Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Xuất khẩu café của việt nam sang thị trường đức giai đoạn 2007 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐINH THỊ TỐ QUYÊN

XUẤT KHẨU CAFE CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG ĐỨC GIAI ĐOẠN 2007 - 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐINH THỊ TỐ QUYÊN

XUẤT KHẨU CAFE CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG ĐỨC GIAI ĐOẠN 2007 - 2017
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tiến Minh

XÁC NHẬN CỦA



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được
công bố nội dung bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận
văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam kết của tôi.
Ngƣời cam đoan

Đinh Thị Tố Quyên


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới TS. Nguyễn Tiến Minh,
Thầy đã rất tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện để tôi
hoàn thiện Luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Đào tạo sau đại
học, Khoa Kinh tế&Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho học viên chúng tôi hoàn thành tốt khóa
học Thạc sĩ Kinh tế Quốc tế.
Tôi rất cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cơ quan nơi tôi công
tác đã động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi đi học. Tình cảm và sự giúp

đỡ của mọi người chính là động lực để tôi có thể hoàn thành Luận văn này và
hoàn thành tốt khóa học Thạc sĩ Kinh tế Quốc tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 2
2.1 Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ XUẤT
KHẨU CÀ PHÊ ............................................................................................... 4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................. 4
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về xuất khẩu cà phê .............................................. 4
1.1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu và khoảng trống khoa học của đề
tài luận văn ........................................................................................................ 7
1.2 Cơ sở lý luận về lý thuyết lợi thế so sánh, xuất khẩu hàng hoá và nhân tố
ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê ....................................................................... 7
1.2.1 Lý thuyết về lợi thế so sánh ..................................................................... 7
1.2.2 Khái niệm xuất khẩu hàng hoá ............................................................... 10
1.2.3 Các hình thức xuất khẩu ......................................................................... 11
1.2.4 Vai trò của xuất khẩu cà phê .................................................................. 12

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê........................................ 15


CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ
LUẬN VĂN .................................................................................................. 20
2.1 Quy trình nghiên cứu................................................................................. 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 20
2.2.1. Phương pháp luận .................................................................................. 20
2.2.2. Phương pháp thu thập d liệu, số liệu, tài liệu...................................... 21
2.3. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin, tài liệu, d liệu ......................... 22
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG ĐỨC GIAI ĐOẠN 2007 -2017 .............................. 25
3.1. Sơ lược về sản xuất và xuất khẩu của cà phê Việt Nam .......................... 25
3.1.1. Thực trạng sản xuất ............................................................................... 25
3.1.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam .......................................... 35
3.1.3 Vị trí của ngành cà phê trong nền kinh tế nước ta ................................. 50
3.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê sang Đức giai đoạn 2007 - 2017................ 52
3.2.1. Cầu, Cung cà phê trên thị trường Đức .................................................. 52
3.2.2.Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Đức giai đoạn 2007 -2017 .... 55
3.2.3 Đánh giá về xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Đức .............. 60
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG ĐỨC ................................................... 66
4.1. Cơ sở đề ra giải pháp ................................................................................ 66
4.1.1 Xu hướng của thị trường Đức về cà phê ................................................ 66
4.1.2 Phương hướng phát triển cà phê Việt Nam trên thị trường Đức ........... 67
4.2. Một số kiến nghị và giải pháp .................................................................. 68
4.2.1. Đối với các doanh nghiệp ..................................................................... 68
4.2.2. Đối với Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam ............................................ 75
4.2.3. Đối với Chính phủ, Bộ Công thương .................................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 79


DANH MỤC BẢNG

STT

BẢNG

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6


Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9

Bảng 3.9

10

11

NỘI DUNG
Diện tích gieo trồng và diện tích cho sản
lượng cà phê Việt Nam
Diện tích gieo trồng cà phê theo tỉnh tại Việt Nam
Sản lượng cà phê nhân của Việt Nam từ 2007 –
2017
Khối lượng, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt
Nam từ 2007 - 2017
10 thị trường xuất khẩu cà phê nhân xô lớn
nhất của Việt Nam
Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê

Robusta
10 quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới
Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị
trường Đức
Chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam

Bảng

Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị

3.10

trường Đức

Bảng

Thị phần cung cấp cà phê của các quốc gia

3.11

trên thị trường Đức

i

TRANG
26
27
28

36


39

44
45
55
57
58

60


DANH MỤC HÌNH

STT

NỘI DUNG

HÌNH

TRANG

1

Hình 3.1 Sản lượng cà phê xuất khẩu theo chủng loại

37

2


Hình 3.2 Giá xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam

40

3

Hình 3.3

4

Hình 3.4

Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam giai
đoạn 2007-2017
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Đức giai
đoạn 2012-2016

ii

50

53


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện toàn cầu hoá, hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò hết
sức to lớn và không thể thiếu được trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
mỗi quốc gia. Xuất khẩu giúp mỗi quốc gia phát huy được lợi thế so sánh, tiếp
cận được các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến; giúp giải quyết việc

làm, tăng thu nhập cho người lao động; tăng nguồn thu ngoại tệ và tăng cường
hợp tác, nâng cao vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế.
Kể từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường thúc đẩy
các hoạt động giao thương với các nước, các khu vực trên thế giới, kinh tế
nước ta đã có nh ng bước tiến vượt bậc. Càng ngày, vị thế của các mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam càng được khẳng định trên thị trường thế giới, không
chỉ tăng về giá trị xuất khẩu qua hằng năm, chất lượng hàng hóa ngày càng
được nâng cao mà thị trường cũng ngày càng được mở rộng. Trong đó, Nông
sản là một trong nh ng ngành xuất khẩu truyền thống và chủ lực, đặc biệt đối
với mặt hàng cà phê, Việt Nam là nước xuất khẩu mặt hàng này lớn thứ hai
của thế giới sau Brazil, cụ thể năm 2017 tổng kim ngạch xuất khẩu nước ta
khoảng 214.010 triệu Đô la Mỹ trong đó xuất khẩu cà phê khoảng 3.244,31
triệu Đô la Mỹ (chiếm tỷ trọng 1,52%).
Đức - một thị trường lớn đầy tiềm năng về nhu cầu Nông sản nói chung
và cà phê nói riêng, cùng với Hoa Kỳ thì Đức là thị trường tiêu thụ cà phê lớn
nhất của Việt Nam chiếm thị phần khoảng 15%, tại Đức trong nh ng năm gần
đây thì cà phê Việt Nam được ưa chuộng và đã có chỗ đứng nhất định, thể
hiện qua tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Đức quý I năm 2017 là
1.004,43 triệu đô la Mỹ, trong đó cà phê nhập khẩu từ Việt Nam chiếm
khoảng giá trị là 162,66 triệu Đô la Mỹ (tương đương chiếm tỷ trọng
1


16,19%). Qua trên, ta thấy cà phê Việt Nam với nhiều lợi thế đã thành công
trong việc thâm nhập vào thị trường Đức trong nhiều năm qua, đóng góp to
lớn vào nguồn thu ngoại tệ cho nước nhà. Bên cạnh nh ng thuận lợi khi thâm
nhập vào Đức thì nh ng năm gần đây đã xuất hiện nhiều rào cản và các đối
thủ cạnh tranh đã phần nào gây khó khăn cho cà phê Việt Nam tại thị trường
này vì thế đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực thêm, cố gắng trong thời gian tới để
hạn chế, khắc phục phần nào nh ng tồn đọng nhằm giúp kim ngạch xuất khẩu

cà phê ngày càng tăng lên.
Mặc dù toàn ngành, các doanh nghiệp cà phê và Chính phủ đã có nhiều
giải pháp, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê.
Tuy nhiên các giải pháp chưa đồng bộ, ăn khớp. Các chính sách về tài chính
cũng còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn trở ngại trong bối cảnh hội
nhập. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ xuất
khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Đức là một nhiệm vụ quan trọng
của ngành cà phê Việt Nam, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của
ngành cà phê cũng như mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩu của quốc gia.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Xuất khẩu cà
phê của Việt Nam sang thị trường Đức giai đoạn 2007 - 2017” làm nội dung
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Câu hỏi nghiên cứu của tác giả đối với vấn đề nghiên cứu
Nh ng hạn chế trong xuất khẩu cà phê vào thị trường Đức trong thời
gian qua? Nhà nước và doanh nghiệp cần phải làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu
cà phê Việt Nam trong thời gian tới?
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu và làm rõ nh ng vấn đề mang tính lý luận cơ bản
về xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu cà phê; đánh giá thực trạng xuất khẩu cà
2


phê Việt Nam vào thị trường Đức giai đoạn 2007 - 2017, rút ra nguyên nhân,
luận văn đưa ra các giải pháp phù hợp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt
Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và vai trò của xuất khẩu hàng hoá và xuất
khẩu cà phê đối với sự phát triển của kinh tế.
- Đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Đức

giai đoạn 2007 đến nay.
- Phân tích nh ng hạn chế cần khắc phục trong quá trình xuất khẩu cà phê
Việt Nam sang thị trường Đức và tìm ra nguyên nhân của nh ng hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xuất
khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường Đức.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị
trường Đức.
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Nghiên cứu, phân tích hoạt động xuất khẩu cà phê Việt
Nam vào thị trường Đức.
Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ năm 2007 -2017
4. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm 4 chương:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng hoá và
xuất khẩu cà phê
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn
Chƣơng 3: Thực trạng xuất khẩu cà phê vào thị trƣờng đức giai
đoạn 2007 - 2017
Chƣơng 4: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê vào thị
trƣờng Đức
3


CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về xuất khẩu cà phê

Xuất khẩu hàng hoá nông sản nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng
đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở nước ta có
một số công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố liên quan đến sản
xuất và xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng, như:
Vũ Thuỳ Dương (2004), luận văn thạc sĩ “Giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam vào những thị trường xuất khẩu chủ yếu”. Tác
giả đã hệ thống được lý luận chung về thị trường và vấn đề lựa chọn thị
trường xuất khẩu của Việt Nam, đánh giá được thực trạng xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu chủ yếu, như: Mỹ, EU, ASEAN,
Nhật Bản. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam vào nh ng thị trường xuất khẩu của yếu.
Đặng Thị Quỳnh (2006), luận văn thạc sĩ “Giải pháp thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU”. Tác giả đi sâu
phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong nh ng năm qua, từ
đó rút ra các thành tựu đạt được và các hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp
thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU trong thời gian tới.
Nguyễn Kim Dung (2008), luận văn thạc sĩ “Thực trạng hoạt động,
phương hướng và giải pháp góp phần thúc đẩy xuất khẩu cà phê ở Tổng công
ty cà phê Việt Nam”. Tác giả đã hệ thống hoá được các khái niệm về xuất
khẩu, nh ng nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, khái quát được quá
trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cà phê Việt Nam, đánh giá
4


được điểm mạnh, điểm yếu của Tổng công ty trong hoạt động xuất khẩu cà
phê so với các công ty xuất khẩu cà phê khác ở trong nước, từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng Công ty trong
thời gian sau năm 2008.
Phạm Thị Hồng Hạnh (2010), luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới”. Tác giả đã hệ thống

hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của năng lực cạnh tranh cà phê của Việt Nam
trên thị trường thế giới. Nghiên cứu và phân tích thực trạng năng lực cạnh
tranh của cà phê Việt Nam trên thế giới. Đưa ra một số giải pháp có giá trị
thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị
trường thế giới.
Hoàng Thị Hương Lan (2010), luận văn thạc sĩ “Hoạt động marketing
trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam”. Tác giả đã hệ thống hoá nh ng đặc
điểm và xu hướng phát triển của thị trường cà phê thế giới, các yếu tố
Marketing trong xuất khẩu cà phê; Nghiên cứu kinh nghiệm Marketing xuất
khẩu cà phê của một số nước lựa chọn và rút ra bài học có thể áp dụng cho
Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường xuất khẩu và các hoạt
động Marketing xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua. Đề xuất
định hướng thị trường xuất khẩu và các giải pháp Marketing xuất khẩu cà phê
của Việt Nam thời gian tới năm 2015.
Nguyễn Quỳnh Mi (2010), luận văn thạc sỹ “Chính sách xúc tiến thúc
đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam”. Tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận
về chính sách xúc tiến thúc đẩy xuất khẩu cà phê; đồng thời tác giả đã phân
tích thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam, phân
tích và đánh giá các chính sách xúc tiến thúc đẩy xuất khẩu cà phê ở Việt
Nam từ đó đánh giá các kết quả đạt được và nh ng tồn tại trong việc thực
hiện các chính sách này; trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp đối với
5


nhà nước, doanh nghiệp và các hiệp hội, các tổ chức để góp phần xúc tiến
thúc đẩy hơn n a hoạt động xuất khẩu cà phê.
Trần Thị Tâm (2008), luận án Tiến sỹ “Tình hình biến động của giá cà
phê thế giới và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu
của cà phê Việt Nam”. Tác giả đã hệ thống được nh ng lý luận cơ bản về tình
hình sản xuất và xuất khẩu cà phê; phân tích đánh giá tình hình biết động của

