Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HỒ TIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.55 KB, 6 trang )

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HỒ
TIÊU
Hồ tiêu là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, với diện tích trên 2.000 ha;
Tập trung chủ yếu ở 4 huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh , Cam Lộ và Hướng Hoá.
Điều kiện khí hậu cũng như tình hình đất đai trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi
cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên đại đa số các hộ trồng tiêu
trên địa bàn tỉnh đang trồng tiêu theo kinh nghiệm, việc áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, nên nhiều vườn hồ tiêu sinh
trưởng phát triển kém và bị sâu bệnh gây hại, dẫn đến năng suất và sản
lượng Hồ tiêu còn thấp so với nhiều vùng trồng tiêu trong cả nước; Năng suất
Hồ tiêu bình quân hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 8 - 10 tạ/ha, sản lượng
hồ tiêu bình quân hàng năm đạt 1.500 - 1.600 tấn.
Chúng tôi giới thiệu tài liệu "Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Hồ tiêu" nhằm giúp bà con có
kiến thức tốt về trồng và chăm sóc cây hồ tiêu để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
I. Chọn giống tiêu:
- Lấy giống từ cành tược hoặc thân chính: Chọn những bụi tiêu to, mọc khoẻ xanh tốt
không bị sâu bệnh có độ tuổi từ 1- 3 năm, tiến hành cắt cách mặt đất 30 - 40cm, cắt bỏ phần
ngọn 15 - 20cm, lấy đoạn giữa cắt ra từng hom (5 mắt hoặc 3 - 4 mắt/hom).
- Lấy giống từ dây tiêu lươn: Trong điều kiện không đủ thân chính và những gia đình ít có
khả năng đầu tư chăm sóc và điều kiện vùng khô hạn thì có thể sử dụng tiêu lươn để làm giống;
Cây tiêu được trồng từ hom tiêu lươn chậm cho quả hơn cây tiêu được trồng từ thân chính
(thường 4 năm thì cho quả) và thường áp dụng biện pháp đôn dây vì cây thường phân cành cao;
Tuy nhiên cây tiêu sinh trưởng phát triển mạnh và tuổi thọ cao (trên 30 năm), trồng bằng dây
lươn cho năng suất đồng đều và không kém năng suất cây tiêu trồng từ thân chính.
Nên chọn các cành lươn phát sinh từ các mầm nách gần sát gốc của bộ khung thân chính
cây tiêu trưởng thành để nhân giống (ngoài ra cũng có thể dùng tiêu dãi để làm hom)
*Tiêu chuẩn hom tiêu giống: Chọn đoạn hom có màu xanh nhạt, đường kính hom 5 7mm, dùng dao sắc để cắt hom, Cắt hom vào lúc trời mát (sáng sớm hoặc chiều mát), hom giống
có từ 3 - 4 mắt, vết cắt xéo, sắc gọn, không bầm dập, vết cắt cách mắt hom 1,5 - 2cm; Nên cắt
bớt ½ diện tích lá trên hom để hạn chế mức độ thoát hơi nước
II. Ươm giống tiêu: Lấy hom ở thân chính hoặc thân lươn, trước đó 10 - 12 ngày phải cắt
bớt ngọn và các cành ngang trên cây, cắt mỗi hom 3 - 4 đốt dài khoảng 20cm.


- Giâm tiêu vào cát ẩm hoặc túi bầu nilon dài 15cm, rộng 10 - 12cm, túi bầu phải đục 2 - 3
lỗ nhỏ ở đáy để thoát nước; Dùng hỗn hợp đất phân cho vào bầu bao gồm 1 phần phân chuồng
hoai mục + 3 phần đất mặt làm sạch gốc rễ cây, tơi mịn + 3 - 5% Supe lân, trộn kỹ cho đều; Đổ
đất vào bầu không quá kỹ nhưng cũng không qua chặt, tuyệt đối bầu phải thẳng không được gấp
khúc để tránh động rễ khi xuất trồng
- Chọc lỗ đặt hom, hai mắt nằm trong đất, mặt đất gần sát với mắt thứ nhất nằm trên không,
tiến hành ấn chặt đất tưới đủ ẩm.
- Xếp các túi bầu theo luống rộng 1,2 - 1,5m, làm giàn che kín chống nắng, cứ sau mỗi
tháng bỏ bớt giàn che, cuối cùng chỉ để 50 - 60% ánh sáng lọt xuống. Hàng ngày tưới nước tạo
độ ẩm cho cây, những ngày có mưa to hoặc độ ẩm cao không tưới.


- Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh trong vườn ươm để xử lý kịp thời, lưu ý cần bơm thuốc
phòng bệnh thán thư trên lá và hom (dùng các loại thuốc có gốc đồng để phun như dung dịch
Boocdo 1%, Champion, Ridomil…)
- Ở Quảng Trị thời vụ chính để ươm tiêu là tháng 3, tháng 4 ngoài ra còn vụ Thu tháng 9
tháng 10.
- Tiêu chuẩn bầu tiêu giống: Tiêu trồng sau ươm 4 - 6 tháng, chiều dài mầm tiêu 20 - 30cm,
lá phát triển ổn định, không sâu bệnh.
III. Đất trồng: Cây hồ tiêu có thể trồng được trên nhiều chân đất khác nhau như đất đỏ
Bazan, sa phiến thạch, phù sa bồi tụ…nhưng đất phải tơi xốp, đủ ẩm không bị ngập úng.
Độ pH: 5,5 - 6,5 nếu đất chua phải bón vôi để cải tạo.
IV. Cách trồng:
- Đào hố: 60cm x 60cm, sâu 50cm.
- Phân bón cho một hố: phần đất mặt + (10 - 15kg) phân chuồng hoai mục + 0,3kg supe lân
+ 0,5 kg vôi, trộn đều và lấp hố để 15 - 20 ngày mới trồng.
- Khi trồng: Cuốc 1 hố nhỏ đặt bầu (hoặc hom cắt trực tiếp) cách choái 20 - 25cm và
nghiêng hướng về choái, dùng dao cắt đáy túi bầu và rạch hai bên túi, tháo túi bầu nén chặt đất
quanh bầu (không làm vỡ bầu), tạo bồn ổ gà xung quanh tưới đẫm nước và phủ rác khô lên trên,
làm phên che nắng cho tiêu.

Đối với choái xây bằng gạch, tiến hành trồng cách choái 30cm, cây này cách cây kia 30cm.
- Thời vụ trồng tiêu: Tốt nhất là đầu mùa mưa tháng 9 - 10, khi đất đủ ẩm, Khi điều kiện
thời tiết thuận lợi có thể kéo dài thời vụ đến 15/11 khi đất đủ ẩm; Ngoài ra khi điều kiện chăm
sóc tốt (che tủ, nước tưới…) có thể trồng vụ xuân tháng 2 - 3.
- Mật độ: Tuỳ theo đất tốt xấu, choái sống hay chết mà có thể trồng ở mật độ: 2,5 x 2,5m
hoặc 2,5 x 3m.
Ở Quảng Trị mật độ được khuyến cáo là: 2,5 x 2,5m (1.600 gốc/ha)
Chú ý:
- Bố trí hàng tiêu theo hướng Đông Tây để tiêu có nhiều ánh nắng nuôi quả.
- Không nên trồng cây tiêu âm dưới mặt đất, vì như vậy sẽ bị ngập úng hoặc gây ẩm độ cao
ở gốc tiêu khi mưa lớn hoặc mưa kéo dài, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển gây hại; Tuỳ
theo điều kiện đất để lấp đất ngang với mặt đất hoặc rôm lên dạng mu rùa.
V. Bón phân và chăm sóc:
1. Bón phân: Muốn cây có năng suất cao và kháng sâu bệnh tốt phải có chế độ bón phân
hợp lý tuỳ theo từng loại đất, nhưng phải bảo đảm bón cân đối giữa phân hữu cơ và vô cơ và các
loại phân vô cơ với nhau; Cần ưu tiên bón phân bón phân chuồng hoai mục cho tiêu. (nếu không
có phân chuồng thì dùng các loại phân hữu cơ vi sinh để bón).
Bảng 1: Lượng phân bón cho một hốc tiêu /năm.
Phân hữu
Phân
Supe
Tuổi cây
KCL (gam)
cơ (kg)
Urê(gam)
lân(gam)
Năm thứ 1
10 - 15
150
300

