Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Văn hóa giao tiếp của người hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 65 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

PHAN THỊ HUYỀN

VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA
NGƢỜI HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

PHAN THỊ HUYỀN

VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA
NGƢỜI HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Ngƣ i hƣ ng dẫn khoa học:

Th.S NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG

HÀ NỘI


LỜI CẢM ƠN


Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo ThS. GVC Nguyễn Thị
Mai Hương, người hướng dẫn em hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi đến các thầy cô trong khoa Ngữ văn, trong tổ Phương pháp
dạy học Ngữ văn đã giúp đỡ em thực hiện khóa luận.
Em mong nhận được những ý kiến góp ý của các thầy, cô giáo, các bạn
để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, 16 tháng 4 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Phan Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Văn hóa giao tiếp của người
Hà Nội” là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của ThS - GVC
Nguyễn Thị Mai Hương. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung
thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào.
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Phan Thị Huyền


KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

Nxb

Nhà xuất bản


GS

Giáo sư

PGS

Phó Giáo sư

TS

Tiến sĩ

TSKH

Tiến sĩ khoa học

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

GDP

Gross Domestic Product
(tổng sản phẩm quốc nội)

UNESCO

United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên

Hiệp Quốc)


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 4
5. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 4
8. Dự kiến đóng góp của đề tài ......................................................................... 5
9. Bố cục của đề tài ............................................................................................ 5
NỘI DUNG......................................................................................................... 6
Chƣơng . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN............................... 6
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm văn hóa ................................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm văn hóa giao tiếp .................................................................... 8
1.1.3. Đặc trưng của văn hóa giao tiếp ............................................................. 9
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 12
1.2.1. Khái quát về Hà Nội ............................................................................... 12
1.2.2. Quan niệm về “Người Hà Nội” ............................................................. 15
Tiểu kết chƣơng ............................................................................................ 18
Chƣơng . NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA
NGƢỜI HÀ NỘI .............................................................................................. 19
2.1. Vai trò và ý nghĩa của văn hóa giao tiếp đối v i đ i sống xã hội của
ngƣ i Hà Nội hiện nay .................................................................................... 19
2.2. Biểu hiện văn hóa giao tiếp của ngƣ i Hà Nội ...................................... 21
2.2.1. Biểu hiện văn hóa giao tiếp của người Hà Nội thể hiện trong gia đình

........................................................................................................................... 21
2.2.2. Biểu hiện văn hóa giao tiếp của người Hà Nội thể hiện ở nơi công sở


........................................................................................................................... 28
Tiểu kết chƣơng ............................................................................................ 39
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VẺ ĐẸP VĂN HÓA GIAO TIẾP
NGƢỜI HÀ NỘI .............................................................................................. 40
3.1. Thực trạng văn hóa giao tiếp của ngƣ i Hà Nội.................................... 40
3.1.1. Những giá trị tích cực trong văn hóa giao tiếp của người Hà Nội ...... 40
3.1.2. Hạn chế trong văn hóa giao tiếp của người Hà Nội ............................ 41
3.2. Giải pháp xây dựng văn hóa giao tiếp của ngƣ i Hà Nội ngày nay .... 43
3.2.1. Giải pháp xây dựng văn hóa giao tiếp trong gia đình........................... 43
3.2.2. Giải pháp xây dựng văn hóa giao tiếp trong công sở ........................... 47
3.2.3. Giải pháp xây dựng văn hóa giao tiếp trong xã hội .............................. 48
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 51
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa giao tiếp của người Việt đã có từ lâu đời. Cái đẹp trong văn hóa
giao tiếp được người Hà Nội lựa chọn lưu giữ. Giao tiếp là một nghệ thuật xây
dựng các mối quan hệ trong cộng đồng xã hội. Giao tiếp thông minh, tinh tế,
khôn khéo, hiệu quả chính là cách thức để thành công trong cuộc sống. Ngày
nay, mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng văn hóa giao tiếp luôn đóng vai
tr quan trọng đặc biệt trong ý thức của Người Hà Nội nói riêng và người Việt
Nam nói chung. Nó tạo nên những mối quan hệ có văn hóa, nền tảng đạo đức,

