Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Biện pháp hiệu quả duy trì sĩ số học sinh tiểu học dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.72 KB, 29 trang )

Biện pháp hiệu quả duy trì sĩ số học sinh tiểu
học dân tộc.


MỤC LỤC
Phần I : MỞ ĐẦU
I – Lý do chọn đề tài
II - Mục đích nghiên cứu.
III – Phương pháp nghiên cứu.
IV – Phương pháp thực nghiệm.
Phần II : NỘI DUNG
Chương I : Cơ sở lý luận
I - Đặc điểm tình hình chung.
II - Cơ sở tâm lý học .
III – Cơ sở giáo dục học .
Chương II : Cơ sở thực tiễn .
I - Thực trạng và nguyên nhân.
II – Các nguyên tắc và biện pháp thực hiện.
III - Điều tra thực trạng ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm
tại địa phương.
IV – Bài học kinh nghiệm.
V - Kết luận chung.
Chương III : Những ý kiến đề xuất.
Lời kết.

2


_________________________________

Phần I : MỞ ĐẦU


I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học là bậc học nền tảng, có
vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của cả nước. Hiện
nay, trước thềm hội nhập quốc tế, đất nước ta đang thực hiện mục tiêu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo
dục tiểu học nói riêng càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đổi mới và
phát triển.
Tuy nhiên, trong khi cả nước đang tiến lên giáo dục THCS thì ở một số
địa phương vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn (vùng 3) giáo dục tiểu
học vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có giáo dục Huyện nhà với
các xã vùng 3 cánh Tây của Huyện. Vấn đề khó khăn bức xúc hiện nay của
các xã là tình trạng học sinh nghỉ học dài ngày và bỏ học hàng năm còn
chiếm tỉ lệ khá cao, tỉ lệ chuyên cần tương đối thấp. Đây chính là ảnh hưởng
lớn nhất cho mục tiêu nâng cao chất lượng và duy trì phổ cập giáo dục tiểu
học, tiến tới phổ cập THCS đến năm 2010 của Huyện. Vì thế, bản thân tôi
luôn trăn trở làm sao để giúp học sinh tiểu học người đồng bào dân tộc vùng
3 ở Huyện đi học đều đặn hơn, tích cực hơn và không bỏ học. Đó là lý do cốt
yếu để tôi viết và thực hiện đề tài này trong những năm qua tại xã Ia O - một
xã khó khăn vùng 3 biên giới của Huyện nhà.
II - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

3


-Nghiên cứu phương pháp giảng dạy lôi cuốn học sinh.
-Nghiên cứu về phương pháp vận động học sinh duy trì sĩ số và chuyên
cần trong học tập.
-Nghiên cứu về công tác dân vận của người giáo viên đối với phụ huynh
và nhân dân địa phương về vấn đề vận động học sinh ra lớp.
III – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

-Tìm hiểu về tập tục của người địa phương.
-Học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp về vận động và duy trì sĩ số học sinh
tiểu học.
-Tự tích luỹ kinh nghiệm bản thân.
-Lập biểu đồ theo dõi số lượng học sinh đến lớp qua từng thời điểm, từng
mùa vụ trong năm.
-Tìm tòi, học hỏi, sáng tạo các phương pháp hay phục vụ công tác vận
động học sinh thông qua phương tiện thông tin đại chúng : đài phát thanh,
truyền hình, báo chí, đặc biệt là báo “giáo dục thời đại”.
IV- PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM :
1- Vận động học sinh thông qua giáo dục ý thức (trên lớp).
2- Vận động học sinh thông qua bố mẹ và hội cha mẹ học sinh.
3- Vận động học sinh thông qua việc phối , kết hợp với chính quyền, ban
ngành các cấp tại địa phương.
4- Thường xuyên báo cáo kết quả đạt được với cấp quản lý giáo dục và
nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của cấp trên.

4


PHẦN II : NỘI DUNG
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG.
Như trên đã nói, tiểu học là bậc học có vị trí đặc biệt quan trọng, quyết
định sự phát triển nền giáo dục nước nhà. Song đây là bậc học có số lượng
học sinh nghỉ học và bỏ học nhiều nhất trong hệ thống giáo dục nước ta hiện
nay, đặc biệt là ở vùng 3 – vùng đồng bào dân tộc khó khăn. Nhiều năm qua,
biểu đồ chỉ số lượng học sinh của nước ta nói chung và vùng đồng bào dân
tộc khó khăn nói riêng luôn biểu thị bằng hình nón (hay gọi là hình chóp).
Tức là ở bậc học nền tảng này số học sinh luôn chiếm số đông, nhưng càng

học lên các lớp cao hơn, bậc học cao hơn con số này giảm dần. Ở đây thể
hiện một điều : bậc học tiểu học là bậc học chiếm số lượng học sinh đông
nhất nhưng nguy cơ học sinh bỏ học cũng chiếm số lượng cao nhất. Vì thế
cho thấy nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của nhà giáo làm công tác giảng dạy
tiểu học chính là phải song song với việc đẩy cao chất lượng giáo dục là việc
duy trì sĩ số của bậc học này nói chung và của từng lớp học nói riêng. Đây là
nhiệm vụ hết sức nặng nề bởi lẽ nhu cầu thực tế hiện nay của đất nước ta về
giáo dục là rất cao. Nhà giáo dục tiểu học phải thực hiện đồng thời hai nhiệm
vụ chiến lược :
Thứ nhất, phải đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo cho đất nước những
thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, tự tin đủ sức đủ tài phục vụ công cuộc xây
dựng đất nước.
Thứ hai, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học tiến tới phổ cập THCS cả
nước. Nhiệm vụ này đòi hỏi ở nhà giáo dục phải đảm bảo về “lượng”, tức là
5


