Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Xử lý chất thải rắn thông thường theo pháp luật bảo vệ môi trường việt nam hiện nay từ thực tiễn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.34 KB, 82 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG ANH TUẤN

XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG THEO PHÁP LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY, TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

HÀ NỘI, 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG ANH TUẤN

XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG THEO PHÁP LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY, TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VŨ THỊ DUYÊN THỦY

HÀ NỘI, 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Xử lý chất thải rắn thông thường theo pháp
luật bảo vệ môi trường Việt Nam hiện nay từ thực tiễn huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh” là nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung kết quả nhiên cứu
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.
Các số liệu, ví dụ trích dẫn phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau, đảm bảo tính chính
xác, trung thực và tin cậy.
Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã hoàn thành việc thanh toán
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Học viện Khoa học Xã hội xem
xét để tôi có thể được bảo vệ Luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng 6 năm 2019

Học viên thực hiện

Hoàng Anh Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Để tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu, ngoài việc vận dụng
những kiến thức của bản thân, tác giả còn nhận được hỗ trợ của các cá nhân,
tổ chức. Vì vậy, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Vũ
Thị Duyên Thủy là người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả vô cùng tận tình, tỉ
mỉ để tác giả có thể hoàn thành công trình nghiên cứu đảm bảo chất lượng

cũng như thời hạn theo quy định của Học viện.
Tác giả cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Học viện
Khoa học xã hội cùng tập thể các thầy cô giảng viên đã nhiệt tình giảng dạy,
truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại Học viện.
Cuối cùng, tác giả nhận thấy đề tài nghiên cứu đã chọn lựa mặc dù
không phải là đề tài mới, nhưng trên thực tế rất ít công trình nghiên cứu về đề
tài cũng như liên quan đến đề tài và cũng không có nhiều văn bản quy phạm
pháp luật quy định về lĩnh vực xử lý chất thải rắn thông thường. Tác giả đã cố
gắng hoàn thiện luận văn cả về nội dung cũng như hình thức nhưng vẫn không
tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tác giả kính mong nhận được sự quan tâm,
nhận xét của các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ về công trình nghiên cứu.
Thông qua đó, tác giả sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm, khắc phục
thiếu sót để hoàn thiện luận văn cũng như các công trình nghiên cứu sau này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Hoàng Anh Tuấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI
RẮN THÔNG THƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI
RẮN THÔNG THƯỜNG............................................................................... 7
1.1.Một số vấn đề cơ bản về chất thải rắn thông thường và xử lý chất
thải rắn thông thường..................................................................................7
1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật xử lý chất thải rắn thông
thường....................................................................................................... 17
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về xử lý chất thải rắn thông

thường....................................................................................................... 27
Kết luận chương 1.....................................................................................28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI
RẮN THÔNG THƯỜNG, TỪ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI
HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH................................................30
2.1. Thực trạng pháp luật xử lý chất thải rắn thông thường......................30
2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về xử lý chất thải rắn thông thường
tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh........................................................45
Kết luận chương 2.....................................................................................54
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ
LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN,
TỈNH QUẢNG NINH................................................................................... 55
3.1 Định hướng hoàn pháp luật về xử lý chất thải rắn thông thường........55
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử lý chất
thải rắn thông thường tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh....................58
Kết luận chương 3.....................................................................................67
KẾT LUẬN.................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 73


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

BĐKH

Biến đổi khí hậu


QHBVMT

Quy hoạch bảo vệ môi trường

KT-XH

Kinh tế - xã hội

BVMT

Bảo vệ môi trương

PTBV

Phát triển bền vững

CNH,HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

ĐDSH

Đa dạng sinh học

CTRTT


Chất thải rắn thông thường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QCKT

Quy chuẩn kỹ thuật

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

BVTV

Bảo vệ thực vật

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CTR

Chất thải rắn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản


KCN

Khu công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

ĐGTĐMT

Đánh giá tác động môi trường

VSMT

Vệ sinh môi trường


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
năm 2017:.......................................................................................................50
Bảng 2.2. Thực trạng chi phí cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR
sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn:............................................................... 51


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, môi trường sống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống, sức khỏe của con người, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là
chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người
dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

thông thường ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được
các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện
nay. Mặc dù các cơ quan có thẩm quyền, các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu
gọi bảo vệ môi trường nhưng chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi
trường, khiến ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên báo động và trầm trọng
hơn.
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất
thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu
công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo
ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60%
khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị,
chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát
nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về
bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy
rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự
nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải

1


bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan
suốt 14 năm liền1.
Năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt quy
hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030 và Vân Đồn được làm nơi thử nghiệm mô hình
phát triển mới Khu hành chính - Kinh tế đặc biệt xuất phát từ chính ưu thế về
vị trí địa kinh tế - chính trị của Vân Đồn. Với xứ mệnh to lớn, một tương lai
về sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh của Vân Đồn trong thời gian qua và sắp
tới sẽ tác động mạnh đến tài nguyên và đặt ra nhiều vấn đề môi trường, nổi

cộm nhất là việc quản lý và xử lý chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn thông
thường phát sinh từ các hoạt động sản xuất, đô thị, du lịch sẽ ngày càng nhiều
và việc thu gom, xử lý nó đang ngày càng trở nên cấp bách.
Hiện nay, các hoạt động về xử lý chất thải rắn thông thường của huyện
Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh còn nhiều bất cập, các quy định của pháp luật về
xử lý chất thải rắn thông thường còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ gây ra rất
nhiều khó khăn cho các chủ thể trong quá trình xử lý. Vì thế việc hoàn thiện
pháp luật về xử lý chất thải rắn thông thường là một nhu cầu cấp thiết trong
giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. Chính vì những lý do trên, tác giả quyết định
lựa chọn đề tài “Xử lý chất thải rắn thông thường theo pháp luật Bảo vệ môi
trường Việt Nam hiện nay từ thực tiễn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” làm
luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề xử lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn thông thường nói
riêng đang được Nhà nước và các cơ quan tổ chức quan tâm. điều này được

1 />2


thể hiện thông qua việc rất nhiều tác giả đã thực hiện các công trình nghiên
cứu khoa học vấn đề này, cụ thể như:
- Nguyễn Văn Phước , “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất thải rắn.
Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Bình Dương đến năm 2010” luận văn thạc sĩ ( năm 2006) .
- Lưu Việt Hùng, “ Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại
việt nam” luận văn thạc sĩ ( năm 2010).
- Phan Thị Ngân “ Pháp luật về quản lý chất thải qua thực tiễn thực
hiện tại thàn phố đà nẵng” luận văn thạc sĩ ( năm 2019).
Bên cạnh đó còn có khoá luận tốt nghiệp của các sinh viên Trường Đại
học Luật Hà Nội: Phạm Thị Liễu, Đánh giá các quy định của pháp luật về

quản lý chất thải năm 2008. Ngoài ra các nhà khoa học đã có những bài viết
đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Có thể kể đến một số bài viết như: Lê
Kim Nguyệt, Một cơ chế phù hợp cho quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp tháng 11 năm 2002; Tuy nhiên, hầu
hết những bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đánh giá công tác
quản lý chất thải, mà không đi sâu phân tích vào công việc xử lý chất thải.
Mặc dù giai đoạn xử lý chất thải thuộc công việc quản lý chất thải, nhưng xét
về yếu tố tác động đến môi trường thì giai đoạn xử lý chất thải trực tiếp ảnh
hưởng đến môi trường như tác động trực tiếp. Bởi, chỉ khi xử lý chất thải tốt,
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật thì sẽ đảm bảo được chất lượng chất thải được
xử lý và đảm bảo môi trường sống tốt nhất có thể. Vì vậy với đề tài “Pháp luật
về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam” tôi mong muốn đóng góp
một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện pháp luật về quản lý
chất thải.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
pháp luật xử lý chất thải rắn thông thường tại huyện Vân Đồn, từ đó, đề xuất
các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý chất thải rắn thông thường nhằm
mục tiêu phát triển bền vững.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu luận văn có nhiệm vụ làm sáng tỏ các khái niệm
cơ bản về chất thải rắn thông thường, xử lý chất thải rắn thông thường; nghiên
cứu khái niệm pháp luật, nguyên tắc và nội dung pháp luật về xử lý chất thải
rắn thông thường, phân tích các yếu tố tác động đến pháp luật về xử lý chất
thải rắn thông thường; phân tích, đánh giá thực trạng và thực trạng thực hiện

