Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

XÁC ĐỊNH mật độ cấy và LƯỢNG PHÂN bón THÍCH hợp CHO GIỐNG lúa THIÊN ưu 8 tại THƯỜNG tín, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ MẾN

XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ CẤY VÀ LƯỢNG PHÂN BÓN
THÍCH HỢP CHO GIỐNG LÚA THIÊN ƯU 8
TẠI THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI

Chuyên ngành :

Khoa học cây trồng

Mã số :

8620110

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2018

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Mến

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Thị Thu
Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, cán bộ công tác tại: Bộ môn Di truyền và
chọn giống cây trồng, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Namđã tạo điều
kiện thuận lợi trong quá trình tôi thực hiện luận luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Nông học - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập trong
nhà trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Di truyền và chọn giống cây trồng, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hô,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 201
Học viên

Đỗ Thị Mến


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................iii
MỤC LỤC....................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................vii
DANH MỤC BẢNG...................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN...........................................................................xi
THESIS ABSTRACT.................................................................................xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI......................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI........................................3
1.2.1. Mục đích..................................................................................................................
1.2.2 Yêu cầu của đề tài.....................................................................................................

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................3
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.........................................3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học.....................................................................................................
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................................

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................4
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM................................................................................4
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới.................................................
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam.................................................


2.2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÂN BÓN ĐỐI VỚI LÚA TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.......................................................................7
2.2.1.Những kết quả nghiên cứu về phân bón...................................................................
2.2.2. Những kết quả về nghiên cứu về từng loại phân bón trên Thế giới và Việt
Nam...................................................................................................................

2.3TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MẬT ĐỘ ĐỐI VỚI LÚA TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.....................................................................17
2.3.1. Vai trò của mật độ cấy đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa......................
2.3.2. Những nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới và ở Việt Nam.............................

iv


2.4.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GẠO............24
2.5.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG PHÂN
BÓN CHO LÚA TẠI HÀ NỘI................................................................25
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................30
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU..............................................................30
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU............................................................30
3.3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU..............................................................30
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................30
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................31
3.5.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến sinh trưởng, phát triển,
năng suất giống lúa Thiên Ưu 8 vụ xuân 2017 tại Thường Tín, Hà Nội..........
3.5.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến sinh trưởng, phát triển,
năng suất, chất lượng giống lúa Thiên Ưu 8 vụ mùa 2017 tại Thường
Tín, Hà Nội.......................................................................................................
3.5.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi thí nghiệm.................................................


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................39
4.1.THÍ NGHIỆM 1: ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, PHÂN BÓN ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA THIÊN
ƯU 8 VỤ XUÂN 2017 TẠI THƯỜNG TÍN, HÀ NÔỊ...........................39
4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau đến thời gian sinh
trưởng của các giai đoạn của giống lúa Thiên Ưu 8 ở vụ xuân........................
4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau tới mức tăng
trưởng chiều cao giống lúa Thiên Ưu 8 vụ xuân 2017.....................................
4.1.3. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau đến khả năng đẻ
nhánh và số nhánh hữu hiệu của giống Thiên Ưu 8 vụ xuân năm 2017...........
4.1.4. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau đến một số đặc
điểm nông sinh học của giống lúa Thiên Ưu 8 vụ xuân 2017..........................
4.1.5. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau đến tình hình phát
triển sâu bệnh hại trên giống lúa Thiên Ưu 8 trong vụ xuân năm 2017...........
4.1.6. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống lúa Thiên Ưu 8 vụ xuân 2017............
4.1.7. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm vụ xuân 2017..............................

v


4.2 THÍ NGHIỆM 2: ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, PHÂN BÓN ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
GIỐNG LÚA THIÊN ƯU 8 VỤ MÙA 2017 TẠI THƯỜNG TÍN, HÀ
NỘI..........................................................................................................55
4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau đến thời gian sinh
trưởng của các giai đoạn của giống lúa Thiên Ưu 8 ở vụ mùa 2017................
4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau tới mức tăng
trưởng chiều cao giống lúa Thiên Ưu 8 vụ mùa 2017......................................
4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau đến khả năng đẻ

nhánh và số nhánh hữu hiệu của giống Thiên Ưu 8 vụ mùa năm 2017............
4.2.4. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau đến một số đặc
điểm nông sinh học của giống lúa Thiên Ưu 8 vụ mùa 2017...........................
4.2.5. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau đến tình hình phát
triển sâu bệnh hại trên giống lúa Thiên Ưu 8 trong vụ mùa năm 2017............
4.2.6. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống lúa Thiên Ưu 8 vụ mùa 2017............
4.2.7. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến chất lượng gạo vụ mùa 2017...................
4.2.8. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm vụ mùa 2017...............................

