Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Trường nghĩa không gian trong hai tiểu thuyết lịch sử búp sen xanh của nhà văn sơn tùng và sương mù tháng giêng của nhà văn uông triều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

GIÁP THỊ THU

TRƢỜNG NGHĨA KHÔNG GIAN
TRONG “BÚP SEN XANH” CỦA SƠN TÙNG VÀ
“SƢƠNG MÙ THÁNG GIÊNG” CỦA UÔNG TRIỀU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

GIÁP THỊ THU

TRƢỜNG NGHĨA KHÔNG GIAN
TRONG “BÚP SEN XANH” CỦA SƠN TÙNG VÀ
“SƢƠNG MÙ THÁNG GIÊNG” CỦA UÔNG TRIỀU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


TS. NGUYỄN THỊ HIỀN

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ cùng
toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2 đã tạo điều kiện để tôi đƣợc học và tìm hiểu nghiên cứu một cách tốt
nhất trong quá trình làm khóa luận, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến TS. Nguyễn Thị Hiền, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành khóa
luận này.
Do hạn chế về thời gian, cũng nhƣ kiến thức của bản thân, nên khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý, và ý
kiến đánh giá của quý thầy cô để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận

Giáp Thị Thu


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
- Khóa luận này là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi có sự tham khảo
của những ngƣời đi trƣớc và dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hiền.
- Toàn bộ từ ngữ, số liệu thống kê trong khóa luận là hoàn toàn trung thực.
- Đề tài nghiên cứu và các kết luận khoa học chƣa từng đƣợc công bố

trên bất kì công trình khoa học nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận

Giáp Thị Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................... 1
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 4
6. Đóng góp của khóa luận ....................................................................... 5
7. Cấu trúc khóa luận ............................................................................... 5
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 6
1.1. Trƣờng nghĩa .................................................................................... 6
1.1.1.Khái niệm về trường nghĩa............................................................ 6
1.1.2. Phân loại trường nghĩa ................................................................ 7
1.2.3.Ý nghĩa việc tìm hiểu trường nghĩa trong tác phẩm văn học ..........11
1.2. Trƣờng nghĩa chỉ không gian ............................................................14
1.2.1. Khái niệm không gian trong văn học ...........................................14
1.2.2. Trường nghĩa không gian trong văn học ......................................15
1.3. Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết “Búp sen xanh” và “Sƣơng
mù tháng Giêng” ....................................................................................16
1.3.1. Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết “Búp sen xanh”..................16
1.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết “Sương mù tháng Giêng” ...18
CHƢƠNG 2 TRƢỜNG NGHĨA KHÔNG GIAN TRONG TÁC PHẨM

“BÚP SEN XANH” CỦA SƠN TÙNG VÀ “SƢƠNG MÙ THÁNG
GIÊNG” CỦA UÔNG TRIỀU ...................................................................21
2.1. Trƣờng nghĩa không gian trong “búp sen xanh” của Sơn Tùng. ..........21
2.1.1 Không gian làng quê....................................................................22
2.1.2 Không gian đường lên kinh đô Huế và cảnh đẹp miền Trung .........26
2.1.3. Không gian kinh đô Huế .............................................................29
2.1.4. Không gian Sài Gòn đầu thế kỉ XX ..............................................33


2.2. Trƣờng nghĩa không gian trong “Sƣơng mù tháng giêng” của
Uông Triều ............................................................................................38
2.2.1. Không gian chiến trận ................................................................38
2.2.2 Không gian âm phủ. ....................................................................47
2.3. So sánh cách xây dựng không gian trong hai tiểu thuyết “Búp sen
xanh” và “Sƣơng mù tháng Giêng”. .........................................................49
2.3.1. Giống nhau ................................................................................49
2.3.2. Khác nhau ..................................................................................50
KẾT LUẬN...............................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................53


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng khảo sát từ ngữ thuộc trƣờng nghĩa không gian làng quê .....22
Bảng 2.2. Bảng khảo sát từ ngữ thuộc trƣờng nghĩa không gian đƣờng lên
kinh đô Huế và cảnh đẹp miền Trung ..........................................26
Bảng 2.3. Bảng khảo sát từ ngữ thuộc trƣờng nghĩa k hông gian kinh đô
Huế ............................................................................................29
Bảng 2.4. Bảng khảo sát từ ngữ thuộc trƣờng chỉ không gian ở Sài Gòn.......33
Bảng 2.5. Bảng khảo sát từ ngữ thuộc trƣờng nghĩa không gian trong cuộc

chiến chống quân Nguyên Mông lần 2 (1285) .............................40
Bảng 2.5. Bảng khảo sát từ ngữ thuộc trƣờng nghĩa không gian trong cuộc
chiến chống quân Nguyên Mông lần 3 (1288) .............................43


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Có ngôn ngữ mới có văn học. Văn học là phƣơng tiện để thể hiện hình
thái của ngôn ngữ. Do vậy, khi phân tích một tác phẩm văn học ta phải gắn
với việc tìm hiểu ngôn ngữ của tác phẩm văn học đó. Ngôn ngữ là chất liệu để
cấu thành tác phẩm văn học nên việc nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ trong
văn học là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, giúp ta hiểu rõ đƣợc một tác
phẩm văn học, bƣớc đầu tiên là từ chất liệu đặc trƣng của nó (chất liệu ngôn
từ).
Mọi sự kiện trong đời sống đều đƣợc diễn ra trong một không gian cụ
thể. Nhiệm vụ của văn học là tái hiện lại những sự kiện trong đời sống đó. Do
vậy, khi tái hiện lại đời sống, các nhà văn không thể bỏ qua yếu tố không gian
trong sáng tác của mình. Không gian góp phần xây dựng thế giới trong tác
phẩm văn học tạo nên tính tổng thể trong tác phẩm đó.
1.2.“Búp sen xanh” và “Sƣơng mù tháng giêng” là hai tiểu thuyết lịch sử
thành công của hai nhà văn Sơn Tùng và Uông Triều. Điểm chung ở hai tác
phẩm này là đều viết về những vĩ nhân trong lịch sử của dân tộc, từ đó thể
hiện lòng tự hào, tự tôn của dân tộc. Bên cạnh đó, hai tác phẩm thu hút ngƣời
đọc bởi cách xây dựng không gian độc đáo.
Việc tìm hiểu trƣờng nghĩa không gian trong “Búp sen xanh” và
“Sƣơng mù tháng giêng” không chỉ giúp ta phát hiện ra những vẻ đẹp của
ngôn ngữ dân tộc, bên cạnh đó cảm nhận đƣợc vẻ đẹp thiên nhiên trù phú của
quê hƣơng, niềm tự hào, tự tôn của dân tộc trong tinh thần quật khởi chiến
đấu bảo vệ non sông đất nƣớc, đồng thời thấy đƣợc tƣ tƣởng của nhà văn
muốn gửi gắm qua việc khắc họa không gian trong tác phẩm. Tìm hiểu về