80
Năm thứ 2
15
200
300
120
Năm 3 trở đi
15 - 20
300 - 500
450 - 500
200 - 250
* Thời kỳ bón:
- Năm thứ nhất:
+ Bón lót trước khi trồng: Toàn bộ phân chuồng và phân lân.
+ Sau trồng 2 - 3 tháng: bón 1/2 lượng phân đạm + 1/2 lượng phân kali
+ Cuối mùa mưa (Tháng 2 - 3): Bón lượng đạm và kali còn lại


- Năm thứ 2:
+ Đầu mùa mưa (Tháng 9 - 10): Bón toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/2 phân đạm + 1/2
phân Kali
+ Giữa mùa mưa: Bón lượng phân đạm và Kali còn lại
- Năm thứ 3 trở đi:
+ Sau khi hái quả: bón toàn bộ phân chuồng + 1/2 phân lân + 1/2 phân đạm + 1/2 phân
kali; Đây là lần bón rất quan trọng nhằm phục hồi sức khoẻ cho cây tiêu sau một vụ thu hoạch và
tạo những mầm cành quả mới để tạo tiền đề cho năng suất cao vào mùa vụ tới; Tuy nhiên giai
đoạn này thời tiết thường khô hạn nên cần tưới đủ mẩm để bón phân.
+ Khi có mầm hoa (đầu mùa mưa) bón hết số phân còn lại.
* Cách bón: Tuỳ theo độ tuổi của cây tiêu để có phương pháp bón phân cho hợp lý.
- Tiêu sau khi trồng tiến hành đào xung quanh gốc tiêu cho phân vào rồi lấp, đào sâu 10 30cm cách gốc 30 - 35cm

- Năm thứ 2 trở đi: tiến hành đào cách gốc tiêu 40 - 60 cm tuỳ theo độ tuổi tiêu, độ sâu 10 30cm, cho phân vào và lấp hố.
Chú ý: Tránh làm đứt rễ tiêu trong quá trình chăm sóc và bón phân; Trường hợp tiêu lớn rễ
tiêu dày đặc trong vườn tiêu, nên dùng que chọc lỗ để bón phân vô cơ, phân hữu cơ bón rãi đều
trong vườn; Bón phân khi đất đủ ẩm, nếu không mưa phải tưới nước cho cây sau khi bón phân.
2. Chăm sóc
- Năm trồng mới thường xuyên tưới nước cho cây, cần kết hợp che chắn và tủ gốc cho tiêu.
- Thời kỳ kinh doanh tưới nước cho cây là cần thiết.
- Thời kỳ thu hoạch chỉ tưới khi thời tiết nắng hạn kéo dài.
- Sau khi thu hoạch trong mùa khô, cần cắt tỉa bớt lá già và lá bị sâu bệnh để hạn chế bớt
sự tiêu phí nước của cây, đồng thời kích thích phân hoá mầm cho vụ sau.
- Không để đọng nước ở gốc cây tiêu, cần đắp mô ở gốc cao lên, nếu vườn tiêu ẩm quá cần
thiết phải làm mương thoát nước.
- Cần làm sạch cỏ trong vườn tiêu, hạn chế trồng xen trong vườn hồ tiêu (có thể trồng 2 - 3
năm đầu) nên trồng các cây họ đậu, không nên trồng xen những cây có bộ lá rậm rạp dễ làm
tăng độ ẩm trong vườn cây.
Chú ý: Mùa mưa phải bới rác tủ ra xa gốc tiêu để gốc cây tiêu thông thoáng, hạn chế nấm
bệnh phát sinh.
VI. Buộc, đôn tạo hình tiêu: Sau khi trồng nếu cây tiêu phát triển vươn tới choái thì dùng
dây mềm buộc dây vào thân choái; Khi cây tiêu leo 60 - 80cm chưa phát triển cành ngang, tiến
hành bấm ngọn để kích thích tiêu phân cành.
Cành ngang xuất hiện ở độ cao trên 2m dùng biện pháp đôn dây tiêu.(thường xảy ra với
hom giống là cành lươn)
Kỹ thuật đôn: Thời gian đôn tiêu tốt nhất là mùa mưa.
- Đào rãnh xung quanh choái có độ sâu 10 - 15cm, bón một lớp phân chuồng hoai mục.
+ Cắt hết lá trên đoạn thân già và bánh tẻ đến đoạn phân cành, tiến hành tưới đẫm nước vào
thân cây để dễ tách rễ tiêu ra khỏi choái. Gỡ dây tiêu từ dưới gốc lên để tránh xoắn dây, đặt dây
tiêu uốn theo rãnh, phần ngọn còn lại buộc vào choái.
- Đối với cây tiêu lớn: ở phía trong giáp với choái cần chọn lọc cắt tỉa bớt sau mỗi vụ thu
hoạch, tạo hình tỉa bớt cành yếu bị che lấp ánh sáng, cành bị sâu bệnh, cành lươn để tránh tiêu
hao dinh dưỡng và sâu bệnh.



