Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tim hieu nhu cau doc sach cua sinh vien dai hoc nong lam tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.07 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU NHU CẦU ĐỌC SÁCH CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1


MỤC LỤC
Chương I............................................................................................................................................................3
Lời nói đầu.........................................................................................................................................................3
1.1.Lý do chọn đề tài:....................................................................................................................................3
1.2.Câu hỏi nghiên cứu chính:......................................................................................................................4
1.3.Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể:...............................................................................................................4
1.4.Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................................................5
Chương 2...........................................................................................................................................................5
Tổng quan..........................................................................................................................................................5
1.Khái niệm liên quan đến chủ đề nghiên cứu:............................................................................................5
1.1.Sách:....................................................................................................................................................5
1.2.Nhu cầu:..............................................................................................................................................5
1.3.Đọc sách:.............................................................................................................................................7
1.4.Khái niệm về nhu cầu đọc sách:.........................................................................................................8
2.Các lý thuyết và mô hình nghiên cứu có liên quan:..................................................................................9
2.1.Các lý thuyết và mô hình nghiên cứu của các tác giả:.......................................................................9
2.1.1.Giới tính:......................................................................................................................................9
2.1.2.Hứng thú:...................................................................................................................................10
2.1.3.Mục đích:...................................................................................................................................10
2.1.4.Internet:......................................................................................................................................11
2.2.Mô hình lí thuyết cơ bản của đề tài:.................................................................................................13
3.Các kết quả nghiên cứu:...........................................................................................................................14


3.1.Kết quả nghiên cứu của các hoạt động trên Internet lên nhu cầu đọc:............................................14
3.2.Kết quả nghiên cứu của quỹ thời gian lên nhu cầu đọc :.................................................................14
3.3. Kết quả nghiên cứu của thể loại sách lên nhu cầu đọc :.................................................................14
3.4.Kết quả nghiên cứu của mục đích lên nhu cầu đọc :........................................................................14
Chương III.......................................................................................................................................................15
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................................................15
3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận..........................................................................................................15
3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.......................................................................................................15
3.3.Phương pháp thống kê toán học xử lí số liệu.......................................................................................16
Chương IV.......................................................................................................................................................16
Danh mục tài liệu tham khảo..........................................................................................................................16
Bảng câu hỏi/Phiếu khảo sát:..........................................................................................................................17
2


Chương I
Lời nói đầu
1.1.Lý do chọn đề tài:
Sách từ lâu đã được coi là kho tàng trí thức vô tận của nhân loại và đọc sách là một trong
những thói quen lâu đời nhất của nền văn minh loài người và có thể là duy nhất,sách đáp
ứng đầy đủ nhu cầu giải trí lành mạnh cả về mặt kiến kiến lẫn tâm hồn.mặc dù vậy,xã hội
ngày càng hiện đại thì ngoài sách ,con người còn bị ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền
thông đại chúng ,nhu cầu đọc sách bị lấn át bởi nhu cầu giải trí nghe, nhìn của công chúng
nói chung và sinh viên nói riêng.Nếu trước đây đọc sách là một thú vui,một thói quen của
rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ mất dần đi,đã không ít người
quên đi sách ,quên đi việc tìm kiếm sách,quên đi việc đọc sách hay không còn thiết tha về
nhu cầu đọc sách.
Trong thời đại ngày nay ,trước sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình ,các phương tiện
hiện đại thì sách lại bị bỏ quên,không được quan tâm và chú ý,điều đáng lo là hiện tượng
này đang tồn tại trong tầng lớp tri thức,sinh viên-thế hệ trẻ nước nhà,những chủ nhân

tương lai của đất nước.Không quá khi nói rằng sách chứa đựng kiến thức, những chiêm
nghiệm vô cùng quý giá được đúc kết từ cả đời người hay cả một thế hệ và truyền thụ lại
cho ta,những thế hệ con cháu và cách hay nhất để chúng ta có thể rút ngắn được con
đường đến đích của mình là sống qua cuộc đời của nhiều người trên mỗi trang sách của
họ.Nhưng lạ thay,giới trẻ ngày càng hờ hững với việc đọc sách,liệu rằng họ tự tin mình đã
có đầy đủ vốn sống và kiến thức để không cần phải thời gian ,tiền bạc và cả công sức để
đọc sách mặc dù sách càng ngày càng đa dạng về nội dung,hình thức lẫn thể loại,và đôi
khi ta cũng không cần bỏ tiền ra để mua sách vì ngoài sách truyền thống ,công nghệ kĩ
thuật đã cho ra đời loại sách điện tử,rất tiện dụng cũng như đa dạng nhưng vẫn không thu
hút được sự quan tâm của giới trẻ.
Cùng với việc nước ta vẫn chưa có một tổ chức,hay hoạt động xã hội nào để xây dựng
thói quen đọc sách có hệ thống,nền giáo dục của Việt Nam vẫn chưa tiến hành giáo dục kĩ
năng đọc sách có hệ thống từ bậc tiểu học đến đại học,và các loại sách mà người dạy
3