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................70
5.1.KẾT LUẬN.......................................................................................70
5.2. KIẾN NGHỊ.....................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................73
PHỤ LỤC....................................................................................................77

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BNNPTNT
BVTV
CS
CT
Đ/C
DT
ĐVT
FAO
IRRI

KD18
NSLT
NSTT
NXB
P
PTNT
QCVN
STT
TB
TGST
TP
TSC

Nghĩa tiếng Việt
Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn
Bảo vệ thực vật
Cộng sự
Công thức
Đối chứng
Diện tich
Đơn vị tính
Tổ chức Nông Lương thế giới
Viện nghiên cứu lúa quốc tế
Khang dân 18
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Nhà xuất bản
Khối lượng
Phát triển nông thôn
Quy chuẩn Việt Nam

Số thứ tự
Trung bình
Thời gian sinh trưởng
Thành phố
Tuần sau cấy

DANH MỤC BẢNG

vii


Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa các châu lục và trên thế giới
năm 2016.......................................................................................4
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo trên thế giới................5
qua các năm...................................................................................................5
Bảng 2.3.Tình hình sản xuất lúa gạo của các nước sản xuất chính trên thế
giới năm 2016................................................................................6
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam từ năm 2005 - 2016........7
Bảng 2.5. Cơ cấu các giống lúa thuần giai đoạn 2014 - 2016.....................27
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ tới các giai đoạn
sinh trưởng của giống lúa Thiên Ưu 8 tại vụ xuân 2017.............40
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mức phân bón và mật độ khác nhau đến tăng
trưởng chiều cao cây vụ xuân năm 2017.....................................42
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau đến khả
năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu của giống Thiên Ưu 8 vụ
xuân năm 2017............................................................................43
Bảng 4.4. Một số đặc điểm nông sinh học của giống lúa Thiên Ưu 8........45
vụ xuân 2017...............................................................................................45
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau đến tình
hình phát triển sâu bệnh hại trên giống lúa Thiên Ưu 8 trong vụ

xuân năm 2017............................................................................48
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Thiên Ưu 8
vụ xuân 2017...............................................................................50
Bảng 4.7. Ảnh hưởng riêng của các mức phân bón và mật độ khác nhau đến
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Thiên
Ưu 8 vụ xuân 2017......................................................................50
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm trong vụ xuân
2017 (tính cho 1ha)......................................................................54
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ tới các giai đoạn
sinh trưởng của giống lúa Thiên Ưu 8 tại vụ mùa 2017..............55
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mức phân bón và mật độ khác nhau đến tăng
trưởng chiều cao cây vụ mùa năm 2017......................................56
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau đến khả
năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu của giống Thiên Ưu 8 vụ
mùa năm 2017.............................................................................58
Bảng 4.12. Một số đặc điểm nông sinh học của giống lúa Thiên Ưu 8......60
viii


vụ mùa 2017................................................................................................60
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau đến tình
hình phát triển sâu bệnh hại trên giống lúa Thiên Ưu 8 trong vụ
mùa năm 2017.............................................................................62
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ và các mức phân bón khác nhau đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Thiên Ưu 8
vụ mùa 2017................................................................................64
Bảng 4.15. Ảnh hưởng riêng của các mức phân bón và mật độ khác nhau 65
đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Thiên Ưu 8
.....................................................................................................65

vụ mùa 2017................................................................................................65
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến hàm lượng amylose của
gạo Thiên Ưu 8 vụ mùa 2017......................................................68
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm vụ mùa 2017. .70

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ thí nghiệm vụ xuân năm 2017.......................................32
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ thí nghiệm vụ mùa năm 2017........................................33

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Thị Mến
Tên Luận văn: “Xác định mật độ cấy và lượng phân bón thích hợp cho giống lúa Thiên
Ưu 8 tại Thường Tín, Hà Nội’’
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích và nội dung nghiên cứu của luận văn
-

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá được ảnh hưởng của các mức phân bón và mật

độ cấy khác nhau đến một số đặc điểm nông sinh học, đặc điểm hình thái, mức độ

nhiễm sâu bệnh, năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa thuần Thiên ưu 8 trong vụ
xuân và vụ mùa tại Thường Tín, Hà Nội. Từ đó thiết lập quy trình canh tác giống lúa
này tại Thường Tín, Hà Nội.
- Nội dung nghiên cứu: Xác định được mật độ cấy và lượng phân bón thích hợp
cho giống lúa Thiên Ưu 8 trong vụ xuân và vụ mùa tại Thường Tín, Hà Nội.
- Thí nghiệm tiến hành từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017 tại khu ruộng
thuộc xã Chương Dương, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu
-Thí nghiệm bố trí theo kiểu split-plot với 3 lần nhắc lại. Thí nghiệm gồm 2 nhân
tố là Mật độ (nhân tố chính – ô phụ) và Phân bón (nhân tố phụ - ô chính).
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu split-plot với 3 mức mật độ (30, 40, 50
khóm/m2) và 4 mức phân bón (P1: 80kg N+ 60kg P2O5 + 80kg K2O; P2: 100kg N+
75kg P2O5 + 100kg K2O (đối chứng); P3: 120kg N+ 90kg P 2O5 + 120kg K2O; P4:
140kg N+ 105kg P2O5 + 140kg K2O) trong cả 2 vụ Xuân và vụ mùa.
- Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu:
+ Đặc điểm nông sinh học, hình thái, mức độ nhiễm sâu bệnh, năng suất được
đánh theo tiêu chuẩn đánh giá cây lúa của Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI (2002),
QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT.
+ Phương pháp xử lý số liệu theo chương trình IRRISTAT 4.0, Microsoft Excel.
Kết quả, kết luận chính
Phân bón và mật độ ảnh hưởng không nhiều đến thời gian sin trưởng của giống
lúa Thiên Ưu 8. Thời gian sinh trưởng của giống lúa Thiên Ưu 8 trong vụ xuân dao

