Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

ẢNH HƯỞNG của KIỂU GENE ESR (ESTROGEN RECEPTOR) đến NĂNG SUẤT SINH sản của lợn LANDRACE và YORKSHIRE NUÔI tại CÔNG TY TNHH lợn GIỐNG hạt NHÂN DABACO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 67 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI
------› ¶ › ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂU GENE ESR (ESTROGEN
RECEPTOR) ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN
LANDRACE VÀ YORKSHIRE NUÔI TẠI CÔNG TY
TNHH LỢN GIỐNG HẠT NHÂN DABACO

HÀ NỘI – 2018


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI
------› ¶ › ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂU GENE ESR (ESTROGEN
RECEPTOR) ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN
LANDRACE VÀ YORKSHIRE NUÔI TẠI CÔNG TY
TNHH LỢN GIỐNG HẠT NHÂN DABACO

Sinh viên thực hiện

: Lương Thanh Huyền


Mã sinh viên

: 591036

Lớp

: K59DDTA

Ngành

: Dinh dưỡng & CNTA Chăn Nuôi

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Xuân Bộ
Bộ môn

: Di truyền - Giống vật nuôi
HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong khóa
luận tốt nghiệp này là trung thực, khách quan.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được ghi rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày 1 tháng 8 năm 2018
Sinh Viên

Lương Thanh Huyền


i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản
thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân, đơn
vị và tập thể khác.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Hà Xuân Bộ
là người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi tới Ban giám đốc Công ty TNHH lợn giống hạt nhân
DABACO và toàn thể cán bộ, công nhân viên đã tạo điều kiện cho tôi học tập,
làm việc và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình
đã luôn bên cạnh tôi, chăm sóc, động viên tôi và toàn thể bạn bè đã giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 1 tháng 8 năm 2018
Sinh Viên

Lương Thanh Huyền

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH............................................................................................vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................viii
TÓM TẮT BÁO CÁO.........................................................................................ix
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................1
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI...............................................................1
1.1.1. Tổng quan giống lợn Landrace và Yorkshire..............................................1
1.1.2. Đặc điểm sinh lí sinh dục của lợn nái..........................................................4
1.1.3. Khả năng sinh sản của lợn nái....................................................................9
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản ở lợn và các yếu tố ảnh hưởng tới
năng suất sinh sản của lợn nái.............................................................................10
1.2 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CÔNG TÁC CHỌN
GIỐNG................................................................................................................19
1.2.1 Cấu trúc và đặc điểm của DNA..................................................................19
1.2.1 Kỹ thuật PCR (Polymerase chain reaction)................................................20
1.2.2 Giới thiệu về gen ESR trên lợn..................................................................22
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.........................24
1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước...............................................................24
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước...............................................................25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.............................................................................................................................28
2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU......................28
iii


2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................28
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu..............................................................28
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................28
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................28
3.4 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU..................................................................................29

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................30
3.1. Tần số kiểu gen và alen gen ESR.................................................................30
3.2 Năng suất sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire.......................................32
3.3 Năng suất sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire theo lứa đẻ....................34
3.4 Ảnh hưởng của kiểu gene ESR đến năng suất sinh sản của lợn Landrace....43
3.5 Ảnh hưởng của kiểu gene ESR đến năng suất sinh sản của lợn Yorkshire...45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................................50
1. Kết luận...........................................................................................................50
2. Đề nghị............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................51
PHỤ LỤC............................................................................................................55

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tần suất kiểu gen và allen ESR của lợn Landrace và Yorkshire.........30
Bảng 3.2. Năng suất sinh sản của Landrace và Yorkshire...................................32
Bảng 3.3. Năng suất sinh sản của Landrace và Yorkshire ở lứa 1.......................33
Bảng 3.4. Năng suất sinh sản của Landrace và Yorkshire ở lứa 2.......................34
Bảng 3.5. Năng suất sinh sản của Landrace và Yorkshire ở lứa 3.......................35
Bảng 3.6. Năng suất sinh sản của Landrace và Yorkshire ở lứa 4.......................35
Bảng 3.7. Năng suất sinh sản của Landrace và Yorkshire ở lứa 5.......................36
Bảng 3.8. Năng suất sinh sản của Landrace và Yorkshire ở lứa 6.......................36
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của kiểu gen ESR đến năng suất sinh sản của lợn
Landrace...........................................................................................43
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của kiểu gen ESR đến năng suất sinh sản của lợn
Yorkshire...........................................................................................46

v



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1

Tần số kiểu gen của gen ESR ở quần thể lợn nái Landrace và
Yorkshire....................................................................................31

Biểu đồ 3.2

Số con đẻ ra (con) theo lứa đẻ...................................................39

Biểu đồ 3.3

Số con đẻ ra còn sống (con) theo lứa đẻ....................................39

Biểu đồ 3.4

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) theo lứa đẻ............................................40

Biểu đồ 3.5

Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) theo lứa đẻ......................................40

Biểu đồ 3.6

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) theo lứa đẻ.......................................41