truyền đạt cho người học thì chỉ là các bộ sách giáo khoa bắt buộc trong nhà
trường,nhưng đọc sách lại xuất phát từ nhu cầu bản thân phải cần đọc và nó bắt nguồn từ
thói quen hoặc sở thích dẫn đến việc giới trẻ không mấy ưa thích việc đọc sách .
Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh ngày nay nằm trong hệ thống giáo
dục đaị học Việt Nam với phương thức đào tạo theo tín chỉ ,lấy người học làm trung tâm
đòi hỏi người học phải tự học tập,tự nghiên cứu là chính nên một trong những nhiệm vụ
cấp thiết cần phải chú trọng là nâng cao tính tự giác tự học,tự tìm hiểu ,tự tra cứu tài liệu
bằng việc đọc và tiếp thu.Vấn đề đặt ra ở đây là sinh viên nông lâm có đủ quan tâm để tự
giác tìm kiếm sách đọc và có đủ kĩ năng để đọc sách đạt hiệu quả hay không ,hay nhu cầu
đọc sách của sinh viên chỉ đến vì lí do tạm thời như bị giảng viên bắt buộc tìm đọc ,như
vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu nó xuất phát từ nền giáo dục vẫn chưa
hoàn thiện cũng như đủ quan tâm sâu sắc hay xuất phát từ chính bản thân mỗi sinh
viên.Thực tế thì nhu cầu đọc sách của sinh viên Nông Lâm còn ở mức thấp,đa số các bạn
còn chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc đọc sách,từ đó làm thu hẹp đi tầm

kiến thức cũng như vốn sống bản thân,làm mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống,và tất
nhiên cơ hội ở đây chính là việc làm của các bạn sau khi ra trường,đôi khi nhà tuyển dụng
cần nhiều hơn những thứ bạn có trong tấm bằng,nó là vốn sống hay kiến thức bên
ngoài.Từ đó hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường việc làm của chính bản thân các
bạn sinh viên Nông Lâm sau khi tốt nghiệp so với các trường Đại học-Cao đẳng trong
nước và trong khu vực.
Vì những vấn đề cấp thiết trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu:”Tìm hiểu nhu cầu
đọc sách của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh” với mong
muốn nắm bắt một cách chính xác nguyện vọng cũng như nhu cầu thực sự của sinh viên
về việc đọc sách.Từ đó tìm ra những biện pháp,chính sách tích cực để đào tạo, nâng cao
nhu cầu đọc sách cho sinh viên.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu chính:
Nhu cầu đọc sách của sinh viên Nông Lâm hiện nay như thế nào?
1.3. Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể:
1) Vai trò của việc đọc sách đối với sinh viên là gì?
4


2) Sinh viên dành thời gian cho nhu cầu đọc sách như thế nào?
3) Cần nâng cao nhu cầu đọc sách của sinh viên như thế nào?
4) Giải pháp khắc phục nhu cầu đọc sách của sinh viên để đạt hiệu quả là gì?
1.4. Mục tiêu nghiên cứu:
1) Khẳng định tính quan trọng của việc đọc sách trong sinh viên
2) Nghiên cứu quỹ thời gian dành cho việc đọc sách của sinh viên
3) Nâng cao văn hóa đọc sách trong sinh viên
4) Đề xuất giải pháp một cách hợp lí,hiệu quả dành cho nhu cầu đọc sách trong sinh viên

Chương 2
Tổng quan
1. Khái niệm liên quan đến chủ đề nghiên cứu:

1.1. Sách:
Theo Kouider Mokhtari (2002) sách là một khái niệm mở, hình thức sách còn được thay
đổi và cấu thành các dạng khác nhau theo các phương thức chế tác và nhân bản khác
nhau, tùy thuộc vào môi trường sống và sự phát triển của khoa học công nghệ ở mỗi thời
đại. Với A. Reichard (2002) thì sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ[CITATION
Kou02 \p 252 \l 1033 ].Và cũng tùy vào văn hóa,sự hiểu biết từ nhiều nơi,vốn kiến thức
được cô đọng và được truyền từ đời này sang đời khác ,sách chứa đựng các giá trị văn hóa
tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội
và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình
ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá
trong xã hội.
Tóm lại sách là một dạng vật chất tồn tại từ lâu đời được con người đúc kết, chiêm
nghiệm và truyền qua các thế hệ sau, sách bao gồm cả kiến thức lẫn kinh nghiệm của
người đi trước, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật sách ngày nay đa dạng cả về hình
thức,chỉn chu về nội dung,đặc biệt là sự ra đời của sách điện tử đang dần thay thế cho loại
sách truyền thống ngày nào.
1.2. Nhu cầu:
Theo Herry Murray (1938), khi nghiên cứu về vấn đề nhu cầu khẳng định: Nhu cầu là một
tổ chức cơ động, hướng dẫn và thúc đẩy hành vi. Nhu cầu ở mỗi người khác nhau về mức
5


độ, đồng thời các loại nhu cầu chiếm ưu thế cũng khác nhau ở mỗi người (Trích dẫn bởi
[CITATION LêT10 \p 38 \l 1033 ]).Trong cuốn “Những vấn đề lý luận và phương pháp
luận trong tâm lý học định nghĩa: “ Nhu cầu cá nhân là đòi hỏi nào đó của nó về những
điều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển. Nhu cầu đó nhất thiết
bắt nguồn từ những quá trình xảy ra có tính khách quan trong đó cá nhân tham dự vào
suốt cả đời sống của mình. Dĩ nhiên, nhu cầu là trạng thái của cá nhân, nhưng là nhu cầu
về một cái gì đó nằm ngoài cá nhân”
Nhu cầu được hiểu nôm na là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong

muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy
theo trình độ nhận thức , môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý,mỗi người có
những nhu cầu khác nhau,ko ai giống ai và cũng ko có chuẩn mực nào để đánh giá được
nhu cầu như thế nào là tối thiểu,như thế nào là tối đa. Tính đa dạng của đối tượng tạo nên
sự vô hạn của nhu cầu. Abraham (1952) viết rằng: “Không có số để đếm nhu cầu và ước
muốn”. Tuy nhiên sau các công trình nghiên cứu Linda Saumell (1999) đã có định nghĩa
về nhu cầu tối thiểu nhất hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối đã được lập trình qua quá trình
rất lâu dài tồn tài, phát triển và tiến hóa và cũng theo bà thì nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con
người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về
mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân
(Linda Saumell, Marie Tejero Hughes, Kay Lopate,1999).
Theo Lê Thị Thúy Hiền (2010) cho rằng: Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu, khách quan
được con người phản ánh trong những điều kiện cụ thể và cần được thỏa mãn để tồn tại và
phát triển [CITATION LêT10 \p 40 \l 1033 ].
Ms. Kushmeeta Chettri (2013) định nghĩa nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy
cần có được để tồn tại, để phát triển. Ông chia nhu cầu ra hai nhóm: nhu cầu tồn tại và
nhu cầu đạt mục đích sống. Nhu cầu tồn tại gồm nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn và nhu
cầu tham dự. Trong nhu cầu đạt mục đích có bốn nhóm: giàu có về vật chất; quyền lực và
danh vọng; kiến thức và sáng tạo; hoàn thiện tinh thần, và tất nhiên để phù hợp với chủ đề
nghiên cứu về nhu cầu đọc sách, ta chỉ cần phân tích nhu cầu về “ Kiến thức-Sáng tạo” là
đủ, và khi có kiến thức- sáng tạo thì con người ta mới có nhu cầu cao hơn khác. Tùy vào
thiên hướng của từng cá nhân mà một trong số bốn nhu cầu trên thể hiện nổi trội. Có thể
6


trong một người hiện diện cả bốn dạng nhu cầu đó nhưng ở các giai đoạn khác nhau trong
đời [CITATION MsK13 \p 14 \l 1033 ].
Nhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hoạt động nhằm tìm phương
thức thỏa mãn nhu cầu. Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải có cách nhìn nhận, xác
định đúng đắn các nhu cầu cơ bản, cấp bách, trước mắt và lâu dài trong các hoạt động

kinh tế, chính trị, xã hội, những nhu cầu xã hội nói chung cũng
như những nhu cầu cá nhân cụ thể nói riêng để tạo động lực cho sự phát triển xã hội.
Tóm lại: Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu của cá nhân cần thỏa mãn để tồn tại và phát
triển. Nhu cầu xuất hiện trong quá trình con người hoạt động tác động vào thế giới khách
quan và là nguồn gốc của tính tích cực và óc sáng tạo trong hoạt động của con người.
1.3.Đọc sách:
Đọc sách là chìa khóa để mở ra kho tàng kiến thức quý giá cho sự giàu có về kinh nghiệm
của con người vượt xa khoảng cách hay thời gian. Đọc sách cung cấp kinh nghiệm cho cá
nhân để anh ta có thể mở rộng tầm nhìn của mình, hiểu rõ hơn về bản thân và người khác.
Theo GeetaliDas (2005) thì đọc sách là một vấn đề rất quan trọng đó không chỉ là về sự
hưởng thụ mà là sự cần thiết [CITATION Gee05 \p 127 \l 1033 ].Các nhà nghiên cứu
trong thập kỷ qua đã nỗ lực hết sức để kiểm tra thói quen đọc sách của người học.Fayaz
Ahmad Loan (2011) phân loại mức độ đọc thành 3 nhóm: Người đọc không hoạt động: là
những người người thích đọc sách nhưng không dành thời gian đọc thường xuyên hay cập
nhật hiểu biết. Họ ưu tiên cho các hoạt động khác như thể thao, đời sống xã hội và việc
học. Họ sẽ đọc trong thời gian thuận tiện như trong giờ nghỉ học hoặc sau khi hoàn thành
hoạt động chính. Nhóm thứ hai và thứ ba là những độc giả không cam kết và không có
động lực. Những người trong hai nhóm này có thái độ tiêu cực đối với việc đọc và không
thích đọc[ CITATION Fay11 \l 1033 ].
Đọc sách được coi là nền tảng cho sự thành công, không chỉ ở trường học, mà còn trong
suốt đời người. Đọc thường xuyên và có hệ thống làm tăng trí tuệ, tinh chỉnh cảm xúc và
cung cấp những quan điểm đúng đắn cho con người.Theo Bilkis Alaba (2015) đọc sách bổ
sung tầm nhìn mới cho mắt và trí tuệ mới cho tâm trí [CITATION Ham15 \p 108 \l
1033 ].Hameed có khái niệm :Đọc sách là biểu tượng của con người có văn hóa và văn
minh. Một xã hội chưa trọng thị sách là một xã hội chưa văn minh; một con người chưa
7


có thú đọc sách thì con người đó đã khiếm khuyết đi một mảng lớn về văn hóa
[CITATION Ham15 \p 107 \l 1033 ].

