Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghệ thuật nghi binh của quân và dân ta trong chiến dịch tây nguyên năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.58 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

ĐÀO VĂN LƢỢNG

NGHỆ THUẬT NGHI BINH CỦA QUÂN
VÀ DÂN TA TRONG CHIẾN DỊCH
TÂY NGUYÊN NĂM 1975

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

ĐÀO VĂN LƢỢNG

NGHỆ THUẬT NGHI BINH CỦA QUÂN
VÀ DÂN TA TRONG CHIẾN DỊCH
TÂY NGUYÊN NĂM 1975
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

CN. Trần Ngọc Lâm

HÀ NỘI 2018




LỜI CẢM ƠN
Em xin trân thành cảm ơn thầy Thượng tá Trần Ngọc Lâm đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin trân thành cảm ơn các thầy trong Ban Giám đốc, các thầy
trong Trung tâm GDQP&AN Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, rèn luyện và hoàn thành
khóa luận tại trung tâm.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè
trong lớp và người thân trong quá trình học tập, rèn luyện và hoàn thành khóa
luận cuối khóa.
Trong quá trình làm khóa luận do thời gian nghiên cứu có hạn, cho nên
khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong
được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn để khóa luận tốt
nghiệp của em được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả

Đào Văn Lƣợng


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu và sự
cố gắng nỗ lực của bản thân em dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Thượng
tá Trần Ngọc Lâm.

Nội dung của khóa luận tốt nghiệp này không trùng với kết quả nghiên
cứu của các tác giả khác. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả

Đào Văn Lƣợng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGHỆ THUẬT NGHI BINH
TRONG CHIẾN TRANH ...........................................................................................4
1.1. KHÁI NIỆM.........................................................................................................4
1.1.1. Nghệ thuật quân sự............................................................................................4
1.1.2. Nghệ thuật nghi binh .........................................................................................9
1.2. ĐẶC ĐIỂM ..........................................................................................................9
Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHỆ THUẬT NGHI BINH CỦA QUÂN VÀ
DÂN TA TRONG CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN NĂM 1975 ..............................13
2.1. KHÁI QUÁT MỘT SỐ NÉT VỀ CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN NĂM 1975 13
2.1.1. Bối cảnh lịch sử ...............................................................................................13
2.1.2. Diễn biến .........................................................................................................15
2.1.3. Kết quả ............................................................................................................20

2.2. NỘI DUNG NGHỆ THUẬT NGHI BINH CỦA QUÂN VÀ DÂN TA TRONG
CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN NĂM 1975 .............................................................21
2.2.1. Thành phần nhiệm vụ của các lực lượng tham gia chiến dịch Tây Nguyên
năm 1975 ...................................................................................................................21
2.2.2. Tổ chức xây dựng nghệ thuật nghi binh trong chiến dịch Tây Nguyên năm
1975 ...........................................................................................................................24
Tiểu kết chương 2......................................................................................................33


Chương 3. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO NGHỆ
THUẬT NGHI BINH TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY
...................................................................................................................................34
3.1. TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC, NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CÁN BỘ,
CHIẾN SĨ LLVT VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT
ĐỘNG NGHI BINH TRONG CHIẾN DỊCH TIẾN CÔNG ....................................34
3.2. COI TRỌNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGHI BINH CHẶT CHẼ, LINH
HOẠT THEO ĐÚNG Ý ĐỊNH CỦA CHIẾN DỊCH ...............................................35
3.3. CHỦ ĐỘNG PHỐI HỢP CHẶT CHẼ GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG THAM GIA
HOẠT ĐỘNG NGHI BINH TRÊN ĐỊA BÀN TÁC CHIẾN ..................................37
3.4. NẮM CHẮC TÌNH HÌNH ĐỊCH TA, ĐỊA HÌNH THỜI TIẾT… LỰA CHỌN
MỤC TIÊU PHÙ HỢP..............................................................................................39
3.5. THỰC HIỆN NGHI BINH GIẢ NHƯ THẬT TRONG CẢ LỰC LƯỢNG,
THẾ TRẬN, THÔNG TIN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC…. .............................41
Tiểu kết chương 3......................................................................................................42
KẾT LUẬN ...............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................44


DANH MỤC VIẾT TẮT


STT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

ĐHSP

Đại học sư phạm

2

GDQP&AN

Giáo dục quốc phòng và an ninh

3

LLVT

Lực lượng vũ trang

4

QLVNCH

Quân lực Việt Nam cộng hòa


5

QGP

Quân giải phóng

6

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã làm rung chuyển, đảo lộn cả
thế trận của QLVNCH và tạo cho phía Quân giải phóng miền Nam Việt Nam
phát triển vô cùng thuận lợi, biến thắng lợi chiến dịch thành thắng lợi chiến
lược, tạo ra cục diện mới của chiến lược, thúc đẩy chiến tranh chuyển biến rất
nhanh chóng có lợi cho liên minh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Chiến thắng tại Tây Nguyên đã đánh sập ý chí kháng cự của QLVNCH, khiến
cho QLVNCH thực sự hoảng sợ và hỗn loạn. Điều này khiến cho chiến thắng
đến với quân giải phóng với tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Theo báo Nhân dân:
"Chiến dịch Tây Nguyên thực sự là đòn điểm huyệt quân đội Sài Gòn trong
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975...mở đầu cho sự cáo chung
của chế độ Sài Gòn".
Chiến thắng Tây Nguyên mang ý nghĩa lớn về học thuật. Tại đây Quân
giải phóng miền Nam Việt Nam đã mục tiêu chủ yếu (Buôn Ma Thuật) vào
đúng nơi hiểm nhưng yếu của QLVNCH và khiến cho nó "yếu" hơn bằng
cách nghi binh điều QLVNCH lên hướng bắc, đồng thời bí mật cơ động lực

