Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Giáo sán soạn 5 bước phát triển năng lực bước PHÁT TRIỂN của CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC dân PHÁP (1951 1953)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.32 KB, 11 trang )

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 31 - Bài 19: BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951-1953)
(Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Trình bày được âm mưu, hành động mới của Pháp, Mĩ từ sau thất bại ở chiến dịch
Biên giới thu - đông năm 1950.
- Hiểu được những nét chính của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi và đánh giá được
tác động của kế hoạch đối với cách mạng Việt Nam.
- Nêu và phân tích được nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ II (21951) của Đảng.
2. Kĩ năng
- Bồi dưỡng kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK, tranh ảnh, video để nhận thức lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng đóng vai các nhân vật lịch sử.
3. Thái độ
- Nhận thức rõ âm mưu, hành động can thiệp, “dính líu” của đế quốc Mĩ ở Đơng
Dương. Từ đó, giáo dục cho học sinh lịng căm thù thực dân Pháp và sự can thiệp
của Mĩ.
- Củng cố lòng tin ở thế hệ trẻ vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng
đất nước hiện nay.
- Tích hợp tư tưởng HCM: Giáo dục ý thức trách nhiệm với đất nước của lãnh tụ
Hồ Chí Minh.
4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học, sử dụng ngôn
ngữ...
- Năng lực chuyên biệt: thực hành bộ mơn lịch sử, khai thác kênh hình, phân tích
mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau; năng lực so
sánh, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử...
II. CHUẨN BỊ


1. Giáo viên
- Chuẩn bị các đồ dùng cho cuộc họp báo, đoạn video về Đại hội đại biểu lần thứ
II, đoạn nhạc của bài hát: “Chào mừng Đảng Lao động Việt Nam” của nhạc sĩ Đỗ
Minh…
- Tranh ảnh, tư liệu tham khảo: Hình ảnh Đờ lát đơ Tátxinhi, Đại hội Đại biểu lần
thứ II của Đảng (2-1951)…
2. Học sinh
Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, đồ dùng học tập liên quan đến nội dung cuộc họp
báo.


III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)
* Hoạt động 1: Tổ chức cho HS nghe 1 đoạn của bài hát: “Chào mừng Đảng Lao
động Việt Nam” của nhạc sĩ Đỗ Minh.
- Mục tiêu: Bước đầu học sinh biết về Đảng Lao động Việt Nam và vai trò lãnh
đạo của Đảng trong giai đoạn 1951-1953, tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp
học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Nhiệm vụ: Học sinh nghe nhạc, trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Phương thức thực hiện : Hoạt động cá nhân, cả lớp.
- Sản phẩm: Khơng khí vui vẻ sôi nổi của lớp học, các câu trả lời của học sinh.
Tiến trình thực hiện
Bước
Nội dung
Chuyển giao Hướng dẫn học sinh nghe đoạn nhạc và trả lời câu hỏi:
nhiệm vụ
- Em biết gì về ca khúc trên? Nội dung của ca khúc trên nói lên
điều gì?
- Em biết gì về Đảng Lao động Việt Nam?
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, cách mạng Việt

Nam trong những năm 1951-1953 phát triển như thế nào?
Thực hiện
nhiệm vụ
Báo cáo,
thảo luận