Trong một nghiên cứu gần đây hơn, Kamhieh (2017) đã phân loại cấp độ đọc của sinh
viên các trường Đại học vào bốn nhóm: độc giả nặng (đọc 24 cuốn sách trở lên mỗi năm
hoặc 2 cuốn sách mỗi tháng): những người đọc vừa phải (đọc 7-23 cuốn sách mỗi năm
hoặc 1 cuốn sách mỗi tháng): độc giả hiếm (đọc 1-6 cuốn sách mỗi tháng (1 cuốn sách
mỗi 2 tháng) và những người không phải là độc giả. Hai nhóm cuốicùng tạo thành một tỷ
lệ lớn cho thấy thói quen đọc sách chưa được phát triển tốt. Ba yếu tố làm cơ sở để phân
loại đọc, đó là thói quen đọc, phương pháp chọn sách và kỹ năng đọc, các yếu tố trên có
mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau[CITATION Kam17 \p 125 \l 1033 ]
Mặc dù vậy nhưng việc đọc sách vẫn chưa được đề cao và cho dù việc đọc để học tập hay
giải trí cũng đều quan trọng vì nó giúp mở rộng kinh nghiệm và kiến thức của giới trẻ,
theo Allington, Daniel, (2016) :”Một thói quen đọc tốt là cần thiết cho sự phát triển trí tuệ
lành mạnh và đóng một vai trò rất quan trọng trong cho phép một người đạt được hiệu
quả thiết thực” (Allington, Daniel, and Stephen Pihlaja,2016).
Tóm lại: Đọc sách cũng cần phải có kỹ năng cũng như phải có mục tiêu rõ ràng của
người đọc để đạt được hiệu quả tốt nhất, ngoài ra chúng ta cũng nên tập thói quen đọc
sách thường xuyên,nhất là đại bộ phận giới trẻ ngày nay là những chìa khóa cho kiến thức
lại sao nhãng ,ko quan tâm đến việc đọc.
1.4. Khái niệm về nhu cầu đọc sách:
Luận án Tiến Sĩ “Nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm” của Hoàng Thị Thu Hà (2003)
cho rằng:”Nhu cầu học tập là một trong những nhu cầu tinh thần đặc trưng ở người. Đối
tượng của nó là những kinh nghiệm, tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới, chưa từng có trong hệ
thống kinh nghiệm cá nhân. Những đối tượng này được phản ánh trong ý thức trở thành
động cơ học tập. Nó định hướng và thúc đẩy hoạt động học tập của con người”. Nhu cầu
học tập phản ánh sự thiếu hụt của cá nhân về kiến thức, kĩ năng mới và phương thức
chiếm lĩnh nó vào trong ý thức của chủ thể học tập. Con người sẽ không ngừng học tập
nếu bản thân họ thực sự có nhu cầu học tập. Nhu cầu học tập là thành một phần cơ bản
của động cơ học tập, thúc đẩy tính tích cực và có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động

8



học tập nâng cao trình độ của con người, giúp họ thích nghi với sự phát triển nhanh chóng
của xã hội.
Tóm lại: Nhu cầu đọc sách là đòi hỏi của người học đối với sự lĩnh hội nội dung
kiến thức, nhằm làm giàu vốn kinh nghiệm, phát triển và hoàn thiện nhân cách của bản
thân, là trạng thái thiếu hụt về kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mới được phản ánh trong não của
người học. Nhu cầu đọc sách là thành phần cơ bản,là nguồn gốc của tính tích cực và óc
sáng tạo và có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập.
2. Các lý thuyết và mô hình nghiên cứu có liên quan:
Chúng ta biết rằng có nhiều nhu cầu dẫn đến việc đọc sách của sinh viên ,vì vậy nó có
phạm vi rộng và khác nhau.
2.1. Các lý thuyết và mô hình nghiên cứu của các tác giả:
Bộ phận cấu thành nhu cầu:
Nhiều nhà tâm lí học có nhiều định nghĩa về nhu cầu tương đối giống nhau và học đã
phân biệt và nghiên cứu ,có 3 bộ phận cấu thành nhu cầu.
Theo các tác giả đồng nghiên cứu gồm Kouider Mokhtari và Carla A.Reichard thì các yếu
tố của nhu cầu có liên quan chặt chẽ được mô tả dưới sơ đồ sau.

Giới tính

Nhu cầu đọc sách

2.1.Giới tính ảnh hưởng đến nhu cầu đọc sách:

Hứng thú

Mục đích
Mô hình nghiên cứu của [ CITATION Kou02 \l 1033 ].
2.1.1.Giới tính:
Kouider Mokhtari ,Carla A. Reichard (2002) đã tiến hành nghiên cứu toàn diện nhất về

nhu cầu đọc sách của sinh viên trong khoảng thời gian mười hai năm. Nghiên cứu của ông
tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn đọc của thanh thiếu niên và các báo cáo
rằng giới tính,hứng thú và mục đích là yếu tố cấu thành đến nhu cầu đọc sách và ông lại
cho rằng giới tính là yếu tố chính,chủ chốt cấu thành nhu cầu đọc. Cùng nghiên cứu trên
sau nhiều năm GeetaliDas (2005) có báo cáo rằng phụ nữ đọc nhiều hơn nam giới và
những người có trình độ học vấn cao đọc nhiều hơn người có trình độ học vấn thấp hơn
9


[CITATION Gee05 \p 128 \l 1033 ]. Ridwan (2009) báo cáo rằng nữ giới thích đọc nhiều
hơn nam giới ,và nam giới thường có thái độ tiêu cực đối với việc đọc nhiều hơn là các cô
gái,điều tra được rằng: Nam giới ít đọc hơn nữ giới khi họ dành thời gian rảnh rỗi để làm
những việc thiên về hoạt động như thể thao, Moyes chỉ ra rằng cả nam và nữ đều đọc
khoảng 2,5 giờ mỗi tuần,nhưng nam giới lại có xu hướng đọc giải trí ,còn nữ giới lại thiên
về kiến thức .Hameed (2015) đã tiến hành một nghiên cứu về việc đọc báo và tạp chí
trong thư viện của sinh viên tại một trường Đại học.Kết quả cho thấy hơn 90% người
dùng đọc báo và tạp chí và tỷ lệ phụ nữ cao hơn nam giới [CITATION Ham15 \p 106 \l
1033 ].
2.1.2.Hứng thú:
Herbart (1776-1841) nhà tâm lý học nhà triết học, nhà giáo dục học, người Đức người
sáng lập ra trường phái giáo dục hiện đại ở Đức thế kỷ XIX. Đã đưa ra 4 mức độ của dạy
học: Tính sáng rõ, tính liên tưởng, tính hệ thống, tính phong phú, đặc biệt là hứng thú yếu
tố quyết định kết quả học tập của người học và đương nhiên nhu cầu đọc sách cũng cần sự
hứng thú.Sự hứng thú giúp con người ta thêm phần động lực. Ông cho rằng sự hứng thú
làm cho sinh viên dành nhiều thời gian,công sức cũng như đam mê của mình vào việc đọc
hơn và để hình thành sự hứng thú này yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất bắt đầu từ sự
hình thành thói quen đọc sách từ bé do gia đình ,đặc biệt là cha mẹ.Đồng quan điểm cùng
Herbart, Linda Saumell (2009) cho rằng niềm vui đối với việc đọc sách của trẻ không
phải tự nhiên mà có nó cần cần được vun đắp và xây dựng hàng ngày, đặc biệt là dưới ảnh
hưởng phần lớn từ cha mẹ cho con ngay từ thuở nhỏ.theo một cuộc khảo sát mà Akanda