lượng lớn về hướng nam, nhờ vậy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã
tập trung ưu thế áp đảo ở nơi cần thiết, tạo yếu tố bất ngờ. Quân giải phóng
miền Nam Việt Nam đã bố trí thế trận hiểm, chia cắt chiến lược và chiến dịch
địch, khiến các cụm quân của QLVNCH bị cô lập. Từ đó buộc QLVNCH
phải chấp nhận các tình huống mà Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã
dự kiến.
Đây là sự vận dụng sáng tạo và khôn khéo nghệ thuật nghi binh giành
thắng lợi, ngoài ra nghệ thuật nghi binh của quân và dân ta trong chiến dịch
Tây nguyên năm 1975 còn được vận dụng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

1


Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Để góp phần làm sâu sắc hơn về nghệ
thuật Quân sự trong chiến dịch Tây Nguyên năm 1975, Tác giả chọn đề tài “
Nghệ thuật nghi binh của quân và dân ta trong chiến dịch Tây Nguyên năm
1975” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm sâu sắc thêm nghệ thuật nghi binh của quân và dân ta trong chiến
dịch Tây Nguyên năm 1975.
- Để vận dụng một cách sáng tạo và phát triển nghệ thuật nghi binh của
quân và dân ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề cơ bản của nghệ thuật quân sự nghi binh trong
chiến dịch Tây Nguyên năm 1975.
- Phân tích, nghiên cứu và làm rõ nghệ thuật nghi binh của quân và dân
ta trong chiến dịch Tây Nguyên năm 1975.
- Đề ra những bài học nhằm nâng cao nghệ thuật nghi binh trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
4. Đối tƣợng nghiên cứu

Nghệ thuật nghi binh của quân và dân ta trong chiến dịch Tây Nguyên
năm 1975.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghệ thuật nghi binh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh.

2


- Thông qua việc nghiên cứu thu thập tài liệu của Đảng, Quân đội, các
kênh thông tin quân đội, lịch sử quân sự Việt Nam và phương pháp.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Củng cố thêm nội dung, kiến thức về nghệ thuật quân sự nói chung và
nghệ thuật nghi binh của quân và dân ta trong chiến dịch Tây Nguyên năm
1975 nói riêng.
- Kết quả làm tài liệu nghiên cứu học tập các nội dung liên quan.
- Phát triển và vận dụng nghệ thuật nghi binh trong công cuộc bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.
8. Bố cục của khóa luận
Phần mở đầu, 3 chương, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục.
Chương 1: Những vấn đề chung của nghệ thuật nghi binh trong chiến
dịch Tây Nguyên.
Chương 2: Nghệ thuật nghi binh của quân và dân ta trong chiến dịch
Tây Nguyên năm 1975.
Chương 3: Những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao nghệ thuật nghi
binh trong chiến tranh và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

3



NỘI DUNG
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGHỆ THUẬT NGHI
BINH TRONG CHIẾN TRANH
Việt Nam có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng
oanh liệt. Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta luôn phải liên tục chống lại
kẻ thù xâm lược và thường ở trong tình thế chiến đấu không cân sức, nhất là
vào thời kỳ đầu của chiến tranh. So với lực lượng đối kháng chúng ta còn thua
kém trên nhiều phương diện, ngoại trừ tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết
và ý chí độc lập tự do của nhân dân. Chính trong cuộc chiến không cân sức
kéo dài ấy mà dân tộc ta đã hình thành nên rất nhiều loại hình nghệ thuật quân
sự đặc sắc như nghệ thuật chiến tranh nhân dân, nghệ thuật chiến tranh du
kích, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang,
nghệ thuật nghi binh…Nghệ thuật nghi binh đã được hình thành rất sớm trong
lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Trải qua những bước phát triển trong
lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc mà đỉnh cao là thời đại Hồ Chí Minh
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.1. KHÁI NIỆM

1.1.1. Nghệ thuật quân sự
Nghệ thuật quân sự, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Là cách đánh, cách
dùng binh đã trở thành thông thạo, điêu luyện trong một trận chiến đấu, một
chiến dịch hay trên toàn bộ chiến trường; nghệ thuật quân sự không có một
khuôn mẫu cụ thể nào, nó có thể biến hóa khôn lường muôn hình muôn vẻ.
Nghệ thuật quân sự là lý luận và thực tiễn trong chuẩn bị và thực hành
chiến tranh, chủ yếu là đấu tranh vũ trang ra đời cùng với quân đội và xuất
hiện khi có chiến tranh, xác định những nguyên tắc và phương thức tiến hành

