Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, KHẢ NĂNG CHỊU NểNG của các tổ hợp LAI cà CHUA vụ THU ĐÔNG và XUÂN hè 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ TÌNH
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG, KHẢ NĂNG CHỊU NÓNG CỦA CÁC TỔ HỢP
LAI CÀ CHUA VỤ THU ĐÔNG VÀ XUÂN HÈ 2017-2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ TÌNH

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG, KHẢ NĂNG CHỊU NÓNG CỦA CÁC TỔ HỢP
LAI CÀ CHUA VỤ THU ĐÔNG VÀ XUÂN HÈ 2017-2018

Chuyên ngành

: Chọn giống cây trồng



Mã số

: 60620111

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn
Lê Thị Tình

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận

được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hồng Minh đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Di truyền và Chọn giống Cây trồng, Khoa Nông học - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

LÊ THỊ TÌNH

ii


MỤC LỤC
Hình 2.3. Sơ đồ tóm tắt phản ứng của thành tế bào với bất thuận nóng...........24
Y = Yp (1 - S x D)..................................................................................................25
S = (1 - Y/Yp)/D = (Yp - Y)/(Yp x D)......................................................................25
4.1.4 Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa của các tổ hợp lai cà chua vụ
Thu Đông năm 2017 và vụ Xuân Hè...........................................................................53

Kết quả được trình bày ở bảng 4.9 và 4.10................................................................53
Bảng 4.9 Một số đặc điểm, hình thái và đặc điểm hoa của các THL cà chua vụ Thu
Đông năm 2017 và Xuân hè muộn 2018....................................................................53
4.1.4.1 Màu sắc lá........................................................................................................55
4.1.4.2 Dạng chùm hoa...............................................................................................55

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6

Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của thế giới giai đoạn
2010 - 2014...................................Error: Reference source not found
Diện tích cà chua Việt Nam giai đoạn 2012 -2016....Error: Reference
source not found
Năng suất cà chua Việt Nam giai đoạn 2012 -2016. .Error: Reference
source not found
Tình hình lưu trữ nguồn gen của một số nước trên thế giới.......Error:
Reference source not found
Các giai đoạn phát triển trên đồng ruộng của các THL cà chua vụ
Thu Đông 2017.............................Error: Reference source not found
Các giai đoạn phát triển trên đồng ruộng của các THL cà chua vụ
Xuân Hè muộn 2018.......................................................................38

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các THL vụ Thu Đông
2017...............................................Error: Reference source not found
Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các THL cà chua vụ Xuân
Hè muộn 2018...............................Error: Reference source not found
Động thái tăng trưởng số lá của các THL cà chua vụ Thu đông 2017
........................................................Error: Reference source not found
Động thái tăng trưởng số lá của các THL cà chua vụ Xuân Hè muộn
2018...............................................Error: Reference source not found
iii


Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9

Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17
Bảng 4.18a
Bảng 4.18b
Bảng 4.18c
Bảng 4.19a
Bảng 4.19b
Bảng 4.19c


Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các THL vụ Thu Đông 2017
......................................................Error: Reference source not found
Một số đặc điểm cấu trúc cây của các THL vụ Xuân Hè muộn 2018. . .50
Một số đặc điểm, hình thái và đặc điểm hoa của các THL cà chua vụ
Thu Đông năm 2017 và Xuân hè muộn 2018 Error: Reference source
not found
Tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp lai vụ thu đông 2017...Error: Reference
source not found
Tỷ lệ đậu quả của các THL cà chua vụ Xuân Hè muộn 2018....Error:
Reference source not found
các yếu tố cấu thành năng suất của các THL vụ Thu Đông 2017
......................................................Error: Reference source not found
Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL vụ Xuân Hè muộn
2018...............................................Error: Reference source not found
Một số đặc điểm hình thái của các THL vụ Thu Đông 2017......Error:
Reference source not found
Một số đặc điểm hình thái quả của các THL vụ Xuân Hè 2018. Error:
Reference source not found
Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của các tổ hợp lai vụ thu đông 2017
......................................................Error: Reference source not found
Bảng chỉ tiêu về chất lượng quả của các THL cà chua vụ Xuân Hè
muộn 2018.....................................Error: Reference source not found
Tiêu chuẩn chọn lọc trên 06 tính trạng của vụ Thu đông 2017. .Error:
Reference source not found
Kết quả ba lần chọn theo chỉ số chọn lọc của vụ Thu đông 2017
......................................................Error: Reference source not found
Một số đặc điểm của các THL triển vọng ở vụ thu đông 2017...Error:
Reference source not found
Tiêu chuẩn chọn lọc trên 6 tính trạng theo từng mục tiêu của vụ
Xuân Hè 2018...............................Error: Reference source not found

Kết quả 3 lần chọn theo chỉ số chọn lọc vụ Xuân hè muộn 2018
......................................................Error: Reference source not found
Một số đặc điểm của các THL triển vọng ở vụ xuân hè 2018....Error:
Reference source not found

iv


Bảng 4.20 Chỉ số HTI và chênh lệch giá trị giữa hai vụ. Error: Reference source
not found

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Diện tích cà chua 10 nước đứng đầu thế giới năm 2014................Error:
Reference source not found
Hình 2.2. Năng suất cà chua 10 nước đứng đầu thế giới năm 2014..............Error:
Reference source not found
Hình 2.3. Sơ đồ tóm tắt phản ứng của thành tế bào với bất thuận nóng........Error:
Reference source not found

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

: Số thứ tự


THL

: Tổ hợp lai

TB

: Trung bình

TG

: Thời gian

KLTB

: Khối lượng trung bình

NSCT

: Năng suất cá thể

NS

: Năng suất

TLNVR

: Tỷ lệ nhiễm virus

TLĐQ


: Tỷ lệ đậu quả

VARDC

: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Châu Ấ.