thị trường cà phê thế giới và nh ng tác động của nó đối với vấn đề sản xuất và
xuất khẩu của cà phê Việt Nam; đồng thời đưa gia nh ng định hướng, giải
pháp cho việc sản xuất và xuất khẩu cà phê trong nước.
Noah Thomas Best (2014) Vietnam's Coffee Export Industry: An
Analysis of the Potential Long-term. Tác giả đã đánh giá được tầm quan
trọng của ngành công nghiệp cà phê Việt Nam trong nền kinh tế của Việt
Nam nói chung, phân tích các triển vọng phát triển của ngành cà phê , từ đó
dự báo các bước tiếp theo để có thể phát triển dài hạn ngành công nghiệp cà
phê tại Việt Nam.
Nguyen Thi Hoang Nhien (2016) The competitiveness of Vietnamese
coffe into the EU market. Tác giả đã đánh giá được thị trường EU là hiện là
thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất và nhập khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới.
Thị trường EU được đánh giá là thị trường tiềm năng của xuất khẩu hàng hoá
Việt Nam nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng. Qua đánh giá các khả
năng cạnh tranh của cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU, tác
giả đã định hướng một số mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê
Việt Nam và đưa ra được một số giải pháp như: Cải thiện chất lượng cà phê
và an toàn thực phẩm; đa dạng hóa cấu trúc sản phẩm; tổ chức điều phối chặt
chẽ hơn các hoạt động trong ngành xuất khẩu cà phê; phát triển các kênh phân
phối sang EU;nâng cao uy tín Thương hiệu cà phê Việt Nam xuất khẩu sang
EU; tạo quỹ đầu tư, mua sắm, chế biến và xuất khẩu cà phê sang EU.
6


1.1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu và khoảng trống khoa học
của đề tài luận văn
Các công trình nghiên cứu phần nào đã chỉ ra nh ng thuận lơi, khó
khăn trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng hoá nói chung, sản xuất và xuất
khẩu cà phê của Việt Nam nói riêng, cụ thể: cạnh tranh của thị trường cà phê
của Việt Nam đối với thế giới, hoạt động maketing trong sản xuất cà phê, hoạt

động xúc tiến thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam, nh ng biến động của
thị trường cà phê thế giới ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và xuất khẩu của
cà phê Việt Nam.
Như vậy, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đã tiếp cận và đi vào
nghiên cứu sâu về từng vấn đề về sản xuất và xuất khẩu của cà phê Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về
đề tài xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Đức. Chính vì thế tác giả
nghiên cứu đề tài này là cần thiết và có tính mới. Các công trình nghiên cứu ở
trên có giá trị tham khảo quý báu đối với tác giả trong quá trình thực hiện luận
văn thạc sỹ này.
1.2 Cơ sở lý luận về lý thuyết lợi thế so sánh, xuất khẩu hàng hoá
và nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu cà phê
1.2.1 Lý thuyết về lợi thế so sánh
Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi
quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu nh ng
hàng hoá mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối
có hiệu quả hơn các nước khác). Ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó
nhập khẩu nh ng hàng hoá mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao
(hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác).
Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ
thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả
bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hoá.
7


1.2.1.1 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo trong thương mại
quốc tế
David Ricardo là đại biểu xuất sắc của kinh tế chính trị tư sản cổ điển.
Phần lớn các tài sản vô giá ông để lại xuất phát từ kiến thức kinh tế thực tế,
nhất là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Một tác phẩm chủ đạo có giá trị to

lớn và mang tầm ảnh hưởng quan trọng cho đến nay của Ricardo là lý thuyết
lợi thế so sánh.
Nội dung cơ bản của lý thuyết lợi thế so sánh:
Lý thuyết này được phát triển dựa trên quan điểm lợi thế tuyệt đối của
Adam Smith. Theo đó, Ricardo đã nhấn mạnh: Nh ng nước có lợi thế tuyệt
đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các
nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham
gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi
thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất
định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và
xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, mức sản lượng và tiêu
dùng trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương
mại. Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ
sở để thực hiện phân công lao động quốc tế.
Lý thuyết của Ricardo được xây dựng trên một số giả thiết: Mọi nước
có lợi về một loại tài nguyên và tất cả các tài nguyên đã được xác định; Các
yếu tố sản xuất dịch chuyển trong phạm vi 1 quốc gia; Các yếu tố sản xuất
không được dịch chuyển ra bên ngoài; Mô hình của Ricardo dựa trên học
thuyết về giá trị lao động; Công nghệ của hai quốc gia như nhau; Chi phí sản
xuất là cố định; Sử dụng hết lao động (lao động được thuê mướn toàn bộ);
Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo; Chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế;