4



đấu tranh vũ trang, là nghệ thuật tạo ra và sử dụng có hiệu quả nhất thế và lực,
tận dụng thời cơ để chiến thắng.
Nghệ thuật quân sự được hợp thành từ ba bộ phận: Chiến lược quân sự,
nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Chiến lược quân sự là bộ phận cao nhất
giữ vai trò chủ đạo, chỉ đạo nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật; nghệ thuật
chiến dịch giữ vai trò khâu nối liền chiến lược quân sự và chiến dịch, nó chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của chiến lược quân sự và trực tiếp chỉ đạo chiến thuật;
chiến thuật là lĩnh vực đấu tranh trực tiếp tiếp xúc với chiến dịch trên chiến
trường, có tác động thúc đẩy nghệ thuật chiến dịch và chiến lược quân sự phát
triển.
1.1.1.1. Chiến lược quân sự
Khái niệm: “Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách
và mưu lược được hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh
(xung đột vũ trang) thắng lợi; là bộ phận hợp thành (quan trọng nhất) có tác
dụng chủ đạo trong nghệ thuật quân sự”.
Chiến lược quân sự là bộ phận chủ đạo của nghệ thuật quân sự bao
gồm: Lý luận và thực tiễn trong chuẩn bị mọi mặt của đất nước và lực lượng
vũ trang; xây dựng kế hoạch, tiến hành đấu tranh vũ trang và các hoạt động
tác chiến; xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực đất nước phục vụ chiến
tranh. Từ lý luận và thực tiễn, chiến lược quân sự có nhiệm vụ dự báo, xác
định âm mưu, hoạt động đối tượng tác chiến; nghiên cứu vận dụng quy luật
đấu tranh vũ trang; xác định các nguyên tắc chỉ đạo tác chiến; xây dựng mọi
kế hoạch mọi tiềm lực của đất nước phục vụ cho chiến tranh; đề ra phương
thức tiến hành đấu tranh vũ trang cho từng lực lượng, trong từng giai đoạn;
vận dụng và phát triển hệ thống kỹ thuật quân sự, trang bị quân sự cho lực
lượng vũ trang; xác định về nguyên tắc chỉ huy và tổ chức lãnh đạo cho các

5



lực lượng vũ trang; nghiên cứu lý luận tiến hành và kết thúc chiến tranh. Do
vậy, chiến lược quân sự giữ vai trò chủ đạo trong hoạch định tầm chiến lược
từ khâu: Xác định đối tượng tác chiến đến đề ra mục tiêu nhiệm vụ cho các
lực lượng trên cơ sở triển khai thế bố trí, phương pháp huy động mọi nguồn
lực của đất nước phục vụ cho chiến tranh. Tùy theo tình hình cụ thể chiến
lược quân sự phải xác định cụ thể đối tượng tác chiến, chúng có số lượng,
trang thiết bị như thế nào. Tùy điều kiện kinh tế - chính trị của đất nước với
đối tượng tác chiến mới đề ra các chính sách và đường lối quân sự cụ thể để
phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chiến lược quân sự mang
tính ổn định trên cơ sở phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, trình độ sản xuất của
đất nước mà trước hết là trình độ khoa học công nghệ của đất nước trực tiếp
sản xuất ra vũ khí, kỹ thuật quân sự, phương tiện trang bị cho cá nhân và tập
thể người lính. Điều kiện kinh tế còn tạo ra cơ sở hạ tầng: đường giao thông,
phương tiện cơ động chuyển quân tập trung lực lượng, tập trung vật chất để
tác chiến. Chiến lược quân sự còn phụ thuộc vào đường lối chính trị, đường
lối quân sự và phục vụ cho các đường lối đó. Cần phân biệt rõ Chiến lược
quốc phòng và Chiến lược quân sự để trong quá trình nghiên cứu tránh sự
đồng nhất hai khái niệm và có sự nhầm lẫn. Chiến lược quốc phòng là chiến
lược phòng thủ quốc gia, bằng sức mạnh tổng hợp cả kinh tế, chính trị, văn
hóa xã hội, quốc phòng – an ninh. Quốc phòng là công cụ giữ nước bằng sức
mạnh của toàn dân tộc trong đó với sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng
vũ trang làm nòng cốt, thực hành đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực với 2 lực
lượng: Lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang. Còn quân sự là
một bộ phận cấu thành của nền Quốc phòng, là một công cụ, một dạng đặc
trưng của ứng xử mang tính lịch sử - xã hội khi có chiến tranh.

6



1.1.1.2. Nghệ thuật chiến dịch
Khái niệm “Nghệ thuật chiến dịch là một bộ phận hợp thành của nghệ
thuật quân sự, là khâu nối liền giữa chiến lược quân sự và chiến thuật. Được
hình thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, được đánh dấu bằng chiến
dịch Việt bắc- thu đông 1947”.
Nghệ thuật chiến dịch là lý luận và thực tiễn trong chuẩn bị và thực
hành các loại hình chiến dịch cũng như các hoạt động tác chiến tương
đương. Là bộ phận của Nghệ thuật quân sự trong tạo thế và sử dụng thế và
lực trong chiến dịch; là nghệ thuật trong sử dụng lực lượng hình thành các
trận đánh lớn mang tính then chốt theo mục tiêu của Chiến lược quân sự đề
ra; đó là sự phối hợp, phối thuộc giữa bộ đội chủ lực, địa phương và lực
lượng chính trị quần chúng…trên nền tảng thế trận chiến tranh nhân dân
trong tận dụng thời cơ có lợi để thực hành chiến tranh. Trong hai cuộc chiến
tranh chống Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, quân và dân
ta đã tiến hành rất nhiều chiến dịch tiến công, phản công, phòng ngự, tiến
công tổng hợp; từ chiến dịch có quy mô nhỏ đến chiến dịch có quy mô lớn,
tác chiến hợp đồng quân binh chủng. Chiến dịch diễn ra cả ở rừng núi, trung
du, đồng bằng ven biển, thành phố…Không gian chiến dịch rộng, thời gian
chiến dịch rút ngắn, cách đánh chiến dịch phát triển phong phú, đa dạng, thể
hiện sự sáng tạo, đã từng bước trực tiếp đánh các chiến lược của địch.
1.1.1.3. Chiến thuật quân sự
Khái niệm “là bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam, là lí
luận, thực tiễn và thực hành chiến đấu của phân đội, binh đội, binh đoàn lực
lượng vũ trang”.
Chiến thuật quân sự là lý luận và thực tiễn, chuẩn bị và thực hành chiến
đấu, nghệ thuật về phương pháp chiến đấu của các cá nhân, tổ nhóm, phân