Viện CLT và TP

: Viện cây lương thực và thực phẩm

VKHKTNNVNN : Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
VDTNN

: Viện Di truyền Nông Nghiệp

UTL

: Ưu thế lai

BHH

: Bán hữu hạn

HH

: Hữu hạn

VH


: Vô hạn

vii


PHẦN I.
MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cà chua là cây rau ăn quả có tên khoa học Lycopercicum esculentum Mill,
thuộc họ cà Solanaceae cùng với cây ớt, cà tím, khoai tây... được Miller phân loại
năm 1754, sau đó Peralta and Spooner (2006) đã đổi tên cà chua thành Solanum
lycopersicum. Quả cà chua có giá trị dinh dưỡng khá, phân tích trong 100gam cà
chua có 2,2mg đường, 8mg canxi, 3,7mg kali, 0,4mg sắt, 0,3mg carotene, 0,6mg
nitơ, vitamin A, B1, B2, C, P và các axit hữu cơ... (Barbara et al., 2013). Quả cà
chua có thể sử dụng cho ăn tươi, nấu chín cho bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình
và là nguyên liệu trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Từ quả cà chua có thể
chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như: cà chua đóng hộp nguyên quả, cà
chua cô đặc, tương cà chua, mứt cà chua... là những mặt hàng xuất khẩu rất giá
trị và có nhu cầu cao trên thế giới, giá trị mặt hàng này hàng năm đạt 5 tỷ USD
(Hanson, 2010).
Tại Việt Nam, cà chua là cây rau ăn quả quý, lành mạnh, giá trị dinh
dưỡng cao, đã và đang được phát triển mạnh trong những năm gần đây. Quả cà
chua có chứa nhiều axit hữu cơ là nguồn cung cấp các chất chống oxi hóa như
vitamin C, lycopen (Lin and Lai, 1989). Với nhiều tác dụng nên cà chua được sử
dụng như một thực phẩm phổ biến hàng ngày (Tiwari and Choudhury, 1993).
Ngoài ra, quả cà chua còn là dược liệu trong y học vì có tác dụng kháng khuẩn,
chống độc, ngăn ngừa hình thành gốc tự do gây ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh

tim mạch, làm đẹp da, chữa mụn trứng cá,... (Vũ Tuyên Hoàng và cs., 1990;
AVRDC, 2008). Cà chua còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, là mặt
hàng có tiềm năng xuất khẩu. Chính vì vậy cà chua được trồng ở khắp các vùng
miền, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có diện tích
trồng cà chua lớn nhất cả nước. Theo số liệu thống kê, năm 2016 diện tích trồng
cà chua cả nước đạt 23,88 nghìn ha,năng suất bình quân khoảng 29,97 tấn/ha
(Tổng cục thống kê, 2017). Sản xuất cà chua đem lại hiệu quả kinh tế cao, bình
quân 01 ha cà chua trồng cho thu nhập từ 120-200 triệu đồng/ha/vụ. Cây cà chua
trồng trái vụ (Xuân Hè và Thu Đông) cho hiệu quả cao gấp 2-3 lần so với chính
vụ (Đặng Văn Niên và cs., 2013).

1


Cây cà chua trồng ở vụ Xuân Hè gieo hạt từ tháng 1, thu hoạch tháng 6 và
vụ Thu Đông gieo hạt từ tháng 8-9. Trồng cà chua rải vụ vào vụ Xuân hè không
những giải quyết được rau giáp vụ mà còn cung cấp nguyên liệu liên tục cho các
nhà máy, đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với chính vụ. Tuy nhiên, cà chua
được trồng trong vụ này gặp nhiều khó khăn: điều kiện ngoại cảnh nóng ẩm, mưa
nhiều, dẫn đến thụ phấn, thụ tinh khó khăn, cây dể nhiểm các loại sâu bệnh hại
đán kể như héo xanh, virus... Vì vậy, ngoài tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kĩ
thuật, thì yêu cầu đặt ra là phải chọn giống thích nghi với điều kiện vụ Xuân Hè.
Để có bộ giống tốt, ngoài yêu cầu về năng suất, chất lượng, mã quả, khả năng
bảo quản, vận chuyển thì điều quan trọng là các giống đó phải có khả năng chịu
nóng tốt, tỷ lệ hữu dục cao, quả phát triển đều về hình dạng và màu sắc trong
điều kiện nhiệt độ cao. Tuy nhiên, bộ giống cà chua của nước ta còn nghèo nàn,
hiện nay chủ yếu là các giống địa phương có năng suất thấp, nông dân tự để
giống nên thường nhanh bị thoái hóa, các giống F 1 hiện nay chủ yếu là các giống
nhập nội có giá thành cao khó được sản xuất chấp nhận.
Để mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả sản xuất cà chua trong vụ

Xuân Hè, vụ Thu Đông tại các tỉnh phía Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung thì
việc nghiên cứu chọn tạo giống cà chua mới có năng suất cao, khả năng chống
chịu sâu bệnh hại và chịu nóng tốt nhằm chuyển giao cho sản xuất là yếu tố quyết
định. Chính từ những yêu cầu thực tiễn trên đây chúng tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng, khả năng chịu nóng của các
tổ hợp lai cà chua vụ Thu Đông và Xuân Hè 2017-2018”.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Bổ sung nguồn vật liệu tổ hợp lai cà chua mới có những ưu điểm nổi bật
về các tính trạng năng suất, chất lượng quả, khả năng chống chịu tốt với sâu
bệnh hại và chịu nóng phục vụ công tác chọn tạo giống cà chua ưu thế lai năng
suất cao, chịu nóng và khả năng chống chịu sâu, bệnh ở Việt Nam.
Chọn tạo được một số tổ hợp lai cà chua ưu tú, thích hợp trồng trong vụ
Xuân Hè và vụ Thu Đông, khả năng chống chịu sâu, bệnh khá, có khả năng chịu
nóng và năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong
nước và chế biến xuất khẩu.

