Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên cứu nội dung tư tưởng hồ chí minh về dựng nước đi đôi với giữ nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.32 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG
***********************************

Ù

RỌ

VINH



Ƣ ƢỞ


Đ ĐÔ

Ƣ
Ƣ

Ệ Đ



Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

- 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG


AN NINH
************************************

Ù

RỌ

VINH



Ƣ ƢỞ


Ƣ

Đ ĐÔ

Ƣ

Ệ Đ



Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

gƣời hƣớng dẫn khoa khoa học

Đ


TÁ. TH.S

– 2018

YỄ

Ă




Ơ

Để hoàn thành đề tài này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn
nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy Đại tá, Thạc sĩ Nguyễn Văn
Phong – Trưởng khoa Đường lối Quân sự Trung tâm Giáo dục Quốc phòng
và An ninh.
Đồng thời, tôi nhận được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của gia đình và
người thân trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý
báu đó. Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, bài nghiên cứu không tránh
khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý phê bình của quý thầy cô để đề tài
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2018
Tác giả đề tài

hùng rọng inh





Đ

Tôi xin cam đoan nội dung đề tài này là công trình nghiên cứu của
bản thân. Những số liệu và kết quả trong khóa luận hoàn toàn trung thực. Đề
tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào.
Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2018
Tác giả đề tài

hùng rọng inh


MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
7. Ý nghĩa đề tài................................................................................................. 3
8. Kết cấu của khóa luận ................................................................................... 3
Chương 1. C

SỞ H NH THÀNH CỦ

D NG NƯỚC ĐI Đ I VỚI GI


TƯ TƯỞNG HỒ CH MINH V

NƯỚC ........................................................ 4

1.1. Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với
giữ nước............................................................................................................. 4
1.1.1. Tinh hoa triết học và giá trị văn hóa Phương Đông. ............................... 4
1.1.2. Tinh hoa triết học và giá trị văn hóa Phương Tây. ................................. 4
1.1.3. Chủ nghĩa Mác–Lênin ............................................................................. 5
1.2.Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với
giữ nước............................................................................................................. 7
1.2.1. Chủ nghĩa yêu nước và giá trị truyền thống Việt Nam ........................... 7
1.2.2. Truyền thống của gia đình và quê hương Hồ Chí Minh ....................... 11
1.2.3.Tư tưởng Hồ Chí Minh...........................................................................11
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 13
Chương 2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦ
NƯỚC ĐI Đ I VỚI GI

HỒ CH MINH V

NƯỚC VÀ VẬN DỤNG TRONG S

D NG
NGHIỆP

BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨ .. .......................... 14


2.1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ......................................... 14

2.1.1. Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với tiến lên chủ nghĩa xã hội. ......... 14
2.1.1.1. Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở tiền đề để
tiến lên chủ nghĩa xã hội. ................................................................................ 14
2.1.1.2. Chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dân tộc,
giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để. ............................................. 15
2.1.2. Những điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội trong quá trình cách mạng Việt Nam. ....................................................... 17
2.1.3. Sự thể hiện trên thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội. ................................................................................ 19
2.1.3.1. Thời kỳ 1930-1945: Ở thời kỳ này tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội được thể hiện qua những hoạt động lý luận và thực tế
chủ yếu sau đây của Hồ Chí Minh. ................................................................. 19
2.1.3.2. Thời kỳ 1945-1954: Thời kỳ bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng
những cơ sở đầu tiên của chủ nghĩa xã hội, thực hiện “kháng chiến và kiến
quốc”. .............................................................................................................. 20
2.1.3.3. Thời kỳ 1954-1975: Thời kỳ Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện, bổ
sung, phát triển tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
trong điều kiện mới. ........................................................................................ 21
2.2.Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền ….. ...................... 23
2.2.1. Xây dựng chính quyền cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm
1945. ................................................................................................................ 23
2.2.2. Bảo vệ chính quyền cách mạng sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
......................................................................................................................... 24
2.3. Kháng chiến đi đôi với kiến quốc. ........................................................... 27
2.4. Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghiã đi đôi với đấu tranh giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước ....................................................................... 28
2.4.1. Hậu phương lớn miền Bắc xã hôi chủ nghĩa, nguồn sức mạnh chiến
thắng có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
......................................................................................................................... 28
2.4.2. Tiền tuyến miền Nam giữ vai trò trực tiếp trong cuộc đấu tranh thống

nhất nước nhà. ................................................................................................. 32


2.5. Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với giữ nước
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ......................... 33
2.5.1. Kiên định con đường độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. ................ 33
2.5.2. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: Xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. ......................................... 35
2.5.3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng an ninh. ............................................................................................................. 36
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 39
K T UẬN VÀ KI N NGHỊ......................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 41




STT

CH

VI T TẮT



CH

VI T ĐÂY ĐỦ

1.


BCHTW

Ban Chấp hành Trung Ương

2.