8


Chi phí vận chuyển bằng không; Phân tích mô hình thương mại có hai quốc
gia và hai hàng hoá.
1.2.1.2 Xác định lợi thế so sánh của Việt Nam
Từ việc nghiên cứu lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, Việt
Nam đã xác định được lợi thế của mình là trong sản xuất nông nghiệp và sản

xuất nh ng mặt hàng sử dụng nhiều lao động. Việt Nam chủ yếu tâp trung
xuất khẩu nh ng mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, nh ng mặt hàng
thô sơ chưa qua sơ chế (dầu thô, than đá..) và sau này là nh ng mặt hàng sử
dụng nhiều lao động như dệt may, giầy dép… Xuất phát từ nh ng lợi thế rất
rõ mà Việt Nam đang có là vị trí địa lý thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với
trên 9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hai vùng đồng bằng phì nhiêu là
vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, là nh ng vùng trồng
lúa được xếp vào loại tốt nhất của thế giới; có vùng đất đồi núi bao la có thể
phát triển cây công nghiệp và rừng; có bờ biển dài tới 3.200 km, cùng với
diện tích mặt nước lớn khác có thể phát triển thuỷ sản. Lợi thế về tài nguyên
thiên nhiên phong phú bao gồm tài nguyên đất, nước, biển, rừng, sinh vật,
khoáng sản và du lịch. Lợi thế về nguồn lao động dồi dào.
Nhưng với chiến lược đổi mới phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay, Việt Nam sẽ cần có một bước chuyển rất căn bản: mở rộng lợi thế
so sánh ra nhiều mặt hàng, nhóm hàng có giá trị cao. Muốn vậy phải kết hợp
đồng thời nhiều yếu tố: vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên sẵn có và
nguồn nhân lực phong phú, trong đó nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan
trọng cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối
cảnh phát triển hiện nay, bởi nó tạo ra bước nhảy vọt về năng suất. Hiện tại
lợi thế so sánh cấp thấp (sản xuất ra sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố lao động,
giá trị gia tăng thấp) đang là một nhân tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam. Nhưng nếu chỉ đơn thuần dựa vào lợi thế này thì
9


Việt Nam khó có khả năng thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
công nghiệp ở mức độ cao hơn. Mặt khác, điều kiện tự do của AFTA, cùng
với sự phát triển nhiều loại hình công nghệ mới, sẽ hướng các công ty xuyên
quốc gia đầu tư vào nh ng nước có các điều kiện và lợi thế sản xuất cấp cao
hơn (gọi là lợi thế động bao gồm vốn, công nghệ cao, nhân công trình độ cao,

cơ sở hạ tầng hiện đại…).. Hơn n a, giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ
được sản xuất ra chủ yếu dựa trên lợi thế về điều kiện sản xuất cấp thấp luôn
rẻ hơn so với các mặt hàng chế biến dựa trên lợi thế về các điều kiện sản xuất
cấp cao hơn. Vì vậy Việt Nam nên hướng tới sử dụng công nghệ hiện đại, lao
động có trình độ chuyên môn cao để sản xuất hàng xuất khẩu tránh phải chịu
thiệt thòi về giá hàng xuất khẩu (giá trị gia tăng thấp).
1.2.2 Khái niệm xuất khẩu hàng hoá
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc
tế. Đó không phải là nh ng hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống
các quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài
quốc gia, nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu
kinh tế ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.
Hoạt động xuất khẩu là buôn bán hàng hoá, dịch vụ cho người nước
ngoài nhằm thu ngoại tệ (theo nguyên tắc trong thương mại đó là lợi ích từ lợi
thế so sánh) nhằm tăng tích luỹ cho Ngân sách nhà nước, phát triển sản xuất
kinh doanh, khai thác nh ng ưu thế tiềm năng của đất nước. Đây là một trong
nh ng hình thức kinh doanh quốc tế quan trọng nhất. Nó phản ánh quan hệ
mua bán, trao đổi hàng hoá vượt qua biên giới của một quốc gia và gi a thị
trường nội địa và các khu chế xuất. Các quốc gia khác nhau khi tham gia vào
hoạt động xuất khẩu phải tuân theo nh ng tập quán, pháp luật, thông lệ quốc
tế cũng như của các địa phương. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh tế
quốc tế cơ bản đối với tất cả các quốc gia trên thế giới hoạt động xuất khẩu
10


đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế
đất nước, phản ánh mối quan hệ xã hội và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế
giưã nh ng người sản xuất hàng hoá riêng biệt ở mỗi quốc gia. Hoạt động
xuất khẩu cũng chính là một trong nh ng hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên
của một doanh nghiệp và cũng là chiếc chìa khoá mở ra nh ng con đường thâm

nhập và phát triển thị trường của một quốc gia trên thương trường quốc tế.
1.2.3 Các hình thức xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu ở nước ta bao gồm các hình thức chủ yếu sau đây:
- Xuất khẩu trực tiếp:
Là hình thức mà nhà xuất khẩu gặp trực tiếp hoặc quan hệ trực tiếp qua
điện tín để thoả thuận trực tiếp về hàng hoá, giá cả cũng như các biện pháp
giao dịch với người nhập khẩu. Nh ng nội dung này được thoả thuận một
cách tự nguyện, không ràng buộc với lần giao dịch trước, việc mua không
nhất thiết phải gắn liền với việc bán. Các công việc chủ yếu của loại hình này
là nhà xuất khẩu phải tìm hiểu thị trường tiếp cận khách hàng, người nhập
khẩu sẽ hỏi giá và đặt hàng, nhà xuất khẩu chào giá, hai bên kết thúc quá trình
hoàn giá và ký hợp đồng.
- Xuất khẩu qua trung gian:
Trong hoạt động xuất khẩu qua trung gian tất cả mọi việc kiến lập quan
hệ gi a người xuất khẩu và người nhập khẩu cũng như việc quy định các điều
kiện mua bán phải thông qua một người thứ 3 được gọi là người nhận uỷ thác.
Người nhận uỷ thác tiến hành hoạt động xuất khẩu với danh nghĩa của mình
nhưng mọi chi phí đều do bên có hàng xuất khẩu, bên uỷ thác thanh toán. Về
bản chất chi phí trả cho bên nhận uỷ thác chính là tiền thù lao trả cho đại lý.
- Buôn bán đối lưu:
Đây là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu phải kết hợp chặt chẽ
với nhập khẩu. Nhà xuất khẩu đồng thời là nhà nhập khẩu, mục đích để thu về
11


hàng hoá có giá trị tương đương với hàng xuất khẩu bởi vậy nó còn gọi là
phương thức đổi hàng. Trong hoạt động xuất khẩu này yêu cầu cân bằng về
mặt hàng, giá cả, tổng giá trị và điều kiện giao hàng được đặc biệt chú ý.
- Gia công quốc tế:
Là phương thức kinh doanh người đặt mua gia công ở nước ngoài cung

cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu theo mẫu hàng và định mức trước.
Người nhận gia công làm theo yêu cầu của khách, toàn bộ sản phẩm làm ra
người nhận gia công sẽ giao lại toàn bộ cho người đặt gia công và để nhận
tiền gia công gọi là phí gia công.
- Tạm nhập tái xuất:
Tái xuất là xuất khẩu trở lại nước ngoài nh ng hàng hoá đã được nhập
khẩu nhưng chưa qua dỡ bến ở nước tái xuất. Nghiệp vụ này là nghiệp vụ
giao dịch 3 bên.
Hình thức chuyển khẩu là hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang
nước nhập khẩu không đi qua nước tái xuất.
1.2.4 Vai trò của xuất khẩu cà phê
1.2.4.1 Vai trò của xuất khẩu nói chung
a) Đối với nền kinh tế quốc gia
Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, trong điều kiện toàn cầu hoá
hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò hết sức to lớn và không thể thiếu được
trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước:
- Thông qua hoạt động xuất khẩu, chúng ta sẽ có khả năng phát huy
được lợi thế so sánh, sử dụng triệt để các nguồn lực, có điều kiện trao đổi kinh
nghiệm cũng như tiếp cận được với các thành tựu của khoa học kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến trên thế giới
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động từ
đó kết hợp hài hoà gi a tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội.
12


- Tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo nguồn ngoại tệ cho đất nước, từ đó mới
có nguồn lực để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, đóng góp vào sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Thông qua hoạt động xuất khẩu chúng ta có thể tăng cường hợp tác,
nâng cao uy tín của Việt nam trên thị trường quốc tế.