2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển một số đặc điểm hình thái quả và
cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua trong vụ Thu Đông và Xuân Hè 2018.
Đánh giá khả năng ra hoa, đậu quả, các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của các giống vụ Thu Đông và Xuân Hè 2018 tại Gia Lâm - Hà Nội.
Đánh giá một số chỉ tiêu về hình thái quả, về chất lượng quả chín của các
tổ hợp lai cà chua mới trong điều kiện vụ Thu Đông và Xuân Hè tại Gia Lâm Hà Nội.
Đánh giá tình hình nhiễm bệnh trên đồng ruộng theo các triệu chứng quan

sát trên cây qua các lần theo dõi ở hai vụ Thu Đông và Xuân Hè 2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
ĐỀ TÀI
1.4.1. Những đóng góp mới và ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung các dữ liệu khoa học trong
nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ưu thế lai (F1) năng suất cao, có khả năng chịu
nóng, đáp ứng yêu cầu sản xuất.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chọn tạo được một số tổ hợp lai cà chua có triển vọng, trồng trái vụ, có
khả năng chịu nóng. Các tổ hợp lai tạo ra sẽ bổ sung vào bộ giống cà chua trồng
trong vụ Xuân Hè, Thu Đông tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, góp phần đa
dạng bộ giống và mở rộng diện tích, tăng năng suất, chất lượng và nâng cao hiệu
quả kinh tế cho người trồng cà chua trong vụ Xuân Hè, vụ Thu Đông tại các
vùng trồng cà chua.

3


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ CHUA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Cây cà chua có nguồn gốc từ Trung và Nam Châu Mỹ, được phát hiện vào
thế kỷ XVI. Cà chua là loại rau ăn quả quý, bổ dưỡng, lành mạnh, có giá trị kinh
tế, giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng lớn về y học được nhiều người ưa thích.
Mặc dù có lịch sử phát triển tương đối muộn song hiện nay cà chua là một loại
rau ưu tiên có chiều hướng phát triển mạnh cả về lượng và chất, trở thành một
trong những cây trồng chính trong ngành sản xuất rau của nhiều nước trên thế
giới và được trồng ở khắp các châu lục. Kết quả thống kê các số liệu về diện tích,
năng suất, sản lượng cà chua giai đoạn 2010-2014 từ FAO (2017) được trình bày

trong bảng 2.1.
Diện tích cà chua trên thế giới trong những năm gần đây tăng lên, trong
giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, diện tích cà chua đạt lớn nhất là 5.023
nghìn ha vào năm 2014, tăng 480 nghìn ha so với năm 2010. Năm 2013, diện tích
cà chua có giảm đi so với năm 2012 nhưng vẫn cao hơn so với các năm 2010 và
2011. Năng suất cà chua trung bình của thế giới không có sự biến động lớn trong
giai đoạn này, xung quanh từ 33-34 tấn/ha, năm 2013 đạt năng suất cao hơn cả là
34,54 tấn/ha. Mặc dù năng suất không chênh lệch nhiều giữa các năm nhưng
cùng với sự gia tăng của diện tích thì sản lượng cà chua của thế giới tăng lên rõ
rệt từ 152,08 triệu tấn (năm 2010) lên đến 170,75 triệu tấn (năm 2014).
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của thế giới giai đoạn
2010 - 2014
Năm

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

2010

4.543,17

33,48

152,08

2011


4.722,43

33,50

158,21

2012

4.970,12

32,57

161,86

2013

4.762,46

34,54

164,49

2014

5.023,81

33,99

170,75


Nguồn: FAOSTAT, 2017

4


Cà chua được trồng ở khắp các châu lục trên thế giới, diện tích trồng cà
chua ở các châu lục rất khác nhau (Phụ lục 1). Châu Á có diện tích trồng cà
chua lớn nhất chiếm 56,5% tổng diện tích của thế giới, đứng thứ hai là châu Phi,
tiếp đến là châu Âu và châu Mỹ có diện tích cà chua xấp xỉ nhau, cuối cùng là
châu Úc có diện tích cà chua rất nhỏ (chỉ khoảng 0,7 ‰). Tuy có diện tích cà
chua rất nhỏ nhưng châu Úc dẫn đầu về năng suất so với các châu lục khác đạt
69,28 tấn/ha gấp 2,04 lần năng suất trung bình của thế giới, châu Phi có năng
suất thấp nhất chỉ bằng 46,65% so với năng suất trung bình của thế giới. Diện
tích, năng suất cà chua của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2014 được
thể hiện trong hình 2.1 và 2.2.

Hình 2.1. Diện tích cà chua 10 nước đứng đầu thế giới năm 2014
Nguồn: FAOSTAT, 2017
Trong số các quốc gia có diện tích cà chua lớn trên thế giới thì Trung
Quốc có diện tích cà chua lớn nhất tiếp đến là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Mỹ,
…Diện tích không tỉ lệ với năng suất cà chua, với diện tích trồng rất lớn nhưng
năng suất cà chua của Ấn Độ tương đối thấp, thấp hơn năng suất trung bình của
thế giới và đạt 21,24 tấn/ha (Hình 2.2). Các nước dẫn đầu về năng suất là Tây
Ban Nha (89,29 tấn/ha), Mỹ (88,85 tấn/ha), Brazil (66,85 tấn/ha), Hy Lạp (59,84
tấn/ha) cao hơn từ 1,76 đến 2,63 lần so với năng suất trung bình của thế giới.
Điều này là do các quốc gia phát triển có trình độ khoa học kỹ thuật cao, có cơ sở
hạ tầng và điều kiện để ứng dụng các công nghệ kỹ thuật cao, điều kiện canh tác
sản xuất trong nhà kính, nhà lưới, chủ động trong sản xuất sẽ đạt được năng suất

5



cao, còn các quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật hạn chế, chưa có điều kiện để
ứng dụng vào sản xuất, điều kiện canh tác chủ yếu trên đồng ruộng, phụ thuộc
vào thiên nhiên thì năng suất sẽ đạt thấp hơn.