đã nghiên cứu ,ông cho biết rằng hơn 85% sinh viên có hứng thú đối với việc đọc sách là
do họ đã được rèn luyện kĩ năng cũng như đam mê từ lúc nhỏ,và phần lớn sinh viên
không có hứng thú trong việc đọc sách cũng cho rằng từ nhỏ họ không được tiếp xúc với
việc đọc sách nhiều[CITATION Lin09 \p 13-14 \l 1033 ].Với những nghiên cứu đã có từ
trước Herbart (1776-1841) cho rằng :”Khi sự hứng thú càng cao thì thời gian được bỏ ra
cho việc đọc sách càng nhiều ,ông cũng cho thấy rằng mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa sự
hứng thú và thời gian đọc sách.khi bản thân sinh viên có được sự hứng thú thì việc ưu tiên
cho việc đọc sách là điều hiển nhiên.
2.1.3.Mục đích:
10


Qua sự kế thừa các công trình nghiên cứu liên quan Ms.Kushmeeta Chettri (2013) cho
rằng yếu tố quan trọng tác động đến nhu cầu đọc của sinh viên là giảng viên.Sinh viên chỉ
chủ động khi giảng viên là người bắt buộc nghiên cứu của ông tập trung vào các yếu tố
ảnh hưởng đến tính chủ động của sinh viên đối với việc hình thành thói quen đọc
sách.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhu cầu đọc sách của sinh viên phụ thuộc nhiều vào yêu
cầu và mục đích của giáo viên,điều tra của ông cho thấy đã có rất sinh viên luôn có động
lực để đọc sách khi bị ép buộc phải làm như vậy.Rõ ràng khi giảng viên càng khắt khe thì
trong mục đích thì nhu cầu đọc của sinh viên mới được cải thiện[ CITATION MsK13 \l
1033 ] .Đồng ý kiến trên Bilkis Alaba( 2015) đã nghiên cứu và cho ra kết quả cho thấy
hơn 80% sinh viên đã tìm kiếm các tài liệu khi giáo viên bảo sẽ kiểm tra và chỉ có 20%
sinh viên tìm kiếm tài liệu khi giáo viên chỉ yêu cầu tham khảo để biết thêm cho thấy rằng
sinh viên việc đọc tự nguyện và được chỉ định đọc rất khác nhau và nó dựa vào mục đích
của người giảng viên.theo Hameed (2015) để đạt được hiệu quả tối ưu ta cần điều khiển
và điều chỉnh hành vi theo đúng mục đích đã đề ra[CITATION Ham15 \p 119 \l 1033 ].
Đồng quan điểm với mô hình nghiên cứu trên Li-Bi Shen (2009) lại cho biết có thêm một
yếu tố quan trọng không kém cấu thành nên nhu cầu đọc sách,và còn có ảnh hưởng sâu
sắc nhất là trong thời đại công nghệ hiện nay


Internet

Nhu cầu đọc sách

Giới tính
Mục đích
Hứng thú
Mô hình nghiên cứu của Li-Bi Shen(2015)
2.1.4. Internet:
Sáng chế của máy tính vào những năm 1950, sự tiến bộ của công nghệ máy tính vào
những năm 1970, và sự phổ biến của máy tính cá nhân trong những năm 1980 và 1990
dường như dẫn đến cuộc cách mạng của thế giới văn học của người dân trong thế kỷ 21.
11


Li-Bi Shen(2015) cho rằng mọi người ngày nay có xu hướng hoạt động nhiều trên
internet,dựa nhiều hơn vào tài nguyên trên máy tính (chẳng hạn như viết email, gửi e-card
miễn phí, xem video trực tuyến, đọc tin tức trực tuyến, truyền tin nhắn tức thời và ảnh của
Yahoo hoặc MSN) so với các nguồn tài nguyên giấy (chẳng hạn như viết thư, gửi thiệp và
bưu thiếp, đọc báo, tạp chí, tiểu thuyết).Người đọc trước kia chỉ quen thuộc với hình thức
sách truyền thống thì nay lại có thêm sự ra đời của loại sách điện tử.
Như Leu (2000) đã xác định chính xác: “Sự hình thành mạng internet ,nó nhanh chóng và
liên tục thay đổi các công nghệ mới cho thông tin và truyền thông ,làm giảm dần quá trình
hoạt động truyền thống đọc” .Ngày nay ngoài sách con người còn tiếp thu qua các phương
tiện truyền thông khác nhau,các phương tiện nghe- nhìn có vẻ nhiều ưu thế hơn hấp dẫn
hơn so với sách và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh,lấn át văn hóa đọc. Để trả
lời cho câu hỏi ”Công nghệ máy tính có ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên
đại học không? Lyons (1999) cho rằng cuộc cách mạng máy tính không có khả năng ảnh
hưởng đáng kể đến thói quen đọc sách trong quan điểm lịch sử và xu hướng đọc viết hiện
tại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác tin rằng máy tính và Internet đang thay đổi cách

