Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

noiquylaodong file PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.05 KB, 14 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & SẢN XUẤT VIỆT-HÀN
Lô 04, KCN Điện Nam-Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam, Việt Nam
Tel: 84 510 946345, 946946, 946789, 946222 - Fax: 84 510 946333
Web: www.viet-hancorp.com.vn - Email:
----- b c ØØØØØ d a -----

Số: 330 / QĐ-TGĐ

*************************************************************************

Qd8-thoa uoc LDTT

Điện Nam-Điện Ngọc, ngày 11 tháng 06 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC
V/v ban hành Nội Quy Lao động

TỔNG GIÁM ĐỐC
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & SẢN XUẤT VIỆT-HÀN
- Căn cứ Bộ Luật Lao Động đã được Quốc Hội Nước CHXNCN Việt Nam thông qua
ngày 23/06/1994; sửa đổi, bổ sung ngày 02/04/2002 và có hiệu lực từ ngày 01/ 01/ 2003;
- Căn cứ các Nghị Định, Thông tư hiện hành của Chính phủ, Bộ ngành hướng dẫn
chi tiết thi hành Bộ Luật Lao động;
- Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư & Sản xuất Việt
Hàn đã được Đại hội Cổ đông thành lập thông qua ngày 05 /07/2003 và sửa đổi bổ sung tại
ĐHCĐ thường niên ngày 04/02/2007
- Căn cứ Quyết định số 05/QĐ-HĐQT ngày 01/01/2007 của Hội đồng Quản trị v/v
ban hành Quy chế Tổ chức và Hoạt động của HĐQT, TGĐ và BKS Công ty;
- Theo đề nghị của Giám đốc Phát triển Nhân lực.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:


Nay ban hành kèm theo quyết định này Nội Quy Lao động của Công ty Cổ
phần Đầu tư & Sản xuất Việt-Hàn (sửa đổi lần 02)

Điều 2:

Quyết này có hiệu lực kể từ ngày được Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh
Quảng Nam ra văn bản thừa nhận

Điều 3:

Ban Giám đốc công ty, Kế toán trưởng, trưởng các ban, phòng, bộ phận, đơn vị
trực thuộc công ty và cá nhân liên quan căn cứ quyết định thi hành.

TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Nơi nhận:
+ Như điều 3
+ HĐQT, BKS (b/c)
+ Ban QL các KCN QN
+ Ban GĐ Cty
+ Trưởng các đvị trực thuộc
+ Lưu PTNL

Huỳnh Tấn Chung


QUY CHẾ NỘI BỘ

NỘI QUY LAO ĐỘNG

Trang số : 1/13

Quyết định: 330 /QĐ-TGĐ
Ngày lập: 11/ 06/ 2007
Sửa đổi lần: 02

NỘI QUY LAO ĐỘNG
của Công ty Cổ phần Đầu tư & Sản xuất Việt-Hàn
(Ban hành kèm theo Quyết định số 330/ QĐ-tGĐ ngày 11/ 06/ 2007
của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư & Sản xuất Việt-Hàn )
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:
Mục đích
Ban hành các quy định cụ thể về nội quy lao động nhằm bảo vệ quyền lợi của người
lao động trong Công ty, đồng thời đảm bảo việc tuân thủ các quy định về thời giờ làm việc &
thời giờ nghỉ ngơi, trật tự trong Công ty, an toàn & vệ sinh lao động, bảo vệ tài sản và bí mật
công nghệ - bí mật kinh doanh trong công ty, phạm vi xử lý kỷ luật lao động nhằm điều chỉnh
mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong hoạt động quản lý, điều
hành sản xuất kinh doanh của Công ty Việt - Hàn.
Nội quy lao động được xây dựng theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản
hướng dẫn của Chính phủ, các cấp Bộ ngành về thi hành pháp luật lao động được ứng
dụng vào thực tiễn tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị công ty Việt - Hàn nhằm đảm
bảo thi hành đúng những quy định, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với người lao
động và người sử dụng lao động.
Điều 2:
Đối tượng
Người lao động có ký hợp đồng lao động đang trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng
(không xác định thời hạn, xác định thời hạn, ngắn hạn, thời vụ, thử việc, khoán việc) với
Công ty Cổ phần Đầu tư & Sản xuất Việt – Hàn là đối tượng chấp hành của Nội quy lao
động này.
Điều 3:

Các quy định chung
Người lao động làm việc trong Công ty ký kết hợp đồng lao động với Tổng Giám đốc
Công ty hoặc người được Tổng Giám đốc uỷ quyền ký HĐLĐ bằng văn bản phải có nghĩa
vụ thực hiện đúng các nội dung, điều khoản đã quy định trong HĐLĐ, thỏa ước lao động tập
thể, chấp hành tốt kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều hành hợp pháp
của người sử dụng lao động.
Mọi hành vi vi phạm nội quy lao động, thể lệ, thủ tục, quy trình, quy phạm nghiệp vụ
... đều phải chịu kỷ luật lao động và trách nhiệm đền bù vật chất theo quy định của của pháp
luật lao động và quy định của công ty.
Tổng Giám đốc công ty có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều động, phân công
lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; có quyền khen thưởng và xử lý kỷ luật lao
động theo quy định của pháp luật lao động và quy định của công ty.
Tổng Giám đốc Công ty và tập thể người lao động phải thường xuyên quan tâm xây
dựng khối đoàn kết nhất trí và quyền làm chủ tập thể của người lao động trong quá trình tổ
chức sản xuất - kinh doanh, kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực như trù dập,
ức hiếp, chia rẽ, bè phải, phát ngôn vô tổ chức, vô kỷ luật, phát tán và tuyên truyền các
quan điểm trái với đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục1: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Điều 4:
Quy định về thời giờ làm việc
Người lao động trong Công ty thực hiện thời giờ làm việc 8 giờ/ngày, tuần làm việc
từ 5,5 ngày tùy theo thời điểm công việc và không quá 44 giờ/ tuần. Tổng Giám đốc Công ty
có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần và phải thông báo trước cho
người lao động được biết trước.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quy chế nội bộ Cty Việt-Hàn