phải vận động và duy trì tốt số lượng học sinh trong độ tuổi đi học ở từng địa
phương đảm bảo, cho dù khoảng cách giữa mục tiêu và thực tiễn ở nhiều địa
phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc khó khăn (vùng 3) là quá xa.
Để thực hiện mục tiêu - nhiệm vụ thứ hai này đòi hỏi mỗi giáo viên ở mỗi
địa phương cụ thể không ngừng tích cực, linh hoạt, sáng tạo trong công tác
vận động và duy trì sĩ số học sinh nêu trên. Để đạt được điều này, đội ngũ
giáo viên trước hết phải có bốn phẩm chất tốt : năng lực tốt, đạo đức tốt, sức
khoẻ tốt, cần cù nhẫn nại vượt khó. Tuy nhiên tất cả những yếu tố nêu trên
cho một giáo viên là vẫn chưa đủ. Để thành công nhiệm vụ người giáo viên
phải có phương pháp, biện pháp thực thi riêng cho từng địa phương, từng đối
tượng cụ thể. Điều này chúng ta sẽ bàn vào mục sau.
II- CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC.
Bác Hồ nói : “trẻ em như búp trên cành….” để chỉ cho chúng ta thấy lứa

tuổi học sinh bậc tiểu học (thông thường ở độ tuổi 6 – 14 tuổi) có đặc điểm
tâm, sinh lý hết sức đặc biệt. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng : trí não của
trẻ em trong độ tuổi này đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Vì
thế, tâm sinh lý của các em cũng có điểm rất riêng. Cùng với hoàn cảnh, điều
kiện gia đình khó khăn của từng nơi, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số
vùng 3 đã khiến cho trẻ em ở độ tuổi này hoặc không thể tới trường hoặc bỏ
học nhiều nhất trong các cấp học. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy một số đặc
điểm cơ bản của hiện tượng trên như sau :
1- Trẻ em trong độ tuổi này (6 – 11 tuổi) không nhận thức được tầm quan
trọng của việc học tập đối với bản thân. Bởi lẽ, các em còn quá nhỏ để nhận
thức được điều này. Hầu hết các em chỉ đến trường là do ở lớp vui hơn,
nhiều bạn hơn, được chơi nhiều trò chơi mới lạ, hấp dẫn, để được thầy cô

6


dạy múa, hát ….Các em phấn đấu học tập cũng chỉ vì để được thầy cô tuyên
dương, bạn bè khen ngợi, cha mẹ thưởng quà….Với đặc điểm tâm lý này,
nếu nhà giáo dục không có sức cuốn hút các em, môi trường giáo dục
(phương pháp, thiết bị dạy học…) không được đổi mới, hấp dẫn thì học sinh
dần dần sẽ chán nản với cái “cũ” và dẫn đến bỏ học.
2- Ở lứa tuổi này, sức tiếp thu trong hoạt động học tập của trẻ chỉ tập
trung trong một thời gian ngắn. Đặc điểm này thường biểu hiện ở trẻ là tính
ham chơi, chóng chán. Nếu việc học tập không được đan xen với trò chơi lý
thú mà phải ngồi học trong thời gian dài thì các em sẽ mất sức tập trung,
biểu hiện ở đặc điểm này là sự lơ đãng của học sinh như : học sinh đang học
thì nhìn ra ngoài, trêu chọc bạn bè, cười đùa…Đây cũng là lý do ảnh hưởng
tới sức học tập của học sinh, điển hình là nếu học sinh lớp nào học ở thầy
(cô) nào có phương pháp giảng dạy phù hợp thì ở lớp đó học sinh sẽ học tốt,
tiến bộ nhanh và ngược lại.

3- Một đặc điểm tâm lý khá nổi bật đó là trẻ dễ bắt chước. Biểu hiện rõ
nhất ở đặc điểm này là trẻ hay nói, viết theo giọng nói, chữ viết….của giáo
viên chủ nhiệm. Nếu ở môi trương có nhiều trẻ hư, bỏ học, cha mẹ ít quan
tâm, thầy cô, người lớn không chuẩn mực trong lời nói, hành vi….thì sẽ ảnh
hưởng xấu đến các em, khiến cho các em dễ trở nên hư đốn và dẫn đến bỏ
học.
4-Đặc điểm sinh lý và sức khoẻ : vì cơ thể trẻ 6 – 11 tuổi đang trong giai
đoạn phát triển và hoàn thiện nên cơ thể rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm,
các bệnh về thời tiết….Ngoài ra, cùng với tính hiếu động, hiếu kỳ trẻ rất dễ
gặp tai nạn nguy hiểm cho bản thân. Vì vậy, để duy trì được học sinh thì
công tác giáo dục, quản lý học sinh ở trường cũng như ở nhà cần phải chú
trọng và thực hiện thường xuyên.

7


III- CƠ SỞ GIÁO DỤC HỌC
1- GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC :

Có thể nói : giáo dục học sinh ở trường có vai trò quyết định tới chất
lượng duy trì sĩ số học sinh, bởi phần lớn thời gian trong ngày các em sống ở
trường thông qua hoạt động nội và ngoại khoá.Vì thế, vai trò của người giáo
viên chủ nhiệm quyết định tới chất lượng sĩ số học sinh được duy trì trong
mỗi lớp học cụ thể. Thực tế cho thấy : ở lớp nào giáo viên chủ nhiệm có
năng lực, tích cực vận động học sinh thì lớp đó duy trì sĩ số càng cao và
ngược lại.
Vì thế, hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trên lớp của người giáo
viên là rất quan trọng, phụ thuộc rất nhiều đến phương pháp dạy học,
phương tiện dạy học và lòng nhiệt tình của giáo viên đó.

Bên cạnh việc dạy kiến thức cho học sinh, việc giáo dục đạo đức cho học
sinh cũng cần được người giáo viên quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy
hiện nay đạo đức học đường xuống cấp, nhiều học sinh hư hỏng, bỏ học xuất
phát từ vấn đề giáo dục đạo đức ít được quan tâm ở một số bộ phận giáo
viên.
2- GIÁO DỤC Ý THỨC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở NHÀ THÔNG
QUA CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG HỌC SINH VỚI CƠ CHẾ “XÃ HỘI HOÁ
GIÁO DỤC”.