VII. Cây làm choái: Tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể sử dụng các cây choái khác nhau, có
thể dùng choái sống hoặc choái chết, trong điều kiện khí hậu của tỉnh ta chúng tôi khuyến cáo
nên dùng cây choái sống (tốt nhất là cây lồng mức).
1. Cây choái sống: Cây lồng mức, cây mít, cây vông, cây núc nác… đều có thể làm choái,
tuy nhiên yêu cầu cây trồng để làm choái cho tiêu cần có bộ rễ cọc ăn sâu để hạn chế cạnh tranh
dinh dưỡng với tiêu, khi trồng cây choái sống nên đào hố sâu, hạn chế rễ ăn ngang sau này nổi
lên mặt đất tranh chấp dinh dưỡng của cây hồ tiêu; Choái sống phải trồng trước một vài năm.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh ta, choái sống phổ biến bà con hay dùng là cây lồng mức, tiêu
chuẩn cây choái bảo đảm cho cây tiêu leo bám:
- Cây cao 3 - 4m, đường kính đo cách gốc 1m lớn hơn hoặc bằng 12cm; thân còn tươi,
không bị trầy xước, rễ không bị bầm dập.
* Kỹ thuật trồng choái để có tỉ lệ sống cao: Chọn cây choái bảo đảm tiêu chuẩn, tiến
hành dùng dao (rựa) sắc để chặt bỏ hết phần rễ bầm dập, xây xát; Bón xuống hố 5 - 10kg phân
chuồng hoai mục + 0,3 kg phân lân, sau đó trộn với phần đất mặt và tưới đẫm nước sao cho sền
sệt, tiến hành đưa choái xuống hố và nhấc lên thả xuống nhiều lần để đất có điều kiện len lỏi vào
trong kẽ hở của gốc rễ, sau cùng dùng đất lấp đầy hố, dậm chặt để tránh gió lung lay (có thể
dùng cây buộc chống); Khi đất khô tiến hành tưới nước cho cây.
2. Choái chết: Có thể dùng thân gỗ khô chắc chống chịu tốt với côn trùng và nấm cộng
sinh. Trụ bê tông hoặc trụ xây bằng gạch có chiều cao 3 - 4m. Ở điều kiện khí hậu tỉnh ta, nếu
dùng choái chết (đặc biệt là choái bê tông và choái xây bằng gạch) cần phải bố trí xen kẻ trong
vườn có cây choái sống để hạn chế nắng nóng, ngoài ra phải chuẩn bị đầy đủ nguồn nước để tưới
trong mùa khô hạn.
* Xây trụ bằng gạch: Có hình khối trụ tròn; Chiều cao 3 - 3,5m; Đường kính phần dưới
đáy nọc 1 - 1,2m; Đường kính phần trên ngọn 0,7 - 0,8m; Đổ phân chuồng hoai và đất vào khối
trụ từ mặt đất lên 0,5m
VIII. Thu họach và chế biến: Tiêu chuẩn buồng tiêu khi thu hoạch có màu buồng tiêu từ
xanh thẩm chuyển sang vàng óng, sọ cứng. Hái cả buồng, nếu tỷ lệ chín trên 50% thì để riêng để
khỏi ảnh hưởng chất lượng tiêu khô.