Học sinh nghe nhạc, trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Học sinh trả lời các câu hỏi (dự kiến câu trả lời)
Ca khúc trên là đoạn trích trong bài hát “Chào mừng Đảng Lao
động Việt Nam” do nhạc sĩ Đỗ Minh sáng tác vào năm 1951. Nội
dung của ca khúc trên là ca ngợi công ơn của Đảng và kêu gọi
nhân dân hãy vững tin và hướng theo ánh sáng của Đảng để vùng
lên đấu tranh thoát khỏi ách nô lệ, lầm than… Dưới sự lãnh đạo
của Đảng Lao động Việt Nam, cách mạng Việt Nam trong những
năm 1951-1953 phát triển lên một bước mới. Đây là giai đoạn
quan trọng, chuẩn bị cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Pháp và can thiệp Mĩ.
Kết
luận GV đánh giá, nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập và
hoặc
chốt kết quả HĐ của học sinh, bổ sung hoàn thiện kiến thức và dẫn dắt
kiến thức
vào bài học: Sau thất bại của Pháp ở mặt trận Biên giới, Mĩ ngày
càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đơng Dương gây
cho ta nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng ra hoạt động cơng
khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam đã có những biện pháp
kịp thời để đối phó với những âm mưu mới của Pháp và Mĩ, đưa
cuộc kháng chiến chống Pháp phát triển lên một bước mới.



B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Hoạt động 2: Tìm hiểu việc Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đơng
Dương (7 phút)
- Mục tiêu: Trình bày được sự can thiệp sâu của Mĩ vào chiến tranh Đơng Dương:
kí các Hiệp định với Pháp, viện trợ kinh tế, quân sự cho Pháp.
- Nhiệm vụ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên.
- Phương thức thực hiện: Học sinh trao đổi theo cặp đôi.
- Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của giáo viên và hoàn thành nội dung theo yêu cầu.
Tiến trình thực hiện:
Bước
Nội dung
Chuyển giao Hướng dẫn học sinh đọc đoạn tư liệu trong SGK, trả lời câu hỏi:
nhiệm vụ
Từ năm 1949, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh của Pháp ở
Đơng Dương nhằm âm mưu gì?Biểu hiện?
Thực hiện
Học sinh theo dõi hình ảnh và tư liệu trong SGK, trao đổi cặp đôi
nhiệm vụ
và trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Báo cáo,
Học sinh trả lời các câu hỏi (dự kiến câu trả lời)
thảo luận
- Âm mưu: Mĩ can thiệp sâu vào Đông Dương nhằm từng bước
thay thế Pháp.
- Biểu hiện:
+ Tháng 12-1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phịng thủ chung
Đơng Dương.
+Tháng 9-1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt
- Mĩ để ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.

Kết luận
- GV đánh giá, nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập
hoặc chốt
và kết quả hoạt động của học sinh, bổ sung hoàn thiện kiến thức.
kiến thức
- Gv mở rộng: Sở dĩ Mĩ từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến
tranh của Pháp ở Đơng Dương, vì Mĩ nhận thấy Đơng Dương là
vùng đất trù phú, có nhiều tài ngun khống sản, phong trào
giải phóng dân tộc lại đang lên cao, trong khi đó Pháp liên tiếp bị
thất bại trên chiến trường. Vì thế nhân cơ hội này, Mĩ muốn
“quốc tế hóa’ cuộc chiến tranh, từng bước gạt chân Pháp để từng
bước độc chiếm Đông Dương. Thông qua viện trợ kinh tế, tài
chính, quân sự, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh.
- Giáo viên cho học sinh quan sát số liệu về việc Mĩ viện trợ cho
Pháp trong cuộc chiến tranh này và nhận xét.
Năm 1950: 52 tỉ phrăng (19% ngân sách).
Năm 1951: 62 tỉ phrăng (16% ngân sách).
Năm 1952: 200 tỉ phrăng (35% ngân sách).
Năm 1954: 555 tỉ phrăng (73% ngân sách).