Biểu đồ 3.7


Khối lượng sơ sinh/ con (kg) theo lứa đẻ..................................41

Biểu đồ 3.8

Khối lượng cai sữa/ ổ (kg).........................................................42

Biểu đồ 3.9

Khối lượng cai sữa/con (kg)......................................................42

Biểu đồ 3.10

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) theo lứa đẻ.....................................43

Biểu đồ 3.11

Ảnh hưởng của kiểu gene ESR đến tỷ lệ sống đến cai sữa (%)
trên lợn Landrace.......................................................................45

Biểu đồ 3.12

Ảnh hưởng của kiểu gene ESR đến tỷ lệ sơ sinh sống (%) trên
lợn Yorkshire..............................................................................47

Biểu đồ 3.13

Ảnh hưởng của kiểu gene ESR đến khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
trên lợn Yorkshire......................................................................48

Biểu đồ 3.14


Ảnh hưởng của kiểu gene ESR đến khối lượng sơ sinh/con(kg)
trên lợn Yorkshire......................................................................48

Biểu đồ 3.15

Ảnh hưởng của kiểu gene ESR đến khối lượng cai sữa/ổ (kg)
trên lợn Yorkshire......................................................................49

Biểu đồ 3.16

Ảnh hưởng của kiểu gene ESR đến khối lượng cai sữa/con (kg)
trên lợn Yorkshire......................................................................49

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cấu trúc phân tử DNA..........................................................................20
Hình 1.2 Quy trình PCR......................................................................................22
Hình 1.3 Estrogen receptor 1...............................................................................23
Hình 1.4 Estrogen receptor 2...............................................................................23

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DNA

Deoxyribonucleotide acid


dNTP

Deoxyribonucleotide acid – 5 – triphosphate

ESR- F

F. Primer cho gene ESR

ESR- R

R. primer cho gene ESR

FSH

Follicle-Stimulating Hormone

GnRH

Gonadotropin Releasing Hormone

LH

Luteinizing Hormone

mM

Mili mol

Na2EDTA


Ethylene diamine tetra acetate sodium

PCR

Polymerase chain reaction

PCR-RFLP

Polymerase Chain Reaction – Restriction

RE

Restriction enzyme

SDS

Sodium dodecyl sulfat

TBE

Tris borate EDTA

TE

Tris EDTA

CS

Cộng Sự


Mean

Trung bình

viii


TÓM TẮT BÁO CÁO
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định sự biểu hiện của gen
ESR trong 274 cá thể lợn nái Landrace, 746 cá thể lợn nái Yorkshire nuôi tại
công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco, qua đó nghiên cứu sự ảnh hưởng của
gene ESR đến khả năng sinh sản của giống lợn Landrace,và lợn Yorkshire, phục
vụ cho việc chọn lọc lợn giống chất lượng cao. Sự biểu hiện của gene được xác
định qua phương pháp PCR PRLR, ủ enzyme cắt Pvu2 và điện di. Sự ảnh hưởng
của gene được xác định qua các chỉ số: số con đẻ ra (con), số con đẻ ra còn sống
(con), tỉ lệ sơ sinh sống (%),số con để nuôi (con), khối lượng sơ sinh/ổ (kg),
khối lượng sơ sinh/con (kg), số con cai sữa (con), tỉ lệ sống đến cai sữa (%),
khối lượng cai sữa/ổ (kg), khối lượng cai sữa/con (kg).
MỞ ĐẦU
 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi ở nước ta đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế của
ngành nông nghiệp. Trong đó, chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn
nuôi cung cấp trên 70% tổng sản lượng thịt tiêu thụ hàng ngày và đáp ứng nhu
cầu đời sống ngày càng cao của xã hội.
Chăn nuôi lợn muốn phát triển bền vững và đạt được hiệu quả kinh tế
cao cần phải quan tâm đến năng suất sinh sản của lợn nái. Do đó, mối quan tâm
hàng đầu của các cơ sở giống đặc biệt là các cơ sở nhân thuần các giống lợn
cao sản việc nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái.
Các tính trạng về năng suất sinh sản của lợn thường có hệ số di truyền

thấp, nên việc chọn lọc cho các tính trạng này bằng phương pháp chọn lọc theo
kiểu hình khó mang lại hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, việc chọn lọc
theo kiểu hình gây ra tốn kém về thời gian và chi phí vì tỷ lệ loại thải cao sau
mỗi lần chọn lọc. Do vậy, việc tìm ra phương pháp chọn lọc để nâng cao năng
suất sinh sản của lợn nhằm đạt được hiệu quả cao, nhanh chóng là rất cần thiết.
ix