Hình 2.2. Năng suất cà chua 10 nước đứng đầu thế giới năm 2014
Nguồn: FAOSTAT, 2017
2.1.2. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
Ở Việt Nam cà chua mới được trồng khoảng trên 100 năm, lịch sử phát
triển còn rất non trẻ so với thế giới, nhưng với điều kiện thời tiết thuận lợi thích
hợp để phát triển cây cà chua đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay
cà chua đã được trồng ở hầu hết các tỉnh, thành với nhiều vụ trong năm (Lê Thị
Thủy, 2012).
Số liệu thống kê diện tích, năng suất cà chua của Việt Nam trong giai đoạn
2012-2016 được trình bày trong các bảng 2.2, 2.2.
Diện tích trồng cà chua của cả nước có giảm trong hai năm gần đây là do
diện tích trồng của miền Nam giảm xuống còn ở miền Bắc diện tích trồng cà
chua không thay đổi, tương đối ổn định. Ở miền Nam, sản xuất cà chua ở khắp
các vùng nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên chiếm khoảng 70%
diện tích trong đó phân bố chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Lâm Đồng có diện
tích trồng cà chua lớn nhất cả nước, trong 5 năm gần đây thì năm 2013 trồng
nhiều nhất đạt 9,3 nghìn ha tương đương với 36,5% diện tích cà chua của cả
nước, từ năm 2013 đến nay diện tích có xu hướng giảm dần (Tổng cục Thống kê,
2017).

6


Bảng 2.2. Diện tích cà chua Việt Nam giai đoạn 2012 -2016

Địa phương

2012

2013

2014

2015

2016

Cả nước

25,87

25,48

25,66

23,85

23,88

Miền Bắc

11,04

10,95


11,04

10,93

11,26

Đồng bằng sông Hồng

7,25

6,91

7,12

7,04

7,27

Trung du và MN phía Bắc

1,98

2,26

2,34

2,34

2,56


Bắc Trung Bộ

1,81

1,78

1,58

1,55

1,43

Miền Nam

14,83

14,54

14,62

12,92

12,61

Duyên hải Nam Trung bộ

1,57

1,18


1,16

0,91

0,92

Tây Nguyên

9,72

10,40

10,27

9,28

9,22

Đông Nam Bộ

0,26

0,17

0,17

0,16

0,12


ĐB sông Cửu Long

3,28

2,78

3,03

2,58

2,35

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017
Tuy diện tích có giảm đi nhưng năng suất cà chua trung bình cả nước lại
có chiều hướng tăng nhẹ trong những năm gần đây, đạt 31,17 tấn/ha năm 2015
tăng 3,5 tấn/ha so với năm 2012 (Bảng 2.4), mặc dù cao hơn một số nước trong
khu vực nhưng vẫn thấp hơn so với năng suất trung bình của thế giới. Năng suất
cà chua cũng không đồng đều ở hai miền, miền Bắc có năng suất trung bình thấp
hơn so với miền Nam từ 10 đến 17 tấn/ha. Trong cùng một miền thì năng suất cà
chua ở các vùng cũng có sự chênh lệch khá lớn. Khu vực Tây Nguyên có năng
suất cao nhất ở miền Nam và cũng cao nhất cả nước đạt từ 40,37 đến 47,87
tấn/ha cao gấp 2,5 đến 4 lần so với các tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung
Bộ, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Sở dĩ khu vực này có năng suất
cao nhất cả nước là do năng suất cà chua của tỉnh Lâm Đồng, năm 2015 đạt
52,85 tấn/ha gấp 1,7 lần năng suất trung bình của cả nước. Có sự chênh lệch về
năng suất cà chua vì Lâm Đồng có lợi thế điều kiện khí hậu rất mát mẻ thích hợp
cho phát triển cây cà chua quanh năm đồng thời đây cũng là địa phương có khả
năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất như kỹ
thuật sản xuất, ghép cây giống cà chua trên gốc cà tím, kỹ thuật sản xuất trong
nhà kính.

Bảng 2.3. Năng suất cà chua Việt Nam giai đoạn 2012 -2016

7


Địa phương

2012

2013

2014

2015

2016

27,64

28,7
0

29,45

31,17

29,97

22,03


20,90

21,46

21,93

21,9
8

Đồng bằng sông Hồng

25,26

25,09

25,55

26,23

26,20

Trung du và MN phía Bắc

16,37

16,43

16,08

15,77


16,31

Bắc Trung Bộ

15,25

10,36

10,96

11,76

10,73

31,82

34,5
8

35,49

38,9
9

37,10

Duyên hải Nam Trung bộ

10,36


10,96

10,85

11,07

11,48

Tây Nguyên

40,37

41,85

43,35

47,87

45,03

Đông Nam Bộ

11,97

12,60

13,68

14,31


13,87

ĐB sông Cửu Long

18,32

18,84

19,46

18,39

17,24

44,76

45,19

47,03

52,85

50,21

Cả nước
Miền Bắc

Miền Nam


Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017
Miền Bắc, cà chua được trồng ở cả ba vùng đồng bằng, trung du và miền
núi nhưng tập trung chủ yếu tại khu vực đồng bằng sông Hồng, chiếm khoảng
64%, năng suất cà chua ở khu vực này cũng đạt cao nhất miền Bắc song vẫn thấp
hơn khoảng từ 2,4 đến 4,9 tấn/ha so với năng suất trung bình của cả nước…
2.2. NGUỒN GEN CÀ CHUA VÀ ỨNG DỤNG TRONG CHỌN GIỐNG
2.2.1. Nghiên cứu thu thập, lưu trữ và đánh giá nguồn gen cà chua
Nguồn gen là vật liệu di truyền có giá trị nhất cho bất cứ chương trình tạo
giống nào. Nguồn gen cây cà chua bao gồm các giống dạng hoang dại, giống bản
địa, giống cũ, giống mới hoặc các giống cà chua được truyền lại, cần được bảo
tồn, đánh giá, nhân và sử dụng trong chọn tạo giống (Fernandez et al., 1995). Các
giống cà chua trồng có mức độ biến dị di truyền thấp, do vậy khai thác nguồn gen
ngoại lai, nguồn gen hoang dại quan trọng để chuyển gen vào cà chua trồng
(Rick, 1973).
Thu thập, lưu giữ và khai thác nguồn gen cà chua tốt có tính quyết định
trong nghiên cứu chọn tạo giống mới nên được rất nhiều nước quan tâm. Chương
trình bảo tồn nguồn gen cà chua của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hiện đang bảo tồn