- Tách hạt sao cho ít bị dập, nhúng hạt vào nước sôi 1 - 2 phút đảo đều (chú ý không nhúng
lâu) rồi đem phơi hoặc ủ 5 - 6 giờ rồi phơi (tiêu đen).
- Buồng tiêu có nhiều quả chín chế biến tiêu sọ (tiêu trắng) thì phơi cả buồng khô rồi mới
vò lấy hạt.
- Hoặc tiêu chín chế biến thành tiêu sọ phải ngâm nước lạnh (ngâm càng lâu càng trắng)
sau 1 - 2 ngày chà và đãi vỏ , ngâm tiếp 1 - 2 ngày chà xát lại đem phơi.
IX. Sâu bệnh: Hiện nay sâu bệnh trên cây hồ tiêu đang là vấn đề quan tâm của nhiều hộ
trồng tiêu trên địa bàn tỉnh ta, trong thời gian qua có nhiều diện tích cây tiêu bị nhiễm sâu bệnh ở
hầu hết các địa phương có trồng tiêu; Do đó muốn có được một vườn hồ tiêu hiệu quả, không bị
sâu bệnh cần áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật liên hoàn từ khâu làm đất, chọn giống, trồng,
chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh thì hiệu quả mới cao; chúng tôi xin đề cập một số đối
tượng sâu bệnh hại chính như sau:
1 - Bệnh tuyến trùng sần rễ:
* Triệu chứng bệnh: Phần rễ bị sưng thành u, cục, thành bọc lớn, rễ chuyển thành màu
nâu đen, thối dần…
Trên lá thời kỳ đầu một số ở gốc bị vàng, bệnh nặng toàn bộ lá trên cây có màu vàng rơm,
tiêu sinh trưởng kém, năng suất thấp. Bị nặng cây bị chết.


* Điều kiện phát sinh: Vùng đất ẩm, đất nhiều cỏ dại thường bị bệnh nặng, làm cỏ bón
phân không bảo đảm kỹ thuật (đứt rễ) nước chảy tràn từ lô này sang lô khác vườn này sang vườn
khác là nguyên nhân lây lan bệnh.
* Biện pháp phòng trừ: Đào hố trước khi trồng 1 - 2 tháng, phơi kỹ đất, xử lý đất trước
khi trồng bằng thuốc Furadan…Làm sạch cỏ dại trong vườn, bón phân chuồng hoai mục, tránh
làm đứt rễ khi bón phân, làm rãnh thoát nước, trồng xen cây vạn thọ, hoa cúc…
Khi bị bệnh dùng các loại thuốc sau để phòng trị:
- Furadan 3H: đào rãnh xung quanh gốc tiêu, cách gốc 30 - 50cm, sâu 5 - 7cm, bón 30 50gam thuốc/gốc
- Môcáp sữa: Dùng 6 - 8ml thuốc pha trong 10 lít nước tưới cho 1 - 2 gốc.
Hoặc dùng các loại thuốc khác theo hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật.
2 - Bênh thối gốc rễ:

