Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

NGHIÊN CỨU KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH DẢI VEN BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.16 KB, 114 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đối với ngành du lịch, tài nguyên du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Nó được xem là tiền đề cơ bản để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài
nguyên du lịch càng phong phú, đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt
động du lịch càng cao.
Nằm trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Bình Thuận được
xem là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú
vào loại bậc nhất.
Bình Thuận có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa các trung tâm du lịch
lớn ở phía Nam như: TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang. Toàn
tỉnh có 192 km bờ biển trải dài từ Cà Ná (giáp ranh Ninh Thuận) đến Bình
Châu (giáp ranh Bà Rịa-Vũng Tàu). Lợi thế không chỉ ở biển mà còn ở sự tồn
tại phong phú về danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc-lịch sử và hệ thống
văn hóa lễ hội cả dân gian lẫn hiện đại dọc theo dải ven biển. Do đó, có thể
khẳng định rằng Bình Thuận có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch trên cơ
sở khai thác nguồn tài nguyên dọc theo dải ven biển này.
Mặc dù trong thời gian qua ngành du lịch tỉnh Bình Thuận đã có những
bước tiến vượt bậc. Song, so với tiềm năng về tài nguyên du lịch của tỉnh mà
cụ thể là tài nguyên du lịch dải ven biển thì việc khai thác còn có nhiều hạn
chế.
Tuy được nhận định là tỉnh có vùng biển đẹp, khá hoang sơ và quyến rũ
nhưng đa số du khách lựa chọn đến Bình Thuận chủ yếu là để nghỉ ngơi và
tắm biển vì Bình Thuận chưa có nhiều sản phẩm hỗ trợ du lịch khác như vui
chơi-giải trí, chữa bệnh, mua sắm... Thời gian lưu trú của du khách tương đối
ngắn.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh trong thu hút khách du lịch giữa các điểm đến
trong vùng cũng ngày càng gay gắt, đòi hỏi ngành du lịch tỉnh Bình Thuận phải
có những giải pháp phát triển du lịch hiệu quả hơn.

1




Do vậy, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp khai thác một cách hiệu quả
nguồn tài nguyên du lịch dải ven biển (vốn là lợi thế của tỉnh Bình Thuận) để
vừa phát triển du lịch phù hợp với xu thế chung của thời đại, vừa hạn chế những
tác động tiêu cực của hoạt động du lịch là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và
cấp bách đối với sự phát triển của du lịch Bình Thuận hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Nghiên
cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận” làm luận văn tốt
nghiệp của mình, với mong muốn đóng góp vào sự phát triển bền vững của
ngành du lịch Bình Thuận trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu để
khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được những mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan cơ sở lí luận về tài nguyên du lich và khai thác tài nguyên
du lịch dải ven biển
- Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch dải ven biển của tỉnh Bình
Thuận.
- Phân tích thực trạng khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh
Bình Thuận.
- Đề xuất giải pháp tăng cường khai thác tài nguyên du lịch dải ven
biển tỉnh Bình Thuận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: tiềm năng tài nguyên du lịch dải
ven biển tỉnh Bình Thuận và thực trạng khai thác.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Không gian:
Căn cứ các yếu tố địa lý, sinh thái, môi trường tạo vùng, yếu tố tài
nguyên du lịch; tính chất hoạt động du lịch gắn với tài nguyên du lịch, mối

2


quan hệ hoạt động kinh tế xã hội gắn với hoạt động du lịch vùng biển và
ven biển, giới hạn nghiên cứu được xác định đối với vùng biển đảo có tài
nguyên du lịch và các điều kiện để tổ chức các hoạt động du lịch biển theo
quy định pháp luật và vùng đất liền ven biển, có chiều rộng 10-20 Km tính
từ giới hạn mực nước thuỷ triều trung bình vào trong đất liền.
Để thuận tiện cho việc thu thập số liệu, dự báo các chỉ tiêu phát
triển và tổ chức không gian du lịch, giới hạn vùng đất ven biển được xác
định theo ranh giới các đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố, thị xã có
vị trí địa lý tiếp giáp với biển Đông, gồm 4 huyện: Hàm Tân, Hàm Thuận
Nam, Bắc Bình, Tuy Phong, thị xã Lagi và thành phố Phan Thiết.
Thời gian:
+ Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển: giai đoạn 20052013
+ Định hướng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch dải
ven biển: giai đoạn 2014- 2020.
- Nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về khai thác các tài nguyên du
lịch thuộc dải ven biển của tỉnh Bình Thuận, bao gồm: tài nguyên du lịch biển
- đảo; tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn nằm trên các
địa bàn thuộc dãi ven biển của tỉnh.

