Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan cho học sinh trong phân môn tập đọc lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 94 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

ĐOÀN THU THỦY

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHO HỌC SINH
TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. NGUYỄN THU HƢƠNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi đã nhận đƣợc sự quan
tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Thu
Hƣơng. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô, ngƣời
đã trực tiếp hƣớng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm khóa
luận.
Qua đây, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới phòng Đào tạo Trƣờng ĐHSP
Hà Nội 2, tới các thầy, cô giáo trong khoa GDTH đã tạo điều kiện giúp đỡ để
khóa luận của chúng tôi đƣợc hoàn thành.
Vì thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến, sửa chữa của các thầy


cô và bạn sinh viên để khóa luận này đƣợc hoàn thiện hơn nữa.
Chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Đoàn Thu Thủy


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Nxb

: Nhà xuất bản

GV

: giáo viên

HS

: học sinh

TH

: Tiểu học

TV

: tiếng Việt


TNKQ : trắc nghiệm khách quan
NCKH : nghiên cứu khoa học


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới .............................................. 2
2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam ............................................... 3
2.3. Các đề tài nghiên cứu về trắc nghiệm khách quan trong Tiếng Việt .. 4
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 5
5.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 5
6. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
8. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHO HỌC
SINH TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4 ............................................... 7
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 7
1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học ...................................... 7
1.1.2. Trắc nghiệm khách quan ................................................................... 9
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 18
1.2.1. Một số vấn đề phân môn Tập đọc trong chƣơng trình SGK TV 4 18
1.2.2. Thực trạng của việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách
quan cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4 .................................... 23

Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 25


CHƢƠNG 2: CÁCH THỨC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC
NGHIỆM KHÁCH QUAN CHO HỌC SINH TRONG PHÂN MÔN TẬP
ĐỌC LỚP 4 ..................................................................................................... 26
2.1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan.... 26
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................. 26
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo nội dung chƣơng trình................................... 26
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và tính sáng tạo của học sinh ... 26
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ................................................... 27
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................... 27
2.2. Quy tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan .............................. 27
2.2.1. Tiêu chuẩn của trắc nghiệm khách quan......................................... 27
2.2.2. Quy tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan ........................ 28
2.3. Quy trình xây dựng bài tập trắc nghiệm khách quan ............................ 29
2.3.1. Xác định nội dung, mục tiêu bài dạy .............................................. 29
2.3.2. Xác định mục tiêu cần đo lƣờng và đánh giá ................................. 29
2.3.3. Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm ..................................................... 29
2.3.4. Soạn thảo hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan ...................... 30
2.3.5. Xây dựng đáp án ............................................................................. 30
2.3.6. Kiểm tra lại các câu trắc nghiệm .................................................... 30
2.3.7. Hoàn thành các câu trắc nghiệm ..................................................... 30
2.4. Ví dụ minh họa áp dụng quy trình ........................................................ 31
2.5. Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan cho học sinh trong phân môn
tập đọc phần đọc hiểu lớp 4 ......................................................................... 34
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 57
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 58
3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 58
3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm .................................................................... 58

3.3. Đối tƣợng thực nghiệm ......................................................................... 58


3.4. Quá trình thực nghiệm .......................................................................... 58
3.5. Tiêu chí đánh giá ................................................................................... 76
3.6. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 76
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 84
PHỤ LỤC ............................................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nƣớc ta đang trên con đƣờng hội nhập và phát triển theo hƣớng công
nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trƣớc xu thế đó đòi hỏi có những con ngƣời có đủ
năng lực, phẩm chất của ngƣời lao động mới và giáo dục chính là ngành thực
hiện chức năng này. Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng cho hệ thống giáo
dục quốc dân. Cùng với các môn học khác, Tiếng Việt là môn học quan trọng
và chiếm thời lƣợng nhiều nhất trong chƣơng trình Tiểu học. Tiếng Việt
không chỉ hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết mà còn hình thành phẩm
chất quan trọng của con ngƣời góp phần thực hiện nhiệm vụ của hệ thống
giáo dục quốc dân và đƣợc thể hiện qua các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và
câu, Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện. Trong năm phân môn đó thì Tập đọc
có vị trí đặc biệt quan trọng, nó góp phần trang bị cho HS những kiến thức cơ
bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Biết đọc, con ngƣời có thể tiếp nhận nền
văn minh của loài ngƣời, từ đó biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức
các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tƣ duy. Qua các bài Tập đọc, HS hiểu và
cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp của văn chƣơng , góp phần nâng cao năng
lực cảm thụ văn cho HS và bồi dƣỡng tình yêu gia đình, trƣờng lớp, quê
hƣơng đất nƣớc, nảy nở những mơ ƣớc tốt đẹp, khơi dậy hành động, sức sáng

tạo.
Hiện nay, cùng với sự đổi mới giáo dục, môn Tiếng Việt ở Tiểu học
cần có sự đổi mới về nội dung, hình thức, phƣơng pháp giảng dạy, đặc biệt là
phân môn Tập đọc phần đọc hiểu văn bản vì kĩ năng đọc hiểu xác định những
cái đích mà việc đọc của HS cần hƣớng tới, đồng thời cũng là phƣơng tiện để
đạt đƣợc sự thông hiểu văn bản của HS. Tuy nhiên các câu hỏi phần đọc hiểu
văn bản mới chỉ tập trung vào “giải mã văn bản”, tức là hệ thống câu hỏi dừng
lại ở việc tái tạo nội dung bài đọc, giải thích ý nghĩa của từ và nêu nội dung