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

4.

CTQG

Chính trị Quốc gia

5.

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. ý do chọn đề tài
Dựng nước đi đôi với giữ nước là bài học thành công và truyền thống
vô cùng quý báu của dân tộc ta. Ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc
cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược tại đền thờ các vua Hùng, chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ân cần căn dặn cán bộ chiến sĩ Đại đoàn 308 trước khi về tiếp
quản Thủ đô: “Bác cháu ta gặp nhau ở đây tuy tình cờ nhưng lại rất có ý

nghĩa. Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày nay Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước” [1; tr.553]. Đấy là tư tưởng chỉ đạo quan trọng
của Bác đối với quân và dân ta. Thực tiễn lịch sử cho thấy: Thời đại nào gắn
chặt dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng đất nước theo quan điểm gắn
chặt dựng nước đi đôi với lo giữ nước, dân giàu, nước mạnh, quốc phú, binh
cường, thì độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ được giữ vững. Thời đại nào
không gắn chặt giữa dựng nước và giữ nước, không lo giữ nước từ lúc nước
chưa nguy, không xây dựng củng cố đất nước để nước nghèo, dân đói, xã hội
lạc hậu, quốc phòng an ninh không được củng cố, nội bộ mâu thuẫn, sẽ tạo ra
điều kiện thuận lợi để kẻ thù tiến công. Bài học kết hợp chặt chẽ dựng nước đi
đôi với lo giữ nước trong lịch sử dân tộc được Đảng ta và Hồ Chủ tịch phát
triển một bước mới: Thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược, kết hợp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc được tiến hành trong hòa bình cũng như khi đất nước có chiến
tranh. Ngay sau khi đất nước vừa giành độc lập tháng 9-1945, Đảng ta và Hồ
Chủ tịch kêu gọi toàn dân hăng hái lao động sản xuất, chăm lo xây dựng và
củng cố quốc phòng. Do đó, đất nước đã nhanh chóng vượt qua nạn đói khủng
khiếp nhất trong lịch sử năm 1945, hệ thống chính quyền từ Trung ương đến
địa phương được củng cố, lực lượng vũ trang ngày càng trưởng thành. Tạo
nền tảng quan trọng để quân và dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống kẻ
thù xâm lược, bảo vệ đất nước. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
1


lược, Đảng ta và Bác Hồ chủ trương: Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa
chặn đánh làm chậm tốc độ tiến công của kẻ thù ở phía Nam đất nước, vừa
xây dựng tiềm lực và chuẩn bị hậu phương kháng chiến. Mục tiêu chiến lược
của cách mạng lúc này là phải diệt cho được cả ba loại giặc là: Giặc đói, giặc
dốt, giặc ngoại xâm. Vận dụng thành công bài học kết hợp dựng nước và giữ
nước trong lịch sử, Đảng ta và Bác Hồ đã phát huy được sức mạnh toàn dân,
sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế, đánh thắng thực dân Pháp xâm lược giải phóng

Tổ quốc. Bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, tư tưởng
chỉ đạo dựng nước đi đôi với lo giữ nước được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh phát triển lên một bước cao hơn thành hai nhiệm vụ chiến lược: Xây
dựng miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội và giải phóng miền Nam, thống nhất
nước nhà. Trong đó, Bác xác định rõ: “Xây dựng miền Bắc là cái nền, cái gốc
để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Nhờ có tư tưởng, đường lối và
nhiệm vụ chiến lược đúng đắn của Đảng, quân và dân ta đã xây dựng miền Bắc
vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học,
quốc phòng và an ninh ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân ngày càng được nâng cao. Quân đội và công an được xây dựng chính
quy, có trang bị ngày càng hiện đại....Thực tiễn đó đã chứng minh rõ đường lối và
tư tưởng chỉ đạo: Kết hợp chặt chẽ giữa dựng và lo giữ nước của Đảng và Bác Hồ
là rất sáng tạo và vô cùng độc đáo, sát với thực tiễn tình hình đất nước và bối cảnh
quốc tế, lại chưa từng có trong lịch sử nhân loại thế giới…Xuất phát từ vấn đề
trên, tôi lựa chọn “Nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng
nước đi đôi với giữ nước” làm khóa luận tốt nghiệp.
2.

ục đích nghiên cứu
- Phân tích, làm rõ những nét đặc sắc về tư tưởng của Hồ Chí Minh về

dựng nước đi đôi với giữ nước và vận dụng tư tưởng của Người trong trong
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. hiệm vụ nghiên cứu
2


- àm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn tư tưởng của Hồ Chí Minh về dựng
nước đi đôi với giữ nước
- Làm rõ nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với

giữ nước.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với giữ nước
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với giữ nước.
5. hạm vi nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với giữ nước từ năm 1917
khi Bác Hồ đọc luận cương của ênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa) đến
nay.
6. hƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp lịch sử,
phương pháp lôgíc, so sánh, tổng hợp, phân tích và phương pháp chuyên gia.
7. Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa thực tiễn: đề tài giúp chúng ta có khả năng vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với giữ nước trong sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Ý nghĩa khoa học: đề tài giúp chúng ta nhận thức một cách sâu sắc giá
trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với giữ nước.
8.

