Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TÀI LIỆU KHÓA CHINH PHỤC 6 điểm lí THUYẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.07 KB, 7 trang )

Các bạn 2k2 theo học Thầy đang bắt đầu luyện đề rồi – LIVE T
Đăng kí học em inbox Thầy nhá

KHAI GIẢNG KHÓA “CHINH PHỤC 6 ĐIỂM LÍ THUYẾT HÓA”

Thầy Phạm văn Thuận
- Tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội 2016
- Thủ khoa đầu vào Thạc Sĩ ĐHSP Hà Nội khóa 2016 – 2018
- Đã giúp hàng ngàn học sinh 2k, 2k1 đỗ các trường top đầu cả nước
THÔNG TIN KHÓA HỌC:
- Ngày khai giảng: 20-12-2019
- Học liên tục 30 buổi mỗi buổi 3 tiếng từ giờ đến thi
MỤC TIÊU:
- Ăn chắc 6 điểm lí thuyết Hóa trong đề THPTQG
- Luyện thành thạo 2 dạng lí thuyết khó dễ mất điểm nhất đề: Đếm, Tìm chất
CÁCH ĐĂNG KÍ
Em inbox trực tiếp Thầy hoặc điền thông tin đăng kí trên Web
/>
Thầy phạm Minh Thuận

Sống là để dạy hết mình

1


Các bạn 2k2 theo học Thầy đang bắt đầu luyện đề rồi – LIVE T
Đăng kí học em inbox Thầy nhá

CHINH PHỤC 6 ĐIỂM LÍ THUYẾT HÓA - BUỔI 1
ĐỀ THPTQG 2018 – 201
1. CHỌN


Câu 1: Kim loại Fe phản không ứng với dung dịch
A. HCl.
B. AgNO3.
C. CuSO4.
D. NaNO3.
Câu 2: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. CrCl3.
B. NaOH.
C. KOH.
D. Cr(OH)3.
Câu 3: Trùng hợp propilen thu được polime có tên gọi là
A. polipropilen.
B. polietilen.
C. polistiren.
D.poli(vinyl
clorua).
Câu 4: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A. Metan.
B. Etilen.
C. Benzen.
D. Propin.
Câu 5: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Na.
B. Li.
C. Hg.
D. K.
Câu 6: Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
A. màu đỏ.
B. màu vàng.
C. màu xanh.

D. màu hồng.
Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây có thể hòa tan được CaCO3?
A. HCl.
B. KCl.
C. KNO3.
D. NaCl.
Câu 8: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Al.
B. Ag.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 9: Chất nào sau đây là muối axit?
A. CuSO4.
B. Na2CO3.
C. NaH2PO4.
D. NaNO3.
Câu 10: Công thức phân tử của etanol là
A. C2H4O.
B. C2H4O2.
C. C2H6O.
D. C2H6.
Câu 11: Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức
phân tử của fructozơ là
A. C6H12O6.
B. (C6H10O5)n.
C. C2H4O2.
D. C12H22O11.
Câu 12: Một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X.
Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Khí
X là

A. N2.
B. CO.
C. He.
D. H2.
Câu 13: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Hiện tượng xảy ra
trong bình chứa dung dịch Br2 là
A. dung dịch Br2 bị nhạt màu.
B. có kết tủa đen.
C. có kết tủa vàng.
D. có kết tủa trắng.
Câu 14: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaCl và Al(NO3)3.
B. NaOH và MgSO4.
C. K2CO3 và HNO3.
D. NH4Cl và KOH.

Thầy phạm Minh Thuận

Sống là để dạy hết mình

2


Các bạn 2k2 theo học Thầy đang bắt đầu luyện đề rồi – LIVE T
Đăng kí học em inbox Thầy nhá

Câu 15: Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH và
H2NCH2COOH. Số dung dịch làm đổi màu phenolphtalein là
A. 4.
B. 3.

C. 2.
D. 1.
Câu 16: Thủy phân este X trong dung dịch axit, thu được CH3COOH và CH3OH. Công thức cấu
tạo của X là
A. HCOOC2H5.
B. CH3COOC2H5.
C. C2H5COOCH3.
D. CH3COOCH3.
Câu 17: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Cu(OH)2
Tạo hợp chất màu tím
Y
Dung dịch AgNO3 trong NH3
Tạo kết tủa Ag
Z
Nước brom
Tạo kết tủa trắng
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. Gly-Ala-Gly, etyl fomat, anilin.
B. Gly-Ala-Gly, anilin, etyl fomat.
C. Etyl fomat, Gly-Ala-Gly, anilin.
D. Anilin, etyl fomat, Gly-Ala-Gly.
2. ĐẾM
Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol
Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit
(trong đó có Ala-Gly và Gly-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là

A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân triolein, thu được etylen glicol.
(b) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.
(c) Thủy phân vinyl fomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit.
(e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, lysin, axit glutamic.
(g) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Câu 3: Cho các chất: Cr, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Na2CrO4. Số chất phản ứng được
với dung dịch HCl là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 6.
Câu 4: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3.
(b) Đốt dây Fe trong khí Cl2 dư.
(c) Cho bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
(d) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Cho bột Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.
(g) Cho bột FeO vào dung dịch KHSO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối sắt(II) là

A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Thầy phạm Minh Thuận

Sống là để dạy hết mình

3


Các bạn 2k2 theo học Thầy đang bắt đầu luyện đề rồi – LIVE T
Đăng kí học em inbox Thầy nhá

Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở catot.
(b) Dùng khí CO (dư) khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu.
(c) Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học.
(d) Dùng dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu.
(e) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
3. TÌM CHẤT
Câu 1: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
t
(a) X  2NaOH 
 X1  2X 2

