Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng cây cảnh vị khê (nam định)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
------------------------

TRẦN THỊ LINH LINH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI
LÀNG CÂY CẢNH VỊ KHÊ (NAM ĐỊNH)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
------------------------

TRẦN THỊ LINH LINH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI
LÀNG CÂY CẢNH VỊ KHÊ (NAM ĐỊNH)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. DƢƠNG THỊ MỸ HẰNG



HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này em đã nhận được nhiều giúp đỡ của nhiều
phía.
Em xin gửi cảm ơn chân thành đến các nghệ nhân của làng cây cảnh Vị
Khê đã cung cấp các thông tin bổ ích giúp em hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thạc sỹ Dương Thị Mỹ Hằng
- người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn khoa học để em có thể hoàn thành
khóa luận này.
Sau cùng em xin gửi lời cảm đến tất cả các thầy cô giáo khoa Ngữ văn
đã luôn quan tâm, động viên trong suốt quá trình em làm khóa luận.
Một lần nữa xin gửi lời tri ân nhất
Hà Nội, ngày…tháng……năm 2019
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Linh Linh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Thạc sỹ Dương Thị Mỹ Hằng. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa có công bố dưới bất kỳ
hình thức nào trước đây. Ngoài ra trong bài khóa luận này có sử dụng một số
khái niệm, nhận xét đánh giá của các giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có
trích dẫn và chú thích nguồn gốc.


Hà Nội, ngày…tháng….năm 2019
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Linh Linh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2
5. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 3
6. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 3
7. Kết cấu khóa luận .......................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 5
Chương 1: LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ DU LỊCH LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG ............................................................................... 5
1.1. Làng nghề và làng nghề truyền thống ........................................................ 5
1.1.1. Khái niệm làng nghề ............................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm làng nghề truyền thống .......................................................... 5
1.2. Du lịch làng nghề truyền thống .................................................................. 6
1.3. Điều kiện phát triển du lịch làng nghề truyền thống.................................. 7
1.4. Mối quan hệ giữa việc phát triển du lịch và các làng nghề truyền thống ...... 8
1.5. Làng nghề truyền thống Việt Nam............................................................. 9
Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LÀNG NGHỀ CÂY CẢNH VỊ KHÊ ............................................................. 14
2.1. Giới thiệu chung về làng nghề cây cảnh ở Nam Định ............................. 14
2.2. Khái quát về làng cây cảnh Vị Khê.......................................................... 15
2.2.1. Vị trí địa lí của làng nghề ..................................................................... 15
2.2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại làng nghề .................................. 15

2.2.3. Lịch sử phát triển của làng nghề .......................................................... 17
2.3. Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề cây cảnh Vị Khê........................ 19
2.3.1. Lễ hội hoa - cây cảnh Vị Khê ................................................................ 19
2.3.2. Cây thế - nghệ thuật hoa cây cảnh Vị Khê............................................ 22


2.4. Thực trạng phát triển du lịch làng nghề cây cảnh Vị Khê ....................... 28
2.4.1. Tài nguyên du lịch ................................................................................. 28
2.4.2. Số lượng khách du lịch .......................................................................... 29
2.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ................................................ 29
2.4.4. Đội ngũ lao động phục vụ trong ngành du lịch .................................... 30
2.4.5. Thực trạng môi trường sinh thái ........................................................... 30
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 31
Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG CÂY CẢNH
VỊ KHÊ ........................................................................................................... 33
3.1. Định hướng đề xuất về biện pháp bảo tồn và phát triển nghề, làng
nghề cây cảnh Vị Khê ..................................................................................... 33
3.2. Định hướng về biện pháp phát triển du lịch tại làng cây cảnh Vị Khê .... 33
3.2.1. Tăng cường hoạt động quảng bá, quảng cáo và nâng cao các giá
trị phi vật thể của du lịch làng nghề truyền thống .......................................... 33
3.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm làng nghề ........................................................ 35
3.3. Xây dựng các cơ sở hạ tầng và cở sở vật chất phục vụ du lịch ............... 36
3.4. Định hướng về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động phục vụ trong
ngành du lịch ................................................................................................... 36
3.5. Xây dựng các chương trình du lịch có điểm đến là làng cây cảnh Vị
Khê .................................................................................................................. 37
3.7. Giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường ................................................. 39
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 39
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 42

PHỤ LỤC ........................................................................................................ 43


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban Nhân dân

SVC

Sinh vật cảnh

NXB

Nhà xuất bản

VH, TT và DL

Văn hóa, thể thao và du lịch


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu hướng hiện nay trên thế giới là đi du lịch về các làng nghề và đặc
biệt là các làng nghề truyền thống. Du lịch làng nghề không những đem lại
những lợi ích về kinh tế mà loại hình du lịch này còn mang lại những lợi ích
lớn về mặt văn hóa - xã hội, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng
của các vùng, miền khác nhau. Phát triển du lịch làng nghề sẽ giúp khôi phục
và phát triển được các giá trị văn hóa dân gian, xây dựng môi trường du lịch