3



4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu, bao
gồm: Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu; Phương pháp thống kê phân tích
tổng hợp; Phương pháp khảo sát thực địa; phương pháp chuyên gia
 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Các nguồn tài liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: tài
liệu quốc gia và trung ương, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh, tài liệu của ngành
du lịch và các tài liệu khác có liên quan.
Các tài liệu thống kê luôn được bổ sung, cập nhật và được tác giả chọn
lọc, tổng hợp, phân tích tính liên hợp các yếu tố trong mối tương quan, ảnh
hưởng lẫn nhau làm mục đích nghiên cứu của luận văn.
 Phương pháp thống kê phân tích tổng hợp
Các tài liệu thống kê được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu
trữ quốc gia và trung ương, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh, của ngành du lịch,
các tài liệu liên quan.
Các tài liệu thống kê được bổ sung, cập nhật và được tác giả chọn lọc,
tổng hợp, phân tích liên hợp các yếu tố trong mối tương quan, ảnh hưởng nhau
làm cơ sở cho mục đích nghiên cứu của luận văn.
 Phương pháp khảo sát thực địa
Thông qua việc khảo sát tình hình thực tế tại các khu du lịch, điểm du
lịch và những nơi có điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú sẽ là những cơ sở
cơ bản để nhìn nhận và đánh giá được thực tế tình hình phát triển cũng như
những tiềm năng của lĩnh vực mà mình đang nghiên cứu.
Tác giả đã trực tiếp đi thực tế tại một số điểm du lịch, khu du lịch cụ
thể như: Mũi Né-Hòn Rơm, Đồi Cát Bay Mũi Né, Hải Đăng Kê Gà, Bãi Biển
Đồi Dương - Thương Chánh,…để kiểm nghiệm trực quan, sinh động và tiếp
xúc với các cơ quan quản lý trong ngành như Sở Văn hóa thể thao và Du lịch
tỉnh Bình Thuận để cập nhật các thông tin, số liệu và chính sách.
 Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình đi khảo sát, nghiên cứu thực tế, tác giả đã tiến hành tham

khảo thêm ý kiến của các chuyên gia về du lịch, các nhà điều hành du lịch của

4


tỉnh cũng như các doanh nghiệp lữ hành về mức độ khai thác các tài nguyên du
lịch nằm trên dải ven biển của tỉnh và hiệu quả của nó đối với hoạt động du lịch.
5. Lược sử vấn đề nghiên cứu:
Du lịch Bình Thuận được mọi người biết đến với tính chất ngẫu nhiên,
vào ngày 24/10/1995 tại Bình Thuận xuất hiện hiện tượng nhật thực toàn phần
nên đã thu hút sự quan tâm của du khách, các nhà khoa học trong và ngoài
nước. Từ đó, ngành du lịch Bình Thuận như được đánh thức và phát triển
nhanh chóng.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tiềm năng tài nguyên du lịch của
Bình Thuận, trong đó phải kể đến là Quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Bình
Thuận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và đề án phát triển du lịch
sinh thái của tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh, thống nhất.
Vào tháng 6 năm 2006 Thạc sỹ Nguyễn Xuân Lý – Giám đốc Bảo tàng
tỉnh Bình Thuận đã nghiên cứu đề án “Sưu tầm và nghiên cứu các di tích lịch
sử - văn hóa Chăm phục vụ bảo tồn và phát triển văn hóa du lịch tại tỉnh Bình
Thuận”.
Tháng 3 năm 2009 Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Trung Tạng và tác giả Nguyễn
Thành Nam (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội)
cũng đã từng có công trình nghiên cứu về vịnh Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận
nhưng cũng chỉ nghiên cứu dưới góc độ sinh vật học với đề tài “Nghiên cứu
thành phần loài cá san hô vịnh Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận”
Do tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, các công trình nghiên cứu trên
đây chưa đề cập sâu và toàn diện đến tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn thuộc dải ven biển của tỉnh, chưa đề xuất cụ thể định hướng và các
giải pháp để khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch dải ven biển phục vụ phát

triển du lịch dưới góc độ Du lịch học. Các nghiên cứu này chỉ mới đề cập đến
việc khai thác, quản lý các giá trị tài nguyên của địa phương mang tính tổng
thể. Hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về việc khai
thác nguồn tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận, trong khi đó đây

5


lại là một trong những lợi thế rất lớn của du lịch tỉnh Bình Thuận. Vì vậy tác
giả đã quyết định chọn đề tài này.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: Đề tài đã khẳng định được vai trò, ý nghĩa hết sức
quan trọng của tài nguyên du lịch và việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven
biển.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài đã trình bày một cách có hệ thống tiềm năng
và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển của tỉnh Bình Thuận,
giúp cán bộ quản lý trong ngành nhìn nhận lại thực trạng, những ưu nhược
điểm của việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh và đề xuất một số
định hướng, giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên, thúc
đẩy hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn
2014-2020.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được kết cấu thành ba
chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển
- Chương 2: Tiềm năng và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch dải ven
biển tỉnh Bình Thuận.
- Chương 3: Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình
Thuận.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH
DẢI VEN BIỂN
1.1. Tài nguyên du lịch dải ven biển
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Tài nguyên

6


Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra
của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người.
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,
năng lượng và thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ liên quan
mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của
mình [10, tr 11].
Như vậy, tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài
người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên
được con người khai thác ngày càng tăng.
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với
các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con
người và xã hội.
1.1.1.2. Tài nguyên du lịch
Tại Khoản 4, Điều 4, Chương I – Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) quy
định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để
hình thành các các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du
lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao

nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.
Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, là cơ sở phát triển của ngành
du lịch. Tất cả nhân tố có thể kích thích động cơ du lịch của du khách được
ngành du lịch tận dụng và từ đó sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội thì đều
gọi là tài nguyên du lịch. Nói cách khác, hễ là nhân tố thiên nhiên, nhân văn và
xã hội có thể thu hút du khách thì gọi chung là tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch hiện thực tức tài nguyên du
lịch đã khai thác và tài nguyên du lịch tiềm năng còn chưa khai phá. Tài nguyên
du lịch hiện thực mới có thể cấu thành sản phẩm du lịch, có sản phẩm du lịch