ết cấu của khóa luận
Gồm phần mở đầu, 2 chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
Chương 1: Cơ sở hình thành của tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước

đi đôi với giữ nước.
Chương 2: Nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi
với giữ nước và vận dụng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
3



Chương 1.
Ơ Ở

CỦA Ƣ ƢỞ


Ƣ

Đ ĐÔ

Ƣ

1.1. ơ sở lý luận hình thành tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về dựng nƣớc đi
đôi với giữ nƣớc.
1.1.1. Tinh hoa triết học và giá trị văn hóa Phương Đông.
Trong lịch sử, tinh hoa triết học và giá trị văn hóa Phương Đông được
hội tụ chủ yếu trong Tam giáo Nho giáo, Phật giáo, ão giáo . Sinh ra trong
một gia đình nhà Nho yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa yêu nước
và giá trị truyền thống Việt Nam nên từ rất sớm Hồ Chí Minh đã nhận rõ ưu
điểm và cả hạn chế của Nho giáo, Phật giáo và

ão giáo. Được rèn luyện

trong đấu tranh cách mạng dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác–Lênin, Hồ Chí
Minh đã vượt qua những hạn chế, tiêu cực của Tam giáo tính chất duy tâm,
bảo thủ, lạc hậu của Nho giáo; lối sống lánh đời thụ động của Phật giáo;
phong cách “vô vi, vô sự” của ão giáo . Đồng thời Người thừa kế, phát triển
những yếu tố tích cực của chúng tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời của
Nho giáo; tư tưởng vị tha “từ bi hỉ xả”, “cứu nhân độ thế” của Phật giáo và lối

sống hài hòa, khoan dung, cần kiệm, nhân ái, khiêm nhường của Đạo giáo để
đi đến giá trị nhân văn phổ quất. Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn tìm hiểu chủ
nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và khái quát một cách cô đọng tư tưởng “
dân tộc – độc lập, dân quyền – tự do, dân sinh – hạnh phúc” đưa vào quốc
hiệu của Việt Nam là “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” [2; tr.26]. Người đã
chắt lọc từ tinh hoa triết học và giá trị văn hóa phương Đông để làm cho tư
tưởng của Người thêm phong phú và đặc sắc hơn.
1.1.2. Tinh hoa triết học và giá trị văn hóa Phương Tây.
Ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài chủ yếu là ở châu Âu , Hồ Chí
Minh đã sống trong bầu không khí của tinh thần dân chủ và cách mạng, chủ
4


yếu là cuộc cách mạng tư sản Mỹ, Pháp, Công xã Paris và sau đó là Cách
mạng Tháng Mười Nga. Đồng thời, Người chịu ảnh hưởng sâu rộng của tinh
hoa triết học và giá trị văn hóa dân chủ phương Tây, đặc biệt là triết học khai
sáng và tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của Vonte, Rútxô, Môngtétxkitơ….
Chính vì vậy, trong Tuyên ngôn độc lập của nước ta, Người đã đưa vào phần
tinh túy nhất của Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn nhân
quyền của cách mạng Pháp 1789 và khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra có
quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm;
trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc”, và “Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn
tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Nói rộng ra, mọi quốc gia trên thế giới đều
có quyền bình đẳng và tự quyết vận mệnh của mình. Vì vậy, nhiệm vụ hàng
đầu mà Bác đề cập đến là dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Ngoài ra, Hồ
Chí Minh còn kế thừa lòng nhân ái đức hy sinh và tính nhân văn của Thiên
Chúa giáo. Hiểu rõ nhưng giá trị tư tưởng nhân văn Phương Tây. Người đã
sớm nhận rõ những hạn chế trong chủ nghĩa tư bản và chỉ ra rằng: “Chỉ có
chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân

biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên
quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh
phúc…” [3; tr.461].
1.1.3. Chủ nghĩa Mác – Lênin
Trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước và giá trị truyền thống Việt Nam, từ
tinh hoa triết học và giá trị văn hóa Đông – Tây, Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ
nghĩa Mác–Lênin không phải theo lối giáo điều, “tầm chương trích cú” mà ở
Người là sự chắt lọc và hòa quyện những tinh hoa nhất của chủ nghĩa Mác–
ênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đặc biệt đi theo ánh sáng vĩ đại của
cách mạng tháng Mười Nga về con đường dựng nước đi đôi với giữ nước. Nói