văn hóa đồng thời giúp cải thiện tốt hơn các cơ sở hạ tầng đi kèm với việc bảo
vệ môi trường tại làng nghề.
Nam Định vốn nổi tiếng với rất nhiều làng nghề. Theo như con số
thống kê, toàn tỉnh có khoảng trên dưới 70 làng nghề với các nghề và các sản
phẩm truyền thống như chạm khảm gỗ, sơn mài, đúc đồng, mây tre đan…
Trong số rất nhiều làng nghề, có một làng nghề có thể được gọi là ông tổ của
nghề trồng hoa cây cảnh của cả nước với lịch sử phát triển và văn hóa lâu đời,
đó là làng nghề cây cảnh Vị Khê. Có thể thấy, làng cây cảnh Vị Khê là nguồn
tài nguyên lớn cho ngành du lịch Nam Định khai thác.
Nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của phát triển du lịch làng
nghề, tỉnh Nam Định cũng đã có những định hướng nhằm phát triển làng
nghề, làng nghề Nam Định đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Các làng
nghề truyền thống cũng đã bắt đầu có ý thức khai thác sự hấp dẫn, độc đáo
của sản phẩm mà mình nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời cũng đã có sự
quan tâm hơn đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch.
Tuy nhiên thực thế cho thấy, không phải làng nghề nào cũng đã khai
thác phát triển được tiềm năng của mình, mới một số làng nghề đang bắt đầu
vào khai thác phục vụ du lịch.
Từ những đánh giá trên có thể thấy, trong cuộc đua phát triển du lịch
làng nghề của tỉnh Nam Định thì làng cây cảnh Vị Xuyên vẫn chưa phát huy
được tiềm năng cũng như thế mạnh của mình. Vì vậy, việc đánh giá tiềm năng
cũng như thực trạng hoạt động du lịch ở làng nghề cây cảnh ở làng Vị Khê là
rất cần thiết. Vì phải có nghiên cứu thì mới có cái nhìn chính xác nhất để đưa

1


ra những phương hướng, giải pháp phát triển du lịch tại làng nghề. Xuất phát
từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển du lịch làng nghề truyền
thống tại làng cây cảnh Vị Khê (Nam Định)” làm khóa luận tốt nghiệp. Vì khả

năng của tác giả còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất
mong được sự đóng góp của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn nữa.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch làng nghề, xây dựng các tour du
lịch có điểm đến là làng cây cảnh Vị Khê.
- Đưa ra một số biện pháp duy trì và phát triển làng nghề nhằm phát
triển du lịch.
3. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật và giá trị của làng cây cảnh Vị Khê, tiềm năng phục vụ du lịch
của làng nghề, mối liên hệ giữa làng nghề cây cảnh Vị Khê với các làng nghề
khác, các điểm du lịch trong huyện Nam Trực cũng như trong tỉnh Nam Định.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Làng cây cảnh Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau đây:
Phương pháp nghiên cứu hệ thống: thống kê sắp xếp các thông tin thu
thập được trong quá trình nghiên cứu thực tiễn cũng như trên sách báo theo
một trình tự logic.
Phương pháp điền dã và tổng kết thực tiễn: thực hiện quan sát, phỏng
vấn, tìm hiểu và tổng kết trong quá trình điền giã.
Phương pháp thu thập tài liệu: áp dụng khi bắt đầu nghiên cứu đề tài.
Nguồn tư liệu được cập nhật qua Internet và tài liệu, sách báo,tạp chí…

2


Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: thực hiện trên cơ sở nguồn tài
liệu đã thu thập, tiến hành xử lý và chọn lọc tài liệu liên quan để phục vụ cho

đề tài: “Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng cây cảnh Vị Khê
(Nam Định)”.
5. Đóng góp của khóa luận
Đóng góp của khóa luận đối với sự phát triển của du lịch tỉnh Nam
Định: Nhận định được tiềm năng to lớn của du lịch làng nghề trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định từ đưa ra những giải pháp để khôi
phục và phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh.
Đối với làng nghề cây cảnh Vị Khê: Trên những cơ sở thực trạng và
tiềm năng của làng cây cảnh Vị Khê, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để
tăng sự phong phú, hấp dẫn sản phẩm du lịch làng nghề. Cùng với nó để sản
phẩm làng nghề được rộng rãi biết đến phải chú trọng công tác tuyên truyền,
quảng bá sản phẩm du lịch của làng nghề.
Đối với tác giả: Sau khi nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tác giả đã
rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân và trau dồi cho mình
những kiến thức về làng nghề và du lịch làng nghề truyền thống. Và đây là tài
liệu quý giá để phục vụ cho quá trình làm việc sau này của tác giả.
6. Lịch sử nghiên cứu
Một số bài viết trên các trang báo mạng đề cấp về làng cây cảnh Vị Khê
như trang “nam định.gov.vn” đã có bài viết nói về lễ hội hoa cây cảnh Vị Khê
với các nghi thức linh thiêng nhằm tri ân công đức của ông Tổ nghề - Tô
Trung Tự, đây cũng là không gian triểm lãm hoa cây cảnh Vị Khê. Bên cạnh
đó lễ hội thu hút du khách bằng các trò chơi dân gian, cuộc thi tay nghề tạo
thế cây cảnh.
Hay trên trang báo nam định cũng đã có bài viết về xây dựng làng hoa cây
cảnh trở thành địa điểm du lịch sinh thái.
Tuy nhiên các bài viết trên chưa có tính nghiên cứu chuyên sau về tiềm
năng và thực trạng để phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng cây
cảnh Vị Khê. Chính vì vậy trong đề tài của mình tác giả đã nghiên cứu về

3



tiềm năng, thực trạng và những biện pháp phát triển du lịch làng nghề truyền
thống tại làng cây cảnh Vị Khê (Nam Định).
7. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu thành 3 chương
như sau:
- Chương 1: Làng nghề truyền thống và du lịch làng nghề truyền
thống
- Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch làng nghề
cây cảnh Vị Khê
- Chương 3: Biện pháp phát triển du lịch làng cây cảnh làng Vị Khê