pháp luật về xử lý chất thải rắn thông thường; đề xuất định hướng hoàn thiện
pháp luật về xử lý chất thải rắn thông thường và nêu các giải pháp hoàn thiện
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử lý chất thải rắn thông thường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm , luận điểm, các
văn bản pháp luật, các số liệu, báo cáo thực tiễn về xử lý chất thải rắn thông
thường theo pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam hiện nay từ thực tiễn
huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
4.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Chất thải rắn thông thường là loại chất thải được phát sinh từ rất nhiều
nguồn khác nhau. Song, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về xử lý hai loại
chất thải rắn hiện phát sinh nhiều nhất là: chất thải rắn công nghiệp thông
thường và chất thải rắn sinh hoạt thông thường theo pháp luật bảo vệ môi
trường Việt Nam hiện nay, đề cập đến các vấn đề pháp lý liên quan đến xử lý

4


chất thải rắn thông thường từ thực tiễn áp dụng tại địa bàn huyện Vân Đồn,
tỉnh Quảng Ninh.
Thời gian: Số liệu nghiên cứu từ năm 2016-2018, giải pháp tới 2030
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo
vệ môi trường, về pháp luật về xử lý chất thải rắn thông thường.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra, người viết luận văn sử dụng
phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương

pháp khảo sát thực tiễn và đánh giá, phương pháp phân tích….
Cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục của
luận văn.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để tập hợp, xử lí các tài liệu, số
liệu... phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh các luận
điểm, các nhận định về thực trạng pháp luật, thi hành pháp luật và tác động
của nó.
- Phương pháp tổng hợp, qui nạp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa
ra những kết luận của từng chương và kết luận chung của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa nhất định trong việc làm
sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về xử lý chất thải rắn thông thường tại
huyện Vân Đồn hiện nay.

5


Các kết quả nghiên cứu của Luận văn này có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về Luật học. Một số kiến
nghị của đề tài có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và tổ chức
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về xử lý chất thải nói
chung và pháp luật về xử lý chất thải rắn thông thường nói riêng.
7. Cơ cấu của Luận văn
Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, lời nói đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về xử lý chất thải rắn thông thường và
pháp luật xử lý chất thải rắn thông thường.
Chương 2: Thực trạng pháp luật xử lý chất thải rắn thông thường và

thực tiễn thực hiện tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Định hướng hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật về xử lý chất thải rắn thông thường tại huyện Vân
Đồn, tỉnh Quảng Ninh

6


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG
THƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
THÔNG THƯỜNG
1.1.Những vấn đề lý luận về chất thải rắn thông thường và xử lý chất thải
rắn thông thường
1.1.1 Khái niệm chất thải rắn thông
thường - Khái niệm chất thải:
Theo cách hiểu thông thường thì Chất thải là những vật và chất mà
người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ
cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của
người khác.Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không
còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng.
Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học định nghĩa “Chất thải là rác
và những đồ vật bị bỏ đi nói chung”. Khái niệm này đưa ra hai tiêu chí để
phân biệt chất thải với vật chất tồn tại dưới dạng khác, đó là Thứ nhất, chất
thải tồn tại dưới dạng vật chất; Thứ hai, các vật chất (đồ vật không có giá trị,
không có tác dụng và không bị chiếm hữu, sử dụng nữa.Từ điển môi trường
Anh - Việt và Việt Anh định nghĩa “chất thải (watste) là bất kỳ chất gì, rắn,
lỏng hoặc khí mà cơ thể hoặc hệ thống sinh ra nó không còn sử dụng được
nữa và cần có biện pháp thải bỏ”. Theo khái niệm này các yếu tố để phân biệt
chất thải, đó là: Thứ nhất, chất thải là vật chất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí;

Thứ hai, vật chất đó không còn giá trị sử dụng đối với cơ thể hoặc hệ thống
sinh ra nó; Thứ ba, phải có biện pháp thải bỏ đối với vật chất đó.
Khái niệm chất thải cũng được sử dụng trong pháp luật quốc tế về môi
trường, được đề cập tại Công ước Basel. Điều 2 khoản 1 Công ước Basel Khái
niệm chất thải còn được đề cập trong pháp luật của khối liên kết chính