1


chính của bài đọc. Có những câu hỏi còn khái quát cao cần đƣợc chia nhỏ câu
hỏi để HS dễ hiểu và mở rộng thêm những câu hỏi bên ngoài để HS phát huy
đƣợc hiểu biết của mình về cuộc sống vào trả lời câu hỏi, ngƣợc lại vận dụng
kiến thức đƣợc học vào thực tiễn. Trong phân môn Tập đọc bên cạnh những
bài tập truyền thống thì xuất hiện những bài tập trắc nghiệm khách quan. Trắc
nghiệm giúp các em phát triển đƣợc kĩ năng đọc, phát huy khả năng tƣ duy,
tính nhạy bén đồng thời có thể trong cùng lúc kiểm tra đƣợc nhiều nội dung
kiến thức, đánh giá đƣợc năng lực học của HS. Tuy nhiên chƣa chú trọng nhiều
vào xây dựng các bài tập trắc nghiệm khách quan cho phần đọc hiểu lớp 4. Mà
đây là giai đoạn HS đã có vốn kiến thức nhất định cũng nhƣ vốn từ cần thiết và
đây là giai đoạn chuẩn bị cho cấp học cao hơn. Với mục đích nâng cao chất
lƣợng dạy học và đổi mới phƣơng pháp dạy học, cách thức kiểm tra phần đọc
hiểu – phân môn Tập đọc tôi đã quyết định chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống
bài tập trắc nghiệm khách quan cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp
4” để tìm hiểu và nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới
Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) – Tiếng anh: Objective test là một

phƣơng tiện kiểm tra, đánh giá về hình thức hoặc để thu thập thông tin.
Nguồn gốc: theo nghĩa chữ Hán, “trắc” có nghĩa là đo lƣờng, “nghiệm”
là “suy xét”, “chứng thực”. Trắc nghệm trong giáo dục là một phƣơng pháp
để đo lƣờng một số đặc điểm và năng lực trí tuệ của học sinh hoặc để kiểm tra
một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo hoặc thái độ, hành vi nhằm mục đích xác
định.
Trắc nghiệm xuất hiện từ thế kỉ 19, do một nhà khoa học ngƣời Mỹ nghĩ
ra nhằm thử đánh giá trí thông minh của con ngƣời.
Năm 1904, Bộ giáo dục Pháp yêu cầu nhà tâm lí học Alfred Binet đƣa ra

2


một phƣơng pháp để xác định học sinh có học hiệu quả từ việc giảng dạy trên
lớp không để có thể làm công việc sửa chữa. Ông Alfred Binet cùng với cộng
sự của mình là Theodore đã phát minh ra bài trắc nghiệm về trí thông minh
đƣợc xuất bản năm 1905.
Đầu thế kỉ XX, E.Thondiker là ngƣời đầu tiên dùng phƣơng pháp trắc
nghiệm nhƣ một phƣơng pháp “Khách quan nhanh chóng” để đo trình độ kiến
thức của học sinh.
Năm 1920, các trắc nghiệm nhóm trong trƣờng học ra đời và phát triển
nhanh chóng.
Đến năm 1940, ở Mỹ xuất hiện nhiều các câu hỏi trắc nghiệm đƣợc sử
dụng rất nhiều trong các kì thi tuyển sinh.
Từ năm 1926-1931, ở Liên Xô cũ, một số nhà sƣ phạm tại Matxcova,
Kiev, Lêningrat đã dùng trắc nghiệm để chuẩn đoán tâm lí cá nhân và kiểm
tra kiến thức của học sinh.
Không chỉ phát triển ở các nƣớc Âu, Mỹ, TNKQ cũng chiếm ƣu thế ở
các nƣớc châu Á. Các nƣớc Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan từ những năm
1970 đã dùng đề thi TNKQ trong các kì thi tuyển sinh vào Đại học

2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Trắc nghiệm khách quan đƣợc sử dụng rất sớm trên Thế giới song ở
Việt Nam thì TNKQ xuất hiện muộn hơn. Ở miền nam Việt Nam, từ đầu
những năm 1960 đã có đƣợc nhiều tác giả sử dụng TNKQ một số ngành khoa
học (chủ yếu là tâm lí học). Năm 1994, theo hƣớng đổi mới việc kiểm tra
đánh giá, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giới thiệu phƣơng pháp trắc nghiệm
trong các trƣờng Đại học và bƣớc đầu thử nghiệm.
Năm 1996, một số giảng viên của trƣờng Đại học Vinh cũng đã tiến
hành nghiên cứu phƣơng pháp trắc nghiệm nhƣ: Nguyễn Dƣơng Tuệ, Nguyễn
Xuân Thăng, ... và thu đƣợc những kết quả nhất định.