4


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ DU LỊCH
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1. Làng nghề và làng nghề truyền thống
1.1.1. Khái niệm làng nghề
Từ ngàn đời xưa ở các vùng nông thôn các nghề thủ công đã sớm ra đời
gắn với sự phát triển của nền văn minh lúa nước. Làng nghề truyền thống là
đề tài rất thú vị, đã có rất nhiều nhà văn hóa nghiên cứu về đề tài này.
Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt
Nam” thì làng nghề được định nghĩa như sau: “làng nghề là một đơn vị hành
chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ
chức, kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là
làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp
quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự

vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các
cá biệt của địa phương” [3- tr.9].
Về góc độ kinh tế, trong cuốn: “Bảo tồn và phát triển các làng nghề
truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Tiến sĩ Dương Bá
Phượng cho rằng: “Làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ
công tác hẳn ra khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập. Thu thập từ các
làng nghề đó chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị toàn làng” [2-tr.13].
Làng nghề có nhiều ý nghĩa trong phát triển du lịch vì vậy tác giả chỉ đi
chuyên sâu tìm hiểu về làng nghề truyền thống. Theo thời gian làng nghề
truyền thống được chia làm 2 loại đó là: làng nghề truyền thống và làng nghề
mới.
1.1.2. Khái niệm làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống, làng nghề thủ công nghiệp là một cộng đồng
dân cư sống tập trung trên một địa bàn cư trú như: thôn, làng, bản… cùng sản
ít nhất một sản phẩm mang nét đặc trưng độc đáo thu hút nhiều người tham
gia sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế cao cho cộng đồng dân cư đó.

5


Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng trong cuốn “ Ngành nghề truyền thống
Việt Nam và các vị tổ nghề” thì làng nghề là: “Làng nghề là làng ấy, tuy có
trồng trọt theo lối thủ nông và chăn nuôi (gà, lợn, trâu,…) làm một số nghề
phụ khác (thêu, đan lát,…) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với
một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có ông
trùm, ông phó cả cùng một số thợ và phó nhỏ đã chuyên tâm, có quy trình
công nghệ nhất định sinh ư nghệ, tử ư nghệ, nhất nghệ tinh, nhất thân vinh,
sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những hàng thủ công, những mặt
hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ
tiếp thị với thị trường là vùng rộng xung quanh với thị trường đô thị, thủ đô

và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài” [5-tr.12].
Làng nghề truyền thống là làng mà dân cưa ở đó hầu hết tập trung sản
xuất một nghề, thường có tính chuyên sâu cao và đem lại nguồn lợi kinh tế
lớn cho người dân. Làng nghề thường mang tính tập tục truyền thống đặc sắc,
đặc trưng, không chỉ mang tính kinh tế mà bao gồm cả tính chất văn hóa điểm
du lịch ở Việt Nam.
Nói chung, hầu hết các “nghề” trong các làng nghề của Việt Nam ban
đầu đều là nghề phụ (làm thêm lúc nông nhàn), về sau mới trở thành nghề
chính, mang tính chuyên sâu và tạo nên sự ra đời các làng nghề thủ công
truyền thống.
Ngày nay với cơ chế thị trường mở cửa, hội nhập, giao lưu văn hóa kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới thì làng nghề đã trở thành
đơn vị kinh tế tiểu thủ công và đang trở thành một điểm nhấn thu hút đầu tư
và phát triển kinh tế xã hội.
1.2. Du lịch làng nghề truyền thống
Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch khá mới mẻ ở nước
ta. Ngay nay với những áp lực bộn bề của cuộc sống khiến con người ta muốn
tìm về với những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Do đó mà
nhu cầu đi du lịch về những miền quê nơi có các làng nghề truyền thống ngày
càng cao. Theo Tiến sĩ Trần Nhạn trong: “Du lịch và kinh doanh du lịch” thì:

6


“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn thẩm nhận bề
dày lịch sử, di tích văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện… Bao
gồm hệ thống đình, chùa, nhà thờ, lễ hội, các phong tục tập quán về ăn, ở,
mặc, giao tiếp,…” [1- tr.15].
Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp
đưa du khách tới tham quan các làng nghề truyền thống để khách du lịch tìm
hiểu, tham gia sản xuất và mua sắm sản phẩm tại làng nghề.

Ngày nay du lịch làng nghề nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều du
khách trong và ngoài nước. Đến với loại hình du lịch làng nghề truyền thống
du khách sẽ được tìm hiểu và trải nghiệm về các giá trị phi vật thể và vật thể
của lòng nghề truyền thống của một dân tộc.
1.3. Điều kiện phát triển du lịch làng nghề truyền thống
Phát triển du lịch làng nghề là vô cùng quan trọng vì nó đem lại rất
nhiều lợi ích không chỉ cho các hoạt động du lịch mà còn cho sự phát triển
của làng nghề. Phát triển du lịch làng nghề mang lại nhiều lợi ích to lớn về cả
kinh tế và xã hội cho chính làng nghề đó. Bên cạnh đó nó còn ra được công ăn
việc làm cho lượng lớn người lao động, giúp họ cải thiện được cả về mặt đời
sống vật chất và tinh thần. Đồng thời việc phát triển du lịch làng nghề truyền
thống và lưu giữ lại những nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch làng nghề truyền
thống.Trước hết phải có những điều kiện tồn tại và phát triển làng nghề:
- Điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và trao đổi buôn bán giữa
làng nghề với các vùng khác.
- Nguồn nguyên liệu là yếu tố quan trọng cho việc phát triển du lịch
làng nghề vì để phát triển làng đó phải có nguồn tài nguyên phong phú đa
dạng.
- Lực lượng lao động cở sở sản xuất là yếu tố quan trọng.
- Sản phẩm làng nghề phải phong phú, đa dạng, độc đáo để thu hút
khách du lịch.