mọi người đọc (trích dẫn bởi[ CITATION Fay11 \l 1033 ]),mọi người dần chuyển sang sử
dụng internet nhiều hơn,quá trình đọc truyền thống dần dần bị lãng quên. Bilkis Alaba
(2015) cũng đã phát hiện ra rằng giới tính và giáo dục là những yếu tố dự đoán cho thói
quen đọc sách, trong khi giáo dục và chủng tộc là những yếu tố dự báo cho việc đọc hiểu
[CITATION Ham15 \p 108-109 \l 1033 ] .Đọc sở thích hay sở thích đọc dường như khác
với các độ tuổi khác nhau.Li-Bi Shen (2009) chỉ ra rằng” Các bé gái đọc nhiều sách hơn
nhiều so với các bé trai”. Số lượt truy cập vào internet của nữ nhiều hơn nam. Cô chỉ ra
rằng phần lớn sinh viên không đọc và không thích đọc trừ phi giáo viên yêu cầu,dựa vào
các nghiên cứu đã có từ Platt (1986),Li-Bi Shen đã xem xét một số nghiên cứu được lựa
chọn về sở thích đọc của sinh viên, các hành vi đọc của sinh viên đại học hơi khác nhau
giữa nam và nữ. Hơn 70% sinh viên tham gia hoạt động Internet thường xuyên mỗi ngày
để cập nhật tin tức đời sống hằng ngày
Tóm lại các mô hình giới thiệu trên có phạm vi nghiên cứu khác nhau và đều có đặc điểm
chung là 3 bộ phận chính tạo nên nhu cầu là:giới tính,hứng thú,mục đích,duy chỉ khác
nhau về mặt thời gian khi thời đại công nghệ thông tin bùng nổ cũng là lúc có thêm bộ
12


phận cấu thành nhu cầu là Internet .Trong mô hình hình nghiên cứu của Kouider Mokhtari
,Carla A. Reichard (2002) tác giả xem trọng đặc điểm giới tính lên quá trình đọc sách,cho
rằng yếu tố giới tính là chủ chốt và tác động các yếu tố khác,các tác giả đã chỉ ra tác động
của mục đích người dạy đến sự hình thành nhu cầu đọc của từng đối tượng giới tính sinh
viên tiếp theo là yếu tố hứng thú tác động lên nhu cầu đọc sách của sinh viên ngay từ lúc
nhỏ. Kế thừa các mô hình nghiên cứu đã có,Li-Bi Shen(2009) đã đưa ra mô hình khá tổng
quát và đầy đủ cho nghiên cứu của cô với việc khảo sát ảnh hưởng cũng như mối liên
quan của giới tính đối với việc sử dụng internet cũng như nhu cầu đọc,thể loại ưa thích.
2.2. Mô hình lí thuyết cơ bản của đề tài:
Tổng hợp các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu.Tôi nhận thấy yếu tố giới tính (biến
kiểm soát) ảnh hưởng khá rộng đến nhu cầu đọc,là bộ phận chính cấu thành nên nhu cầu
đọc cũng như là thang đo để đánh giá các bộ phận yếu tố khác,bộ phận tiếp theo không

thể thiếu trong thời đại công nghệ hiện nay là yếu tố Internet, tác động đến hình thức đọc
cũng như nội dung đọc,thời gian bỏ ra cho việc đọc sách khi đang sử dụng internet ngày
càng giảm,thay vào đó sinh viên lại thích các hoạt động giải trí cũng như mạng xã hội
nhiều hơn.Yếu tố hứng thú tác động lên nhu cầu đọc theo các biến nội dung mà người đọc
tìm kiếm,cũng như thời gian bỏ ra để thỏa mãn sự đam mê,cuối cùng là bộ phận mục
đích,mục đích giúp ta xác định rõ ràng lí do mà người đọc muốn thực hiện.
Tôi xin phép trình bày mô hình của đề tài sau khi đã tổng hợp lại từ các mô hình nghiên
cứu trước đó và cũng như bổ sung để mô hình thêm đầy đủ và hoàn thiện.

Nhu cầu đọc sách

13

Các hoạt động trên
Quỹ
thời
gian
Thể
loại
sách
Mục
đích
Giới
tính
Internet


3. Các kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu của giới tính đối với nhu cầu đọc:
Nữ giới thích các hoạt động nhẹ nhàng cho nên họ thường thiên về việc đọc sách hơn là