7


mới có thể chuyển hóa thành hàng hóa du lịch. Do vậy, chỉ có tài nguyên du lịch
hiện thực mới có giá trị du lịch, mới có thể phát triển ngành du lịch [2, tr 127128]
1.1.1.3. Dải ven biển
Dải ven biển (hay còn gọi là vùng ven biển, đới bờ, dải ven bờ, hoặc
dải bờ biển,…) là một thực thể tự nhiên hoàn chỉnh cấp hành tinh, có đặc
trưng riêng về nguồn gốc phát sinh, về hình thái, cấu trúc, về cơ cấu tài
nguyên và quá trình phát triển tiến hóa. Tương đương với thuật ngữ “dải
ven biển” của Việt Nam, các tài liệu nước ngoài có các thuật ngữ sau: vùng
duyên hải (Nga), vùng ven biển (Pháp, Anh), vùng duyên hải (Trung Quốc)
1

Đường bờ biển toàn thế giới dài tới 440.000 km, còn ở Việt Nam
cũng có đến 3.200 km đường bờ biển với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ.
Không gian hoạt động du lịch biển là không gian địa lý nơi diễn ra
các mối quan hệ chủ yếu về du lịch giữa đất liền và biển. Được xác định bởi
lãnh thổ địa lý gồm:
- Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia được phân định theo luật pháp

Việt Nam và quốc tế.
- Vùng đất liền ven biển tiếp giáp và có mối quan hệ giữa đất liền và
biển về vị trí địa lý, sinh thái, hoạt động du lịch gắn với tài nguyên du lịch
biển.
Trên cơ sở những tiêu chí trên, giới hạn không gian hoạt động du lịch
vùng biển và ven biển Việt Nam được xác định gồm hai khu vực: vùng
biển đảo và vùng đất liền ven biển, cụ thể như sau:
- Vùng biển:
Vùng nước có tài nguyên du lịch và các điều kiện để tổ chức các hoạt
động du lịch biển, bao gồm vùng biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia được
phép sử dụng vào mục đích phát triển du lịch theo quy định pháp luật.
- Vùng ven biển:
1

Khái niệm chung về dải ven biển trong báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ Chương trình ĐTCB và
ứng dụng công nghệ biển-KC.09 của Bộ Khoa học và công nghệ năm 2004

8


Lãnh thổ đất liền giáp biển, có chiều rộng 10-20 Km tính từ giới
hạn mực nước thuỷ triều trung bình vào trong đất liền.
Như vậy, dải ven biển có thể được hiểu là dải lục địa ven biển, bất kể
đồng bằng hay vùng núi, tính từ đường bờ trở vào lục địa đến nơi chấm dứt
ảnh hưởng của biển, tương ứng ranh giới phía lục địa của đới bờ
Dải ven biển của tỉnh Bình Thuận được xác định bởi địa phận của các
xã giáp biển của tỉnh, bao gồm phường Hàm Tiến, phường Mũi Né, phường
Phú Hài, phường Lạc Đạo,phường Hưng Long xã Tiến Lợi, xã Tiến Thành
(TP.Phan Thiết), xã Thuận Quý, xã Tân Thành ( huyện Hàm Thuận Nam), xã
Tân Hải, xã Tân Bình, xã Tân Thiện (huyện Hàm Tân), xã Hòa Phú, Hòa

Thắng (huyện Bắc Bình), xã Vĩnh Hảo, xã Phước Thể, xã Bình Thạnh (huyện
Tuy Phong),..
1.1.1.4. Tài nguyên du lịch dải ven biển
Ngày nay, dải ven biển vĩ độ vừa và thấp của thế giới phần lớn là điểm
nóng du lịch, các nước đều rất coi trọng tài nguyên du lịch dải ven biển.
Dải ven biển hàm chứa tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt là tài
nguyên du lịch tự nhiên.
Bên cạnh tài nguyên du lịch tự nhiên, dải ven biển còn hàm chứa những
giá trị nhân văn thông qua hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc. Các
di tích văn hoá lịch sử như đình, chùa, tháp, nhà thờ…các làng chài ven biển
cùng với những lối sinh hoạt lễ hội độc đáo, đặc sắc như lễ hội Cầu ngư, lễ
hội Cá ông,..đặc biệt có giá trị to lớn đối với phát triển nhiều loại hình du lịch
như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng.
1.1.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch dải ven biển
Là một loại tài nguyên, qua khai thác lợi dụng, tài nguyên du lịch dải
ven biển có thể tạo ra các giá trị hoặc lợi ích nào đó. Nó vừa có những đặc