Phải nói rằng, tuy hằng ngày các em tới trường học tập nhưng phần lớn
thời gian trong ngày các em sống ở nhà. Vì thế, môi trường giáo dục ở nhà
trường không đủ kiểm soát và chi phối hoàn toàn đối với học sinh. Ở nhà,
8


các em có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhân cách bởi
đời sống, môi trường sinh hoạt của gia đình và cộng đồng.Vì thế, muốn hoàn
thành nhiệm vụ giáo dục học sinh, nhà giáo dục phải biết kết hợp vừa giáo
dục học sinh thông qua dạy học trên lớp (trực tiếp) vừa giáo dục học sinh
thông qua công tác vận động phụ huynh, nhân dân địa phương thông qua cơ
chế “xã hội hoá giáo dục” (gián tiếp). Thực tế cho thấy, ở nhiều nơi năng lực
quản lý, giáo dục cộng đồng của địa phương kém sẽ xảy ra nhiều hiện tượng
tiêu cực trong học sinh. Bởi như trên đã nói, các em rất dễ bị lôi kéo, kích
động, dụ dỗ theo bạn bè xấu, dễ gây ra các tệ nạn xã hội….Vì thế, để có
được môi trường giáo dục đồng nhất thì vẫn đề “xã hội hoá giáo dục” của
từng địa phương phải được chú trọng và nâng cao, các cấp chính quyền phải
đồng bộ ra tay, kết hợp chặt chẽ với lực lượng nhà giáo tại địa phương. Có
như vậy, giáo dục ý thức, nhân cách của học sinh mới được cải thiện, sự
nghiệp giáo dục mới được ổn định và phát triển.


Chương III : CƠ SỞ THỰC TIỄN.
I- TÌNH TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN HỌC SINH HAY BỎ HỌC
TẠI ĐỊA PHƯƠNG .
A- THỰC TRẠNG :
Xã Ia O là một xã biên giới vùng 3 với gần 100% học sinh là dân tộc
thiểu số, điều kiện kinh tế rất khó khăn, trình độ dân trí thấp, bậc phụ huynh
học sinh đa số không biết chữ hoặc trình độ chưa hết bậc tiểu học. Vì thế
giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng ở địa phương gặp rất nhiều

9


khó khăn ; hiện tượng học sinh nghỉ học dài ngày, tỉ lệ chuyên cần thấp diễn
ra khá phổ biến.
Tuy những năm gần đây Đảng uỷ, UBND Huyện và các cấp, các ngành
có quan tâm hơn song nhìn chung hàng năm tỉ lệ duy trì sĩ số học sinh ở các
lớp cũng như tỉ lệ chuyên cần chưa cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất
lượng giáo dục của địa phương và càng khó khăn hơn trong mục tiêu thực
hiện phổ cập giáo dục tiểu học và tiến tới phổ cập giáo dục THCS đến năm
2010.
B- NGUYÊN NHÂN :
I- NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN :
a) Do ảnh hưởng bởi điều kiện gia đình khó khăn :
Như trên đã nói, với hầu hết gia đình học sinh của xã là gia đình khó
khăn, thiếu ăn, điều kiện vật chất không đảm bảo, học sinh thường xuyên
thiếu ăn, thiếu mặc đã ảnh hưởng rất lớn tới giáo dục nói chung và duy trì sĩ
số học sinh tiểu học nói riêng. Các em học sinh thường hay nghỉ học với
những lý do rất đơn giản có tình chu kỳ như : không có cơm ăn, thiếu quần
áo mặc, thiếu dụng cụ học tập thiết yếu như : bút, vở….Ngoài ra việc đói ăn,
quần áo mặc rách rưới cũng là nguyên nhân khiến các em dễ bị các bệnh về

thời tiết và nhiều nguyên nhân khác nữa, mà sức khoẻ lại là yếu tố quan
trọng quyết định tới sự chuyên cần trong học tập của học sinh.
Bên cạnh đó, việc hoàn cảnh gia đình khó khăn đã khiến các bậc phụ
huynh học sinh không có thời gian quan tâm tới con cái khiến cho các em
quá “tự do” muốn học thì học, muốn nghỉ thì nghỉ mà không hề có một sự
ràng buộc nào từ phía gia đình các em.

10


b) Do ảnh hưởng bởi trình độ dân trí thấp :
Dân trí thấp và nghèo nàn là cái vòng lẩn quẩn bao đời nay của người dân
địa phương. Dân trí thấp khiến cho phụ huynh không nhận thức được tầm
quan trọng của giáo dục đối với đời sống – xã hội. Do đó hầu hết phụ huynh
không quan tâm tới con, học hay không học là ở con cái chứ họ không can
thiệp, nhiều người còn cho rằng việc một học sinh học lớp 1, 2 đi học không
có lợi bằng ở nhà chăn trâu bò, trông em cho bố mẹ đi làm….
c) Do ảnh hưởng bởi phong tục tập quán lạc hậu của địa phương :
Ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng học sinh vắng học, bỏ học hiện nay
vẫn là việc học sinh theo cha mẹ lên nương làm rẫy do phong tục du canh du
cư lâu đời của địa phương. Thông thường, các em theo bố mẹ lên nương dài
ngày 2 đợt/năm đó là các dịp phát nương làm rẫy và thu hoạch vụ mùa lúa,
sắn….Những dịp này học sinh có thể “đi vắng” từ 3 – 4 tuần. Bên cạnh đó,
tục lệ ăn bỏ mả, ăn đám ma (có khi kéo dài tới 5 – 7 ngày) khiến cho học
sinh cả làng (hoặc làng bên cạnh) nghỉ học còn rất phổ biến.
Ngoài ra, tục lệ dựng vợ gả chồng sớm của người dân địa phương cũng
đã và đang ảnh hưởng tới việc duy trì học tập của học sinh. Hàng năm tại địa
phương đều có học sinh (có khi học sinh chỉ lớp 4,5) lấy chồng, lấy vợ bỏ
học dở dang.
2- NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN :

a) Về phía học sinh :
Nói chung học sinh và gia đình chưa nhận thức được tầm quan trọng của
việc học tập. Vì không coi trọng việc học tập nên dẫn đến học sinh rất dễ bỏ
học, vắng học. Trong khi đó, vắng học nhiều gần như đồng nghĩ với bỏ học,
bởi lẽ HS càng vắng học nhiều càng tạo ra tâm lí e ngại học hành, e ngại