xi


động từ 126-131 ngày trong vụ Xuân, 98 – 104 ngày trong vụ Mùa. Mật độ và phân bón
khác nhau ảnh hưởng đến chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh của giống Thiên Ưu 8.
Chiều cao cây cuối cùng tăng khi mức phân bón tăng đến ngưỡng giới hạn, ở mật độ
M2 (40 khóm/m2) chiều cao cây cuối cùng đạt mức cao nhất. Nhánh hữu hiệu tăng khi

tăng lượng phân bón đến ngưỡng giới hạn, mật độ cấy tăng lên thì khả năng đẻ nhánh
giảm xuống. Mật độ cấy tăng, lượng phân bón tăng thì khả năng nhiễm sâu bệnh tăng và
khả năng chống đổ giảm. Mật độ và phân bón không ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng
amylose của giống lúa Thiên Ưu 8.
Thông qua đánh giá có 2 công thức với mật độ cấy 40 khóm/m 2, mức phân 120kg
N+ 90kg P2O5 + 120kg K2O /ha và công thức với mật độ cấy 40 khóm/m 2, mức phân
140kg N+ 105kg P2O5+ 140kg K2O /ha trong vụ xuân, 2 công thức với mật độ cấy 30
khóm/m2, mức phân 120kg N+ 90kg P2O5 + 120kg K2O /ha và công thức có mật độ cấy
40 khóm/m2, mức phân 100kg N+ 75kg P 2O5 + 100kg K2O /ha trong vụ mùa cho giống
Thiên Ưu 8 đạt năng suất cao.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Đỗ Thị Mến
Thesis title: Identification of the density and fertilizer suitable for rice ThienUu 8 in
Thuong Tin, Ha Noi
Major: Crop Science

Code: 8620110

Education organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
- Objectives of the study: Evaluate effects of different density and fertilizer
levels on agronomic traits, morphological characteristics, pest infestations, yields and
economic efficiency of the Thienuu 8 in Spring and Autumn crops in Thuong Tin,
Hanoi. Theseresults will be set up the rice cultivation process of Thienuu 8.
- Contents of the study: Identification of the density and fertilizer suitable for
rice ThienUu 8 in Thuong Tin, Ha Noi in Spring and Autumn crops.

- Experiments were conducted from January to December 2017 in area of
Chuong Duong commune, Thuong Tin district, Hanoi.
Materials and Methods
- Experiment design followed split-plot design with 3 replications. The
experiment is include 2 factors: Density ( main factor –secondary block) and Fertilizer
( secondary factor – main block).
- The experiments were laid out by split-plot method with 3 levels of density
(30, 40 and 50 hills per m2) and 4 levels of fertilizes (P1: 80kg N+ 60kg P2O5 + 80kg
K2O; P2: 100kg N+ 75kg P 2O5 + 100kg K2O (check); P3: 120kg N+ 90kg P2O5 +
120kg K2O; P4: 140kg N+ 105kg P2O5 + 140kg K2O) in both Spring and Autumn crops.
- Methods of evaluation criteria:
+ Characteristics of agricultural biology, morphology, pest infestations,
yieldswererecordedbased on the evaluation criteria of rice of International Rice
Research Institute IRRI (2002), Vietnamese standard 01-55: 2011/BNNPTNT
+ Data analyses were done by program IRRISTAT 4.0, Microsoft Excel.
Main findings and conclusions

xiii


Levels of fertilizers and density were affected to the growth of the ThienUu 8.
Growing time of ThienUu 8 in Spring crop ranged from 126-131 days, 98-104 days in
the Autumn crop. The last high of plantwas increased as the level of fertilizer of density
M2 (40 clusters / m2). Effective tillers increasing when the amount of fertilizer
increased, density increased.Densities and fertilizers did not significantly affect the
amylose content of theThienUu 8.
- In the Spring crop,the density of 40 hills/m2 and level fertilizer of 120kg N +
90kg P2O5 + 120kg K2O /ha, and density of 40 hills/m2 and level fertilizer of 140kg N
+ 105kg P2O5 + 140kg K2O /ha were selected for Thienuu 8 in ThuongTin – Hanoi.
- In the Autumn crop, the density of 30 hills/m2 and level fertilizer of 120kg N +

90kg P2O5 + 120kg K2O /ha, and level fertilizerof 40 hills/m2 and level fertilizer of
100kg N + 75kg P2O5 + 100kg K2O /ha were selected for Thienuu 8 in ThuongTin –
Hanoi.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chủ yếu của
con người trên thế giới, đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực thế
giới. Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính
của 1,3 tỷ người nghèo nhất trên thế giới, là loại thực phẩm quan trọng cho trên
50% dân số thế giới. Đặc biệt đối với các nước châu Á, lúa gạo là nguồn lương
thực chính của người dân nơi đây. Nằm trong khu vực Đông Nam Á, với điều
kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam được coi như là cái nôi của nền văn minh lúa
nước. Từ bao đời nay, cây lúa đã trở thành loại cây trồng quan trọng nhất có ảnh
hưởng lớn đến đời sống của người dân Việt Nam. Cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật hiện đại, trong những năm gần đây sản xuất lúa gạo của nước
ta đã có những bước tiến vượt bậc, từ một nước thiếu ăn đã trở thành một cường
quốc xuất khẩu gạođứng thứ 2 thế giới với lượng gạo xuất khẩu lên tới 5,771
triệu tấn năm 2017theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang đứng trước nguy cơ diện tích đất nông
nghiệp bị thu hẹp do tác động của đô thị hóa, biến đổi khí hậu, đặc biệt là diện
tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp cho các nhà máy công nghiệp, cho các
loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn hoặc đang mất đi do biến đổi khí hậu.
Cùng với đó là tốc độ tăng dân số làm cho chúng ta đứng trước bài toán khó làm
thế nào để đảm bảo an ninh lương thực. Mặc dù tình hình xuất khẩu lương thực
của nước ta tương đối ổn định, an ninh lương thực chưa phải là điều đáng ngại.
Nhưng một vài năm tới với tốc độ mất dần đất trồng lúa như hiện nay thì đây