tạo nên một nét đẹp trong văn hóa Việt.
Ngày 10-10-1010 vua Lý Công Uẩn ra chiếu dời đô từ Hoa Lư – Ninh
Bình về Thăng Long – Hà Nội, đánh dấu một tầm nhìn chiến lược, một quá
trình phát triển của cả dân tộc. Năm 2010 cả nước long trọng tổ chức đại lễ kỉ
niệm 1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Trong hơn 1000 năm tồn
tại và phát triển Hà Nội ngày càng vươn mình trở thành trung tâm của cả
nước, ẩn giấu trong mình những nét đẹp văn hóa, mang đậm dấu ấn dân tộc để
hình thành nên vẻ đẹp giao tiếp riêng của Hà Nội.
Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, là trung tâm kinh tế - chính trị văn hóa của đất nước, nơi giao lưu và giữ được những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, văn hóa giao
tiếp của người Hà Nội được thể hiện qua cách sống, lối giao tiếp ứng xử với
môi trường xung quanh, thông qua những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của con
người. Vì thế, nét cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Hà Nội là thái độ
coi trọng lời nói, coi tình cảm trở thành nguyên tắc trong giao tiếp, có tư
tưởng coi trọng danh dự về mặt chủ thể giao tiếp và quan tâm đến đối tượng
giao tiếp, có sự quan sát, tìm hiểu, nhận định sâu sắc từ hình thức đến nội
dung, cách thức giao tiếp linh hoạt với sự điều phối của hệ thống nghi thức.
Hiện nay, trong xu thế hội nhập của các nước trong khu vực và trên thế giới,
Hà Nội c ng không n m ngoài xu thế ấy. Với việc Thủ đô ngày càng được
1


phát triển, người dân từ khắp nơi trên cả nước đến Hà Nội ngày một nhiều nên
nhu cầu giao tiếp của người Hà Nội có nhiều thay đổi. Các khuôn mẫu, chuẩn
mực giao tiếp dần mai một và biến đổi theo cơ chế mới của thời kì đất nước hội
nhập. Mỗi người có cách giao tiếp riêng của mình. Nó thể hiện tầm nhìn, khả
năng nhận thức, tầm hiểu biết, phẩm chất đạo đức, nếp sống, suy nghĩ của mỗi
người. Văn hóa giao tiếp chính là một môi trường thiết yếu để rèn luyện nhân
cách và giáo dục đạo đức cho mỗi người.
Xuất phát từ ý nghĩa của văn hóa giao tiếp và thực trạng về văn hóa

giao tiếp của người Hà Nội nên chúng tôi nghiên cứu về đề tài “Văn hóa giao
tiếp của người Hà Nội” với mong muốn phát huy những giá trị bản sắc dân
tộc, đồng thời tiếp thu có lựa chọn văn hóa giao tiếp của cả nước, mục đích
góp phần nhỏ lưu giữ và bảo tồn nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Hà
Nội.
2. Lịch sử vấn đề
Hà Nội và văn hóa giao tiếp được coi là tinh hoa của đất Việt ngàn năm
văn hiến. Nó đã tạo nên một nét độc đáo, không pha trộn. Đó chính là sự
khuyến khích, là những vấn đề hấp dẫn, lôi cuốn với những người yêu mến
mảnh đất ngàn năm văn hiến. Vì thế, có rất nhiều công trình liên quan đến vấn
đề này.
Uông Triều, Hà Nội quán xá phố phường, Nxb Văn học: Đây là cuốn
sách nói về những điều thân thuộc ở Hà Nội. Với cảm xúc mãnh liệt dành cho
mảnh đất này, Uông Triều đã ghi dấu ấn đậm nét trong sự khắc họa về thành
phố nghìn năm tuổi.

ng dẫn dắt người đọc đến với những con phố bình dị,

đến những món ăn truyền thống độc đáo chỉ riêng Hà Nội mới có mà đến nay
vẫn c n giữ nguyên hương vị trong tâm thức của những người Hà Nội sành ăn
người như phở b , bún ốc, bún cá .

2


Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục: Trong cuốn
sách này, tác giả đã không trình bày khái niệm về văn hóa nhưng đã kh ng
định cốt l i của khái niệm này. ng cho r ng văn hóa xuất hiện trong quan hệ
với hai loại môi trường đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Với
mỗi loại môi trường đều có cách ứng xử phù hợp.

Nguyễn Tiến Đoàn, Từ Tràng An thanh lịch đến Hà Nội thanh lịch, văn
minh, Nxb Hà Nội: Đây là cuốn sách vừa ra mắt bạn đọc trong dịp kỷ niệm
Ngày giải phóng Thủ đô 10/10/2018 vừa qua. Cuốn sách bao gồm nhiều kiến
thức mang tính tổng hợp, bao quát về nét đẹp trong văn hóa của người Hà Nội
xưa và nay.
Nguyễn Kim Thản, Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội, Nxb Văn học:
Đây là cuốn sách cung cấp tri thức với độc giả về một nét văn hóa độc đáo,
riêng biệt của người Hà Nội trong giao tiếp với môi trường xung quanh được
quan sát từ khía cạnh ngôn ngữ. Trong giao tiếp, người Hà Nội luôn thể hiện
thái độ trân trọng, chuẩn mực, bảo đảm tính thống nhất trong lời nói mà vẫn
giữ được sự trong sáng của tiếng Việt. Đó chính là nét đẹp trong văn hóa giao
tiếp của người Hà Nội.
Nguyễn Viết Chức, Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường
thiên nhiên, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa – Thông tin Hà Nội: ng phản ánh
mối quan hệ giữa môi trường với văn hóa ứng xử của người Hà Nội từ truyền
thống đến hiện đại. Trước xu thế phát triển, hội nhập với nền kinh tế của các
nước trong khu vực và trên thế giới, ông đã đưa ra những giải pháp để khắc
phục và xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội góp phần giữ gìn và phát
huy một nét đẹp trong văn hóa Việt.