nam giới và nam giới lại có xu hướng thiên về hoạt động mạnh mẽ,họ giữ thái độ tiêu cực
hơn đối với việc đọc,họ ưu tiên cho các hoạt động giải trí,thể thao… Như vậy, các kết quả
của nghiên cứu hiện tại xác minh giả thuyết là các sinh viên nữ dành nhiều thời gian đọc
hơn sinh viên nam.
3.1. Kết quả nghiên cứu của các hoạt động trên Internet lên nhu cầu đọc:
Có một kết quả đáng buồn là các hoạt động trên internet của sinh viên thường dành cho
việc gải trí như chơi game,nghe nhạc,mua sắm online,tham gia các mạng xã hội như face
book,yahoo,messenger,.. cũng như cập nhật tin tức thời trang trực. Và sinh viên hiếm khi
đọc sách điện tử, truyện và các bài báo trên mạng, điều này cũng có nghĩa thời gian hoạt
động trên mạng xã hội của sinh viên càng cao nhưng quá trình tìm đọc các tài liệu mang
tính chất phục vụ học tập càng thấp,sinh viên bị chi phối quá nhiều thời gian cho internet
nhưng chỉ mang tính chất phục vụ cho việc giải trí hơn là học hỏi các kĩ năng,bổ sung
kiến thức.
3.2.Kết quả nghiên cứu của quỹ thời gian lên nhu cầu đọc là:
Kết quả về tỉ lệ sinh viên có hứng thú đọc sách sẽ giành nhiều thời gian rảnh của mình
vào việc đọc sách, tạp chí,hay thể loại ưa thích và ngược lại với việc không hứng thú thì
trong thời gian rỗi của sinh viên lại ko có kế hoạch dành cho việc đọc sách ,họ ưu tiên cho
các hoạt động trên Internet hơn.Điều này cho ta thấy tỉ lệ thuận giữa việc hứng thú trong
đọc sách với việc giành thời gian cho đọc sách.
3.3. Kết quả nghiên cứu của thể loại sách lên nhu cầu đọc là:
Thể loại sách mà các sinh viên có nhu cầu đọc thường là các giáo trình, tài liệu liên quan
đến môn học,các tài liệu tham khảo ,sinh viên tương đối ưu tiên cho kiến thức trên lớp
3.4.Kết quả nghiên cứu của mục đích lên nhu cầu đọc là:
Thường mục đích của sinh viên khi đọc sách là để đáp ứng về cơ bản kiến thức trên
lớp,hay đơn giản chỉ là làm theo yêu cầu mà giáo viên đề ra như tìm hiểu bài mới chẳng
hạn tiếp theo là cung cấp ,bổ sung kiến thức và cuối cùng là đọc sách để cung cấp thêm
vốn sống cho bản thân
14



Chương III
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu thì việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu
hợp lí có vai trò quan trọng. Đối với đề tài “ Tìm hiểu nhu cầu đọc sách của Sinh
viên Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh” sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp
thống kê toán học.
3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trong quá trình nghiên cứu lý luận, người nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp
nghiên cứu văn bản, tài liệu. Phương pháp này bao gồm việc phân tích, tổng hợp,hệ thống
hóa, khái quát hóa các nguồn tư liệu qua sách báo, tạp chí khoa học giáo dục,tâm lí học,
qua internet, luận văn, luận án, khóa luận…
Phương pháp nghiên cứu lý luận dung để làm sáng tỏ mục tiêu: Khẳng định tính quan
trọng của việc đọc sách trong sinh viên
3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đối với phương pháp này người nghiên cứu chọn phương pháp điều tra khảo sát.
Điều tra, khảo sát thực tế nhu cầu đọc sách của sinh viên bằng cách sử dụng bảng câu hỏi
ý kiến nhằm thu thập ý kiến của sinh viên về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp điều tra được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi thăm dò ý kiến được đặt
ra cho một số lượng lớn người thu thập ý kiến chủ quan của họ về vấn đềnghiên cứu. Câu
hỏi điều tra được sử dụng là dạng câu hỏi đóng. Với loại câu hỏi đóng câu trả lời có sẵn
trong mọi câu hỏi. Đó là ý kiến chủ quan của người nghiên cứu đưa ra xem có bao nhiêu
người đồng thuận. Đây là loại câu hỏi giúp người nghiên cứu thuận tiện hơn trong việc
thống kê và xử lí số liệu.
Phương pháp thống kê toán học xử lí số liệu dung để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu
quỹ thời gian dành cho việc đọc sách của sinh viên cũng như nâng cao văn hóa đọc sách
trong sinh viên

15



3.3. Phương pháp thống kê toán học xử lí số liệu
Phương pháp thống kê giúp cho việc mô tả các kết quả nghiên cứu một cách chính xác,
giúp người nghiên cứu tư duy một cách rõ ràng và chính xác. Phương pháp này cho phép
chúng ta tóm tắt các kết quả cho được 1 dưới dạng dễ hiểu và để xử lí từ đó rút ra được
những kết quả tổng quát. Mặt khác, thống kê còn giúp người nghiên cứu đưa ra những
tiên đoán về “ mức độ” có thể xảy ra của một sự việc nào đó trong những điều kiện mà
người nghiên cứu đã biết và đã đo lường.
Kết quả sẽ được tổng hợp và xử lí trên phần mềm phù hợp với nội dung nghiên cứu
Phương pháp thống kê toán học xử lí số liệu dung để làm sáng tỏ mục tiêu: Đề xuất giải
pháp một cách hợp lí,hiệu quả dành cho nhu cầu đọc sách trong sinh viên

Chương IV
Danh mục tài liệu tham khảo
TẠP CHÍ:
1).Firima Zona Tanjung, Ridwan, Uli Agustina Gultom. (2009). Reading Habits In Digital
Era:A Research On The Students In Borneo University. Language and Language
Teaching Journal, 20(2), 147-157.
2).GeetaliDas. (2005). Reading habit and its importance in society. Journal of College
Reading and Learning, 21(2), 123-230.
3).Hameed, Bilkis Alaba. (2015). A Survey on the Reading Habits among Colleges of
Education Students in the Information Age. Journal of Education and Practice, 8(8), 106110.
4).Kamhieh, C. (2017). Female Emirati University Students’ Book Reading Choices: An
Investigation. International Journal of Linguistics, 9(6), 112-130.
5).Kouider Mokhtari ,Carla A. Reichard. (2002). Assessing Students’ Metacognitive
Awareness of Reading Strategies. Journal of Educational Psychology, 94(2), 249-259.