trƣờng nghĩa không gian trong hai cuốn tiểu thuyết này cũng góp phần định
hƣớng trong đổi mới dạy và học ngữ văn theo quan điểm tích hợp ngôn ngữ văn học – lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Không gian và trường nghĩa chỉ không gian trong tác phẩm văn học

1


Nghiên cứu về không gian và trƣờng nghĩa chỉ không gian trong các tác
phẩm văn học, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học nhƣ: Lý luận
chung về không gian nghệ thuật trong văn học của Vũ Minh Đức; luận văn
thạc sĩ Khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố Hữu của Nguyễn Thị
Thơm (2013); Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Đồng Đức Bốn của
Nguyễn Thị Hiền (2013), sách chuyên khảo Trường nghĩa trong Tiếng Việt –
Trường hợp trường nghĩa “lửa” và trường nghĩa “nước” của Nguyễn Văn
Thạo (2017),.... các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu về trƣờng nghĩa
nói chung, và về các quan niệm về không gian nghệ thuật trong văn học. Đây
là một không gian phức tạp, không chỉ bao gồm không gian vật chất mà còn
là không gian trong tƣởng tƣợng của con ngƣời. Nhƣ vậy, trong ngôn ngữ và
văn học từ trƣớc đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về trƣờng nghĩa
và không gian trong văn học.
Dựa trên cơ sở đó, với đề tài của mình chúng tôi cũng muốn đóng góp
phần nhỏ vào trong quá trình tìm hiểu trƣờng nghĩa nói chung và trƣờng nghĩa
chỉ không gian trong ngôn ngữ nói riêng.
2.2. Sơ lược về tình hình nghiên cứu hai tác phẩm Búp sen xanh của Sơn
Tùng và Sương mù tháng giêng của Uông Triều.
Nhà văn Sơn Tùng, sinh năm 1928 quê ở Nghệ An là thế hệ nhà văn
trƣởng thành trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu
nƣớc của dân tộc Việt Nam. Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, ông dành
phần lớn để viết về chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong các tác phẩm đó, nổi tiếng

hơn cả là tiểu thuyết “Búp sen xanh”. Với tác phẩm này, Sơn Tùng đƣợc xem
là ngƣời đầu tiên trên văn đàn Việt Nam mở một hƣớng mới khi viết về Bác
Hồ, không phải xuất phát từ cái nhìn về một vị lãnh tụ, mà từ một con ngƣời
bình dị, một con ngƣời mang tâm hồn dạt dào của ngƣời dân xứ Nghệ.
Nhà văn Uông Triều, sinh năm 1977 là một trong những cây bút trẻ văn
xuôi xuất sắc của văn học Việt Nam kể từ sau năm 1975. Mảng sáng tác xuất
sắc nhất của Uông Triều chính là những truyện viết về đề tài lịch sử, và lấy
điểm tựa thời gian là nhà Trần. Nhà Trần cùng với những chiến công chói lọi,
ba lần chiến thắng quân xâm lƣợc Nguyên Mông trở thành niềm tự hào của

2


dân tộc. Hào khí Đông A đã mang lại nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho
các nhà văn, và Uông Triều không nằm ngoài sức hút đó. Tiểu thuyết “Sƣơng
mù tháng Giêng” đƣợc đánh giá là một trong những tác phẩm hay và thành
công nhất trong sự nghiệp sáng tác của Uông Triều. Tác phẩm đã bao quát
một bối cảnh lịch sử rộng lớn về chiến thắng của vua tôi nhà Trần trƣớc hai
cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (1285 – 1288).
Cùng thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử và cùng viết về những vĩ nhân
của dân tộc,có một số công trình nghiên cứu về nội dung, tƣ tƣởng của tác
phẩm nhƣ: khóa luận tốt nghiệp Diễn ngôn lịch sử trong “Sương mù tháng
Giêng” của Vũ Thị Minh Thu (2017), tôi đọc “búp sen xanh” của Thảo
Nguyên (2015), kiến giải lịch sử trong tiểu thuyết “sương mù tháng Giêng”
của Phƣơng Nhã,… Tuy nhiên,từ góc độ ngôn ngữ nói chung, trƣờng nghĩa
nói riêng chúng tôi nhận thấy chƣa có công trình nào nghiên cứu. Do vậy, với
những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài Trường nghĩa không gian trong hai
tiểu thuyết lịch sử “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng và “Sương mù
tháng giêng” của nhà văn Uông Triều để nghiên cứu, mong muốn góp phần
làm sáng tỏ về trƣờng nghĩa chỉ không gian trong hai tác phẩm trên, đồng thời

làm phong phú hơn về ngữ liệu trong việc dạy học môn Ngữ văn ở nhà trƣờng
Phổ thông.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích của khóa luận này là mong muốn tìm hiểu trong một phạm vi
hẹp về hai tác phẩm văn học “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng và
“Sƣơng mù tháng giêng” của nhà văn Uông Triều dƣới góc độ ngôn ngữ, cụ
thể là về các trƣờng nghĩa chỉ không gian trong tác phẩm. Qua đó, giúp ta mở
ra thêm một hƣớng tiếp cận mới về hai tiểu thuyết này, đồng thời góp phần
thể hiện những đặc trƣng trong phong cách sáng tác của hai nhà văn.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích trên, khóa luận phải đảm bảo thực hiện đƣợc
những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống cơ sở lý luận của đề tài.

