Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Tính toán, thiết kế máy vo viên phân vi sinh hữu cơ năng suất 50kgh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.1 KB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, người đã nuôi con khôn
lớn thành người,dạy dỗ con từng bước trưởng thành.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Cơ –Điện trường Đại học Nông Nghiệp
Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quí báu để tôi có thể vận dụng
trong quá trình thực hiện đề tài và công việc sau này của mình.
Đặc biệt hơn nữa xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Th.S. Hoàng Xuân Anh ,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt
nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân đã luôn động viên
giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Đình Hòa
Dương Văn Liêm

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................vi
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................3
1.1 Phân hữu cơ vi sinh.........................................................................................3
1.1.1 Khái niệm phân hữu cơ vi sinh.....................................................................3
1.1.2 Vai trò của phân hữu cơ vi sinh trong cải thiện năng suất và chất lượng


nông sản.................................................................................................................4
1.1.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân bón vi sinh vật ngoài nước..........8
1.1.4 Tình hình nghiên cứu, ứng dụng phân bón vi sinh trong nước..................13
1.1.5. Các vi sinh vật dùng làm phân vi sinh:.....................................................18
Vi sinh vật được tuyển chọn là vi sinh vật đã được nghiên cứu, đánh giá hoạt tính
sinh học và hiệu quả đối với đất, cây trồng, dùng để sản xuất phân vi sinh ...........18
1.1.6. Cách chế biến phân vi sinh:.......................................................................20
1.1.7. Phân loại phân bón vi sinh vật:.................................................................20
1.1.8 Tính chất cơ lý của các thành phần hỗn hợp phân vi sinh..........................22
1.1.9 Công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh....................................................22
1.1.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của phân vi sinh vật.......................24
1.1.11 Phương pháp sử dụng phân bón vi sinh vật.............................................27
1.1.12 Phân hữu cơ vi sinh trong đặc tính sinh học đất......................................30
1.2 Phương pháp tạo viên....................................................................................32
1.2.1 Các kiểu cấu trúc hạt..................................................................................32
1.3.Nguyên lý cấu tạo một số thiết bị tạo hạt......................................................33
1.3.1. Thiết bị tạo hạt kiểu tháp...........................................................................33

ii


1.3.2. Máy tạo hạt kiểu thùng..............................................................................34
1.3.3. Cấu tạo của máy vo viên kiểu đĩa nghiêng................................................35
1.4. Điều khiển quá trình vo viên........................................................................36
1.4.1. Điều khiển quá trình vo viên dựa vào sự thay đổi của lượng nước và lượng
cấp liệu................................................................................................................36
1.4.2. Điều khiển quá trình vo viên dựa vào sự thay đổi góc nghiêng, chiều sâu
thành đĩa và số vòng quay của máy.....................................................................37
1.4.3. Điều khiển hạt theo phương pháp điều khiển lượng nước........................37
1.5. Lượng nước trong quá trình vo viên.............................................................37

1.5.1. Loại nước dùng trong quá trình vo viên....................................................37
1.5.2. Lượng nước cấp vào phối liệu trên đĩa......................................................37
1.6.. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài....................................................38
1.6.1 Mục đích.....................................................................................................38
1.6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài......................................................................38
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............39
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................39
2.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................40
2.2.1. Phương pháp điều tra đánh giá..................................................................40
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết............................................................40
2.2.3. Phương pháp thiết kế.................................................................................40
CHƯƠNG III. LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN MÁY VO VIÊN........................41
3.1. Tính và chọn thông số thiết kế của máy vo viên.........................................41
3.1.1 Chọn góc nghiêng của đĩa và thể tích đĩa...................................................41
3.1.2. Tính toán số vòng quay của đĩa.................................................................41
3.1.3 Hệ số chứa vật liệu.....................................................................................43
3.1.4. Tính công suất của máy.............................................................................44

iii


CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................47
4.1 Dữ liệu thiết kế..............................................................................................47
4.2. Tính toán thiết kế chảo vo viên....................................................................47
4.2.1. Xác định kích thước đĩa quay nhỏ.............................................................47
4.2.2 Số vòng quay của đĩa..................................................................................48
4.2.3 Vận tốc góc của đĩa....................................................................................48
4.2.4. Xác định các kích thước của đĩa quay lớn.................................................48
4.2.5. Tính toán công suất truyền động cho máy vo viên....................................49
4.3. Thiết kế khung đỡ.........................................................................................52

4.4. Tính toán thiết kế bộ truyền đai....................................................................52
4.5 Tính toán thiết kế bộ phận làm ướt................................................................54
4.5.1. Tính toán lưu lượng bơm...........................................................................54
4.5.2. Tính toán đường ống.................................................................................55
4.5.3. Tính toán cột áp của bơm..........................................................................55
4.5.4. Chọn bơm..................................................................................................56
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................57
5.1 Kết luận.........................................................................................................57
5.2. Đề nghị.........................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................58

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tác dụng của phân HC-VS rác lên sinh khối ngô non..........................6
Bảng 1.2: Tác dụng của phân HC-VS rác lên cây ngô..........................................7
Bảng 1.3: Tác dụng của phân HCVS từ rác Cầu Diễn lên mạ lúa........................7
Bảng 1.4: Tác dụng của phân HCVS từ rác Cầu Diễn lên sinh trưởng và năng
suất lúa...................................................................................................................8
Bảng 1.5: Tác dụng của phân HCVS từ rác Cầu Diễn lên cây cà chua.................8
Bảng 1.6: Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật ở Ấn Độ.........................................9
Bảng 1.7: Hiệu quả sản xuất phân vi sinh vật ở Trung Quốc................................9
Bảng 1.8: Sản xuất phân bón vi sinh vật ở Thái Lan.............................................9
Bảng 1.9: Các loại phân vi sinh vật ở Ấn Độ......................................................11
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất phân bón vi sinh vật của Trung Quốc [................11
Bảng 2.2: Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh đối với lúa ở một số......................12
quốc gia châu Á...................................................................................................12
Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật cố định ni tơ hội sinh đối
với một số cây trồng............................................................................................17