9


điểm chung của tài nguyên du lịch nói chung lại có những đặc điểm khác biệt
với các tài nguyên khác, có thể khái quát thành các đặc điểm như:
- Tài nguyên du lịch dải ven biển với nhiều hình thức biểu hiện đa
dạng bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân dọc theo
dải ven biển, có cả những yếu tố hữu hình (như công trình kiến trúc đền đình,
chùa tháp, bãi cát, phong cảnh,sản vật biển, các hải đảo....) và những yếu tố
vô hình (tâm linh tín ngưỡng trong đời sống của ngư dân làng chài, không khí
biển,…). Cùng với nhu cầu du lịch của con người phát triển lên từng nấc cao,
phạm vi không gian của hoạt động không ngừng mở rộng, hình thức và nội
dung du lịch mới sẽ không ngừng được đưa vào, làm cho tài nguyên du lịch

dải ven biển cũng theo đó trở nên phong phú hơn.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên là do tự nhiên hình thành, hầu hết các tài
nguyên du lịch tự nhiên dải ven biển là những tài nguyên thiên nhiên, chịu
ảnh hưởng của khí hậu và thay đổi môi trường. Vì lý do đó, đánh giá tác động
môi trường có thể gây ra sự chậm trễ trong thực hiện dự án phát triển và nâng
cao chi phí môi trường vì sợ tổn hại môi trường.
- Trong nhiều trường hợp, các điểm tham quan biển cách xa khu vực đô
thị, các thị trường mục tiêu và không dễ dàng tiếp cận.
- Các vùng ven biển dân cư thường thưa thớt không giống như vùng
nông nghiệp hay ngôi làng miền núi, vì vậy cần phải khuyến khích người dân
địa phương tham gia phát triển ngành công nghiệp du lịch trong khu vực trong
khi vẫn giữ môi trường khu vực.
- Nguồn tài nguyên biển có thể được sử dụng cho một mùa, chủ yếu là
vào mùa hè, vì vậy mùa không hoạt động có thể phát sinh.
- Tài nguyên du lịch biển đóng một vai trò rất quan trọng trong du lịch
đảo. Khu vực đảo phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu và rất dễ bị tổn thương do
biến đổi khí hậu. Nói cách khác, sự thay đổi trong môi trường biển do biến
đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sự thành công và tính bền vững của du lịch
đảo. Trong số các hiện tượng khí hậu bất thường, tăng nhiệt độ và mực nước
biển và thay đổi của hệ sinh thái biển có thể đưa khu vực hòn đảo bị đe dọa

10


mất khả năng cạnh tranh trong du lịch biển. Vì vậy, các vùng đảo nhạy cảm và
dễ tổn thương với biến đổi khí hậu cần tăng cường sức hấp dẫn và tìm kiếm
cả hai cách để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
1.1.3. Các loại tài nguyên du lịch dải ven biển
1.1.3.1.


Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tại khu vực dải ven biển có rất nhiều loại tài nguyên du lịch tự nhiên

có thể phục vụ khai thác phát triển du lịch như:
Hệ thống địa hình núi kéo dài từ đất liền ra bờ biển, kết hợp với
địa hình các cửa sông, các vịnh và hệ thống đảo trên 2.700 hòn đảo tạo
nên nhiều cảnh quan biển, đảo vùng biển, cảnh quan núi, vịnh tại khu vực
ven bờ hấp dẫn khách du lịch.
Khu vực các tỉnh duyên hải Đông Bắc có vùng núi ven biển Quảng
Ninh với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau kéo dài thành hình vòng
cung song song với ven bờ biển, các đảo lớn như: Cái Bầu, Cái Bàn, Vĩnh
Thực, Vĩnh Trung, Cái Chiên... quần đảo Cô Tô, đảo Quan Lạn, Cát Bà, ..
và các vịnh biển, trong đó nổi bật là các vịnh Cái Lân, Hạ Long, Bái Tử
Long,..
Các tỉnh duyên hải Nam Bắc Bộ từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có
vùng Nga Sơn-Hoằng Hoá, Quỳnh Lưu, Cửa Lò, Hà Tĩnh với hệ thống
đảo, các vịnh-bãi biển, trong đó nổi bật đảo Hòn Mê, Mắt, Hòn Ngư.. các
vịnh biển, bãi biển như Hải Tiến, Sầm Sơn, Hải Hoà, Thiên Cầm, Vũng
Áng…
Khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ có các đèo Ngang, đèo Hải
Vân,. .. tạo nên các vịnh Chân Mây, Đà Nẵng.
Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có hệ thống các núi, đèo, đảo và
vịnh biển có giá trị cảnh quan hấp dẫn du lịch trong đó nổi bật các đảo
Cù Lao Chàm, Phú Quý; đèo Cả, vịnh Văn Phong, Cam Ranh, Nha Trang
(được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới),…
Khu vực duyên hải tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ có