11


thầy cô, bạn bè. Hơn nữa, việc rỗng kiến thức (do vắng học dài ngày) cũng
gây tâm lí ngại học, và là nguyên nhân chính dẫn đến các em bỏ học.
b) Về phía giáo viên :
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người trực tiếp tình hình học sinh trong lớp
nên có thể nói rằng lỗi ở giáo viên trong vấn đề học sinh nghỉ học thường là
do bản thân giáo viên chưa tích cực vận động học sinh,chưa phối hợp chặt
chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội hoặc là lên lớp vì lý do nào đó chưa
cuốn hút học sinh…
c) Về phía các cấp, các ngành quản lý giáo dục :
Chức năng, nhiệm vụ phù hợp nhất, hiệu quả nhất trong công tác vận
động học sinh ở gia đình (vận động học sinh ra lớp, vận động học sinh bỏ
học đi học lại) chính là lực lượng chính quyền địa phương, bởi họ là người
trực tiếp quản lý các em học sinh tại cộng đồng. Thực tế cho thấy, những địa
phương nào năng lực quản lý, sự quan tâm về giáo dục của chính quyền địa
phương càng tốt thì ở những nơi đó chất lượng, hiệu quả duy trì sĩ số học
sinh càng cao và ngược lại.

II- CÁC NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH
A- CÁC NGUYÊN TẮC :
Thông thường, để đảm bảo các hoạt động diễn ra có trật tự, có tính khoa

học thì điều đầu tiên cần có để hỗ trợ vấn đề này là phải có nguyên tắc. Do
đó, việc vận động, duy trì sĩ số học sinh cũng không là một ngoại lệ. Vì vậy,
để hoàn thành nhiệm vụ này thì từ khi bắt tay vào vận động những học sinh
đầu tiên, bản thân tôi đã tự đề ra cho mình những nguyên tắc cần thiết và
12


thực hiện. Cho đến nay, cùng với việc không ngừng phấn đấu và hoàn thiện
bản thân để đáp ứng với nhu cầu thực tế, tôi vẫn không ngừng nghiên cứu,
bổ sung và kiểm chứng lại những nguyên tắc mà mình đã đề ra cho riêng
mình trong công việc. Sau đây là những nguyên tắc cơ bản nhất của bản thân
mong được chia sẻ cùng các đồng nghiệp :
1- NGUYÊN TẮC BÁM SÁT THỰC TẾ VÀ TÔN TRỌNG THỰC
TẾ :
Đây là nguyên tắc thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa giáo viên và học
sinh, giữa đối tượng giáo dục - vận động và đối tượng được giáo dục - vận
động. Khi thực hiện giáo dục - vận động học sinh thì người giáo viên phải
đặt nguyên tắc này lên hàng đầu và làm “kim chỉ nam” trong mọi hoạt động
giáo dục - vận động. Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng bởi nếu trong
công tác giáo dục và vận động học sinh nếu bỏ qua nguyên tắc này thì người
giáo viên sẽ giáo dục và vận động học sinh theo kiểu chung chung, như thế
sẽ không hiệu quả.
2- NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH VỪA SỨC VÀ TÍNH LIÊN
TỤC :
Yêu cầu hàng đầu để giáo dục - vận động học sinh có chất lượng là người
giáo viên khi áp dụng các biện pháp giáo dục cho một đối tượng học sinh là
phải đảm bảo tính vừa sức , tức là chỉ yêu cầu học sinh thực hiện những gì
mà em học sinh đó hoặc hoàn cảnh, điều kiện của em học sinh đó có thể.
Giáo viên tuyệt đối không được cưỡng chế, doạ nạt học sinh hoặc đòi hỏi
học sinh phải thực hiện những gì mà em đó không thể thực hiện : bởi như thế


13


sẽ chẳng những không thu được hiệu quả mong muốn mà còn ảnh hưởng tới
tâm lý, nhân cách của học sinh sau này.
Ví dụ : giáo viên đến nhà la mắng, đánh đập học sinh khi các em có biểu
hiện lười học….
Ngoài ra, mọi hoạt động vận động – giáo dục học sinh của giáo viên phải
thực hiện thường xuyên, liên tục. Tránh tình trạng lúc thực hiện lúc không,
nói một đường làm một nẻo….
3- NGUYÊN TẮC HỆ THỐNG :
Khi làm công tác giáo dục - vận động người giáo viên phải áp dụng các
biện pháp giáo dục từ nhẹ nhàng đến cứng rắn, từ thấp (trao đổi trực tiếp với
học sinh) đến cao (làm việc với các cấp quản lý giáo dục). Bên cạnh đó, giáo
viên phải biết phân loại học sinh và phân loại các mức độ vi phạm của học
sinh, chẳng hạn các học sinh nghỉ học cùng một ngày nhưng giáo viên phải
quan tâm và có biện pháp mạnh hơn đối với những học sinh có biểu hiện hay
nghỉ học, lười học.
4- NGUYÊN TẮC LẮNG NGHE VÀ TÔN TRỌNG Ý KIẾN CỦA
TẬP THỂ LỚP :
Bên cạnh nguyên tắc bám sát thực tế, giáo viên phải biết quan tâm, lắng
nghe và tôn trọng mọi nhận xét, ý kiến của các học sinh khác trong lớp.
Thực tế cho thấy : có những học sinh vi phạm sau khi giáo viên đã tìm hiểu
thực tế nhưng vẫn không hiểu hết tâm tư, nguyện vọng hay bản chất của học
sinh ấy, chỉ khi được các bạn trong lớp trao đổi nhận xét với giáo viên về

14



học sinh này thì giáo viên mới nhìn nhận, đánh giá đúng đắn hơn về nhân
cách, hiểu hơn về nguyên nhân những vi phạm của học sinh ấy.
5- NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC :
Đối với những học sinh vi phạm không có biểu hiện tiến bộ sau khi giáo
viên đã vận động nhiều lần thì việc phối hợp với các lực lượng quần chúng,
các lực lượng xã hội để giáo dục - vận động là không thể tránh khỏi. Đồng
thời giáo viên phải hết sức chú trọng đến nguyên tắc này bởi nó không chỉ là
biện pháp hữu hiệu giúp cải thiện tình hình cho những đối tượng học sinh
nêu trên mà còn giúp cho mọi học sinh và các tầng lớp nhân dân nhận thức
rõ hơn, sâu sắc hơn về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đối với
giáo dục, từ đó tạo ra ý thức chấp hành và thái độ tích cực học tập ở học sinh
nói chung.
B- CÁC BIỆN PHÁP :
Có thể khẳng định lại một lần nữa ; giáo viên chủ nhiệm lớp là vị quản lý
của một lớp học. Vì thế, việc duy trì sĩ số học sinh thể hiện cụ thể và phản
ánh đúng năng lực của người giáo viên. Thực tế cho thấy ở những làng có
tình hình học sinh khó khăn hơn nhưng nếu giáo viên có biện pháp và giáo
dục tốt thì tỉ lệ chuyên cần và sĩ số học sinh trong lớp vẫn đảm bảo,còn ở
những làng có tình hình học sinh thuận lợi hơn nhưng nếu giáo viên làm yếu
khâu này thì sĩ số học sinh vẫn có nguy cơ giảm. Vậy biện pháp chủ yếu để
duy trì sĩ số học sinh là gì? Theo tôi có mấy biện pháp sau :
1- NHÓM CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG :

15


a) Thứ nhất : theo tôi nhận thấy, người giáo viên làm tốt công tác duy trì
sĩ số học sinh trong lớp học thường là những người có tình thân ái với học
sinh. Bởi đối với học sinh, tình yêu mến thầy cô giáo sẽ giúp các em gắng bó
với lớp hơn, biết vâng lời thầy (cô) hơn, đặc biệt là đối với các em học sinh

người dân tộc thiểu số. Biểu hiện rõ nhất của vấn đề này là việc các em chỉ
quen học với giáo viên chủ nhiệm, nếu vì lí do nào đó mà giáo viên chủ
nhiệm không thể đến lớp được, thay vào đó là một giáo viên khác dạy thay
thì học sinh thường tỏ ra không thích học. Vậy làm gì để tạo ra tình cảm ở
các em? Đó chính là việc tăng cường gặp gỡ, gần gũi với học sinh, tạo tình
cảm thân mật giữa giáo viên và học sinh . Ngoài ra, giáo viên cần quan tâm
đến cuộc sống, gia đình học sinh như : thường xuyên thăm hỏi khi học sinh
ốm đau, tạo điều kiện giúp đỡ gia đình đưa con em đi khám, chữa bệnh khi
học sinh đau ốm, thăm hiếu hỉ gia đình…để tạo quan hệ tốt giữa giáo viên
với gia đình học sinh, điều này giúp củng cố thêm tình cảm giữa thầy và trò.
Mặt khác, tình cảm tốt đẹp không những giúp cho bản thân mỗi học sinh gắn
bó với trường lớp mà đây còn chính là cơ hội để giáo viên nắm bắt tâm tư
tình cảm của học sinh và cũng chính là “đường dây nóng” liên lạc giữa giáo
viên và học sinh giúp giáo viên nắm bắt được thông tin học sinh trong lớp
nhanh nhất, chính xác nhất.
b) Thứ hai, giáo viên cần tạo ra nếp học tập tích cực ở học sinh mà trước
tiên là đòi hỏi giáo viên phải lên lớp đúng giờ, đều đặn để tạo thói quen và
niềm tin ở học sinh. Qua nhiều năm công tác tại địa bàn tôi thấy điều này vô
cùng quan trọng. Học sinh có nề nếp học tập tốt hay không cũng do điểm
này của giáo viên. Chẳng hạn có lần chính tôi đã bắt gặp học sinh tự bỏ lớp
ra về vì đợi mãi mà không thấy giáo viên chủ nhiệm đến lớp. Những ngày

16


sau đó học sinh đi học rất ít bởi đa số các em cho rằng giáo viên sẽ không đi
dạy nữa. Hiện tượng này khiến công tác vận động học sinh gặp rất nhiều khó
khăn, tỉ lệ duy trì và tỉ lệ chuyên cần của lớp này giảm rõ rệt. Vì thế trong
cuộc sống, vì lý do nào đó giáo viên không thể đến lớp được thì phải có
đồng nghiệp dạy thay và phải đảm bảo nguyên tắc này nhằm tránh vô tình

làm ảnh hưởng đến thói quen nề nếp của học sinh. Đây là trách nhiệm không
chỉ ở bản thân mỗi giáo viên mà cả nhà trường cần phải thấu đáo tầm quan
trọng của nó mà có biện pháp hỗ trợ giúp đỡ thêm cho giáo viên hoàn thành
công việc này như : khi giáo viên đau ốm hay có việc đột xuất phải nghỉ dạy,
nhà trường cần linh động bố trí người dạy thay…
c) Dạy học trên lớp :
Nếu ta khẳng định rằng : duy trì sĩ số học sinh phụ thuộc chủ yếu vào
người giáo viên chủ nhiệm các lớp tiểu học thì điều quan trọng nhất, cốt yếu
nhất của vấn dề này chính là năng lực của người giáo viên.
Thật vậy, học sinh tiểu học đến trường xuất phát từ nhu cầu để được học
những điều mới lý thú, được chơi những trò chơi hay, vui nhộn….nên việc
dạy học sao cho chất lượng hấp dẫn, lôi cuốn học sinh chính là điều kiện tiên
quyết giúp học sinh đến lớp. Đây chính là nghệ thuật sư phạm, là bí quyết
riêng của từng giáo viên mà mỗi giáo viên đều có một lối dạy, một sở trường
khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại điều cơ bản vẫn là:
*Giáo viên phải tạo ra không khí lớp học thoải mái, lôi cuốn học sinh.
Để thực hiện điều này, giáo viên cần phải:
- Luôn luôn giữ tâm trạng vui vẻ,cởi mở khi đến lớp : Như đã nói ở phần
“cơ sở tâm lí học”, tâm lí học sinh tiểu học rất nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng
bởi thái độ của giáo viên. Thực tế cho thấy rằng, nếu hôm nào giáo viên đến
lớp với tâm trạng buồn bực, cáu gắt thì những tiết học đó, tâm lí học sinh