7


trị - kinh tế. Liên minh Châu Âu (EU). Điều 1 Nghị định 259/93 của EU về
vận chuyển chất thải ngày 1/2/1993 có hiệu lực từ ngày 6/5/1994 và Điều 3
khoản 1 Luật khuyến khích kinh tế tuần hoàn và đảm bảo xử lý các chất thải
phù hợp với môi trường ngày 27/9/1994 được sửa đổi bổ sung ngày 25/8/1998
của CHLB Đức. Cả hai định nghĩa trên đều có một điểm chung là “vật chất
được xác định là chất thải khi nó nằm trong Phụ lục I của Luật”. Như vậy, cả
hai luật này đều quan tâm đến việc đưa vật chất nào và không đưa vật chất
nào vào trong Phụ lục của mình. Giả sử có những vật chất chưa được đưa vào
Phụ lục nhưng nó lại có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường khi chủ sở
hữu thải bỏ thì sẽ được xác định như thế nào, đây là hạn chế mà các nhà làm
luật cần phải bổ sung. Hơn nữa, điều này sẽ khó khi áp dụng vào Việt Nam
bởi chung ta chưa đảm bảo được yếu tố về mặt kỹ thuật, công nghệ khi xác
định các dạng vật chất nằm trong danh mục chất thải thuộc sở hữu của các
chủ thể khác nhau. Pháp luật Việt Nam có quy định khác so với hai văn bản
pháp luật trên, pháp luật Việt Nam đã liệt kê cụ thể các dạng vật chất phát sinh
trong các hoạt động của con người và tồn tại dưới các dang khác nhau: Khí,
lỏng, rắn… khoản 2 Điều 2 Luật bảo vệ môi trường (BVMT) 1993, khoản 10
Điều 3 Luật BVMT 20052, khoản 12 Điều 3 Luật BVMT 2014 đều đưa ra
định nghĩa về chất thải rắn.
Khoản 12 Điều 3 Luật BVMT năm 2015 thì chất thải được định nghĩa
như sau: Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,

sinh hoạt hoặc hoạt động khác.Từ những định nghĩa nêu trên, các chất được
coi là chất thải khi thoả mãn các điều kiện sau:
- Chất thải là vật chất, các yếu tố phi vật chất không thuộc phạm trù
chất thải, ví dụ: các mối quan hệ xã hội, yếu tố tinh thần;

2

Lưu Việt Hùng , Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam ( Luận văn thạc sĩ năm
2010) , trang 3

8


- Chất thải được hiểu là các vật chất mà con người thải ra từ nhà sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác3.
Từ các định nghĩa và dựa vào các tiêu chí khác nhau ta có thể phân loại
chất thải thành các nhóm loại khác nhau:
Dựa vào dạng tồn tại của chất thải, chất thải tồn tại dưới dạng rắn (chất
thải rắn), lỏng (chất thải lỏng), khí (khí thải), nhiệt lượng, tiếng ồn…
Phụ thuộc vào sự độc hại của chất thải, chất thải bao gồm chất thải độc
hại nguy hiểm và chất thải thông thường.
Phụ thuộc vào nguồn sản sinh chất thải, chất thải được chia thành chất
thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế…
Phụ thuộc vào chu trình sản sinh ra chất thải, chất thải bao gồm nguyên
liệu thứ phẩm, phế liệu, vật liệu thứ phẩm, sản phẩm, đồ vật hư hỏng hoặc quá
hạn sử dụng
Tùy thuộc vào mức độ nguy hại của chất thải, chất thải được phân laoị
thành chất thải thông thường và chất thải nguy hại
- Khái niệm chất thải rắn
Theo cách tiếp cận chung nhất, chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất

thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn,
được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa.
Dưới góc độ pháp lý, Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn
gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
các hoạt động khác (Theo quy định tại Điều 3 Khoản 1 Nghị định số
38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu)
Ví dụ: giấy báo, rác sân vườn, đồ đạc đã sử dụng, bì nhựa, rác sinh hoạt
và bất cứ những gì mà con người loại ra môi trường.