3


Trong văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm viết về Hà Nội: Số đỏ (V
Trọng Phụng), Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam), Miếng ngon Hà
Nội (V B ng), Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân)

Đến nay vẫn chưa có

đề tài nào trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu về “Văn hóa giao tiếp của người Hà

Nội”. Các công trình nêu trên là cơ sở cung cấp một số luận cứ, luận chứng để
chúng tôi nghiên cứu đề tài của khóa luận.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài “Văn hóa giao tiếp của người Hà Nội” nh m
cung cấp những kiến thức cần có về văn hóa giao tiếp nói chung và văn hóa
giao tiếp của người Hà Nội nói riêng. Quan trọng hơn đây sẽ là đề tài định
hướng cho con người về vai tr , tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp để họ
có thái độ và hành động phù hợp góp phần giữ gìn và phát huy một nét đẹp
trong văn hóa Việt.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu trên các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để hiểu r về văn hóa
và văn hóa giao tiếp của người Hà Nội.
Khảo sát thực tế qua điều tra xã hội học để biết được những biểu hiện về
văn hóa giao tiếp của người Hà Nội. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về mặt
tích cực và mặt c n hạn chế đồng thời đưa ra những giải pháp nh m nâng cao
văn hóa trong giao tiếp của người Hà Nội.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Văn hóa giao tiếp của người Hà Nội.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về văn hóa giao tiếp trong phạm vi khu vực
Hà Nội.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài khóa luận được vận dụng tổng hợp các phương pháp sau:

4


Phương pháp thu thập tài liu: được sử dụng khi bắt đầu tiếp cận đề tài.
Nguồn tài liệu được cập nhật thông qua Internet, các trang mạng xã hội và các
tạp chí, sách báo

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Sử dụng khi đã thu thập được
nguồn tài liệu, tiến hành xử lý và lựa chọn tài liệu liên quan phục vụ cho đề tài:
“Văn hóa giao tiếp của người Hà Nội”.
Phương pháp điền dã: thực hiện quan sát, tìm hiểu, phỏng vấn và tổng
kết trong quá trình điền dã.
8. Dự kiến đóng góp của đề tài
Đề tài vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn trong việc
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến văn hóa giao tiếp của người Hà Nội. Từ
đó mỗi người sẽ có cái nhìn mới mẻ về văn hóa giao tiếp chung, có sự nhìn
nhận đúng đắn góp phần phát huy, quảng bá những nét đẹp trong văn hóa giao
tiếp của thủ đô ngàn năm văn hiến.
9. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của
đề tài được chia ra làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Những biểu hiện trong văn hóa giao tiếp của người Hà Nội
Chương 3: Giải pháp giữ gìn vẻ đẹp văn hóa giao tiếp của người Hà Nội

5


NỘI DUNG
Chƣơng . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Trong cuộc sống, con người nhắc rất nhiều đến văn hóa. Nhưng để tìm
hiểu về nội hàm của văn hóa thì không phải ai c ng biết. Theo UNESCO:
“Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và
trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một
hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc

tính riêng của mỗi dân tộc”. Khái niệm này kh ng định hoạt động sáng tạo
của con người gắn bó mật thiết với quá trình phát triển có tính lịch sử của mỗi
cộng đồng trải qua những thăng trầm tạo nên những giá trị có tính nhân văn
sâu sắc, đồng thời mang đặc trưng của mỗi cộng đồng, diện mạo riêng của
từng dân tộc. Tuy nhiên, nếu phụ thuộc vào khái niệm có tính khái quát này,
trong quá trình quản lý nhà nước về mặt văn hóa, chúng ta dễ bị hiểu lầm:
Quản lý văn hóa là quản lý các hoạt động sáng tạo và hẹp hơn là quản lý sáng
tác văn học nghệ thuật. Thực tế, quản lý văn hóa không phải như vậy, quản lý
văn hóa ở cấp xã lại càng không phải chỉ có thế.
Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: “Từ văn hoá có nhiều nghĩa, nó
được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Tuy được
dùng theo nhiều nghĩa nhưng suy cho cùng, khái niệm văn hoá được quy về
hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều
rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa

6


được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ
thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị
trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo
không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng
(văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá
được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn
hoá Đông Sơn…)”. [13]
Văn hoá bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Năm 1940,
Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn c ng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt h ng

ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức
sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nh m thích
ứng những nhu cầu đời sống và đ i hỏi của sự sinh tồn”. Như vậy, mọi hoạt
động trong cuộc sống của con người đều “vì lẽ sinh tồn c ng như mục đích
của cuộc sống”, những điều đó thông qua thực tiễn, được lặp đi, lặp lại thành
những thói quen, tập quán, sàng lọc thành những tiêu chuẩn, những giá trị vật
chất và tinh thần được lưu giữ, truyền từ đời này sang đời khác thành những
giá trị quý báu mang nét độc đáo riêng của mỗi cộng đồng, góp phần hình
thành di sản văn hóa của toàn nhân loại.
Khi tìm hiểu về nét riêng biệt trong văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc
Thêm cho r ng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình.”