17


không ổn định trong việc tiếp thu kiến thức, thường thì các em trở nên trầm
lắng và không tích cực trong học tập. Ngược lại, nếu giáo viên luôn có tâm
trạng vui vẻ, dịu dàng thì không khí lớp trở nên vui tươi hẳn lên, thậm chí
còn giúp cho những học sinh đang ở trạng thái buồn bã cũng trở nên vui vẻ
và vì thế, lớp học trở nên sôi nổi, quá trình tiếp thu kiến thức của các em trở

nên tích cực hơn, tiết học đạt hiệu quả hơn. Qua trên cho thấy, mỗi khi lên
lớp giáo viên cần phải tạo cho mình tâm lí sẵn sàng cho công việc, gạt bỏ
mọi vấn đề riêng tư trong cuộc sống, luôn nở nụ cười vui vẻ, dịu dàng để
giúp cho học sinh có được trạng thái vui thích, phấn đấu trong học tập chính
là thành công đầu tiên của giáo viên.
- Dạy kết hợp với trò chơi học tập: Bởi đặc điểm tâm sinh lí của học sinh
tiểu học là ham chơi chóng chán, tức là sức tập trung trong học tập của các
em chưa bền bỉ, vì thế nếu giáo viên dạy trong một thời gian dài thì thường
thấy hiện tượng học sinh mất tập trung trong việc tiếp thu kiến thức. Để khắc
phục tình trạng này, người giáo viên không có gì khác hơn ngoài việc lồng
ghép trò chơi vào giữa các tiết học, (nhất là các tiết học cuối buổi). Sau một
thời gian tập trung học tập, nếu được chơi những trò chơi vui nhộn, bổ ích sẽ
giúp các em lấy lại được sự thoải mái, sẵn sàng cho những nội dung tiếp
theo. Bên cạnh đó, trò chơi học tập còn có tác dụng bồi dưỡng tình cảm đạo
đức cho các em, giúp cho các em trở nên vui tính hơn, tự tin hơn trong cuộc
sống. Đây cũng chính là yêu cầu chung của Ngành đề ra. Tuy nhiên, để
thành công trong việc này đòi hỏi giáo viên cần phải đầu tư nghiên cứu, tìm
tòi, học hỏi thường xuyên để tạo ra sự phong phú trong nội dung trò chơi.
- Khen thưởng kịp thời, chủ động khuyến khích học sinh phấn đấu trong
học tập. Biện pháp này cần được giáo viên thực hiện thường xuyên liên tục,
bởi đối với học sinh tiểu học thì một điểm tốt, một lời khen hay một lời động
viên chân thành sẽ ảnh hưởng rất tích cực tới các em, giúp các em phấn

18


khích hơn trong học tập, từ đó tạo đà vươn lên trong học tập của các em.
Ngược lại, đối với những học sinh lười học, học yếu, có hiện tượng hư hỏng
như : học yếu, hay vắng học vô lí do, có thái độ vô lễ với thầy (cô) giáo,…
thì giáo viên cần lựa chọn biện pháp phân tích, nhắc nhở,…một cách mềm

mỏng giúp các em hiểu ra sự sai trái của mình. Còn nếu như trước những đối
tượng học sinh như thế mà giáo viên lại chửi bới, đánh đập hoặc tỏ thái độ
kinh ghét các em thì không những không thu được kết quả như mong muốn
mà sẽ còn tạo cho các em ác cảm với thầy cô, xấu hổ với bạn bè. Thực tế là
không ít giáo viên chọn đánh đập quát mắng là phương pháp dạy dỗ có tính
răn đe cao, mang lại hiệu quả nhanh nhất, khiến cho học sinh sợ mà phải
học. Sai lầm này thường dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ phía học sinh
như : các em tự động bỏ học, kết bè kết cánh chống đối lại thầy cô và nhà
trường, nhiều học sinh ra đường đánh lại giáo viên, tổ chức đốt trường học,
…gây ra những hậu quả đau lòng một phần bắt nguồn từ sai lầm này. Do đó,
giáo viên cần hạn chế áp dụng những hình thức phạt nặng ảnh hưởng tới tâm
lý học sinh như : đánh đập học sinh, bắt học sinh quỳ hoặc bắt học sinh này
phạt (đánh) học sinh khác…
*Dạy học phải có đầy đủ phương tiện, thiết bị dạy học bởi “trăm nghe
không bằng một thấy”, nếu nội dung của mỗi bài học giáo viên đều có sử
dụng giáo cụ trực quan làm phương tiện giảng dạy như: tranh ảnh, vật
thật….thì tiết học sẽ trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn đối với học sinh, từ
đó giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, sâu hơn, giúp các em ham thích học tập
hơn.
*Lựa chọn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học phù
hợp với từng môn học, từng bài học cụ thể, từng đối tượng học sinh. Đây
chính là vấn đề cốt lõi của chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, để có được kết
quả dạy học có chất lượng thì biện pháp dạy học cơ bản vẫn là “lấy học sinh

19


làm trung tâm”; bởi vì đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là: “nghe sẽ
quên, thấy sẽ nhớ, làm sẽ hiểu”. Do đó với lối dạy này thì học sinh luôn
được tạo ra điều kiện, cơ hội tự học, tự thực hành, tức là hoạt động tự tìm

tòi phát hiện trong qua trình nhận thức. Từ đó giúp cho học sinh tích cực,
chủ động, sáng tạo, hứng thú hơn trong học tập.
Tóm lại: mục đích cuối cùng của biện pháp này là học sinh trở nên ham
thích học tập, tìm thấy niềm vui trong mỗi giờ lên lớp, cảm thấy gắn bó hơn
với trường lớp.
*Tạo ra môi trường giáo dục trong lành, đẹp mắt:
Một công việc tưởng như rất tầm thường nhưng lại rất quan trọng đó là
việc vệ sinh lớp học. Bởi lẽ môi trường lớp học tác động trực tiếp tới hệ thần
kinh của học sinh nên lớp học sạch sẽ, bài trí phòng học gọn gàng, nhiều
tranh ảnh học tập không những đảm bảo sức khoẻ cho học sinh mà còn giúp
tạo ra cho các em cảm giác thư thái, hưng phấn trong học tập. Ngược lại, nếu
lớp học dơ bẩn, lộn xộn sẽ gây ức chế thần kinh và sẽ gây mệt mỏi cho học
sinh khiến các em dần dần chán đi học. Thực tế hiện nay, tuy nhà nước và
Ngành Giáo dục có quan tâm đầu tư trường lớp cho các cơ sở giáo dục vùng
sâu, vùng xa, xoá bỏ nhà tạm thay bằng nhà cấp bốn và nhà kiên cố. Tuy
nhiên hiện ở các địa phương này trường học luôn bị xuống cấp nhanh chóng
(bởi nhiều lí do nhưng không phải phạm vi của bài viết), vì thế, nếu giáo
viên chủ nhiệm không có tâm huyết nghề nghiệp, không quan tâm sang sửa
và làm mới, làm đẹp thường xuyên chính phòng học của lớp mình thì dần
dần không những hiệu quả giảng dạy giảm đi mà còn gây cho học sinh tâm lí
chán học. Kinh nghiệm bản thân cho tôi thấy rằng, học sinh tiểu học rất thích
được làm mới phòng học thường xuyên liên tục, chính bản thân các em rất
thích tham gia vào việc này. Vì thế mà tôi thường xuyên tổ chức lớp lau nhà,
lau chùi bàn ghế trong lớp, trang trí lại lớp học định kì hai tuần một lần bằng

