Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến lãi suất thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.02 KB, 6 trang )

Đề tài: Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt
ngân sách nhà nước đến lãi suất thị trường.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách
nhà nước đến lãi suất thị trường
1.1.

Tổng quan về các nghiên cứu trước đây
Mọi nền kinh tế trên thế giới luôn luôn phải đối mặt với những khó khăn, bất

ổn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô. Một trong số những vấn đề khó khăn đó là
tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước. Đây được xem là vấn đề nan giải mà có thể
nói chưa có một giải pháp nào hữu hiệu nhất có thể giải quyết được vấn đề một cách
trọn vẹn. Vì vậy, vấn đề thâm hụt ngân sách là một trong những mối quan tâm sâu
sắc của mỗi quốc gia hiện nay.
Chính vì những phức tạp khi xem xét các vấn đề lãi suất thị trường và thâm
hụt ngân sách mà chủ đề này luôn nhận được rất nhiều quan tâm từ giới nghiên cứu
và các nhà hoạch định chính sách, yêu cầu những phân tích sâu rộng từ nhiều khía
cạnh kinh tế, chính trị và xã hội. Liên quan đến mối quan hệ này, các quan điểm của
các trường phái kinh tế khác nhau cũng rất khác nhau.
Trường phái tân cổ điển cho rằng tăng thâm hụt hiện tại sẽ kéo theo sự gia
tăng về gánh nặng thuế trong tương lai. Theo đó, người tiêu dùng sẽ có xu hướng
tăng tiêu dùng tại thời điểm hiện tại. Do đó, trong trường hợp này, tiết kiệm quốc
gia sẽ giảm xuống. Khi tiết kiệm quốc gia giảm, lãi suất trên thị trường sẽ tăng và
lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư, qua đó tạo ra hiện tượng thoái lui đầu tư (crowding
out). Vì thế, trường phái này cho rằng tăng thâm hụt ngân sách sẽ ảnh hưởng tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế.


Trường phái này còn cho rằng nếu như việc tài trợ thâm hụt ngân sách thông
qua vay nợ trong nước sẽ gây áp lực làm tăng lãi suất trong nền kinh tế, do vậy sẽ
làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân. Theo đó, tăng thâm hụt ngân sách có thể dẫn


đến tăng giá và giảm sản lượng sản xuất trong nền kinh tế. Một giải thích khác là
khi chính phủ vay nợ trên thị trường trong nước, lãi suất sẽ bị đẩy lên và khi mặt
bằng lãi suất bị đẩy lên, khu vực tư nhân sẽ giảm nhu cầu huy động vốn của mình,
theo đó sẽ hạn chế đến sự mở rộng sản xuất của khu vực tư nhân. Hay nói cách
khác, sự gia tăng về cầu của chính phủ thông qua tăng chi tiêu (tăng thâm hụt ngân
sách) đã “chèn lấn” cầu khu vục tư nhân (Saleh, 2003).
Trong khi đó, trường phái Keynes lại cho rằng tăng thâm hụt ngân sách sẽ tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Khi chính phủ tăng chi ngân sách từ nguồn
thâm hụt thì tổng cầu của nền kinh tế sẽ tăng lên, làm cho các nhà đầu tư tư nhân trở
nên lạc quan hơn về triển vọng kinh tế và sẽ quan tâm hơn đến việc tăng đầu tư.
Trong trường hợp khác, nếu chính phủ chấp nhận thâm hụt thông qua việc giảm
thuế thì thu nhập khả dụng của khu vực hộ gia đình cũng tăng lên. Theo đó, người
dân sẽ tăng chi tiêu. Tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên.
Trường phái Keynes lập luận rằng mặc dù tăng thâm hụt ngân sách có thể tăng
lãi suất song vẫn có thể tăng được mức tiết kiệm và đầu tư, qua đó tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế theo trường phái này cũng cho
rằng tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế chỉ có ý nghĩa trong
ngắn hạn. Hơn nữa, việc sử dụng thâm hụt ngân sách để kích thích tăng trưởng chỉ
có thể mang lại hiệu quả trong bối cảnh tổng cầu sụt giảm (ví dụ như trường hợp
xảy ra suy thoái). Khi mà nền kinh tế đang hoạt động ở mức toàn dụng nhân công
(không có dư thừa về các yếu tố sản xuất), việc tăng thâm hụt ngân sách không
những không có tác động đến tổng cầu mà còn có nguy cơ đưa nền kinh tế trước
những rủi ro mới, trong đó đáng kể nhất sẽ là sự gia tăng về sức ép lạm phát.