QUY CHẾ NỘI BỘ

NỘI QUY LAO ĐỘNG

Trang số : 2/13
Quyết định: 330 /QĐ-TGĐ
Ngày lập: 11/ 06/ 2007
Sửa đổi lần: 02

Người lao động đến nơi làm việc và ra về đúng thời giờ quy định của Công ty. Do
yêu cầu giải quyết công việc đột xuất, cấp bách Tổng Giám đốc Công ty có thể thoả thuận,
điều động người lao động đang làm việc hoặc đang nghỉ ngơi thực hiện các nhiệm vụ đột
xuất ngoài giờ hành chính.
Tuỳ theo nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng Giám đốc Công ty có thể
thoả thuận với người lao động làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ.
Làm việc theo giờ hành chính: áp dụng chủ yếu đối với khối hành chính nhà máy,
văn phòng điều hành công ty, quy định cụ thể như sau:
- Buổi sáng: từ 7giờ 30 đến 11giờ 30; Buổi chiều: từ 13giờ 00 đến 17giờ 00
- Thời giờ làm việc ban đêm được tính từ 22giờ đến 6giờ sáng hôm sau.
- Tùy theo tình hình thực tế công việc cần phải giải quyết xong việc trong ngày, nếu
xét thấy cần thiết Trưởng bộ phận quản lý có thể cho làm việc kéo dài thêm, nhưng
không quá 4 giờ mỗi ngày.
Làm việc theo ca, kíp: áp dụng chủ yếu đối với khối nhà máy sản xuất (trừ nhân viên
làm việc giờ hành chính áp dụng như trên), quy định cụ thể như sau:
- Ca 1: từ 06giờ 00 đến 14giờ 00;
- Ca 2: từ 14giờ 00 đến 22giờ 00;
- Ca 1: từ 22giờ 00 đến 06giờ 00;
- Những người làm việc theo chế độ ca, kíp phải thực hiện thời giờ làm việc theo chế
độ phân ca theo lịch thông báo trước (theo quy định riêng của Xưởng sản xuất).
Thời giờ vẫn được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương là:

- Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
- Thời giờ học tập huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động, PCCC.
- Thời giờ hội họp, học tập do yêu cầu của Tổng Giám đốc Công ty hoặc được Tổng
Giám đốc Công ty cho phép.
Thời gian làm thêm giờ: các phòng ban, bộ phận thuộc Công ty được tổ chức làm
thêm giờ sau khi đã thoả thuận với người lao động, Trưởng bộ phận quản lý xét thấy cần
thiết đề xuất lên Tổng Giám đốc công ty và được Tổng Giám đốc đồng ý chấp thuận. Thời
gian được tính làm thêm giờ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Xử lý sự cố trong sản xuất kinh doanh; giải quyết công việc cấp bách không thể trì
hoãn; giải quyết các công việc phát sinh không có trong kế hoạch; xử lý các công việc do
yêu cầu không thể bỏ dở được; khắc phục hậu quả do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh ... xử
lý khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc công ty.
- Số giờ làm thêm được tính phải vượt trên số giờ làm việc/tuần đã quy định. Nhân
viên sau khi làm thêm giờ, đã được bố trí nghỉ bù và số giờ làm việc trong tuần vẫn chưa
vượt quá số giờ làm việc/tuần thì không được tính giờ làm thêm.
- Làm thêm chỉ tính vào ngày nghỉ trong tuần, nghỉ lễ tết.
- Số giờ, ngày làm thêm phải được lập thành bảng chấm công được trưởng bộ phận
quản lý xác nhận trình Tổng Giám đốc duyệt và là cơ sở cho Ban PTNL tính tiền lương làm
thêm giờ cho người lao động.
Thời gian làm thêm giờ được thực hiện không quá 4giờ trong 1ngày; 200giờ trong
1năm; trường hợp đặc biệt cũng không quá 300giờ trong 1năm.
Người lao động làm thêm giờ sẽ được bố trí nghỉ bù vào thời gian thích hợp, trong
trường hợp do nhu cầu công tác, Công ty không thể bố trí cho người làm thêm giờ nghỉ bù
thì người lao động sẽ được thanh toán ít nhất 150% tiền lương tương ứng với thời gian làm
thêm nếu là ngày làm việc bình thường; 200% tiền lương tương ứng nếu là ngày nghỉ hàng
tuần; 300% tiền lương tương ứng nếu là ngày nghỉ lễ, tết.
Thời gian thực hiện làm nghĩa vụ công dân: thời gian này thực hiện theo quy định
của luật pháp và được sự chấp thuận của Tổng Giám đốc Công ty.
Điều 5:
Quy định về thời giờ nghỉ ngơi

Thời gian nghỉ ngơi trong ngày làm việc:
- Người lao động làm việc thời gian liên tục 8 giờ được nghỉ ít nhất 30 phút để ăn
giữa ca và nghỉ ngơi, tính vào thời gian làm việc.
- Người lao động làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào thời gian
làm việc.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quy chế nội bộ Cty Việt-Hàn


QUY CHẾ NỘI BỘ

NỘI QUY LAO ĐỘNG

Trang số : 3/13
Quyết định: 330 /QĐ-TGĐ
Ngày lập: 11/ 06/ 2007
Sửa đổi lần: 02

- Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca
khác.
Quy định về ngày nghỉ trong tuần:
- Người lao động làm việc theo giờ hành chính (LĐ gián tiếp) mỗi tuần được nghỉ 1,5
ngày vào chiều thứ Bảy và ngày Chủ nhật hoặc ít nhất cũng được nghỉ một ngày Chủ nhật.
- Người lao động làm việc theo ca, kíp sản xuất (LĐ trực tiếp) cứ hết 6 ngày làm việc
liên tục được nghỉ ít nhất 1 ngày (24giờ) tiếp theo.
Người lao động làm việc hưởng lương khoán, lương theo sản phẩm hay làm các
công việc có tính chất không ổn định về thời gian được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên
tục) trong một tuần.
- Công ty có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào Thứ Bảy, Chủ nhật hoặc vào ngày
cố định khác trong tuần do Tổng Giám đốc công ty quy định.
- Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì Công ty

phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ tính bình quân mỗi tháng ít nhất là 4 ngày.
Ngày nghỉ Lễ, Tết: người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những
ngày lễ sau đây:
- Tết Dương lịch: một ngày nghỉ (ngày 01 tháng 01 Dương lịch).
- Tết âm lịch: bốn ngày nghỉ (1 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: một ngày ( ngày 10 tháng 3 Âm Lịch)
- Ngày Chiến thắng: một ngày nghỉ (ngày 30 tháng 04 Dương lịch).
- Ngày Quốc tế Lao động: một ngày nghỉ (ngày 01 tháng 05 Dương lịch).
- Ngày Quốc khánh: một ngày nghỉ (ngày 02 tháng 09 Dương lịch).
Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ Thứ bảy, Chủ nhật hàng tuần thì
người lao động được nghỉ bù vào những ngày tiếp theo hoặc các ngày khác do Tổng Giám
đốc công ty quyết định và được thông báo trước cho người lao động.
Ngày nghỉ phép năm:
- Người lao động có thời gian làm việc tại Công ty từ 12 tháng trở lên thì được nghỉ
phép hàng năm, hưởng nguyên lương như làm việc theo quy định sau đây:
+ 12 ngày phép, đối với người làm công việc bình thường (lao động gián tiếp)
+ 14 – 16 ngày phép, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ Người lao động có thời gian làm việc thâm niên lâu năm tại Công ty thì cứ 5 năm
được cộng thêm 1 ngày nghỉ phép.
- Trong trường hợp đặc biệt, Công ty không bố trí được nghỉ phép năm thì có thể
được tính toán trả bằng tiền lương cơ bản tương ứng với những ngày mà người lao động lẽ
ra phải được nghỉ phép.
- Thủ tục xin nghỉ phép năm (nghỉ liên tục trên 3 ngày): Người lao động làm đơn xin
nghỉ phép năm trước ít nhất 15 ngày gửi Trưởng bộ phận quản lý trực tiếp xem xét, nếu xét
thấy có thể cử người khác làm việc thay thế mà không ảnh hưởng đến việc chung, Trưởng
bộ phận trình Tổng Giám đốc quyết định.
Người lao động nghỉ phép năm (được sự đồng ý của Tổng Giám đốc) đi thăm bố mẹ
đẻ; bố mẹ vợ/ bố mẹ chồng; vợ, chồng, con được hưởng các quyền lợi sau:
- Nếu đi bằng phương tiện ô tô, tàu thuỷ, tàu hoả mà số ngày đi đường cả đi và về
trên hai ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ

hàng năm. Tiền lương của người lao động trong những ngày đi đường được hưởng như
ngày nghỉ phép (như ngày làm việc).
- Tiền tàu xe được thanh toán tương đương với giá vé xe, vé tàu ngồi đối với những
nơi có đường ô-tô, tàu hoả, tương đương với giá vé quy định hiện hành của Nhà nước đối
với đoạn đường ấy và theo quy định tại Quy chế chi tiêu hành chính của Công ty.
Điều 6:
Nghỉ về việc riêng được hưởng lương, nghỉ không hưởng lương
Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương cơ bản trong
những trường họp sau đây:
- Kết hôn:
nghỉ 3 ngày
- Con kết hôn:
nghỉ 1 ngày
- Bố mẹ (cả bên chồng/ vợ) chết; vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 3 ngày
Người lao động có thể được nghỉ không lương nhưng phải được sự đồng ý của
Tổng Giám đốc Công ty, tuy nhiên thời gian nghỉ không lương không quá 06 tháng.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quy chế nội bộ Cty Việt-Hàn


QUY CHẾ NỘI BỘ

NỘI QUY LAO ĐỘNG

Trang số : 4/13
Quyết định: 330 /QĐ-TGĐ
Ngày lập: 11/ 06/ 2007
Sửa đổi lần: 02

Điều 7:
Quy định về giải quyết nghỉ phép, nghỉ việc riêng, nghỉ khác

Người lao động có yêu cầu xin nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng hoặc nghỉ khác theo
chế độ đều phải tuân thủ các quy định về xin phép nghỉ của Công ty, tuyệt đối không được
nghỉ trước báo sau. Quy định trình tự xin phép nghỉ như sau:
- Nghỉ phép năm:
+ Người lao động chỉ được bắt đầu nghỉ phép sau khi có sự đồng ý của Trưởng bộ
phận quản lý trực tiếp (nghỉ từ 01 đến 03 ngày), nghỉ trên 03 ngày phải có sự đồng ý của
Tổng Giám đốc Công ty theo trình tự quy định tại khoản 5.5 - điều 5 nêu trên.
+ Trưởng các phòng ban chức năng, bộ phận đơn vị trực thuộc Công ty có nhu cầu
nghỉ phép, đề xuất trực tiếp lên Tổng Giám đốc phê duyệt.
+ Phép năm nào giải quyết năm đó, không được tạm ứng phép, không được cộng
dồn phép sang năm tiếp theo. Trường hợp đặc biệt được tính phép năm trước chuyển sang
quý I của năm sau và phải được Tổng Giám đốc công ty đồng ý.
+ Giải quyết nghỉ phép phải đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, vận
hành sản xuất kinh doanh chung của công ty. Trường hợp giải quyết nghỉ phép, trưởng bộ
phận quản lý phải đảm bảo có người khác thay thế, đảm đương được công việc của người
được nghỉ phép.
- Nghỉ việc riêng không có lương:
+ Trường hợp nghỉ việc riêng không hưởng lương (dài trên 10 ngày) phải có đơn xin
phép và chỉ được nghỉ sau khi Trưởng bộ phận quản lý trực tiếp đề nghị phòng Hành chính Quản trị, Ban PTNL xem xét, trình Tổng Giám đốc Công ty đồng ý phê duyệt bằng văn bản.
+ Nghỉ ốm hoặc con ốm mẹ nghỉ: nếu nghỉ ốm hoặc con ốm mẹ nghỉ phải có đầy đủ
các thủ tục của cơ sở Y tế có thẩm quyền cho nghỉ và được sự đồng ý chấp thuận của Tổng
Giám đốc công ty.
+ Nghỉ thai sản: người xin nghỉ phải nộp đơn trước 15 ngày khi bắt đầu nghỉ (trừ
trường hợp sinh đột xuất). Sau khi sinh nộp Giấy chứng sinh của bệnh viện cho Ban PTNL
làm các thủ tục hưởng các chế độ bảo hiểm.

Mục II: Trật tự trong công ty
Điều 8:
Chấp hành quy định, quyết định của Công ty
Người lao động dù ở bất kỳ vị trí, cương vị, chức danh nào đều phải nghiêm chỉnh

chấp hành các quyết định, chỉ thị, quy chế, quy định, nội quy làm việc do Công ty ban hành
trong mọi hoạt động của Công ty.
Tuân thủ, chấp hành lệnh điều hành sản xuất - kinh doanh, công tác theo đúng chức
trách, nhiệm vụ, vị trí công tác và nội dung công việc đã phân công. Tuyệt đối phục tùng
mệnh lệnh của Giám đốc công ty, lệnh của Trưởng bộ phận quản lý trực tiếp theo uỷ quyền
của Tổng Giám đốc.
Cấp dưới phục tùng cấp trên, công nhân viên ở từng bộ phận phục tùng sự phân
công của Trưởng bộ phận quản lý trực tiếp ở bộ phận đó. Nếu thấy sự phân công chưa hợp
lý, hợp tình, chưa đúng theo ý kiến đề xuất của mình, thì người lao động vẫn phải phục tùng
theo sự phân công của Trưởng bộ phận quản lý trực tiếp, sau đó mới phản ảnh lên Tổng
Giám đốc Công ty để có sự điều chỉnh hợp lý. Trưởng các phòng ban, bộ phận chịu trách
nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty về các quyết định của mình.
Khi thực hiện công việc, công tác phải triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, chống tiêu
cực, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất công việc cao nhất.
Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc đang làm
trong trường hợp quy định tại khoản 11.4 - Điều 11 của Nội quy lao động này.
Điều 9:
Trật tự, tác phong làm việc và phương tiện đi lại
Người lao động có trách nhiệm coi trọng thời giờ làm việc quy định của Công ty,
không đi muộn, về sớm, có trách nhiệm tận tuỵ với công việc được giao, phấn đấu xây dựng
Công ty là doanh nghiệp có văn hoá, uy tín tốt.
Người lao động đang làm việc phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy ra vào công ty
và các quy định về bảo vệ an ninh trật tự đã ban hành.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quy chế nội bộ Cty Việt-Hàn