7


- Vị trí địa lý là một yếu tố quan trọng, gần các địa điểm danh thắng
cảnh tạo điều kiện cho sự kết nối các tour du lịch.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch.
1.4. Mối quan hệ giữa việc phát triển du lịch và các làng nghề truyền thống

Du lịch mang lại nhiều lợi ích đối với kinh tế - xã hội, góp phần cho
việc duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống.
Các hoạt động du lịch góp phần tạo sự thu hút và công ăn việc làm
không chỉ cho dân cư địa phương mà cả các vùng lân cận, cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của người dân.
Thông qua việc bán các sản phẩm làng nghề làm quà lưu niệm cho du
khách góp phần thúc đây phát triển tăng doanh thu và tăng doanh số đem lại
lợi ích kinh tế cao. Đây cũng là một hình thức giao thương buôn bán tại cho
đem lại lợi nhuận lớn mà tránh được nhiều rủi ro.
Du lịch phát triển tạo thêm cơ hội giao lưu buôn bán hàng hóa giữa các
làng nghề truyền thống. Đây cũng là cơ hội xuất khẩu sản phẩm thủ công
truyền thống tại làng nghề ra các nước trong khu vực và trên thế giới, gia tăng
nguồn thu nhập ngoại tệ từ các du khách nước ngoài và nhà đầu tư kinh doanh.
Là cơ hội giao lưu văn hóa giữa các vùng trên cả nước và giao lưu văn
hóa giữa các vùng trên thế giới. Góp phần thúc đẩy phát triển quá trình nông
thôn mới.
Du lịch góp phần thúc đẩy phát triển xây dựng cơ sở vật chất, lưu giữ
các giá trị văn hóa truyền thống của làng không bị mai một trong nền kinh tế
mở cửa hội nhập ngày này.
Mối quan hệ tác động qua lại giữa du lịch và làng nghề. Hoạt động du
lịch thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của làng nghề truyền thống theo
hướng tích cực bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho người dân. Và ngược lại, làng nghề truyền thống cũng có những tác động
tích cực đến du lịch. Cụ thể là:
Làng nghề truyền thống thường mang những nét văn hóa thuần Việt,
không gian văn hóa của nền văn minh nông nghiệp lúa đó là hình anh cây đa
8


bến nước, sân đình, lũy tre,… Trong nhiều các loại hình du lịch thì du khách

có thể chọn du lịch làng nghề truyền thống là điểm đến lí tưởng để tham quan,
tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán lễ hội, trải nghiệm quá
trình sản xuất sản phẩm của làng nghề và mang về những sản vật thủ công
tinh tế, độc đáo làm kỷ niệm.
Làng nghề còn là nơi sản xuất ra các sản phẩm độc đáo khi khách khi
đến đây có thể mua sắm cho mình hoặc người thân những sản phẩm về làm
quà.
Làng nghề truyền thống mang trong mình những giá trị văn hóa, sản
sẩm độc đáo là nguồn tài nguyên phong phú khai thác phát triển du lịch.
1.5. Làng nghề truyền thống Việt Nam
* Quá trình hình thành các làng nghề truyền thống Việt Nam
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam tồn tại và phát triển mạnh mẽ
qua những thăng trầm của lịch sử và đã được hình thành từ rất sớm. Có thể
tóm tắt sơ lược như sau:
Các di chỉ khảo cổ, vết tích của người Vượn ở di chỉ khảo cổ núi Đọ
(Thanh Hóa) như: công cụ đồ đá ghè, đẽo, mảnh tước, rìu tay… mà các nhà
khảo cổ học tìm thấy đã chứng tỏ có sự chế tác, dùng các công cụ bằng tre
như gậy, lao, cung tên, thừng bện… Và cho thấy rằng nghề thủ công đã sớm
hình thành và có vai trò nhất định quan trọng từ thời nguyên thủy.
Cách đây 4000 đến 3500 người ta đã tìm thấy dấu vết sơ kì thời đại đồ
đồng thuộc một nền văn hóa tiền sử, cuối thời đại đồ đá mới đã xuất hiện vào
thời văn hóa Phùng Nguyên. Các đồ gốm đơn giản, đồ trang sức , khuôn đúc
đồng, rìu đá mài nhỏ, vòm đá, đã được cư dân Phùng Nguyên chế tạo tinh vi
để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt. Những cư dân Phùng Nguyên sống định
cư ổn định theo từng cụm dân cư làng xã cùng sinh hoạt và sản xuất thủ công
mỹ nghệ. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy: 1138 chiếc rìu, 59 đục, 3 giáo, 2
mũi nhọn, 7 mũi tên, 1 cưa, 189 bàn mài, 540 vòng tay, 8 khuyên tai, 34 hạt
chuỗi, 3 đồ trang sức và hàng chục vạn mảnh gốm được chế tạo từ thời Phùng
Nguyên.