20


tranh ảnh (từ tranh trực quan tự tạo, báo ảnh…). Chỉ có vậy thôi nhưng hiệu
quả đem lại thật đáng ghi nhận, chẳng hạn như : ngay sau ngày lau dọn

phòng học học sinh có xu thế đi học đông đủ hơn, đúng giờ hơn.
*Giáo dục, rèn luyện đạo đức:
Hằng ngày mỗi giáo viên vừa dạy học nhưng cũng phải kết hợp làm một
việc khác, đó là giáo dục lễ giáo, rèn luyện tác phong, đạo đức cho học sinh.
Ở đây giáo viên cần kết hợp vừa tuyên dương, khen thưởng kịp thời những
học sinh có thành tích tốt trong học tập và rèn luyện, vừa đôn đốc nhắc nhở
những học sinh có biểu hiện vi phạm. Theo tôi, việc làm trên cần phải quan
tâm đúng mức và thực hiện đều đặn định kỳ hàng tuần, hàng tháng….thì mới
có hiệu quả. Đây cũng là khâu hết sức quan trọng vì nó giúp học sinh hình
thành nhân cách và nhận thức rõ hơn trách nhiệm và quyền lợi của bản thân
trong việc học tập.
2-NHÓM CÁC BIỆN PHÁP VẬN ĐỘNG HỌC SINH RA LỚP (KHI
HỌC SINH CÓ BIỂU HIỆN BỎ HỌC).
a) Đến nhà vận động học sinh: giáo viên đến nhà học sinh hỏi thăm tình
hình và vận động học sinh càng sớm càng tốt. Thông thường thì sau một
buổi học học sinh vắng, giáo viên cần thu xếp công việc đến nhà học sinh
vận động ngay là có hiệu quả nhất, bởi tâm lý học sinh thường bỏ học để đi
chơi hay làm một việc gì đó (thường không chính đáng) nhưng nếu kéo dài
tình trạng này vài hôm thì bản thân học sinh cảm thấy có lỗi và tự e ngại
không dám đến lớp. Khi thực hiện biện pháp này giáo viên cần đảm bảo các
nguyên tắc “bám sát thực tế và tôn trọng thực tế”, nguyên tắc “đảm bảo tính
vừa sức và tính liên tục”, nguyên tắc “lắng nghe và tôn trọng ý kiến của tập
thể lớp”. Tức là, khi tiếp xúc với học sinh giáo viên cần phải kết hợp hài hoà

21


giữa cương và nhu, đôn đốc và nhắc nhở, vừa nghiêm lại vừa vui giúp học
sinh dễ gần, không mặc cảm. Thêm vào đó, giáo viên cũng cần lắng nghe
những nhận định của các học sinh trong lớp, lắng nghe tâm tư nguyện vọng

của chính học sinh đó để có sự thông cảm, hiểu biết, mà một khi đã có sự
thông hiểu đối với học sinh, giáo viên hoàn toàn tự tin và công việc vận
động trở nên ít phức tạp hơn, đơn giản hơn rất nhiều.
b) Trường hợp vận động nhiều lần không có kết quả, giáo viên cần,
gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh và giao trách nhiệm cho phụ huynh
học sinh (nguyên tắc hệ thống). Nếu vẫn chưa thấy hiệu quả giáo viên có thể
tìm hiểu lại rồi báo cho thôn trưởng, già làng kết hợp vận động (nếu thấy lý
do bỏ học của học sinh không chính đáng). Qua thực tế cho thấy, tâm lí của
các bậc cha mẹ người dân tộc tuy không đặt nặng việc học của con cái,
nhưng lại rất chấp hành những quy phạm của Nhà Nước, nên nếu một khi
giáo viên kết hợp chặt chẽ với Chính quyền xã, thôn, nhà trường và được các
lực lượng này quan tâm phối hợp vận động thì sẽ tác động mạnh mẽ đến
trách nhiệm của phụ huynh, khiến gia đình phải có tác động tích cực hơn tới
việc học tập của con em mình. Tuy nhiên, để áp dụng hiệu quả biện pháp
này, giáo viên cần lưu ý :
- Phải thực sự thường xuyên đến nhà vận động học sinh, phải đảm bảo là
đã gặp gỡ, phân tích rõ cho học sinh và các bậc phụ huynh rõ những lợi ích
cụ thể của việc học tập. Tránh tình trạng nhiều phụ huynh và học sinh có suy
nghĩ sai lệch về giáo dục rằng : học chỉ cần lâu lâu đến lớp là đủ, hay đầu
năm học có đến trường, đến khi thi có thi, cuối năm có tổng kết thì đều được
lên lớp. Hoặc có phụ huynh còn cho rằng : thầy (cô) giáo vận động con em
họ đi học được càng nhiều thì càng có nhiều tiền nên có vận động con em họ
được hay không thì mặc giáo viên, còn họ thì không có trách nhiệm.