(b)X1  H2SO4 X3  Na 2SO4
0

t , xt
(c) nX3  nX 4 
 poli(etylen terephtalat)  2nH 2O
0

t , xt
(d) X 2  CO 
 X5
0

H SO dac,t

(e) X4  2X5 
X6  2H2O
0

2

4

Cho biết: X là este có công thức phân tử C10H10O4; X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ
khác nhau. Phân tử khối của X6 là
A. 118.
B. 132.
C. 104.
D. 146.
Câu 2: Cho các sơ đồ phản ứng sau:

(a) X (dư) + Ba(OH)2 → Y + Z
(b) X + Ba(OH)2 (dư) → Y + T + H2O
Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y tác dụng được với dung dịch H 2SO4
loãng. Hai chất nào sau đây đều thỏa mãn tính chất của X?
A. AlCl3, Al2(SO4)3.
B. Al(NO3)3, Al2(SO4)3.
C. Al(NO3)3, Al(OH)3.
D. AlCl3, Al(NO3)3.
ĐỀ MINH HỌA 2019
1. DẠNG CHỌN
Câu 1: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?
A. Zn.
B. Hg.
C. Ag.
D. Cu.
Câu 2: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Na.
B. Ca.
C. Al.
D. Fe.
Câu 3: Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại mặt
nạ phòng độc. Chất X là
A. đá vôi.
B. lưu huỳnh.
C. than hoạt tính.
D. thạch cao.
Câu 4: Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là
A. HCOOC2H5.
B. C2H5COOC2H5.
C. C2H5COOCH3.

D. CH3COOCH3.

Thầy phạm Minh Thuận

Sống là để dạy hết mình

4


Các bạn 2k2 theo học Thầy đang bắt đầu luyện đề rồi – LIVE T
Đăng kí học em inbox Thầy nhá

Câu 5: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X là
A. FeCl3.
B. MgCl2.
C. CuCl2.
D. FeCl2.
Câu 6: Dung dịch Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HCl.
B. KNO3.
C. NaCl.
D. NaNO3.
Câu 7: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. NaOH.
B. BaCl2.
C. HCl.
D. Ba(OH)2.
Câu 8: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. Fe2O3.
B. CrO3.

C. FeO.
D. Cr2O3.
CrO (oxit bazo), Cr2O3 (oxit lưỡng tính) và CrO3 (oxit axit)
Câu 9: Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH2.
B. CH2=CH-CH3.
C. CH2=CHCl.
D. CH3-CH3.
Câu 10: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm?
A. Na.
B. Al.
C. Ca.
D. Fe.
Câu 11: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Saccarozơ.
B. Xenlulozơ.
C. Tinh bột.
D. Glucozơ.
Câu 12: Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là
A. CaSO3.
B. CaCl2.
C. CaCO3.
D. Ca(HCO3)2.
Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là CaCO3.
CaCO3 
 CaO  CO2

Câu 13: Cho các chất sau: metylamin, alanin, metylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng
được với dung dịch HCl là
A. 3.

B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 14: Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ bên) dùng để

A. tách hai chất rắn tan trong dung dịch.
B. tách hai chất lỏng tan tốt vào nhau.
C. tách hai chất lỏng không tan vào nhau.
D. tách chất lỏng và chất rắn.

Thầy phạm Minh Thuận

Sống là để dạy hết mình

5


Các bạn 2k2 theo học Thầy đang bắt đầu luyện đề rồi – LIVE T
Đăng kí học em inbox Thầy nhá

Câu 15: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H + + OH → H2O?
A. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.
B. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O.
C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.
D. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.
Câu 16: Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Hiđro hóa X, thu được chất hữu
cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. glucozơ, sobitol.
B. fructozơ, sobitol.
C. saccarozơ, glucozơ.

D. glucozơ, axit gluconic.
Câu 17: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
2. DẠNG ĐẾM
Câu 1: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 2: Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được sản phẩm có phản ứng
tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 3: Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren, xenlulozơ
triaxetat, nilon-6,6. Số polime tổng hợp là
A. 5.

B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng Cu(NO3)2.
(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng.
(g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 2.

Thầy phạm Minh Thuận

Sống là để dạy hết mình

6


Các bạn 2k2 theo học Thầy đang bắt đầu luyện đề rồi – LIVE T
Đăng kí học em inbox Thầy nhá

Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2, thu được kết tủa trắng.
(b) Nhỏ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4, thu được kết tủa trắng và có khí thoát ra.
(c) Dung dịch Na2CO3 làm mềm được nước cứng toàn phần.

(d) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
(e) Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không. Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.
(c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.
(d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ
protein.
(e) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.
(g) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt. Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
3. DẠNG TÌM CHẤT
Câu 1: Este X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH,
thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây sai?
A. X có hai công thức cấu tạo phù hợp.
B. Y có mạch cacbon phân nhánh.
C. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Z không làm mất màu dung dịch brom.
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch
Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.

Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. NaCl, FeCl2.
B. Al(NO3)3, Fe(NO3)2.
C. FeCl2, FeCl3.
D. FeCl2, Al(NO3)3.
PS: KHÓA HỌC NÀY BAO GỒM 30 BUỔI ĐÂY LÀ TÀI LIỆU BUỔI 1 EM NHÉ
- TẤT CẢ CÁC BẠN THAM GIA KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀU ĐƯỢC TẶNG KHÓA
HỌC NÀY
- SAU BUỔI HỌC THẦY SẼ ĐĂNG FILE GIẢI CHI TIẾT ĐỂ EM TIỆN HỌC
Hẹn gặp em ngày gần nhất trong nhóm Live

Thầy phạm Minh Thuận

Sống là để dạy hết mình

7



×