Trong thời gian qua, công tác chọn giống vật nuôi thường dựa vào
phương pháp di truyền số lượng để cải thiện khả năng sinh sản cũng như tăng
khối lượng, năng suất và chất lượng thịt. Năng suất của một cá thể bị ảnh hưởng
bởi bản chất di truyền của nó và yếu tố môi trường. Vì vậy, năng suất cao của
một cá thể lợn có thể do di truyền hoặc ngoại cảnh tốt. Cũng có thể do sự kết
hợp của cả hai yếu tố này với nhau. Các tính trạng sinh sản là những tính trạng
số lượng thường có hệ số di truyền thấp, vì vậy việc chọn lọc các tính trạng này
khó mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, hiện nay công nghệ gen đang được ứng dụng rộng rãi trong sinh
học nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Một trong những ứng dụng
có tính chất đột phá trong công tác giống là chọn giống với sự hỗ trợ của công
nghệ gen. Nhờ có phương thức chọn giống này mà năng suất đàn giống được cải
thiện nhanh chóng so với các phương pháp chọn giống di truyền trước đây. Loại
bỏ và thay thế một số loại gen giúp tăng chất lượng đàn. Nâng cao các tính trạng
sinh sản của lợn bằng chọn lọc giống truyền thống là khó do khả năng di truyền
về các tính trạng này thấp. Giải pháp chọn lọc theo gen dựa vào tính đa hình
trong những gen ứng cử tạo ra sự sai khác kiểu hình về sinh lý – sinh hóa có thể
thúc đẩy nhanh khả năng nâng cao các tính trạng sinh sản của lợn.
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen ESR đến năng suất sinh sản của giống
lợn Landrace và Yorkshire”.
 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

Mục đích
- Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire
- Đánh giá mối liên hệ của kiểu gen ESR với năng suất sinh sản của giống
lợn Landrace và Yorkshire.

x


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Tổng quan giống lợn Landrace và Yorkshire
1.1.1.1


Giống lợn Landrace
Nguồn gốc: Có nguồn gốc Đan Mạch được hình thành vào

khoảng 1924 đến 1925 do quá trình tạp giao giữa các giống lợn đến từ Anh, Tây
Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha ,Trung Quốc tạo thành. Chúng được tạo thành bởi quá
trình lại tạo chính giữa giống lợn Youtland có nguồn gốc Đức với lợn Yorkshire
có nguồn gốc từ Anh. Giống lợn này chủ yếu được nuôi nhiều ở Đan Mạch. Sau
1990 chúng được chọn lọc và có năng suất cao và được nuôi nhiều ở các nước
Châu Âu. Hiện nay giống lợn này được xuất đi các nơi để cải thiện giống lợn
của nhiều nước và trở thành các giống lợn Landrace Mỹ, lợn Landrace Anh, lợn
Landrace Pháp, lợn Landrace Canada, giống này cũng đã được nhập vào Việt
Nam và nuôi phổ biến.
Landrace được coi là giống lợn tốt nhất trên thế giới hiện nay và được
nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi. Giống lợn vừa sản xuất nạc vừa để nuôi nái. Rất
thích hợp cho hộ chăn nuôi và trang trại.

Giống này được nhập vào Việt Nam vào năm 1970 qua CuBa. Giống lợn
Landrace được chọn là một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc
hóa đàn lợn ở Việt Nam.
 Đặc điểm ngoại hình: Mầu lông trắng tuyền, thân dày và dài,
tai rủ, bụng dài thon, mông phát triển và nẩy tròn, chân to thẳng nhưng hơi yếu.
Toàn thân có dáng hình thoi nhọn giống như quả thủy lôi, tai to rủ che kín mắt.
Giống lơn Landrace có từ 12 đến 14 lứa. Dòng đực Landrace có phần mông đặc
biệt phát triển cho nhiều nạc hơn giống Yorkshire . Nái Landrace mắn đẻ, đẻ
nhiều, khả năng làm mẹ tốt, ngoại hình đẹp, tăng trọng nhanh.

1


 Các chỉ tiêu:










Khối lượng trưởng thành 250kg đến 300kg
Tỉ lệ nạc từ 54- 56%
Thịt ngon mềm, sớ cơ ít da
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng : 2,8- 3,0kg
Đạt 100kg khi được 160 đến 170 ngày tuổi
Số con đẻ trung bình 10- 12con/ổ

Khả năng tiết sữa cao
Kháng bệnh tốt
Chịu nóng tốt

Đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc. Lợn có khả năng tăng trọng từ
750-800 g/ngày, 6 tháng tuổi lợn thịt có thể đạt 105–125 kg. Khi trưởng thành
con đực nặng tới 400 kg, con cái 280–300 kg. Khả năng sinh trưởng của lợn rất
tốt. Giống lợn này kén ăn và tương đối đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao cũng
phải có điều kiện chăm sóc tốt.
 Khả năng sinh sản
Lợn Landrace có khả năng sinh sản khá cao và khả năng nuôi con khéo.
Hiện nay giống Landrace không chỉ được dùng trong các công thức lai
kinh tế giữa các giống ngoại với nhau hoặc các giống nội để tạo đàn thương
phẩm có chất lượng thịt cao mà còn được nhân thuần để tăng số lượng đàn.
Theo Vũ Đình Tôn (2009), lợn Landrace có tuổi phối giống lần đầu 310
ngày, trọng lượng cái trưởng thành 220 - 250 kg, số con đẻ ra trên lứa từ 9 - 11
con, khối lượng sơ sinh từ 1,3 - 1,4kg/con, khối lượng lúc 70 ngày tuổi đạt 16 18kg/con. Lợn đực có thể đưa vào sử dụng lúc 8 tháng tuổi, lượng tinh dịch khai
thác đạt 270 ml/lần. Trọng lượng đực trưởng thành 300 - 320 kg.