7



đội, binh đoàn, quân binh chủng, bộ đội chuyên môn và lực lượng vũ trang
khác. Trên phương diện lý luận, chiến thuật quân sự là nghiên cứu tính chất,
quy luật, nội dung, phương pháp chiến đấu; phương pháp chuẩn bị và thực
hành chiến đấu; cách thức sử dụng lực lượng trong chiến đấu. Trong thực tế,
Chiến thuật thể hiện ở việc hoạt động của cá nhân, các lực lượng lập kế
hoạch, chuẩn bị và thực hành chiến đấu. Nhiệm vụ của chiến thuật quân sự là
nghiên cứu bản chất, quy luật của trận chiến đấu; đề ra nguyên tắc, hình thức,
biện pháp tác chiến; tổng kết cái cũ, dự báo phát triển cái mới; hướng dẫn và
chỉ đạo các hoạt động chiến đấu cụ thể ở từng trận đánh. Trong chỉ đạo điều
hành, thực hành tác chiến trên chiến trường lĩnh vực thường xuyên biến động,
chiến thuật là khâu kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối chiến lược.
Trong thực tiễn chiến thuật phụ thuộc vào chiến lược quân sự.
Cùng với Nghệ thuật quân sự thì vũ khí, kỹ thuật quân sự, phương tiện
trang bị cho quốc phòng - quân sự là yếu tố trực tiếp tác động đến sự hình
thành và phát triển nghệ thuật quân sự. Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ
thuật phát triển như vũ bão, các phương tiện, vũ khí chiến tranh ngày càng
hiện đại và có sức hủy diệt công phá vô cùng lớn, đòi hỏi chúng ta phải không
ngừng đầu tư trang bị vũ khí và phát triển kỹ thuật để đảm bảo công cuộc bảo
vệ đất nước. Đồng thời đòi hỏi Nghệ thuật quân sự cũng phải thay đổi để phù
hợp với phương pháp đánh, tạo dựng thế trận nhằm phát huy hết các tính năng
của các loại trang thiết bị đó. Nghệ thuật quân sự luôn phát triển song hành
với sự hiện đại của vũ khí trang bị, chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân
lực và các yếu tố khác có trình độ càng cao thì nghệ thuật quân sự càng phát
triển và ngược lại. Các yếu tố hình thành thế bố trí, nguồn nhân lực, trang bị
kỹ thuật, tổ chức kỷ luật, tinh thần… không thể thiếu trong một trận đánh,
điều đó quyết định kết quả của một trận chiến đấu…

8



1.1.2. Nghệ thuật nghi binh
Khái niệm nghệ thuật nghi binh: Nghi binh vốn là hành động tác chiến
đánh lừa đối phương thường thấy xưa nay trong các cuộc chiến tranh. Đó là
hành động tác chiến giống như thật, khiến đối phương không nhận ra ý đồ,
dẫn đến mất chủ động trong đối phó và thất bại. Trong tác chiến, nghi binh là
một biện pháp của tạo thế, tạo ra thời để đánh bại địch nhanh, hiệu quả. Nghi
binh có nhiều biện pháp, cách thức. Đó là việc làm được phối hợp bởi nhiều
lực lượng, nhiều hoạt động trong tác chiến quân sự, diễn ra trong thời gian,
không gian nhất định.
Điểm nổi bật nhất trong nghệ thuật tác chiến ở Chiến dịch Tây Nguyên
năm 1975 là đã tổ chức nghi binh, lừa địch, giấu đi hướng tiến công chủ yếu,
khiến địch bất ngờ, mất quyền chủ động đối phó. Từ kế hoạch nghi binh này,
ta đã tạo được thế để đánh bật địch khỏi Tây Nguyên, giải phóng “nóc nhà
của Đông Dương”.
1.2. ĐẶC ĐIỂM
Nghi binh vốn là hành động tác chiến đánh lừa đối phương thường thấy
xưa nay trong các cuộc chiến tranh. Đó là hành động tác chiến giống như thật,
khiến đối phương không nhận ra ý đồ, dẫn đến mất chủ động trong đối phó và
thất bại.
Trong tác chiến, nghi binh là một biện pháp của tạo thế, tạo ra thời để
đánh bại địch nhanh, hiệu quả. Nghi binh có nhiều biện pháp, cách thức. Đó
là việc làm được phối hợp bởi nhiều lực lượng, nhiều hoạt động trong tác
chiến quân sự, diễn ra trong thời gian, không gian nhất định.
Nghệ thuật nghi binh trong lịch sử chiến tranh nói chung, trong hoạt
động quân sự nói riêng, danh nhân quân sự nào trên thế giới cũng nói và đề
cao hoạt động nghi binh. Tổ chức hoạt động nghi binh và thành công về nghi