8


hơn 5.000 mẫu giống cà chua trồng và cà chua dại, trong đó cà chua trồng và cà
chua nhỏ (S. pimpinellifolium) là phổ biến nhất. Bộ môn nguồn gen thực vật
(Plant Genetic Resources Unit – PGRU) thuộc Đại học Cornell đã thu thập và
bảo tồn 5.964 mẫu giống cà chua thuộc 10 loài khác nhau, trong đó, loài cà chua
trồng S. lycopersicum chiếm đa số với 5.330 mẫu giống (PRGU, 2006).
Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế (The International Plant
Genetic Resources Institue - IPGRI) đã tham gia bảo tồn 21.332 mẫu giống cà
chua trong các bộ sưu tập của từng quốc gia (ECPGR, 2013a; 2013b; 2013c).
Tại Ấn Độ, Cục Nguồn gen thực vật Quốc gia và Viện Nghiên cứu rau quả Ấn

Độ đã thu thập được hơn 2.900 mẫu giống cà chua từ Ấn Độ và các vùng nông
nghiệp khác nhau thuộc trên 40 quốc gia trên thế giới (NBPGR, 2013).
Ngân hàng gen của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển rau thế giới
(AVRDC) hiện đang duy trì bộ sưu tập nguồn gen thực vật lớn nhất thế giới với
hơn 59.507 mẫu rau giống từ 156 quốc gia, trong đó có khoảng 12.000 mẫu
giống rau bản địa. Số lượng các mẫu giống cà chua đang được lưu giữ tại Trung
tâm là 6.601 mẫu giống, trong đó có 654 mẫu giống thuộc các loài dại, còn lại là
các mẫu giống cà chua trồng (AVRDC, 2013).
Ở Việt Nam, nghiên cứu đánh giá nguồn gen cây cà chua cũng thường
xuyên được tiến hành tại các đơn vị nghiên cứu chọn tạo giống. Các tác giả Vũ
Tuyên Hoàng, Mai Phương Anh, Trần Khắc Thi từ những năm 1975 đã tiến hành
nghiên cứu đánh giá phân loại nguồn gen của 289 mẫu giống cà chua, trong đó
có 269 giống nhập nội gồm 263 giống trồng, 6 giống hoang dại và bán hoang dại,
17 giống địa phương và 3 dạng hoang dại thu thập trong nước. Kết quả đã đánh
giá, phân lập được các giống có tính chín sớm, khả năng chống chịu sâu bệnh,
tiềm năng năng suất cao. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các giống nhập nội
thường có phẩm chất tốt hơn giống địa phương (Vũ Tuyên Hoàng và cs., 1982).
Theo tác giả Trường Giang (2009), hiện nay nước ta có 52 đơn vị tham gia
bảo tồn nguồn gen nông nghiệp. Từ năm 1992 đến nay, ngân hàng gen cây trồng
Quốc gia đã thu thập, nhập nội và đang lưu giữ 13.500 giống của hơn 100 loài
cây trồng trong đó có cây cà chua. Về thu thập nguồn gen cà chua có khả năng
chống chịu, ngân hàng gen đã thu thập và đánh giá được các giống cà chua chống
chịu bệnh virus, héo xanh vi khuẩn và chịu nhiệt.
Bảng 2.4. Tình hình lưu trữ nguồn gen của một số nước trên thế giới

9


STT


Tên nước

1

Australia

2

Azerbaijan

3

Brazil

4
5
6

Bungari
Canada
Trung Quốc

7

Colombia

9
10

Cộng hoà

Czech
Pháp
Pháp

11

Đức

12

Hungari

13

Israel

14
15

Nhật Bản
Hà lan

16

Peru

17

Philippin


18
19

Ba lan
Nga
Secbia và
Montenegro
Tây Ban
Nha
Tây Ban
Nha
Tây Ban
Nha

8

20
21
22
23
24

Đài Loan

25

Ukraina

26


Mỹ

Địa điểm lưu trữ
Trung tâm lưu giữ quỹ gen cây rừng và cây nhiệt
đới, Queensland
Viện nguồn gen, Baku
Trung tâm lưu giữ quỹ gen cây làm vườn quốc
gia (CNPH), Embrapa
Viện nguồn gen thực vật, Sadovo
Trại thực nghiệm cây làm vườn, Ontario
Viện khoa học cây trồng (CAAS), Băc Kinh
Trung tâm đầu tư phát triển nông nghiệp
Colombia (CORPOICA), Palmira
Khoa nông học, trường đại học Palacky,
Olomouc
Trại thực nghiệm Angers, GEVES

Số
loài

Sỗ mẫu
giống

8

1.116

1

2.8


1

2.07

8
4
1

1.134
1.07
1.942

1

2.018

5

1.613

1
13

1.254
1.36

3

2.965


5

2.043

1

3.076

7
11

1.217
1.7

7

9.36

Viện Nghiên cứu nguồn gen thực vật Leibniz,
Gatersleben
Viện nghiên cứu thực vật, Tápiozele
Trung tâm Volcani, Trường đại học Hebrew,
Jerusalem
Viện sinh học Nông nghiệp quốc gia, Tsukuba
Trung tâm quỹ gen, Wageningen
Trường đại học Nông nghiệp quốc gia Molina,
Lima
Phòng thí nghiệm lưu giữ nguồn gen cây trồng
quốc gia, IPB/UPLB, Laguna

Viện nghiên cứu cây rau, Skierniewice
Viện Cây trồng Vavilov, VIR, St.Petersburg

6

4.793

1
12

9.17
7.25

Viện nghiên cứu rau, Novisad

1

1.03

Trung Tâm lưu giữ nguồn gen, INIA, Madrid

1

1.267

Valencia

12

3.917


Zaragoza

5

1.38

9

7.235

1

2.433

10

3.157

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau thế giới
(AVRDC), Tainan
Viện nghiên cứu và sản xuất rau và Melon,
Selektsijne
Trung tâm lưu giữ nguồn gen cà chua C.M.