2


1.1.1.2


Giống lợn Yorkshire
Nguồn gốc: Là một giống lợn có nguồn gốc ở Yorkshire nước

Anh vì thế còn được gọi là lợn Yorkshire, là một trong những giống lợn
nuôi được sử dụng rộng rãi trong lai tạo giống lợn nuôi khắp thế giới.

Lợn Yorkshire được nhập vào nước ta năm 1964 từ Liên Xô cũ và có tên là
lợn Đại Bạch
 Đặc điểm ngoại hình: Lợn Yorkshire có da mầu trắng tuyền mình dài,
đầu nhỏ, lưng thẳng, ngực nở, mông tròn. Đầu to, mũi gãy, mõm bẹ, tai to
hướng về phía trước, chân chắc khỏe, bụng gọn (Võ Trọng Hốt và cs, 2000).
 Các chỉ tiêu:
-Trọng lượng trưởng thành 250-300kg
-Lông da trắng, tai dựng, chân chắc khỏe
-Tăng trọng nhanh (720-780g/con/ngày)
-Tiêu tốn thứ ăn/kg tăng trọng 2,8- 3,1kg
-Vú đều, nhiều vú (từ 14 vú trở lên)
-Đẻ sai ( > 11/lứa), nuôi con khéo, sữa tốt.
-Tỷ lệ nạc cao 59-61%
-Dễ nuôi phù hợp với điều kiện ở Việt Nam
 Khả năng sinh sản
Lợn cái thành thục về tính lúc 6 tháng tuổi và có thể phối giống lần đầu
khoảng 240 - 260 ngày, số con đẻ ra trên lứa cao từ 11 - 13 con, số lứa/nái/năm
là 2,0 – 2,2. Khối lượng sơ sinh/con từ 1,3 - 1,4kg/con, khối lượng 60 ngày tuổi
từ 16 – 18kg/con.
Lợn đực đưa vào khai thác lúc 8 tháng tuổi, lượng tinh dịch một lần khai
thác trung bình 232 ml (Vũ Đình Tôn, 2009).
Theo tài liệu của công ty CP Việt Nam, lợn Yorkshire được đưa vào phối
giống lần đầu vào khoảng 34 tuần tuổi tức khoảng 8,5 tháng đối với lợn nái,
trọng lượng cái trưởng thành 250 - 280 kg, khối lượng sơ sinh trung bình 1,2 3


1,4 kg/con. Lợn đực có thể đưa vào sử dụng lúc 8 tháng tuổi, lượng tinh khai
thác được 250 ml/lần.
1.1.2. Đặc điểm sinh lí sinh dục của lợn nái
 Thành thục về tính

Gia súc sau một thời gian sinh trưởng và phát triển nhất định thì có khả năng
sinh sản . Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản gọi la tuổi thành thục giới tính.
Sự thành thục giới tính được bắt đầu tính từ lần động dục và dụng trứng đầu tiên
cùa gia súc cái. Nếu trứng được gặp tinh trùng thì có khả năng thụ thai.
Ở giai đoạn này dưới ảnh hưởng của nội tiết sinh dục, cơ thể có những
biến đổi đặc trưng, cơ quan sinh dục phát triển sinh ra các giao tử hoạt động có
khả năng kết hợp với giao tử đực để sinh ra con cái. Đồng thời gia súc có những
thay đổi về hành vi và biểu hiện bên ngoài. Lợn cái thành thục về tính vào
khoảng 4-9 tháng tuổi.
Thông thường các giống lợn nội có tuổi thành thục về tính sớm hơn so với
lợn lai và lợn ngoại. Tuổi động dục lần đầu của các giống lợn nội như lợn ỉ, lợn
móng cái là 3-5 tháng tuổi. lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn, ở lợn nái
F1(nội x ngoại) động dục bắt đầu lúc 5-7 tháng tuổi. Lợn ngoại thành thục về
tính từ khoảng 6-8 tháng tuổi.
Các nhân tố ảnh hưởng tới tuổi thành thục giới tính:
+ Giống: hầu hết các giống nội thành thục sớm hơn giống nhập ngoại,
giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn giống có tầm vóc lớn.
+ Chế độ dinh dưỡng: gia súc được nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn đầy
đủ, phù hợp nhu cầu dình dưỡng thành thục sinh dục sớn hơn gia súc được nuôi
dưỡng với khẩu phần thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp
+ Tuổi: Nái tơ thường có chu kì tính ngắn hơn lợn nái trưởng thành
+ Ngoài các nhân tố nói trên chu kì động dục còn chịu tác động của một
số nhân tố khác như: nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, pheromone, tiếng kêu của con
đực (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992)
4