b) Đối với doanh nghiệp:
Đầu tiên có lẽ hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa nhất đối với doanh
nghiệp là việc tìm ra được cho doanh nghiệp thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đây là yếu tố quan trọng nhất vì sản phẩm có tiêu thụ được mới thu được vốn,
có lợi nhuận để tái sản xuất và mở rộng sản xuất, thúc đẩy doanh nghiệp phát
triển. Hoạt động xuất khẩu thông qua việc tiêu thụ sản phẩm sẽ mang lại cho
doanh nghiệp nhiều thuận lợi hơn sản xuất mà bán trong nước nhờ lợi thế so
sánh. Có như vậy mới tạo thêm nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh,
đào tạo cán bộ, đổi mới công nghệ từ đó có thể khai thác hết được nh ng tiềm
năng của đất nước và tăng thu nhập và việc làm cho công nhân.
Cũng thông qua hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu,
tiếp xúc và học hỏi nhiều kinh nghiệm kiến thức kinh doanh, cũng như khoa
học kỹ thuật mới giúp cho việc trao đổi công nghệ ngày càng tiên tiến, đào tạo
đội ngũ cán bộ ngày càng tiến bộ và phát triển nhằm cho ra đời nh ng sản
phẩm chất lượng cao, đa dạng và phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu ngày càng có ý nghĩa rất quan trọng
trong nền kinh tế cũng như doanh nghiệp khi xu hướng quan hệ quốc tế ngày
càng mở rộng, hoạt động xuất khẩu sẽ là con đường để chúng ta phát huy và
tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và ưu thế trong nước, cũng như tạo cơ hội
nhanh nhất và hiệu quả nhất để đất nước có thể hoà nhập và tạo uy tiến, lợi
thế trên thị trường quốc tế.
13


1.2.4.2. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với thị trường Việt Nam
a. Đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường
Thứ nhất, cà phê được xác định là một trong nh ng mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam, điều này giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước
hoạch định các chính sách như đầu tư, quy hoạch dài hạn và có trọng điểm,
điều này giúp các chính sách trở nên hiệu quả hơn trong quá trình phát triển

kinh tế.
Thứ hai, xuất khẩu cà phê giúp đem về cho nền kinh tế nước nhà
một lượng ngoại tệ lớn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến
lược xuất nhập khẩu nói chung và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói
chung của quốc gia.
Xuất khẩu cà phê còn góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao
động, nâng cao tay nghề, chất lượng lao động cho người lao động trong quá
trình hội nhập kinh tế.
Thứ ba, trồng cà phê vừa tạo ra giá trị kinh tế cao, bênh cạnh đó còn
giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì cây cà
phê thích hợp với nh ng vùng đất đồi, đặc biệt là cây cà phê Robusta.
b. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh cà phê
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê có thể
tăng thêm lợi nhuận, kỹ năng và uy tín để nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình. Từ đó tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh
trên thị trường quốc tế, mở rộng thị trường và thương hiệu của mình trong
mắt các bạn hàng quốc tế, góp phần tăng uy tín cho thương hiệu cà phê xuất
khẩu của Việt Nam.
c. Với người sản xuất cà phê
Cây cà phên là cây trồng đặc biệt thích hợp với điều kiện tự nhiên của
các vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, loại cây trồng này
14


cho giá trị kinh tế cao sẽ giúp người dân trồng cà phê có thể làm giàu trên
chính mảnh đất của mình.
Mặt hàng cà phê được tiêu thụ ít trong nước, do thói quen tiêu dùng
của người Việt Nam nói riêng và người Châu Á nói chung thích uống trà hơn
cà phê. Như vậy, xuất khẩu cà phê sẽ giúp người trồng cà phê tìm được thị
trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, tăng hiệu quả kinh tế cho quá trình sản xuất

và kinh doanh cà phê.
Xuất khẩu cà phê giúp cho người nông dân trồng cà phê được Nhà
nước và doanh nghiệp quan tâm hỗ trợ về đào tạo kỹ thuật, đầu tư giống, phân
bón… giúp tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê
1.2.5.1. Cầu và thị trường nước nhập khẩu
Cầu cà phê của nước nhập khẩu đóng vai trò then chốt trong việc tăng
trưởng của hoạt động xuất khẩu cà phê. Nếu nước nhập khẩu có cầu lớn về cà
phê thì hoạt động xuất khẩu sẽ tăng trưởng tốt và người lại nếu cầu yếu thì sẽ
làm giảm số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê. Bên cạnh đó, nhu cầu về
chủng loại cà phê cũng ảnh hưởng tới việc xuất khẩu cà phê, nếu nước nhập
khẩu có nhu cầu cà phê cao nhưng lọai cà phê họ ưa thích là cà phê chè
(Arabica), trong khi chúng ta chủ yếu xuất khẩu cà phê vối (Robusta) thì cũng
làm cho xuất khẩu cà phê giảm và ngược lại nếu họ có nhu cầu về cà phê vối
thì xuất khẩu cà phê sẽ tăng lên.
Thị trường của nước nhập khẩu có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động
xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Nh ng yếu tố như dung lượng thị trường, các
quy định và cách thức cạnh tranh trên thị trường của nước nhập khẩu có tác
động rất lớn tới hoạt động xuất khẩu cà phê.
Bênh cạnh đó, môi trường chính sách của nước nhập khẩu đối với cà
phê cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu cà phê. Nếu nước nhập
15


khẩu có chính sách bảo hộ thị trường trong nước, dựng lên các hàng rào gây
cản trở cho hoạt động xuất khẩu thì chúng ta cũng khó có thể thúc đẩy xuất
khẩu vào thị trường này được. Như thị trường Mỹ với các hàng rào về kỹ
thuật như đạo luật chống khủng bố sinh học, thủ tục hải quan…cũng gây
nhiều khó khăn cho các nước nhập khẩu nông sản vào thị trường này.
1.2.5.2 Giá cả và chất lượng