7


Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết: “Đối với một số
người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy
và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm
cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại
nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu
thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ
về các chính sách văn hoá họp năm 1970 tại Venise” [UNESCO 1989: 5].
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, văn hóa đã góp phần
quan trọng vào việc phát triển xã hội loài người. Mỗi cộng đồng có một nền
văn hóa của riêng mình, nền văn hóa đó tập trung những tinh hoa mà dân tộc
đó sáng tạo ra, giữ gìn và phát huy qua những giai đoạn lịch sử của dân tộc.

Qua mỗi thời k , dân tộc Việt Nam phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược,
với sự khắc nghiệt của thời tiết, thiên tai hoành hành nhưng người Việt Nam
đã hun đúc nên một nền văn hóa đa dạng mà thống nhất, có sự giao lưu, h a
nhập nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Có
thể kh ng định r ng những nét đẹp ấy là gốc rễ, là sức mạnh tiềm tàng của
dân tộc Việt Nam.
1.1.2. Khái niệm văn hóa giao tiếp
Nói về giao tiếp, có ý kiến cho r ng: “Giao tiếp là quá trình truyền đạt
và tiếp nhận thông tin, tư tưởng, tình cảm giữa các cá nhân hoặc nhóm người.
Đây là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu, thỏa mãn
nhu cầu của chúng ta. Giao tiếp là biện pháp, thông hiểu nhau là mục đích.
Trong cuộc sống hiện thực của con người, rất nhiều điều không vui, không
thuận lợi, khó xử, thất bại, bất hạnh đều có liên quan tới việc thiếu giao tiếp
hoặc giao tiếp không thành công trong gia đình, bạn bè, giữa người với
người”.
Các nhà nghiên cứu kh ng định: “Văn hóa giao tiếp là một phạm trù
mang tính xã hội mà trong đó yếu tố văn hóa chỉ được đề cập đến trong phạm
vi của giao tiếp là những hiểu biết về phong tục tập quán, đời sống xã hội, là
8


hệ thống nguyên tắc những chuẩn mực văn hóa, đạo đức… Văn hóa giao tiếp
như hạt nhân để tạo dựng một nề nếp, một lối sống chuẩn mực cho mỗi cá
nhân, mỗi nhóm người. Văn hóa giao tiếp mang trong mình những giá trị văn
hóa, đạo đức, thẩm mỹ phù hợp với mỗi cá nhân, mỗi dân tộc. Văn hóa giao
tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn
hóa của mỗi người trong xã hội”.
1.1.3. Đặc trưng của văn hóa giao tiếp
Trong cuộc sống, văn hóa giao tiếp giữ vai tr quan trọng trong cách
ứng xử. Văn hóa giao tiếp ở mỗi quốc gia có những đặc trưng riêng. Văn hóa

giao tiếp có nghĩa là quá trình tiếp xúc, người Việt Nam có tính hiếu khách
trao đổi giữa người với người phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Văn hóa
giao tiếp có những đặc trưng cơ bản sau:
1.1.3.1. Người Việt Nam có tính hiếu khách
Người Việt Nam có tính thích thăm hỏi. Hàng ngày có gặp nhau, lúc
rảnh việc họ vẫn tới nhà nhau, nói chuyện trao đổi về công việc, về những
buồn vui trong cuộc sống. Thăm hỏi không còn là trách nhiệm mà là biểu hiện
của tình cảm, thắt chặt thêm mối quan hệ họ hàng, làng xóm.
Tính hiếu khách của người Việt được biểu hiện qua việc khi nhà có
khách đến chơi, người Việt dù nghèo khó đến đâu vẫn luôn có thói quen tiếp
đón chu đáo, nồng hậu, tiếp đãi khách b ng những món ăn ngon nhất. Tính
hiếu khách càng được biểu hiện r hơn khi ta đến với những miền quê xa xôi,
những vùng rừng núi hẻo lánh.
1.1.3.2. Người Việt Nam coi trọng tình nghĩa giao tiếp
Người Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa nông nghiệp với
quan niệm “Quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” đồng thời tồn tại
lối sống trọng tình nghĩa đã có từ bao đời nay. Xuất phát từ điều đó, người
Việt coi tình cảm trở thành nguyên tắc trong giao tiếp ứng xử:
“ êu nhau yêu cả đường đi
Gh t nhau gh t cả tông ti họ hàng”
9