3


Ở phía bắc, tác giả Trần Bá Hoành đã đƣa ra những nghiên cứu sớm
nhất: năm 1971, tác giả đã soạn thảo bộ câu hổi trắc nghiệm và áp dụng vào
kiểm tra đánh giá kiến thức của HS
2.3. Các đề tài nghiên cứu về trắc nghiệm khách quan trong Tiếng Việt
Ở các trƣờng Đại học, dƣới sự hƣớng dẫn của các thầy cô giáo giàu
kinh nghiệm, đã có nhiều sinh viên lựa chọn việc soạn thảo câu hỏi trắc
nghiệm cho chuyên ngành làm đề tài khóa luận tốt nghiệp nhƣ đề tài : “Xây
dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong phân môn Tập đọc phần
đọc hiểu cho học sinh lớp 5” Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành PPDH
Tiếng Việt/ Nguyễn Thị Mơ, “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách
quan trong kiểm tra đánh giá phân môn Luyện từ và câu lớp 4” Khóa luận tốt
nghiệp đại học chuyên ngành PPDH Tiếng Việt/Chu Thị Kim Dung,.., “Xây
dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong phân môn chính tả cho
học sinh lớp 4” Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành PPDH Tiếng
Việt/ Hoàng Thị Phƣơng.
Chƣơng trình Giáo dục có nhiều thay đổi đòi hỏi ngƣời dạy và ngƣời

học phải tiếp cận cái hay, cái đẹp hay nói cách khác là phát hiện ra, hiểu đƣợc
ngụ ý của tác giả trong tác phẩm. Trong cuốn “Phƣơng pháp dạy học tiếng
Việt ở Tiểu học” tác giả Lê Phƣơng Nga đã nghiên cứu về quá trình dạy học
Tập đọc ở Tiểu học trong đó tác giả đã bàn luận sâu sắc về rèn kĩ năng đọchiểu cho HS tiểu học, xây dựng bài tập đọc-hiểu cho HS tiểu học.
Việc nghiên cứu phƣơng pháp và các hình thức dạy đọc hiểu trong phân
môn Tập đọc không còn mới mẻ, nó đã đƣợc đề cập rất nhiều trong các đề tài
nghiên cứu khoa học, sách báo,...Mỗi ý kiến, công trình đều đề cập sâu sắc
đến một vấn đề tuy nhiên chƣa có một công trình nào nghiên cứu về “Xây
dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan cho học sinh trong phân
môn Tập đọc lớp 4”. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất xây dựng

4


một hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan cho phần đọc hiểu phân môn
Tập đọc lớp 4 nhằm phục vụ cho việc dạy học đạt hiệu quả hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan cho học sinh trong
phân môn Tập đọc phần đọc hiểu lớp 4 một cách khoa học, chính xác hợp lí,
góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả học tập phân môn Tập đọc của học
sinh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài
tập trắc nghiệm khách quan cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4.
Đề xuất cách thức xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan
cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4.
Thực nghiệm sƣ phạm, đánh giá quá trình vận dụng hệ thống các bài tập
trắc nghiệm khách quan cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan cho học sinh trong
phân môn Tập đọc lớp 4.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm
khách quan cho học sinh trong phân môn Tập đọc phần đọc hiểu lớp 4.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan cho học
sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4 theo hƣớng khái quát đến cụ thể, đọc và
nắm bắt thông tin, mở rộng thêm nhiều vấn đề về cuộc sống xung quanh, phù
hợp với năng lực của học sinh thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học
phần đọc hiểu văn bản trong phân môn Tập đọc.

5


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Phƣơng pháp thống kê, so sánh
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chƣơng 2: Cách thức xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách
quan cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