QUY CHẾ NỘI BỘ

NỘI QUY LAO ĐỘNG


Trang số : 5/13
Quyết định: 330 /QĐ-TGĐ
Ngày lập: 11/ 06/ 2007
Sửa đổi lần: 02

Người lao động tự túc phương tiện đi lại khi đến làm việc tại công ty. Khi có nhu cầu
đi công tác, giải quyết công việc ngoài công ty, người lao động được sử dụng các phương
tiện giao thông công cộng và thanh toán theo quy chế chi tiêu hành chính của công ty. Đối
với các chức danh quản lý: HĐQT, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc, Trưởng các phòng chức
năng, trưởng đơn vị trực thuộc mới được quyền sử dụng phương tiện xe ôtô của công ty và
việc sử dụng, điều động xe và thanh toán chi phí phải tuân thủ quy định tại quy chế chi tiêu
hành chính của công ty.
Việc đi công tác nước ngoài, đi tham quan, học tập ở nước ngoài phải có chương
trình kế hoạch, dự toán lập trước và văn bản quyết định của Tổng Giám đốc phê duyệt.
Công ty trang phục quần áo đồng phục, thẻ kiểm soát nhân viên, đồ dùng bảo hộ lao
động cho người lao động; trong giờ làm việc, người lao động phải thực hiện đầy đủ trang
đồng phục gọn gàng, sạch sẽ, nghiêm túc, góp phần tăng uy tín của chính bản thân và của
Công ty.
Không nói to, gây ồn ào, làm mất trật tự và các các hành vi, lời nói thiếu văn hoá tại
nơi làm việc. Không làm việc riêng trong giờ làm việc. Không nói quá to, nói dài qua điện
thoại. Không dùng điện thoại, internet, fax, các dịch vụ công nghệ thông tin, in ấn, nhân bản
khác ... cho việc riêng cá nhân.
Không uống rượu, bia và dùng các chất kích thích khác đã bị cấm trong giờ làm việc
và trong công ty. Không đánh bài, cờ bạc và các trò chơi ăn tiền trong giờ làm việc và trong
công ty.
Không hút thuốc lá, sử dụng bật lửa, để vật liệu dễ cháy trong khu vực Nhà xưởng
sản xuất, nhà kho, trạm biến áp và các khu vực khác theo quy định của công ty.
Khi rời khỏi vị trí đang làm việc do có việc riêng hay công tác nhiều hơn 10 phút thì
phải báo cho trưởng phòng, ban, xưởng, đội quản lý hoặc báo cho đồng nghiệp.
Tôn trọng thời gian làm việc của đồng nghiệp khác trong phòng làm việc. Không gây

ảnh hưởng đến người khác bao gồm cả mùi, màu, âm thanh.
Trước, trong và sau giờ làm việc, công nhân kỹ thuật, công nhân lao động làm việc ở
các xưởng sản xuất (không có trách nhiệm công việc ở nhà điều hành văn phòng) không
được vào khu nhà điều hành văn phòng; trừ trường hợp họp hành, giải quyết công việc theo
triệu tập của người phụ trách.
Người không có trách nhiệm không được vào khu vực nhà xưởng sản xuất, nhà kho,
khu vực đang sản xuất, đang thi công lắp đặt máy móc thiết bị; trừ trường hợp được sự
đồng ý của trưởng bộ phận quản lý.
Mọi người lao động phải có trách nhiệm sử dụng đúng quy trình, quy định vận hành
và bảo quản tài sản, trang thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị, công cụ phòng liên vận
chuyển của Công ty.
Tiếp khách và làm việc với người nước ngoài phải tuân thủ đúng Quy định về làm
việc với người nước ngoài theo quy định của Nhà nước và theo sự phân công của Tổng
Giám đốc.
Nghiêm cấm mang vào công ty các loại chất nổ, chất cháy, vũ khí. Nếu đem đến để
phục vụ công tác phải đăng ký với bảo vệ cơ quan và phải được sự đồng ý của Ban Giám
đốc Công ty.
Khi chuyên chở tài sản, vật tư ra khỏi Công ty, người chuyên chở phải xuất trình giấy
tờ hợp lệ với Nhân viên Bảo vệ ANTT hoặc người có trách nhiệm kiểm soát. Khi nhân viên
bảo vệ, người kiểm soát cần yêu cầu kiểm tra thì người chuyên chở phải có trách nhiệm tự
mở tài sản, vật dụng đang mang ra để kiểm tra và không được gây khó khăn hoặc nói năng
không lịch sự đối với người kiểm soát.
CBCNV được phân công trực phục vụ sản xuất, trực bảo vệ, tự vệ, đảm bảo an ninh
trật tự trong quá trình sản xuất, hội họp hay những ngày nghỉ lễ tết phải thực hiện đầy đủ
yêu cầu trách nhiệm đã được phân công và phải đảm bảo thực hiện đúng thời gian quy
định. Tuyệt đối không được rời bỏ vị trí khi chưa có người thay thế và chưa ký vào biên bản
bàn giao.
Trong quan hệ với khách hàng và đối tác phải nói năng ứng xử nhã nhặn, cầu thị,
tuyệt đối không gây phiền hà, sách nhiễu; phải tính đúng, thu đủ tất cả các khoản, không thu
thêm, thu thừa tiền của khách hàng; không lạm dụng quyền hạn và chức vụ để tư lợi riêng

cá nhân.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quy chế nội bộ Cty Việt-Hàn


QUY CHẾ NỘI BỘ

NỘI QUY LAO ĐỘNG

Trang số : 6/13
Quyết định: 330 /QĐ-TGĐ
Ngày lập: 11/ 06/ 2007
Sửa đổi lần: 02

Mục III: An toàn và vệ sinh lao động
Điều 10:
Quy định chung
Công ty có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an
toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Người
lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao
động của Công ty. Thực hiện nghiêm chỉnh về các nội quy về phòng chống và chữa cháy
nổ, thiên tai bão lụt ... , tích cực tham gia khắc phục hậu quả khi có sự cố xảy ra.
Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, việc sản xuất, sử dụng,
bảo quản, vận chuyển, lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải có luận chứng về các biện pháp bảo
đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi
trường xung quanh theo quy định của pháp luật và quy định của Công ty.
Đối với các loại thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh
lao động phải được khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép với cơ quan có thẩm quyền của
Nhà nước về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Khi vận hành dây chuyền sản xuất, những người tham gia lao động, làm việc phải

