Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Phát triển nuôi tôm bền vững ở các tỉnh duyên hải miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 207 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ BẢO

PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM BỀN VỮNG
Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

ĐÀ NẴNG - 2010



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ BẢO

PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM BỀN VỮNG
Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số : 62.31.10.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Võ Xuân Tiến
PGS.TS Nguyễn thị Như Liêm

ĐÀ NẴNG - 2010



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng. Nội dung của công trình nghiên cứu này chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Lê Bảo


MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM
BỀN VỮNG

16

1.1. Một số khái niệm


16

1.1.1. Phát triển bền vững

16

1.1.2. Phát triển nuôi tôm bền vững

21

1.2. Nội dung phát triển nuôi tôm bền vững

24

1.2.1. Yếu tố kinh tế trong quá trình phát triển nuôi tôm bền vững

24

1.2.2. Yếu tố xã hội trong quá trình phát triển nuôi tôm bền vững

25

1.2.3. Yếu tố môi trường trong quá trình phát triển nuôi tôm bền vững

26

1.2.4. Yếu tố thể chế trong quá trình phát triển nuôi tôm bền vững

27


1.3. Các nhân tố ảnh hưởng và hệ thống chỉ số đánh giá phát triển
nuôi tôm bền vững

28

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm bền vững

28

1.3.2. Hệ thống chỉ số đánh gía phát triển nuôi tôm bền vững

30

1.4. Phát triển nuôi tôm ở các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và bài học kinh
nghiệm về phát triển nuôi tôm bền vững

34

1.4.1. Phát triển nuôi tôm ở các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

34

1.4.2. Vai trò cuả phát triển nuôi tôm bền vững ở các nước và vùng
lãnh thổ trên thế giới

38

1.4.3. Bài học kinh nghiệm của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
về PTNTBV


40


1.5. Kết luận chương 1

45

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CUẢ VIỆC PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM
BỀN VỮNG Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

47

2.1. Đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm bền vững
ở các tỉnh DHMT

47

2.1.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến PTNTBV các tỉnh DHMT47
2.1.2.Đặc điểm hệ thống cơ sở hạ tầng ở các vùng nuôi tôm

52

2.1.3. Đặc điểm dân số và lao động ở các vùng nuôi tôm các tỉnh DHMT

55

2.1.4. Đặc điểm hình thức tổ chức sản xuất (nuôi) tôm ở các tỉnh DHMT

56


2.1.5. Đặc điểm kỹ thuật - công nghệ nuôi tôm ở các tỉnh DHMT

57

2.1.6. Đặc điểm vốn đầu tư của hộ nuôi tôm ở các tỉnh DHMT

59

2.1.7. Đặc điểm thị trường ảnh hưởng đến PTNTBV ở các tỉnh DHMT

60

2.1.8. Đặc điểm hệ thống tổ chức và chính sách quản lý nhà nước

66

2.1.9. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất tôm thu họach

68

2.2. Thực trạng phát triển nuôi tôm ở các tỉnh Duyên hải miền Trung
theo quan điểm phát triển nuôi tôm bền vững

73

2.2.1.Yếu tố kinh tế trong quá trình phát triển nuôi tôm ở vùng DHMT

73


2.2.2.Yếu tố xã hội trong quá trình phát triển nuôi tôm ở vùng DHMT

82

2.2.3.Yếu tố môi trường trong quá trình phát triển nuôi tôm vùng DHMT 87
2.2.4.Yếu tố thể chế trong quá trình phát triển nuôi tôm ở vùng DHMT

94

2.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển nuôi tôm ở các tỉnh
Duyên hải miền Trung theo quan điểm phát triển bền vững

99

2.3.1. Những mặt thành công của quá trình phát triển nuôi tôm ở các tỉnh
Duyên hải miền Trung

99

2.3.2. Những mặt tồn tại của quá trình phát triển nuôi tôm ở các tỉnh
Duyên hải miền Trung

101

2.3.3. Nguyên nhân của những mặt tồn tại trong quá trình phát triển
nuôi tôm theo quan điểm bền vững ở các tỉnh Duyên hải miền Trung

104

2.4. Kết luận chương 2


109


CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN
NUÔI TÔM BỀN VỮNG Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 111
3.1. Những căn cứ để đề xuất giải pháp

111

3.1.1. Xu hướng tiêu dùng tôm

111

3.1.2. Xu hướng phát triển nuôi tôm bền vững ở các nước trên thế giới

114

3.1.3. Định hướng của nhà nước về phát triển nuôi tôm bền vững

114

3.1.4. Phương hướng phát triển nuôi tôm bền vững ở các tỉnh DHMT

115

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nuôi tôm bền vững ở
các tỉnh Duyên hải miền Trung

119


3.2.1. Các giải pháp nhằm phát triển nuôi tôm bền vững về mặt kinh tế

119

3.2.2. Các giải pháp nhằm phát triển nuôi tôm bền vững về mặt xã hội

131

3.2.3. Các giải pháp nhằm phát triển nuôi tôm bền vững về mặt môi trường 140
3.2.4. Các giải pháp nhằm phát triển nuôi tôm bền vững về mặt thể chế