 Thành thục về thể vóc
Khi đã thành thục về tính con vật vẫn tiếp tục sinh trưởng, phát triển để
hoàn thiện về thể vóc. Hoàn thiện về thể vóc là tuổi mà con vật đã có sự phát

triển hoàn thiện về ngoại hình, xương đã được cốt hoá hoàn toàn, tầm vóc ổn
định... đây mới là thời điểm tốt nhất để con vật thực hiện các hoạt động sinh sản.
Tuổi thành thục về thể vóc bao giờ cũng muộn hơn tuổi thành thục về
tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục đầu tiên. Lúc
này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong giai đoạn lợn
thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt. Vì lợn mẹ có thể thụ
thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên chất lượng
đời con kém. Đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương chậu vẫn còn hẹp
nên dễ gây hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của
lợn nái sau này.
 Chu kỳ tính
Khi lợn nái đã thành thục sinh dục các buồng trứng có hoạt động chức
năng và con vật có biểu hiện hoạt động theo chu kỳ. Chu kỳ này bao gồm các sự
kiện để chuẩn bị cho việc giao phối, thụ tinh và mang thai. Nếu sự mang thai
không xảy ra, chu kỳ được lặp đi lặp lại. Một chu kỳ sinh dục như vậy được tính
từ lần động dục này đến lần động dục tiếp theo.
Mỗi lần xuất hiện trạng thái rụng trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung, đặc
biệt là cơ quan sinh dục phát sinh hàng loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo và
chức năng sinh lý. Sự thay đổi này mang tính chất chu kỳ.
Thời gian của một chu kỳ tính được tính từ lần thải trứng trước đến lần
thải trứng sau. Khoảng thời gian đó thường từ 18 – 21 ngày. Lợn cái hậu bị
thường có chu kỳ động dục ngắn hơn 17 – 18 ngày đôi khi ngắn hơn.
Chu kỳ động dục được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn trước động dục: Kéo dài 2 – 3 ngày là khoảng thời gian từ khi

5


thể vàng của chu kỳ trước tiêu biến đến khi gia súc bắt đầu xuất hiện động dục ở
chu kỳ tiếp theo. Dưới tác dụng kích thích của FSH thì tế bào trứng phát triển và

phân chia, sinh trưởng. Khi các tế bào trứng sinh trưởng nó tiết oestrogen kích
thích cơ quan sinh dục cái phát triển, vách ống dẫn trứng, nhung mao, màng
nhày tử cung, âm đạo tăng sinh và tăng cung cấp máu, chuổn bị sẵn sang đón
hợp tử. Tử cung, âm đạo, âm hộ bắt đầu xung huyết. Dưới tác dụng của FSH
làm trứng sinh trưởng chín, nổi cộm lên bề mặt buồng trứng. Biểu hiện bên
ngoài: âm môn hơi bóng mọng, bỏ ăn, hay kêu rống, đái dắt, cổ tử cung hé mở
nhưng chưa chịu đực.
- Giai đoạn động dục: kéo dài 2 – 3 ngày, gồm 3 thời kỳ liên tiếp: hưng
phấn, chịu đực và hết chịu đực. Dưới tác dụng của LH, tế bào trứng chín rụng,
tiết ostrogen làm thần kinh con vật hưng phấn cao độ. Lúc này lượng Ostrogen
tiết ra đạt mức cao nhất là 120mg% trong khi mức bình thường là 64mg%. Các
biến đổi của cơ quan sinh dục rõ rệt nhất, con vật hưng phấn: đứng nằm không
yên, phá chuồng, ăn uống giảm, kêu rít, đứng trong trạng thái ngẩn ngơ, thích
gần đực, khi gần đực đứng ở tư thế sẵn sàng chịu đực: đuôi cong lệch sang một
bên, hai chân sau dạng ra hơi khụy xuống. Phối ở giai đoạn này sẽ cho tỷ lệ thụ
thai cao.
Sau khi động dục 24 – 30h thì trứng rụng, thời gian rụng trứng kéo dài 10
– 15h, vì vậy nên phối hai lần để tăng tỷ lệ thụ thai.
Tùy theo giống lợn mà thời gian rụng trứng dài hay ngắn, trung bình 6 –
8h, ở lợn cái hậu bị thì có thể 10h. Ở lợn trưởng thành số trứng rụng trong một
chu kỳ động dục là 15 – 25 trứng, còn ở lợn hậu bị là 8 – 14 trứng. Tuy nhiên
trứng rụng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào giống, tuổi, nồng độ GnRH (thích hợp
LH/FSH là 3/1) có trong máu và chế độ dinh dưỡng.
- Giai đoạn sau động dục: kéo dài 3 – 4 ngày. Sau khi trứng rụng trên
buồng trứng hình thành xoang máu, LH kích thích tế bào hạt chứa sắc tố vàng,
thể vàng dần được hình thành. Khi hình thành thể vàng tiết Progesterone ức chế