6



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
CHO HỌC SINH TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học
1.1.1.1. Đặc điểm sinh lí của học sinh tiểu học
- Hệ cơ: Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, cơ phát triển còn thiếu cân đối nên khả
năng phối hợp vận động còn kém, khi thực hiện động tác sẽ có nhiều cử động
thừa, tốn sức, kém hiệu quả, gây mệt mỏi và sự chán nản trong tập luyện.
- Hệ xƣơng: Ở lứa tuổi này, cấu trúc xƣơng và khớp chƣa phát triển hoàn
chỉnh, các đốt xƣơng ở cột sống đang trong giai đoạn hình thành đƣờng cong
sinh lí nên dễ bị cong vẹo cột sống, gây ảnh hƣởng không tốt tới sự phát triển
của lồng ngực và cấu trúc cân đối toàn cơ thể.
- Hệ tuần hoàn: Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, nhịp tim nhanh (85-90 lần/phút).
Khi hoạt động vận động hoặc có trạng thái lo lắng...thì tim đập nhanh hơn,
dồn dập hơn.
- Hệ hô hấp: Hệ hô hấp đang thời kì hoàn thiện, các em đang dần dần tạo thói
quen chuyển từ thở kiểu bụng sang thở kiểu ngực, lồng ngực phát triển chƣa
hoàn thiện.
- Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, hoạt động phân tích và tổng hợp
của học sinh kém nhạy bén, nhận thức các hiện tƣợng biến đổi của xã hội còn
mang tính chủ quan, cảm tính, bị động. Các em có khả năng bắt chƣớc một
cách máy móc, khả năng phân biệt, tính sáng tạo còn hạn chế.
1.1.1.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học
- Học sinh tiểu học lứa tuổi từ 6-11 tuổi, ở lứa tuổi này các em có những biến
đổi quan trọng trong cuộc sống, lao động, học tập, do đó đặc điểm tâm lí thể

7



hiện qua các hoạt động về nhận thức, tình cảm, cảm xúc có những thay đổi cơ
bản.
- Đối với lứa tuổi tiểu học, học tập đã trở thành một hoạt động chủ đạo.
- Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu về chi tiết và nặng
về tính không chủ động.
- Học sinh tiểu học ở các lớp đầu cấp có khuynh hƣớng ghi nhớ một cách máy
móc, chƣa có khả năng phân tích tự giác.
Học sinh tiểu học các lớp 3,4 bƣớc đầu đã biết tìm các dấu hiệu đặc trƣng
cho sự vật, biết phân biệt các đặc điểm của các chi tiết,..
Ở các lớp cuối cấp, việc ghi nhớ đƣợc hình thành và phát triển.
- Tƣ duy của các em vẫn còn mang tính chất hình ảnh cụ thể nên các em tiếp
thu dễ dàng và nhanh chóng hơn đối với các khái niệm có kèm theo minh họa.
- Về mặt tình cảm, thái độ cƣ xử trong sinh hoạt, cuộc sống, học tập,.. của học
sinh tiểu học chƣa ổn định. Các em thƣờng hay xúc động, thay đổi tâm trạng
vui, buồn trong cùng một hoạt động, một thời điểm. Các phẩm chất tâm lí
nhƣ: tính độc lập, sự tự kiềm chế, tự chủ còn thấp.
- Học sinh chƣa chủ động, các em thƣờng trông chờ vào sự giúp đỡ của ngƣời
khác khi gặp khó khăn,vì vậy hoạt động giáo dục cần có các yêu cầu mới phù
hợp với khả năng của trẻ để gây dựng cho các em lòng say mê và sáng tạo.
1.1.1.3. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4
Ở học sinh lớp 4 các em có sự phát triển cao về tâm lí
- Tâm lí của các em học sinh lớp 4 cũng đã có sự phát triển một số mặt nhƣ:
ý thức, tự đánh giá, lòng tự trọng và dễ tự ái. Thế giới nội tâm của các em
phong phú hơn, có sự riêng tƣ.
- Sự phát triển trí tuệ: Ở học sinh lớp 4 các cơ quan cảm giác đều phát triển và
đang trong quá trình hoàn thiện. Các em bắt đầu tri giác có chủ định hơn, biết
lập kế hoạch, phƣơng hƣớng rõ ràng.


8


- Tƣ duy: các em đã bắt đầu biết khái quát hóa lí luận.
- Tƣởng tƣợng: Ở học sinh lớp 4, tƣởng tƣợng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ
những hình ảnh cũ học sinh đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tƣởng tƣợng
sáng tạo tƣơng đối phát triển và gắn liền với những cảm xúc của các em.
- Về chú ý: Chú ý có chủ định dần phát triển và ngày càng chiếm ƣu thế.
- Về trí nhớ: ghi nhớ có chủ định phát triển. Học sinh ghi nhớ có ý nghĩa và
ghi nhớ từ ngữ đƣợc tăng cƣờng.
- Về ý chí: học sinh đã có ý chí hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình
nhƣng còn thiếu bền vững và phụ thuộc vào hứng thú của các em.
- Về ngôn ngữ: Ở học sinh lớp 4 thì ngôn ngữ viết ở học sinh đã dần thành
thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ ngôn
ngữ của các em phát triển hơn mà khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức, tìm
hiểu về thế giới xung quanh và bản thân của các em đƣợc tăng lên.
1.1.2. Trắc nghiệm khách quan
1.1.2.1. Khái niệm trắc nghiệm khách quan
- Trắc nghiệm khách quan (tiếng anh: Objective test) là một phƣơng tiện kiểm
tra, đánh giá về hình thức hoặc để thu thập thông tin.
- Nguồn gốc: theo nghĩa chữ Hán, “trắc” có nghĩa là đo lƣờng, “nghiệm” là
“suy xét”, “chứng thực”. Trắc nghệm trong giáo dục là một phƣơng pháp để
đo lƣờng một số đặc điểm và năng lực trí tuệ của học sinh hoặc để kiểm tra
một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo hoặc thái độ, hành vi nhằm mục đích xác
định.
- Trắc nghiệm khách quan là cách thức thu thập thông tin về đối tƣợng trong
đó GV sử dụng bài trắc nghiệm làm công cụ đo lƣờng kết quả thực hiện của
học sinh và căn cứ vào mức điểm bài trắc nghiệm mà đáng giá kết quả học tập
của học sinh theo mục đích đã định.
- Trắc nghiệm khách quan là bài kiểm tra, trong đó nhà sƣ phạm đƣa ra các