151

3.3. Kiến nghị

162

3.4. Kết luận chương 3

164

KẾT LUẬN

166

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB (Asia Development Bank): Ngân hàng phát triển Châu Á
ASEAN (Association of South East Asia Nations): Hiệp hội các nước Đông nam Á
BMP (Best Management Practices): Thực hành quản lý tốt.
CoC (Code of Conduct for Responsible Aquaculture ): Quy tắc ứng xử trong nuôi
trồng thủy sản có trách nhiệm
CBFM ( Community – Based Fisheries Management): Quản lý thủy sản dựa vào
cộng đồng
CSD ( United Nation Commission for Sustainable Development): Ủy ban Liên hiệp
quốc về phát triển bền vững
DANIDA (Danish International Development Agency): Cơ quan Phát triển quốc tế
của Ðan Mạch
DHMT: Duyên hải miền Trung
EIA (Environmental Impact Assessment): Đánh giá tác động môi trường
FAO (Food Agriculture Organization): Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
FCA (Fisheries Cooperation Assosiation): Hiệp hội nghề cá
GAA (Global Aquaculture Alliance ): Liên minh Nuôi thủy sản toàn cầu
GAP (Good Aquaculture Practices): Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt
GDP (Gross Domestic Products): Tổng sản phẩm quốc nội
GNI (Gross National Income): Tổng thu nhập quốc dân
GO (Gross Output):Tổng gía trị sản xuất
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point): Hệ thống phân tích mối nguy
và điểm kiểm soát tới hạn
NDI (National Disposable Income):Thu nhập quốc dân sử dụng
NI (National Income): Thu nhập quốc dân
NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTTS: Nuôi trồng Thủy sản
PTNTBV: Phát triển nuôi tôm bền vững



RNM: Rừng ngập mặn
SEAFDEC (Southest Asian Fisheries Development Centre): Trung tâm phát triển
thủy sản Đông Nam Á
SIA (Social Impact Assessment): Đánh giá tác động xã hội
UNCED (United Nation Conference on Environment and Development): Hội nghị
Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển
UNHE (United Nation Conference on the Human Environment): Hội nghị Liên hiệp
quốc về Con người và Môi trường
VASEP (Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers): Hiệp hội Chế
biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
WB (World Bank): Ngân hàng Thế giới
WCED (United Nation World Commission on Environment and Development): Ủy
ban thế giới Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển
WFC (World fish Center):Trung tâm thuỷ sản thế giới
WTO (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các loài thuộc các nhóm thủy sinh vật trong đầm phá vùng DHMT 49
Bảng 2.2: Trữ lượng và khả năng khai thác tôm vỗ ở vùng biển Việt Nam

50

Bảng 2.3: Diện tích có khả năng nuôi tôm vùng DHMT

52


Bảng 2.4: Hiện trạng hệ thống thủy lợi vùng Duyên hải miền Trung

54

Bảng 2.5: Dân số vùng DHMT thời kỳ 2001-2008

55

Bảng 2.6:Trình độ chuyên môn kỹ thuật cuả người lao động nuôi tôm

56

Bảng 2.7: Các hình thức tổ chức sản xuất ở các tỉnh DHMT năm 2008

57

Bảng 2.8: Tỷ lệ diện tích các phương thức nuôi tôm ở vùng DHMT

58

Bảng 2.9: Vốn đầu tư theo từng phương thức nuôi tôm bình quân trên 1 ha

59

Bảng 2.10: Sản xuất tôm giống vùng DHMT thời kỳ 2001-2008

61

Bảng 2.11: Sản lượng tôm nhập khẩu của các thị trường thời kỳ 2001-2008


64

Bảng 2.12:Giá tôm xuất khẩu trên thị trường thế giới thời kỳ 1998-2008

65

Bảng 2.13: Kết quả ước lượng hàm sản xuất đối với nuôi tôm vùng DHMT

70

Bảng 2.14:Sự đóng góp của nghề nuôi tôm đối với DHMT thời kỳ 2001-2008 74
Bảng 2.15:Sản lượng tôm nuôi tiêu thụ nội địa ở DHMT thời kỳ 2001-2008 76
Bảng 2.16:Giá trị kim ngạch tôm nuôi xuất khẩu thời kỳ 2001-2008

78

Bảng 2.17: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên một ha ở DHMT

80

Bảng 2.18: Kết quả điều tra thu nhập trung bình cuả hộ nuôi tôm DHMT

82

Bảng 2.19: Kết quả điều tra tình hình vay nợ cuả hộ nuôi tôm

83

Bảng 2.20: Số lao động nuôi tôm ở DHMT thời kỳ 2001-2008


85

Bảng 2.21: Kết quả điều tra trình độ học vấn cuả người lao động nuôi tôm

86

Bảng 2.22: Diện tích nuôi tôm nước lợ vùng DHMT từ 2001-2008

88

Bảng 2.23 : Kết quả điều tra chỉ số về khai thác sử dụng nước ngầm

90

Bảng 2.24:Kết quả điều tra các chỉ số liên quan bảo vệ môi trường sinh thái 91
Bảng 2.25: Quan hệ giữa hệ số chuyển đổi thức ăn và lượng chất thải

92

Bảng 2.26: Tổng hợp tính chất nước thải nuôi tôm công nghiệp

93


Bảng 2.27: Mục tiêu về diện tích, sản lượng nuôi tôm vùng DHMT

95

Bảng 2.28: Kết quả điều tra các chỉ số về quan trắc dịch bệnh, cảnh báo
môi trường và đồng quản lý trong quá trình phát triển nuôi tôm


96

Bảng 2.29: Tình hình vi phạm các qui định trong quản lý nhà nước

99

Bảng 2.30: Những khó khăn hiện nay của hộ nuôi tôm

105

Bảng 2.31: Ý kiến của hộ nuôi tôm đối với công tác quản lý nhà nước

109

Bảng 3.1: Dự báo sản lượng tôm tiêu dùng ở Việt Nam đến năm 2015

111

Bảng 3.2: Dự báo về tiêu dùng tôm trên thế giới đến năm 2015

113

Bảng 3.3: Các mục tiêu phát triển nuôi tôm vùng DHMT đến năm 2015

118

Bảng 3.4: Các loại sản phẩm tôm xuất khẩu được ưu chuộng trên thị trường 131
Bảng 3.5: Diện tích quy hoạch cấp nước nuôi tôm vùng DHMT


146

Bảng 3.6: Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

149

Bảng 3.7: Vùng nuôi tôm tập trung ở DHMT đến năm 2015

154


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1: Mô hình phát triển bền vững cuả ngân hàng thế giới

19

Hình 2.1: Diện tích có khả năng nuôi tôm vùng DHMT

52

Hình 2.2: Sản lượng tôm nhập khẩu của các thị trường thời kỳ 2001-2008

64

Hình 2.3:Giá tôm xuất khẩu trung bình thị trường thế giới thời kỳ 1998-2008 66
Hình 2.4: Mối quan hệ giữa các nhân tố và các biến đưa vào mô hình