3


- Khảo sát các từ ngữ thuộc trƣờng nghĩa không gian trong hai cuốn
tiểu thuyết “Búp sen xanh” và “Sƣơng mù tháng giêng”.
- Phân tích giá trị biểu đạt của các từ ngữ thuộc trƣờng nghĩa chỉ không
gian trong hai cuốn tiểu thuyết.
- So sánh sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các từ ngữ thuộc
trƣờng nghĩa không gian trong hai tác phẩm để tìm ra đặc trƣng phong cách
của nhà văn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận, chúng tôi chú trọng sử dụng các
phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp miêu tả: miêu tả đƣợc đặc điểm của các trƣờng nghĩa chỉ không
gian trong tác phẩm và các từ ngữ biểu đạt không gian đó.

Phƣơng pháp phân tích (phân tích ngữ nghĩa và phân tích ngữ cảnh): để làm
rõ giá trị biểu hiện của từ trong những trƣờng hợp cụ thể, bên cạnh đó chỉ ra
đƣợc ý nghĩa, tác dụng của các từ ngữ chỉ không gian đối với việc thể hiện giá
trị tƣ tƣởng của tác phẩm.
Ngoài hai phƣơng pháp trên, thủ pháp phân loại và thống kê cũng đƣợc
sử dụng trong khóa luận:
Thủ pháp thống kê: Dùng để tổng hợp ngữ liệu, qua đó bƣớc đầu có cái nhìn
khái quát về trƣờng nghĩa chỉ không gian trong hai tác phẩm.
Thủ pháp phân loại: Dùng để phân loại ngữ liệu giúp cho việc tìm hiểu vấn đề
đƣợc xác định một cách cụ thể và minh bạch hơn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là Trường nghĩa không gian trong
hai tiểu thuyết lịch sử “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng và “Sương mù
tháng giêng” của nhà văn Uông Triều.
5.2. Phạm vi nghiên cứu

4


Khóa luận tập trung khảo sát và phân tích những từ ngữ thuộc trƣờng
nghĩa không gian của trong tác phẩm “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng
và “Sƣơng mù tháng giêng” của nhà văn Uông Triều.
6. Đóng góp của khóa luận
Từ lý thuyết về trƣờng nghĩa, tôi muốn đặt ra nhiệm vụ xác định những
trƣờng nghĩa chỉ không gian trong hai tiểu thuyết “Búp sen xanh” của nhà văn
Sơn Tùng và “Sƣơng mù tháng giêng” của nhà văn Uông Triều.
Làm rõ đƣợc việc sử dụng các từ ngữ chỉ không gian trong hai tiểu
thuyết, qua đó khẳng định đƣợc những đóng góp của Sơn Tùng và Uông
Triều đối với ngôn ngữ nghệ thuật.

Góp phần làm sáng tỏ hơn về trƣờng nghĩa chỉ không gian trong sáng
tạo ngôn ngữ nghệ thuật.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, khóa luận đƣợc triển khai theo 2
chƣơng sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Trƣờng nghĩa chỉ không gian trong tác phẩm “Búp sen
xanh” của Sơn Tùng và “Sƣơng mù tháng giêng” của Uông Triều.
Sau cùng là phần tài liệu tham khảo.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Trƣờng nghĩa
1.1.1.Khái niệm về trường nghĩa
Từ vựng của mỗi ngôn ngữ là một khối khổng lồ, phức tạp cả về cấu
tạo và ngữ nghĩa. Do vậy, việc phân lập khối lƣợng lớn đó thành các trƣờng
nghĩa là một việc làm tất yếu nhằm xác định tính hệ thống và chỉ ra đƣợc mối
quan hệ về nghĩa giữa các từ. Dựa trên lý thuyết trên, có rất nhiều quan niệm
về trƣờng nghĩa:
- Lý thuyết về trƣờng nghĩa của học giả Trier (Đức) từ những năm 30
của thế kỉ XX. Lý thuyết của ông đƣợc coi nhƣ một giai đoạn mới trong lịch
sử ngữ nghĩa học. Ông là ngƣời đầu tiên đã đƣa ra thuật ngữ “trƣờng” vào
trong ngôn ngữ học và áp dụng quan điểm cấu trúc vào lĩnh vực từ vựng ngữ
nghĩa. Lý thuyết của ông đã đƣợc tác giả Wu khái quát lại nhƣ sau:
+ Vốn từ của một hệ thống ngôn ngữ có mối quan hệ về nghĩa với nhau
và chúng cấu thành một hệ thống hoàn chỉnh. Hệ thống này không cố định,
mà chúng luôn luôn có sự biến đổi.

+ Vì vốn từ của một ngôn ngữ có mối quan hệ với nhau, nên không thể
nghiên cứu chúng theo từng bộ phận riêng lẻ mà cần phải đặt chúng trong một
hệ thống hoàn chỉnh khi nghiên cứu.
+ Do các từ có mối quan hệ về nghĩa với nhau, nên chúng ta chỉ có thể
nhận biết đƣợc bằng cách phân tích ý nghĩa, so sánh, đặt từ trong mối quan hệ
về nghĩa với những từ khác. Một từ chỉ có thể có nghĩa khi nó nằm trong
trƣờng nghĩa của nó.
- Lý thuyết về trƣờng nghĩa của Porzig (Đức): Trái với Trier, nghiên
cứu về trƣờng nghĩa của Porzig dựa trên sự phân tích mối quan hệ bên trong
đồng xuất hiện giữa các từ, các học giả khác thƣờng gọi lý thuyết trƣờng
nghĩa của Porzig là trƣờng cú pháp. Bởi Porzig cho rằng nghĩa của từ bị giới
hạn bởi ngữ cảnh mà chúng đƣợc sử dụng và các từ xung quanh chúng quy
định. Theo ông, sẽ có một từ trung tâm (Thƣờng là động từ) mà nhờ từ đó mà
nghĩa những từ xung quanh nó đƣợc xác định.
6