9


Mũi tên bằng đồng có ngạnh, khuôn đúc đã xuất hiện ở giai đoạn Đồng
Đậu (giữ thời đại Đồng Thau)
Rất nhiều công cụ sinh hoạt được đúc thau phát triển vào giai đoạn
Gò Mun (thời kỳ Đồng Thau), và hơn thế trình độ thủ công thủ tinh xảo của
thời kỳ dựng nước đã phát triển mạnh mẽ ở thời kỳ Đông Sơn khẳng định
thời kỳ này đã có sự phân công lao động, tổ chức lao động thể hiện qua các
hoa văn trang trí trên trống đồng Ngọc Lũ và thạp đồng Đào Thịnh (khai
quật ở Yên Bái).
Nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, cung điện, công trình tôn giáo,
đến giai đoạn Lý, Trần, Lê thì nghề thủ công đã phát triển rực rỡ cực thịnh
với sự phát triển của nghề gốm, sáng tạo ra các loại men gốm đẹp, quý hiếm
có tính giá trị nghệ thuật cao.
Thời Lý tập trung nhiều thợ thủ công giỏi với nhiều sáng tạo độc đáo.
Thời Lý là thời đại phục hưng đất nước, ở thời kỳ này tập trung nhiều thợ thủ
công giỏi với sự sáng tạo độc đáo. Rất nhiều làng nghề phát triển như làng
thêu, làng mộc, làng điêu khắc,… Nhiều vùng đất thông thương, giao lưu với
nhau nền kinh tế phát triển. Nhờ chế độ công tượng tập trung nên thời Lý
chiêu mộ được nhiều nhiều nghệ nhân tài hoa về Thăng Long xây dựng các
công trình chùa chiền, cung điện,… Vì vậy mà ở thời kỳ này có nhiều thành
tựu về thủ công mỹ nghệ.
Tiếp nối văn hóa thời Lý, thời kỳ nhà Trần do chiến tranh triền miên,
nghề thủ công không được phát triển do người dân thời kỳ này cuộc sống
không ổn định nên không có cơ hội sáng tạo phát triển nghề.
Nghề thủ công tiếp tục phát triển mạnh vào thời nhà Lê, các sản phẩm
nghề thủ công đã đạt tới độ tinh xảo hơn cả là nghệ thuật điêu khắc chạm
lộng.
Do chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân không được ổn định, các

thợ thủ công giỏi không phát huy được tài năng và sự sáng tạo của mình. Vì
vậy mà thời kỳ nhà Nguyễn nghề thủ công không được phát triển.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nghề thủ công một lần nữa tàn lụi, thực
dân Pháp đã biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ của chúng. Thị trường
10


Việt nam lúc bấy giờ ngập tràn hàng hóa của bọn thực dân Pháp, giá cả rẻ,
chất lượng tốt lại nhiều mẫu mã sản phẩm đa dạng nên phần lớn sản phảm
nghề thủ công của nước ta không cạnh tranh được. Nhiều làng nghề thủ công
đã bị lụi tàn, tuy nhiên bàn tay khéo léo của người nghệ nhân máy móc tư bản
không thể thay thế được trong một số nghề như nghề mộc, gốm. khảm tri,
mây tre, đan thêu…
Ngành thủ công nghiệp nước ta bước sang thời kì mới sau khi hòa bình
lập lại từ năm 1954. Nhiều ngành thủ công nghiệp được khôi phục và phát
triển mạnh mẽ nhờ các chính sách khuyến khích của nhà nước. Các nhóm và
hợp tác xã thủ công đã xuất hiện trong thời kỳ này. Cũng trong thời kì này đã
bắt đầu có sự xuất hiện của các nhóm và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp mới
được thành lập. Lúc này không chỉ có “làng nghề” nữa mà còn xuất hiện cả
“hợp tác xã nghề thủ công”. Ngày mùng 6 tháng 6 năm 1961, trong đại hội
đầu tiên của những người thợ thủ công miền Bắc đã thành lập ban chủ nhiện
lãnh đạo và ban hành các quy định, từ đó trong nền kinh tế quốc dân ngành
tiêu thủ công nghiệp đã có cho mình một vị trí xứng đáng.
Ngày nay với thị trường mở của và hội thì làng nghề truyền thống
đang đem laị những lợi ích to lớn trong tổng thể phát triển nền kinh tế. Các
làng nghề thủ công truyền thống càng ngày càng đóng vai trò to lớn trong
việc cải thiện đời sống tinh thần và vật chất của người dân, góp vai trò không
nhỏ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Lịch sử hình thành và phát triển
Làng nghề truyền thống, thường được gọi ngắn gọn là làng nghề, là

những làng mà dân cư ở đó hầu hết tập trung sản xuất làm một nghề duy nhất
mang tính chuyên sâu và đem lại lợi ích kinh tế lớn cho làng nghề.
Nền kinh tế trước đây của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc
trồng lúa nước nhưng không phải lúc nào nghề trồng lúa nước cũng có việc,
thông thường người nông dân thường bận rộn vất vả vào những khi đầu vụ và
cuối vụ, còn lại thời gian nông nhàn rất nhiều ít có việc để làm. Để cải tiện
bữa ăn hàng ngày và những nhu cầu trong sinh hoạt nhiều người đã bắt đầu
tìm kiếm công việc phụ làm trong những thời gian rảnh rỗi.