3 />9


Có nhiều cách phân loại chất thải rắn, ví dụ như phân loại theo nguồn
gốc phát sinh, phân loại theo thành phần hóa học, theo tính chất độc hại, theo
khả năng công nghệ xử lý và tái chế…
Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: Chất thải rắn đô thị: chất thải từ hộ
gia đình, chợ, trường học, cơ quan; Chất thải rắn nông nghiệp: rơm rạ, trấu,
lõi ngô, bao bì thuốc bảo vệ thực vật; …
Phân loại theo thành phần hóa học: Chất thải rắn hữu cơ: chất thải thực
phẩm, rau củ quả, phế thải nông nghiệp, chất thải chế biến thức ăn; …
Phân loại theo tính chất độc hại: Chất thải rắn thông thường: giấy, vải,
thủy tinh; Chất thải rắn nguy hại: chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải
nông nghiệp nguy hại, chất thải y tế nguy hại…
Phân loại theo công nghệ xử lý hoặc khả năng tái chế: Chất phải phân
hủy sinh học, phân thải khó phân hủy sinh học; Chất thải cháy được, chất thải
không cháy được; Chất thải tái chế được: kim loại, cao su, giấy, gỗ…
Khi tính toán các yếu tố công nghệ cho quá trình xử lý chất thải rắn
người ta thường nói đến một số tính chất của nó như tỷ trọng,độ ẩm, độ xốp,
kích thước trung bình… Trong trường hợp công nghệ nhiệt phân được lựa
chọn người ta còn quan tâm đến các tính chất khác của chất thải như nhiệt trị,

nhiệt dung riêng, độ cháy, độ tro, thàn phần cháy4. Mỗi loại chất thải rắn sẽ có
khối lượng, nhiệt ẩm, chất trơ, độ trị và thành phần cháy khác nhau. Khi thu
gom chất thải rắn, các công ty môi trường sẽ phân loại dựa vào tính chất để dễ
dàng xử lý hơn.
- Khái niệm chất thải rắn thông thường
Như đã trình bày ở trên, nếu phân loại chất thải theo tính chất độc hại
của chúng, chất thải gồm chất thải thông thường và chất thải nguy hại. Dưới

4 />
10


góc độ pháp lý, tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính
phủ về quản lý chất thải và phế liệu có giải thích: Chất thải thông thường là
chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất
thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại. Như
vậy, để hiểu được rõ hơn về chất thải rắn thông thường thì trước hết tác giả
xin được đề cập khái niệm chất thải nguy hại.
Thứ nhất, khái niệm chất thải nguy hại:
Trên thế giới thì thuật ngữ chất thải nguy hại đã được đề cập đến từ rất
lâu. Tuy nhiên, tại các quốc gia khác nhau thì đều có quan điểm khác nhau về
thuật ngữ này, chẳng hạn như: Tại Philiphin: Chất thải nguy hại là những chất
có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, họat tính,có thể cháy, nổ mà gây nguy
hiểm cho con người, và động vật.
Ở Canada: Chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính
chất của chúng có khảnăng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi
trường. Và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để lọai bỏ hoặc
giảm đặc tính nguy hại của nó.
Tác giả cho rằng việc quy định chất thải nguy hại phụ thuộc vào trình
độ phát triển kinh tế, các lĩnh vực kinh tế và ý chí của nhà làm luật của từng

quốc gia. Tại Việt Nam đứng trước phát triển của các ngành công nghiệp hiện
nay, kéo theo đó là sự sản sinh ra nhiều chất thải nguy hại cả về số lượng lẫn
chất lượng đòi hỏi nhà nước ta phải đưa ra khái niệm cụ thể của chất thải nguy
hại phù hợp với hoàn cảnh đất nước để có những biện pháp xử lý hợp lý.
Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định: Chất thải nguy hại là
chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn
mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. Biểu hiện cụ thể các đặc
tính của chất thải nguy hại gồm:

11


Một là, có độc tính: Đầu tiên là độc tính cấp, các chất thải có thể gây tử
vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống,
hô hấp hoặc qua da. Độc tính từ từ hoặc mạn tính, các chất thải có thể gây ra
các ảnh hưởng từ từ hoặc mạn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải
hoặc ngấm qua da. Sinh khí độc, các chất thải chứa các thành phần mà khi
tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm
đến con người và sinh vật. Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Hai là, có độc tính sinh thái: Các chất thải có thể gây ra các tác hại
nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích lũy sinh học gây
tác hại đến các hệ sinh vật.
Ba là, tính dễ lây nhiễm: Chất thải nếu không được quản lý chặt chẽ,
không đảm bảo an toàn trong thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý thì các rủi
ro, sự cố sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống và
sức khỏe cộng đồng. Tùy thuộc vào đặc tính và bản chất của chất thải mà khi
thải vào môi trường sẽ gây nên các tác động khác nhau, lan truyền bệnh.
Bốn là, tính ôxy hóa: Chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện
phản ứng ôxy hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra
hoặc góp phần đốt cháy các chất đó, sẽ gây ra cháy nổ, gây nhiễm độc nguồn