Bảng 2.4: Khả năng tiết kiệm đạm khoáng của phân vi sinh vật cố định nitơ....18
Bảng 2.5: Một số giống vi sinh vật sử dụng trong sản xuất phân bón VSV.......19
ở Việt Nam...........................................................................................................19
Bảng 2.6: Hiệu quả của phân BBM-Trico đến bệnh héo dây dưa leo.................32

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh vật.........................................16
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình biến đổi hóa sinh nguyên liệu hữu cơ........................23
Hình 1.3. Quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp...23
Hình 1.4. Sự hình thành hạt theo phương pháp tạo ẩm.......................................32
Hình 1.5. Sự hình thành hạt theo phương pháp nén ép......................................33
Hình 1.6. Sự hình thành hạt theo phương pháp phủ lấp.....................................33
Hình 1.7. Sơ đồ nguyên tắc tạo hạt kiểu tháp tạp hạt..........................................34
Hình 1.8. Máy vo viên kiểu trống quay...............................................................34
Hình 1.9. Máy tạo hat kiểu khuôn ép.................................................................35
Hình 1.10. Cấu tạo máy vo viên 1 tầng chảo......................................................35
Hình 2.1.Sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy vo viên hai tầng.....................................39
Hình 3.1. Sơ đồ chuyển động của vật liệu theo đĩa chiếu...................................41
lên mặt phẳng nằm ngang....................................................................................41
Hình 3.2. Hệ số chứa vật liệu..............................................................................44
Hình 3.3. Sơ đồ xác định lực trong máy vo viên.................................................44
Hình 4.1. Đĩa vo viên........................................................................................47
Hình 4.2. Cấu tạo phần đĩa vo viên)....................................................................50

vi



MỞ ĐẦU
Thế kỉ 21 - một thế kỉ của công nghệ sinh học, thế kỉ của sự phát triển
nông nghiệp sạch và bền vững. Nhưng nguồn phế thải từ sản xuất và sinh hoạt
thì ngày càng gia tăng đáng kể, nếu không có biện pháp xử lý đúng và kịp thời
thì môi trường sẽ bị ô nhiễm, nguồn thực phẩm không sạch làm ảnh hưởng tới
sức khoẻ của cộng đồng, con người và hệ thực động vật…Vì vậy áp dụng công
nghệ sinh học, phân hữu cơ vi sinh đã ra đời, đây là sản phẩm quá trình lên men
vi sinh của than bùn và các phế thải nông nghiệp. Phân vi sinh có lợi thế là giá
thành rẻ, an toàn, “thân thiện” với môi trường và nguồn nguyên liệu dồi dào có
sẵn trong nước, nên hiện nay phân vi sinh đã được sử dụng phổ biến trong nông
nghiệp và nhu cầu thị trường lên đến hàng triệu tấn/năm đã thúc đẩy ngành công
nghiệp sản xuất phân vi sinh dạng viên trong nước phát triển với tốc độ cao.
Việc tính toán, thiết kế, máy vo viên phân hữu cơ vi sinh dạng chảo hai tầng trở
thành một nhu cầu cần thiết, cấp bách phục vụ cho nông nghiệp, góp phần gián
tiếp xây dựng môi trường trong sạch…
Mặt khác đây cũng là công nghệ vo viên được sử dụng trong các nghành
công nghiệp hoá chất, thực phẩm, dược phẩm….Máy vo viên dạng chảo hai tầng
ngoài việc đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật: độ tin cậy - độ cứng vững kết cấu, độ
bền và thời hạn phục vụ của máy. Máy vo viên lại rất phù hợp với nhu cầu thị
trường Việt Nam với đặc điểm: máy kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, dễ chế tạo, dễ sử
dụng, năng suất cao mà giá thành lại rẻ. Sự tạo viên trải qua ba giai đoạn: cấp
liệu, vo viên tạo hạt, tháo liệu. Cơ chế của sự tạo thành viên từ các cấu tử dạng
bột là tạo sự chuyển động lăn cho các hạt mà bề mặt các hạt đã được phủ chất
kết dính ở dạng nước. Trong quá trình lăn bề mặt các hạt sẽ dính dần các phần tử
nhỏ làm gia tăng kích thước. Kích thước của viên không tăng khi quá trình bám
của các phân tử nhỏ vào các hạt không xuất hiện, nghĩa là với khối lượng và
kích thước đủ lớn, ma sát của chảo với viên không đủ sức đưa nó lên cao. Do đó

1



quá trình chuyển động lăn mang tính ngẫu nhiên theo mọi phương nên hạt có
hình cầu. Khi hạt đạt đến kích thước nhất định, quá trình chảo quay sẽ giúp cho
các phần tử có đủ động năng vượt qua thành chảo để rơi sang tầng khác của
chảo vo viên nhờ thiết kế tầng ngoài quá trình vo viên làm việc liên tục. Hướng
cải tiến này giúp gia tăng năng suất của máy vo viên, giảm chi phí năng lượng
riêng, đạt độ đồng nhất về kích thước hơn so với máy vo viên dạng chảo một
tầng vì ở máy vo viên một tầng chảo quá trình làm việc gián đoạn, việc cấp liệu,
phun ẩm để tạo sự dính kết, tháo sản phẩm đều riêng biệt.
Được sự cho phép của khoa Cơ Điện dưới sự hướng dẫn của thầy Th.S
Hoàng Xuân Anh, chúng tôi thực hiện đề tài:“Tính toán, thiết kế máy vo viên
phân vi sinh hữu cơ năng suất 50kg/h”
Với thời gian thực hiện ngắn và kiến thức còn bị hạn chế, nên đồ án tốt
nghiệp không thể tránh được những thiếu sót cả về lý thuyết lẫn thực tế. Chúng
em xin chân thành cám ơn sự chỉ dẫn của Quí thầy – cô, các bạn sinh viên trong
và ngòai trường.