* Hoạt động 3: Tìm hiểu và đánh giá kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi (13 phút)
- Mục tiêu: Nắm được những điểm chính trong kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi: thời
gian thực hiện, nội dung của kế hoạch và đánh giá được tác động của kế hoạch này
đối với cách mạng Việt Nam.
- Nhiệm vụ: Giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thực hiện kĩ thuật đóng
vai dưới hình thức một cuộc họp báo.
- Phương thức thực hiện: Cả lớp, cá nhân
- Sản phẩm: Nội dung cuộc họp báo.
Tiến trình thực hiện:

Bước
Nội dung
Chuyển giao GV dẫn học sinh đóng vai: 1 HS đóng vai Đờ lát đơ Tátxinhi, 1
nhiệm vụ
HS đóng vai người dẫn chương trình, các HS khác là phóng viên
dưới sự điều hành của DCT, cử 1 HS làm thư kí ghi lại những nội
dung chính của cuộc họp báo (trên giấy A0).
Thực hiện Học sinh thực hiện nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên,
nhiệm vụ
học sinh nghiên cứu nội dung sgk về kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi
để đóng vai phóng viên đưa ra các câu hỏi phỏng vấn.
Báo
cáo, Dự kiến kịch bản:
thảo luận
DCT: Hôm nay, chúng tôi mời tới trường quay 1 sĩ quan, tướng
chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp. Hiện nay, ông đã 62 tuổi. Mọi
người biết đến ông với biệt danh “nhân tài quân sự số 1”. Nguyên
tắc của ông “không thắng sẽ không đánh” và người được chúng
tơi mời hiện diện ở đây chính là Ngài Đờ lát đơ Tátxinhi, xin mời
ngài...
Đờ lát đơ Tátxinhi: Xin chào các nhà báo, chào toàn thể các quý
vị trong trường quay.
DCT: Được tin ngài sắp sang Đông Dương chỉ huy qn viễn
chinh Pháp. Hơm nay tịa báo có tổ chức cuộc họp báo xoay quanh
vấn đề chiến tranh ở Đông Dương, Ngài đã sẵn sàng để trả lời các
phóng viên chưa?
Đờ lát đơ Tátxinhi: Tôi đã sẵn sàng.
DCT: Vâng, xin mời PV... đặt câu hỏi.
PV1: Xin chào ngài, xin ngài cho biết đợt này ngài đến Đông
Dương với nhiệm vụ gì?

Đờ lát đơ Tátxinhi: Tơi được chính phủ Pháp mời đến Đông
Dương làm Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp
tại Đông Dương.
DCT: Xin mời câu hỏi của các phóng viên khác.
PV2: Kế hoạch của ngài khi tới Đơng Dương là gì?
Đờ lát đơ Tátxinhi: Tơi đã xây dựng một kế hoạch ở Đông


Dương mang tên chính tơi, kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi.
PV3: Thưa ngài, chúng tơi muốn biết mục đích của kế hoạch và
dựa vào đâu ngài vạch ra và thực hiện được kế hoạch này?
Đờ lát đơ Tátxinhi: Mục đích của kế hoạch là nhanh chóng kết
thúc chiến tranh ở Đông Dương và để xây dựng, thực hiện được
kế hoạch này chúng tôi dựa vào sự viện trợ về kinh tế, quân sự của
Mĩ.
PV 4: Ngài có thể tiết lộ thêm về nội dung chính của kế hoạch
được khơng ạ?
Đờ lát đơ Tátxinhi: kế hoạch quân sự này của tôi gồm 4 điểm
chính:
- Xây dựng lực lượng cơ động mạnh, phát triển ngụy quân để xây
dựng quân đội quốc gia.
- Xây dựng phịng tuyến cơng sự xi măng cốt sắt (boong ke),
thành lập “vành đai trắng”...
- Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm...
- Đánh phá hậu phương của đối phương...
PV 4: Các ngài cho xây dựng phịng tuyến cơng sự xi măng cốt
sắt (boong ke), thành lập “vành đai trắng” nhằm mục đích gì?
Đờ lát đơ Tátxinhi: Nhằm ngăn chặn chủ lực của đối phương và
kiểm soát việc đưa nhân tài vật lực ra vùng tự do.
PV 5: Ngài cho biết trọng tâm của kế hoạch quân sự này là gì?