5


cách khác đó là “kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghiã
Mác– ênin vào điều kiện cụ thể của nước ta…”[4; tr.83].
Khác với nhiều trí thức phương Tây đến với chủ nghĩa Mác–Lênin
như đến với một học thuyết coi chủ nghĩa như một đối tượng nghiên cứu)
nhằm giải quyết vấn đề tư duy, nhận thức hơn là hành động; Hồ Chí Minh đến
với chủ nghĩa Mác– ênin xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt
Nam và Người tìm thấy con đường và phương pháp cứu nước, cứu dân. Vì
vậy, Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác– ênin theo phương pháp nhận thức
mácxít và theo cách “ý tại, ngôn ngoại”, “đắc ý, vong ngôn” của Phương
Đông; tức là nắm lấy cái “thần”, cái cốt lõi, cái bản chất của vấn đề chứ
không tự trói buộc mình vào trong khuôn khổ của ngôn từ. Trên cơ sở đó,
Người vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam chứ không
rập khuôn những khái niệm, kết luận trong sách và kinh điển [5; tr.15,16].
Bước ngoặt trong nhận thức và hình thành tư tưởng dựng nước đi đôi với giữ
nước của Hồ Chí Minh là từ nghiên cứu Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười
Nga và nghiên cứu các quan điểm tư tưởng của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin

về cách mạng vô sản. Đồng thời thực tiễn phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế, phong trào giải phóng dân tộc, cuộc đấu tranh cho hoà bình, độc lập, tự do, dân
chủ và tiến bộ xã hội, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở
iên Xô, đã tác động lớn đến sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về
dựng nước đi đôi với giữ nước. Từ đó, Người đã soi đường chỉ lối cho dân tộc
ta làm nên cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thần thánh trong lịch sử nhân
loại. Và cũng chính vì vậy, mà trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn
cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 70 năm qua và tiếp tục
soi sáng sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, đưa chúng ta đến mục tiêu xây
dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và xã hội
chủ nghĩa.

6


1.2.

ơ sở thực tiễn hình thành tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về dựng nƣớc

đi đôi với giữ nƣớc.
1.2.1. Chủ nghĩa yêu nước và giá trị truyền thống Việt Nam
Nói đến yêu nước thì hầu như dân tộc nào cũng có, song ở Việt Nam
yêu nước thể hiện không chỉ ở tình cảm mà còn ở cả ý thức, tinh thần, không
chỉ bộc lộ rõ trong hành động của con người; hơn thế nữa, nó trở thành một
triết lý hành động – chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước và giá trị truyền
thống Việt Nam có những nét đặc trưng nổi bật:
- Thứ nhất, trải qua hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước, dân tộc Việt
Nam luôn bền bỉ, kiên trì vừa lao động, vừa chống giặc ngoại xâm, đồng thời
bảo vệ văn hóa dân tộc. Hơn một ngàn năm giặc phương Bắc xâm lược, nhân
dân ta vẫn bám trụ quê cha đất tổ, đánh bại âm mưu đồng hóa văn hóa, bảo

tồn được văn hóa dân tộc, giành độc lập và toàn vẹn lãnh thổ đó là thành tựu
kì diệu của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, mà không phải dân tộc nào cũng
làm được [6; tr.26].
- Thứ hai, “yêu nước” đi đôi với “thương dân”, “nhân nghĩa” gắn liền
với đoàn kết dựng nước, giữ nước, xả thân cứu nước đã trở thành đạo lý sống
của con người và cả dân tộc: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một
nước phải thương nhau cùng”, “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại
nên hòn núi cao”, “ á lành đùm lá rách”, “Nước mất thì nhà tan, giặc đến nhà
đàn bà cũng đánh”… Hồ Chí Minh đã nâng cao truyền thống này lên tầm “
cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu,
bốn biển một nhà”. Khi còn sống Người làm tất cả những gì có lợi cho dân,
cho nước. Khi đi xa Người để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng,
toàn dân, cho bộ đội, cho người già, thanh thiếu niên, và nhi đồng.
- Thứ ba, yêu nước được nảy sinh từ yếu tố tâm lý, tình cảm, phát triển
lên ý thức tự giác và trở thành triết lý nhận thức và hành động của con người
và của dân tộc. Tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Tống, ý Thường Kiệt
7