* Triệu chứng bệnh: Lúc đầu rễ gốc thân biến màu và ướt, dần dần vết bệnh lan rộng ra hệ
rễ và thân; Bệnh nặng gốc rễ thối đen và mục nát, chỉ cần nắm gốc tiêu kéo mạnh là lên khỏi mặt
đất; Trên lá biến vàng và rụng đốt, rụng lá và héo tàn.
Bệnh thối gốc rễ có 2 dạng:
- Chết nhanh: Cây tiêu bị chết trong thời gian ngắn (15 - 30 ngày sau khi bị bệnh), dây tiêu
héo khô và bám trên cây choái.
- Chết chậm: Cây rụng đốt, lá vàng và rụng…cây kéo dài thời gian có khi vài ba tháng mới
chết.
* Điều kiện phát sinh: Mưa nhiều, ẩm độ đất cao nấm bệnh phát sinh mạnh; Giống tiêu
nhiễm bệnh; Bón phân chuồng chưa hoai; Bón phân chăm sóc không bảo đảm kỹ thuật (Đứt rễ,
không cân đối phân…); vườn tiêu thoát nước kém…
* Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện để xử lý, thu gom
sạch tàn dư cây bị bệnh chết đưa ra xa vườn để đốt; những gốc này cần xử lý một vài vụ, không
nên trồng mới ngay.
Đào hố trồng sớm, xử lý thuốc trước khi trồng (Dung dịch Boocdo 1%, Ridomil…); Chọn
giống tốt không bị bệnh, xử lý hom trước khi trồng; làm mương thoát nước tốt trong vườn tiêu;
Xử lý thuốc phòng bệnh 2 lần trong năm (đầu và cuối mùa mưa); Xử lý phòng và trừ bằng các
loại thuốc sau đây: Dung dịch boocdo1%, Ridomil, champion…Tưới phòng 5lít/gốc, bị bệnh
tưới 10 lít/gốc.
3 - Bệnh xoắn lá:
* Triệu chứng bệnh: Lá có biểu hiện khác thường, phiến lá có màu xanh trắng xen kẽ, gân
lá xanh, mép lá gợn sóng; Giai đoạn bệnh nặng các lá non bị bạc trắng, biên dị quăn queo, đốt
thân ngắn, chùn lại, cây sinh trưởng rất chậm. Nếu bị bệnh thì cây tiêu không bám choái, năng
suất thấp.
* Điều kiện phát sinh: Do siêu vi trùng gây bệnh (vi rút) mà môi giới truyền bệnh có thể
do: Rệp muội, rệp sáp…chích hút từ cây bệnh truyền sang, hoặc do dụng cụ cắt hom không được
xử lý hoặc do hom giống bị bệnh; Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ.
* Biện pháp phòng trừ: Tuyệt đối không lấy hom ở vườn bị bệnh, nếu thấy cây bệnh phải
nhổ bỏ đem đốt, xử lý gốc cây bằng đất mới hoặc phơi khô đất, bón vôi; Tăng cường tiêu diệt
côn trùng môi giới truyền bệnh (Rệp, rầy..); Xử lý dụng cụ cắt hom bằng dung dịch nước xà

phòng đậm đặc, hoặc dung dịch sun phát đồng 10%, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
4 - Bệnh thán thư:


* Triệu chứng bệnh: Bệnh hại phổ biến trên lá, hoa, cành từ thời kỳ kiến thiết cơ bản đến
kinh doanh. Trên lá đầu tiên vết bệnh là những đốm lớn màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh hoá nâu
và đen dần, thường gây hại ở chót và mép lá.
Bệnh hại trên hoa làm hạt mới tượng bị khô, đen và thối; bệnh trên cành làm rụng đốt, rụng
lá, rụng nhánh…
* Điều kiện phát sinh: Bệnh phát sinh mạnh trong mùa mưa ẩm; Bón phân không đầy đủ
và không đúng quy trình; Nguồn giống đem trồng bị nhiễm bệnh
* Biện pháp phòng trừ: Sử dụng giống sạch bệnh; Bón phân cân đối và đúng quy trình;
Phun phòng thuốc trước và sau mùa mưa (Các loại thuốc chứa gốc đồng)
5 - Rệp sáp:
* Triệu chứng: Mặt dưới lá, trên gié hoa, trên đọt non có lớp phấn trắng phủ và kèm theo
lớp bồ hóng xuất hiện; Gốc thân rễ, cổ cây tiêu có lớp rệp bám dày đặc, có kiến đỏ xuất hiện ở
gốc; Cây tiêu bị hại thường vàng và cằn cổi, đọt non không phát triển, năng suất giảm, bị nặng
tiêu sẽ chết.
* Điều kiện phát sinh: Trời mát gây hại phần trên, trời khô hạn gây hại phần dưới mặt đất
(rễ cây).
* Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra thường xuyên để phòng trừ kịp thời; Khi rệp mới phát
sinh thì vạch lá, cắt rễ giết chết rệp;
Dùng thuốc phun và tưới vào gốc (trebon, bassa…)



×