11



cảnh quan các đảo nổi tiếng như Côn Đảo, Phú Quốc,..
Với chiều dài trên 3.000 km bờ biển đường bờ biển, nước ta có nhiều
bãi biển có giá trị du lịch, trải đều từ Bắc chí Nam với khoảng trên 250 bãi
cát lớn nhỏ khác nhau. Bãi biển dài nhất đạt đến 15-18 km, bãi nhỏ cũng
có chiều dài tới 1 km. Đặc điểm cấu tạo, tính chất bãi cát, chất lượng nước
biển; địa hình, chế độ hải văn,.. của các các bãi biển phần lớn đạt yêu cầu
để tổ chức các hoạt động du lịch biển như nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao
biển. Nhiều bãi biển đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có bãi biển Đà Nẵng
năm 2005 được các tổ chức du lịch quốc tế đánh giá là một trong 6 bãi biển
đẹp nhất thế giới.
Ngoài ra còn có hệ thống hang động, hình thành tại các đảo trong đó
nổi bật là khu vực Quảng Ninh với các vịnh nổi tiếng như vịnh Bái Tử Long,
Vịnh Hạ Long với 32 đảo lớn có dân và gần 2.000 đảo nhỏ, là nơi tập trung
hơn 2.000 đảo đá vôi lớn nhỏ là hình thái địa hình karst ngập nước với cảnh
quan đặc biệt hẫn dẫn đã được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên
nhiên của thế giới; hang động tại các vùng núi ven biển Thanh Hoá, Quảng
Bình; các tài nguyên địa chất khác như cảnh quan đá đĩa, đã chồng,.. ở ven
biển các tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên..
Đảo đất liền vốn từng là một phần của lục địa, về sau do vỏ trái đất lún
xuống, nước biển tràn lên chia cắt nó khỏi đất liền. Đảo núi lửa là do núi lửa
dưới đáy biển phun trào, tích tụ lại mà thành, địa thế cao dốc, có đảo còn có
núi lửa hoạt động. Đảo san hô là do xác san hô trong biển nhiệt đới tích tụ lại
nhô lên mặt biển, hình thành đảo,..
Do hoàn cảnh tự nhiên của các đảo khác nhau, cảnh quan tự nhiên của
các đảo khác nhau đều có nét đặc sắc riêng, là nơi lý tưởng để phát triển du
lịch. Ngày nay, trên thế giới đã có rất nhiều hòn đảo đã phát triển thành địa
điểm du lịch nổi tiếng như đảo Hawaii (Mỹ), đảo Bali (Indonesia), đảo Jechu
(Hàn Quốc).

12



Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều hòn đảo đã được đầu tư khai thác và
bước đầu mang lại thương hiệu riêng như: đảo Tuần Châu (Quảng Ninh), đảo
Vinpearl (Nha Trang), đảo Cát Bà (Hải Phòng), đảo Phú Quốc (Kiên Giang),

Các hải đảo với địa mạo độc đáo, hình thành cảnh quan khác nhau về
địa chất, khí hậu và biển cả, tạo thành khu phong cảnh du lịch đặc biệt, các
khu phong cảnh này lại dung hòa giữa cảnh quan thiên nhiên với cảnh quan
nhân tạo, biển, bãi cát, phong cảnh hòa với các truyền thuyết thần kỳ về đảo
kết hợp với hàng hải, du lịch ngắm cảnh, vui chơi giải trí, săn bắt cá,..sẽ tạo
thành sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút khách

13


1.1.3.2. Khí hậu
Khí hậu rất quan trọng trong hoạt động du lịch, nó là một nhân tố quyết
định mức hấp dẫn của địa bàn đối với khách du lịch, là nguyên nhân chính
làm nên tính mùa trong du lịch. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: bão, gió
mùa, gió phơn (foehn), lũ lụt, mùa mưa...ảnh hưởng xấu đến hoạt động du
lịch.
Tài nguyên khí hậu phục vụ cho nhu cầu an dưỡng, chữa bệnh như khí
hậu ven hồ, ven biển, vùng núi, cao nguyên hoặc triển khai một số các hoạt
động du lịch như thể thao mùa hè, mùa đông, vui chơi giải trí.
Tài nguyên khí hậu phục vụ du lịch là tổng hợp các yếu tố: nhiệt độ,
lượng mưa, độ ẩm, gió, ánh nắng mặt trời…
Các nhà khí hậu học đã xây dựng các chỉ tiêu khí hậu sinh học để xác
định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con người. Dựa trên các chỉ tiêu
này ngành du lịch khai thác tài nguyên khí hậu từng vùng cho du lịch cho

từng loại hình du lịch nhất định..
Nói chung những điểm du lịch có khí hậu ôn hoà, không quá nóng hay
không quá lạnh, quá ẩm, quá khô hay quá nhiều gió...thường thu hút được
nhiều khách du lịch. Tuy nhiên mỗi loại du lịch đòi hỏi khí hậu khác nhau.
- Đối với khách đi du lịch biển thì thời tiết được coi là thuận lợi khi:
+ Số ngày mưa tương đối ít
+ Số giờ nắng trung bình ngày cao (từ 10 -12 giờ).
+ Nhiệt độ trung bình ngày không cao lắm, nhiệt độ nước biển khoảng 20250C
- Đối với các loại hình du lịch thể thao vui chơi giải trí như nhảy dù, tàu
lượn, khinh khí cầu, thả diều, thuyền buồm… hướng gió, tốc độ gió, quang
mây, không có sương mù là cần thiết.
Như vậy, khí hậu ở các vùng ven biển trong lành, mát mẻ, lại thêm tác
dụng điều tiết của biển cả, sự chênh lệch nhiệt độ thấp, mùa đông ấm, mừa hè
mát rất thích hợp với thân nhiệt và sự lưu thông khí huyết trong cơ thể con
người, làm tăng năng lực hoạt động của cơ thể là điều kiện lý tưởng cho các
loại hình du lịch tắm biển, du lịch thể thao biển,…
1.1.3.3. Tài nguyên nước