6



GnRH làm trứng không sinh trưởng, chín và rụng. Progesterone ức chế thần
kinh con vật từ trạng thái hưng phấn sang ức chế, trầm tĩnh. Lúc này toàn bộ cơ
thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng dần trở lại trạng thái sinh lý bình
thường.
- Giai đoạn yên tĩnh: chiếm phần lớn thời gian kéo dài 12 – 14 ngày. Các
biểu hiện về tính của gia súc yên tĩnh hoàn toàn. Trong buồng trứng sau khi
trứng rụng 14 ngày, tử cung tiết gây co mạch nuôi thể vàng và sẽ tiêu hủy trong
24h, lượng progesterone giảm dần không ức chế tiết FSH và LH. Sự phát dục
của noãn bào bắt đầu nhưng chưa nổi rõ lên bề mặt buồng trứng.
Trong suốt quá trình động dục nếu trứng rụng thì thể vàng tồn tại suốt 2/3
thời gian gia súc mang thai và tiết ra hormone progesterone có tác dụng an thai,
ức chế quá trình rụng trứng. Ở thời gian nuôi con dưới tác dụng của prolactin,
oxytocin, progesterone làm cho quá trình rụng trứng bị trì trệ cho nên hiện tượng
động dục không xảy ra, thường thì sau khi cai sữa thì chu kỳ tính dần được hồi
phục và xuất hiện trở lại sau khi cai sữa 5 - 8 ngày. Nếu sau khi rụng trứng mà
không thụ tinh được thì thể vàng tồn tại từ 3 - 5 ngày sau đó teo đi ngưng tiết
progesterone sau đó trứng tiếp tục phát triển chín và rụng theo chu kỳ.
Trong chăn nuôi, chúng ta cần quan tâm đến chu kỳ động dục mà từ đó
phát hiện chính xác thời điểm phối giống thích hợp. Trong suốt quá trình trứng
chín và rụng kéo dài từ 10 - 15 giờ, trứng có thời gian sống và kết hợp với tinh
trùng để hình thành hợp tử trước 6 - 8 giờ sau khi trứng rụng ở 1/3 đầu phía trên
của ống dẫn trứng. Vì thế, nếu phối giống sớm thì tinh trùng sẽ yếu khi gặp
trứng cho tỷ lệ thụ thai không cao và ngược lại.
 Sự điều hòa chu kỳ tính
Các nhân tố ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ, tiếng kêu, mùi của con
đực…) tác động vào vùng dưới đồi (hypothalamus) kích thích vùng dưới đồi
giải phóng ra kích dục tố tác động lên tuyến yên. Tuyến yên lúc này tổng hợp và
tiết hormone FSH và LH tác động lên các tuyến sinh dục.
7



Tác động của FSH là làm cho noãn bao phát triển, LH là làm cho noãn
bao chín và rụng trứng. Khi noãn bao phát triển và thành thục, tế bào hạt trong
thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen được chứa trong xoang bao noãn, hàm
lượng hormone này khi đạt 64 – 112 µg% trong máu sẽ gây kích thích toàn thân,
lúc này con vật có biểu hiện động dục.
Dưới tác dụng của oestrogen làm cho cơ quan sinh dục biến đổi: Tử cung
hé mở, âm hộ và âm đạo xung huyết, tiết niêm dịch, sừng tử cung và ống dẫn
trứng tăng sinh tạo điều kiện cho hợp tử làm tổ sau này.
Khi trứng chín và rụng, tại đó mạch quản và tế bào sắc tố thể vàng phát
triển thành thể vàng, thể vàng được hình thành sẽ tiết ra progesteron xúc tiến tử
cung chuẩn bị đón hợp tử, đồng thời ức chế sự phân tiết GSH của tuyến yên, do
đó ức chế quá trình phát triển của bao noãn trong buồng trứng làm cho lợn cái
khong động dục nữa. Nếu lợn cái mang thai thì thể vàng phát triển, tồn tại gần
hết thời gian lợn mang thai. Nếu trứng không được thụ tinh, thì thể vàng bị thoái
hóa sau 15 ngày và bắt đầu chuyển sang chu kỳ động dục mới.
Cơ chế điều hòa thần kinh và thể dịch
Vỏ não
Hypothalamus
Tuyến yên
Prolactin
Inhibin

LH

FSH
Buồng trứng

Oestrogenn
Tuyến vú


Tử cung

Progesteron
Protagladine

8


1.1.3. Khả năng sinh sản của lợn nái
Để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái có thể dùng nhiều chỉ tiêu sinh
sản khác nhau. Hiện nay có hai nhóm chỉ tiêu chính thường được sử dụng là
nhóm chỉ tiêu về đặc điểm sinh lý sinh dục và chỉ tiêu về năng suất sinh sản.
Nhóm chỉ tiêu về sinh lí, sinh dục của lợn nái:
Tuổi động dục lần đầu :Là thời gian từ khi sơ sinh đến khi lợn nái hậu bị
động dục lần đầu tiên, tuỳ theo từng giống mà tuổi động dục khác nhau như
Yorkshire nhập vào Việt Nam có tuổi động dục lần đầu là 203 - 208 ngày,
Landrace có tuổi động dục lần đầu là 208 - 209 ngày.
Tuổi phối giống lần đầu: Thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta
bỏ qua không phối giống vì thời điểm này thể vóc phát triển chưa hoàn chỉnh và
số lượng trứng rụng lần đầu ít, do đó nên phối giống vào lần động dục thứ 2
hoặc thứ 3 trở đi.
Tuổi đẻ lứa đầu: Thời gian từ khi lợn được sinh ra cho đến khi lợn đẻ lứa
đầu. Đối với lợn ngoại tuổi đẻ lứa đầu thường muộn hơn lợn nội do tuổi thành
thục về tính cũng muộn hơn.
Thời gian mang thai : Thời gian mang thai của lợn là một chỉ tiêu sinh lý
sinh sản của lợn. Thời gian này dao động từ 110 – 117 ngày, trung bình 114
ngày. Thời gian mang thai không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi lợn nái,
mùa vụ hoặc giống.
Khoảng cách lứa đẻ: Đây là khoảng thời gian tính từ ngày đẻ lứa trước