9



binh ở cấp chiến thuật, chiến dịch luôn là một giá trị phổ biến. Giá trị thành
công của nghi binh ở tầm chiến lược được hình thành bởi những tư duy quân
sự sắc sảo, xuất phát từ những kinh nghiệm thực tiễn dày dạn của những bậc
danh tướng luôn hàm chứa tính tổng thể trong nghệ thuật dùng binh và những
giá trị đó luôn giữ vai trò như một qui luật trong hoạt động quân sự.
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nghi binh
vừa là phương thức, vừa là biện pháp tạo thế mới, lực mới nhằm mục đích tạo
ra bước ngoặt quyết định cho một cuộc chiến. Lý luận và thực tiễn về nghi
binh có sức sống trường tồn trong kho tàng khoa học nghệ thuật quân sự Việt
Nam.
Nghi binh là một hoạt động được sử dụng khá phổ biến trong tác chiến
ở mọi quy mô (chiến thuật, chiến dịch, chiến lược), loại hình (phòng ngự, tiến
công). Mục đích của nghi binh là nhằm đánh lừa đối phương về ý định,
phương pháp, kế hoạch tác chiến, bố trí đội hình, sử dụng lực lượng,... làm
cho đối phương phán đoán sai tình hình, tạo bất ngờ trong tác chiến.
Đối với chiến dịch tiến công, hoạt động nghi binh cùng với những nội
dung đề cập ở trên, nhưng tập trung vào việc làm cho địch phán đoán sai ý
định chiến dịch, hướng tiến công chủ yếu, buộc chúng vào thế bất ngờ, bị
động, dẫn tới sai lầm trong hành động tác chiến, tạo điều kiện thuận lợi cho
chiến dịch thực hiện thắng lợi các trận then chốt, then chốt quyết định ở nơi
đã lựa chọn. Thực tiễn các chiến dịch tiến công như: Chiến dịch Tây Bắc
(năm 1952), Chiến dịch Tây Nguyên (năm 1975),… cho thấy, hoạt động nghi
binh được các đơn vị của ta vận dụng linh hoạt, sáng tạo, tạo đột phá, góp
phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch. Ngày nay, chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc (nếu xảy ra), đối tượng tác chiến của chiến dịch tiến công có thể là lữ
đoàn, sư đoàn địch ở trạng thái phòng ngự hoặc tạm dừng, có ưu thế về vũ khí

10



công nghệ cao, tác chiến điện tử rộng rãi, cơ động và ứng cứu giải tỏa nhanh,
vận dụng biện pháp tác chiến liên hợp, v.v. Trong khi đó, các chiến dịch tiến
công của ta được tiến hành trong điều kiện thuận lợi là cơ bản (tác chiến trên
địa hình khu vực phòng thủ được chuẩn bị về thế trận, lực lượng, với vũ khí,
trang bị hiện đại và tương đối hiện đại,...), nhưng cũng có những khó khăn
(địch sử dụng phổ biến vũ khí công nghệ cao). Vì vậy, nghi binh tạo sự bất
ngờ cho địch, giành quyền chủ động cho ta, tập trung lực lượng, tạo lập thế
trận đánh thắng các trận then chốt, then chốt quyết định của chiến dịch tiến
công là vấn đề quan trọng, cần được nghiên cứu giải quyết.
Là sử dụng các lực lượng, phương tiện để hoạt động tác chiến và phi
tác chiến một cách mưu mẹo, khéo léo, theo một kế hoạch thống nhất, chặt
chẽ ở các cấp (chiến lược, chiến dịch, chiến thuật), các ngành, các địa
phương, các lực lượng, được tiến hành liên tục từ khi chuẩn bị đến khi kết
thúc chiến dịch.
Nghi binh lừa địch được vận dụng ở mọi loại hình chiến dịch, rất phong
phú, đa dạng, luôn được thay đổi, nhằm che giấu cái thật, tạo ra cái giả “hư
hư, thật thật", làm cho địch phán đoán sai ý định chiến dịch, cách đánh của ta,
đẩy chúng lâm vào thế bị động, bất ngờ, phạm sai lầm về chiến dịch, khó
phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.
Phải nắm chắc địch, phải biết kết hợp với các biện pháp và thủ đoạn
khác như: ngụy trang, tâm lý chiến... Cấp chiến dịch phải có kế hoạch nghi
binh lừa địch một cách toàn diện, cụ thể cho các đơn vị, địa phương; phải làm
cho mọi người tham gia chiến dịch quán triệt và thực hiện đúng các yêu cầu
nghi binh lừa địch đặt ra.