- Ở Việt Nam, vấn đề về trƣờng nghĩa cũng đƣợc rất nhiều nhà ngôn
ngữ học quan tâm nhƣ: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Tu,
Đỗ Việt Hùng,....trong đó, tiêu biểu là nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu. Qua
thực tế nghiên cứu của mình, ông đã cho rằng: “ Những quan hệ về ngữ nghĩa
giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt đƣợc các từ vào những hệ thống con thích hợp.
Nói cách khác, tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những
tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ
riêng lẻ thể hiện qua quan hệ những tiểu hệ thống chứa chúng”. Từ đó ta có
thể rút ra khái niệm về trƣờng nghĩa nhƣ sau:Trường nghĩa là tập hợp những
từ có nét chung về nghĩa. Nói cách khác, một tập hợp từ theo tiêu chí về nghĩa
gọi là một trường nghĩa.
1.1.2. Phân loại trường nghĩa
Dựa vào hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ là quan hệ dọc ( quan hệ

trực tuyến, quan hệ hình) và quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ
tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn), Đỗ Hữu Châu đã chia trƣờng nghĩa trong tiếng
việt thành các loại khác nhau: trƣờng nghĩa ngang (Trƣờng nghĩa tuyến tính),
trƣờng nghĩa dọc (trƣờng nghĩa biểu vật và trƣờng nghĩa biểu niệm), trƣờng
nghĩa liên tƣởng (dựa vào sự kết hợp giữa quan hệ dọc và quan hệ ngang).
1.1.2.1. Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến tính)
Tập hợp các từ có thể kết hợp với một từ gốc cho trƣớc thành một chuỗi
chấp nhận đƣợc gọi là trƣờng tuyến tính. Chẳng hạn, trƣờng tuyến tính với từ
“mặt” là một tập hợp từ sau: “trái xoan, tròn, chữ điền, bầu bĩnh, v-line, ….”
Hay các từ nằm trong tuyến tính của từ “xanh” gồm: trời, cỏ, lá, biển,
quả,…Những từ nằm trong trƣờng tuyến tính góp phần hiện thực hóa một hoặc
một số nét nghĩa nào đó của từ trung tâm. Các từ “mặt, rau, xe, tay, bát, xoong,
nồi,…”; các từ “nhục, hận” nằm trong trƣờng nghĩa tuyến tính của từ “rửa”.
Để xác lập trƣờng nghĩa tuyến tính, ta chọn một từ để làm từ gốc, sau
đó tìm tất cả các từ có thể kết hợp với từ đó để tạo thành những chuỗi tuyến
tính (cụm từ, câu) chấp nhận đƣợc trong ngôn ngữ.
Trƣờng tuyến tính cho biết đặc điểm của từ trong quá trình hành chức,
những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ.
7


1.1.2.2. Trường nghĩa dọc
- Trƣờng nghĩa biểu vật
Tập hợp những từ đồng nhất với nhau về một nghĩa chỉ sự vật nào đấy
gọi là trƣờng nghĩa biểu vật. Có thể hiểu: trƣờng biểu vật gồm tất cả các từ có
liên quan đến một từ trung tâm của trƣờng. Chẳng hạn:
(1) Xác lập trƣờng nghĩa biểu vật về “ngƣời” ta có:
+ Xét về giới: đàn ông, đàn bà, nam, nữ,…
+ Xét về tuổi tác: Ngƣời già, trẻ em, thanh niên, tiếu nhi, thiếu niên…
+ Xét về nghề nghiệp: Giáo viên, kỹ sƣ, bác sĩ, quản lý, công nhân,….

+ Xét về bộ phận cơ thể ngƣời: tóc, răng, tay, chân, mắt, mũi, miệng,….
(2) Xác lập trƣờng nghĩa biểu vật về “cây” ta có:
+ Các loại cây: cây si, cây đa, cây tùng, xƣơng rồng, bèo tây….
+ Bộ phận của cây: thân, ngọn, rễ, lá, cành, ….
+ Mục đích sử dụng của cây: cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây làm thuốc, ….
Để xác lập trƣờng nghĩa biểu vật, ngƣời ta chọn một danh từ biểu thị sự
vật làm gốc, từ đó tìm các từ ngữ có phạm vi biểu vật với danh từ đƣợc chọn
làm gốc đó. Chẳng hạn nếu chọn từ “hoa” làm gốc, ta có thể thu thập đƣợc
các từ đồng nhất về phạm vi biểu vật với từ hoa nhƣ: ly, cúc, huệ , lan, đỏ,
trắng, cam, vàng, tƣơi, héo,…
Mỗi trƣờng nghĩa biểu vật thƣờng có từ trung tâm là danh từ. Đó là
danh từ có tính khái quát cao, gần nhƣ là tên gọi của các phạm trù biểu vật
nhƣ: ngƣời, động vật, thực vật, chất liệu,…. Các danh từ này cũng là tên gọi
các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét
nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Dựa vào danh từ trung tâm, ngƣời ta xác
lập đƣợc trƣờng nghĩa biểu vật. Ví dụ trong trƣờng nghĩa biểu vật về “cây” ở
trên, ta tổng hợp đƣợc rất nhiều từ ngữ về cây và chúng nằm trong trƣờng
nghĩa “cây”.
Các trƣờng nghĩa biểu vật lớn có thể phân chia thành các trƣờng nghĩa
biểu vật nhỏ. Đến lƣợt mình, các trƣờng nghĩa biểu vật nhỏ này có thể phân

8


chia thành những trƣờng biểu vật nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn trƣờng nghĩa biểu
vật về “tay” có thể chia thành các trƣờng nhỏ: trƣờng biểu vật về bàn
tay(gồm: ngón tay, hoa tay, chỉ tay, mu bàn tay,…); trƣờng biểu vật về cánh
tay (gồm: khuỷu tay, cùi chỏ, cổ tay, xƣơng cánh tay,…).
Có từ nằm trong nhiều trƣờng biểu vật khác nhau. Chẳng hạn từ
“tƣơi” vừa có thể nằm trong trƣờng “cá, thịt” vừa nằm trong trƣờng thực vật