22


- Thái độ làm việc với phụ huynh và các cấp chính quyền phải hết sức
nhã nhặn, phải luôn luôn phân tích cho mọi người hiểu rằng việc vận động giáo dục học sinh không phải chỉ là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm
hay của nhà trường mà là của cả cộng đồng, mà trước tiên phải là phụ huynh

học sinh. Bởi lẽ thực tế có nhiều người (thường là phụ huynh, già làng,
trưởng thôn) hiện vẫn còn hạn chế trong suy nghĩ, cho rằng học sinh có đi
học hay không là do ở thầy cô giáo chứ họ không có trách nhiệm gì. Ngoài
ra, thái độ nhã nhặn còn tạo ra sự gần gũi, giúp cho việc phối kết hợp trong
công tác diễn ra trôi chảy hơn, hiệu quả hơn.
c) Vận động học sinh thông qua bạn thân của nhau trong lớp học: giáo
viên nên giao trách nhiệm thăm hỏi, động viên bạn cho một học sinh khác
hay một nhóm học sinh. Biện pháp này khá hiệu quả và dễ thực hiện, lại
giúp đối tượng học sinh bỏ học dễ dàng gỡ bỏ mặc cảm lỗi lầm của bản thân
và hoà nhập vào nề nếp lớp học nhanh chóng. Tuy nhiên khi vận dụng biện
pháp này, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau :
- Uy tín, ảnh hưởng của học sinh được phân công như thế nào đối với đối
tượng học sinh được vận động? Bởi thực tế có nhiều học sinh gần nhà nhau
nhưng không chơi thân với nhau, thậm chí là ghét nhau hoặc có những em
học sinh không tin, không thích nghe lời khuyên của bạn…trường hợp như
vậy sẽ không hoặc ít mang lại hiệu quả cho biện pháp.
- Sự trung thực của học sinh được phân công. Tránh trường hợp một số
học sinh tuy chưa gặp được bạn hoặc nói bạn không nghe, nhưng vì ngại
giáo viên nên báo cáo không đúng sự thật về công việc.
- Đối tượng học sinh được vận động có ở nhà hay không? Như trên đã
nói, thực tế vào những ngày mùa, nhiều trường hợp học sinh “đi vắng” cùng
với gia đình ngủ rẫy hàng tuần, hàng tháng trời mà giáo viên không nắm

23


được, cứ vận dụng máy móc biện pháp này thì sẽ không thể mang lại hiệu
quả.
- Kiểm tra kết quả hàng ngày thông qua việc báo cáo của học sinh được
phân công vận động cũng như thường xuyên kiểm chứng các thông tin báo

cáo này. Thông thường thì phải đến một, hai ngày sau khi được bạn bè tác
động, học sinh mới đi học lại. Nhưng nếu sau quá hai ngày mà học sinh vẫn
chưa đến lớp, giáo viên cần kiểm tra lại thông tin. Công việc này giáo viên
có thể giao cho học sinh khác ở gần nhà hoặc tự thân giáo viên xuống thực tế
kiểm tra. Cần hết sức tránh trường hợp bỏ mặc, câu dầm vì như thế sẽ gây
bất lợi cho công tác vận động học sinh sau này.
d) Vận động học sinh thông qua hội họp: giáo viên cần thường xuyên
lồng ghép vận động học sinh thông qua các buổi hội họp ở làng. Đây cũng là
biện pháp hữu hiệu vì có sự phối hợp với các cấp chính quyền hữu quan,
đồng thời cũng tạo ra tác động hai chiều từ phía chính quyền đến gia đình
học sinh và ngược lại. Tuy nhiên, để biện pháp này có hiệu quả, giáo viên
cần lưu ý :
- Tích cực tuyên truyền về lợi ích của việc học tập giúp cho mọi người
ngày càng có nhận thức sâu sắc, đúng đắn về vai trò của tri thức trong cuộc
sống, từ đó mọi người ngày càng có thái độ tích cực tới giáo dục.
- Từng bước, tăng cường tuyên truyền đời sống văn hoá mới đến với mọi
người, tích cực phê phán tập tục ma chay kéo dài nhiều ngày gây tốn kém,
lãng phí cũng như hủ tục dựng vợ gả chồng cho con ở tuổi tảo hôn mà đa
phần là học sinh đang độ tuổi đi học.
- Mạnh dạn đưa ra một số biện pháp được cho là hữu hiệu nhằm tham
mưu cho các cấp thẩm quyền, chẳng hạn như : giáo viên có thể kiến nghị

24


Chính quyền thôn, xã cấm đối tượng thuê trẻ em trong độ tuổi học sinh vào
rừng khai thác gỗ, lấy quả ưi, lượm sắt vụn…
- Kịp thời đưa ra cuộc họp danh sách những học sinh vi phạm nội quy
học tập, vắng học, bỏ học nhằm giúp cho việc vận động cụ thể, chính xác
hơn, tuyệt đối tránh tình trạng nhận xét chung chung, hô hào chung chung vô

thưởng vô phạt.
e) Vận động bằng sự giúp đỡ về tài chính của chính giáo viên: đây là
biện pháp đặc biệt vì nó ảnh hưởng tới kinh tế của giáo viên và làm cho học
sinh có sự liên hệ, so sánh về lợi ích cá nhân. Vì vậy chỉ khi thấy thật cần
thiết giáo viên mới nên thực hiện biện pháp này (chẳng hạn như khi học sinh
ốm nặng, gia đình học sinh khó khăn nhất làng….). Trong thực tế, biện pháp
này nếu được vận dụng đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ rất hiệu quả. Bởi lẽ ông bà
ta có câu : “một miếng thịt làng hơn sàn thịt chợ”, tuy chỉ là một món quà
nhỏ trong lúc ốm đau, hay một cái áo, cái quần, đôi dép trong lúc khó khăn
thôi cũng đủ khiến các em cùng gia đình phấn khích và biết ơn vô cùng.
Điều đó không những tạo điều kiện giúp các em sớm trở lại trường học mà
còn là yếu tố bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho các em : “cô giáo như mẹ
hiền”.
III- ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM VÀO THỰC TIỄN TẠI ĐỊA PHƯƠNG.
Trong những năm qua công tác tại địa bàn xã Ia O, bản thân tôi không
ngừng vận dụng sáng kiến kinh nghiệm trên đây vào thực tiễn giáo dục tại
địa phương. Kết quả cho thấy, riêng chất lượng duy trì sĩ số của lớp tôi chủ
nhiệm từ năm 2000 đến nay luôn đạt tỉ lệ duy trì sĩ số và tỉ lệ chuyên cần rất

25


×