tuyệt đối chấp hành phương án vận hành đã đề ra. Tại nơi làm việc phải có nội quy lao
động, quy chuẩn vận hành máy móc thiết bị, các tiêu thức xử lý sự cố, các tiêu lệnh về
PCCC, các tiêu chuẩn về vệ sinh công nghiệp.
Đối với người lao động làm việc theo ca, kíp sản xuất phải ghi chép đầy đủ tình hình
giao ca trước và sau khi làm việc. Đối với nhân viên lái xe phải kiểm tra xe cận thẩn, đảm
bảo vận hành an toàn tuyệt đối trước khi đưa vào nơi đậu, đỗ, lưu thông theo quy định.
Điều 11:
Kiểm tra định kỳ an toàn và vệ sinh lao động
Công ty định kỳ kiểm tra, tu sửa máy móc thiết bị, nhà làm việc, kho tàng theo tiêu
chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Người sử dụng lao động phải có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây
nguy hiểm của máy móc thiết bị trong Công ty; nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu
tố nguy hiểm độc hại trong doanh nghiệp, phải bố trí dự phòng sự cố có bảng chỉ dẫn về an
toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc.
Trong trường hợp phát hiện nơi làm việc, máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp
khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc và đối với máy, thiết bị đó cho
tới khi nguy cơ được khắc phục.
Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ
có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe doạ nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khoẻ của mình
và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Phụ trách phòng, ban, các đơn vị không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm việc đó, nếu nguy cơ
chưa được khắc phục.
Hàng năm Công ty phải tổ chức học tập an toàn lao động cho tất cả CBCNV. Nếu
người lao động nào không học an toàn lao động thì không bố trí làm việc. Những người đã
học và huấn luyện an toàn lao động phải được kiểm tra và phải ký vào bản cam kết đã được
học và qua huấn luyện về an toàn lao động. Trường hợp người lao động không chấp hành
nội quy an toàn lao động thì phải tự chịu trách nhiệm về tai nạn, thiệt hại xảy ra.
Điều 12:
Chăm sóc sức khỏe, bảo đảm vệ sinh y tế cho người lao động:
Đối với nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây tai nạn lao động, Công ty

phải trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để bảo đảm
ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động.
Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, Công ty sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ quy
định cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về
những quy định, biện pháp làm việc, an toàn vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề
phòng trong công việc của từng người lao động. Người lao động ký hợp đồng lao động với
thời hạn từ 6 tháng trở lên sẽ được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và khám sức khoẻ định
kỳ hàng năm. Chi phí khám sức khoẻ do Công ty đài thọ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quy chế nội bộ Cty Việt-Hàn


QUY CHẾ NỘI BỘ

NỘI QUY LAO ĐỘNG

Trang số : 7/13
Quyết định: 330 /QĐ-TGĐ
Ngày lập: 11/ 06/ 2007
Sửa đổi lần: 02

Công ty có trách nhiệm tổ chức chăm lo sức khoẻ cho người lao động và phải kịp
thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động khi cần thiết.
Điều 13:
Xử lý tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của
cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc
thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp
thời và điều trị chu đáo. Công ty chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo
quy định của pháp luật.
Người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa để

xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức
năng lao động; nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe
theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.
Công ty chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho
người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp trừ trường hợp người lao động vi phạm
theo khoản 11.5 - Điều 11 của Nội quy này. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm
xã hội (khi đã được Công ty đóng BHXH) và bảo hiểm thân thể về tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, người lao động được hưởng lương và các khoản thu nhập khác trong thời
gian điều trị theo quy định tại Thoả ước lao động tập thể và theo quy định của Pháp luật.
Công ty có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương cơ bản cho người
lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Trường hợp do lỗi
của người lao động, thì cũng được trợ cấp một khoản liền ít nhất bằng 12 tháng lương cơ
bản.
Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải được
khai báo, điều tra, lập biên bản thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật.
Mục IV: Một số quy định riêng đối với lao động Nữ
Điều 14:
Bình đẳng nam nữ, không phân biệt đối xử
Nghiêm cấm có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân
phẩm phụ nữ.
Công ty thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, tuyển
chọn, nâng bậc lương và trả công lao động.
Công ty có chính sách không sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng
tuổi, trừ trường hợp lao động nữ đó không đảm đương được công việc, bị sa thải, hết thời
hạn hợp đồng lao động hoặc Công ty chấm dứt hoạt động.
Người lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không
phải bồi thường thiệt hại HĐLĐ nếu có giấy của thầy thuốc chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ
ảnh hưởng xấu tới thai sản hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Trong trường hợp

này, thời hạn mà người lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc
vào thời hạn do thầy thuốc chỉ định.
Điều 15:
Một số ưu tiên đối với lao động nữ
Không sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp
xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con, theo danh
mục Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. Công ty nếu đang sử dụng
lao động nữ làm các công việc nói trên phải có kế hoạch đào tạo nghề chuyển dần người
lao động nữ sang công việc khác phù hợp, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe, cải
thiện điều kiện lao động hoặc giảm bớt thời giờ làm việc.
Không sử dụng lao động nữ đang có thai từ tháng thứ bảy hoặc đang nuôi con dưới
12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.
Người lao động nữ làm các công việc nặng nhọc, khi có thai đến tháng thứ bảy,
được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà
vẫn hưởng đủ lương.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quy chế nội bộ Cty Việt-Hàn


QUY CHẾ NỘI BỘ

NỘI QUY LAO ĐỘNG

Trang số : 8/13
Quyết định: 330 /QĐ-TGĐ
Ngày lập: 11/ 06/ 2007
Sửa đổi lần: 02

Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời
gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà
vẫn hưởng đủ lương.

Trong thời gian nghỉ việc để đi khám thai, để thực hiện biện pháp kế hoạch hoá gia
đình hoặc do sẩy thai; nghỉ việc để chăm sóc con dưới bảy tuổi bị ốm đau, nhận trẻ sơ sinh
làm con nuôi, người lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc được Công ty
trả một khoản tiền bằng mức trợ cấp bảo hiểm xã hội. Thời gian nghỉ việc và chế độ trợ cấp
nói trên do Chính phủ quy định. Trường hợp người khác thay người mẹ chăm sóc con ốm
đau thì người mẹ vẫn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Điều16:
Nghỉ thai sản
Người lao động nữ được nghỉ thai sản là sau khi sinh con, cộng lại từ 4 đến 6 tháng,
tùy theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại. Nếu sinh đôi trở lên thì
tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Trong thời gian
này người lao động nữ được hưởng trợ cấp lương bảo hiểm xã hội hoặc được Công ty trả
một khoản tiền bằng mức trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Trong thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm
một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với Công ty. Người lao động nữ có thể đi
làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh có giấy
phép của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khỏe là
phải báo cho Công ty biết trước. Trong trường hợp này người lao động nữ vẫn tiếp tục
được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc.
Hết thời gian nghỉ thai sản theo chế độ và cả trường hợp được nghỉ phép thêm
không hưởng lương, khi trở lại làm việc người lao động nữ vẫn được đảm bảo chỗ làm việc.

Mục V: Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, công nghệ của Công ty
Điều 17:
Bảo vệ tài sản của Công ty
Người lao động phải làm theo các quy định quản lý, sử dụng, bảo dưỡng tài sản của
Công ty với tinh thần tiết kiệm chi phí, chống lãng phí.
Người lao động chịu trách nhiệm bồi thường về những thiệt hại về tài sản (thiết bị,
dụng cụ, tiền vốn... ) mà mình quản lý sử dụng do không thực hiện đúng các quy định về
bảo quản, vận hành, bảo dưỡng tài sản của Công ty.