2


Chương I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Phân hữu cơ vi sinh
1.1.1 Khái niệm phân hữu cơ vi sinh
Phân vi sinh là tập hợp một nhóm vi sinh vật, hoặc nhiều nhóm vi sinh vật,
chúng được nhân lên từ các chế phẩm vi sinh và tồn tại trong các chất mang
không vô trùng.
Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật tồn tại trong đất, nước và vùng rễ cây có
ý nghĩa quan trọng trong các mối tương tác giữa cây trồng, đất và phân bón. Hầu
như mọi quá trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
của vi sinh vật (quá trình mùn hóa, khoáng hóa hợp chất chất hữu cơ, quá trình

phân giải hoặc cố định chất vô cơ...). Vì vậy, vi sinh vật được coi là một yếu tố
của hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp.
Phân bón vi sinh là các sản phẩm mang vi sinh vật nhiễm cho đất và cây
trồng. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam năm 1996 (TCVN 6168-1996), phân bón vi
sinh được định nghĩa: "Phân vi sinh vật (phân vi sinh) là sản phẩm chứa các vi
sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành,
thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây
trồng có thể sử dụng được (N, P, K, S, Fe...) hay các hoạt chất sinh học, góp
phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Phân vi sinh phải bảo đảm
không gây ảnh hưởng xấu đến động, thực vật, môi trường sinh thái và chất
lượng nông sản".
Phân hữu cơ luôn luôn chứa các nguyên tố dinh dưỡng : đạm, lân, kali,
magie, natri,…, các nguyên tố vi lượng ( đồng, kẽm, mangan, coban, bo,
molipden,..) nhưng ở hàm lượng không cao. Phân hữu cơ được sản xuất nhờ
quá trình lên men phân giải các nguyên liệu hữu cơ.
Phân hữu cơ vi sinh là phân trộn cơ học giữa phân hữu cơ và phân vi sinh.
Do hàm lượng dinh dưỡng của phân hữu cơ không cao, nên phân hữu cơ vi sinh

3


chủ yếu dùng để bón lót hoặc dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân hợp hữu
cơ vi sinh.
Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh là: một mặt cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây trồng, mặt khác (quan trọng hơn nhiều) cải thiện đặc tính vật lý của đất,
làm tơi xốp, thông thoáng, giữ ẩm tốt, nhờ vậy cây trồng hấp thụ chất dinh
dưỡng trong đất được tốt hơn, cho năng suất cao hơn.
Phân hữu cơ hay hữu cơ vi sinh có thể chia thành 3 nhóm như sau:
 Nhóm vi sinh vật có: chế phẩm vi sinh vật, phân vi sinh
 Nhóm hữu cơ có: phân hữu cơ, phân sinh học

 Nhóm hỗn hợp có: phân hữu cơ – vi sinh, phân phức hợp hữu cơ vi sinh
1.1.2 Vai trò của phân hữu cơ vi sinh trong cải thiện năng suất và chất lượng
nông sản
Nông nghiệp sạch (hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) là một hệ thống
quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khoẻ con
người và vật nuôi.
Trước nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực, việc lạm dụng phân bón và
hoá chất bảo vệ thực vật nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang trở thành vấn
đề cần được quan tâm cải thiện. Bện cạnh việc bảo đảm mục tiêu an ninh lương
thực, cần chú ý phát triển nền nông nghiệp sạch nhằm đóng góp vào việc cung
cấp các sản phẩm an toàn phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việc
canh tác nông nghiệp sạch không những giúp nông dân tiết kiệm chi phí thuốc
trừ sâu và phân hoá học đồng thời có thể đa dạng hoá mùa vụ và canh tác theo
hướng bền vững. Hơn nữa, nếu nông sản được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ
còn có thể xuất khẩu với giá cao hơn.
Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), nền nông nghiệp hữu cơ
có khả năng đảm bảo đủ nguồn cung cấp lương thực nuôi sống dân số trên thế giới

4


hiện nay, song song với việc giảm thiểu những tác động có hại cho môi trường.
Các nguyên tắc cơ bản của canh tác hữu cơ do IFOAM (International
Federation of Organic Agriculture Movements) trình bày năm 1992 như sau:
-Sản xuất thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, đủ số lượng;
-Khuyến khích và thúc đẩy chu trình sinh học trong hệ thống canh tác, bao
gồm vi sinh vật, quần thể động thực vật trong đất, cây trồng và vật nuôi;
-Duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất trồng về mặt dài hạn;
-Sử dụng càng nhiều càng tốt các nguồn tái sinh trong hệ thống nông

nghiệp có tổ chức tại đại phương;
-Giảm đến mức tối thiểu các loại ô nhiễm do kết quả của sản xuất nông
nghiệp gây ra.
-Duy trì đa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực
quanh nó, bao gồm cả việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của cuộc sống thiên
nhiên hoang dã.
* Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh lên năng suất và chất lượng cây trồng
Năng suất trái dưa leo trồng tại Thốt Nốt biến động trong khoảng 15,2 –
19,8 tấn/ha. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh bả bùn mía, kết hợp nấm TrichodermaĐHCT (BBM-Trico) 15 tấn/ha kết hợp tưới dung dịch N cấp II vẫn giữ được
năng suất không khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức nông dân mặc dù nông
dân sử dụng rất nhiều lượng phân hoá học. Mặc dù năng suất có thấp hơn nhưng
các nghiệm thức sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ vi sinh mang lại kết quả trong
thực tế sản xuất cho vùng thâm canh rau màu là rất lớn, giúp giảm 300 kg Urê,
1000 kg Super P và 250 kg KCl so với bón phân vô cơ theo nông dân. Với kết
quả này cho thấy hiệu quả rõ ràng về hiệu quả và tiềm năng của việc sử dụng
hoàn toàn phân hữu cơ vi sinh (BBM-Trico) kết hợp với dung dịch vi khuẩn cố
định đạm Gluconacetobacter diazotrophicus vào sản xuất rau màu là có triển
vọng trong việc nâng cao năng suất cũng như phẩm chất do hoàn toàn không sử
dụng phân hóa học.

