh viên
NCKH ….
Sinh viên ĐHBK Hà Nội luôn ý thức việc rèn luyện thể chất và NCKH.
1.2.1. Nhiệm vụ GDTC trong các trường Đại học.
Đảng và nhà nước luôn luôn nhất quán về mục tiêu công tác GDTC và
thể thao trường học là nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán

bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hoá xã hội, phát triển hài hoà, có


8

thể chất cường tráng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có khả
năng tiếp cận với thực tiễn lao động sản xuất của nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa [10],[12],[59].
Căn cứ vào mục tiêu trên, GDTC và thể dục thể thao trường học phải
giải quyết 3 nhiệm vụ:
Góp phần giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần tập thể,
ý

thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh, tinh

thần tự giác rèn luyện thân thể, sẵn sàng phục vụ lao động sản xuất và bảo vệ tổ
quốc.
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và
phương pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản của một số
môn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các
phương tiện để rèn luyện thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ
chức các hoạt động TDTT của nhà trường và xã hội.
Góp phần duy trì và củng cố sức khoẻ, nâng cao trình độ thể lực cho sinh
viên, phát triển cơ thể hài hoà, cân đối, rèn luyện thân thể, đạt những tiêu chuẩn
thể lực quy định [12].
Dễ nhận thấy rằng, một trong những nhiệm vụ cơ bản quan trọng của
GDTC là không ngừng nâng cao sức khoẻ, nâng cao trình độ chuẩn bị thể lực
cho sinh viên. Nôvicốp A.D; Mátvêép L.P (1993); khẳng định; “…thể lực là
một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động của
con người, trong đó có thể dục thể thao. Hơn nữa, rèn luyện (phát triển) thể lực,

lại là một trong những đặc điểm cơ bản, nổi bật của quá trình GDTC” [48].
1.2.2. Mục tiêu đào tạo của Trường ĐHBKHN
Trường ĐHBKHN được thành lập vào năm 1956, là trường đại học khoa
học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam. Trường ĐHBKHN đã đề ra nhiệm vụ
chiến lược của mình là phục vụ cho mục tiêu chung của đất nước. Mặt khác nhà
trường luôn quan tâm đến công tác GDTC và phong trào thể dục thể thao
(TDTT) của SV góp phần thực hiện nhiệm vụ “nâng cao dân trí, đào tạo nhân


×