69


Hình 2.5: Giá trị sản xuất tôm nuôi nước lợ ở DHMT thời kỳ 2001-2008

75

Hình 2.6 : Sản lượng tôm nuôi tiêu thụ nội địa ở DHMT thời kỳ 2001-2008

76

Hình 2.7: Giá trị kim ngạch tôm nuôi xuất khẩu ở DHMT thời kỳ 2001-2008 78
Hình 2.8: Số lao động nuôi tôm ở DHMT thời kỳ 2001-2008

85

Hình 2.9: Diện tích nuôi tôm nước lợ vùng DHMT từ 2001-2008

88

Hình 2.10: Kênh phân phối sản phẩm tôm nuôi vùng DHMT

106

Hình 3.1: Mô hình vùng nuôi tôm an toàn tập trung ở các tỉnh DHMT

120

Hình 3.2: Mô hình liên kết kinh tế ở các tỉnh DHMT

125

Hình 3.3: Mô hình quản lý nuôi tôm dựa vào cộng đồng ở các tỉnh DHMT


133

Hình 3.4: Qui trình SIA trong các dự án phát triển nuôi tôm

138

Hình 3.5: Qui trình EIA trong các dự án phát triển nuôi tôm

145

Hình 3.6: Mô hình nghiên cứu bắt đầu từ nông dân

149


1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tôm là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và là một trong những
mặt hàng có tính thương mại cao trong ngành Thủy sản. Trong điều kiện nguồn tôm
khai thác từ tự nhiên đã đến mức giới hạn, năng suất và sản lượng tôm khai thác từ
tự nhiên có xu hướng giảm thì việc phát triển nuôi tôm đã góp phần đáp ứng cho
nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của hàng triệu người trên thế giới. Theo FAO, hơn
100 đối tượng thủy sản được nuôi trồng, nhưng chỉ có 15 loài có sản lượng từ 500
nghìn tấn/năm trở lên. Trong các đối tượng nói trên có 3 loài có giá trị xuất khẩu
cao là tôm (tôm sú và tôm chân trắng), cá hồi Ðại Tây Dương và Điệp. Trong hơn
hai thập kỷ vừa qua, nghề nuôi tôm đã từng bước có sự phát triển và đóng vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia ở khu vực
châu Á như Bănglađét, Trung Quốc, Ấn Ðộ, Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam,

Philippin .v.v... và châu Mỹ La tinh như Êcuađo, Mêhicô, Braxin.v.v... Ở Thái Lan
tôm sú được coi là báu vật, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái lan. Ở Êcuađo
tôm là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 3 sau dầu mỏ và chuối. Ở Việt Nam tôm là mặt
hàng thủy sản xuất khẩu quan trọng đứng thứ tư trong số nhóm hàng xuất khẩu chủ
lực. Năm 2008 giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt trên 1,6 tỷ USD.
Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước dẫn đầu về xuất khẩu tôm của thế giới
Ở các tỉnh Duyên hải miền Trung (DHMT) nay là Duyên hải Nam Trung bộ
(bao gồm các tỉnh từ thành phố Đà Nẵng đến tỉnh Khánh Hoà), nghề nuôi tôm đã có
sự gắn bó với cuộc sống của cộng đồng dân cư ven biển. Trong những năm vừa qua,
nghề nuôi tôm đã có bước phát triển nhanh chóng, đạt được nhiều kết quả quan
trọng trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Năm 2008 với 10486 ha
diện tích đất nuôi tôm đã sản xuất ra 27216 tấn tôm nuôi, giá trị kim ngạch xuất
khẩu đạt 143137 ngàn USD. Nghề nuôi tôm đã tạo ra việc làm cho trên 45 ngàn lao
động. Những kết quả đạt được của nghề nuôi tôm vùng DHMT đã góp phần vào sự
thành công của ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS). Tuy nhiên, bên cạnh những mặt


2
thành công đã đạt được, trên quan điểm phát triển nuôi tôm bền vững (PTNTBV),
quá trình phát triển nuôi tôm vùng DHMT còn những mặt tồn tại sau:
+ Về kinh tế : Mặc dầu sản lượng và giá trị sản xuất của tôm nuôi có xu hướng tăng
nhưng tỷ lệ đóng góp của nó đối với tổng giá trị sản xuất ngành Thủy sản vùng
DHMT còn thấp. Tôm nuôi chưa đáp ứng nhu cầu sản phảm phẩm tôm an toàn của
người tiêu dùng. Nhiều lô hàng xuất khẩu bị phát hiện có nhiễm dư lượng kháng
sinh cấm sử dụng trong NTTS. Chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm
(VSATTP) thấp, chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Họat động xuất
khẩu tôm chưa hiệu quả, sản phẩm tôm nuôi có mặt nhiều nơi trên thế giới nhưng
phải qua các trung gian, bị ép cấp, ép giá, chưa tạo được uy tín trên thị trường. Giá
thành sản phẩm tôm nuôi còn cao, năng suất tôm nuôi còn thấp so với các nước
trong khu vực.