Điều đó thể hiện thông qua quan niệm sống: “Một bồ cái lý không bằng
một tý cái tình”. Người Việt Nam luôn đề cao tình cảm hơn mọi thứ trên đời.
i giúp đỡ mình một chút đều phải biết ơn, ai bảo ban một chút c ng phải ghi
nhớ. Chính điều đó đã khiến cho quan hệ trong cộng đồng trở nên gắn bó, tạo
thành một nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Việt.
1.1.3.3. Người Việt Nam có tính cộng đồng cao và ưa quan sát.
Trong cuộc sống, người Việt quan tâm đến rất nhiều vấn đề từ quê

quán, tuổi tác đến trình độ, địa vị, tình trạng gia đình. Thói quen thích tìm
hiểu này khiến cho bạn bè quốc tế có nhận xét là người Việt Nam hay t m .
Điều này ch ng qua c ng chỉ là kết quả của tính cộng đồng làng xã mà ra.
Do tính cộng đồng, người Việt Nam luôn có trách nhiệm phải quan tâm
đến người khá. Mặt khác, xuất phát từ lối sống trọng tình cảm, mỗi người đều
có những cách xưng hô phù hợp, đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống.
Biết tính cách, biết người để lựa chọn cách xưng hô cho đúng mực: “Chọn
mặt gửi vàng”. Khi không được lựa chọn thì người Việt luôn có sự thích ứng
một cách linh hoạt: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”; “Đi với bụt mặc áo cà sa,
đi với ma mặc áo giấy”.
Tính cộng đồng c n khiến người Việt Nam có lối sống trọng danh dự:
“Tốt danh hơn lành áo”; “Đói cho sạch, rách cho thơm”; “Trâu chết để da,
người ta chết để tiếng”. Danh dự của mỗi người gắn liền với khả năng giao
tiếp: Lời hay nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm; lời dở truyền đến tai
nhiều người, tạo nên tai tiếng.
Vì thói quen coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện:
“Ở đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi”; “Đem
chuông đi đấm nước người, không kêu cũng đánh ba hồi lấy danh”; “Một
quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”. Vì danh dự, các cụ già
trong làng vẫn to tiếng với nhau vì miếng ăn: “Một miếng giữa làng bằng một
sàng xó bếp”. Lối sống trọng danh dự dẫn đến cơ chế tạo tin đồn, tạo nên dư
luận như một thứ v khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định
10


của làng xã.
1.1.3.4. Người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận
Người Việt Nam xưa nay vẫn luôn ưa sự tế nhị. Dù trong hoàn cảnh
nào, người Việt vẫn thể hiện sự ý tứ, duyên dáng trong giao tiếp. Điều đó
khiến cho người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”, không

mở đầu trực tiếp, đi th ng vào vấn đề như người phương Tây. Truyền thống
của người Việt khi bắt đầu giao tiếp là phải chào hỏi, nói về những vấn đề
xung quanh trước rồi mới đến câu chuyện cần bàn. C ng vì thế mà trong dân
gian có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.
Cách giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là kết quả của lối sống trọng tình nghĩa và
lối tư duy trong các mối quan hệ. Nó tạo nên thói quen cân nhắc trước khi nói:
“Ăn có nhai, nói có nghĩ”; “Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nó”i;
“Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”; “Người khôn ăn nói nửa
chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo”… Chính điều này đã khiến cho
người Việt thiếu tính quyết đoán, nhưng giữ được sự h a thuận, không làm
mất l ng ai.
Người Việt Nam thường hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng
trong thói quen giao tiếp của người Việt. Tâm lý trọng sự hòa thuận khiến
người Việt luôn có chủ trương nhường nhịn:
“Chồng giận thì vợ bớt lời,
Cơm sôi nhỏ lửa mấy đời cơm khê”
Người Việt có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú
Hệ thống nghi thức trong giao tiếp của người Việt trước hết đó là sự
phong phú của từ ngữ xưng hô. Trong khi các nước phương Tây và Trung
Hoa chỉ dùng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt c n sử dụng một lượng lớn
các danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô. Các từ ngữ xưng hô này có các
đặc điểm:
Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa, thiên về tình cảm, coi những người
trong cộng đồng như người thân trong gia đình.
11


Thứ hai, có tính chất cộng đồng hóa cao – trong hệ thống này không có
những từ xưng hô chung mà tùy thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian,
không gian giao tiếp cụ thể. Cùng là hai người nhưng cách xưng hô có khi thể