(cây cối, hoa quả, rau cỏ), từ “xấu, đẹp” vừa nằm trong trƣờng “con ngƣời”
vừa nằm trong trƣờng đồ vật (bàn, ghế, tủ, bức tranh,…). Có từ chỉ nằm
trong một trƣờng biểu vật. Ví dụ: khóc, cƣời, nói, hát,...chỉ nằm trong trƣờng
“con ngƣời”.
Việc một từ có thể đi vào nhiều trƣờng dẫn đến hiện tƣợng một tù có
thể vừa có mặt trong trƣờng nghĩa này, vừa có mặt trong trƣờng nghĩa kia .
Đó là hiện tƣợng giao thoa giữa các trƣờng biểu vật. Chẳng hạn, những từ
nằm trong trƣờng “miền quê” cũng xuất hiện trong trƣờng “thành phố” nhƣ:
nhà cửa, xe cộ, trƣờng học, bệnh viện,….
Trƣờng nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ là khác nhau. Ví dụ, trong
tiếng Việt, trƣờng nghĩa biểu vật của từ “lúa” gồm: mạ, đòng đòng, lúa nếp,
lúa tẻ, tám thơm,… còn trong tiếng Anh thì chỉ có từ rice. Điều này khẳng
định tính dân tộc của các trƣờng biểu vật.
- Trƣờng nghĩa biểu niệm
Là tập hợp các từ có cấu trúc biểu niệm giống nhau. Chẳng hạn, cấu
trúc biểu niệm (hoạt động của ngƣời), (của miệng) ta tập hợp đƣợc các từ: ăn,
nhai, nói, cƣời, uống, khóc, thét, gào,….
Để xác lập trƣờng nghĩa biểu niệm, ngƣời ta chọn một cấu trúc biểu
niệm làm gốc, rồi trên cơ sở nghĩa gốc đó tigm các từ ngữ có chung cấu trúc
biểu niệm nhƣ vậy. Ví dụ, chọn cấu trúc biểu niệm (dụng cụ lao động), (cầm
tay), ta có thể thu thập đƣợc các từ nhƣ: kéo, dao, liềm, cƣa, chài, vó, nơm,….
Giống nhƣ trƣờng nghĩa biểu vật, trƣờng nghĩa biểu niệm lớn có thể
phân chia thành các trƣờng nghĩa biểu vật nhỏ tạo thành những miền, lớp với
mật độ từ ngữ khác nhau. Chẳng hạn, trƣờng nghĩa biểu niệm (dụng cụ lao
động), (cẩm tay) có thể chia thành các trƣờng nghĩa nhỏ hơn nhƣ:
9


(dụng cụ lao động), (cầm tay), (dùng để cắt): dao, kéo, liềm, cƣa,….
(dụng cụ lao động), (cầm tay), (dùng để bắt cá): nơm, lƣới, vó,….

Từ có nhiều biểu niệm, do vậy mà một từ có thể đi vào nhiều trƣờng
nghĩa khác nhau. Cũng giống nhƣ các trƣờng nghĩa biểu vật, trƣờng nghĩa
biểu niệm cũng có sự giao thoa lẫn nhau và cũng có lõi trung tâm với các từ
điển hình, và những từ ở lớp kế cận trung tâm.
1.1.2.3. Trường nghĩa liên tưởng
Tập hợp những từ cùng được gợi ra từ mối liên tưởng với một từ trung
tâm gọi là trường liên tưởng.Chẳng hạn, trƣờng liên tƣởng của từ “cho” gồm
các đơn vị từ vựng: biếu, tặng, dâng, hiến, hối lộ,….từ “ăn” khiến ta liên
tƣởng đến các từ: cơm, mì, xúc xích, pizza,….
Tìm hiểu nghĩa các từ qua mối quan hệ của nó trong trƣờng liên tƣởng
giúp ngƣời sử dụng có thể lựa chọn từ chính xác, hay. Ví dụ: Những liên
tƣởng về sự giống nhau và khác nhau của các từ: tặng, cho, biếu, thí, …sẽ
giúp ngƣời sử dụng chọn đúng từ tùy vào mỗi hoàn cảnh. Nếu để biểu thị sắc
thái biểu cảm bình thƣờng, thân mật, thái độ của ngƣời cao hơn với ngƣời
thấp hơn ta sử dụng từ “cho”. Nếu biểu thị sự long trọng, có ý nghĩa cao quý
ta sử dụng từ “tặng”. Biểu thị sự tôn trọng của ngƣời dƣới với ngƣời trên thì
ta sử dụng từ “biếu”. Biểu thị thái độ khinh thƣờng, coi thƣờng của ngƣời cao
hơn với ngƣời thấp hơn ta sử dụng từ “thí”.
Trƣờng nghĩa liên tƣởng mang màu sắc thời đại, dân tộc và chủ quan.
Nhận thức, quan điểm thẩm mĩ ở mỗi thời đại, giai đoạn lịch sử lại có sự khác
nhau. Ví dụ Ở Việt Nam thời phong kiến, “tùng, trúc” thƣờng gợi lên khí
phách, cốt cách của ngƣời quân tử. Hay trong thơ văn xƣa thƣờng dùng các từ
“giọt châu, giọt lệ, giọt ngọc,..” để chỉ nƣớc mắt của ngƣời thiếu nữ, “tuyết
rơi” để chỉ mùa đông, …Hoặc mùa thu trong thơ xƣa thƣờng gợi đến nhạn, lá
phong đồi màu, …Còn mùa thu trong thơ từ sau 1945 thƣờng cho ta liên
tƣởng đến Cách mạng, sao vàng, cờ đỏ, Bác Hồ,….
Mỗi cộng đồng ngƣời lại có những liên tƣởng khác nhau về hiện thực
khách quan. Ví dụ với ngƣời Việt, “rồng” là biểu tƣợng cao quý, thiêng liêng,
mang điều tốt đẹp cho mọi ngƣời (rồng bay phƣợng múa, thăng long, long
10