+ Về xã hội: Sinh kế dựa vào nghề nuôi tôm chưa ổn định, thu nhập nuôi tôm bấp
bênh, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh hàng năm. Tình trạng nợ nần làm ăn thua
lỗ trong nghề nuôi tôm còn xảy ra phổ biến. Phần lớn hộ nuôi tôm còn nghèo không
đủ vốn đầu tư nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay
ngân hàng. Việc làm do hoạt động nuôi tôm tạo ra cho cộng đồng chưa ổn định, phụ
thuộc vào tình hình dịch bệnh hàng năm. Người nuôi tôm đang từng ngày khai thác
cạn kiệt nguồn lợi tự nhiên để nuôi tôm. Điều này có thể dẫn đến sự không công
bằng trong hưởng dụng nguồn tài nguyên NTTS giữa các thế hệ, dẫn đến những
mâu thuẫn xã hội, sự chênh lệch về mức sống và đói nghèo. Ngoài ra, còn nảy sinh
các vấn đề xã hội khác cần được quan tâm.
+ Về môi trường: Nghề nuôi tôm ở các tỉnh DHMT đã có một sự gia tăng nhanh
chóng quy mô diện tích theo hướng chuyển dần từ nuôi quảng canh cải tiến sang
nuôi bán thâm canh, thâm canh. Nghề nuôi tôm đang chịu tác động từ ô nhiễm môi
trường và dịch bệnh ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững nghề nuôi tôm.
Chất lượng môi trường biển và ven biển nơi diễn ra các họat động nuôi tôm đang có
xu hướng ngày càng xấu đi do sự gia tăng ô nhiễm, sự khai thác và phá hủy các hệ
sinh thái. Các thủy vực nội địa bị tác động mạnh mẽ do sự gia tăng tải trọng ô


3
nhiễm và ngày càng nhiều các loại hóa chất nguy hại được sử dụng trong quá trình
nuôi tôm. Từ đó đã gây tác động làm suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm nguồn
lợi tự nhiên. Gây thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Phát triển
nuôi tôm trong thời gian qua mang tính tự phát, chạy theo “phong trào”, không theo
qui hoạch. Nguồn lợi tự nhiên đã bị khai thác quá mức. Phát triển nuôi tôm chưa
gắn với bảo vệ môi trường sinh thái đã kéo theo một loạt vấn đề như: phá rừng ngập
mặn (RNM), rừng phòng hộ ven biển, khai thác quá mức các bãi triều lầy, các đầm
phá, vùng đất ngập nước, lạm dụng nước ngầm, cùng với việc khai thác tôm sú bố
mẹ tự nhiên và khai thác các loài cá tạp vùng ven biển bằng phương pháp giã cào
dùng làm thức ăn tươi tự chế của hộ nuôi tôm đã làm suy thoái và cạn kiệt chất đất,

nguồn nước ngầm, gây mất cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học. Việc lạm
dụng các loại kháng sinh, hoá chất, việc quản lý và sử dụng thức ăn chưa hiệu quả,
việc xử lý nước thải, chất thải của hộ nuôi tôm chưa được chú trọng đã gây ô nhiễm
môi trường ao nuôi, vùng nuôi từ đó dịch bệnh có nguy cơ bùng phát. Vấn đề áp
dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) vào quy trình kỹ thuật nuôi
tôm chưa được triển khai thực hiện.
+ Về thể chế: Hệ thống tổ chức quản lý và hệ thống chính sách chưa đảm bảo tạo
điều kiện cho sự PTNTBV. Hệ thống tổ chức và các chính sách quản lý chưa theo
kịp nhu cầu của thực tế thị trường và họat động nuôi tôm. Sự chậm trễ, tản mạn,
kém hiệu lực của hệ thống chính sách liên ngành của nhà nước đối với ngành Thủy
sản và của các chính sách nội ngành cũng như năng lực thể chế quản lý ngành vẫn
còn có mặt hạn chế. Từ đó dẫn đến việc vi phạm những quy định trong công tác
quản lý nhà nước về PTNTBV của hộ nuôi tôm còn xảy ra phổ biến. Vấn đề quản lý
dựa vào cộng đồng chưa được quan tâm. Thiếu sự hợp tác giữa nhà nước và hộ nuôi
tôm trong công tác quản lý bảo vệ nguồn lơị và môi trường
Những mặt tồn tại trên đã có những tác động xấu đến tính bền vững của
ngành nuôi tôm ở các tỉnh DHMT. Tuy nhiên, PTNTBV chưa được nghiên cứu một
cách có hệ thống cả về mặt lý luận và thực tiễn. Cho đến nay chưa có đề tài luận án
nào nghiên cứu về PTNTBV ở các tỉnh DHMT. Nhận thức được tầm quan trọng của


4
PTNTBV đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội các tỉnh DHMT nói chung
và ngành Thủy sản nói riêng, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển nuôi tôm bền vững ở
các tỉnh Duyên hải miền Trung” làm luận án nghiên cứu. Đây sẽ là những đóng góp
mới của luận án vào vấn đề PTNTBV trên phạm vi các tỉnh DHMT.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước
liên quan đến vấn đề về PTNTBV:
2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

Trong tài liệu “Code of Conduct for Responsible Fisheries, Food and
Agriculture Organization of the United Nations” của FAO (1995), FAO đã ban hành
một bộ quy tắc nhằm tạo ra khuôn khổ cần thiết cho các nỗ lực quốc gia và quốc tế
trong việc đảm bảo khai thác bền vững các nguồn lợi thủy sinh trong sự hài hòa với
môi trường [113]. Trong đó điều 9 của bộ quy tắc này nói về phát triển NTTS có
trách nhiệm. Trong đó FAO đưa ra những yêu cầu về Phát triển NTTS có trách
nhiệm ở những vùng thuộc quyền tài phán quốc gia (điều 9.1), trong phạm vi các hệ
sinh thái thủy sinh xuyên quốc gia (điều 9.2), sử dụng các nguồn di truyền thủy sinh
cho mục đích NTTS (điều 9.3) và NTTS có trách nhiệm ở cấp độ sản xuất (điều 9.4)
Theo FAO bộ quy tắc này là sự tự nguyện, một số yêu cầu của phát triển NTTS bền
vững đã chứa đựng trong bộ quy tắc này và các quốc gia triển khai thực hiện bộ quy
tắc này chính là hướng tới phát triển NTTS bền vững. Điểm hạn chế của bộ quy tắc
này là nó mới thể hiện những yêu cầu chung có tính khái quát, có tính chất tham
khảo chung cho tất cả các quốc gia phát triển ngành NTTS. Do mỗi quốc gia có
những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, qui mô, hình thức
tổ chức sản xuất, các loài nuôi trồng .v.v...Sự vận dụng bộ quy tắc này vào thực tiễn
của các quốc gia còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia và đòi hỏi
phải có sự nghiên cứu sâu hơn về những yêu cầu trong nội dung PTNTBV.
Trong tài liệu “ Guidelines for the Development and Use of Indicators for
Sustainable Development of Marine Capture Fisheries and an Australian Example
of their Application” do FAO và Bộ Nông Lâm Ngư của Úc biên soạn năm 1999 để