9


mệnh đề và có câu trả lời khác nhau, yêu câu ngƣời học phải chọn đáp án phù
hợp.
1.1.2.2. Đặc điểm, phân loại của trắc nghiệm khách quan
1.1.2.2.1. Ưu điểm của trắc nghiệm khách quan
- Trong thời gian ngắn kiểm tra đƣợc số lƣợng kiến thức nhiều, chống học tủ.
- Tốn ít thời gian làm bài và thời gian chấm bài.
- Gây hứng thú và khuyến khích học tập cho học sinh.
- Không phụ thuộc vào tính chủ quan của ngƣời chấm, đảm bảo đƣợc tính
khách quan.
- Câu hỏi và đáp án đƣợc quy định về số lƣợng, nội dung và chuẩn hóa nên dễ
dàng sử dụng các phƣơng pháp thống kê toán học, xử lí kết quả.
1.1.2.2.2. Hạn chế của trắc nghiệm khách quan;
- Mất nhiều thời gian ra đề, khó soạn các câu hỏi.
- Không biết đƣợc quan điểm tƣ tƣởng, thái độ của học sinh.
- Không đánh giá đƣợc kĩ năng trình bày văn bản của HS.
- Rèn trí nhớ máy móc.
- Không đo đƣợc kĩ năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề
khéo léo nhƣ tự luận.
1.1.2.2.3. Phân loại TNKQ
Tùy thuộc vào quan điểm của mỗi tác giả mà phân chia TNKQ ra thành
các loại khác nhau và tên gọi khác nhau.
Trong dạy học phần đọc hiểu phân môn Tập đọc môn Tiếng Việt lớp 4 tôi
chia TNKQ thành 4 loại nhƣ sau:
 Trắc nghiệm Đúng/Sai
- Hình thức: Câu trắc nghiệm Đ/S gồm 2 phần: a) phần đề: một câu hỏi/
phát biểu/ mệnh đề... b)phần phƣơng án lựa chọn: đúng/sai; phải/không

phải; đồng ý/không đồng ý;...

10


- Yêu cầu: HS chọn 1 trong 2 phƣơng án trả lời đúng/sai (bằng cách đánh
dấu x hoặc điền vào ô trống trƣớc câu trả lời Đ/S)
- Ƣu điểm:
+ Dễ sử dụng.
+ GV có thể ra nhiều câu một lúc vì tốn ít thời gian cho mỗi câu; nhờ vậy
khả năng bao quát chƣơng trình lớn hơn.
- Hạn chế:
+ Thƣờng chỉ dùng để kiểm tra mức độ biết và hiểu đơn giản; ít kích thích
tƣ duy, ít khả năng phân biệt trình độ HS (độ phân biệt HS giỏi và HS
kém là thấp).
+ Có thể khuyến khích HS đoán mò; độ may rủi là 50/50.
- Cách thiết kế câu trắc nghiệm Đúng/Sai:
+ Câu trắc nghiệm phải rõ ràng, ngắn gọn, câu hỏi phải xếp chính xác là
đúng hay sai.
+ Không nên bố trí số câu đúng bằng số câu sai.
+ Tránh hỏi về ý kiến của học sinh.
+ Đặt ra 1 mệnh đề và yêu cầu học sinh xác định mệnh đề đó đúng hay
sai.
+ Tránh trích nguyên văn từ sách giáo khoa.
 Ví dụ: Tập đọc “Thư thăm bạn”
Điền vào ô trống chữ Đ trƣớc câu trả lời đúng và S trƣớc câu trả lời
sai. Bạn Lƣơng viết thƣ cho bạn Hồng để làm gì?
a. Để hỏi thăm sức khỏe bạn Hồng.




b. Để chia buồn với bạn Hồng.



c. Để báo tin cho các bạn biết bố bạn Hồng đã hi sinh.



d. Để khoe mình đã khuyên góp tiền cho bạn Hồng.