14


Đối với hoạt động du lịch, tài nguyên nước được xem như một dạng tài
nguyên quan trọng. Các đối tượng nước chính sau đây đã được khai thác
như tài nguyên du lịch:
- Bề mặt nước và các bãi nông ven bờ
Bao gồm biển, sông, hồ, suối, thác nước, suối phun...là nơi hoạt động
nhiều loại hình du lịch. nước mặt là nhân tố t ạo cảnh quan, có giá trị đặc biệt
trong du lịch, nhất là các hồ, dòng sông, thác nước…. Nước mặt còn có tác
dụng gián tiếp qua các thành phần khác ven bờ, các bãi biển hoặc bãi ven hồ
khí hậu mát mẻ, có thể sử dụng để tắm khí trời, dạo chơi, và các hoạt động

thể thao nước như bơi lội, đua thuyền, lướt ván. Ở nước ta, dòng sông Hương
thơ mộng, các sông ngòi, kênh rạch chằng chịt ở đồng bằng sông Cửu Long;
các hồ nước thiên nhiên và nhân tạo rộng lớn và nhiều phong cảnh đẹp như
hồ Ba Bể, hồ Tây, hồ Hòa Bình, các bãi biển đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa
Lò, Non Nước, Nha Trang,…đều là những điểm du lịch có sức hấp dẫn rất
cao đối với khách du lịch.
- Nước khoáng
Các điểm nước khoáng, suối nước nóng là tài nguyên thiên nhiên rất
quý giá để triển khai các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, chữa
bệnh. Tài nguyên này ở nước ta cũng rất phong phú và nhiều nơi có
nguồn nước đạt chất lượng cao được sử dụng trực tiếp làm nước uống,
nước giải khát và đáp ứng được nhiều nhu cầu an dưỡng, chữa bệnh cho
khách du lịch, đặc biệt với một số bệnh về hệ vận động, thần kinh, tiêu hóa,
da liễu và nội tiết.
Nước khoáng thiên nhiên là một loại hình tài nguyên tự nhiên có giá trị
cao về du lịch như mỏ nước khoáng Tiền Hải (Thái Bình), Thiên Tân, Vĩnh
An (Thừa Thiên- Huế), Thác Bà (Nha Trang), Bình Châu (Bà Rịa- Vũng
Tàu),..đang được đầu tư khai thác phục vụ phát triển các loại hình du lịch
chữa bệnh, nghĩ dưỡng.

15


1.1.3.4. Hệ sinh thái biển và ven bờ
Hệ sinh thái biển ở vùng biển và ven biển nước ta được hình thành
bởi hệ thống đầm phá, cửa sông, vùng ngập mặn ở hầu hết các khu vực ven
bờ biển nước ta, từ vùng duyên Hải Bác Bộ (Quảng Ninh, Thái Bình, Ninh
Bình, Thanh Hoá,..Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Bộ đến ven biển vùng
Đông, Tây Nam Bộ như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quy Nhơn, Khánh
Hoà, Quy Nhơn, Bà Rịa Vũng Tàu, đến Long An, Cà Mau, Kiên

Giang,..Với hệ thống các rạng san hô tại các vùng đảo khu vực phía Bắc,
miền Trung, Côn Đảo, Phú Quốc, hệ sinh thái ven biển và vùng biển nước ta
rất phong phú, có tính đa dạng sinh học rất cao, là những tài nguyên có giá
trị lớn để phát triển du lịch sinh thái vùng ngập nước.
Ngoài hệ sinh thái vùng ngập nước ven bờ và vùng biển, giá trị sinh
thái còn được hình thành tại các rừng đặc dụng, rừng quốc gia tập trung chủ
yếu ở hệ thống 13/28 vườn quốc gia; 22/55 khu bảo tồn thiên nhiên, cụ thể
như: vườn quốc gia Bái Tử Long, có mối liên hệ mật thiết với di sản thiên
nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), vườn quốc gia Xuân Thuỷ
(Nam Định), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng
Bình), vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế); vườn quốc gia Núi Chúa
(Ninh Thuận), vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), vườn quốc gia U
Minh Thượng( Kiên Giang), vườn quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang); 02 khu
bảo tồn biển là Hòn Mun (Khánh Hoà) và Cù Lao Chàm (Quảng Nam);
17/34 khu rừng văn hoá lịch sử và môi trường ở vùng ven biển và hải đảo
ven bờ, trong đó tiêu biểu là vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công
nhận là di sản thiên nhiên thế giới; rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu dự trữ
sinh quyển thế giới,…
1.1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.1.4.1. Di tích

16


Bên cạnh giá trị tự nhiên, các yếu tố nhân văn giàu bản sắc văn hoá
truyền thống tập trung với mật độ cao ở vùng ven biển. Hiện nay có tới
915/2509 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng quốc gia nằm ở vùng ven
biển, đặc biệt trong số đó có 4 di sản văn hoá thế giới được UNESCO
công nhận.
Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc và Tiểu vùng du lịch Nam