nước và không khí.
Năm là, tính ăn mòn: Các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axít mạnh
(pH bằng 2 hoặc nhỏ hơn 2), hoặc kiềm mạnh (pH bằng 12,5 hoặc lớn hơn
12,5). Việc ăn mòn có thể gây cháy da, ảnh hưởng đến phổi và mắt, gây hư
hại vật liệu công trình.
Sáu là, tính dễ nổ: Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng có thể nổ do kết
quả của phản ứng hóa học khi tiếp xúc với lửa hoặc do bị va đập, ma sát sẽ
tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường

12


xung quanh. Chính vì dễ nổ nên chúng có thể gây tổn thương da, bỏng và
thậm chí là tử vong; phá hủy công trình và thậm chí chết người.
Bảy là, tính dễ cháy: Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt cháy thấp hơn 60 độ
C, chất rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát, hấp thu độ
ẩm, do thay đổi hóa học tự phát trong các điều kiện bình thường, khí nén có
thể cháy. Đặc tính dễ cháy sẽ gây ra hỏa hoạn, bỏng, làm ô nhiễm không khí
và nguồn nước.
Với những đặc tính này của chất thải nguy hại đã thấy rõ sự khác biệt
với chất thải thông thường. Trong khi chất thải nguy hại gây nguy hiểm cho
sức khỏe con người và động vật thì chất thải không thuộc danh mục chất thải
nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại
dưới ngưỡng chất thải nguy hại.
Thứ hai, khái niệm chất thải rắn thông thường
Thuật ngữ CTRTT được sử dụng nhiều trên thực tế và tại một số văn
bản quy phạm pháp luật. Tại Việt Nam, như đã đề cập ở trên, thuật ngữ này
được giải thích tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý
chất thải và phế liệu. Theo đó: Chất thải thông thường là chất thải không
thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại

nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại
Như vậy, có thể hiểu chất thải rắn thông thường trước hết phải là chất
thải rắn; CTRTT không phải là chất thải nguy hại đặc điểm này để phân biệt
với chất thải rắn nguy hại. Từ các phân tích trên, CTRTT được định nghĩa như
sau: Chất thải rắn thông thường là một dạng vật chất ở thể rắn, không phải là
thể lỏng, thể khí, không có chứa các hợp chất đến chưa đến mức có thể gây
nguy hại môi trường và sức khỏe con người. ví dụ: chất thải xây dựng - vôi
vữa, gạch ngói vỡ, bê tông, ống dẫn nước bằng sành sứ, tấm lợp, thạch

13


cao; Chất thải rắn như sắt thép kim loại bị gỉ cũ kĩ gây ít hoặc không nguy hại
nhưng chúng cần phải được xử lý dọn dẹp hay tái chế cẩn thận.
Đứng trước thực trạng về tốc độ phát triển kinh tế và ngành nghề kinh
tế hiện nay, lượng chất thải rắn trong đó có chất thải rắn thông thường ngày
càng nhiều. điều này buộc chúng ta phải có giải pháp và được thải ra từ các
hoạt động khác nhau của con người.
Theo Luật BVMT 2014, CTRTT được phân thành hai nhóm chính:
+ Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng;
+ Chất thải phải tiêu huỷ hoặc chôn lấp.
1.1.2. Khái niệm xử lý chất thải rắn thông thường
Xử lý chất thải rắn thông thường, hiểu ở góc độ kỹ thuật, là quá trình sử
dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly,
thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn thông thường và các yếu tố có hại
trong chất thải.
Quá trình xử lý chất thải rắn thông thường là một giai đoạn thuộc công
việc quản lý chất thải. Chất thải rắn thông thường cũng như các loại chất thải
là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà kính. Cho
nên việc xử lý nó bằng nhiều phương pháp khác nhau sẽ làm giảm chất độc đó

và giảm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chẳng hạn, xử lý bằng
phương pháp thiêu đốt sẽ chuyển chất thải thành dạng khí có thể kiểm soát
được nên cũng giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm. Đây là phương pháp mang lại
hiệu quả xử lý nhanh nhất. Hay sử dụng phương pháp chôn lấp vệ sinh, nghĩa
là các chất thải được chôn sâu xuống lòng đất và được phủ lấp bên trên.
Phương pháp này cũng có khả năng kiểm soát được sự phân hủy của chất thải
nên cũng giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi. Việc áp dụng các biện pháp xử lý
chất thải rắn thông thường phụ thuộc vào loại chất thải rắn, nhu cầu, mức độ
đầu tư, điều kiện kinh tế của từng địa phương.