Những tài sản dùng chung tại đơn vị: ôtô, xe máy, bàn ghế, dụng cụ văn phòng, cây
cảnh, điện nước, trang thiết bị sinh hoạt tập thể ... mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ
chung, đồng thời phải có trách nhiệm phát hiện những đối tượng có hành vi ăn cắp, phá
hoại, sử dụng vào việc riêng cá nhân ...
Chi tiêu công quỹ phải có chứng từ hợp lệ, hợp lý, hợp pháp, tuyệt đối không đưa và
nhận hối lộ, không biển thủ của công ty thành của cá nhân.
Khi phát hiện những hành động trộm cắp, phá hoại tài sản, dùng vào việc riêng cá
nhân, phá hoại, kích động sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ, người lao động phải báo cáo
kịp thời các hiện tượng nghi vấn với người có trách nhiệm để xem xét xử lý.
Điều 18:
Bảo vệ bí mật kinh doanh, công nghệ của Công ty.
Mọi người lao động tại Công ty có trách nhiệm phải tuân thủ quy định về bảo vệ bí
mật kinh doanh, bí mật công nghệ của Công ty. Tuân thủ nghiêm túc quy chế cung cấp, sử
dụng và lưu giữ thông tin bảo mật do Công ty ban hành. Chỉ được phép cung cấp thông tin
khi đã được sự đồng ý Tổng Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền và đã có ý
kiến của Trưởng bộ phận quản lý trực tiếp.
Bí mật kinh doanh, công nghệ được coi là một trong những yếu tố thành bại sống
còn của Công ty. Do đó, các cá nhân có vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật của Công ty
sẽ phải bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc.
Các nội dung sau đây thuộc danh mục bí mật kinh doanh, công nghệ của Công ty
mà người lao động phải có trách nhiệm bảo vệ:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quy chế nội bộ Cty Việt-Hàn


QUY CHẾ NỘI BỘ

NỘI QUY LAO ĐỘNG

Trang số : 9/13
Quyết định: 330 /QĐ-TGĐ

Ngày lập: 11/ 06/ 2007
Sửa đổi lần: 02

- Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng tín dụng của Công ty; hồ sơ đấu thầu, dự thầu,
chào giá cạnh tranh chưa công bố;
- Báo cáo tài chính, bảng tổng kết tài sản, báo cáo quyết toán các kỳ; danh sách
thành viên và vốn góp của các cổ đông; năng lực tình hình tài chính công ty; quỹ tiền mặt,
số tiền mặt tồn quỹ trong két bạc ở công ty;
- Quy hoạch, đào tạo, đề bạt các chức danh quản lý chưa được công bố; hồ sơ lý
lịch cá nhân của cán bộ nhân viên trong công ty;
- Đơn thư tố cáo, khiếu nại, tranh chấp quyền sở hữu, tranh chấp lao động ... đang
trong thời gian thụ lý, chưa có kết luận chính thức của Tổng Giám đốc công ty;
- Hồ sơ, lý lịch máy móc dây chuyền thiết bị, kỹ thuật công nghệ sản xuất; định mức
tiêu hao nguyên vật liệu, tiêu chuẩn, hợp chuẩn sản xuất, giá thành sản phẩm;
- Các dự án đầu tư phát triển công nghệ, đầu tư XDCB đang ở trong giai đoạn tiền
khả thi, khả thi chưa được phép công bố; thông tin điều tra thu thập thị trường khách hàng;
- Hệ thống thông tin nội bộ, mạng máy tính; các mật mã, mật khẩu vào mạng
internet, vào mạng nội bộ, vào máy tính cá nhân, vào hộp thư điện tử ... ;
- Các nội dung, chương trình về khuyến mãi, tiếp thị, chăm sóc khách hàng trong
thời gian chưa triển khai; giá trị chiết khấu giảm giá bán hàng, chi hoa hồng đại lý, chi hoa
hồng môi giới ... ;
- Các nội dung, biên bản cuộc họp quan trọng của Hội đồng Quản trị, của Đại hội
đồng cổ đông công ty, của Ban Giám đốc công ty theo yêu cầu của chủ tọa cuộc họp không
được công bố;
- Các hồ sơ pháp lý kinh doanh (giấy phép kinh doanh, giấy Chứng nhận quyền sử
hữu đất, sử hữu nhà xưởng, sở hữu thiết bị ...) hồ sơ máy móc thiết bị chuyên dụng đặc biệt
... và các nội dung khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc Công ty cần được bảo mật.
Mục VI: Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất
Điều 19:
Hình thức kỷ luật

Mọi cán bộ nhân viên Công ty tùy theo mức độ vi phạm kỷ luật sẽ bị áp dụng một
trong các hình thức kỷ luật sau:
1- Khiển trách, cảnh cáo (bằng văn bản hoặc bằng phát biểu lời nói)
2- Chuyển làm công việc khác, kéo dài thời hạn nâng lương (bằng văn bản)
3- Sa thải (bằng văn bản)
Điều 20:
Thi hành kỷ luật với hình thức khiển trách, cảnh cáo
Thi hành kỷ luật với hình thức khiển trách, cảnh cáo đối với các CBNV vi phạm một
trong các điểm quy định sau:
- Không chấp hành giờ giấc làm việc (đi trễ, về sớm) theo quy định của Công ty lần
thứ 3 (2 lần đầu phạt trừ điểm chất lượng công tác)
- Nghỉ ốm từ 1 đến 3 ngày không có giấy chứng nhận của cơ quan Y tế hoặc nghỉ
việc riêng 01 ngày chưa được Trưởng bộ phận quản lý trực tiếp cho phép.
- Vắng mặt trong giờ làm việc 20 phút mà không được phép của Trưởng bộ phận từ
lần 3 trở đi (trừ trường hợp đặc biệt khi người lao động thấy rõ nơi làm việc có nguy cơ xảy
ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng và sức khỏe của mình).
- Không hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn, đúng yêu cầu về chất lượng
vì lý do chủ quan, vì năng lực yếu kém từ 03 lần trở lên trong năm công tác.
- Làm việc riêng nhiều lần trong giờ làm việc tại nơi làm việc; sử dụng trang thiết bị
của cơ quan phục vụ lợi ích riêng cá nhân (đã bị phụ trách nhắc nhở)
- Có thái độ thiếu văn minh, không lịch sự đối với khách hàng, đối tác hoặc đồng
nghiệp, gây phiền hà cho khách hàng và bị khách hàng phản ảnh lại với Công ty.
- Cố ý thu thừa tiền của khách hàng (lần thứ nhất)
- Không chấp hành sự phân công công tác của Trưởng bộ phận quản lý trực tiếp.
- Không thực hiện đúng các quy định về trật tự trong doanh nghiệp, viết đơn khiếu tố
khiếu nại sai sự thật; gửi đơn thư tố cáo khiếu nại xuyên tạc, vượt quá thẩm quyền, thiệt hại
đến uy tín của Công ty.
- Đưa người lạ mặt vào cơ quan khi chưa được phép của lãnh đạo đơn vị.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quy chế nội bộ Cty Việt-Hàn