Bắc Bộ là nơi tập trung nhiều nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, vật thể
và phi vật thể như: Đền Cửa Ông, Bãi cọc Bạch Đằng, cửa Lục Triều, núi
Bài Thơ....nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình); Chùa Keo (Thái Bình), thành
Nhà Hồ, Lam Kinh (Thanh Hoá)...các di tích văn hoá lịch sử đặc biệt quan
trọng như di tích Nguyễn Du, di tích Kim Liên.
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ, gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, là vùng rất giàu
nguồn tài nguyên du lịch nhân văn. Số lượng di tích xếp hạng cho đến nay
ở vùng du lịch Bắc Trung Bộ là 157 di tích, trong đó có các di sản văn hoá
Thế giới, gồm quần thể di tích Huế, phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn;
nhiều di tích về hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, tiêu biểu là
đường mòn Hồ Chí Minh, địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, khu
chứng tích tội ác Sơn Mỹ, Nghĩa trang Trường Sơn...
Những đặc thù về lịch sử, văn hoá của vùng dải ven biển miền
Trung kéo dài suốt từ Bình Định đến Bình Thuận đã được phản ánh trong
sự đa dạng và phong phú của hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, trong đó
có văn hoá Chăm nổi tiếng với một loạt các tháp Chăm từ lâu đã như biểu
trưng cho dải đất này. Hiện nay vùng du lịch này có khoảng 362 di tích,
chiếm 14,4% số di tích được xếp hạng trong cả nước.
Điều đặc biệt là tại địa bàn ven biển và hải đảo đã hội tụ, lồng ghép
một cách nhuần nhuyễn giữa những giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn thông qua sự hiện diện của các di tích có giá trị tạo nên đã

17


sức hấp dẫn lớn về du lịch.
1.1.4.2. Lễ hội
Trong các dạng của tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài
nguyên có giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh

hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Lễ hội là
một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất
vả, hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại
của đất nước, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân,
hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Do vậy
lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với du khách.
Đặc biệt, tại các vùng ven biển của nước ta có một lễ hội truyền thống
rất đặc sắc đó là Lễ hội Cầu Ngư.
Lễ hội Cầu Ngư (hay còn gọi là Lễ hội Cá Ông) là một hiện tượng văn
hóa dân gian tiêu biểu của ngư dân ven biển, đặc biệt là của ngư dân các làng
chài ven biển Nam Trung bộ. Lễ hội tái hiện lại một cách sinh động phong tục
truyền thống thờ cúng Cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm nét văn
hóa dân gian.
Tục thờ cúng Cá Ông, còn gọi là thần Nam Hải, bắt nguồn từ tín
ngưỡng thờ cá của người Việt các tỉnh Bắc bộ. “Ông” là tiếng gọi tôn kính
của ngư dân dành riêng cho cá voi, loài cá thường giúp họ vượt qua tai nạn
khi lênh đênh trên biển cả. Trong dân gian, người Việt cũng như người Chăm
và người Hoa đều cho rằng cá voi không phải là loài cá bình thường mà là
một loài cá thần. Biểu hiện ở đây không phải là sức vóc to lớn và sức chịu
đựng khác thường, mà là loài cá có suy nghĩ, có tình cảm và đặc biệt là sự
cảm nhận và tâm linh như con người. Không phải chỉ ngày xưa mà ngay cả
tới bây giờ nhiều người vẫn nghĩ thế. Do đó, việc tôn thờ và thờ phụng rất tôn
nghiêm.

18


Trong sự chuyển hóa cá voi từ một loài vật nơi biển cả thành một vị
Thần của cư dân sống bằng nghề biển, có vai trò của vương triều nhà Nguyễn.
Nhiều đời vua nhà Nguyễn đã ban sắc phong tặng cá voi là “Nam Hải cự tộc

Ngọc Lân tôn Thần”. Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, các triều đại vua khác nhau
đã ban sắc phong cho thần Nam Hải, chính thức công nhận tục thờ cúng Cá
Ông tại các làng quê dọc ven biển miền Trung. Lăng Ông luôn được làng chài
thờ cúng quanh năm và đặc biệt vào mùa xuân hay mùa thu hằng năm, lễ hội
cúng Cá Ông theo nghi lễ truyền thống, rất trang trọng.
Thờ Cá Ông ở đây không chỉ được xem là sự tôn kính thần linh mà còn
gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng. Hàng năm, thường là sau khi ăn Tết
xong, ngư dân tổ chức lễ tế Cá Ông lồng ghép dưới hình thức Lễ hội Cầu Ngư
và lễ ra quân đánh bắt vụ cá nam.
Lễ hội được diễn ra trong hai ngày, ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày
sau là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ, bàn thờ được trang hoàng hết sức rực
rỡ, trang nghiêm. Các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu
thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao
niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. Vị chánh bái
dâng đồ tế lễ (không được dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của
dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền
bè đi khơi về lộng an toàn.
Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Có
nơi còn tổ chức lễ rước Ông từ làng này qua làng khác để bày tỏ sự đoàn kết
giữa các làng vạn chài. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước
và vị chánh tế tổ chức “xin keo”. Đó là lễ Cá Ông chứng giám lòng thành của
ngư dân ngoài biển. Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm lễ chánh tế bao gồm
lễ khai mõ, đội học trò dâng hương.