Đờ lát đơ Tátxinhi: Trọng tâm của kế hoạch đó là tập trung lực
lượng vào chiến trường Bắc Bộ, biến Bắc Bộ trở thành “cái then
cửa” của Đơng Nam Á.
PV 5: Ngài hi vọng gì ở kế hoạch lần này, thưa ngài?
Đờ lát đơ Tátxinhi: Với kế hoạch này chúng tôi sẽ đưa cuộc
chiến tranh ở Đông Dương lên quy mô lớn hơn, khiến cho cuộc
kháng chiến của đối phương gặp nhiều khó khăn và nhất định
cuộc chiến sẽ nhanh chóng kết thúc có lợi cho chúng tôi.
DCT: Xin chúc cho kế hoạch của ngài thành công, cuộc họp báo
xin được kết thúc.
Kết
luận - Sau cuộc họp báo, thư kí cuộc họp treo bảng nội dung về Kế
hoặc
chốt hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi (trên giấy A0) lên bảng.
kiến thức
- GV tổ chức cho học sinh đánh giá, nhận xét về quá trình thực
hiện nhiệm vụ học tập và sản phẩm của hoạt động, và chốt kiến
thức của mục 2 dựa trên sản phẩm của học sinh và mở rộng kiến
thức: “vành đai trắng” – vùng xung quanh nơi quân giặc chiếm
đóng, bị chúng đốt phá rồi xua đuổi nhân dân đi để ngăn ngừa
không bị tấn cơng và bảo vệ an tồn căn cứ của mình… Kế hoạch


Đờ Lát đơ Tátxinhi với mục tiêu chính là nhằm cứu vãn tình thế
ngày càng nguy khốn của quân Pháp ở chiến trường ĐD. Thực
chất của nó là thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người
Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” tập trung lực lượng để
chiếm giữ đồng bằng Bắc Bộ, chuẩn bị để giành lại quyền chủ
động trên chiến trường chính đã bị mất.
? Hãy nhận xét về kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi và đánh giá tác

động của nó đối với cách mạng Việt Nam.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- GV chốt kiến thức.
II. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951)
* Hoạt động 4: Tìm hiểu Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) (16 phút)
- Mục tiêu: Tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Đại hội lần thứ II của
Đảng (2-1951). Lí giải vì sao Đại hội lần thứ hai của Đảng đã đưa Đảng ra hoạt
động công khai và đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam.
- Nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập nhóm theo kĩ thuật “KWL”
- Phương thức thực hiện: Nhóm nhỏ, cá nhân
- Sản phẩm: Phiếu học tập của các nhóm.
- Tiến trình thực hiện:
Bước
Nội dung
Chuyển giao - Cho HS theo dõi đoạn video tư liệu về Đại hội đại biểu lần thứ II
nhiệm vụ
của Đảng.
- Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (4 HS tạo thành 1 nhóm), hồn
thành phiếu học tập nhóm theo kĩ thuật “KWL”.
Câu hỏi:
1. Đoạn vi deo trên gợi cho em liên tưởng đến sự kiện gì? Sự kiện
đó có nội dung cơ bản gì? (Học sinh điền vào cột K).
2. Em mong muốn tìm hiểu những nội dung gì liên quan đến sự
kiện này? (Học sinh điền vào cột W).
3. Em đã học được những gì sau khi học xong nội dung này? (Học sinh điền
vào cột L)

K
W
L

................................ ................................ ................................
................................. ................................. .................................
................................ ................................ ................................
Thực hiện Học sinh nghiên cứu nội dung sgk về nội dung đại hội đại biểu lần
nhiệm vụ
thứ II (2-1951), trao đổi thảo luận với nhóm và hồn thiện vào
phiếu học tập.
Báo
cáo, Thảo luận nhóm hồn thành phiếu học tập, một nhóm lên báo cáo,
thảo luận
các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý.