14


Đây là cách hiểu xử lý chất thải rắn thông thường ở góc độ kỹ thuật.
Trong luận văn, tác giả tiếp cận xử lý chất thải nói chung, xử lý chất thải rắn
thông thường nói riêng như là một khâu không thể thiếu của quá trình quản lý
chất thải và được tiếp cận dưới góc độ pháp lý.
Nghị định số 38/2015/ NĐ-CP có giải thích khái niệm xử lý chất thải
như sau: Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu
hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. Do vậy, tôi cho
rằng, xử lý chất thải rắn thông thường là quá trình sử dụng các giải pháp
công nghệ, kỹ thuật để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy,
chôn lấp chất thải rắn thông thường và các yếu tố có hại trong chất thải rắn
thông thường nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng
đồng. Khái niệm này có thể được hiểu cụ thể như sau:
* Chủ thể thực hiện xử lý chất thải rắn thông thường: là chủ nguồn thải,
các cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong xử lý chất thải rắn thông thường gồm các cơ quan trung ương
như: Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, các Bộ

ngành liên quan. Ví dụ Bộ Y tế quản lý nhà nước về chất thải trong lĩnh vực y
tế… Các cơ quan địa phương, như: Ủy ban nhân dân các cấp, Sở, Phòng, Ban
giúp việc cho Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về môi trường.
Còn các chủ thể có thẩm quyền, như Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Lãnh đạo các Sở,
phòng,… Bên cạnh đó, để xử lý có hiệu quả chất thải rắn thông thường cần
nhấn mạnh đến vai trò của các chủ thể khác, như: tổ chức xã hội, cộng đồng
dân cư, truyền thông báo chí;

15


* Mục đích của xử lý chất thải rắn thông thường: nhằm bảo vệ, ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo đảm quyền
được sống trong môi trường trong lành;
* Công cụ phương tiện quản lý là: công cụ pháp lý, như: quy chuẩn kỹ
thuật đối với xử lý chất thải rắn thông thường, báo cáo đánh giá ĐTM, công
cụ quan trắc môi trường, công cụ kinh tế, như hạn ngạch phát thải, sức chịu
tải của môi trường, các yếu tố thị trường xã hội.
* Nội dung của xử lý chất thải rắn thông thường, bao gồm các hoạt
động làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải
rắn thông thường và các yếu tố có hại trong chất thải rắn thông thường .
1.1.3. Mục đích của việc xử lý chất thải rắn thông thường
Thứ nhất, việc xử lý chất thải làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Các chất thải là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường như hiện nay.
Cho nên việc xử lý nó bằng nhiều phương pháp khác nhau sẽ làm giảm nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường và giảm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Với viêc xử lý bằng phương pháp thiêu đốt sẽ chuyển chất thải nguy
hại thành dạng khí có thể kiểm soát được nên cũng giảm thiểu nguy cơ ô
nhiễm. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả xử lý nhanh nhất.

Hay sử dụng phương pháp chôn lấp vệ sinh, nghĩa là các chất thải được
chôn sâu xuống lòng đất và được phủ lấp bên trên. Phương pháp này cũng có
khả năng kiểm soát được sự phân hủy của chất thải nên cũng giảm thiểu nguy
cơ ô nhiễm môi trường.
Thứ hai, tận dụng việc xử lý chất thải phục vụ đời sống con người.
Trong quá trình xử lý chất thải người ta phân chia thành 2 loại, một loại chất
thải có thể tái chế lại và một loại không thể tái chế. Đối với những loại có thể
dùng tái chế lại thì sẽ được chuyển đến các khu tái chế hợp vệ sinh để tiến
hành xử lý và tạo ra những sản phẩm khác phục vụ đời sống của con người.