10


27


Mỹ

28

Mỹ

29

Mỹ

30

Mỹ

Rick, Davis
Viện nghiên cứu Nông nghiệp Campbell, Công
ty Campbell, Camden
Trung tâm bảo tồn quỹ gen quốc gia (NCGRP),
USDA-ARS, Fort Collins, Colorado
Trường đại học Cornell, Jordan Hall, NYS AES,
Geneva
Trạm giới thiệu cây trồng khu vực phía Bắc
PGRU, USDA-ARS, đại học Cornell, Geneva

Tổng số

1

4.572


3

1.482

2

4.85

10

5.804
78.401

Nguồn: Daunay et al. (2003)
Tác giả Trần Văn Lài và cs. (2005) cho biết: từ năm 2000 đến nay, Viện
Nghiên cứu Rau quả đã thu thập và đưa vào duy trì, đánh giá nguồn quỹ gen các
giống rau với trên 2000 mẫu giống, trong đó cà chua là một trong 5 cây chủ lực.
Trong giai đoạn từ năm 2000-2002, đơn vị đã thu thập, bảo quản và đưa vào sử
dụng một tập đoàn gồm 180 mẫu giống cà chua thu thập trong nước và nhập từ
AVRDC.
Giai đoạn 2006-2010, trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo
giống, xây dựng quy trình kỹ thuật tiên tiến cho một số loại rau chủ lực (cà chua,
dưa chuột, dưa hấu, mướp đắng, ớt) phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”, các đơn vị
tham gia thực hiện đã thu thập bổ sung, nghiên cứu với nhiều phương pháp khác
nhau nguồn vật liệu cà chua, kể cả việc gây đột biến tạo các giống mới, đánh giá
đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử, đặc tính nông sinh học của tập đoàn giống
cà chua nhằm xác định nhanh chóng và chính xác hơn nguồn vật liệu sử dụng
cho chọn tạo giống (Trần Khắc Thi, 2011).
Ở Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm năm 2012, thực hiện dự án
“Phát triển ngân hàng gen cây trồng Quốc gia”, giai đoạn 2011-2015 do Trung

tâm Tài nguyên thực vật chủ trì. Trong giai đoạn này, Viện đã tiến hành đánh giá,
xây dựng dữ liệu và nhân cho 450 nguồn gen cà chua, trong đó có trên 80%
nguồn gen cà chua có nguồn gốc địa phương, đặc biệt có 20 nguồn gen kháng
bệnh virus XVL trên đồng ruộng khá.
Lê Thị Thủy (2012), thu thập và đánh giá 12 mẫu giống cà chua có nguồn
gốc khác nhau được thu thập từ nhiều nơi trên thế giới, trong đó có 36 mẫu giống
cà chua có vòi nhụy cao hơn bao phấn thuộc nhóm ăn tươi và chế biến được sử
dụng làm nguồn vật liệu để chọn lọc dòng cà chua có vòi nhụy mẫn cảm với GA3.

11


2.2.2. Một số nghiên cứu đánh giá nguồn gen phục vụ chọn tạo giống
Trong công tác chọn tạo giống cà chua, các tác giả đề xuất rằng cần chọn
lọc giống với một số tính trạng như chống chịu điều kiện bất thuận, chịu ẩm,
kháng nấm và thối rễ, kháng bệnh, chịu hạn và chịu nóng tốt, kháng virus,…
Barbara et al. 2013 cho rằng các dạng cà chua bán hoang dại thuộc loại
L.esculentum Mill, như var. cerasifome, pyrifome, pruniforme là nguồn vật liệu
quý cho chọn tạo giống cà chua chất lượng cao. Theo kết quả phân tích thành
phần hóa sinh của nhiều tác giả cho thấy, các dạng hoang dại có hàm lượng
đường cao, hàm lượng vitamin C đạt 138 mg/100 gam chất tươi trong khi đó
giống cà chua trồng chỉ đạt 12-36mg/100 gam chất tươi.
Chỉ tiêu đặc biệt quan trọng đối với cà chua chế biến là hàm lượng chất
khô cao (độ Brix). Hàm lượng chất khô cơ bản liên quan đến các chất Pectin
trong quả. Sử dụng nguồn gen cà chua hoang dại nhằm cải tiến tính trạng này ở
cà chua trồng. Có thể khai thác nguồn gen này ở cà chua L.chemielewskii về hàm
lượng đường và độ chắc của quả.
Năm 2012 các nhà tạo giống cà chua của Ý là Adriana Sacco và cộng sự
đã quy tụ gen chất lượng bằng cách lai trở lại quy tụ gen chất lượng từ 2 dòng
chuyển gen IL (introgression lines) bắt nguồn từ loài Solanum pennellii là IL7-3

và IL12-4 vào cà chua trồng. Hai dòng này mang QTL (Quantitative trait loci)
điều khiển tăng hàm lượng ascorbic acid (AsA), phenol và hàm lượng đường (độ
Brix) trong quả cà chua. Hai dòng lai với giống cà chua phổ biến rộng M82 tạo ra
con lai F1 (ILH7- 3+12-4) tự thụ phấn và thu được thế hệ F3 để ổn định các tính
trạng có lợi trong trạng thái đồng hợp. Sử dụng chỉ thị phân tử đặc hiệu nhận biết
vùng gen đã chuyển và đã chọn lọc được 4 dòng F2 mang gen của cả hai dòng
cho gen (IL). Các cây F3 đồng hợp biểu hiện hàm lượng AsA, tổng lượng phenol
và độ Brix cao hơn M82 ở mức có ý nghĩa. Sử dụng quy tụ gen cải tiến chất
lượng quả ở cà chua là phương pháp hiệu quả, đặc biệt tăng hàm lượng các chất
chống oxy hóa.
Vi khuẩn là một trong những bệnh gây ra tổn thất kinh tế lớn nhất ở cà
chua là vi khuẩn đốm lá, gồm 4 loài Xanthomonas: X. euvesicatoria, X.
vesicatoria, X. perforans và X. gardneri (Jones et al., 2004), héo xanh vi khuẩn
do Ralstonia solanacearum, thối vi khuẩn do Clavibacter michiganensis và bệnh
đốm vi khuẩn do Pseudomonas syringae pv cà chua. Tính kháng P.syringae do