đã nêu lên hai nguyên lý quan trọng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam: “
Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, Như hà
nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”; tức là lãnh thổ Việt
Nam do dân tộc Việt Nam làm chủ - điều đó đã được ấn định trong sách trời,
quyền độc lập dân tộc tự chủ của dân tộc Việt Nam không ai có quyền tranh
chấp và có muốn tranh chấp cũng không được; nếu lũ giặc dám đến xâm
phạm, chúng bay nhất định chuốc lấy thất bại – đó là lẽ trời, đạo trời, là quy
luật.
Chuẩn bị lực lượng vật chất và tinh thần để đánh quân Nguyên – Mông
xâm lược, nhà Trần đã tổ chức hội nghị Diên Hồng và năm 1284 công bố “
Hịch tướng sĩ”. Hội nghị Diên Hồng và “Hịch tướng sĩ” đã có ý nghĩa quan

trọng trong việc xây dựng một quân đội binh hùng, tướng mạnh với tư tưởng
quyết chiến quyết thắng giặc. Trong “Đại cáo binh Ngô”, Nguyễn Trãi đã
nâng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên một bước phát triển mới khi ông chỉ
ra rằng: Việt Nam là một nước văn hiến lâu đời, dân tộc Việt Nam là một dân
tộc anh hùng. Rõ ràng là, nếu không phải: “Từ trước vốn xưng nền văn hiến
đã lâu” và nếu không phải “hào kiệt đời nào cũng có” thì làm sao đánh bại
được kẻ thù to lớn hơn mình rất nhiều lần. Ở đây, ý thức tự tôn dân tộc, tự
cường và tự hào dân tộc đã trở thành nhân tố quan trọng của chủ nghĩa yêu
nước. Hơn nữa, Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ nguyên lý: yêu nước là yêu dân,
yêu nước phải cứu nước, cứu nước là cứu dân.
Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, thông minh, sáng tạo và lạc
quan yêu đời. Những phẩm chất này được nảy sinh và phát triển, trước hết,
nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa đầu mối của sự giao lưu văn hóa
“Bắc – Nam, Đông – Tây”, nên người Việt Nam xưa nay luôn học hỏi, tiếp
thu và cải biên cái hay, cái đẹp của người để biến chúng thành giá trị của
riêng mình. Chính điều đó đã góp phần làm nên cái thông minh, sáng tạo và
tạo dựng niềm tin vào sức mạnh của chính bản chất, sức mạnh của cộng đồng,

8


của chính nghĩa. Hồ Chí Minh là hiện thân rực rỡ của trí thông minh, tính
sáng tạo và tinh thần lạc quan yêu đời.
Việt Nam là một quốc gia hình thành từ rất sớm và có lịch sử phát triển
lâu đời, có vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng, đứng giữa vòng cung
nhìn ra Thái Bình Dương, cầu nối Đông Bắc Á và Đông Nam Á, là nơi giao
lưu và hội tụ của nhiều nền văn hoá, nên thường bị ngoại bang “dòm ngó”,
xâm lược.
Từ thế kỷ XVIII trở về trước, kẻ xâm lược có quân đông, nhiều âm
mưu thâm hiểm, song nhân dân Việt Nam đã khơi dậy được truyền thống từ

cội nguồn dân tộc, huy động được sức mạnh toàn dân và trí tuệ các bậc hiền
tài, nên đã đánh bại các thế lực thù địch, hiếu chiến xâm lược, xây dựng nên
nền nghệ thuật đánh giặc độc đáo: “ít địch được nhiều”, “nhỏ thắng được lớn”
và dựng nước đi đôi với giữ nước là kế sách, là quy luật tồn tại và phát triển
của dân tộc.
Có thể nói, từ rất sớm, cha ông ta đã nhận thức được mối quan hệ biện
chứng, gắn bó giữa dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Đó chính là tư tưởng
“quốc phú, binh cường”, “cử quốc nghênh địch”, “thái bình nên gắng sức, non
sông vững ngàn thu”... Ngay từ thời kì Văn ang, khi bắt đầu đặt nền móng
xây dựng một quốc gia độc lập tổ tiên ta đã có ý thức phải giữ gìn lấy quốc
gia ấy. Thục Phán n Dương Vương vừa động viên trăm họ phát triển cây lúa
nước, đồng thời lại vừa huy động toàn dân đắp thành Cổ oa, sửa sang giáo
mác, rèn đúc tên đồng để sẵn sàng bảo vệ đất nước. Trong những năm dài Bắc
thuộc, ý chí đánh giặc cứu nước và giữ nước chẳng những không bị tàn lụi mà
trái lại, nó đã ngày càng phát triển cao hơn.
Bước vào thời kì Đại Việt, khi nền độc lập nước nhà được khôi phục
và củng cố, tư tưởng “dựng nước đi đôi với giữ nước” đã phát triển lên một
bước mới tạo thành nền tảng bền vững làm phong phú thêm chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam. Vào thời nhà ý, “thế nước”, “thế lực” của nước Đại Việt đã
khá vững mạnh. Công cuộc “kiến quốc” và “thủ quốc” không ngừng được
9


tăng cường. Nhờ đó nhà ý tạo nên thế vững, lực mạnh và đã thực hiện được
chiến lược “tiên phát chế nhân”, phá tan âm mưu câu kết quân sự Tống Chăm, đánh bại chiến tranh xâm lược của quân Tống trong thời gian tương
đối ngắn.
Nhà Trần sau hơn 30 năm xây dựng 1226-1257 , nhờ có chính sách
đúng đắn trên cơ sở một nền văn hoá quân sự độc đáo của dân tộc và nỗ lực
của toàn dân, nên lực nước được tăng cường thêm sức mạnh, thế nước được
phát triển thêm vững chắc. Đó là điều kiện cơ bản để dân tộc ta ba lần đại