Khác với hai trường phái nói trên, quan điểm của trường phái Ricardo cho
rằng, thâm hụt ngân sách không tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô cả trong
ngắn hạn và dài hạn. Theo trường phái này ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và
thuế đối với tiêu dùng là tương đương nhau. Việc tăng thâm hụt ngân sách do giảm
thuế ở thời điểm hiện tại sẽ phải trả giá bằng việc tăng thuế trong tương lai, bao

gồm cả trả lãi cho khoản vay. Do vậy thâm hụt ngân sách dẫn đến vay nợ trong hiện
tại sẽ đồng nghĩa với việc tăng thuế trong tương lai. Với hàm ý này, người tiêu dùng
trong thời điểm hiện tại sẽ tiết kiệm một khoản cần thiết để trả cho tương lai. Nói
cách khác, người tiêu dùng thường dự đoán tương lai, quyết định tiêu dùng của họ
không chỉ dựa vào thu nhập hiện tại mà còn dựa vào thu nhập kỳ vọng trong tương
lai. Theo trường phái Ricardo, thâm hụt ngân sách sẽ không có tác động đến tiết
kiệm và đầu tư. Theo họ khi thâm hụt ngân sách tăng do giảm thuế thì thu nhập khả
dụng của người dân tăng lên, hơn nữa người dân ý thức được cắt giảm thuế trong
hiện tại sẽ dẫn đến tăng thuế trong tương lai, do vậy họ sẽ tiết kiệm nhiều hơn.
Trong khi đó, thâm hụt ngân sách làm cho tiết kiệm của khu vực nhà nước giảm
xuống. Theo đó, tiết kiệm quốc gia được hiểu là tổng của tiết kiệm tư nhân và tiết
kiệm của nhà nước sẽ không đổi. Do vậy, thâm hụt ngân sách sẽ không tác động đến
tiết kiệm, đầu tư, tăng trưởng (và cả lạm phát) như lập luận của các trường phái nói
trên (Saleh, 2003).
Xét dưới góc độ lý thuyết cũng có hai trường phái về tác động của thâm hụt
ngân sách đối với lãi suất. Trường phái Keynes và trường phái tân cổ điển cho rằng
thâm hụt ngân sách tăng sẽ làm tăng lãi suất do cầu về tiền tăng. Trong khi đó,
trường phái Ricardo lại cho rằng thâm hụt ngân sách không tác động đến lãi suất (vì
các lý do như phân tích trong phần trên).


Theo trường phái thứ nhất thì quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất
thường là quan hệ thuận chiều, điều ngày có nghĩa là khi thâm hụt ngân sách tăng
thì lãi suất cũng tăng. Thâm hụt tăng cũng đồng nghĩa với nhu cầu huy động vốn
của chính phủ tăng. Nếu như một phần của số vốn cần huy động để bù đắp cho thâm
hụt được thực hiện thông qua thị trường nợ trong nước thì cầu về vốn trong nước sẽ
tăng, qua đó sẽ làm gia tăng sức ép đối với mặt bằng lãi suất trong nước. Trong
trường hợp này, ngân hàng trung ương có thể bắt buộc phải giảm sức ép gia tăng về
lãi suất thông qua chính sách tiền tệ mở rộng. Trường hợp ngân hàng trung ương
không can thiệp thì áp lực đối với lãi suất là không thể tránh khỏi.

Tương tự như các biến số nói trên, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với
lãi suất cũng đã được bàn luận khá nhiều trong các nghiên cứu kiểm định thực tiễn.
Kết quả là cũng các nghiên cứu khác nhau cũng đưa ra các kết luận khác nhau về
mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất. Trong khi có nhiều nghiên cứu đưa
ra bằng chứng chứng minh thâm hụt ngân sách tăng sẽ tác động đến lãi suất, ví dụ
như nghiên cứu của Al-Saji (1993) về trường hợp của Anh, song cũng có nghiên
cứu đưa ra các bằng chứng cho thấy thâm hụt ngân sách không tác động đến lãi
suất, ví dụ nghiên cứu của Evan (1985).


1.2.

Hướng nghiên cứu của nhóm
Như vậy, các nghiên cứu trên không đưa ra một kết luận chung về mối quan hệ

giữa thâm hụt ngân sách với lãi suất thị trường, nguyên nhân có thể do phương
pháp, không gian và thời gian nghiên cứu. Nhưng ở hầu hết các quốc gia, thâm hụt
ngân sách cơ bản lại phụ thuộc vào kế hoạch thu – chi hàng năm của các cơ quan
quản lý nhà nước. Hay nói cách khác, một phần thâm hụt ngân sách bắt nguồn từ
nhiều yếu tố chủ quan có thể điều tiết, với mục đích cuối cùng là tăng trưởng kinh
tế. Dù vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nước với lãi suất
thị trường, dưới sự ảnh hưởng của các biến số vĩ mô vẫn có thể mang lại những gợi
ý chính sách hữu ích trong việc điều tiết ngân sách quốc gia. Từ đó đề xuất các
chính sách tài khóa phù hợp.
Kết quả thực nghiệm cho thấy tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị
trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố về mặt không gian, thời gian và cá yếu tố vĩ
mô khác. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về sự tác
động này với các phương pháp ước lượng dữ liệu bảng đáng tin vậy và các biến
kiểm soát vĩ mô.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Saleh , AS (2003) , The Budget Deficit and Economic Performance : A
Survey, Working paper 03-21, Deparment of Economic, University of
Wollongong.
2. Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi
suất tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh, 2012.



×