12


gen Pto quy định (Pratta et al., 2011), các giống kháng bệnh này đã được chọn
tạo. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa tìm được gen trội kháng khuẩn.
Chọn giống kháng khuẩn còn ít thành công ở cà chua vì hầu hết tính
kháng do đa gen quy định, chúng không kháng khuẩn hoàn toàn trong điều kiện
môi trường nhất định và đôi khi gặp nhóm liên kết gen bất lợi (Scott et al., 1999).
Nghiên cứu xác định 31 kiểu gen kháng héo xanh vi khuẩn được khai thác
từ ít nhất 14 nguồn gen kháng bệnh và được khảo sát trên 11 nước (Wang et al.,
1988; Scott et al., 1999), 7 kiểu gen kháng đến 90% đã được xác định, nguồn gen
kháng bệnh từ Hawaii, Philippin và Bắc Carolina (mặc dù nguồn gen này có kiểu
hình giống kiểu hình Hawaii). Thối vi khuẩn ở cà chua do Clavibacter
michiganensis subsp. Michiganenesis là bệnh gây hại trên cây cà chua mới chỉ

tìm thấy tính kháng một phần ở loài cà chua quả xanh S. Habrochaites ở mẫu
giống LA 407 (Francis et al., 2005) và S. peruviuanum mẫu giống LA2157
(Sandrink et al., 1995). Các nguồn gen kháng này thể hiện giống nhau (Francis et
al., 2005).
Bệnh xoăn vàng lá cà chua do nhiều virus thuộc chi Begomovirus, họ
Geminiviridae gây ra (Gronenborn, 1993). Begomovirus lan truyền nhờ bọ phấn
trắng (Bemisia tabaci) theo kiểu tuần hoàn (Lapidot et al., 2000). Cho tới nay, các
nghiên cứu cho thấy trên cây cà chua trồng (L.Esculentum) không chứa gen
kháng R chống Begomovirus. Nguồn kháng bệnh đã được tìm thấy ở một số mẫu
giống cà chua dại Solanum pimpinellifolium, Solanum habrochaites, Solanum
peruvianum và Solanum chilense (Hassan et al., 1984; Pilowsky and Cohen,
1990, 2000; Zamir et al., 1994). Hiện nay, có khoảng 5 gen kháng chủ yếu đã
được phát hiện thấy trên cà chua dại, quan trọng nhất là Ty1 và Ty3.
Zamir et al. (1994), lần đầu tiên lập bản đồ locus Ty1 nằm trên nhiễm sắc
thể (NST) 6 liên kết chặt với chỉ thị RFLP TG297 và TG07. Các cây đồng hợp tử
alen Ty1 từ S.chilense có khả năng kháng cao và không biểu hiện triệu chứng
bệnh. Chỉ thị dựa trên locus TG97 liên kết với gen Ty1 đã được các nhà khoa học
của trường Đại học Hebrew ở Jerusalem, Israel nghiên cứu. Cùng với Ty1 có
nguồn gốc từ S.peruvianum kháng tuyến trùng sưng rễ, định vị trong phạm vi
khoảng 6 cM gần locus Ty1 (Milo, 2011) đã phát hiện chỉ thị REX-1 (CASP) liên
kết chặt với gen Mi-1 có thể được sử dụng để phát hiện locus Ty1 với khoảng
cách 5,5 cM. Tiếp đó, một chỉ thị CASP khác là JB-1 cũng được xác định liên kết

13


chặt với Ty1, điều này cho phép chọn lọc Ty1 mà không phụ thuộc vào Mi-1
(Castro et al., 2007).
Locus Ty2 cũng được lập bản đồ nằm trên NST số 11 liên kết với chỉ thị
RFLP TG393 và TG36 (Hanson et al., 2000). Hiện nay, có một số chỉ thị dựa trên

PCR nhằm phát hiện vùng DNA chuyển từ loài S. hanbrochaites đã được phát
triển. Chỉ thị CAPS TG105A có khả năng khuếch đại mạnh và cắt hạn chế sản
phẩm PCR bằng enzyme Taqi đã tạo ra các vạch băng đa hình phân biệt S.
habrochaites và S. Lycopesicum. Một chỉ thị khác dựa trên PCR là T0302 cũng
đã được xác định phát hiện locus Ty2 mà không cần phải dùng đến enzyme cắt
giới hạn. Phân tích liên kết cho thấy chỉ thị TG105A và T0302 liên kết chặt với
nhau và cùng liên kết với gen Ty2. 10 cM (Ji et al., 2007a).
Peter (2010) đã quy tụ gen kháng bệnh virus xoăn vàng lá ở cà chua
(yellow leaf curl virus) từ loài dại S. habrochaites, S. chilense và S. peruvianum
vào cà chua trồng và tạo các dòng RIL (Recombinant Inbred Line) mang gen
kháng. Xác định gen kháng gồm Ty1, Ty2, Ty3, Ty4 và Ty5 , Ty1, Ty3 trên NST
số 6, Ty2 trên NST số 11, Ty4 trên NST số 3 và Ty5 trên NST số 4. Đến thế hệ F 6
chọn được 24 dòng đưa vào đánh giá và kết quả điểm kháng bệnh cho thấy quy
tụ nhiều gen mức độ kháng cao hơn.
2.3. NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA ƯU THẾ LAI
2.3.1. Nghiên cứu biểu hiện ưu thế lai trên các tính trạng ở cây cà chua
James et al. (2010) đưa ra khái niệm ưu thế lai là hiện tượng khi lai hai bố
mẹ cùng loài hay khác loài, con cái biểu hiện khả năng tạo sinh khối lớn hơn,
phát triển nhanh hơn và sinh sản nhiều hơn bố mẹ của chúng.
Ưu thế lai trên cà chua đã được ghi nhận rất rộng rãi. Hơn 50-60% các
nghiên cứu về biểu hiện của ưu thế lai đều đề cập đến ưu thế lai về năng suất và
các thành phần cấu tạo nên năng suất. Ví dụ, Kravchenko (1990) thông báo rằng
biểu hiện của ưu thế lai về năng suất là 80%, về độ chín sớm (earliness) là 88%
theo các nghiên cứu về cây lai trong vòng hơn 15 năm. Theo Wehner (1997) cấp
độ của ưu thế lai về năng suất trên cà chua có ý nghĩa là khoảng 60%. Suresh et
al. (1995) cho thấy 193,55% ưu thế lai có số quả trên cây (cao hơn bố mẹ).
Theo Yordanov (1983), bên cạnh năng suất, tăng khả năng phát triển của
cây, chín sớm, thích nghi cao hơn với môi trường bất thuận và quả đồng đều hơn
là những biểu hiện của ưu thế lai thường xuyên phát hiện trên cà chua. Những