bào,…). Nhƣng với một số dân tộc ở châu Âu, “rồng” lại gợi lên những liên
tƣởng sức mạnh phun ra lửa mang lại điều dữ, ác.
Bên cạnh đó, mỗi ngƣời dựa trên những kinh nghiệm sống, nhận thức,
trí tƣởng tƣợng của bản thân,… lại có những liên tƣởng riêng khi sử dụng một
từ ngữ nào đó. Ví dụ, với Huy Cận “mặt trời” nhƣ “hòn lửa”, với Trần Đăng
Khoa, “tàu dừa” nhƣ “chiếc lƣợc chải vào mây xanh”. Với Trƣơng Nam
Hƣơng, “mái tóc đổi màu của mẹ” khiến nhà thơ liên tƣởng đến thời gian
đang “chạy” qua mái tóc ấy,…
1.2.3.Ý nghĩa việc tìm hiểu trường nghĩa trong tác phẩm văn học
Trƣớc sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức, các ngành khoa học ngày
càng đổi mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con ngƣời. Có thể thấy rằng,
khoa học ngày nay chú trọng tính liên ngành, do vậy mà văn học và ngôn ngữ
ngày càng trở nên gắn bó một cách gần gũi và mật thiết hơn do đối tƣợng
nghiên cứu của ngôn ngữ đƣợc mở rộng. Ngôn ngữ giờ đây không chỉ đƣợc
nghiên cứu trong trạng thái tĩnh ở trong bản chất của nó, mà nó đƣợc nghiên
cứu trong trạng thái động, khi đƣợc đặt trong mối liên hệ giữa văn học. Việc
đặt ngôn ngữ vào văn học giúp ta giải thích đƣợc các hiện tƣợng ngôn ngữ,
bên cạnh đó còn giải thích đƣợc chính văn học. Vì vậy mà việc vận dụng các
thành tựu của nghiên cứu ngôn ngữ vào phân tích, tìm hiểu tác phẩm văn học
là hết sức cần thiết.
Trƣớc những thành tựu của nền khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ
nói chung, các giới thuyết về trƣờng nghĩa nói riêng, có thể nói lý thuyết về
trƣờng nghĩa đã có những thành công quan trọng, đạt đến sự thống nhất
trong tƣ duy nghiên cứu, hỗ trợ một cách đắc lực cho việc phân tích, tiếp
nhận văn học. Nghiên cứu về trƣờng nghĩa giúp làm sáng tỏ các mối quan
hệ về ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng. Bên cạnh đó, việc vận dụng lý
thuyết về trƣờng nghĩa vào tìm hiểu tác phẩm văn học không chỉ giúp
ngƣời đọc phân tích đƣợc tác phẩm, những nội dụng, tƣ tƣởng, nghệ thuật

trong đó mà còn giúp rèn luyện đƣợc khả năng sử dụng ngôn ngữ, ứng
dụng vào việc tạo lập văn bản.

11


1.2.3.1. Trường nghĩa biểu vật và ngôn ngữ văn chương
Tác phẩm văn học hay đƣợc thể hiện ở sự “giàu có” của ngôn từ và sự
vận dụng linh hoạt các biện pháp ngữ nghĩa. Trong ngôn ngữ, từ ngữ có thể
chuyển đối từ nghĩa này sang nghĩa khác nhờ các phƣơng thức chuyển nghĩa
nhƣ: ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nhân hóa,….với mỗi phƣơng thức chuyển nghĩa
ứng với mục đích nhất địn, tùy thuộc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả.
Ở trƣờng nghĩa biểu vật, từ thƣờng chuyển đổi theo phƣơng thức ẩn dụ.
Nghĩa là các từ có nghĩa tƣơng quan là sự vật, hiện tƣợng này đƣợc chuyển
sang nghĩa của sự vật hiện tƣợng khác.
Ví dụ:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

Trƣờng nghĩa biểu vật thứ nhất là: mặt trời
Trƣờng nghĩa biểu vật thứ hai là: Bác Hồ
Trong hai câu thơ trên, hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai là chỉ
Bác Hồ. Theo phƣơng thức chuyển nghĩa, hình ảnh mặt trời thứ hai là cách
nói ẩn dụ về Bác Hồ. Bác tƣợng trƣng cho ánh sáng của lý tƣởng, soi rõ
đƣờng đi cho cả dân tộc Việt Nam. Bác luôn tỏa ra ánh sáng hào quang, bất tử
nhƣ ánh sáng của mặt trời trong sự sống.
Các từ ngữ trong cùng một câu văn hay đoạn văn thƣờng kéo nhau theo
cùng một trƣờng biểu vật. Hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ chủ đạo trong câu văn là
gì thì nó sẽ kéo theo các từ thuộc cùng trƣờng với nó.

Tính sáng tạo trong văn chƣơng có tính chất truyền thống cục bộ, nó kế
thừa từ những nghĩa ẩn dụ, hoán dụ trƣớc nó. Mọi sáng tạo trong văn chƣơng
và những hiện tƣợng chuyển nghĩa đều bắt nguồn từ cảm xúc. Những suy
nghĩ, tƣ tƣởng, quan niệm, môi trƣờng sống đều có ảnh hƣởng đến sự chuyển
nghĩa của từ. Sự sáng tạo thƣờng theo hai hƣớng khác nhau. Một là chúng mở
rộng, lấn sang những lĩnh vực khác. Hai là chúng thu hút về lĩnh vực của
mình những từ ngữ thuộc các lĩnh vực khác.

12


1.2.3.2. Trường nghĩa biểu niệm và ngôn ngữ văn chương
Nghĩa biểu niệm là nghĩa đƣợc hình thành trong quá trình nhận thức về
nghĩa chủng loại của sự vật, hiện tƣợng. Một từ có nhiều nghĩa biểu niệm
phản ánh quá trình chuyển nghĩa trong nhận thức của từ đó, trong đó những
nghĩa biểu niệm ra đời sau không phủ nhận những kết quả của nghĩa biểu
niệm ra đời trƣớc. Để có sự đồng nhất đó thì trong từ ngữ phải tồn tại một
điều gì đó chung, phù hợp với nhau tạo nên hiện tƣợng cộng hƣởng ngữ nghĩa
giữa các từ.
Ví dụ:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu”
Trong bốn câu thơ trên, ta có thể thấy các từ “cửa bể”, “thuyền”, “cánh
buồm”, “nƣớc”, “trôi” vừa thuộc cùng một trƣờng biểu vật. Bên cạnh đó ta
thấy đƣợc sự cộng hƣởng của bốn câu thơ đã thể hiện tâm trạng của Thúy
Kiều một tâm trạng đau xót trƣớc số phận éo le của mình. Cuộc đời nàng có
khác chi bông “hoa” trôi theo dòng nƣớc một cách vô định. Qua đây ngƣời
đọc cảm thấy thƣơng xót trƣớc số phận của Thúy Kiều, và thấy đƣợc nghệ