 Ví dụ: Tập đọc “Gà Trống và Cáo”

11


Điền Đ vào ô trống trƣớc câu trả lời đúng, S vào ô trống trƣớc câu trả lời
sai.Vì sao Gà không nghe lời Cáo?
a. Vì Cáo là con vật hiểm ác.



b. Vì Cáo không cho Gà cái gì.



c. Vì Gà là con vật hiểm ác.




d. Vì Gà biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa; muốn ăn thịt


Gà.
 Trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
- Hình thức:

Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (còn gọi là câu đa phƣơng án) gồm 2 phần:
a) phần câu dẫn: một câu hỏi/ câu nhận định...chƣa hoàn chỉnh (tạo cơ hội
cho sự lựa chọn) và b) phần phƣơng án lựa chọn: gồm các phƣơng án trả
lời (thƣờng 4-5 phƣơng án).
- Yêu cầu: HS sẽ lựa chọn 1 phƣơng án trả lời duy nhất đúng hoặc đúng
nhất trong các phƣơng án cho sẵn; các phƣơng án còn lại là những phƣơng
án gây nhiễu.
- Ƣu điểm:
+ Có thể đo đƣợc nhiều mức độ nhận thức khác nhau: biết, hiểu, áp dụng,
phân tích.
+ Giảm khả năng ngẫu nhiên, đoán mò nhƣ trắc nghiệm Đúng/sai.
+ Đảm bảo độ tin cậy,độ giá trị.
- Hạn chế:
+ Khó biên soạn các câu hỏi để đánh giá kĩ năng nhận thức, kĩ năng tƣ
duy bậc cao.
+ Khó biên soạn các câu hỏi chất lƣợng có những phƣơng án gây nhiễu
phân biệt với phƣơng án đúng.
+ Đối với HS có tính sáng tạo cao thì phƣơng án đúng nhất sẽ không thỏa

12



mãn nếu HS tìm ra phƣơng án hay hơn.
- Cách thiết kế câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
+ Phần câu dẫn (câu hỏi) phải diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.
+ Số lƣợng phƣơng án trả lời vừa phải (thƣờng là 4 khả năng lựa chọn),
chỉ nên có 1 câu trả lời đúng.
+ Các câu trả lời phải tuân theo đúng ngữ pháp của câu nói hay câu hỏi để
tăng độ nhiễu.
+ Các phƣơng án nhiễu đƣợc diễn đạt sao cho có vẻ hợp lí.
+ Các câu trả lời phải đƣợc sắp xếp ngẫu nhiên, không theo 1 trình tự
logic nào cả.
 Ví dụ: Tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
Chi tiết nào trong bài cho thấy trận địa mai phục của bọn nhện rất đang sợ?
a. Bọn nhện chăng từ bên nọ sang bên kia đƣờng biết bao tơ nhện; các
khe đá xung quanh lủng củng những nhện là nhện.
b. Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai
nhện vách nhảy kèm.
c. Dáng đây là vị chúa trùm nhà nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm.
d. Bọn nhện sợ hãi, cùng dạ ran.


Ví dụ: Tập đọc “Thư thăm bạn”

Nội dung của bức thƣ thể hiện điều gì?
a. Tình cảm của Lƣơng thƣơng bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn
gặp đau thƣơng, mất mát trong cuộc sống.
b. Sự tàn khốc của trận lũ lụt.
c. Sự đau thƣơng của bạn Hồng.
 Trắc nghiệm ghép đôi
- Hình thức: Trắc nghiệm dạng này gồm 2 phần: a)phần thông tin bảng truy

(câu hỏi) và b)phần thông tin bảng chọn (câu trả lời).

13


- Hai phần thông tin trong câu trắc nghiệm ghép đôi tƣơng ứng đƣợc chia
thành 2 cột và đƣợc thể hiện bằng 1 trong 2 hình thức sau: 1)Đối chiếu
hoàn toàn: số mục ở bảng truy bằng số mục ở bảng chọn hoặc 2) Đối
chiếu không hoàn toàn: số mục ở bảng truy ít hơn số mục ở bảng chọn.
- Yêu cầu: HS lựa chọn yếu tố tƣơng đƣơng hoặc có sự tƣơng hợp của mỗi
cặp thông tin từ bảng truy và bảng chọn (giữa các cặp thông tin bảng truythông tin bảng chọn của 2 cột có một mối liên hệ nhất định nào đó).
- Ƣu điểm:
+ Dễ xây dựng và dễ sử dụng.
+ Giảm yếu tố ngẫu nhiên, đoán mò.
- Hạn chế:
+ Mất nhiều thời gian biên soạn loại câu trắc nghiệm này.
- Cách thiết kế câu trắc nghiệm ghép đôi
+ Số mục ghép nối không nên quá nhiều (từ 5-10 mục).
+ Số mục thông tin ở 2 cột không nên bằng nhau; số thông tin ở bảng
chọn nên nhiều hơn số thông tin ở bảng truy để giảm yếu tố ngẫu nhiên.
+ Các thông tin trong 2 cột không nên quá dài; các cặp thông tin giữa 2
cột nên có sự liên quan nào đó.
+ Nên viết các mục, các thông tin cùng trên một mặt giấy để thuận tiện
cho việc ghép nối.
 Ví dụ: Tập đọc “Mẹ ốm”

14


Hãy nối các câu thơ ở cột A với ý nghĩa tƣơng ứng của nó ở cột B

A

B

1. Nắng mƣa từ những ngày xƣa

a. Bạn nhỏ xót thƣơng khi nhìn thấy

Lặn trong đời mẹ đến giờ chƣa tan

mẹ yếu phải lần giƣờng để đi cho
vững.