14


tính trạng này là những tính trạng kinh tế quan trọng trong sản xuất cà chua.
Khanna et al. (1993), cho thấy sự sinh trưởng mạnh giúp cây sử dụng hiệu quả
các yếu tố của môi trường. Tính chín sớm (thời gian từ lúc gieo hạt cho đến khi
xuất hiện quả chín đầu tiên) là một tính trạng quan trọng đối với các vùng có mùa
vụ ngắn, cũng như mong muốn để thu được giá cao do quả chín sớm và điều kiện
tiên quyết cho việc giảm chi phí sưởi ấm và chiếu sáng cho cà chua trồng trong
nhà kính. Kết quả này thoả mãn được yêu cầu tạo ra giống cà chua chín sớm,
phát triển nhanh ở môi trường nhiệt độ bình thường thay thế cho hướng nghiên
cứu cà chua sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ thấp. Ở vài con lai biểu hiện của
ưu thế lai về tính chín sớm là rất quan trọng, được khai thác để tạo ra các giống
cà chua chín sớm. Ví dụ, một nghiên cứu về 92 giống cà chua lai F1 có 19 giống
cực ngắn và được sử dụng như giống bố mẹ và 5 giống cà chua muộn. Boe
(1988) cũng tìm thấy giống cà chua lai chín sớm hơn chiếm từ 52-307% khi so
sánh các giống bố mẹ chín sớm.
Bên cạnh các tính trạng liên quan đến thị trường và chất lượng dinh
dưỡng, ưu thế lai cũng được tìm thấy trong các tính trạng liên quan đến khả năng
chống chịu của cây tới điều kiện bất thuận, sinh lý của cây... Biểu hiện của ưu thế
lai của các tính trạng này là rất quan trọng vì nó làm tăng sức đề kháng của cây
với điều kiện môi trường và làm tăng năng suất.
Trong chọn giống cà chua: ưu thế lai đã xác định trong những tính trạng
liên quan đến năng suất và khả năng thích ứng với điều kiện bất thuận. Ưu thế lai
đã được biểu hiện đối với các đặc điểm nông sinh học như chiều cao cây, tính
chín sớm, tính kháng sâu bệnh và điều kiện bất thuận. Ưu thế lai cũng được xác
định ở một số tính trạng liên quan đến chất lượng quả: như độ dày thịt quả, hàm
lượng chất khô hòa tan, hàm lượng Vitamin C... (Akhilesh and Gulshan, 2004).

15



2.3.2. Phương pháp chọn tạo giống cà chua
Cho tới nay, ở hầu hết các nước, chủ yếu vẫn sử dụng các phương pháp
truyền thống trong chọn tạo giống cà chua, bao gồm: lai hữu tính và chọn lọc
quần thể phân ly; lai hữu tính kết hợp chọn lọc liên tục những cây có ít nhất các
tính trạng không có lợi; chọn lọc hợp tử; và chọn giống ưu thế lai F1. Thời gian
gần đây, ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ gen trong chọn tạo
giống cà chua đã được triển khai mạnh ở một số nước và tổ chức quốc tế. Bên
cạnh những thành tựu về công nghệ gen, việc ứng dụng hiệu quả ưu thế lai vào
cây cà chua được phát triển mạnh ở thế kỷ 20.
* Chọn tạo giống cà chua bằng phương pháp lai hữu tính và chọn lọc quần
thể phân ly
Những năm qua, hầu hết các giống cà chua mới tạo ra ở các nước, phần
lớn sử dụng phương pháp lai hữu tính. Các sơ đồ lai đơn, lai kép, lai ba, lai trở
lại…với các nguồn vật liệu mục tiêu, kết hợp chọn lọc tính trạng mong muốn
được áp dụng phổ biến đã tạo ra nhiều giống cà chua có năng suất cao, chất
lượng tốt và kháng được một số loại sâu bệnh hại chính. Bằng phương pháp này
đã phục tráng nhiều tính trạng nông học quí như năng suất, chín sớm, kích thước
quả…là tính trạng đa gen. Chọn giống chống chịu các điều kiện bất thuận thông
qua sử dụng nguồn gen hoang dại và bán hoang dại trong lai xa cũng được nhiều
nhà chọn giống áp dụng, đã cho ra đời nhiều giống có khả năng chịu nhiệt, chịu
hạn, chịu mặn và chịu giá rét.
Bên cạnh phương pháp lai hữu tính là phương pháp dung hợp tế bào trần
kết hợp được tính chống chịu của L.peruvianum và dung lượng tái sinh cây của
L. esculentum ở con lai của chúng. Đa số các con lai này là tứ bội (2n=4x= 48) có
một số con lai lục bội, chứa 2 genom của L. esculentum và 4 genom của
L.peruvianum.
Để tạo dòng thuần cà chua, các phương pháp chọn lọc được sử dụng gồm:
chọn lọc phả hệ, chọn lọc hỗn hợp cải tiến, hay phương pháp một hạt. Trong

chọn tạo giống cà chua, phương pháp chọn lọc một hạt từ chọn lọc cây ưu tú
(SSD) hiệu quả hơn chọn lọc hỗn hợp, chọn lọc dòng thuần và chọn lọc nhóm
tính trạng: số quả/ cây, năng suất cá thể, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn (dẫn theo
Bùi Thị Lan Hương, 2010).

16


×