QUY CHẾ NỘI BỘ

NỘI QUY LAO ĐỘNG

Trang số : 10/13
Quyết định: 330 /QĐ-TGĐ
Ngày lập: 11/ 06/ 2007
Sửa đổi lần: 02

- Người phụ trách từ tổ trưởng trở lên lạm dụng cương vị công tác của mình để có
hành vi phân biệt đối xử với nhân viên lao động dưới quyền của mình quản lý.
- Không đeo thẻ kiểm soát nhân viên, không mặc đồng phục khi làm việc theo quy
định của cơ quan (lần thứ 9 trong năm hoặc 3 lần trong tháng), các lần đầu phạt trừ vào
điểm chất lượng công tác;
- Say rượu, bia hoặc các chất kích thích khác gây mất trật tự trong giờ làm việc;
đánh bạc trong công ty (khi đã bị nhắc nhở lần thứ 2 trở đi), lần đầu trừ điểm chất lượng
- Báo cáo số liệu sai sự thật nhưng chưa đến mức nghiêm trọng (lần thứ nhất)
Điều 21:
Thi hành kỷ luật với hình thức chuyển làm công việc khác
Thi hành kỷ luật hình thức chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn hoặc
kéo dài thời hạn nâng lương trong thời hạn tối đa 6 tháng khi CBCNV vi phạm một trong các
điểm qui định sau:
- Có hành vi nhận tiền hối lộ, đòi tiền hoa hồng bất hợp pháp của đối tác, khách hàng
- Không trung thực khi khai báo hồ sơ lý lịch, văn bằng, chứng chỉ học vấn.
- Có hành vi thiếu trung thực khi làm việc trong Công ty. Báo cáo sai sự thật, thiếu
trung thực (lần thứ hai)
- Đem sản phẩm, vật dụng, phương tiện của công ty (kể cả sản phẩm vật dụng phế
thải) ra ngoài khi chưa được phép của người có thẩm quyền.
- Lái xe vi phạm luật giao thông, gây tai nạn làm ảnh hưởng đến Công ty.

- Lợi dụng danh nghĩa Công ty ký hợp đồng kinh tế phục vụ lợi ích riêng cá nhân.
- Nghỉ việc 6 ngày trong một tháng (cộng dồn) hoặc 9 ngày liên tục (trong hai tháng
liền kề); hoặc 20 ngày trong một năm không có lý do chính đáng.
- Đã bị khiển trách, cảnh cáo trong thời hạn 3 tháng vẫn tái phạm.
- Làm mất hoặc hỏng máy móc, thiết bị, tài sản của Công ty có giá trị dưới 5.000.000
VNĐ mà nguyên nhân do chủ quan của bản thân gây ra, đồng thời phải bồi thường giá trị
khi áp dụng hình thức kỷ luật này.
- Cố ý thu thừa tiền của khách hàng
- Làm gián đoạn thông tin của khách hàng (trừ trường hợp thực hiện công việc kỹ
thuật, nghiệp cụ cần thiết) gây hậu quả nghiêm trọng, phương hại đến uy tín Công ty.
- Say rượu, bia hoặc các chất kích thích khác trong giờ làm việc (lần thứ hai sau khi
đã bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo).
- Bỏ vị trí đang công tác trong ca làm việc (lần thứ 3).
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh làm sai hỏng sản phẩm theo quy định (kể cả
hàng hoá là sản phẩm sản xuất hoặc văn bản, hợp đồng kinh tế) gây thiệt hại lớn hoặc làm
mất uy tín Cty.
- Không hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn, đúng yêu cầu về chất lượng
vì lý do chủ quan, vì năng lực yếu kém từ 05 lần trở lên trong năm công tác.
Điều 22:
Thi hành kỷ luật với hình thức sa thải
Áp dụng thi hành kỷ luật hình thức sa thải khi CBCNV vi phạm một trong các điều
quy định sau:
- Có hành vi nhận hối lộ, đòi tiền hoa hồng bất hợp pháp của đối tác, khách hàng lần
thứ hai.
- Tiết lộ, cung cấp thông tin, bí mật (thuộc danh mục bảo mật) trong sản xuất kinh
doanh, công nghệ của Công ty khi chưa được sự đồng ý của Tổng Giám đốc hoặc người
được Tổng Giám đốc ủy quyền gây hậu quả nghiêm trọng.
- Cố tình gây thiệt hại, lãng phí hoặc thất thoát tài sản của công ty có giá trị từ
10.000.000 VNĐ trở lên hoặc đem tài sản của công ty (dụng cụ, thiết bị ... có giá trị trên
10.000.000 VNĐ) đặt cọc, cầm đồ, tự ý cho mượn, sử dụng cho mục đích riêng cá nhân.

- CBNV đã bị xử lý kỷ luật khiển trách theo quy định điều 21 của Nội quy Lao động
này, chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn hoặc kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 6 tháng mà vẫn tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.
- CBNV bỏ việc trên 13 ngày trong một tháng (cộng dồn) hoặc trên 20 ngày liên tục
(trong hai tháng liền kề) hoặc trên 30 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng.
- Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi làm việc trong các điểm nút thông
tin, điều khiển vận hành dây chuyền sản xuất trọng yếu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quy chế nội bộ Cty Việt-Hàn


QUY CHẾ NỘI BỘ

NỘI QUY LAO ĐỘNG

Trang số : 11/13
Quyết định: 330 /QĐ-TGĐ
Ngày lập: 11/ 06/ 2007
Sửa đổi lần: 02

- Nghiện ma túy và các chất kích thích khác đã bị cấm và đã được điều trị 6 tháng
vẫn không khỏi.
- Bị bệnh tâm thần, bệnh hiểm nghèo, bệnh nguy cơ lây nhiễm cao ... mặc dù đã
được Công ty cho đi chữa bệnh nhưng không khỏi bệnh, không đảm bảo sức khoẻ để làm
việc (theo kết luận của cơ sở Y tế).
- Trộm cắp, đồng phạm cung cấp thông tin cho bọn trộm cắp, tham ô tài sản của
Công ty, tài sản riêng của đồng nghiệp, của công dân hoặc của các tổ chức khác.
- Cãi nhau, đánh nhau với khách hàng bị phản ảnh lại với Giám đốc Công ty; cãi
nhau, gây gỗ, đánh nhau với đồng nghiệp ở mức nghiêm trọng trong khi làm nhiệm vụ.
- Lợi dụng các dịch vụ của công ty để mưu lợi riêng cá nhân (lần thứ 2).
- Các trường hợp khác gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với hoạt động sản