Dự kiến sản phẩm:

K
W
L
- Thời gian, địa điểm Học sinh viết Học sinh viết những
những điều muốn gì học được sau khi
của Đại hội.
biết về Đại hội đại tìm hiểu sự kiện
- Nội dung Đại hội.
- Ý nghĩa của Đại biểu lần thứ II (21951) của Đảng.
hội.
Kết
luận Thu thập thông tin phản hồi trên phiếu học tập của học sinh ở cột
hoặc
mở K, W giáo viên vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề để
rộng, chốt hướng dẫn học sinh nghiên cứu, tìm hiểu một số vấn đề:

kiến thức
- Vì sao Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương, đổi
tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam? (phù hợp với đặc điểm
phát triển của mỗi nước Đông Dương…)
- Vì sao Đại hội quyết định xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan
ngơn luận của Đảng? (vì tờ báo Nhân dân thể hiện rõ ý chí cách
mạng của nhân dân, tiếng nói đại diện cho nhân dân…)
- Vì sao Đại hội đại biểu lần thứ II là “Đại hội kháng chiến thắng
lợi”? (vì Đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình
trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng…)
C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
* Hoạt động 5: Củng cố luyện tập
Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hồn thiện kiến thức mới mà HS đã được
lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
Nhiệm vụ: hồn thành trị chơi “Con số may mắn”.
Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi trong trò chơi “Con số may mắn”.
Tiến trình thực hiện:
Bước
Nội dung
Chuyển
giao
nhiệm vụ


- Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Con số may mắn” thông qua
hệ thống câu hỏi ở từng con số:
- Số 1: Nội dung của Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương
giữa Mĩ và Pháp (12-1950) là
A. Pháp nhận viện trợ về kinh tế, quân sự từ Mĩ.

B. Mĩ viện trợ quân sự, kinh tế, tài chính cho Pháp.
C. Mĩ viện trợ kinh tế và cố vấn quân sự cho Pháp.
D. ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
- Số 2: con số may mắn (HS bốc được con số này sẽ nhận được
phần quà)
- Số 3: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951)
quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên
gọi là
A. Đảng Dân chủ Việt Nam.
B. Đảng Lao động Việt Nam.
C. Đảng Dân chủ Đông Dương.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Số 4: Ý nào dưới đây không phải là nội dung kế hoạch Đờ Lát đơ
Tatxinhi?
A. Xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh.
B. Kết hợp chiến tranh tâm lí với chiến tranh kinh tế.
C. Tăng cường phịng ngự trên hành lang Đơng - Tây.
D. Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.
- Số 5. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) quyết định
thành lập mỗi nước Đơng Dương một chính đảng riêng, vì
A. sự chia rẽ của thực dân Pháp.
B. do sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản.
C. đó là xu thế chung của thế giới.
D. phù hợp với đặc điểm của từng nước.
- Số 6. Điểm chung về mục đích của thực dân Pháp khi đề ra kế
hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi (1950) là
A. đều chuẩn bị tiến cơng lên Việt Bắc.
B. để khóa chặt biên giới Việt - Trung.
C. để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
D. để giành quyền chủ động chiến lược.

Thực hiện
nhiệm vụ
Báo cáo,
thảo luận

Cá nhân thực hiện yêu cầu của giáo viên
- Số 1: B
- Số 2: (là số may mắn)
- Số 3: B


Kết luận
hoặc chốt
kiến thức

- Số 4 :C
- Số 5: D
- Số 6: C
- GV đánh giá, nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập và
kết quả hoạt động của học sinh, trao quà cho HS trả lời đúng và
may mắn



D. HOẠT ĐỘNG TÌM TỊI, MỞ RỘNG
Hoạt động 6: Hướng dẫn tự học, tìm tịi mở rộng
Bước
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ
- Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung của tiết học.

- Tìm hiểu thêm về kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi.
Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc nhóm tại nhà lên phương án thiết kế, vẽ sơ
đồ tư duy.
Báo cáo, thảo luận
Các nhóm báo cáo kết quả ở giờ học sau.



×