5


Tiến hành thử nghiệm ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh từ than bùn
hoặc từ rác lên một số loại cây trồng từ quy mô chậu vại trong phòng thí nghiệm
đến diện rộng vài sào hoặc vài hec ta tại một số địa phương Hà nội, Vĩnh Phúc,
Phú Thọ, Hải Dương, Đắc Lắc bao gồm lúa, ngô, cây ăn quả ( nhãn, vải) ...
Nông dân đều cho nhận xét bón loại phân hữu cơ- vi sinh này cây phát triển tốt,
đỡ hẳn sâu bệnh, đất xốp và thấy tác dụng của phân bền lâu hơn hẳn so với bón
phân hóa học hoặc NPK. Năng suất lúa, ngô, quả tăng và ngoại hình sản phẩm

đẹp hơn.
Để minh họa cụ thể, có thể xem kết quả thử nghiệm tác dụng phân bón
hữu cơ- vi sinh từ rác thải Cầu Diễn trong điều kiện chậu vại. Các chậu vại có
kích thước 24cm x 24 cm, chứa đất phù sa sông Hồng. Mỗi mẫu lặp lại từ 5 đến
10 chậu trong mỗi đợt thử nghiệm, thí nghiệm lặp lại ít nhất 2 đợt.
-Thử nghiệm trên ngô (giống Bioseed)
Bảng 1.1: Tác dụng của phân HC-VS rác lên sinh khối ngô non
Ngô vụ hè (18 ngày)

Ngô vụ đông (29 ngày)

Sinh khối TB (g/

Tăng so đối

Sinh khối TB

Tăng so đối chứng (%)

cây)

chứng (%)

(g/ cây)

Đối chứng

8,02

14,49


4,14

Đối Chứng rác

6,69

16,58

4,35

Thí Nghiệm rác

10,11

26,06

4,74

Trong cả hai vụ, phân HC-VS từ rác Cầu Diễn đều làm tăng sinh khối cây
ngô non rõ so với bón phân hữu cơ từ rác cũng như so với đất phù sa (Bảng 1.1)

6


Bảng 1.2: Tác dụng của phân HC-VS rác lên cây ngô
Ngô vụ hè (2,5 tháng)

Ngô vụ đông (4 tháng)


Sinh khối Tăng so đối Sinh khối Tăng so đối Trọng lượng
TB (g/ cây) chứng (%)

thânTB

chứng (%)

rễ (g/cây)

(g/cây)
Đối chứng

32,89

22,34

59,89

7,47

ĐC rác

41,65

26,63

68,87

14,99


TN rác

43,55

32,41

80,66

34,68

Phù hợp với kết qủa thí nghiệm trên ngô non, qua thời gian sinh trưởng
dài tới lúc ngô ra hoa và bắt đầu hình thành bắp, phân hữu cơ vi sinh từ rác Cầu
Diễn có hiệu quả hơn hẳn so với phân hữu cơ rác không vi sinh. Hiệu quả của
phân vi sinh cũng được lâu. Kéo dài ngày sinh trưởng hiệu quả càng rõ chứng tỏ
hoạt động đều đặn của các vi sinh vật trong đất.
-Thử nghiệm trên lúa (giống Q5), kết quả trong bảng 1.3 & 1.4
Bảng 1.3: Tác dụng của phân HCVS từ rác Cầu Diễn lên mạ lúa
Trọng lượng
trung bình

Chiều cao
% Tăng

trung bình

(g/cây)

% Tăng

( cm )


ĐC rác

231

0,2426

23

TN rác

239

0,3477

43,32

Ngoại hình của cây mạ bón phân hữu cơ vi sinh đẹp hơn so với cây chỉ
bón phân hữu cơ từ rác. Mạ xanh hơn, cứng cây, cao và mập hơn đối chứng
(Bảng 1.3).
Bón phân hữu cơ vi sinh(HCVS) cũng làm lúa tăng trọng toàn cây, tăng số
lượng hạt trên khóm và quan trọng nhất là tăng năng suất hạt so với bón đối
chứng phân rác hữu cơ không chứa vi sinh (Bảng 1.4).

7


Bảng 1.4: Tác dụng của phân HCVS từ rác Cầu Diễn lên sinh trưởng và năng suất lúa
Công


Trọng lượng

Số hạt

Số hạt lép/ Trọng lượng % tăng so

thức

cây(g/cây)

chắc/ chậu

chậu

hạt khô/ch.