đến ngày đẻ lứa sau do đó được tính bằng tổng: thời gian mang thai+ thời gian
nuôi con+ thời gian chờ phối đến lúc có chửa.
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ/nái/năm.
Thời gian động dục sau cai sữa: Đây là khoảng thời gian tính từ khi cai
sữa đến khi phối giống có chửa, số ngày phối giống có chửa sau khi cai sữa bình
thường là 5 - 7 ngày. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào tỷ lệ hao hụt của lợn nái, trình

9


độ kỹ thuật, chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái nuôi con và lợn nái chờ phối.
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản ở lợn và các yếu tố ảnh hưởng
tới năng suất sinh sản của lợn nái
1.1.4.1

Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái

- Tuổi động dục lần đầu: Là thời gian từ khi sơ sinh đến khi lợn nái hậu bị
động dục lần đầu tiên, tuỳ theo từng giống mà tuổi động dục khác nhau như
Yorkshire nhập vào Việt Nam có tuổi động dục lần đầu là 203 - 208 ngày,
Landrace có tuổi động dục lần đầu là 208 - 209 ngày.
- Tuổi phối lần đầu: Thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta bỏ qua
không phối giống vì thời điểm này thể vóc phát triển chưa hoàn chỉnh và số
lượng trứng rụng lần đầu ít, do đó nên phối giống vào lần động dục thứ 2 hoặc
thứ 3 trở đi.
- Tuổi đẻ lứa đầu: Thời gian từ khi lợn được sinh ra cho đến khi lợn đẻ lứa
đầu. Đối với lợn ngoại tuổi đẻ lứa đầu thường muộn hơn lợn nội do tuổi thành
thục về tính cũng muộn hơn.
- Khoảng cách lứa đẻ: Đây là khoảng thời gian tính từ ngày đẻ lứa trước
đến ngày đẻ lứa sau do đó được tính bằng tổng: thời gian mang thai+ thời gian

nuôi con+ thời gian chờ phối đến lúc có chửa.
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ/nái/năm.
- Số con đẻ ra/ổ (con): Là tổng số con đẻ ra trên một lứa gồm cả số thai gỗ
và số thai chết sau khi đẻ. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng mang thai, mức độ sai
con của giống.
- Số con sơ sinh còn sống /ổ (con): Là số con sơ sinh sống đến 24 giờ kể từ
khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng, không tính những con có khối lượng dưới 0,2
kg đối với lợn nội 0,5 kg đối với lợn ngoại.
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng đẻ nhiều hay ít của lợn nái, kĩ thuật chăm
sóc lợn nái chửa, kĩ thuật thụ tinh, chất lượng tinh của đực giống.
- Tỷ lệ sơ sinh sống (%) :
10


Tỷ lệ sơ sinh sống đến 24h sau đẻ được tính như sau.
Số con sơ sinh sống đến 24 giờ
Tỷ lệ sơ sinh sống (%) =

x 100
Số con đẻ ra

Tỉ lệ này không đảm bảo được 100% do nhiều nguyên nhân như lợn con
chết khi đẻ ra, thai gỗ, thai non…..
- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg): Là khối lượng toàn ổ cân được sau khi lợn
con sinh ra được lau khô, cắt rốn và chưa bú sữa đầu. Chỉ tiêu này cho chúng ta
biết được đặc điểm về giống và khả năng nuôi thai của lợn mẹ.
- Số con để nuôi/ổ (con): Số con để nuôi/ổ = Số con sống đến 24h – (số
con loại thải ± số con nuôi ghép). Chỉ tiêu này phụ thuộc vào số lượng núm vú
của lợn mẹ, tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của thực tế. Người ta thường để lại
nuôi 10 – 13 con.