hiện được hai quan hệ khác nhau: chú-con, ông-con, bác-em, anh-tôi

Lối

gọi nhau b ng tên con, tên cháu, tên chồng; b ng thứ tự sinh (Cả, Hai, Ba,
Tư ) trở nên phổ biến.
Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kỹ kưỡng: người Việt Nam thường có thói
quen xưng và hô theo quan niệm “Xưng khiêm hô tôn”. Việc tôn trọng đối
tượng giao tiếp đã dẫn đến tục kiêng tên riêng: xưa kia người ta chỉ gọi đến
tên riêng khi chửi nhau; đặt tên con quan trọng nhất là không được trùng tên
với những bậc vai vế trong gia đình, gia tộc c ng như ngoài xã hội. Vì vậy mà
người Việt trước đây có tục nhập gia vấn húy.
Nghi thức trong cách giao tiếp rất phong phú. Do lối sống trọng tình và
linh hoạt nên người Việt không dùng từ cảm ơn hoặc xin lỗi chung chung cho
mọi trường hợp như người phương Tây. Với mỗi trường hợp luôn có cách thể
hiện sự cảm ơn, xin lỗi khác nhau: “Con xin chú (cảm ơn khi nhận quà)”;
“Chị chu đáo quá (cảm ơn khi được quan tâm)”; “Bác bày vẽ quá (cảm ơn
khi được đón tiếp)”; “Quý hóa quá (cảm ơn khi khách đến thăm); Anh quá
khen (cảm ơn khi được khen)”…
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về Hà Nội
Hà Nội là Thủ đô của cả nước. Nơi đây đã trở thành một trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa lớn thu hút sự quan tâm của không ít bạn bè trong
nước và quốc tế. Trải qua hơn một nghìn năm tồn tại và phát triển, mảnh đất
ngàn năm văn hiến vẫn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, góp
phần lưu giữ và xây dựng một Hà Nội văn minh, thanh lịch.
1.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
“Nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm Đồng bằng châu thổ sông
Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến
12



106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía
Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hưng ên phía
Đông, Hòa Bình và Phú Thọ phía Tây”. [15]
1.2.1.2. Dân cư
Số dân của thành phố tính đến năm 2017 có 7.420.100 người trong đó
dân số nội thành chiếm 58,8%, dân số ngoại thành chiếm 41,2%.
Dân cư Hà Nội có sự phân bố không đều giữa các khu vực hành chính.
Theo số liệu năm 2018: “Mật độ trung bình của người Hà Nội là 2881
người/km2 (mật độ trung bình ở nội thành 19163 người/km2, riêng quận Hoàn
Kiếm là 37265 người/km2, ở ngoại thành 1721 người/km2 trong khi đó ở
những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới
1000 người/km2 ). Mật độ này cao gấp gần 12 lần so với mức trung bình của
cả nước, gần gấp đôi mật độ dân số của vùng đồng bằng sông Hồng và là
thành phố có mật độ cao nhất cả nước”.
1.2.1.3. Đơn vị hành chính
Hiện nay, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 12 quận, 17
huyện, 1 thị xã) và 584 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 386 xã, 177 phường và
21 thị trấn), bao gồm: quận Ba Đình, quận Bắc Từ Liêm, quận Cầu Giấy,
quận Đống Đa, quận Hà Đông, quận Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, quận
Hoàng Mai, quận Long Biên, quận Nam Từ Liêm, quận Tây Hồ, quận Thanh
Xuân, Thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, huyện Chương Mỹ, huyện Đan Phượng,
huyện Đông

nh, huyện Gia Lâm, huyện Hoài Đức, huyện Mê Linh, huyện

Mỹ Đức, huyện Phú Xuyên, huyện Phúc Thọ, huyện Quốc Oai, huyện Sóc
Sơn, huyện Thanh Oai, huyện Thanh Trì, huyện Thạch Thất, huyện Thường
Tín, huyện Ứng Hòa.

1.2.1.4. Hà Nội - trung tâm chính trị của cả nước
Hà Nội - mảnh đất nghìn năm tuổi với truyền thống văn hiến từ bao đời
nay đã chứng kiến bao chiến công lẫy lừng của dân tộc c ng là nơi định đô
của các vương triều phong kiến Việt Nam tự hào là trung tâm chính trị của cả
13


nước với bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9/1945 tại quảng trường Ba
Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng h a.
Là trung tâm của cả nước, Hà Nội là nơi hội tụ các cơ quan lãnh đạo
của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể xã hội.
Thủ đô c ng là nơi diễn ra các sự kiện chính trị lớn, đó là các Đại hội
đại biểu toàn quốc của Đảng, các k họp Quốc hội, các hoạt động ngoại giao,
hợp tác, ký kết với nước ngoài

Từ đó đưa ra các chủ trương, đường lối

chiến lược và sách lược cho từng thời k xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc.
1.2.1.5. Hà Nội – trung tâm kinh tế của cả nước
Trải qua quá trình giao lưu, hội nhập, tiếp biến với sự phát triển của các
nước trong khu vực và trên thế giới, Hà Nội nhanh chóng trở thành trung tâm
kinh tế của cả nước.
Về công nghiệp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế Hà Nội bắt đầu ghi nhận
những bước chuyển biến mạnh mẽ: “Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của
thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52 %, thời kỳ 1996 - 2000 là 10,38%. Từ
năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD
lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam”. Theo số liệu năm
2010: “GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và khoảng 41% so
với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng”.