16



6).Lê Thị Thúy Hiền. (2010). Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên chuyên ngành thư viện
thông tin,trường đại học văn hóa Hà Nội. Nghiên cứu Văn hóa Đại học Văn Hóa Hà Nội,
4(2), 32-40.
7).Linda Saumell, Marie Tejero Hughes ,Kay Lopate. (2009). Impact of New Technology
on Reading Habits:A Glimpse on the World Literature. The Journal of Higher Education,
5(2), 212-218.
8).Loan, F. A. (2011). Impact Of Internet On Reading Habits Of The Net Generation
college students. International journal of digital library services, 1(2).
9).Ms. Kushmeeta Chettri, Dr S.K. Rout. (2013). Reading Habits - An Overview. Journal
Of Humanities And Social Science, 14(6), 13-17.
10).Nguyễn Hữu Viêm. (2012). Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam. Tạp
chí Thư viện Việt Nam, 3(4), 19-26.
11).Purnima Chauhan,Dr.Payare lal. (2012). Impact of Information Technology on
Reading Habits of College Student. Internationnal Journal Of Research Review in
Engineering Science and Technology, 1(1), 101-106.
12).Shen, L.-B. (2009). Computer Technology and College Students’ Reading Habits.
Chia-Nan University of Pharmacy and Science, 32(3), 559-572.
13).Yamina Bouchamma, Vincent Poulin, Marc Basque, Catherine Ruel. (2013). Impact
of Students’ Reading Preferences on Reading. Creative Education, 4(8), 484-491.

PHỤ LỤC

Bảng câu hỏi/Phiếu khảo sát:
BẢNG CÂU HỎI TÌM HIỂU NHU CẦU HỌC ĐỌC SÁCH CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

17


Xin chào! Tôi đang thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu nhu cầu đọc sách của sinh viên

trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh .Nhằm tìm ra giải pháp để giúp đỡ
sinh viên nâng cao kỹ năng đọc. Chúng tôi rất mong bạn dành chút ít thời gian để trả lời
một số câu hỏi sau đây theo quan điểm cá nhân của bạn. Tôi xin cam đoan sẽ bảo mật
hoàn toàn các kết quả trên phiếu trả lời của các bạn,mọi vấn đề về việc lộ thông tin chúng
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về phía mình.Thời gian thực hiện cho toàn bộ bảng hỏi
là 15 phút.
I.Nhân khẩu học:
Vui lòng đánh dấu (v) cho câu trả lời của bạn. Cảm ơn bạn!
1. Giới tính: Nam ( )

Nữ ( )

2. Tuổi: Dưới 20 ( ), 20-21 ( ), 22-23 ( ), 24-25 ( ), 26-27 ( ), Trên 27 ( )
3. Bạn là sinh viên năm mấy ?
 Năm 1
 Năm 2
 Năm 3
 Năm 4
Khác……
Trình độ ngoại ngữ:…
4. Thể loại sách đọc yêu thích của bạn: __________
Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của bạn cho các phát biểu dưới đây theo thang
điểm từ 1 đến 5 (Xin chỉ khoanh tròn một số thích hợp cho từng phát biểu).
1

2

3

4


5

Rất không

Không đồng ý

Phân vân

Đồng ý

Rất đồng ý
18


đồng ý

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
II- Bạn thường làm những việc gì trên Internet?
Hoạt động 1
Bạn thường đọc tin tức trực tuyến.
Hoạt động 2
Bạn thường đọc sách điện tử
Hoạt động 3
Bạn thường đọc kiến thức chuyên môn.
Hoạt động 4
Bạn thường đọc các bài báo khoa học.
Hoạt động 5
Bạn thường đọc thông tin công việc.
Hoạt động 6

Bạn thường đọc thông tin thời trang.
Hoạt động 7
Bạn thường đọc tin tức thể thao.
Hoạt động 8
Bạn thường đọc truyện tranh.
Hoạt động 9
Bạn thường đọc thực phẩm / dinh dưỡng.
Hoạt động 10
Bạn thường tham gia các mạng xã hội
Hoạt động 10
Bạn tham gia các hoạt động khác.
III.Số giờ bạn dùng để đọc sách?

1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
1

2
1
2
1
2
Mức độ

3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3

4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
4


5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5

Qũy thời gian 1
Bạn dành 0-1 giờ cho việc đọc sách
Qũy thời gian 2
Bạn dành 1-3 giờ cho việc đọc sách
Qũy thời gian 3
Bạn dành 4-6 giờ cho việc đọc sách
Qũy thời gian 4
Bạn dành Hơn 6 giờ cho việc đọc sách
IV.Bạn yêu thích thể loại sách đọc nào?

1
2
1
2
1
2
1

2
Mức độ

3
3
3
3

4
4
4
4

5
5
5
5

3

4

5

1
2
1
2
1
2

1
2
1
2
1
2
Mức độ
1
2

3
3
3
3
3
3

4
4
4
4
4
4

5
5
5
5
5
5


3

4

5

1
1
1
1

3
3
3
3

4
4
4
4

5
5
5
5

Thể loại 1

Bạn yêu thích thể loại sách giáo trình trên 1


lớp
Thể loại 2
Bạn yêu thích thể loại tài liệu tham khảo
Thể loại 3
Bạn yêu thích thể loại tạp chí chuyên ngành
Thể loại 4
Bạn yêu thích thể loại tiểu thuyết
Thể loại 5
Bạn yêu thích thể loại truyện tranh
Thể loại 6
Bạn yêu thích thể loại sách kĩ năng
Thể loại 7
Bạn yêu thích thể loại truyện cười
V.Bạn đọc sách với mục đích gì?
Mục đích 1
Bạn đọc sách để đối phó với yêu cầu của
Mục đích 2
Mục đích 3
Mục đích 4
Mục đích 5

MỨC ĐỘ

giảng viên,bài tập trên lớp.
Bạn đọc sách để trau dồi thêm kiến thức
Bạn đọc sách để thư giãn
Bạn đọc sách để có thêm kinh nghiệm
Bạn đọc sách để có thêm vốn sống


2

2
2
2
2

19


Mục đích 5

Bạn đọc sách để giải trí

20



×