cũng là một thách thức lớn của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Hà Nội là thành phố thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, là thủ đô của cả
nước nên đã từ lâu, cây lúa có vai trò chủ đạo. Không nằm ngoài xu thế phát triển
chung của cả nước, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng trên địa bàn thành phố đang diễn ra mạnh mẽ với sự mở rộng của các
khu công nghiệp. Nếu tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa của thành phố đạt mục
tiêu như dự báo thì đến năm 2020 quỹ đất nông nghiệp chỉ còn chiếm 45,7% diện
tích đất tự nhiên. Đứng trước thực trạng này, nhằm đảm bảo an ninh lương thực,
tăng thu nhập cho người dân, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã
1


có chủ trương cải tạo bộ giống lúa theo hướng thay thế những giống lúa cũ, thoái
hóa bằng các giống lúa năng suất, chất lượng cao đồng thời ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong sản xuất như kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI..
Thiên Ưu 8 là một giống lúa thuần chất lượng, tiềm năng năng suất cao do
Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương chọn lọc và là sản phẩm duy nhất
của thủ đô Hà Nội được vinh danh trong danh sách 145 sản phẩm nông nghiệp
tiêu biểu toàn quốc (do Bộ NN & PTNT, Bộ Công Thương và Trung ương hội
Nông dân Việt Nam phối hợp trao tặng). Thiên Ưu 8 là giống cảm ôn, có thời
gian sinh trưởng ngắn (đồng bằng sông hồng: vụ xuân 125 – 130 ngày, vụ mùa
100 – 105 ngày), cây to khỏe, thân cây cứng, khả năng chống đổ tốt, chịu rét và
thâm canh, bông to, hạt nhiều, tỷ lệ hạt chắc cao, chống chịu sâu bệnh tốt như
bệnh khô vằn, rầy nâu, đạo ôn, khả năng thích ứng rộng.. Đặc biệt đây là giống
lúa đã đưa được vào cơ cấu giống của huyện Thường Tín từ năm 2015 để thay
thế cho giống khang dân 18, Q5 đã bị thoái hóa.Một giống lúa mới chỉ có thể
phát huy tối đa những ưu điểm của nó khi có sự tác động đồng bộ của các biện
pháp kỹ thuật khác nhau như bố trí thời vụ, kỹ thuật làm đất, kỹ thuật cấy, bón
phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh.. trong đó phân bón và mật độ cấy được coi
là 2 yếu tố cơ bản có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất, sâu bệnh hại cũng như

hiệu quả kinh tế của giống lúa. Hiện nay, Công ty cổ phần giống cây trồng Trung
ương cũng đưa ra quy trình sản xuất chung cho giống lúa này. Tuy nhiên, mỗi
giống lúa yêu cầu một chế độ dinh dưỡng riêng, lượng dinh dưỡng cần thiết cũng
thay đổi khi mật độ cấy thay đổi và còn phụ thuộc vào khả năng đầu tư thâm
canh của nông hộ. Đặc biệt, với giống lúa Thiên Ưu 8 là giống lúa thuần có
nguồn gốc từ Trung Quốc nên để phát huy hết tiềm năng năng suất trên địa bàn
Hà Nội, đặc biệt là huyện Thường Tín cần thiết phải có các nghiên cứu cụ thể để
tìm ra mật độ và mức phân bón hợp lý theo điều kiện cụ thể từng vụ của Hà Nội.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế
cao nhất cho người sản xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Xác định mật
độ cấy và lượng phân bón thích hợp cho giống lúa Thiên Ưu 8 tại Thường Tín,
Hà Nội” để hoàn thiện quy trình sản xuất khi đưa giống lúa mới này vào cơ cấu
giống lúa của huyện và của toàn thành phố Hà Nội.

2


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Xác định được mật độ cấy và lượng phân bón thích hợp mang lại năng suất
cũng như hiệu quả kinh tế cao nhất cho giống lúa Thiên Ưu 8 trong vụ xuân và
vụ mùa tại Thường Tín, Hà Nội.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
Đánh giá được ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ cấy khác nhau
đến một số đặc điểm nông sinh học, đặc điểm hình thái, mức độ nhiễm sâu bệnh,
năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa thuần Thiên Ưu 8 trong vụ xuân và
vụ mùa tại Thường Tín, Hà Nội.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: mật độ cấy và mức phân bón thích hợp cho giống
lúa Thiên Ưu 8.