11


Tiểu kết chƣơng 1

Nghi binh hẳn đã có mặt trong cuộc chiến tranh đầu tiên trong lịch sử
loài người và nó ngày càng được phổ biến do tác động tích cực đến tác chiến.
Từ hành động mang tính tự phát, đối phó, nghi binh tiến đến được sử
dụng một cách có ý thức, có kế hoạch và trong nhiều trường hợp khác nhau,
nghi binh đã tạo ra trận đánh.
Từ giản đơn, cơ học, máy móc, nghi binh đã có cả một tập hợp các hình
thức, phương pháp, biện pháp, thủ đoạn phong phú.
Từ hành động hoàn toàn mang tính chất chiến thuật, đã tiến đến những
hoạt động nghi binh có tính chiến dịch, chiến lược với nhiều tầng nhiều lớp
diễn ra trong không gian, thời gian, rộng và dài.
Nghi binh có vai trò và vị trí rất to lớn, nghi binh có thể đánh lừa đối
phương, che mắt đối phương làm lạc hướng đối phương mà còn nhằm gây
nhiễu tin tức, làm phân tán và điều động lực lượng đối phương theo mục đích
xác định làm cho địch đang ở thế mạnh trở lên yếu và ngược lại làm cho ta
đang yếu trở thành mạnh làm cho địch đang ở thế chủ động thành thế bị động
hoang mang và ngược lại làm cho ta từ bị động chuyển sang chủ động . Đấy
là chưa nói tới vượt ra ngoài phạm vi quân sự nghi binh đã có mặt không ít
trong đời sống chính trị, ngoại giao và xã hội nói chung.
Để sử dụng có hiệu quả nghệ thuật nghi binh đòi hỏi người lãnh đạo
chiến tranh cũng như chỉ huy tác chiến phải rất linh động nhạy bén, nhưng
cũng phải rất tỉnh táo,hiểu địch, nắm chắc tình hình địch ta, tình hình thời tiết,
lựa chọn mục tiêu phù hợp. Bảo đảm bí mật bất ngờ không để lộ ý định, nhất
là hướng tiến công, mục tiêu tiến công. Bên cạnh đó sử dụng lực lượng nghi
binh linh hoạt phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Thực hiện nghi binh giả
như thật trong cả lực lượng, thế trận, thông tin và các hoạt động khác….

12


Chƣơng 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHỆ THUẬT NGHI BINH CỦA

QUÂN VÀ DÂN TA TRONG CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN NĂM 1975
2.1. KHÁI QUÁT MỘT SỐ NÉT VỀ CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN NĂM 1975

2.1.1. Bối cảnh lịch sử
2.1.1.1. Về ý định của địch
Tính đến năm 1974, trên toàn miền Nam địch có một đạo quân chủ lực
rất đông, được trang bị hiện đại, gồm đủ các quân chủng, binh chủng, trong
đó có lực lượng không quân và hải quân khá mạnh. Chúng ráo riết phát triển
cả một hệ thống kìm kẹp từ trung ương đến cơ sở, riêng lực lượng cảnh sát
đông hàng chục vạn tên.
Địch bố trí lực lượng theo một chiến lược gọi là “chiến tranh diện địa”
nhằm “bảo vệ tối đa an ninh lãnh thổ” bằng một hệ thống đồn bốt các loại,
cắm sâu xuống tận các xã, ấp. Chúng muốn mở rộng và tăng cường nhiều mặt
cho lực lượng phòng giữ địa phương, có thể thay thế và tiến tới làm cho tất cả
quân chủ lực trở thành những đội quân cơ động.
Chúng bố trí một đầu mạnh là Quân khu 1 bao gồm Huế - Đà Nẵng,
nhằm đối phó với quân chủ lực từ miền Bắc tiến công vào. Một đầu mạnh nữa
là Quân khu 3 bao gồm khu vực Sài Gòn – Biên Hòa nhằm bảo vệ trung tâm
chính trị, kinh tế và là thành phố đông dân, có bộ máy đầu sỏ, thủ đô của Mỹ ngụy. Đã dồn lực lượng vào hai đầu thi nơi khác sẽ ít hơn đó là Quân khu 2
trong đó có Tây Nguyên.
Tuy vậy, đến đầu tháng 12 năm 1974, đại sứ Mỹ, trùm CIA, chính
quyền Nguyễn Văn Thiệu, đã mở cuộc họp với tư lệnh các quân đoàn, quân
khu ngụy để phán đoán hoạt động của ta. Chúng cho rằng đầu năm 1975,
hướng tiến công chính của ta là tiến vào Quân khu 3, chủ yếu là Tây Ninh.

13


Thời gian ta tiến công có thể trước hoặc sau Tết cho đến tháng 6 năm
1975, tức là tới mùa mưa phải dừng lại. Với nhận định ấy, Thiệu ra lệnh cho

các tướng phải đánh trước để phá kế hoạch của ta. Thủ tướng Trần Thiện
Khiêm đốc thúc các quân khu, tiểu khu mở chiến dịch “bình định cấp tốc”
trong ba tháng, kể từ ngày 1-1-1975 để “ngăn chặn chiến dịch Đông - Xuân
của Việt cộng” chúng không thay đổi bố trí chiến lược mạnh 2 đầu và không
tăng thêm lực lượng ở Quân khu 2 và Tây Nguyên.
Còn Chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục vận động Quốc hội Mỹ chi thêm tiền
viện trợ quân sự và đưa thêm nhân viên quân sự Mỹ vào miền Nam, vũ khí
đạn dược và tăng thêm máy bay B52 vào Thái Lan mở cầu hàng không để
trực tiếp chuyển vũ khí xuống các sân bay Pleiku, Kon Tum.
Dự kiến đề phòng ta đánh cả ở hướng nam Trị - Thiên và tây nam Đà
Nẵng nên địch có điều chỉnh quân cơ động ở hướng này. Nhưng ý định chiến
lược, hướng chiến lược chủ yếu và việc điều động lực lượng cho mục tiêu chủ
yếu của ta lúc này là như thế nào thì địch chưa nắm được chính xác. Vì vậy
chúng vẫn giữ nguyên hệ thống bố trí phòng ngự chiến lược và lực lượng
chiến lược như trước.
2.1.1.2. Về chủ trương của ta
Ngày 30-9-1974, Bộ chính trị họp để đánh giá tình hình, thông qua bản
dự thảo kế hoạch chiến lược do Quân ủy và Bộ Tổng tham mưu nghiên cứu
soạn thảo nhan đề “Kế hoạch giành thắng lợi ở miền Nam sau vài ba năm làm
thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam” và đi đến xác định quyết tâm hoàn
thành giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976.
Bộ Chính trị đánh giá: khả năng chiến đấu của bộ đội cơ động của ta đã
hơn hẳn chủ lực cơ động của địch và đề ra phương hướng hoạt động mùa khô

14


1974-1975 nhằm hoàn thiện thế trận, chuẩn bị tạo điều kiện chuyển lên các
đòn tiến công chiến lược lớn khi thời cơ đến .
Bộ Chính trị đã xác định.