2. Con mong mẹ khỏe dần dần

b. Bạn nhỏ thƣơng mẹ đã làm lụng

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ vất vả từ ngày xƣa. Những vất vả nơi
say.

ruộng đồng vẫn còn hằn in trên
khuôn mặt, dáng ngƣời mẹ.

3. Cả đời đi gió đi sƣơng

c. Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏe.

Hôm nay mẹ lại lần giƣờng tập đi
4. Mẹ là đất nƣớc, tháng ngày của d. Bạn nhỏ thƣơng xót mẹ đã vất vả
con....


để nuôi mình. Điều đó hằn sâu trên
khuôn mặt mẹ bằng những nếp nhăn.

5. Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
6. Vì con mẹ khổ đủ điều

đ. Bạn nhỏ không quản ngại, bạn làm
tất cả mọi điều để mẹ vui.
e. Bạn nhỏ thấy mẹ là ngƣời có ý

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn. ngĩa to lớn đối với mình.

 Trắc nghiệm điền khuyết
- Hình thức: những câu hỏi trắc nghiệm dạng này có chứa chỗ trống để HS
tự điền các từ/ cụm từ/ kí hiệu do HS nghĩ ra, nhớ ra hoặc điền các từ/
cụm từ đƣợc cho sẵn trong những phƣơng án có nhiều lựa chọn.
- Ƣu điểm:

15


+ Dễ sử dụng và hiệu quả trong việc giúp HS rèn luyện trí nhớ.
+ Giảm yếu tố đoán mò vì HS phải viết câu trả lời của mình vào chỗ trống
khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
- Hạn chế:
+ Thƣờng dùng để kiểm tra ở mức độ biết và hiểu đơn giản.
+ GV thƣờng có xu hƣớng trích nguyên văn sách giáo khoa khi thiết kế
câu hỏi trắc nghiệm.

+ GV có thể khó đánh giá nội dung câu trả lời khi HS viết sai chính tả
hoặc khi câu trắc nghiệm gợi ra nhiều hƣớng đáp án đúng.
+ Việc chấm bài mất nhiều thời gian và nhiều khi có thể chịu tác động yếu
tố chủ quan của GV.
- Cách thiết kế câu trắc nghiệm điền khuyết:
+ Câu hỏi không nên có nhiều chỗ trống.
+ Không nên để chỗ trống ở đầu câu; nên để chỗ trống ở giữa hoặc cuối
câu.
+ Câu trả lời có thể là một từ/cụm từ/một ngữ/kí hiệu... song phải cụ thể,
ngắn gọn. Trƣờng hợp cho trƣớc câu trả lời: các câu trả lời cho trƣớc có
thể tƣơng đƣơng hoặc không tƣơng đƣơng với số lƣợng ô trống.
 Ví dụ : Tập đọc “Truyện cổ nước mình”
Viết vào chỗ chấm những phẩm chất tốt đẹp và những lời khuyên dạy
của ông cha ta qua truyện cổ.
Truyện cổ đã đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta:
.............................................................................................................................
Truyện cổ là lời khuyên dạy của ông cha ta:
.............................................................................................................................
 Ví dụ: Tập đọc “Người ăn xin”
Lựa chọn các từ cho sẵn sau đây điền vào chỗ trống để nói lên hình ảnh

16


đáng thƣơng của lão ăn xin.
cao lớn, lọm khọm, đỏ hoe, sƣng húp, đỏ đọc, tái nhợt, hồng hòa, xấu xí, bẩn
thỉu, rên rỉ, xinh đẹp.
Ông lão già ....................., đôi mắt......................., giàn giụa nƣớc mắt,
đôi môi ..................., quần áo tả tơi, dáng hình...................., bàn
tay........................, ................, giọng..................cầu xin.