thắng quân Nguyên - Mông xâm lược. Trần Quốc Tuấn, vị Tướng quốc lừng
danh, nhà quân sự kiệt xuất đã khẳng định kế sách giữ nước là: “Khoan thư
sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”.
Thời nhà ê, sau những chiến thắng Chi ăng, Xương Giang lừng lẫy,
nước Đại Việt bước vào thời kì xây dựng mới. Những tư tưởng tiến bộ của
Nguyễn Trãi đã giúp triều ê dựng nên Nhà nước phong kiến Đại Việt hưng
thịnh nhất trong lịch sử dân tộc ta thời trung đại. Song ngay khi đất nước
hưng thịnh, vua ê Thái Tổ đã nhắc nhở cháu con: “ o giữ nước ngay từ lúc
nước chưa nguy”. Khi đi kiểm tra đất Hoà Bình vùng chợ Bờ , ê Thái Tổ đã
cho khắc vào bia đá: “Biên phòng cần có phương lược tốt, Giữ nước nên có
kế dài lâu”.
ời của vua ê Thái Tổ như một phương hướng chiến lược giữ nước
lâu bền, nhắn nhủ muôn đời cho các thế hệ con cháu mai sau. Kế thừa những
kinh nghiệm truyền thống lịch sử và căn cứ vào điều kiện thực tiễn của thời
đại mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định: “Dựng nước đi đôi
với giữ nước” là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Như vậy, trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước và giá trị truyền thống Việt
Nam, Hồ Chí Minh đã phát triển chủ nghĩa yêu nước lên một tầm cao mới,
phù hợp với thời đại mới. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Người không
chỉ thể hiện rõ ràng tư tưởng “yêu nước, thương dân”, “cứu nước, cứu dân”,
mà hơn thế nữa Người còn tìm ra con đường giải phóng dân tộc, giải phóng
10


giai cấp, giải phóng con người – con đường cách mạng vô sản, đồng thời lãnh
đạo nhân dân thực hiện sự nghiệp cách mạng ấy.
1.2.2. Truyền thống của gia đình và quê hương Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trên quê hương Nghệ - Tĩnh anh hùng –
mảnh đất “địa linh nhân kiệt” nơi đã sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc như
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng – trong một gia đình

nhà nho yêu nước. Trong bối cảnh nước mất nhà tan, Người đã lớn lên từng
ngày qua lời du thấm đượm tình yêu quê hương đất nước của bà của mẹ, qua
những điều cha dăn dạy, qua những khổ cực mà thực dân Pháp gây ra cho
nhân dân ta. Tất cả những điều đó đã hun đúc nên một trái tim nhân hậu yêu
nước, thương dân. Với trái tim “ôm trọn mọi kiếp đời”, Người sớm cảm nhận
nỗi thống khổ của nhân dân ta phải chịu cảnh nhà tan cửa nát sống kiếp đời nô
lệ. Khi còn nhỏ Người đã từng hỏi cha tại sao những người dân ta gày còm,
đói rách mà phải còng lưng kéo cho những ông bà cả Tây lẫn ta béo tốt. Ngay
cả phụ thân của Người cũng là một nhà nho yêu nước thương dân luôn lo cho
vận mệnh của dân tộc đất nước. Chính những truyền thống của quê hương và
gia đình đã thúc giục Người ra đi tìm lại tự do, độc lập cho dân tộc.
. . . Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cách mạng quốc tế - Anh hùng
giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới; cuộc đời và sự nghiệp cách
mạng của Người phong phú như một huyền thoại, đầy sức hấp dẫn, được nhân
dân ta và bè bạn quốc tế ngưỡng mộ, kính yêu. Có thể tiếp cận cuộc đời và tư
tưởng Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ. Người đã để lại cho chúng ta một di sản
tinh thần vô cùng quý giá, và ở phương diện nào Bác cũng để lại những bài
học lớn, giản dị mà sâu sắc.
Tư tưởng bao giờ cũng là cái phản ánh hiện thực; và trong khi phản ánh
hiện thực, tư tưởng bao giờ cũng kế thừa, phát triển những giá trị của các tư
tưởng trước đó. Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài quy luật này.
11


Nghị quyết Đại hội IX của Đảng ta đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là
một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác- ênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại...”.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử; từ thời kỳ kháng chiến chống giặc
ngoại xâm, cho đến khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, xây dựng CNXH; đất
nước Việt Nam đã chuyển mình để “sánh vai với các cường quốc năm châu”,
tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn là ngọn đuốc sáng dẫn đường cho bao thế hệ
dân tộc Việt Nam vững bước. Trong xu thế hội nhập tòan cầu, tình hình chính
trị quốc tế và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp và nhạy cảm, Đảng và
Nhà nước ta vẫn kiên định lập trường và khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động
của Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với giữ nước đã dẫn
dắt dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và có ý nghĩa quyết định
sự phát triển của cách mạng nước nhà.