5
hỗ trợ cho bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO đã xây dựng một bộ
chỉ số đa chiều áp dụng phát triển bền vững nghề cá trên các mặt kinh tế, xã hội,
môi trường, thể chế (Xem phụ lục số 3). Theo FAO việc ứng dụng bộ chỉ số này có
thể thúc đẩy những thay đổi trong chính sách và quản lý phù hợp với quan điểm
phát triển bền vững trong ngành khai thác thủy sản. Điểm hạn chế của bộ chỉ số này
là nó không phải là phương cách thay thế toàn diện các thông tin và các mô hình chi

tiết đã được sử dụng truyền thống để quản lý ngành khai thác thủy sản của các quốc
gia vì ngành khai thác thủy sản của mỗi quốc gia có những đặc điểm khác nhau. Do
đó nó chỉ là những tiêu chí gợi ý về các chỉ số có thể lựa chọn nhằm xây dựng bộ
chỉ số cụ thể để đánh giá quá trình phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản.
Tuy nhiên, tác giả luận án có thể tham khảo bộ chỉ số này để xây dựng một bộ chỉ
số cụ thể hơn để đánh giá PTNTBV
Dự án “Nghiên cứu chính sách phục vụ PTNTBV - PORESSFA” của Cộng
đồng chung Châu Âu triển khai ở các nước Ấn Độ, Bănglađét, Thái Lan và Việt
Nam từ 2002-2005. Kết quả nghiên cứu của dự án này đã đánh giá một cách khái
quát tình hình phát triển nuôi tôm ở các nước Ấn Độ, Băng La Đét, Thái Lan và
Việt Nam và đề xuất các chính sách nhằm PTNTBV. Các kết quả nghiên cứu của
dự án là những gợi mở để các nhà hoạch định chính sách ở các nước có nghề nuôi
tôm phát triển tham gia nghiên cứu họach định các chính sách, chương trình phát
triển nuôi tôm theo hướng bền vững. Điểm hạn chế của dự án này là các nghiên cứu
chủ yếu tập trung vào vấn đề bền vững về mặt môi trường và thể chế. Những vấn
đề bền vững về mặt kinh tế (như hiệu quả kinh tế của người sản xuất, tình hình xuất
khẩu, các rào cản kỹ thuật thương mại của các nước nhập khẩu) bền vững về mặt xã
hội (như việc làm, thu nhập của người sản xuất.v.v...) chưa được nghiên cứu.
Hội nghị Tôm toàn cầu (Global Shrimp Outlook - GSOL) do Liên minh Nuôi
thủy sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance - GAA) tổ chức tại Xin-ga-po
(2001), In-đô-nê-xia (2002), Mê-hi-cô (2003) và Thái Lan (2004) và Việt Nam
(2005). Trong các hội nghị đó các chuyên gia đầu ngành của các nước trên thế giới
đã trình bày hiện trạng và dự báo tình hình sản xuất, xuất khẩu tôm của các nước


6
sản xuất tôm lớn như Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ấn Độ, Việt Nam, Braxin, Mê-hi-cô và khu vực Trung Mỹ và đã đưa ra các giải pháp chung nhằm tăng
cường các hoạt động thương mại tôm trên thị trường thế giới. Các báo cáo khoa học
trong các hội nghị này là chủ yếu phân tích tình hình và dự báo diễn biến thị trường
tiêu thụ tôm tại Mỹ, Nhật Bản và các nước EU, phân tích xu thế phát triển trong

ngành sản xuất tôm toàn cầu. Điểm hạn chế của những báo cáo khoa học là chưa
phân tích cụ thể thực trạng phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững trên các mặt
kinh tế - xã hội - môi trường - thể chế và chưa đưa ra chính sách cụ thể phù hợp với
từng quốc gia để các quốc gia có nghề nuôi tôm phát triển khu vực châu Á, châu
Mỹ nghiên cứu họach định các chính sách nhằm phát triển nghề nuôi tôm bền vững
“International Seminar on action plan for Sustainable Development and
expansion of aquaculture cooperatives” Hội thảo quốc tế về “Kế hoạch hành động
cho phát triển bền vững và mở rộng mô hình hợp tác xã thủy sản” tổ chức ngày 2627/06/2009 tại Hà Nội. Trong hội thảo các nhà khoa học đã trình bày các kết quả
nghiên cứu về kinh nghiệm của Tây Ban Nha về phát triển và mở rộng mô hình hợp
tác xã NTTS; Kinh nghiệm một số Tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam trong việc
hỗ trợ phát triển mô hình hợp tác xã NTTS; Vai trò của hợp tác xã dịch vụ NTTS
trong quá trình PTNTBV ở các tỉnh Duyên hải miền Trung, Vấn đề bảo hiểm trong
NTTS tại Việt Nam; Các vấn đề liên quan đến mở rộng mô hình hợp tác xã NTTS ở
Việt Nam. Tuy nhiên các báo cáo khoa học trong hội nghị này chủ yếu nghiên cứu
về hợp tác xã NTTS, bảo hiểm trong NTTS. Không có báo cáo nào phân tích thực
trạng phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững để từ đó nhấn mạnh sự cần thiết phải
mở rộng mô hình hợp tác xã và đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm tôm nuôi.
2.2. Nghiên cứu ở trong nước
Đề án GAMBAS (Đánh giá sự bền vững về mặt môi trường cho việc NTTS
đồng bằng sông Cửu Long) được triển khai từ tháng 5-2000 với mục tiêu khuyến
khích phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long. Sau hơn ba
năm triển khai thực hiện ở 37 trạm thu mẫu tại hai tỉnh Trà Vinh và Cà Mau, đề án
đã cho ra các sản phẩm như bảng cơ sở dữ liệu, phương pháp giám sát môi trường,