Thời gian nghiên cứu: vụ xuân năm 2017 và vụ mùa năm 2017
Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành tại khu đất
trồng lúa của xã Chương Dương, huyện Thường Tín, tp Hà Nội.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu xác định chế độ
dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp cho giống lúa Thiên Ưu 8 nói riêng và bộ giống
lúa thuần mới được trồng ở Việt Nam nói chung để các giống lúa đó tạo được
năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất khi đưa vào thực tế sản xuất.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình chăm sóc, thâm canh
giống lúa thuần Thiên Ưu 8 cho nông dân để mở rộng diện tích gieo cấy, giống
lúa Thiên Ưu 8 dần thay thế được giống Khang dân, Q5, mang lại năng suất và
lợi nhuận cao nhất cho người nông dân.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
Lúa là loại ngũ cốc làm lương thực quan trọng đối với 3,5 tỷ người, chiếm
50% dân số thế giới, đặc biệt là ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Lúa có sản
lượng đứng hàng thứ ba trên thế giới sau ngô và lúa mì. Góp phần đảm bảo an
ninh lương thực cho con người và ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói trên thế
giới.
Theo thống kê của FAO, hiện nay trên thế giới có 118 nước trồng lúa ở các
châu lục, với tổng diện tích trồng lúa là 159,8 triệu ha với tổng sản lượng lúa
là 740,96 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở các nước châu Á nơi chiếm tới gần 90%

diện tích gieo trồng và sản lượng vì vậy cây lúa gạo không thể thiếu với người
châu Á. Các nước sản xuất gạo chính ở châu Á như là: Thái Lan, Việt Nam, Ấn
Độ, Trung Quốc. Trong đó Thái Lan và Việt Nam là hai nước có sản lượng xuất
khẩu lúa gạo cao nhất, chiếm gần khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế
giới. Một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippin, Bangladesh,
Srilanka… nhu cầu tiêu dùng gạo sẽ tăng lên nhiều hơn so với khả năng sản xuất
lúa gạo ở các nước này. Chính vì thế, sản xuất lúa gạo phải được tăng lên để đáp
ứng nhu cầu lương thực cho các nước. Đặc biệt phải chú trọng đến đảm bảo an
ninh lương thực và nhu cầu tiêu dùng của người dân, nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa các châu lục và trên thế giới
năm 2016
Các nước
Thế giới
Châu Á
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Âu
Châu Đại Dương

Diện tích
(triệu ha)
159,80
140,48
12,50
6,12
0,67
0,03

Sản lượng

(triệu tấn)
740,96
667,93
32,49
36,03
4,21
0,28

4

Năng suất
(tấn/ha)
4,64
4,75
2,59
5,88
6,34
9,3
Nguồn: FAOSTAT (2016)


Qua bảng 2.1 cho thấy năm 2016 châu Á là nơi có diện tích lớn nhất 140,48
triệu ha, sản lượng lúa cao nhất đạt 667,93 triệu tấn, tiếp sau đó là châu Phi, Châu
Mỹ, Châu Âu và Châu Đại Dương có diện tích thấp nhất 0,03 triệu ha với sản
lượng 0,28 triệu tấn. Diện tích trồng lúa của thế giới là 159,8 triệu ha với tổng
sản lượng đạt 740,96 triệu tấn.
Hiện nay Châu Á chiếm 90% sản lượng lúa trên thế giới, trong đó có các
nước có sản lượng cao như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam
và Nhật Bản
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo trên thế giới

qua các năm
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Diện tích
(triệu ha)
160,06
157,97
161,56
162,71
162,26
164,26
162,71
160,76
159,80

Sản lượng
Năng suất
(triệu tấn)
(tấn/ha)
687,46
4,29

686,24
4,34
701,23
4,34
721,6
4,43
733,01
4,52
739,12
4,5
741,48
4,56
740,08
4,60
740,96
4,64
Nguồn: FAOSTAT (2016)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, từ năm 2008 đến năm 2016 diện tích, năng
suất và sản lượng lúa thế giới tăng chậm, năng suất lúa hầu như ít biến đổi chỉ
dao động từ 4,29 tấn/ha năm đến 4,64 tấn/ha. Diện tích trồng lúa qua các năm
tăng không nhiều nhưng sản lượng lúa thế giới đều tăng dần qua các năm, từ
687,46 triệu tấn năm 2008 lên đến 740,96 triệu tấn năm 2016.
Hiện nay diện tích gieo trồng lúa trên thế giới đạt khoảng hơn 160 triệu
ha và sản lượng đạt hơn 740 triệu tấn.
Các nước sản xuất lúa gạo chính trên thế giới phải kể đến là Ấn Độ, Trung
Quốc, Inđônêxia, Thái Lan, Banglades, Việt Nam, Myanmar… Trong đó Ấn Độ
và Trung Quốc là 2 nước có diện tích và sản lượng lớn nhất thế giới, chiếm gần
50% sản lượng toàn cầu


5


Bảng 2.3.Tình hình sản xuất lúa gạo của các nước sản xuất chính trên thế
giới năm 2016
Tên nước
Toàn cầu
Ấn Độ
Trung Quốc
Inđônêxia
Thái Lan
Banglades
Việt Nam
Myanmar
Philippin
Cambodia
Pakistan

Diện tích
(triệu ha)
159,8
42,96
30,45
14,27
8,67
11,38
7,78
6,72
4,55
2,86

2,76

Năng suất
(tấn/ha)
4,64
3,69
6,93
5,41
2,91
4,61
5,58
3,81
3,87
3,43
3,76

Sản lượng
(triệu tấn)
740,96
158,75
211,09
77,29
25,26
52,59
43,43
25,67
17,63
9,83
10,41
Nguồn: FAOSTAT (2016)


Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam là một trong những quốc gia chính về sản xuất
lúa gạo và cũng là những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
có lượng bức xạ lớn nên rất thích hợp với canh tác lúa. Địa hình phức tạp nhiều
sông núi, do đó hình thành nhiều vùng canh tác lúa khác nhau. Căn cứ vào điều
kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự hình thành mùa vụ và phương pháp gieo
trồng, nghề trồng lúa nước được hình thành và chia ra là 3 vùng chính: đồng bằng
sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung và đồng bằng Nam Bộ.
Trong những năm qua, chính phủ đã quan tâm cải tạo cơ sở hạ tầng cho các
công trình thủy lợi, diện tích gieo trồng đã mở rộng hơn và hệ số luân canh tăng
theo.Trước năm 1945, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam là 4,5 triệu ha, năng
suất trung bình đạt 1,3 tấn/ha, sản lượng đạt 5,4 triệu tấn. Trong thời gian này chủ
yếu là các giống lúa cũ, ở Miền Bắc sử dụng các giống lúa cao cây, ít chịu thâm
canh, dễ đổ ngã, năng suất thấp...Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay,
Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa. Hiện nay, với những
tiến bộ kỹ thuật vượt bậc trong nông nghiệp, người dân đã được tiếp cận với
những phương thức sản xuất tiên tiến, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, dùng các giống lúa mới, các giống lúa ưu thế lai, các giống lúa cao sản, các
giống lúa thích nghi với điều kiện đặc biệt của từng vùng, các giống lúa chất
6


lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu… kết hợp đầu tư thâm canh cao, hợp lý. Nhờ
vậy, ngành trồng lúa nước ta đã có những bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng
và giá trị kinh tế.
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam từ năm 2005 - 2016
Năm
2005

2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Diện tích
(triệu ha)
7,33
7,32
7,21
7,4
7,44
7,49
7,65
7,76
7,9
7,82
7,83
7,78

Sản lượng
(triệu tấn)
35,83

35,85
35.94
38,72
38,95
40
42,3
43,7
44,04
44,97
45,10
43,43

Năng suất
(tấn/ha)
4,89
4,89
4,99
5,23
5,24
5,34
5,54
5,63
5,57
5,75
5,76
5,58
Nguồn: FAOSTAT (2016)

Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2005 đến năm 2016, diện tích gieo
trồng của nước ta tăng từ 7,33 lên đến 7,78 triệu ha, năng suất cũng tăng từ 4,89

đến 5,58 tấn/ha, nâng sản lượng lúa nước ta tăng từ 35,83 triệu tấn/năm lên 43,43
triệu tấn/năm.
2.2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÂN BÓN ĐỐI VỚI LÚA TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1.Những kết quả nghiên cứu về phân bón
Hơn một trăm năm qua các nhà khoa học đã tổng kết rằng năng suất cây
trồng tăng vọt lên tới trên 50% nhờ có phân bón. Có thể nói vai trò của phân bón
bằng tất cả các biện pháp khác cộng lại như: thời vụ trồng, làm đất, luân canh,
giống, tưới tiêu. Trong thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy nếu cây trồng không
có phân bón thì không thể cho năng suất cao.
Để nói lên vai trò của các nguyên tố đa lượng đối với cây lúa, sau nhiều
năm nghiên cứu, Wada (1969) đã kết luận rằng: Nếu coi năng suất lúa trong
trường hợp bón đầy đủ phân vô cơ là 100% thì khi không bón đạm năng suất lúa

7


giảm 17%, không bón lân năng suất giảm 8% và không bón kali năng suất giảm
5%.
Theo Shi and Deng(1986), phân bón có tác dụng thúc đẩy hoạt động quang
hợp. Kết quả nghiên cứu các giống lúa Indica có phản ứng với phân bón là tăng
diện tích lá lớn hơn so với giống lúa Japonica nhưng lại phản ứng yếu hơn khi
hàm lượng phân bón tăng lên. Khi bàn về năng suất tác giả cho biết: năng suất là
kết quả của những giống có phản ứng tốt với phân bón và biện pháp kỹ thuật. Ở
vùng ôn đới, giống Japonica thường cho năng suất cao vì nó phản ứng tốt với
phân bón.
Theo Bùi Đình Dinh (1999) cho rằng: Năng suất cây lúa ở mức 43,3 tạ/ha,
chỉ đạt 30-40% so với các giống đang sử dụng. Muốn đưa năng suất cây trồng lên
nữa thì biện pháp sử dụng phân bón là hữu hiệu nhất. Nguyễn Văn Luật (2001)
cũng chứng minh phân bón có khả năng tăng năng suất từ 25-50% so với đối