11


Nhiều nghề phụ theo thời gian đã cho thấy vai trò to lớn nguồn lợi ích
thiết thực phục vụ cuộc sống sinh hoạt của con người. Người dân vốn trước đây
chỉ trông chờ vào các vụ lúa nhưng từ khi tìm ra các nghề phụ cuộc sống được
nâng lên, từ một nghề chỉ làm trong lúc rảnh rỗi phục vụ nhu cầu cá nhân đã trở
thành hàng hóa để trao đổi buôn bán đem lại nguồn lợi kinh tế cao.
Trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa từ chính những lợi ích khác
nhau mà làng nghề đem lại. Những nghề đem lại nguồn lợi kinh tế lớn thì
ngày càng được chú trọng phát triển, còn những nghề không đem lại lợi ích
kinh tế hoặc đem lại lợi ích kinh tế ít thì bị mai một, lụi tàn. Các làng nghề
mang tính chất chuyên sâu như làng gốm, làng làm chiếu, làm lúa… bắt đầu
hình thành từ đó.
Các vùng châu thổ lớn như châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Hà Tây,
Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định là nơi tập chung chủ yếu của các làng nghề
đã được các nhà khảo cổ chứng mình ra đời từ hàng ngàn năm trước

Tiểu kết chƣơng 1
Làng nghề là nơi diễn ra hoạt động sản xuất các nghề tiểu thủ công
nghiệp hoặc ngành nghề truyền thống. Làng nghề truyền thống hình thành từ

lâu đời, sản phẩm có đặc trưng mang tính chất riêng biệt của từng nghề, từng
vùng. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá phục vụ cho phát triển du
lịch, quảng bá giới thiệu văn hóa con người Việt Nam đến với bạn bè trên thế
giới và đây cũng là một nhân tố hấp dẫn thu hút, kích thích sự tìm hiểu, khám
phá của du khách.
Du lịch làng nghề truyền thống là một loại hình du lịch văn hóa tổng
hợp hấp dẫn, góp phần làm cho sản phẩm du lịch thêm phong phú. Đến với
loại hình du lịch này du khách trải nghiệm trong không gian thư thái yên bình
của vùng nông thôn, được tìm hiểu và tham gia sản xuất và mua sắm tại làng
nghề. Du lịch làng nghề truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh tế nông thôn.
Các làng nghề truyền thống có tác động tích cực tới các hoạt động du
lịch, các giá trị văn hóa tại các làng nghề truyền thống là tài nguyên vô giá
12


phục vụ khai thác phát triển du lịch. Du lịch làng nghề truyền thống sẽ ngày
càng phát triển mạnh mẽ trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu đi du lịch của
du khách trong và ngoài nước. Phải có những chính sách, kế hoạch khai thác
tài nguyên đi đôi với bảo tồn để phát triển du lịch bền vững tại làng nghề.

13


Chƣơng 2
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
NGHỀ CÂY CẢNH VỊ KHÊ
2.1. Giới thiệu chung về làng nghề cây cảnh ở Nam Định
Hiện nay, Nam Định sở hữu gần 4.000 di tích lịch sử văn hóa, là vùng
đất học, giàu văn hóa truyền thống dân tộc. Ở đây nổi tiếng với các điểm du

lịch như: Phủ Dầy, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, cầu Ngói, chùa
Lương, cột cờ Nam Định và các điểm di tích văn hóa lịch sử như: Trạng
nguyên Nguyễn Hiền, Trạng lường Lương Thế Vinh, nhà thơ Tú Xương, nhà
lưu niệm Nguyễn Bính, khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh… Bên
cạnh các di tích lịch sử đó, Nam Định còn có trên 70 làng nghề với các ngành
nghề và sản phẩm truyền thống. Trong đó tiêu biểu là làng nghề cây cảnh tập
trung chủ yếu ở hai khu vực: xã Nam Điền - huyện Nghĩa Hưng và xã Điền
Xá - huyện Nam Trực. Sự đa dạng về các thể loại hoa cây cảnh truyền thống
và hiện đại cùng với đó là các hình thù, hình dáng đẹp mắt độc đáo do bàn tay
khéo léo của các nghệ nhân nơi đây tạo nên ẩn trong đó các triết lý nhân sinh
sâu sắc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
“Phong trào sinh vật cảnh (SVC) trên địa bàn tỉnh có thời điểm phát
triển mạnh, trở thành ngành kinh tế mang lại hiệu quả cao. Năm 2006, toàn
tỉnh có 1.680 ha trồng hoa, cây cảnh có giá trị khoảng 400 tỷ đồng, đến năm
2011 diện tích trồng hoa, cây cảnh là trên 3.000ha, đạt giá trị trên 1.000 tỷ
đồng. Riêng thôn Vị Khê, xã Điền Xá (Nam Trực) nổi tiếng về trồng hoa, cây
cảnh trong cả nước có khoảng 600 hộ trồng với tổng diện tích khoảng 150ha
và cả 7 thôn của xã Điền Xá có 3.500 hộ trồng hoa, cây cảnh với diện tích
450ha. Trung bình 1ha trồng hoa, cây cảnh ở xã Điền Xá cho thu nhập 140
triệu đồng. Nhờ phát triển SVC, cuộc sống của nhiều gia đình được cải thiện,
đời sống vật chất đầy đủ sung túc” [7].
“Trước những lợi ích của phòng trao SVC mang lại, từ năm 2004,
UBND tỉnh và Tổng cục Du lịch (Bộ VH, TT và DL) đã tổ chức hội thảo phát
triển du lịch làng nghề, trong đó có phát triển du lịch SVC. UBND tỉnh đã phê
duyệt quy hoạch xây dựng xã Điền Xá trở thành làng du lịch sinh thái. UBND
14