thuật tả cảnh ngụ tình rất điêu luyện của Nguyễn Du.
1.2.3.3. Trường nghĩa tuyến tính và ngôn ngữ văn chương
Mỗi nhà văn, nhà thơ lại có những sự sáng tạo khác nhau. Dựa trên tƣ
tƣởng, khả năng tƣởng tƣợng, sức sáng tạo mà mỗi nhà văn, nhà thơ có những
trƣờng nghĩa ngang vƣợt ra ngoài những chuẩn mực thông thƣờng, để tạo nên
những liên kết mới lạ, thể hiện tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo của
ngƣời sáng tác.
Ví dụ: Những từ “tắt”, “buộc” là những hành động của con ngƣời tác
động nên một sự vật cụ thể trong vật chất nào đó để kiểm soát đƣợc hoạt động
của nó. Nhƣng với Xuân Diệu, từ “tắt” và “buộc” đƣợc nhà thơ dùng để lƣu
giữ, thƣởng thức những vẻ đẹp tự nhiên của đất trời:
13


“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”.
(Vội vàng)
1.2.3.4. Trường nghĩa liên tưởngvà ngôn ngữ văn chương
Trong văn học, trƣờng nghĩa liên tƣởng có tác dụng lớn trong việc giải
thích về cách dùng từ trong tác phẩm văn học. Khi đọc và phân tích tác phẩm
văn học, chúng ta phải vận dụng đến trƣờng nghĩa liên tƣởng để giải thích, cắt
nghĩa những hiện tƣợng ngôn ngữ mà tác giả sử dụng, những nghĩa còn mơ
hồ, mang tính biểu trƣng.
Ví dụ: Trong văn học Trung đại, hình tƣợng “trăng” thƣờng biểu thị
cho nỗi niềm của nhân vật trữ tình, nó đƣợc nội tâm hóa, thấm đƣợm tình cảm
của con ngƣời.
Trong bài “Tự tình II” của Hồ Xuân Hƣơng, hình ảnh vầng trăng hiện
hữu nhƣ muốn nhắc nhở thi nhân về sự lỡ làng trong tình duyên của mình

“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Hay hình ảnh “trăng” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, biểu thị
cho nỗi cô đơn của nàng Kiều trong đêm trƣờng lạnh giá khi phải chia tay với
Thúc Sinh, mối tình mong manh mà nàng mới có đƣợc:
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường”.
1.2. Trƣờng nghĩa chỉ không gian
1.2.1. Khái niệm không gian trong văn học
Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt”, không gian đƣợc Hoàng Phê cắt
nghĩa và lý giải nhƣ sau: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả
sự vật, hiện tượng xung quanh đời sống con người” [11,tr.633]. Nhƣ vậy,
không gian chính là môi trƣờng mà chúng ta đang sống, cùng với sự tồn tại

14


của tất cả sự vật, hiện tƣợng xung quanh chúng ta. Không gian vật chất này
chính là cơ sở để các nhà văn xây dựng nên không gian nghệ thuật – không
gian văn học.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, Trần Đình Sử đã nêu khái niệm: “Không
gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện
tính chỉnh thể của nó”[6,tr.162]. Theo GS-TS. Trần Đình Sử: “không gian
nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật”[6,tr.88]. Ông khẳng
định rằng:“không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không
có một nhân vật nào không nào không có một nền cảnh nào đó”, và “không
gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người
và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống”[6,tr.88 – 89].
Không gian trong văn học là một không gian bao gồm rất nhiều loại,
vừa có những không gian rộng lớn (không gian biển khơi bao la trong “Ông
già và biển cả” của Hemingway) hay không gian hẹp (Cuộc sống nghèo nàn,

tù túng của con ngƣời nơi phố huyện trong “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam).
Không gian trong văn học không bị giới hạn bởi bất kì chiều kích nào. Trong
văn học, con ngƣời có thể đi từ thế giới này sang thế giới khác một cách dễ
dàng. Điều này giúp cho văn học có cái nhìn đa chiều, phản ánh cuộc sống
một cách toàn vẹn hơn.
Từ đây có thể rút ra kết luận: Không gian trong văn học là một hình
tƣợng nghệ thuật, là phƣơng tiện để khái quát thế giới nội tại, là nơi để
tác giả bày tỏ quan niệm về cuộc sống và con ngƣời.
1.2.2. Trường nghĩa không gian trong văn học
Không gian trong văn học đƣợc thể hiện qua những từ ngữ chỉ không
gian. Và tập hợp những từ ngữ chỉ không gian trong tác phẩm đó ta có những
trƣờng nghĩa không gian trong tác phẩm văn học.
Mỗi nhà văn, dựa trên tài năng quan sát, và phong cách sáng tác của
mình lại xây dựng nên những kiểu không gian khác nhau, tuy nhiên điểm
chung của các tác giả là lấy con ngƣời làm trung tâm, không gian chủ yếu
xoay quanh con ngƣời, chịu tác động của con ngƣời. Với chất liệu là ngôn từ,
do đó nhà văn có thể chuyển từ không gian này sang không gian khác mà
15


không gây sự hụt hẫng, giãn cách trong tâm trí ngƣời đọc. Nhờ vào hệ thống
các sự kiện và các tuyến nhân vật trong tác phẩm mà nhà văn có thể kết dính
các mảng không gian lại với nhau từ mặt đất đến bầu trời, từ thế giới này sang
thế giới bên kia.
Không gian trong văn học bao gồm cả không gian vật chất và không
gian nghệ thuật. Trong đó, không gian nghệ thuật khác với không gian vật
chất là vì nó là không gian cảm giác đƣợc, không gian do con ngƣời sáng tạo
ra và cảm nhận về nó. Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã khẳng định: “Không gian nghệ thuật
chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm mà còn cho thấy quan