ĐCR

ĐC rác

82,82

1018

154

21,70 g

18,2


TN rác

97,78

1231

189

26,04 g

20,0

-Thử nghiệm trên cây cà chua (giống chịu nhiệt của Ba Lan)
Bảng 1.5: Tác dụng của phân HCVS từ rác Cầu Diễn lên cây cà chua
Cà chua non (1 tháng tuổi)
Trọng lượng (g/cây)

% tăng so với ĐC

ĐC

1,16

16,34

ĐC rác

1,38

18,97


TN rác

1,73

49,14

1.1.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân bón vi sinh vật ngoài nước
Đến nay nhiều nước trên thế giới đã sản xuất chế phẩm vi sinh vật theo
nhiều hướng khác nhau, nhiều dạng khác nhau. Phụ thuộc vào điều kiện kinh tế
xã hội, khoa học công nghệ, trình độ dân trí và điều kiện tự nhiên của mỗi nước
khác nhau mà khác nhau. Nhưng tất cả đều sản xuất theo hướng đó là: tiện cho
người sử dụng và cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Các kết quả nghiên cứu từ các nước Mỹ, Canada, Nga, Ấn Độ, Thái Lan,
Trung Quốc,Nhật Bản. Cho thấy sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh có thể cung
cấp cho đất và cây trồng từ 30 đến 60kg N/ha/năm hoặc thay thế 1/2 đến 1/3
lượng lân vô cơ bằng quặng phốt phát. Ngoài ra, thông qua các hoạt động sống
của vi sinh vật, cây trồng được nâng cao khả năng trao đổi chất, khả năng chống
chịu bệnh tật và qua đó góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Ở
Ấn Độ do sử dụng phân bón vi sinh cho các cây họ đậu (lạc, đậu tương), lúa, cao
lương đã mang lại lợi nhuận tương ứng là: 1204, 1015, 1149, và 343 rupi/ha
tương đươngvới sự tăng năng suất lạc, đậu tương là 13,9%, lúa 11,4%, cao

8


lương: 18,2% và bông 6,8% (Juwarka 1994).
Bảng 1.6: Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật ở Ấn Độ
Cây trồng/phân bón


Tỷ lệ tăng năng suất %

Lợi nhuận (R/ha)

VSV
Đậu, lạc/Rhizobium
Lúa/tảo lam
Cao lương/Azospirllum
Bông/zôtbacter

13,9
11,4
18,2
6,8

1240
1015
1149
343

Tại Thái Lan lợi nhuận đem lại do nhiễm vi khuẩn cho đậu tương 126,7 144 USD/ha, lạc 36,2 - 91,5 USD/ha, hay một gói chế phẩm/200g có thể thay
thế cho 28,6 kg ure. Tại Trung Quốc phân bón vi sinh cố định đạm làm tăng
năng suất cây trồng từ 7-15% tiết kiệm 20% phân khoáng, phân vi sinh phân giải
lân tăng năng suất cây trồng 5 - 30%, phân hỗn hợp vi sinh tăng năng suất cây
lương thực 10 - 30% cây ăn quả trên 40% (Limin P.J.2001- Bảng 1.7).
Bảng 1.7: Hiệu quả sản xuất phân vi sinh vật ở Trung Quốc
Chủng loại phân vi sinh vật
Cố định Nito
Phân giải lân
Hỗn hợp


Hiệu quả sử dụng
% tăng năng suất
7-15
5-30
10-30

% tiết kiệm phân vô cơ
20
10-15
30-50

Hiện nay phân bón vi sinh đã trở thành hàng hóa được sử dụng tại nhiều
quốc gia trên thế giới. Riêng vi khuẩn nốt sần hàng năm đem lại 25 triệu USD,
trong đó tại Mỹ sản phẩm này được bán ra với doanh số 19 triệu USD. Tại Thái
Lan tỷ lệ tăng trưởng của phân vi khuẩn nốt sần từ năm 1980 đến 1993 cho đậu
tương là 199%, lạc 280%. Tổng giá trị sản phẩm này năm 1995 đạt 406.571 USD.
Bảng 1.8: Sản xuất phân bón vi sinh vật ở Thái Lan
Năm
1997
1981

Số lượng sản

Số lượng sử

xuất (tấn)

dụng (tấn)


5,00
7,48

3,36
7,36

9

Thành tiền (USD)
6.726
14.725


1986
1991
1995

78,00
73,78
211,41

74,78
72,30
203,28

149.564
144.602
406.571

Ngoài phân vi khuẩn nốt sần các loại, phân vi sinh vật khác như cố định

nitơ tự do từ Azotobacter, Clostridium, Tảo lam, cố định nitơ hội sinh từ
Azopirillum, phân giải phốt phát chậm từ Bacillus, Pseudomonas.. Phòng trừ vi
sinh vật gây bệnh vùng rễ từ Steptomuces, Bacillus… cũng được sản xuất với số
lượng lớn. Với tính hiệu quả cao của phân vi sinh vật đã thúc đẩy các nước phát
triển sản xuất không ngừng cả về số lượng và chủng loại. Theo số liệu thống kê
tại Ấn Độ (năm 1993). Từ năm 1992-1993 tổng hợp các dạng phân vi sinh vật
bón trực tiếp cho cây trồng là 2.584 tấn và năm 2000 là 818.000 tấn (tăng trên 3
lần) tương đương gần 2,0 tỷ USD (Juwarkar 1994)

10


Bảng 1.9: Các loại phân vi sinh vật ở Ấn Độ
Loại phân bón

Số lượng

Rhizobium

35,0

Arotobacter

162,61

Azospirillum

77,16

Tảo lam


267,72

Phân giải lân

275,51

Tổng cộng

818,00

Trung Quốc dự kiến trong vòng 5-10 năm tới tổng giá trị phân vi sinh đạt
2,4 tỷ Nhân Dân Tệ tới năm 2015 đạt 7,2 tỷ NDT (Pan Jiarong Lin Min 2001Bảng 2.1…..)
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất phân bón vi sinh vật của Trung Quốc
[