xã Điền Xá đã phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh tổ
chức nhiều tour du lịch tham quan làng nghề, với những tác phẩm cây cảnh,

cây thế độc đáo do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân tạo ra. Lễ hội truyền
thống hoa cây cảnh Vị Khê - Hội chợ xuân xã Điền Xá năm 2013 đã trưng
bày các cây cảnh độc đáo với các thế bonsai nhiều cỡ, nhiều dáng cùng các
chậu địa lan quý hiếm của làng nghề và của các tỉnh, thành phía Bắc” [7].
Ngoài làng nghề trồng hoa, cây cảnh đã được lan rộng ra nhiều xã trong
tỉnh như: xã Hải Sơn (Hải Hậu), xã Yên Cường (Ý Yên), xã Nghĩa Phong
(Nghĩa Hưng), MỸ Tân, Mỹ Thắng đây đều là những cơ sở nền tảng để phát
triển du lịch sinh thái của tỉnh Nam Định.
Trong giai đoạn thị trường cây cảnh bão hòa hiện nay thì xây dựng các
làng nghề SVC trở thành các điểm du lịch lịch sinh thái là một hướng đi đúng
đắn vừa giúp các làng nghề có thể duy trì và phát triển, vừa khai thác thế mạnh
SVC phục vụ phát triển du lịch của tỉnh.
2.2. Khái quát về làng cây cảnh Vị Khê
2.2.1. Vị trí địa lí của làng nghề
Làng nghề cây cảnh Vị Khê thuộc xã Điền Xá, huyện Nam Trực. Làng
Vị Khê nằm bên bờ sông Hồng cách thành phố Nam Định khoảng 5 km về
phía Đông Nam.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại làng nghề
* Điều kiện tự nhiên
Làng Vị Khê nằm trên vùng đồng bằng châu thổ thấp trũng ven sông Hồng,
địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ do sự bồi đắp phù sa của sông Hồng.
Khí hậu mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm mưa nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật phát triển.
* Kinh tế - xã hội
Làng Vị Khê có diện tích 150 ha và có tới 70% các cây có giá trị tập
trung ở làng. Trong làng hầu hết người dân đều làm nghề trồng cây cảnh. Nhờ
sự phát triển của cây cảnh mà đời sống vật chất và tinh thần của người dân

15



trong làng ngày càng được nâng cao, tổng thu nhập một hộ trên 100 triệu đồng/
năm, thu nhập bình quân đầu người tùy từng năm từ 20-30 triệu đồng/ năm.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường thì làng Vị Khê có mô hình sản
xuất rất phong phú, đa dạng. Có các loại mô hình tiêu biểu như trồng cây mini
loại cây này thường có kích cỡ nhỏ, giá trị kinh tế thấp đáp ứng nhu cầu trang
trí bình dân của đại chúng; các sản phẩm cung cấp cho các khu sinh thái,
khách sạn, công viên… thường được trồng theo mô hình trồng cây trang trí,
cây bóng mát.
Truyền thống trồng cây cảnh đã có từ lâu đời ở làng Vị Khê, tuy nhiên
phần lớn đất đai người dân vẫn phục vụ cho việc trồng lúa nước nên quy mô
vẫn còn nhỏ. Cây cảnh phát triển trở thành một loại hàng hóa thương mại,
mang các giá trị tinh thần được người tiêu dùng chấp nhận, đem lại lợi nhuận
kinh tế cao. Sản phẩm của làng nghề có đầu ra từ 2 nguồn: Thứ nhất là cung
cấp cho các công trình như công viên, đường giao thông, khu vui chơi giải
trí… Thứ hai là buôn bán cho người tiêu dùng, xuất khẩu sang các nước Nhật
Bản, Ấn Độ, Hà Lan, Lào, Sigapore, Hàn Quốc… theo đường tiểu ngạch.
Trải qua quá trình hình thành, tồn tại và phát triển lâu dài trong lịch sử,
các sản phẩm của làng hoa cây cảnh Vị Khê đã được người mua trong và
ngoài nước yêu thích. Bằng đôi tay tài hoa cùng lòng yêu nghề sâu sắc những
nghệ nhân của làng Vị Khê đã tạo nên những tuyệt tác làm đẹp cho đời, làm
giàu cho gia đình, cho quê hương và đất nước. Họ đã đóng góp những tài sản
vô giá góp phần làm giàu kho tàng văn hoá làng nghề trong thời đại hội nhập
và toàn cầu hoá hiện nay.
Cây cảnh Vị Khê đã mang lại cho người dân nơi đây một cuộc sống ấm
no, đầy đủ. Làng Vị Khê đang thay da đổi thịt hàng ngày. Những nghệ nhân
của làng vẫn đang ngày ngày cần mẫn tạo nên những tác phẩm nghệ thuật nối
tiếp gìn giữ và dựng xây cho làng Vị Khê
Không những phát triển trong địa phương mà cây cảnh Vị Khê đã phát
triển ra khắp cả nước và thậm trí đã xuất khẩu ra nước ngoài. Hàng Vạn Tuế

và 2 cây Nguyệt Quế của làng vịnh dự trược chọn trồng bên Lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Sản phẩm của làng nghề được trồng ở nhiều nơi quan trọng