7
các qui phạm quản lý nuôi thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long... Tuy nhiên đề án
GAMBAS chủ yếu phân tích mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và kết quả
của nghề nuôi tôm, về phát triển nghề nuôi tôm bền vững và bảo vệ rừng ngập
mặn, bảo vệ môi trường. Đề án chưa đi sâu nghiên cứu định lượng các yếu tố kinh

tế, xã hội, thể chế trong quá trình phát triển NTTS ở đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án VIE/97/030 “Quản lý môi trường trong NTTS ven biển ” của Chương
trình Phát triển Liên hợp quốc triển khai ở 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Thừa
Thiên Huế từ năm 2001-2003. Dự án nghiên cứu cải tiến các hệ thống quản lý môi
trường NTTS ven biển thích hợp cho vùng Bắc Trung Bộ; hỗ trợ các cơ quan chức
năng của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ xây dựng quy hoạch phát triển NTTS ven
biển và các hướng dẫn quản lý môi trường; nâng cao năng lực quản lý môi trường
cho các cán bộ quản lý, cán bộ khuyến ngư và cộng đồng người dân ven biển Bắc
Trung Bộ; nâng cao ý thức của người NTTS trong việc tham gia quản lý và bảo vệ
môi trường, “thân thiện” với môi trường. Kết quả của dự án đã góp phần thực hiện
các mục tiêu của Chính phủ như xoá đói, giảm nghèo cho cộng đồng dân cư vùng
ven biển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập thông qua phát triển NTTS song song
với việc bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên ven biển. Điểm
hạn chế của các nghiên cứu trong dự án là chủ yếu tập trung về mặt thể chế và môi
trường của 3 tỉnh Bắc Trung Bộ vì đó là mục tiêu của dự án. Những vấn đề khác về
kinh tế, xã hội chưa được quan tâm nghiên cứu và triển khai.
Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững thủy sản: Vấn đề và Cách tiếp cận”
ngày 11-13/5/2006, tại Hải Phòng, do Bộ NN & PTNT phối hợp với Tổ chức Bảo
tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) tổ chức. Trong hội thảo này các nhà khoa học, nhà
quản lý, nhà hoạch định chính sách trong nước và quốc tế như Trung tâm phát triển
thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC), Cơ quan Phát triển quốc tế của Ðan Mạch
(DANIDA), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹ bảo vệ thiên nhiên
hoang dã (WWF), Liên minh sinh vật biển quốc tế (IMA), Trung tâm thủy sản thế
giới (WFC) .v.v...đã trình bày các kết quả nghiên cứu, đánh giá, phân tích và đề
xuất định hướng chiến lược phát triển bền vững ngành Thủy sản Việt Nam. Trong


8
đó kết quả nghiên cứu cho thấy ngành Thủy sản đang phải đối mặt với những thách
thức, rủi ro do sự suy kiệt nguồn lợi thủy sản ở một số khu vực, mất đa dạng sinh

học trong các thủy vực, ô nhiễm và suy thoái môi trường nuôi, giảm nguồn giống tự
nhiên, cộng đồng dân cư còn nghèo và nhận thức về phát triển bền vững còn hạn
chế. Năm 2006 ngành Thủy sản Việt Nam được chọn là một trong bốn ngành thí
điểm phát triển bền vững và hội thảo đã sơ bộ đề xuất một bộ chỉ số xác định bền
vững của ngành Thủy sản Việt Nam. Trong đó có bộ chỉ số đánh giá chung cho toàn
ngành, bộ chỉ số đánh giá ngành khai thác thủy sản và bộ chỉ số đánh giá ngành
NTTS. Tuy nhiên theo tác giả luận án riêng trong lĩnh vực NTTS do đối tượng nuôi
rất đa dạng như tôm sú, tôm chân trắng, cá rô phi, cá giò, cá song, cá ngừ vây
xanh, cá chép, cá hồi, cá chình, cá cam, cua xanh, rong biển, ngao, sò huyết, vẹm,
bào ngư .v.v... mà mỗi loài nuôi đòi hỏi môi trường sống và kỹ thuật, công nghệ
nuôi khác nhau, vì vậy cần xây dựng một bộ chỉ số cụ thể hơn cho từng nhóm đối
tượng hoặc từng đối tượng nuôi để đánh giá quá trình phát triển bền vững của nó.
Hội nghị “Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển NTTS giai
đoạn 2000 – 2005 và bàn biện pháp thực hiện đến năm 2010” do Bộ NN & PTNT tổ
chức tại Hà Nội vào ngày 13/4/2006 và Hội nghị “Giải pháp phát triển bền vững
NTTS miền Trung”đã được Bộ NN & PTNT tổ chức tại Huế vào ngày 7-8/9/2006.
Trong hai hội nghị này tùy theo sự quan tâm của từng tác giả mà các báo cáo khoa
học trong hội nghị đã đưa ra các kết quả nghiên cứu ở từng vấn đề như quy hoạch
vùng nuôi, sản xuất giống, giải quyết vấn đề thủy lợi cho NTTS, công tác thú y; xây
dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, nâng cao năng lực sản
xuất thức ăn, nâng cao năng lực dự báo, xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm
chủ lực, hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng các chiến lược xuất khẩu, hệ
thống phân phối sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước.
Tác giả Bùi Văn Nhường, Bùi Thị Thu Hà (2006) -Viện Nghiên cứu NTTS 1
- đã có báo cáo “Nghiên cứu hiện trạng nuôi tôm ở Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu
đã khái quát tình hình nuôi tôm thương phẩm, sản xuất giống, thương mại tôm, các
lợi ích và vấn đề xã hội liên quan đến nuôi tôm, các vấn đề về công nghệ nuôi tôm,