Năm
2001
2010
2015

Diện tích sử dụng phân vi sinh (ha)
5.000.000
7.000.000
21.000.000

Giá trị (NDT)
2.400.000.000
7.200.000.000


Chế phẩm phân vi sinh vật có thể sử dụng như một loại phân bón hoặc
phối trộn với nền hữu cơ tạo thành phân bón hữu cơ vi sinh vật. Hiệu quả phân
bón hữu cơ vi sinh đã được tổng kết tại một số quốc gia châu Á. Kỹ thuật chế
biến phân ủ từ phế thải hữu cơ được trình bày kỹ hơn trong phần công nghệ vi
sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường

11


Bảng 2.2: Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh đối với lúa ở một số
quốc gia châu Á
Tên quốc gia
Trung Quốc

Tỷ lệ % tăng năng suất
25,2-32,6

Triều Tiên

8,0-12,0

Thái Lan

2,5-29,5

Ấn Độ

9,9

Xu thế hiện nay phát triển công nghệ vi sinh là tạo ra một loại chế phẩm

có nhiều công dụng, thuận lợi cho người sử dụng. Ở Việt Nam nói riêng và
nhiều nước trên thế giới nói chung đã sản xuất chế phẩm VSV vừa có tác dụng
đồng hoá nitơ không khí vừa có tác dụng phân huỷ chuyển hoá lân khó tan trong
môi trường để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, hoặc là sản xuất ra một loại
chế phẩm VSV vừa có cả hai tác dụng trên, ngoài ra còn có khả năng tiêu diệt
sâu bệnh và côn trùng có hại. Những loại chế phẩm như vậy được gọi là chế
phẩm VSV hay phân VSV đa chức năng.
Hiện nay bên cạnh các chế phẩm phân bón vi sinh vật ở dạng bột, thì dạng
phân bón vi sinh vật ở dạng lỏng đang được quan tâm phát triển vì tính tiện lợi
của nó. Phân bón vi sinh dạng lỏng trên thế giới hiện nay đã biết đến là E2001,
Nitragin, EM. Do tính đa dạng của thiên nhiên mà các sản phẩm phân bón vi
sinh thế hệ hiện nay chứa đựng đa chủng nghĩa là cả mọi tập hợp các vi sinh vật
có ích( chế phẩm EM, E2001, phân vi sinh tổng hợp).

12


1.1.4 Tình hình nghiên cứu, ứng dụng phân bón vi sinh trong nước
Chiến lược an toàn dinh dưỡng cho cây và đất trồng là sử dụng cân đối
phân bón hoá học và phân bón sinh học cho cây trồng phù hợp với nhu cầu dinh
dưỡng và điều kiện đất đai, khí hậu, trong đó phân bón sinh học có vai trò vô
cùng quan trọng. Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật sống tồn tại trong đất, nước
và vùng rễ cây có ý nghĩa quan trọng trong các mối quan hệ giữa cây trồng, đất
và phân bón. Hầu như mọi quá trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực
tiếp hoặc gián tiếp của vi sinh vật (mùn hoá, khoáng hoá chất hữu cơ, phân giải,
cố định chất vô cơ. v.v.). Vì vậy từ lâu vi sinh vật đã được coi là một bộ phận
của hệ dinh dưỡng cây trồng tổng hợp.
Phân bón vi sinh vật được sản xuất ở tất cả mọi vùng sinh thái trong cả
nước (trung du miền núi phía Bắc, Hà Nội và Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung
bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đóng Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long)

với quy mô và chủng loại khác nhau. Theo điều tra của Viện KHKTNN Việt
Nam và Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2001), nhóm các đơn vị sản xuất phân bón
vi sinh vật bao gồm:
1. Các công ty mía đường
Hiện nay trong cả nước có khoảng 40 nhà máy đường đang hoạt động, hầu
hết các nhà máy đường đều có xưởng sản xuất phân bón với công suất thiết kế
từ 5.000 tấn/năm trở lên .
Tuỳ theo các công nghệ áp dụng khác nhau mà sản phẩm tạo ra của các nhà
máy đường là phân hữu cơ sinh học hay phân hữu cơ vi sinh. Đến hết năm 2001,
trong số 34 xưởng sản xuất của các công ty mía đường có 20 xưởng sử dụng
công nghệ của FiToHooCMoN, HuDaViL và Đại học Quốc gia Hà Nội sản xuất
là phân hữu cơ .
Các xưởng khác sản xuất chủ yếu là phân hữu cơ sinh học. Số lượng phân
bón được sản xuất tại các nhà máy đường đạt 70.000 tấn/năm, bằng 30% công

13


suất thiết kế. Lượng phân bón do các nhà máy đường sản xuất được cung cấp tại
chỗ cho vùng nguyên liệu mía.
2. Các doanh nghiệp sản xuất khác
Ngoài các công ty mía đường sản xuất phân hữu cơ vi sinh vật nêu trên còn
có một số cơ sở, đơn vị khác cũng tổ chức sản xuất, cung ứng và tiêu thụ phân vi
sinh vật, số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy số lượng cơ sở sản xuất phân
bón vi sinh vật còn rất ít với công suất từ vài trăm đến vài ngàn tấn/năm. Công
nghệ sản xuất sử dụng trong các cơ sở hầu hết đều đơn giản, ít được cơ giới hóa.
Không có đơn vị nào sản xuất phân bón vi sinh vật trên nền chất mang khử
trùng. Nhiều địa phương tổ chức sản xuất phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho nhu
cầu sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương mình (Sơn La, Hà Giang, Hải
Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Thanh hóa, Nghệ an, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắc

Lắc...), trong đó nhiều sản phẩm phân bón vi sinh vật sản xuất tại địa phương
không nằm trong Danh mục phân bón được phép sử dụng tại Việt Nam. Chất
lượng phân bón dạng này nhìn chung thấp và không ổn định.
Nhận thức được vai trò của phân bón vi sinh vật, từ những năm đầu của
thập kỷ 80, nhà nước đã triển khai hàng loạt các đề tài nghiên cứu thuộc chương
trình công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp giai đoạn 1986- 1990 và chương
trình công nghệ sinh học 1991-2005. Dưới đây là số liệu tổng hợp một số kết
quả chính trong công tác nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật làm phân bón phục vụ
phát triển nông, lâm bền vững tại Việt Nam.
Gần đây ở một số địa phương, nhất là ở Tây Nguyên đã xuất hiện một số
cơ sở sản xuất chế phẩm phân bón hữu cơ- sinh học, dựa trên nguyên tắc phối
trộn giữa than bùn với các phế thải của nông nghiệp và phân chuồng, thêm một
tỷ lệ thấp phân hóa học đạm lân và kali. Các qui trình ủ và phối trộn này về bản
chất chủ yếu dựa vào hệ vi sinh vật hoang dại có sẵn trong phân, rác và một
phần do tác dụng các axit mùn ( axit humic, fulvic...) có sẵn trong than bùn. Vì
vậy thời gian ủ trộn kéo dài và chất lượng không ổn định vì không có sự chọn

14


lọc định hướng hệ vi sinh vật. Cũng có một số cơ sở đã sử dụng các chế phẩm vi
sinh vật để ủ than bùn hoặc các chất phế thải: vỏ bã cà phê..., nhưng cũng chỉ
dừng lại ở mức phân hữu cơ sinh học. Hầu như rất hiếm có chế phẩm đúng
nghĩa là phân hữu cơ- vi sinh, bởi vì không chứa một lượng lớn vi sinh vật hữu
ích cho cây trồng.
Kết quả nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật làm phân bón.
* Thu thập, phân lập, tuyển chọn chủng giống vi sinh vật. Các chủng
giống vi sinh vật được thu thập, phân lập tuyển chọn và lưu giữ tại Quỹ gen vi
sinh vật nông nghiệp. Đây là bộ sưu tập giống của 30 họ vi khuẩn, nấm, xạ
khuẩn, nấm men, với số lượng gần 700 chủng, bao gồm các sinh vật cố định nitơ

sống cộng sinh với cây bộ đậu (Rhizobium, Bradyrhizobium),cố định nitơ sống
tự do (Azotobacter, Clotridium,
Arthrobacter, Klebsiella, Serratia, Pseudomonas, Bacillus, vi khuẩn lam...
hay cố định nitơ sống hội sinh trong vùng rễ cây trồng (Azospirillum), vi sinh
vật phân giải lân (Bacillus, Pseudomonas, Penicillium, Aspergillus, Fussarium,
Candida), vi sinh vật phân giải xenlluloza (Trichoderma, Chetomium,
Aspergillus, Gliogladium....) và vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực vật
(Agrobacterium,

Flavobacterium,

Bacillus,

Enterobacter,

Azotobacter,

Gibberella...). Hàng năm quỹ gen vi sinh vật bổ sung 30-50 chủng giống vi sinh
vật mới từ các nguồn phân lập khác nhau. Ngoài ra thông qua các hoạt động hợp
tác quốc tế với các Viện vi sinh vật nông nghiệp liên bang Nga.
Viện nghiên cứu cây trồng bán khô hạn (ICRISAT - Ấn Độ), trung tâm cố
định đạm sinh học (NIFTAL - Mỹ, Thái Lan), Trung tâm lƣu giữ gen vi sinh vật
Đài Loan (CCRC), Cộng hoà liên bang Đức (DSM)...quỹ gen vi sinh vật nông
nghiệp được mở rộng thêm với nhiều chủng giống đa dạng khác.
* Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật.
Phân bón vi sinh vật được sản xuất bằng cách nhân sinh khối vi sinh vật
trong môi trường và điều kiện thích hợp để đạt được mật độ nhất định sau đó xử
lý bảo quản và đưa đi sử dụng.

15



Nguyên liệu ủ sẵn

Xử lý sơ bộ

Men ủ VS

Phối trộn, ủ
Dinh dưỡng

Cơ chất hữu cơ
Phối trộn
Chế phẩm
VSV
Phân bón hữu cơ
VSV
Kiểm tra
c.lượng
Hình 1.1: Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh vật
Quy trình chung của quá trình sản xuất phân bón vi sinh vật được tóm tắt
trong sơ đồ hình 1.1. Trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu thuộc chương trình
công nghệ sinh học các đơn vị nghiên cứu, triển khai trong cả nước đã nghiên
cứu và triển khai thành công các qui trình sản xuất phân vi sinh vật cố định nitơ,
phân vi sinh vật hỗn hợp và vi sinh vật chức năng trên nền đất mang khử trùng
và không khử trùng. Nhiều sản phẩm được tạo ra từ các qui trình nêu trên đã
được thử khảo nghiệm trên diện rộng và được Bộ Nông nghiệp & PTNT công