xuất kinh doanh, uy tín của Công ty theo kết luận của Tổng Giám đốc công ty (cho dù lần
đầu)
- Không đủ năng lực chuyên môn, không hoàn thành nhiệm vụ công tác (trong thời
gian thử việc), bị Trưởng bộ phận quản lý trực tiếp yêu cầu không tiếp nhận trả về lại Hội
đồng tuyển dụng của Công ty.
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phải chịu án phạt tù giam vì những vi phạm pháp
luật khác.
Điều 23:
Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động
Tối đa là 3 tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm, trong điều kiện bình thường, nếu quá 3
tháng mà Tổng Giám đốc không xử lý vi phạm thì người vi phạm được miễn trách.
Tối đa là 6 tháng nếu việc vi phạm kỷ luật có những tình tiết phức tạp, cần có thời
gian để điều tra, xác minh lỗi của người lao động. Quá 6 tháng, nếu Tổng Giám đốc không
xử lý vi phạm thì người vi phạm được miễn trách.
Điều 24:
Đình chỉ công tác
Đình chỉ công tác trong trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy
người lao động tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xác minh điều tra, gây ảnh
hưởng xấu đến người khác hoặc có thể phương hại đến quá trình sản xuất, kinh doanh và
gây mất uy tín của công ty.
Đình chỉ công tác trong trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng cho công tác sản xuất
kinh doanh của Công ty, vi phạm nghiêm trọng Nội quy lao động và đang chờ ý kiến quyết
định của Hội đồng kỷ luật công ty.
Đình chỉ công tác trong trường hợp người lao động không chấp hành quyết định của
Công ty về việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các công tác khác.
Đình chỉ công tác để phục vụ công tác điều tra theo yêu cầu của các cơ quan Pháp
luật nhà nước có thẩm quyền hoặc chờ ý kiến quyết định của Tổng Giám đốc.
Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt có thể kéo
dài nhưng không được quá 3 tháng và phải có văn bản thông báo lý do cho người lao động.
Hết thời hạn đình chỉ công việc, có kết luận chính thức của Hội đồng kỷ luật lao động

công ty, của Tổng Giám đốc công ty hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người lao
động không bị sa thải thì người lao động đó được tiếp tục làm việc tại công ty.
Điều 25:
Trách nhiệm vật chất
Người lao động làm hư hỏng dụng cụ thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho
tài sản của công ty thì phải bồi thường bằng tiền về những thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt
hại không nghiêm trọng do sơ suất, thì phải bồi thường nhiều nhất 03 tháng lương và bị
khấu trừ dần vào thu nhập hàng tháng. Trường hợp thiệt hại tài sản có giá trị lớn, nghiêm
trọng thì thực hiện quyết định bồi thường của Hội đồng kỷ luật Công ty và do Tổng Giám
đốc ban hành bằng văn bản.
Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp
giao hoặc tiêu hao vượt quá định mức cho phép thì tùy trường hợp phải bồi thường thiệt hại
một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường, trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm
thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm. Mức bồi thường quy định tại Nội quy lao
động này.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quy chế nội bộ Cty Việt-Hàn


QUY CHẾ NỘI BỘ

NỘI QUY LAO ĐỘNG

Trang số : 12/13
Quyết định: 330 /QĐ-TGĐ
Ngày lập: 11/ 06/ 2007
Sửa đổi lần: 02

Điều 26:
Điều kiện xử lý kỷ luật lao động
Khi tiến hành việc xử lý kỷ luật lao động, Công ty phải chứng minh được lỗi của

người lao động.
Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân,
đồng nghiệp hoặc người khác bào chữa cho mình.
Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động, phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của
đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong Công ty và người quản lý phụ trách nhân
viên đó.
Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản của Hội đồng kỷ
luật và quyết định xử lý kỷ luật phải được ban hành bằng văn bản do Tổng Giám đốc ký
hoặc người được Tổng Giám đốc uỷ quyền ký.
Điều 27:
Nguyên tắc xử lý vi phạm kỷ luật lao động
Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Khi một người lao động
có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng một hình thức kỷ luật cao nhất,
tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
Không xử lý kỷ luật đối với người lao động vi phạm Nội quy lao động trong khi đang
mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng
điều khiển hành vi của mình.
Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý vi
phạm kỷ luật.
Cấm dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động (trừ
những đền bù vật chất do bản thân gây ra).
Chưa xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong những trường hợp sau đây:
- Đang trong thời gian nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng
lương (đã có sự đồng ý của Tổng Giám đốc Công ty)
- Đang điều trị tại các bệnh viện theo quy định của thầy thuốc.
- Đang bị đình chỉ công tác khi bị tạm giam, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính khác như đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ nghỉ thai sản.
- Không áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với người lao động khi đang có
thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Điều 28:
Quy ước kỷ luật lao động do không có lỗi
Người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi
thường theo trách nhiệm vật chất bằng tiền nếu thấy không thoả đáng, có quyền khiếu nại
với Công ty thông qua Trưởng bộ phận quản lý trực tiếp, Ban PTNL, Tổ chức Công đoàn
Công ty hoặc yêu cầu với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo trình
tự do pháp luật quy định.
Khi phát hiện và kết luận về quyết định xử lý của Công ty là sai thì Công ty phải huỷ
bỏ quyết định đó bằng văn bản, xin lỗi công khai, khôi phục danh dự và bồi thường mọi
quyền lợi vật chất đã bị thiệt hại do quyết định sai đó cho người lao động.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quy chế nội bộ Cty Việt-Hàn


QUY CHẾ NỘI BỘ

NỘI QUY LAO ĐỘNG

Trang số : 13/13
Quyết định: 330 /QĐ-TGĐ
Ngày lập: 11/ 06/ 2007
Sửa đổi lần: 02

Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29:
Hiệu lực thi hành:
Nội quy Lao động của Công ty Cổ phần Đầu tư & Sản xuất Việt-Hàn có hiệu lực kể
từ ngày Giám đốc công ty ký quyết định ban hành và đã được Trưởng ban Ban Quản lý các
Khu Công nghiệp tỉnh Quảng Nam chuẩn y thừa nhận.

Những vấn đề về nội quy lao động nếu có vướng mắt mà không có quy định trong
Nội quy lao động này thì áp dụng theo quy định tại thoả ước lao động tập thể của Công ty,
trường hợp thoả ước lao động tập thể cũng không có điều khoản xác định được thì thống
nhất áp dụng theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.
Ngoài những nội dung quy định trong bản nội quy này; những vụ, việc có tính chất
vượt ra ngoài thẩm quyền xử lý của Công ty sẽ được chuyển sang các cơ quan Pháp luật
nhà nước thụ lý và giải quyết.
Điều 30:
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc
Ban Phát triển Nhân lực, Phòng Hành chính – Quản trị, Ban kiểm tra chất lượng lao
động công ty làm nhiệm vụ thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các phòng chức
năng, các bộ phận đơn vị trực thuộc phổ biến Nội quy lao động này đến từng người lao
động và trích niêm yết, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nội quy này.
Điều 31:
Sửa đổi bổ sung
Trong quá trình thực hiện Nội quy Lao động này, nếu có gì cần sửa đổi bổ sung cho
phù hợp với thực tế và sự điều chỉnh của Pháp luật lao động mới ban hành, đề nghị phản
ảnh về Ban PTNL tổng hợp trình Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư & Sản xuất ViệtHàn xem xét, quyết định ./.

TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ
Các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam

TỔNG GIÁM ĐỐC
Cty Cổ phần Đầu tư & SX Việt-Hàn

Đã xác nhận theo Thông báo số 40/TB-BQL
ngày 28/6/2007 của BQL các KCN Quảng Nam

Huỳnh Tấn Chung


Nơi nhận:
- HĐQT, BKS
- Ban QL các KCN Quảng Nam
- Ban GĐ Cty
- Trưởng các đơn vị trực thuộc Cty
- Lưu PTNL, HCQT

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quy chế nội bộ Cty Việt-Hàn



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×