chứng không bón.
Khi chưa có sự xuất hiện của phân hóa học, Việt Nam cũng như nhiều quốc
gia khác trên thế giới đều đã trải qua hình thức phát triển của nền nông nghiệp
hữu cơ. Theo Nguyễn Ngọc Nông (1999) nền nông nghiệp hữu cơ tuy có làm độ
phì của đất suy giảm chậm hơn nhưng nhìn tổng thể thì độ phì của đất cũng bị
suy giảm đáng kể. Kết quả thử nghiệm sau 30 năm của FAO cho thấy: “Nếu tận
dụng hết phân chuồng và tàn dư thực vật trong một trang trại để bón ruộng mà
không bón phân hóa học, năng suất cây trồng giảm ít nhất là 30%, đất bị suy kiệt
dinh dưỡng nghiêm trọng, một số cây giống mới (giống lai) cần có một lượng
phân bón thích hợp thì mới đạt năng suất tối đa”.
Nếu chỉ dựa vào tàn dư thực vật để bón cho cây trồng thì phải dùng tàn dư
thục vật của 6-20ha mới có đủ dinh dưỡng cung cấp cho 1ha thâm canh. Kinh
nghiệm canh tác ở Việt Nam cho thấy, muốn đạt năng suất 5 tấn/ha phải cung cấp
cho lúa từ 100-120 kg N/ha. Như vậy, nếu chỉ bằng phân chuồng thì không một
nền nông nghiệp nào có thể đáp ứng đủ. Khi mà khoa học kỹ thuật phát triển
cùng với những thành tựu to lớn của công nghệ gen và công nghệ sinh học, các
nhà sinh học đã tạo ra cho nhân loại nhiều giống cây trông năng suất cao, phẩm
chất tốt. Song chắc chắn là dù có như vậy vẫn phải dùng phân bón (Nguyễn Ngọc
Nông, 1999).

8


Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng không thể
chấp nhận được nguyên lý “tuyệt đối không dùng phân hóa học”. Công nghệ
phân hóa học ra đời, làm cho năng suất cây trồng trên thế giới cũng như nước ta
tăng lên rõ rệt. Trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX, diện tích trồng lúa toàn thế
giới chỉ tăng 23,6% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa tăng lên
164,4%, tương ứng với mức sử dụng phân hóa học tăng lên là 242%. Ở nước ta,
năng suất cây lúa đã tăng từ 12,1 tạ/ha/vụ trong những năm 30 lên 31,7 tạ/ha/vụ

trong những năm 90 của thế kỷ XX, tức là đã tăng 2,6 lần.. nhờ có phân bón hóa
học. Như vậy phân bón đã góp phần quan trộng vào việc ổn định lương thực trên
toàn thế giới. Đúng như nhận định của Yang (1998,1999), không có phân hóa
học, sản lượng nông nghiệp thế giới không thể nào tăng gấp 4 lần và trở thành
một trong các yếu tố cơ bản của sự tăng mức sống ở các nước văn minh trong 50
năm qua”.
Khi phân tích nhu cầu phân bón ở các giai đoạn phát triển khác nhau của
cây lúa, Bùi Huy Đáp (1999) cho biết: Mỗi giống lúa khác nhau cần một lượng
phân bón nhất định vào các thời kỳ cây đẻ nhánh, đẻ nhánh rộ và giảm dần khi
cây lúa đứng cái.
Thí nghiệm của Ying (1998) cho thấy sự tích lũy đạm, lân và kali ở các cơ
quan trên mặt đất của cây lúa không kết thúc ở thời kỳ trỗ mà còn được tích lũy
tiếp ở các giai đoạn tiếp theo của cây.
Đồng thời việc phối hợp cân đối giữa các yếu tố phân bón cũng rất quan
trọng. Phạm Văn Cường (2005) cho thấy: Nếu chỉ bón đơn độc đạm cho cây lúa
thì cây sinh trưởng quá mạnh và chỉ đạt được năng suất khá trong vài vụ đầu, dần
dần năng suất sẽ bị giảm, nếu bón kết hợp với lân và kali thì cây lúa sinh trưởng
cân đối, cho năng suất cao và ổn định.
Nghiên cứu về lúa lai, các nhà khoa học Trung Quốc kết luận rằng: Với
cùng một mức năng suất, lúa lai hấp thụ lượng đạm và lân thấp hơn lúa thuần, ở
mức 75 tạ/ha lúa lai hấp thu thấp hơn lúa thuần 4,8% về đạm, hấp thu P2O5 thấp
hơn 18,2% nhưng hấp thu K2O cao hơn 4,5% (Trần Thúc Sơn, 1999).
Trong thí nghiệm xác định lượng đạm và kali cho giống lúa thuần Xi23, tác
giả Nguyễn Thị Lan và Nguyễn Văn Duy (2009) kết luận: Trong điều kiện đất
phù sa ven biển miền Trung (Thạch Hà, Hà Tĩnh), chua nghèo chất hữu cơ và các
dinh dưỡng khác, bón phối hợp N và K 2O ở các mức khác nhau đã làm thay đổi