9

các vấn đề về môi trường liên quan đến nuôi tôm, chính sách phát triển nuôi tôm,
quy họach nuôi tôm, tổ chức quản lý nuôi tôm và cũng đã gợi ý về một số giải pháp
nhằm phát triển nuôi tôm trong thời gian đến. Điểm hạn chế của báo cáo nghiên cứu
này là chưa có tính hệ thống về mặt lý luận. Phần phân tích thực trạng ở những nội
dung trên chủ yếu là định tính, chưa có những phân tích định lượng về mặt kinh tế,
xã hội, môi trường, thể chế theo bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững.
Có rất nhiều tác giả trong nước như Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Xuân Lý,
Nguyễn Thị Hồng Minh, Hoàng Thị Chỉnh, Đặng Hữu Diệp, Hồ Mỹ Hạnh, Phan
Thị Hoàng Tâm .v.v... đã công bố hàng trăm bài báo khác nhau có liên quan đến
vấn đề PTNTBV trên các tạp chí chuyên ngành (xem danh mục tài liệu tham khảo).
Trong những bài báo đó tùy theo sự quan tâm của tác giả mà mỗi tác giả chỉ nghiên
cứu một khía cạnh khác nhau như: Quan điểm về phát triển bền vững ngành Thủy
sản Việt Nam; Các vấn đề suy thoái vùng nuôi tôm; Thị trường tiêu thụ tôm nội địa;
Thị trường xuất khẩu; Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản; Chất
thải trong NTTS và vấn đề an toàn sinh học; Ứng dụng công nghệ sinh học, Công
tác qui họach, thủy lợi trong nuôi tôm; Ô nhiễm môi trường do nuôi tôm.v.v.
Tóm lại, cho đến nay đã có hàng trăm bài báo và báo cáo khoa học trong và
ngoài nước với nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau có liên quan đến PTNTBV. Tuy
nhiên, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu, một luận án tiến sĩ nào nghiên cứu
một cách có hệ thống về PTNTBV.
Về mặt lý luận chưa có một nghiên cứu nào đưa ra một khái niệm cụ thể về
PTNTBV, nội dung PTNTBV đòi hỏi phải thoả mãn những yêu cầu gì ? Chưa có
tác giả nào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, xây dựng một bộ chỉ số hoàn chỉnh
đánh giá phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững và tổng kết một cách có hệ thống
những bài học kinh nghiệm để PTNTBV
Về mặt thực tiễn ở các tỉnh DHMT chưa có tác giả nào nghiên cứu lượng hóa
các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm thu họach ở các tỉnh DHMT, phân tích
thực trạng PTNTBV một cách toàn diện trên các khía cạnh về kinh tế, xã hội, môi
trường, thể chế cũng như đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm



10
PTNTBV ở các tỉnh DHMT. Vì vậy việc lựa chọn đề tài “Phát triển nuôi tôm bền
vững ở các tỉnh Duyên hải miền Trung” để nghiên cứu của luận án là mới và cần
thiết cả về lý luận và thực tiễn
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế và
phát triển bền vững của các nhà khoa học trên thế giới. Nghiên cứu khái niệm
PTNTBV, những yêu cầu trong nội dung PTNTBV, các nhân tố ảnh hưởng đến
PTNTBV, bộ chỉ số đánh giá PTNTBV và những bài học kinh nghiệm của các nước
trên thế giới nhằm vận dụng vào thực tiễn ở các tỉnh DHMT.
Nghiên cứu những đặc điểm các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình
PTNTBV ở các tỉnh DHMT, lượng hóa sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến năng
suất tôm thu họach. Phân tích thực trạng phát triển nuôi tôm ở các tỉnh DHMT theo
quan điểm PTNTBV trên 4 khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế. Rút ra kết
luận về những mặt thành công đã đạt được và những mặt tồn tại, cũng như nguyên
nhân của những mặt tồn tại ở các tỉnh DHMT.
Đề xuất phương hướng và hệ thống các giải pháp, kiến nghị khả thi nhằm
PTNTBV ở các tỉnh DHMT trong thời gian đến.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn có
liên quan đến việc phát triển nuôi tôm bền vững của các địa phương, các tổ chức,
các hộ gia đình, các trang trại nuôi tôm ở các tỉnh DHMT.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu việc phát triển nuôi tôm
bền vững với hai loài nuôi chủ yếu là tôm sú và tôm chân trắng. Việc phát triển nuôi
tôm bền vững được thể hiện ở các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế.
+ Về không gian: Các nội dung trên được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn
các tỉnh DHMT bao gồm thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa.



11
+ Về thời gian: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu được đề xuất
trong luận án có ý nghĩa trong những năm tới.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Do luận án có phạm vi nghiên cứu rộng, đối tượng điều tra khảo sát phức
tạp, vì thế để đáp ứng mục đích và yêu cầu nghiên cứu cần kết hợp chặt chẽ nguồn
tài liệu thứ cấp và sơ cấp.
+ Số liệu thứ cấp: được thu thập từ Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Viện Quy họach thủy lợi miền Nam, Viện Kinh tế và Quy
họach Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh DHMT, Trung
tâm khuyến ngư, các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Niên giám thống kê Việt
nam, Niên giám thống kê các tỉnh DHMT. Thu thập các số liệu được công bố trong
các báo cáo khoa học hiện có trong, ngoài nước liên quan đến họat động nuôi tôm.
+ Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua việc điều tra trực tiếp đối với các
hộ, trang trại nuôi tôm bằng phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn (xem phụ lục số 15 ).
- Chọn kích thước mẫu:
Công thức tính kích thước mẫu

n =

t2pqN
∆p2N + t2pq

Trong đó: n là số đơn vị cần điều tra (cỡ mẫu), t là hệ số tin cậy, p là tỷ lệ
hay tần suất xuất hiện, q = 1-p , ∆p là phạm vi sai số cho phép, N là số đơn vị tổng
thể chung. Trong đề tài luận án chọn pq = 0,25 (chọn phương sai lớn nhất nhằm xác
định kích thước đảm bảo suy rộng) ∆p = 4,6% đối với tỷ lệ được suy rộng trong đề

tài theo một số chuyên gia trong phạm vi này là chấp nhận được.
Cuối năm 2007 tại thời điểm điều tra tổng số hộ, trang trại nuôi tôm (sau đây
gọi tắt là hộ) ở DHMT là N = 16804 hộ. Với khoảng tin cậy 95% thì t = 1,96
Như vậy

n =

1.962 x 0.25x 16804
0.462 x 16804 + 1.962 x 0.25

= 441,9385

Để đảm bảo an toàn luận án chọn kích thước mẫu để điều tra là 450 mẫu.


