Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Vấn đề Cách mạng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 18 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 6

VẤN ĐỀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI

K22KTDNA – HVNH


NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH

I. Nguồn gốc của cách mạng xã hội

II. Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự vận động, phát triển của xã hội có giai cấp

III. Vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay


I. Nguồn gốc của cách mạng xã hội
1. Khái niệm cách mạng xã hội

- Nghĩa rộng: Cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức thay
thế hình thái kinh tế - xã hội đã lỗi thời bằng hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.

- Nghĩa hẹp: Cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời và thay thế bằng một chế độ chính trị tiến bộ hơn.


 Lưu ý: Cần phân biệt với cải cách xã hội, tiến hóa xã hội, là các biến đổi có tính bộ phận trong khuôn khổ một chế độ xã hội mà không phá vỡ cấu
trúc của xã hội đó dẫn đến sự ra đời của một xã hội mới.


 Tiến hóa xã hội: là một hình thức phát triển của xã hội, diễn ra một cách có tuần tự, dần dần với những biến đổi cục bộ trong hình thái kinh tế xã hội nhất định. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một nấc thang của tiến bộ xã hội.



 Cải cách xã hội cũng tạo nên những biến đổi nhất định về chất trong đời sống xã hội. Cải cách xã hội chỉ tạo nên những biến đổi riêng lẻ, bộ phận
trong khuôn khổ xã hội đang tồn tại; những cải cách xã hội có ý nghĩa thúc đẩy quá trình tiến hóa tạo tiền đề dẫn tới cách mạng xã hội.

 Trong các chế độ xã hội có đối kháng giai
cấp, phần lớn các cải cách xã hội là kết quả
phong trào đấu tranh của lực lượng tiến bộ
và trong những hoàn cảnh nhất định, chúng
trở thành những bộ phận hợp thành của
cách mạng xã hội.




Đảo chính là thủ đoạn giành quyền lực nhà nước bởi một cá nhân hoặc một nhóm người nhằm xác lập một chế độ xã hội cùng bản chất. Đảo chính
không động đến chế độ xã hội và không phải là phong trào cách mạng của quần chúng

 Đảo chính khác không đồng nhất với cách mạng xã hội.

Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963

Đảo chính ở Liên Xô 1991


2. Nguồn gốc của cách mạng xã hội

- Nguồn gốc sâu xa : từ sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì
quan hệ xã hội cũ trở nên lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của các lực lượng sản xuất.

- Theo C.Mác và Ph. Ăngghen: “Từ chỗ là hình thức của các lực

lượng xã hội, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các
lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng
xã hội.”


- Nguồn gốc trực tiếp : mâu thuẫn trên biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Giai cấp thống trị
QHSX

lỗi thời

><

><

LLSX

Giai cấp cách

Đấu tranh giai
cấp

Cách mạng xã hội

mạng

 Cách mạng xã hội là đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp, là bước nhảy vọt tất yếu trong sự phát triển của xã hội có giai cấp.



II. Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự vận động, phát triển của xã hội có giai cấp



Cách mạng xã hội là “đầu tàu của lịch sử”, là một trong những phương thức, động lực sự phát triển xã hội.



Là bước chuyển biến vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế - chính trị - văn hóa - tư tưởng.



Giải quyết các mâu thuẫn cơ bản của đời sống xã hội.




Lịch sử nhân loại đã chứng minh đầy đủ và rõ nét vai trò của 4 cuộc cách mạng xã hội đưa nhân loại trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau,
trong đó cách mạng vô sản là một kiểu cách mạng xã hội mới về chất.



Nếu các cuộc cách mạng trước đây chỉ thay thế hình thức của chế độ chiếm hữu tư nhân và chế độ bóc lột, thì cách mạng vô sản nhằm xây dựng xã
hội mới không có giai cấp để giải phóng triệt để con người. Đó là sự chuyển biến sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại.

Công xã
nguyên thủy

Chiếm hữu nô lệ


Phong kiến

Tư bản chủ

Cộng sản chủ

nghĩa

nghĩa


 Cách mạng xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, có hai hình thức phổ biến là cách mạng bạo lực và cách mạng hòa bình, tùy
theo điều kiện mà vận dụng cho phù hợp.



Bạo lực cách mạng là hành động cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của giai cấp cách mạng vượt qua khỏi giới hạn pháp luật của
giai cấp thống trị đương thời nhằm lật đổ nhà nước lỗi thời, xác lập nhà nước của giai cấp cách mạng.



Cách mạng hòa bình:

- Tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng hòa bình
- Phải tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng
- Khi tiến hành chiến tranh vẫn tìm mọi cách vãn hồi hòa bình.


III. VẤN ĐỀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY



- Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, nền kinh tế tri thức ở các nước phát triển, xu hướng đối thoại thay cho xu
hướng

đối

đầu.

- Hiện nay nổi lên những vấn đề như xung đột về sắc tộc, tôn giáo, kinh tế cùng với sự ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, nạn đói, dịch
bệnh…


-

Các mâu thuẫn trong xã hội hiện đại tiềm ẩn khả năng biến động xã hội theo những hình thức cải tổ, cải cách, đổi mới và những hình thức hợp
tác mới trên cơ sở các lực lượng xã hội theo những xu hướng chính trị khác nhau.

-

Xu hướng đối thoại hòa giải đang là xu hướng chủ đạo hiện nay.
Xu hướng giữ vững độc lập tự chủ của quốc gia - dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đấu tranh cho dân chủ, hòa bình và
tiến bộ xã hội cũng đang diễn ra mạnh mẽ.


 Một số mâu thuẫn cơ bản hiện nay của xã hội Việt Nam:

- Mâu thuẫn giữa năng lực thật của con người Việt Nam và nhu cầu phát triển đất nước.
- Mâu thuẫn giữa nhu cầu môi trường sống với sự biến đổi môi trường trong quá trình khai thác tài nguyên.
- Mâu thuẫn giữa quyền lợi cộng đồng dân tộc và quyền lợi nhóm.
- Mâu thuẫn giữa đồng bào bị tổn thất trong chiến tranh, trong di tản và trong cải tạo Công thương và Chính quyền trong nước.

- Mâu thuẫn nội bộ Việt Nam trong đường lối quan hệ với Trung Quốc.


-

Các quốc gia - dân tộc sẽ đi tới một xã hội dân chủ, tự do, công bằng, văn minh thông qua những chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa,
giáo dục, y tế và khoa học công nghệ.

-

Các quốc gia – dân tộc trên thế giới vẫn sẽ phát triển theo hướng thay đổi từng bộ phận, từng yếu tố, lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Cách mạng xã hội sẽ diễn ra dưới hình thức chuyển hóa dần từ hình thái kinh tế - xã hội này sang
hình thái
kinh tế - xã hội khác tiến bộ hơn.


THANK YOU
!



×