niệm về thế giới. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo
cũng như loại hình của hình tượng văn học”. Chính vì vậy khi tìm hiểu tác
phẩm văn học ta phải tìm hiểu không gian nghệ thuật của tác phẩm đó.
1.3. Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết “Búp sen xanh” và “Sƣơng mù
tháng Giêng”
1.3.1. Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết “Búp sen xanh”
“Búp sen xanh” đƣợc Sơn Tùng bắt đầu viết từ năm 1948, và hoàn
thành vào năm 1980, với từng ấy thời gian, ta có thể thấy đƣợc sự tâm huyết
của tác giả với Bác Hồ kính yêu. Có thể thấy cuộc đời Bác Hồ có rất nhiều
chuyện để viết, song quãng thời gian từ thời thơ ấu cho đến trƣớc khi ra đi tìm
đƣờng cứu nƣớc của Ngƣời luôn hấp dẫn Sơn Tùng, do vậy mà tiểu thuyết
“Búp sen xanh” ra đời mang sự tiếp nối cho mạch cảm xúc viết về Bác của
Sơn Tùng.
Đọc truyện, ta thấy đƣợc phong cách sử dụng ngôn ngữ mang nét đặc
trƣng của Sơn Tùng thể hiện trong tác phẩm.
Thứ nhất, Sơn Tùng đã sử dụng hệ thống từ láy phong phú, đa dạng
với tần suất lớn trong tác phẩm. Những từ láy góp phần nhấn mạnh hơn sắc
thái của đối tƣợng cần biểu đạt.
Một đặc điểm độc đáo về ngôn ngữ trong “Búp sen xanh” không thể
không nhắc đến đó là tác giả đã đƣa vào hàng loạt những từ địa phƣơng mang
đặc trƣng của xứ Nghệ: mô (đâu), ni (này), rứa (thế, đấy), mệ (mẹ), chi (gì),
16


răng (sao), mần (làm), nỏ (chẳng),… những từ ngữ này, lời ăn tiếng nói của
ngƣời xứ Nghệ hiện lên đầy mộc mạc, sống động.
Trong “Búp sen xanh”, Sơn Tùng khéo léo sử dụng nhiều biện pháp tu
từ, trong đó hai biện pháp nổi bật nhất là so sánh và nhân hóa. Không khó để
ta bắt gặp trong tác phẩm các hình ảnh so sánh: đầm sen như mặt gương xanh,
trăng rằm sáng như ban ngày, hay “những ổ gà đọng đầy nước lúng liếng

như con mắt ướt đau đáu nhìn trời”. Biện pháp so sánh giúp cho những sự vật
trong tác phẩm hiện lên sống động hơn, làm tăng sức biểu đạt cho tác phẩm.
Biện pháp nghệ thuật nhân hóa cũng đƣợc Sơn Tùng sử dụng thành công
trong “Búp sen xanh”. Bằng con mắt tinh tế và sự sáng tạo của mình, Sơn
Tùng đã nhân hóa những sự vật, khiến chúng trở nên có hồn và sinh động
hơn: gió chiều vuốt nhẹ tấm áo nâu non, hay bóng nắng núng nắng trước ngõ.
Đọc “Búp sen xanh” ta không chỉ thấy đƣợc những tƣ tƣởng, ý nghĩa
mà tác giả muốn gửi gắm, mà ta còn học đƣợc nhiều bài học quý báu đƣợc
đúc kết lại thành những câu ca dao, thành ngữ mà trong tác phẩm sử dụng:
“Sinh con dạ sáng làu làu
Nhớ mẹ ngày trước chăm lau đĩa đèn”
Hay
“Chí làm trai tựa cánh buồm biển cả
Tấm lòng già như cây lớn quê hương”.
Sự độc đáo trong tác phẩm còn thể hiện ở việc Sơn Tùng kết hợp đa
dạng giữa ngôn ngữ văn xuôi và ngôn ngữ thơ. Trong tác phẩm, bên cạnh văn
xuôi, còn có nhiều bài vè:
“Em ngồi trong thúng
Mẹ gánh cân vai
Mẹ đi đường dài,
Nghe em kể chuyện”.

17


Hay:
“Dân vạn đại, quan nhất thời,
Ghế quan ai ngồi xin chớ thờ ơ.
Thương dân, dân lập đền thờ,
Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương”.

Câu đối:
“Hai chục năm đầu gối tay kề nghĩa vợ chồng tình gương sáng mãi
Mấy bạn hiền bút nghiên khuya sớm, sân Trình cửa Khổng bảng vàng tươi.”
Thơ:
“Sông sâu nước chảy nặng dòng
Lòng ta có khác chi lòng mình đâu.
Dầu nam, dầu bắc, mặc dầu,
Cùng chung Tổ quốc, cùng sầu Nước Non.”
Sự kết hợp đa dạng thể loại trong truyện đã giúp cho tác phẩm trở nên
mềm mại, có sự cô đọng, sức hấp dẫn với ngƣời đọc.
“Búp sen xanh” là một bài học lớn về một nhân cách lớn, đó là những
viên gạch làm nền móng cho một bậc “đại nhân, đại dũng, đại trí”. Để viết về
điều này, trong Búp sen xanh Sơn Tùng đã viết lời tựa cho cuốn sách nhƣ sau:
“Các bậc hiền tài không có sẵn. Chính truyền thống gia đình, quê hương là
khởi thủy tạo nên những tính cách đầu tiên của mỗi con người khi vào đời”.
Lời đề từ của tác phẩm nhƣ nhắc nhở mỗi chúng ta về bài học từ quê hƣơng.
Quê hƣơng là nơi chắp cánh, khởi nguồn của mỗi con ngƣời, là nơi luôn vỗ
về, che chở cho chúng ta để bay cao, bay xa trên bầu trời nhân loại. Cùng với
những độc đáo về mặt ngôn ngữ, “Búp sen xanh” xứng đáng là một đại diện
tiêu biểu trong những tác phẩm hay nhất viết về Bác.
1.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết “Sương mù tháng Giêng”
Đề tài lịch sử trong tiểu thuyết từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng vô
tận với nhiều nhà văn, và Uông Triều cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ở Uông
18


×