12
- Phương pháp chọn mẫu: Theo lý thuyết xác xuất và thống kê toán nếu các
phần tử của tổng thể phân tán quá rộng (cả vùng DHMT) ta chọn mẫu theo phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều cấp.
Đơn vị mẫu cấp 1: Trong 6 tỉnh DHMT chọn ngẫu nhiên Quảng Nam và Phú Yên.
Đơn vị mẫu cấp 2: Trong 2 tỉnh Quảng Nam và Phú Yên luận án chọn ngẫu nhiên
thành phố Tam Kỳ, Hội An, Huyện Núi Thành, Thăng Bình, Duy Xuyên của tỉnh
Quảng Nam và Thị xã Sông Cầu, Huyện Tuy An, Đông Hòa của tỉnh Phú Yên.
Đơn vị mẫu cấp 3: Trong mỗi huyện luận án chọn ngẫu nhiên các xã theo danh sách
các xã có nghề nuôi tôm do cán bộ phụ trách nuôi trồng thủy sản huyện cung cấp
Việc chọn mẫu ở mỗi cấp được tiến hành theo phương pháp mẫu phân tổ.
Trong đó có 150 mẫu hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến, 150 mẫu hộ nuôi bán thâm
canh và 150 mẫu hộ nuôi thâm canh. Ở Quảng Nam điều tra 300 mẫu và Phú Yên
150 mẫu (tỷ lệ thuận với số hộ và diện tích nuôi ). Trong quá trình điều tra có sự
tham gia của người dân và cán bộ NTTS ở các địa phương, với mục đích để nghiên

cứu tình hình phát triển nuôi tôm theo nội dung và bộ chỉ số đánh giá PTNTBV,
khảo sát hiện trạng nuôi tôm ở các địa phương, tham khảo ý kiến về sản xuất, đời
sống, kinh nghiệm sản xuất của một số hộ, trang trại làm ăn giỏi, đồng thời tham
khảo ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến PTNTBV. Trong quá
trình điều tra chúng tôi luôn nói rõ mục đích nghiên cứu, giá trị thông tin của hộ
nuôi tôm cung cấp để họ hiểu và cung cấp chính xác.
5.2. Phương pháp xử lý số liệu
Việc xử lý số liệu được thực hiện bằng máy tính dựa trên các phần mềm
thống kê Excel và SPSS
5.3. Phương pháp phân tích
Luận án sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích thống kê
kinh tế, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp mô
hình, các công cụ phân tích định tính và định lượng. Cụ thể là:
Phương pháp hệ thống: Phương pháp này được luận án sử dụng để nghiên
cứu các quan điểm của các nhà khoa học về phát triển kinh tế, phát triển bền vững,


13
PTNTBV, nội dung yêu cầu PTNTBV, hệ thống chỉ số đánh giá PTNTBV và kinh
nghiệm PTNTBV của các nước trên thế giới. Các quan điểm đó được hệ thống hóa
và trình bày theo trình tự trong lịch sử phát triển bền vững và PTNTBV. Phương
pháp này được sử dụng khi nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm
phản ánh một cách rõ ràng thực trạng và đề xuất một cách có hệ thống các giải pháp
nhằm PTNTBV trên cả bốn khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế
Phương pháp phân tích thống kê kinh tế: Phương pháp này được sử dụng để
tổng hợp các dữ liệu nhằm phân tích những nội dung chủ yếu của đề tài, phân tích
số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút ra những nhận xét, đánh giá mang tính khái
quát cao làm nổi bật những nội dung chính của luận án. Trên cơ sở chuỗi số liệu thu
thập được từ năm 2001 đến năm 2008 luận án đã tiến hành phân tích rút ra những
qui luật phát triển và đưa ra các kết luận định tính dựa trên các chuỗi số liệu đã có

của các chỉ tiêu phát triển nuôi tôm như diện tích nuôi tôm, sản lượng tôm thu
hoạch, giá trị sản xuất tôm nuôi, giá trị kim ngạch tôm nuôi xuất khẩu.v.v...
Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá
thực trạng quá trình phát triển nuôi tôm của các địa phương vùng Duyên hải miền
Trung, so sánh các chỉ số qua các năm, so sánh chéo giữa các tỉnh, so sánh với các
kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, so sánh với mục tiêu đặt ra, so sánh giữa
các qui định và việc thực hiện ở các tỉnh trong quá trình phát triển nuôi tôm
Phương pháp chuyên gia: Tác giả luận án đã tham gia hội thảo khoa học như
Hội thảo “Giải pháp phát triển bền vững NTTS miền Trung”đã được Bộ NN &
PTNT tổ chức tại Huế vào ngày 7-8/9/2006. Tác giả luận án đã trình bày một báo
cáo khoa học với đề tài “Vai trò của hợp tác xã dịch vụ NTTS trong quá trình
PTNTBV ở các tỉnh DHNTB” tại Hội thảo quốc tế “International Seminar on
action plan for Sustainable Development and expansion of aquaculture
cooperatives” “Kế hoạch hành động cho phát triển bền vững và mở rộng mô hình
hợp tác xã thủy sản” tổ chức ngày 26-27/06/2009 tại Hà Nội.v.v... Trong các cuộc
hội thảo tác giả đã nghe các chuyên gia trình bày các báo cáo khoa học, các quan
điểm khác nhau về những vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án.


×