16


Còn đối với các chất thải không thể tái chế thì sẽ tiến hành xử lý để
giảm nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Tuy nhiên trong quá trình
xử lý những chất thải đó con người cũng vẫn có thể tận dụng được những lợi
ích của nó mang lại. Ví dụ như trong khi sử dụng các chất thải nguy hại bằng
phương pháp thiêu đốt sẽ tận dụng được nguồn năng lượng trong quá trình đốt
để phục vụ cho các lò sưởi, các ngành công nghiệp cần nhiều nhiệt…Hay như
việc xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng việc xây dựng hầm BIOGAS sẽ tạo
ra chất đốt dùng để nấu nướng cũng rất hiệu quả, giúp con người tiết kiệm chi
phí trả tiền khí đốt hàng tháng nếu như dùng gas.
1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật xử lý chất thải rắn thông thường
1.2.1. Khái niệm, nội dung điều chỉnh của pháp luật về xử lý chất thải rắn
thông thường
Trên cơ sở nội hàm của xử lý chất thải rắn thông thường như đã trình
bày trên, tôi cho rằng: Pháp luật về xử lý chất thải rắn thông thường là một
hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình xử lý chất thải rắn thông thường nhằm phòng ngừa ô nhiễm
môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Nội dung điều chỉnh của pháp luật về xử lý chất thải rắn thông thường
bao gồm các quy định về trách nhiệm, về nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước,
chủ nguồn thải và vai trò của các chủ thể khác trong xử lý chất thải rắn thông
thường. Trong đó cần xác lập rõ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân
chủ nguồn thải trong suốt quá trình phòng ngừa (từ giai đoạn đầu tư, đánh giá
tác động môi trường) đến giai đoạn vận hành sản xuất kinh doanh thì chủ
nguồn thải phải phân loại, tập trung, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, xử lý
chất thải rắn thông thường. Bên cạnh đó, cũng cần có các quy định về tổ chức
và hoạt động của các cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền trong ban
hành quy chuẩn về chất thải rắn thông thường, đánh giá tác động môi trường

17


đối với chất thải, cấp, thu hồi giấy phép xả thải, giám sát, thanh tra, kiểm tra
các hoạt động của các chủ nguồn thải, khoanh vùng ngăn chặn kịp thời các ô
nhiễm môi trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về xả chất thải rắn
thông thường. Ngoài ra, pháp luật điều chỉnh hoạt động của các chủ thể khác
tham gia vào quá trình xử lý chất thải rắn thông thường (như các tổ chức
chính trị, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư, truyền thông,...) trong giám sát
hoạt động đầu tư, hoạt động xả thải của các doanh nghiệp.
Như vậy, các mối quan hệ được điều chỉnh trong xử lý CTRTT bao
gồm:
Một là: Quan hệ giữa chủ xử lý CTRTT với Nhà nước. Với tư cách là
chủ thể quản lý mang tính quyền lực và đại diện cho lợi chung của cộng đồng,
Nhà nước cần kiểm soát các điều kiện đảm bảo an toàn cho môi trường và
cộng đồng trong quá trình tiến hành các hoạt động xử lý CTRTT. Sự kiểm
soát này được thực hiện thông qua hoạt động thẩm định các điều kiện xử lý
CTRTT, hay giám sát việc đảm bảo các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt
động tại các cơ sở xử lý CTRTT. Mối quan hệ giữa chủ xử lý CTRTT với các

cơ quan quản lý nhà nước về CTRTT phát sinh từ yêu cầu đó. Điều chỉnh mối
quan hệ này, pháp luật quản lý CTRTT thường bao gồm các quy phạm pháp
luật về về các hoạt động kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với các cơ sở xử
lý CTRTT thông qua chế độ báo cáo định kỳ…
Hai là: Quan hệ giữa chủ xử lý CTRTT với chủ vận chuyển CTRTT và
chủ nguồn thải CTRTT. Mối quan hệ này phát sinh trong quá trình chủ xử lý
CTRTT tiếp nhận CTRTT từ chủ vận chuyển CTRTT và hoàn tất hợp đồng xử
lý CTRTT với chủ nguồn thải CTRTT. Các mối quan hệ này được điều chỉnh
chủ yếu thông qua quy định về trách nhiệm chuyển giao CTRTT giữa chủ vận
chuyển CTRTT và chủ xử lý CTRTT.

18


×