9



thời gian sinh trưởng của lúa Xi23, cho số bông/m2 và năng suất thực thu tăng có
ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Bón (120 kg N+ 80-100 kg K 2O)/ha trên nền (10 tấn
phân chuồng + 70kg P2O5 + 400 kg vôi bột)/ha cho năng suất thực thu cao nhất.
Tóm lại, sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay và nhiều quốc gia khác
trên thế giới đang ngày càng phụ thuộc vào phân bón. Sử dụng phân bón có hiệu
lực đầy đủ sẽ cần thiết để đảm bảo cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững
có khả năng thực về kinh tế và bảo vệ môi trường (Ernst, 1995).
Từ những cơ sở lý luận trên có thể khẳng định, muốn tăng năng suất cây
trồng, đặc biệt là cây lúa thì cần phải có một lượng phân bón thích hợp trên từng
loại đất. Phải biết phối hợp cân đối giữa các loại phân bón theo đúng tỷ lệ để cho
hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.2.2. Những kết quả về nghiên cứu về từng loại phân bón trên Thế giới và
Việt Nam
Cây lúa cũng như các loại cây trồng khác đều có nhu cầu dinh dưỡng để
sinh trưởng và phát triển. Cây lúa là loại cây trồng có phản ứng tốt với phân bón
hóa học nên bón phân hóa học cho lúa có hiệu quả cao. Các giống lúa có thời
gian sinh trưởng khác nhau thì thời kỳ bón và lượng phân bón cũng khác nhau.
Hiện nay, nhờ thành tựu ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chọn tạo
giống lúa cũ đã được đưa vào sản xuất. Vì vậy, dựa vào đặc điểm của giống để
cung cấp phân bón cho lúa là cần thiết (Cục khuyến nông, khuyến lâm, 1998).
a.Kết quả nghiên cứu về đạm cho cây lúa:
Đạm là một trong những nguyên tố cơ bản của cây trồng, là thành phần cơ
bản của axit amin, axit nucleic và diệp lục. Trong thành phần chất khô của cây
lúa có từ 0,5-0,6% lượng đạm tổng số.
Theo Koyama (1981) và Sarker (2002): “Đạm là yếu tố xúc tiến quá trình
đẻ nhánh của cây, lượng đạm càng cao thì lúa đẻ nhánh càng nhiều, tốc độ đẻ
nhánh lớn nhưng lụi đi càng nhiều”.
Lúa là cây trồng mẫn cảm với việc bón đạm. Nếu giai đoạn đẻ nhánh thiếu
đạm sẽ làm năng suất lúa giảm do đẻ nhánh ít, dẫn đến số bông ít. Nếu bón
không đủ đạm cây lúa sinh trưởng chậm, thấp cây, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ,

hàm lượng diệp lục giảm nên lá sớm chuyển thành màu vàng do đó làm số bông
và số hạt trên bông ít, lúa trỗ sớm làm cho năng suất giảm. Nếu bón thừa đạm lại
làm cho cây lúa có lá to, dài, phiến lá mỏng, đẻ nhánh vô hiệu nhiều, cây cao
10


vóng, lúa trỗ muộn, khả năng chống chịu giảm, dễ bị sâu bệnh, lốp đổ nên cũng
làm giảm năng suất đáng kể (Phạm Văn Cường, 2005).
Cây lúa gắn bó từ lâu đời với nhân dân ta. Vấn đề nghiên cứu về phân bón
cho cây lúa từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm và đạt được những thành
tựu đáng kể. Năng suất lúa phụ thuộc vào mức đầu tư phân bón tới 36-78%, trong
đó đạm luôn là yếu tố quan trọng trên tất cả các loại đất. Tuy nhiên hiệu quả sử
dụng đạm của cây lúa rất thấp, ở Việt Nam hệ số sử dụng phân đạm trong sản
xuất lúa không quá 40% (Nguyễn Văn Bộ và cs., 1998).
Kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón đạm trên đất phù sa sông Hồng của
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tổng kết các thí nghiệm 4 mức đạm từ
năm 1992 đến 1994, kết quả cho thấy: Phản ứng của cây lúa đối với phân đạm
phụ thuộc vào thời vụ, loại đất, giống lúa và lượng đạm có hiệu quả cao là 90N,
bón trên mức đó là gây lãng phí (Lê Văn Khoa, 2004).
Theo Đào Thế Tuấn (1970) sau nhiều nghiên cứu đã kết luận: “Vụ lúa
chiêm cũng như vụ lúa mùa, nên chia đạm bón ra nhiều lần để bón thúc đẻ
nhánh, nếu bón tập trung vào thời kỳ đầu đẻ nhánh thì số nhánh tăng lên rất nhiều
về sau lụi đi cũng nhiều và thiếu dinh dưỡng. Nếu bón tập trung vào cuối thời kỳ
đẻ nhánh thì số nhánh lụi đi ít nhưng tổng số nhánh cũng ít vì vậy cần chú ý cả
hai mặt. Trong trường hợp đạm bón tương đối ít thì nên bón tập trung vào thời kỳ
giữa (đẻ nhánh rộ).
Nói về vai trò của đạm đối với cây lúa, Nguyễn Như Hà (2006) cũng cho
thấy: đạm có vai trò quan trọng trong việc phát triển bộ rễ, thân, lá, chiều cao và
đẻ nhánh của cây lúa. Việc cung cấp dinh đạm đủ và đúng lúc làm cho lúa vừa đẻ
nhánh nhanh lại tập trung, tạo được nhiều dảnh hữu hiệu, là yếu tố cấu thành

năng suất có vai trò quan trọng nhất đối với năng suất lúa. Đạm còn làm tăng
hàm lượng protein trong gạo nên làm tăng chất lượng gạo. Lượng đạm cần thiết
để tạo ra 1 tấn thóc từ 17 đến 25 kgN, trung bình cần 22,2 kgN. Ở các mức năng
suất cao, lượng đạm cần thiết để tạo ra một tấn thóc càng cao.
Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa
tại huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây, tác giả Nguyễn Thị Lan và cs. (2007) có kết
luận: Khi bón tăng đạm thì chiều cao, số dảnh tối đa/khóm và thời gian sinh
trưởng cũng tăng theo, đạt cao nhất ở mức 250kg/ha. Nhưng số dảnh hữu hiệu có
xu thế tăng từ 0kg N/ha đến 100kg N/ha, nếu tăng tiếp lượng đạm bón thì số dảnh

11


×