12


Kết luận chƣơng 1
Trước và trong suốt quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí
Minh đã tự học tập rèn luyện, đồng thời được gia đình, quê hương và dân tộc
trang bị cho một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ mẫn cảm và sâu
sắc, một vốn chính trị và thực tiễn phong phú. Trên cơ sở đó và với những nỗ
lực phấn đấu phi thường, ở Hồ Chí Minh đã hình thành được bản lĩnh trí tuệ
tuyệt vời; mà nhờ đó Người đã tiếp thu, vận dụng và phát triển một cách sáng
tạo bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với
hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với giữ nước là một tư
tưởng lớn của Người về cách mạng nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng.
Tư tưởng đó kết tinh nhiều giá trị đặc sắc tư tưởng cách mạng của dân tộc,
quốc gia trên thế giới, mà cốt lõi là chủ nghĩa Mác–Lênin và truyền thống
dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng dựng nước đi đôi với
giữ nước của Hồ Chí Minh là một hệ thống hoàn chỉnh các luận điểm quan

trọng của Người về mối quan hệ gắn bó không thể tách rời giữa cách mạng
giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp và giải phóng con người, giữa mục
tiêu độc lập dân tộc và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, giữa giành chính quyền
và giữ chính quyền, xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền cách
mạng.

13


Chương 2.

ĐÔ

Ƣ ƢỞ


Ƣ
Đ
Ƣ
N D NG TRONG S NGHIỆP BẢO VỆ
TỔ QU C VIỆT NAM XÃ H I CHỦ
Ĩ .

2.1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
2.1.1. Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với tiến lên chủ nghĩa xã hội.
2.1.1.1. Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở tiền đề để
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
ịch sử phát triển loài người chứng tỏ, độc lập dân tộc là khát vọng
mang tính phổ biến. Với dân tộc Việt Nam, đó còn là một giá trị thiêng liêng,
được bảo vệ và giữ gìn bởi máu xương, sức lực của biết bao thế hệ người Việt

Nam.
Với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao hàm trong đó cả nội dung dân
tộc và dân chủ. Đó là nền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, chứ không phải
là thứ độc lập giả hiệu, độc lập nửa vời, độc lập hình thức. Trong tư tưởng Hồ
Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của đất nước, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân
chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân lao động.
Khi nhấn mạnh mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh không bao giờ
coi đó là mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ
Chí Minh, giành độc lập để đi tới xã hội cộng sản; độc lập dân tộc phải gắn
liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là mục tiêu cốt yếu, trực tiếp của
cách mạng dân tộc dân chủ, là mục tiêu trước hết của quá trình cách mạng
Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đồng thời là điều kiện hàng đầu, quyết
định để cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang giai đoạn kế tiếp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, cách mạng dân tộc dân chủ càng triệt để
thì những điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội càng được tạo ra đầy đủ. Tính
chất tạo tiền đề của cách mạng dân tộc dân chủ được thể hiện:
14


- Về chính trị: xác định và xây dựng các yếu tố của hệ thống chính trị
do giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Về kinh tế: bước đầu xây dựng được các cơ sở kinh tế mang tính chất
xã hội chủ nghĩa, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
- Về văn hoá, xã hội, đời sống tinh thần: trong cách mạng dân tộc dân
chủ, khối quần chúng công - nông - trí thức và các giai tầng xã hội khác đã có
ý thức giác ngộ, đoàn kết trong một mặt trận dân tộc thống nhất; những nhân
tố mới của văn hoá, giáo dục đã được hình thành dưới ánh sáng của chủ nghĩa
Mác- ênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tóm lại, độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều kiện để nhân dân lao động tự
quyết định con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng

Cộng sản.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời đại mới chủ nghĩa xã hội là xu
hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Điều này
làm cho con đường cứu nước giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh khác biệt
về chất với con đường cứu nước những năm đầu thế kỷ ở nước ta và nhiều
nhân vật nổi tiếng trên thế giới.
2.1.1.2. Chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dân
tộc, giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để.
Về lý luận, độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội thể hiện mối quan
hệ giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu cuối cùng; mối quan hệ giữa hai giai
đoạn của một quá trình cách mạng. ôgíc lịch sử khách quan cho thấy: thực
hiện mục tiêu trước mắt là điều kiện tiên quyết để đi tới mục tiêu cuối cùng và
chỉ thực hiện được mục tiêu cuối cùng thì mục tiêu trước mắt mới củng cố
vững chắc một cách hoàn toàn, triệt để. Giữa hai giai đoạn cách mạng không
có bức tường ngăn cách, cách mạng dân tộc dân chủ xác lập cơ sở, tiền đề cho
cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng xã hội chủ nghĩa khẳng định và bảo
vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
15


Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn liền với đời sống
ấm no, hạnh phúc của quần chúng nhân dân, những người đã trực tiếp làm
nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ. Để đảm bảo vững chắc độc lập
dân tộc, để không rơi vào lệ thuộc, đói nghèo lạc hậu, chặng đường tiếp theo
chỉ có thể là đi lên chủ nghĩa xã hội. Do những đặc trưng nội tại của mình,
chủ nghĩa xã hội sẽ củng cố những thành quả đã giành được trong cách mạng
dân tộc dân chủ, tạo điều kiện để bảo đảm cho độc lập và phát triển dân tộc.
Tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh mang một nội dung sâu sắc,
triệt để: độc lập tự do, ấm no, hạnh phúc. Chủ nghĩa xã hội không chỉ củng cố
những giá trị nêu trên, mà còn làm phong phú thêm về mặt nội dung, xác lập

các điều kiện để hiện thực hoá các nội dung đó. Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ
có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng triệt để các dân tộc bị
áp bức khỏi ách nô lệ; chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm cho
một nền độc lập thật sự, chân chính.
Chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một xã hội tốt đẹp, xoá
bỏ mọi áp bức, bóc lột; công bằng hợp lý - làm nhiều hưởng nhiều, làm ít
hưởng ít, không làm không hưởng; bảo đảm phúc lợi cho người già, trẻ mồ
côi; một xã hội có nền sản xuất phát triển gắn liền với sự phát triển khoa học kỹ thuật và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
lao động. Đó là một xã hội có kỷ cương, đạo đức, văn minh trong đó người
với người là bạn bè, đồng chí, anh em, mọi người được phát triển hết khả
năng của mình; hòa bình hữu nghị, làm bạn với các nước; một xã hội do nhân
dân lao động làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là xây dựng tiềm
lực phát triển của dân tộc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội. Với các thiết chế đó và nền tảng tinh thần riêng có, chủ nghĩa xã hội có
khả năng vận động liên tục, tự bảo vệ vững chắc các thành quả cách mạng của
nhân dân. Trên phạm vi quốc tế, chủ nghĩa xã hội lớn mạnh sẽ có sức hấp dẫn
thu hút các dân tộc, đặc biệt các dân tộc chậm phát triển đi theo con đường
16


chủ nghĩa xã hội; mặt khác chủ nghĩa xã hội sẽ là bệ đỡ của hoà bình thế giới,
hạn chế và ngăn chặn các cuộc chiến tranh đế quốc, chiến tranh xâm lược, xoá
bỏ tình trạng dân tộc này đi áp bức dân tộc khác.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, chủ nghĩa xã hội càng phát triển, càng đạt đến độ
chín muồi thì các tiềm lực, nhất là tiềm lực vật chất kỹ thuật của dân tộc càng
mạnh, đất nước càng có điều kiện củng cố độc lập của mình, tăng cường khả
năng phòng thủ. Không có một chế độ xã hội nào có thể đảm bảo vững chắc
độc lập dân tộc bằng chủ nghĩa xã hội. Trong toàn bộ cấu trúc nội tại của
mình, chủ nghĩa xã hội thể hiện khả năng tự bảo vệ và biết cách bảo vệ.

Hồ Chí Minh khẳng định, trong chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động là
người chủ duy nhất. Đó là sự khác biệt về chất giữa chủ nghĩa xã hội với các
chế độ xã hội trước đó. Chế độ dân chủ là chế độ do nhân dân làm chủ, dân
chủ là vấn đề thuộc bản chất của nhà nước ta. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ xã
hội chủ nghĩa phải được phát huy trên tất cả các lĩnh vực, phải được thể chế
hoá bằng pháp luật, được hoàn thiện, nâng cao trong quá trình phát triển kinh
tế, xã hội và nâng cao dân trí. Đây là điều kiện cơ bản và quyết định vận
mệnh của dân tộc, tạo ra sức đề kháng trên phạm vi xã hội, loại trừ và có khả
năng chống trả bất kỳ một hành động nào đe dọa độc lập, tự do của dân tộc.
Thực hiện được một xã hội như vậy thì độc lập dân tộc mới thực sự vững
chắc, sự nghiệp giải phóng dân tộc mới thắng lợi một cách hoàn toàn và triệt
để.
2.1.2. Những điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội trong quá trình cách mạng Việt Nam.
Độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu lịch
sử. Nhưng để hiện thực hóa tính tất yếu này, theo Hồ Chí Minh cần phải có
những điều kiện cơ bản sau đây:
Trước hết, Hồ Chí Minh khẳng định, xác lập, tăng cường vai trò lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng Cộng sản là điều kiện cơ bản để độc lập dân
17


×