Về hướng chiến lược, bộ đội chủ lực phải chuẩn bị cả hai hướng:
- Tây Nguyên, trọng điểm là nam Tây Nguyên là hướng chiến lược rất
quan trọng.
- Miền Đông Nam Bộ là hướng quyết định cuối cùng.
Từ đó Thường trực Quân ủy Trung ương ra quyết tâm triển khai chiến
dịch, chiến lược của Bộ Chính trị: Chọn Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ
yếu của chiến dịch, nam Tây Nguyên và là nơi mở đầu cho cuộc Tổng tiến
công mùa Xuân năm 1975.
Quyết tâm mở chiến dịch Tây Nguyên mà trọng điểm là nam Tây
Nguyên lúc này là hoàn toàn đúng đắn.
2.1.2. Diễn biến
Địa bàn chiến dịch: khu vực Nam Tây Nguyên gồm các tỉnh Phú Bồn,
Đắc Lắc, Quảng Đức. Bộ tư lệnh chiến dịch:
Tư lệnh Hoàng Minh Thảo, Chính ủy Đặng Vũ Hiệp. Mục tiêu then
chốt của chiến dịch là thị xã Buôn Ma Thuột và 3 quận lỵ: Đức Lập, Cẩm Ga,
Kiến Đức; Thực hiện chia cắt chiến lược.
+ Đợt 1: Từ 4-3 đến 9-3:
Chiến dịch Tây Nguyên chính thức bắt đầu đêm 3 rạng ngày 4 tháng 3
với trận đánh của Trung đoàn 95A diệt căn cứ Ayun. Cùng thời gian này,
trung đoàn 9, sư đoàn 320A cắt đường 14 ở Ea H'Leo (Bắc Cẩm Ga). Ngày 4
tháng 3, Sư đoàn 3 Sao Vàng (thiếu) của Quân khu 5 tấn công và tràn ngập 11

15


chốt do 2 đại đội bảo an đóng giữ. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 3 Trung đoàn 25
tổ chức trận phục kích một đoàn xe vận tải của QLVNCH tại Chư Cúc. Đến
ngày 8 tháng 3, Tây Nguyên đã bị cô lập với đồng bằng ven biển miền Trung
và Nam Trung bộ về đường bộ, trừ đường số 7 rất xấu đã lâu không sử dụng.
Thế trận ở Tây Nguyên đã được thiết lập.

Sư đoàn 316 đã bí mật hành quân xuống Nam Tây Nguyên theo sau sư
đoàn 320A, dùng sư đoàn 320A làm bình phong che giấu sự có mặt của mình.
Lợi dụng việc các đơn vị chủ lực của QLVNCH tại Buôn Ma Thuột tập trung
giải tỏa đường 14 trên hướng Thuần Mẫn - Buôn Hồ, các trung đoàn công
binh 7 và 575 đã mở thông các con đường 50B, 50C, 50D, 51, 57B, 57C bảo
đảm cho xe pháo các loại có thể kéo thẳng vào Buôn Ma Thuột.
Việc chỉ huy tác chiến được thực hiện hoàn toàn bằng thông tin hữu
tuyến đã vô hiệu hóa các hoạt động trinh sát điện đài của QLVNCH. Các đơn
vị chủ lực của QLVNCH tại Quân khu II đã bị căng kéo ra nhiều hướng và
chôn chân tại các cứ điểm phòng thủ, giảm thiểu khả năng cơ động ứng cứu
cho nhau. Thế trận xung quanh Buôn Ma Thuột đã được cài đặt.
+ Đợt 2: Từ ngày 10 đến 17-3:
2 giờ sáng 10 tháng 3 năm 1975, cuộc tiến công của Quân Giải phóng
miền Nam Việt Nam vào Buôn Ma Thuột bắt đầu với các trận đột kích sâu
của trung đoàn 198 đặc công vào các mục tiêu: Sân bay Hòa Bình, khu kho
Mai Hắc Đế, khu hậu cứ của trung đoàn 53 (QLVNCH) với sự yểm hộ của
hỏa tiễn tầm ngắn ĐKB và H-12. Tiểu đoàn 5 (trung đoàn 198) đánh vào khu
kho Mai Hắc Đế và đoạn đường 429, tiếp tục pháo kích bằng hỏa lực ĐKB,
H-12 vào Sở chỉ huy sư đoàn 23, Sở chỉ huy tiểu khu, trung tâm thông tin,
doanh trại thiết giáp và khống chế trận địa pháo. Lúc 5 giờ sáng, cửa ngõ tiến
quân bằng cơ giới của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam từ hướng Đông

16


Bắc, Tây Bắc, Tây và Tây Nam vào Buôn Ma Thuột đã được khai thông.
Hướng Tây Nam, trung đoàn 174 có 1 đại đội xe tăng yểm hộ vượt qua các
chốt Chi Lăng, Chư Di và khu kho Mai Hắc Đế. Hướng Tây Bắc, trung đoàn
148 có 1 đại đội xe tăng mở đường đánh vào Sở chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc và
dùng 1 tiểu đoàn tấn công ấp Châu Sơn. Hướng Tây, có tiểu đoàn 4 (trung