16



nhận và cho đăng ký trong danh mục các loại phân bón được phép sử dụng tại
Việt Nam ( Phân VSV cố định nitơ cho cây họ đậu, Phân lân hữu cơ vi sinh
KOMIX, Phân bón sinh tổng hợp BIOMIX, Phân lân vi sinh
HUMIX, Phân vi sinh Phytohoocmon, HUDAVIL, Phân vi sinh vật chức
năng...). Tuỳ theo công nghệ sản phẩm phân bón vi sinh vật có thể chứa sinh
khối từ 1 chủng hay nhiều chủng vi sinh vật đã tuyển chọn và sản phẩm có thể
được sản xuất ở dạng bột hoặc lỏng.
* Đánh giá hiệu lực của phân bón vi sinh vật đối với cây trồng.
Trong gần 20 năm qua các công trình nghiên cứu và thử nghiệm phân vi
khuẩn nốt sần tại Việt Nam cho thấy phân vi khuẩn nốt sần có tác dụng nâng cao
năng suất lạc vỏ 13,8 - 17,5% ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung và 22% ở các
tỉnh miền Nam, (Ngô Thế Dân và CTV 2001). Các kết quả cũng cho thấy sử dụng
phân vi khuẩn nốt sần kết hợp với lượng đạm khoáng tương đương 30 - 40 kgN/ha
mang lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất lạc đạt trong trường hợp này có thể tương
đương như bón 60 và 90 kgN/ha. Hiệu lực của phân vi khuẩn nốt sần thể hiện rõ
nét trên vùng đất nghèo dinh dưỡng và vùng đất mới trồng lạc. Lợi nhuận do vi
khuẩn nốt sần được Võ Minh Kha và CTV (1995) xác định đạt 442.000 VNĐ/ ha
với tỷ lệ lãi suất/1 đồng chi phí đạt 9,8 lần. Lợi nhuận tương tự cũng được Nguyễn
Thị Liên Hoa và CTV (1997) tại các vùng trồng lạc ở các tỉnh phía Nam.
Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật cố định ni tơ hội sinh đối
với một số cây trồng
Đất
và cây trồng
Lúa trên đất phù sa
sông Hồng
Lúa trên đất bạc
màu Hà Bắc (cũ)
Ngô trên đất phù
sa sông Hồng


Công thức
bón phân
Nền (NPK: 90.90.60 + 8t PC)
80% nền + phânVKCĐN
Nền + Phân VKCĐN
Nền (NPK: 90.90.60 + 8t PC)
80% nền + phânVKCĐN
Nền + Phân VKCĐN
Nền (NPK: 180.120.90 + 8t PC)
80% nền + phânVKCĐN

17

Năng suất
(tạ/ha)
51,60
53,73
57,86
37,76
39,86
44,59
41,45
41,73

% tăng
so với ĐC
4,0
12,0
6,0

18,0
1,0


Ngô trên đất bạc
màu Hà Bắc cũ
Chè trên đất đỏ
Thái Nguyên

Nền + Phân VKCĐN
Nền (NPK: 90.90.60 + 8t PC)
80% nền + phânVKCĐN
Nền + Phân VKCĐN
Nền (NPK: 120.90.60)
80% nền + phânVKCĐN
Nền + Phân VKCĐN

46,85
36,98
37,42
39,88
142,90
155,34
178,21

13,0
1,0
8,0
9,0
25,0


Phân vi khuẩn nốt sần không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất lạc, tiết
kiệm phân đạm khoáng mà còn tăng cường sức đề kháng cho lạc đối với một số
bệnh vùng rễ. Ngoài ra dưới tác dụng của vi khuẩn nốt sần, lạc có sinh khối chất
xanh cao hơn. Tàn dư thực vật sau thu hoạch nếu đƣợc vùi trả lại cho đất trở
thành nguồn dinh dưỡng đạm và chất hữu cơ quan trọng cho các cây trồng vụ
sau. Kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước KC.08.01 (1991-1995) và
KHCN.02.06 (1996-2000) cho biết vi sinh vật cố định ni tơ có thể tiết kiệm
được lượng phân khoámg nhất định, từ 10,08 đến 22,4 kgN/ha/vụ tuỳ theo từng
loại đất và thời vụ gieo trồng.
Bảng 2.4: Khả năng tiết kiệm đạm khoáng của phân vi sinh vật cố định nitơ
Đất trồng
Phù sa sông hồng
Phù sa song mã
Đất bạc màu
Cát ven biển
Trung bình

Khả năng tiết
kiệm đạm
Vụ xuân
14,28
15,28
22,40
17,46
13,76

khoáng theo thời vụ
gieo trồng (kgN/ha)
Vụ mùa

10,80
12,12
16,6
17,8
14,51

1.1.5. Các vi sinh vật dùng làm phân vi sinh:
Vi sinh vật được tuyển chọn là vi sinh vật đã được nghiên cứu, đánh giá hoạt
tính sinh học và hiệu quả đối với đất, cây trồng, dùng để sản xuất phân vi sinh .

18


Bảng 2.5: Một số giống vi sinh vật sử dụng trong sản xuất phân bón VSV
ở Việt Nam
TT Giống VSV

Hoạt tính sinh học chính

Số loài sử
dụng trong
sản xuất

1

Acetobacter

Cố định nitơ tự do

2


2
3
4

achromobacter
Aerobacter
Agrobacterium

2
2

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21


Phân giải hợp chất photpho khó tan
Cố định nitơ tự do
Cố định nitơ tự do/kích thích sinh
trưởng thực vật
Kích thích sinh trưởng thực vật
Phân giải hợp chất photpho khó tan
Cố định nitơ hội sinh
Cố định nitơ tự do
Cố định nitơ tự do
Cố định nitơ tự do
Phân giải hợp chất photpho khó tan
Cố định nitơ tự do
Cố định nitơ tự do
Cố định nitơ cộng sinh
Kích thích sinh trưởng thực vật
Cố định nitơ tự do
Cố định nitơ tự do
Cố định nitơ
Phân giải hợp chất photpho khó tan
Phân giải hợp chất photpho khó tan
Cố định nitơ cộng sinh

24 Pisolithus
25 Serratia

Cố định nitơ
Cải tạo đất, kích thích sinh trưởng thực
vật
Cố định nitơ
Phân giải hợp chất photpho khó tan


Anthrobacter
Aspergillus
Azospirillum
Azotobacter
Azotomonas
Bacillus
Bacillus
Clostridium
Chlorobium
Frankia
Flavobaterium
Klebsiella
Mthanobacterium
Pseudomonas
Pseudomonas
Penicillium
Rhizobium/
Bradyrhizobium
22 Rhodospirillum
23 VaM

19

2
2
2
4
2
2

4
3

2
2
2
2
4
2
300
4
6
6
2


×