1.1.2.2.4. Yêu cầu sư phạm trắc nghiệm khách quan
- Câu hỏi phải đầu đủ các phần.
- Câu hỏi phải có mục đích rõ ràng.
- Câu hỏi phải phù hơp với nội dung và mục tiêu đáng giá.
- Câu hỏi phải đảm bảo chỉ có 1 đáp án đúng duy nhất.
- Ngôn ngữ của câu hỏi phải rõ ràng, phù hợp, chính xác.
1.1.2.2.5. Kĩ thuật xây dựng đề trắc nghiệm khách quan.
- Bƣớc 1: Xác định mục tiêu, nội dung bài dạy.
- Bƣớc 2: xác định mục tiêu cần đo lƣờng, đánh giá.
- Bƣớc 3: Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm.
- Bƣớc 4: Xây dựng nội dung câu hỏi trắc nghiệm.
- Bƣớc 5: Xây dựng đáp án.
- Bƣớc 6: Kiểm tra lại các câu trắc nghiệm.
- Bƣớc 7: Hoàn thành câu trắc nghiệm.
1.1.2.3. Vai trò của trắc nghiệm khách quan trong dạy học tiểu học
- Vấn đề sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá học
sinh đang là vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm của giáo viên và các nhà sƣ phạm.
Một số giáo viên ngại không muốn thay đổi phƣơng pháp truyền thống nên
chƣa có cái nhìn tích cực hoặc đã sử dụng câu hỏi trắc nghiệm vào bài giảng
nhƣng chƣa triệt để. Tuy nhiên bên cạnh đó là rất nhiều giáo viên quan tâm và
hứng thú với dạy học sử dụng TNKQ và tích cực sƣu tầm các câu hỏi phù hợp

17


với mục tiêu, nội dung giảng dạy và trình độ của học sinh.
- Đối với HS, các em rất hào hứng với các câu hỏi TNKQ vì nó không gây
nhàm chán nhƣ lối hỏi tự luận truyền thống, các em còn tự tìm hiểu và đặt ra
các câu hỏi trắc nghiệm mang tính sáng tạo.
- Trong dạy học Tiểu học, sử dụng TNKQ giúp GV có thể kiểm tra đƣợc số

lƣợng kiến thức lớn trong một thời gian ngắn. TNKQ gây hứng thú và
khuyến khích học tập cho HS. Có thể sử dụng câu hỏi TNKQ trong nhiều
trƣờng hợp nhƣ ôn tập kiến thức cuối bài học, đầu tiết học mới, kiểm tra 15
phút, 35 phút, kiểm tra giữa kì, kiểm tra cuối kì,... Có thể dao động từ một
phần trắc nghiệm đến toàn bộ là trắc nghiệm tùy theo thời gian và mục đích
cụ thể.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số vấn đề phân môn Tập đọc trong chương trình SGK TV 4
1.2.1.1. Vị trí, vai trò của phân môn Tập đọc trong chương trình SGK TV
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động
ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đƣợc thể hiện trong bốn
dạng hoạt động tƣơng ứng với bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một
dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói
có âm thanh và thông hiểu nó (tƣơng ứng với hình thức đọc thành tiếng), là
quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không
có âm thanh (ứng với đọc thầm).
Phân môn Tập đọc giúp chúng ta hình thành kĩ năng đọc. Biết đọc,
con ngƣời có khả năng chế ngự một phƣơng tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao
tiếp đƣợc với thế giới bên trong của ngƣời khác, thông hiểu tƣ tƣởng, tình
cảm của ngƣời khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chƣơng, con ngƣời
không chỉ đƣợc thức tỉnh, nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở
những ƣớc mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng

18


nhƣ bồi dƣỡng tinh thần. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học. Đọc
trở thành một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên của mỗi ngƣời đi học. Trƣớc hết là trẻ
phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác
động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng nhƣ tƣ duy của ngƣời đọc. Việc dạy

đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dƣỡng ở các em lòng yêu cái thiện và
cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách logic cũng nhƣ biết tƣ duy có hình
ảnh. Nhƣ vậy, đọc có một ý nghĩa to lớn còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ
giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển.
1.2.1.2. Nhiệm vụ phân môn Tập đọc trong chương trình SGK TV lớp 4
Tập đọc có nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực đọc cho học
sinh. Năng lực đọc đƣợc tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất
lƣợng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (thông hiểu đƣợc nội
dung những điều mình đọc – đọc hiểu) và đọc diễn cảm.
Nhiệm vụ thức hai của việc dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách,
hình thành phƣơng pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách
cho học sinh. Nói cách khác, thông qua dạy đọc, phải làm cho học sinh thích
thú đọc và thấy đƣợc khả năng đọc là có ích cho các em trong cả cuộc đời,
thấy đƣợc đó là một trong những con đƣờng đặc biệt để tạo cho mình một
cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
1.2.1.3. Nội dung phân môn Tập đọc trong chương trình SGK TV lớp 4
- Theo tác giả Nguyễn Thị Hạnh (2003), Dạy đọc hiểu ở tiểu học,
N0XB Quốc gia Hà Nội: đọc hiểu là một hoạt động giao tiếp, ở đó ngƣời đọc
lĩnh hội lời nói đã đƣợc viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu
biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình, đọc hiểu là hoạt động đọc cho
mình.
- Trong chƣơng trình sách giáo khoa tiếng Việt lớp 4, phần tập đọc có
số lƣợng

19


×