đoàn 24 sư đoàn 10) và 2 đại đội xe tăng đánh vào Sở chỉ huy sư đoàn 23 và
mặc dù xe tăng bị sa lầy và bị máy bay QLVNCH bắn phá song họ vẫn tấn
công vào khu quân y, khu truyền tin. Hướng Đông Bắc có trung đoàn 95B
đánh vào khu vực ngã sáu, hướng Đông Nam, trung đoàn 149 (không có xe
tăng đi kèm) dùng một tiểu đoàn tấn công cứ điểm Chư Blom và điểm cao
582, 1 tiểu đoàn còn lại đánh thốc qua cứ điểm Ba Lê và điểm cao 491 tiến
thẳng vào trung tâm thị xã. Phía Đông thị xã, trung đoàn 3 (sư đoàn 10) có 1
đại đội xe tăng yểm hộ phối hợp với 1 tiểu đoàn của trung đoàn 149 (sư 316)
tấn công đánh chiếm sân bay Hòa Bình từ hai hướng Đông Bắc và Tây Nam
khép lại. Trung đoàn 2 (sư đoàn 10) đánh chiếm cứ điểm Phước An.
Đến ngày 12 tháng 3, khu vực hậu cứ trung đoàn 53 (sư đoàn 23) và sân
bay Hòa Bình (Phụng Dực) trở thành nơi đồn trú của hầu hết các lực lượng
QLVNCH còn lại sau hai ngày tác chiến đổ về đây.
Chiều ngày 12 tháng 3, sau trận oanh kích dọn bãi của 81 máy bay cường
kích A-1, A-37, F-5; hai tiểu đoàn của trung đoàn 45 và một đại đội thám báo
của sư đoàn 23 do trung tá Phùng Văn Quang (trung đoàn trưởng trung đoàn
45 chỉ huy) là những đơn vị đầu tiên đổ quân xuống Phước An. Hơn 100 máy
bay trực thăng đủ loại, kể cả loại hạng nặng CH-47 Chinook được huy động
cho cuộc chuyển quân. Lúc 13 giờ 10 phút chiều 12 tháng 3, đích thân thiếu
tướng Phạm Văn Phú bay trên phi cơ hạng nhẹ U-17 lên vùng trời Buôn Ma
Thuột chỉ huy cuộc phản kích. Từ trên máy bay, tướng Phú điện cho trung tá
Võ Ấn đang chỉ huy các lực lượng giữ sân bay Hòa Bình biết cuộc đổ quân

17


xuống Phước An - Nông Trại đã bắt đầu và động viên các đơn vị này cố gắng
giữ vững. Sang ngày 13 tháng 3, 145 chiếc trực thăng đã đổ trung đoàn 44,
pháo đội 232 và tiểu đoàn còn lại của trung đoàn 45 xuống khu vực điểm cao
581, Nông Trại, Phước An, Chư Cúc dọc đường 21. Chiều tối 12 tháng 3, sau

khi đợt 1 của cuộc đổ quân hoàn tất, tướng Phú quay lại Pleiku gặp tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu trên máy liên lạc cao tần để báo cáo cho tổng thống
Thiệu tin tức mới nhất về sự xuất hiện của sư đoàn 316 QGP trên chiến
trường Buôn Ma Thuột.
Trong khi đang thực hiện việc chuyển quân của sư đoàn 23 từ Pleiku về
Buôn Ma Thuột, sân bay Cù Hanh tiếp tục bị các đơn vị của sư đoàn
968 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam pháo kích. Bộ Tư lệnh Quân Giải
phóng miền Nam Việt Nam tại mặt trận Tây Nguyên đã dự liệu được phản
ứng của QLVNCH và hành động theo phương châm: tranh thủ được một tiếng
đồng hồ, lực lượng có thể tăng gấp đôi; tranh thủ được 24 tiếng đồng hồ, lực
lượng có thể tăng gấp mười. Ngày 11 tháng 3 trong khi các trận đánh trong thị
xã còn tiếp diễn, tiểu đoàn 6, trung đoàn 24 (sư đoàn 10) đã tấn công cứ điểm
Chư Nga và căn cứ 45 phía Đông thị xã. Việc để mất căn cứ 45 và cứ điểm
Chư Nga đã buộc các trung đoàn 44 và 45 QLVNCH phải thay đổi địa điểm
đổ quân đến Nông Trại - Phước An. Từ chiều 13 tháng 3, các trung đoàn 24
và 28 (sư đoàn 10) được tăng cường hai đại đội xe tăng và một tiểu đoàn pháo
binh đã hành quân suốt đêm và áp sát quận lỵ Phước An vào rạng sáng. 7 giờ
7 phút sáng 14 tháng 3, trong khi các đơn vị của hai trung đoàn 44 và 45
QLVNCH còn chưa triển khai đội hình, trung đoàn 24 (sư đoàn 10 QGP) có
hai tiểu đoàn của trung đoàn xe tăng 273 yểm hộ đã từ hai phía nổ súng tấn
công trung đoàn 45 tại điểm cao 581.
Đến 12 giờ trưa ngày 14 tháng 3, các tiểu đoàn 1 và 2 của trung đoàn 45
cùng tiểu đoàn bảo an tại điểm cao 581 hầu như bị đánh tan. Tiểu đoàn còn lại

18


×