Về nông nghiệp, Hà Nội là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, cung cấp
một lượng lớn lương thực, thực phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng cho
nhân dân Thủ đô.
Về thương mại: hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và các dịch vụ
phát triển mạnh với hệ thống cơ sở vật chất như ngân hàng, các trung tâm
thương mại, siêu thị, các khu chợ, khu vui chơi giải trí... Đồng thời, Hà Nội là
đầu mối giao thông quan trọng của các tuyến đường đi các tỉnh trong nước và
thế giới. Có thể thấy, Hà Nội là trung tâm kinh tế, là đầu mối giao thương
không chỉ ở trong nước mà c n mở rộng ra các nước trong khu vực và trên thế
14


giới.
1.2.1.6. Hà Nội – trung tâm văn hoá của cả nước
Hà Nội – mảnh đất ngàn năm văn hiến không chỉ đóng vai tr là trung
tâm kinh tế - chính trị, Hà Nội c n là một trung tâm văn hóa lớn của cả nước.
Tất cả các nhà xuất bản, các cơ quan thông tấn, báo chí, trụ sở trung ương hội
văn học – nghệ thuật, các nhà hát, rạp phim

cấp quốc gia đều đóng tại Hà

Nội. Thủ đô c n là nơi đứng đầu về số lượng bảo tàng, rạp hát, sân vận động,
các di tích lịch sử – văn hóa. Tin tức của mọi miền trên đất nước c ng được
phát ra từ đây trên sóng phát thanh và truyền hình. Mỗi năm có hàng trăm tờ
báo và tạp chí, hàng chục đầu sách mới của gần 40 nhà xuất bản trung ương
được phát hành khắp nơi không chỉ ở trong nước mà c n xuất bản ra nước
ngoài, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và quảng bá
hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới.
Hà Nội là nơi lưu giữ những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong
phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng

thành Thăng Long, thành Cổ Loa, chùa Một Cột, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn
Điều này đã kh ng định văn hóa Hà Nội là sự chắt lọc của tinh hoa văn hóa
ngàn năm, góp phần làm rạng rỡ truyền thống văn hóa lâu đời của người Hà
Nội nói riêng và con dân nước Việt nói chung.
1.2.2. Quan niệm về “Người Hà Nội”
Từ lâu phẩm chất về người Hà Nội đã được người dân truyền tai nhau
qua câu ca dao:
“Chẳng

thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
Thế nhưng thế nào thì được coi là dân Hà Nội luôn là câu hỏi rất khó
phân định.
Thứ nhất, đánh giá dựa vào địa lý: “Trên lý thuyết, những người nào có
hộ khẩu do Công an thành phố Hà Nội cấp thì đương nhiên được coi là công
dân Hà Nội. Thế nhưng Hà Nội luôn luôn mở rộng. Nếu trước đây, Hà Nội
15


chỉ gồm 36 phố phường thì giờ đây, sau khi sáp nhập Hà Tây, Hà Nội trải dài
từ chân huyện Lương Sơn (Hòa Bình) tới cầu Đa Phúc, giáp tỉnh Thái
Nguyên”. Một nghiên cứu khác cho biết: “Người Hà Nội gốc chiếm có 7%
trong số 4 triệu dân ở thời điểm trước khi Hà Nội mở rộng". Theo tác giả Hà
Đình Đức: “Dân số Hà Nội (tính đến thời điểm 2005, chưa sáp nhập Hà Tây)
có 26% gốc Thanh Hóa và 27% gốc Nghệ. Người dân từ các miền quê không
chỉ mang tới đô thành những sản vật đặc trưng của địa phương, mà còn mang
đến cả lời ăn, tiếng nói hiền hòa; lối sống giản dị, khiêm nhường cùng lối ứng
xử, giao tiếp niềm nở, ân cần, mộc mạc, ân tình”. Điều đó đã làm nên một Hà
Nội thuần phác, thanh lịch, mà Phạm Đình Hổ đã kh ng định trong “Vũ

Trung tùy bút”: “Phong tục chuộng thói trung hậu, mọi người hàng ngày
giao tiếp với nhau có ý khoan dung, bình dị, giữ thói khiêm nhường. Nếu ai có
điều gì sằng bậy, thì chỉ sợ người ta biết mà chê cười. Đến như những kẻ thân
quan, quốc thích và những kẻ con em vô lại rong chơi, cũng không dám công
nhiên làm càn. Nếu có kẻ nào không theo lễ ph p mà làm sằng, thì những bậc
phụ lão nhà lương gia lại ngầm đem chuyện ấy để răn bảo con cháu” [4;
tr.60-61].
Có người giới hạn: “Người Hà Nội phải là công dân những quận nội
thành”. Tuy nhiên, nói như vậy c ng chưa thật thỏa đáng bởi nhiều quận nội
thành hiện nay trước kia là huyện như Long Biên, Cầu Giấy. Lại có ý kiến lấy
sông Hồng và Đê La Thành làm giới hạn. Nhưng như vậy vẫn không ổn bởi
sẽ bỏ qua các làng “rất Hà Nội” như khu vực làng Bạch Mai, làng Mọc