- Số con cai sữa/ổ (con): Là số con được nuôi sống cho đến khi cai sữa
mẹ. Thời gian cai sữa dài hay ngắn tuỳ thuộc vào điều kiện của từng cơ sở và thể
trạng lợn mẹ. Trong thực tế người ta thường cai sữa khi lợn con được 21 ngày,
hoặc 28 ngày tuổi nhưng cũng có thể là ngắn hơn, nhiều nơi cai sữa ở 14 ngày
tuổi. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng phụ thuộc vào khả năng tiết sữa
của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ cũng như khả năng hạn chế các
yếu tố bệnh tật cho lợn
- Tỷ lệ sống đến cai sữa(%):
Số con sống đến cai sữa
Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) =

x 100%

Số con để lại nuôi
- Khối lượng sơ sinh/con (kg): Là khối lượng từng con sau khi lợn con
sinh ra được lau khô, cắt rốn và chưa bú sữa đầu. Chỉ tiêu này cho chúng ta biết
được khả năng nuôi thai và độ đồng đều của lợn sơ sinh
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg): Khối lượng của toàn ổ cân lúc cai sữa, chỉ
tiêu này đánh giá khả năng nuôi con của lợn mẹ, kỹ thuật chăm sóc lợn nái và
11


lợn con theo mẹ của người chăn nuôi.
- Khối lượng cai sữa/con (kg): Khối lượng của từng con lúc cai sữa, chỉ
tiêu này đánh giá khả năng sinh trưởng của từng con và khả năng nuôi con của
lợn mẹ.
1.1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái
Năng xuất sinh sản của lợn nái được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu và được
cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau Mỗi yếu tố lại ảnh hưởng tới một chỉ tiêu
theo một mức độ khác nhau. Bên cạnh yếu tố di truyền, năng xuất sinh sản của

lợn nái còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Biện pháp chăm sóc lợn mẹ trước
và sau khi đẻ, công tác vệ sinh thú y, điều kiện khí hậu…
 Yếu tố di truyền:
 Giống
Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn
nái Đặng Vũ Bình(1999). Giống khác nhau thì sự thành thục về giới tính khác
nhau. Gia súc có tầm vóc nhỏ thì thành thục về tính sớm hơn gia súc có tầm vóc
lớn. Lợn nội thành thục về tính sớm hơn lợn ngoại. Ở các giống lợn khác nhau
thì năng suất sinh sản cũng khác nhau vì các giống khác nhau có kiểu gen khác
nhau, mỗi giống đều có gen mong muốn và gen không mong muốn, trong chọn
lọc cần chọn đàn giống có tỷ lệ gen mong muốn cao nhất. Nhìn chung các giống
lợn nội mắn đẻ hơn các giống lợn ngoại nhưng khối lượng của lợn con sơ sinh
lại nhỏ hơn. Do đó giống là tiền đề quyết định tới hiệu quả chăn nuôi.
Theo Legault (1997), căn cứ vào khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt,
các giống lợn được chia làm bốn nhóm chính như sau:
- Các giống đa dụng như: Landrace, Yorkshire và một số dòng nguyên
chủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá.
- Các giống chuyên dụng “dòng bố” như Pidu, Landrace của Bỉ, Duroc
của Mỹ có khả năng sinh sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao.

12


- Các giống chuyên dụng “dòng mẹ” như Landrace, Yorkshine đặc biệt
một số giống chuyên sản của Trung Quốc như Taihu (điển hình là Meishan) có
khả năng sinh sản đặc biệt cao nhưng khả năng cho thịt kém.
- Các giống địa phương có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản
xuất thịt kém, song có khả năng thích nghi tốt với môi trường.
Các giống “dòng bố” thường có khả năng sinh sản thấp hơn so với các
giống đa dụng, ngoài ra chúng có chiều hướng hơi kém về khả năng nuôi con.

Colin (1998) cho biết: tỷ lệ lợn con bị chết ngay sau khi sinh chiếm 2 - 10%, có
thể tới 11%.
Biện pháp nhân giống là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ
lệ nuôi sống, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa và cả số lượng đàn con.
 Gen
Trong các yếu tố di truyền ngoài con giống thì khả năng sinh sản của lợn
còn chịu ảnh hưởng không nhỏ của một số gen như: ESR, FSHB, RBP4,...
Estrogen liên quan mật thiết với quá trình mang thai và chức năng hoạt
động của nó thông qua (ER estrogen receptor) thụ thể (Rothschild và cs, 1996).
Gene ESR của lợn nằm trên nhiễm sắc thể số 1(Short và cs, 1997), là gen mã
hóa cho thụ thể estrogen ở lợn có khả năng điều hòa quá trình sinh sản ở lợn cái.
Gene ESR tác động trực tiếp tới số con đẻ ra và số con đẻ ra còn sống trên đàn
lợn (Wu và cs, 2004).
Phân tích đa hình gen ESR của lợn cho biết có alen đặc trưng liên quan
với số con sơ sinh (Rothschild và cs, 1996). Nghiên cứu ảnh hưởng của các
locut gen ESR đến tính trạng sinh sản và sản xuất của các dòng lợn thương
phẩm cho biết có mối liên quan của tổng số con sơ sinh sống với các alen có lợi
của gen ESR (Short và cs, 1997). Phân tích đa hình gen ESR của lợn cho thấy
locut gen ESR ảnh hưởng đáng kể đến số con sơ sinh ở lứa 1 và trung bình của
các lứa (Goliasova và Wolf, 2004). Phân tích các kiểu gen ESR cho thấy lợn
mang kiểu gen BB có số con sơ sinh sống vượt trội so với lợn mang kiểu gen
13


×