Đối với người tiêu dùng, yếu tố hàng đầu họ quan tâm là chất lượng và
giá cả của hàng hoá. Giá cả tác động tới Cung - Cầu hàng hoá, nếu giá thấp
thì khối lượng xuất khẩu sẽ tăng nhưng giá trị lại không tăng đáng kể thậm chí
là giảm. Ngược lại khi giá cà phê cao thì khối lượng xuất khẩu có thể không
tăng nh ng giá trị xuất khẩu lại có thể tăng mạnh.
Bên cạnh đó, chất lượng hàng hoá cũng có tác động lớn tới xuất khẩu,
nếu hàng hoá có chất lượng tốt thì có sức cạnh tranh cao và bán chạy hơn. Với
sản phẩm cà phê cũng vậy nếu chất lượng cà phê không tốt thì không nh ng
tiêu thụ cà phê kém mà nếu có xuẩt khẩu được cũng bị ép gía thấp nên giá trị
xuất khẩu là không cao. Ngược lại, chất lượng tốt không nh ng xuất khẩu
được nhiều mà giá cả còn cao nên giá trị xuất khẩu sẽ lớn.
1.2.5.3 Kênh và dịch vụ phân phối
Nh ng sản phẩm có kênh phân phối và dịch vụ phân phối hợp lý, thuận
lợi sẽ giúp giảm chi phí trong hoạt động xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh
của cà phê xuất khẩu, bên cạnh đó còn giúp cho quá trình xuất khẩu cà phê
được thuận lợi và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp nắm bắt tốt thông tin phản
hồi từ thị trường nước nhập khẩu cũng như của người cung ứng.
- Dịch vụ phân phối tốt là vũ khí cạnh tranh h u hiệu của các nhà xuất
khẩu nhằm tăng sức cạnh tranh và xuất khẩu cà phê, giúp cho khách hàng hài
lòng hơn khi mua cà phê
16


1.2.5.4 Môi trường cạnh tranh
Hoạt động xuất khẩu cà phê chịu tác động rất lớn từ môi trường cạnh
tranh, bao gồm: các thể chế, quy định, các rào cản đối với kinh doanh cà phê
của nước nhập khẩu cà phê, số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
nước nhập khẩu cà phê.
Trong môi trường cạnh tranh càng gay gắt thì lượng cà phê xuất khẩu
càng có xu hướng giảm, đặc biệt đối với mặt hàng cà phê có giá trị thấp như

Robusta sẽ khó cạnh tranh so với mặt hàng có giá trị cao như Arabica.
1.2.5.5 Yếu tố về sản xuất chế biến
Quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm cà phê sẽ quyết định chất
lượng cà phê, từ đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường
xuất khẩu. Nếu cà phê được quy hoạch trồng ở khu vực có điều kiện tự nhiên
phù hợp với sự phát triển và tăng trưởng của cây cà phê thì sẽ cho sản phẩm
cà phê đạt chất lượng tốt. Bên cạnh đó, công nghệ chế biến cũng ảnh hưởng
lớn tới xuất khẩu cà phê. Nếu chúng ta có được công nghệ chế biến cà phê
hiện đại với công suất lớn thì chúng ta sẽ nâng cao được giá trị của cà phê
xuất khẩu. Tạo ra sức cạnh tranh mạnh cho cà phê xuât khẩu của chúng ta so
với các nước xuất khẩu cà phê khác.
Các nhà máy chế biến, các cơ sở kinh doanh cà phê cũng như các vùng
sản xuất cà phê được phân bố hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
vận chuyển chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê. Qua đó sẽ giảm được
chi phí trong hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh của cà phê xuất khẩu trên
thị trường cà phê thế giới.
Ngoài ra các yếu tố cơ sở hạ tầng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới
hoạt động xuất khẩu cà phê. Nếu có được cơ sở hạ tầng tốt thì giúp cho việc
vận chuyển cà phê từ nơi sản xuất tới nơi chế biến và kinh doanh xuất khẩu
cà phê thuận tiện. Cơ sở hạ tầng tốt còn giúp cho việc chế biến và kinh doanh
17


×