Lại

có người nhất quyết “Người Hà Nội phải là công dân phố cổ, tức là người của
36 phố phường Hà Nội”. Suy cho cùng, đánh giá dựa vào địa lý xem ra không
ổn.
Thứ hai, đánh giá dựa vào thời gian. Câu hỏi được đặt ra: “Những người
ở Hà Nội bao nhiêu lâu, mấy đời thì được coi là người Hà Nội?” Có rất nhiều
ý kiến xoay quanh vấn đề này. Có người tuyên bố rất hùng hồn r ng: “Cứ hộ
khẩu Hà Nội là công dân Hà Nội”. Trên lý thuyết, công dân Hà Nội thì đúng
16


rồi nhưng "Người Hà Nội" như thế thì có vẻ không ổn. Hoặc c ng có ý kiến
khác: “Cứ ai sinh ra ở Hà Nội, lớn lên học hành ở Hà Nội thì được coi là
người Hà Nội”. Quan niệm này vẫn không dễ được chấp nhận vì số người
như vậy quá đông, chiếm đến 70-80%. Có người lại quy chuẩn: “Cứ phải ba
đời trở lên mới được coi là người Hà Nội”.

Thứ ba, đánh giá dựa vào văn hóa: “Bỏ qua tất cả yếu tố địa lý, thời
gian mà lấy cách sống, tức là văn hóa làm nền tảng. Con người sinh ra ở
đâu? Ở Hà Nội bao nhiêu năm? Ngoại thành hay huyện lị không quan trọng
miễn là có chất thanh lịch của người Tràng An”.
Theo GS Sử học Lê Văn Lan: “Thời bao cấp người ta lấy tiêu chí hộ
khẩu, rằng cứ ai có hộ khẩu Hà Nội thì được gọi là người Hà Nội. Rồi đến
giai đoạn người ta lại bổ sung, những ai khai sinh ở Hà Nội thì được gọi là
người Hà Nội. Sau đó người ta lại đưa ra một tiêu chí khác, người Hà Nội là
những người có đóng góp, cống hiến nhiều cho Hà Nội. Rồi đến thời kỳ bùng
nổ các phong trào làng văn hóa, khu dân cư văn hóa, các nhà quản lý áp
dụng tiêu chí cứ ai có ba đời họ tộc sống ở Hà Nội thì được gọi là người Hà
Nội. Và rồi người ta lại đề xuất một tiêu chí khác, những người cứ sống một
đời ở Hà Nội thì được gọi là người Hà Nội”.
Vì thế, GS Lê Văn Lan cho r ng: “Đi tìm khái niệm người Hà Nội ở góc
độ văn hóa là chuẩn xác nhất. Văn hóa người Hà Nội là chỗ để phân biệt với
người từ những vùng đất khác. Đó là về ngôn ngữ ăn nói, nếp sống của thị
dân lâu đời, cung cách ăn mặc, tính cách giao tiếp”.
Theo nghiên cứu của GS Lê Văn Lan về văn hóa người Hà Nội: “Cho
dù con người đó đến Hà Nội từ lâu rồi hay mới đến, cống hiến cho thủ đô
nhiều hay ít thì họ đều phải mang bản lĩnh, bản sắc của thị dân. Thị dân hiểu
nôm na là người đô thị. Trên đất nước này, chỉ người Hà Nội là mang rõ bản
sắc thị dân nhất vì lịch sử đô thị của Hà Nội có thể nói là cả hơn ngàn năm
tuổi và lâu đời nhất Việt Nam”.

17


Tiểu kết chƣơng
Như vậy, văn hóa là yếu tố đặc biệt quan trọng. Nó quyết định diện
mạo của mỗi quốc gia, dân tộc. Văn hóa giao tiếp là một thành tố trong tổng

thể văn hóa nh m xác lập quan hệ giao tiếp của mỗi người trong xã hội, là tổ
hợp của các yếu tố: cử chỉ, lời nói, hành vi, thái độ, cách ứng xử

Văn hóa

giao tiếp là một đặc trưng không thể thiếu trong cuộc sống đặc biệt là đối với
người Hà Nội. Là Thủ đô của đất nước, đồng thời là trung tâm chính trị - kinh
tế - văn hóa nên văn hóa giao tiếp của người Hà Nội đặc biệt được chú ý.
C ng vì thế, quan niệm về “Người Hà Nội” đã trở thành vấn đề được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm. Mặc dù c n nhiều tiêu chí khác để đánh giá nhưng
không thể phủ nhận một điều là lối sống Hà Nội dù đã trải qua nhiều giai
đoạn, thời k với nhiều thăng trầm, biến cố cùng với đó là sự đối mặt với nạn
xâm lăng của nhiều thế lực thù địch nhưng cho đến thời điểm này, sự thanh
lịch của người Tràng n với “sức đề kháng” mạnh mẽ vẫn đang tồn tại mãnh
liệt. Nó như một mạch ngầm âm ỉ cháy từ thế hệ này sang thế hệ khác, bất
biến trước những xô bồ, xáo động của lối sống lai tạp.

18


×