16


như: Văn phòng Chính phủ, Quảng trường Ba Đình… Mỗi sản phẩm của làng
Vị Khê chứa đựng trong đó bao nhiêu tâm huyết, tài hoa của nghệ nhân nơi
đây vì vậy mà họ luôn tự hào khi nhiều cây đoạt các giải vàng, giải bạc trong
các cuộc thi, triển lãm.
Thời gian trở lại đây, mỗi năm làng nghề cây cảnh Vị Khê đón tiếp
hàng chục lượt khách đến từ các nước Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản…
đến tham quan và mua sản phẩm làng nghề. Cây cảnh làng Vị Khê ngày càng
phát triển mạnh vươn ra cả thị trường quốc tế. Trong sâu thẳm tâm hồn các
nghệ nhân làng Vị Khê luôn giáo dục cho lớp con cháu thấu hiểu tình người
mới là bông hoa đẹp nhất của đất trời, có lẽ chính điều đó đã hấp dẫn du
khách đến đây để thêm yêu vẻ đẹp của làng nghề.
2.2.3. Lịch sử phát triển của làng nghề
Làng cây cảnh Vị Khê có tuổi đời hơn 800 năm, được mệnh danh là đất
tổ của nghề trồng hoa cây cảnh ở Việt Nam. Là làng nghề truyền thống nổi
tiếng với cây thế, cây cảnh, cây bonsai…được chăm sóc công phu đầy nghệ
thuật nằm bên bờ sông Hồng.
Làng Vị Khê gồm 5 xóm, dân số 2600 người là thôn lớn của xã Điền Xá.
Làng Vị Khê được hình thành cách đây hơn 800 năm, vào thời Ngô
Quyền đánh quân Nam Hán. Ông tướng của thời Ngô Quyền là Nguyễn Công
Thành khi về dẹp giặc phía Đông bảo vệ phòng thủ bờ biển phía đông, lúc bấy
giờ tỉnh Nam Đỉnh được gọi là Chấn Sơn Nam Hạ. Sau khi chiến thắng Bạch
Đằng, ông đưa gia đình từ Châu Thạch Ro (Cao Bằng ngày nay) về đây tụ dân
lập áp chấn thủ nơi đây, ông họ Nguyễn nên lấy tên là Nguyễn gia trang, làng
Vị Khê tiền thân là Nguyễn gia trang (trang ấp của những nhà họ Nguyễn). Dân

bắt đầu hình thành quần cư ở đây từ năm 938, còn lưu lại trong sử ký của Thiên
Trường - Nam Định ghi lại và tư liệu Hán - Nôm của đình làng còn bài thơ của
ông còn truyền lại, khẳng định rằng ông đến làng này từ thuở ấy:
“Việc tốt xưa nay kế đó hay
Sớm hôm làng biển chăm cấy cày
Lòng vàng biển ngọc tranh giàu có
Mấy kẻ về già được thế may”.

17


Đến thời Lý (1211), ông Tô Trung Từ - Thái úy phủ chính của triều Lý
về đây phụ trách vùng Chấn Sơn Nam Hạ xây dựng tòa thành bảo vệ biển
Đông, làng Vị Khê lúc bấy giờ được gọi là Bảo Bình Giáp. Tô Trung Từ cũng
là một nhà kiến trúc sư, một nhà thiết kế giỏi về hoa cây cảnh, ông đã truyền lại
nghề hoa cây cảnh cho dân làng. Trong sử cũng có ghi lại việc dạy dân làm
nghề của ông: Năm 1610, ông quan Phạm Nguyên Lễ người huyện Ngư Thiên
(huyện Hưng Hà - Thái Bình) khi đi kinh lý qua đây đẫ để lại đôi câu đối:
“Dục chủ tài hoa Tô tướng thủy
Nguyễn trang Vị xá hiệu tri tiên”
Có nghĩa là:
“Trồng hoa ươm cây do tướng họ Tô khơi dậy trước
Ấp tên Trang Nguyễn vốn là thôn Vị buổi ban đầu”.
Làng cây cảnh Vị Khê có điều kiện phát triển mạnh mẽ phục vụ cho
cung đình khi cung Tức Mặc được xây dựng thành Trung tâm chính trị - văn
hóa lớn thứ hai sau Thăng Long vào thời nhà Trần năm 1225 và tiếp tục đà
phát triển vào thế kỷ XV.
Vào những năm 1990 khi đất nước đang trong thời kỳ đổi mới thì cây
thế và cây cảnh Vi Khê đã trở nên nổi tiếng và trở thành “đặc sản”. Ngày nay,
nghề trồng hoa cây cảnh Vị Khê đã phát triển trở thành thương hiệu riêng của

làng.
Để tưởng nhớ công lao của ông Nguyễn Công Thành và ông Tôn
Trung Tự, dân làng đã lập đền thờ ở đình làng Vị Khê.
Có thể nói, Vị Khê là quê hương của nhiều loài hoa như: bạch đào, địa
lan, phong lan, đỗ quyên , hải đường… Các làng hoa trên cả nước phần lớn
đều có nguồn gốc từ làng hoa cây cảnh Vị Khê như làng hoa Hạ Lũng - Hải
Phòng trồng hoa lay ơn, làng hoa Ngọc Hà - Hà Nội, làng hoa Vĩ Dạ trong
Huế đều do người dân Vị Khê di dân ra gây dựng cũng chính vì vậy mà làng
hoa cây cảnh Vị Khê được mệnh danh là làng hoa cổ của Việt Nam.
Đến với làng Vị Khê du khách sẽ bị thu hút bởi màu xanh ngút ngàn của
các nhà vườn với các loại cây như sanh, si, tùng la hán, vạn tuế, cau vua được

18


×