19


Về phần hội, tuỳ điều kiện, mỗi địa phương có một hình thức tổ chức
riêng, nhưng cũng đều là các trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua
thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng... Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan,

còn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu Ngư là múa hát bả
trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên
trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho
ngư dân. Hát múa bả trạo, vừa là nghi thức tế lễ vừa là hoạt động nghệ thuật.
Bả trạo là hoạt cảnh múa hát, thể hiện sinh hoạt, lao động của ngư dân như
chèo thuyền, kéo lưới hoặc đặc tả cảnh đưa linh, rước hồn “Đức Ông”.
Lễ hội Cầu Ngư lưu giữ trong mình tín ngưỡng dân gian, phong tục tập
quán cùng mối quan hệ mật thiết với tín ngưỡng tâm linh. Tất cả những mối
quan hệ ấy gắn bó chặt chẽ với nhau, hòa quyện vào nhau, có tác động qua lại
ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại cho đến ngày nay vẫn mang đậm
những đặc trưng văn hóa biển. Lễ hội còn thể hiện ý thức "Uống nước nhớ
nguồn", tưởng nhớ công đức của các vị tiền hiền, có công lập làng, dựng nghề
và thông qua lễ hội thắt chặt thêm tình đoàn kết gắn bó giữa các ngư dân làng
chài ven biển.
1.1.4.3. Làng nghề
Làng nghề thủ công truyền thống cũng là loại tài nguyên du lịch nhân
văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Làng nghề thường
mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất
kinh tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa. Thông thường, nghề thủ công
truyền thống với những sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện tài khéo léo
của nhân dân lao động mà còn thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư
tình cảm của con người. Đây cũng chính là những đặc tính riêng của các nền
văn hóa và là sức hấp dẫn của các nghề và làng nghề thủ công truyền thống.

20


Nước ta là nước có nhiều l à n g nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là
các nghề chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề
mộc, nghề mây tre đan, nghề dệt.. ., mỗi làng nghề đều có lịch sử phát triển

lâu dài và khá độc đáo.
Đặc biệt các vùng ven biển đã hình thành nhiều làng nghề chứa đựng
nhiều nét văn hóa truyền thống của cư dân vùng biển. Ở vùng ven biển Tây
Nam Bộ, các làng nghề chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa
phương như tre trúc, lục bình, lau sậy, đặc biệt là nguồn nguyên liệu nuôi
trồng, khai thác thủy sản như cá đồng, cá biển, tôm, mực… Sản phẩm của
làng nghề này chủ yếu là các mặt hàng phục vụ đời sống, thực phẩm chế biến
từ nguồn nguyên liệu nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nhiều nhất là về tôm
cá các loại. Còn ở khu vực ven biển Nam Trung Bộ thì có các làng nghề như
làng thúng chai, (Phú Yên), làng nghề chài lưới, nghề làm mắm, làm muối,…
đan giỏ cá khô, cá hấp, thúng, chai ở các vùng ven biển tỉnh Bình Thuận,…
Các ngành nghề này thường có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ
gia đình, có tính chất mùa vụ, chưa vận dùng nhiều kỹ thuật và công nghệ
hiện đại, mà chủ yếu thực hiện theo phương pháp thủ công truyền thống.
1.1.4.4. Ẩm thực
Ẩm thực Việt Nam mang sắc thái địa phương sâu sắc, trong đó ẩm
thực biển có dấu ấn nổi bật trong bức tranh văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Biển nước ta là một kho tài nguyên khổng lồ, gồm rất nhiều loại hải
sản có giá trị, đây là cơ sở quyết định tới việc hình thành văn hóa ẩm thực
biển. Hầu hết các món ăn từ biển là các loại hải sản như tôm, cua, cá, ghẹ,
hàu, nghêu, sò,…Ngoài ra không thể thiếu một loại gia vị đặc trưng của xứ
biển như nước mắm. Nước mắm cũng có nhiều loại với công dụng kết hợp
với thực phẩm khác nhau như nước mắm nhỉ (được làm từ các cơm nguyên
chất), mắm ruốc, mắm tôm,..Không chỉ vậy, do bối cảnh văn hóa, sinh thái
mang lại mà ở mỗi vùng biển hàm chứa những nét riêng. Sự khác biệt này
tạo nên sức hấp dẫn du khách không chỉ bởi hương vị đậm đà đặc trưng mà

21



còn bởi những loài hải sản kỳ lạ của xứ biển đã tạo nên những món ăn độc
đáo. Có thể thấy trên khắp các vùng biển Việt Nam ở đâu cũng có tôm, cua,
cá, ghẹ, mực,…nhưng với những kỹ thuật chế biến đặc biệt, cách sử dụng và
phương thức ăn uống đậm nét văn hóa địa phương đã tạo nên những loại đặc
sản riêng, mới lạ và cuốn hút, ví như mực một nắng – gắn với địa danh Phan
Thiết, chả cá thu Hải Phòng,…Bên cạnh đó còn có các sản vật biển đến từ
các đảo trên biển như yến sào Nha Trang, cua đá ở Cồn Cỏ (Quảng Trị), có
các món từ vùng ngập nước gần bờ như các món làm từ sá sùng (có nhiều ở
biển Côn Đảo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và vùng biển Móng Cái tỉnh Quảng
Ninh). Sá sùng tươi có thể chế biến thành các món như nấu cháo, nấu canh,
nướng vàng, xào chua ngọt, chiên giòn, làm gỏi...nhưng ngon nhất vẫn là
món nướng chấm tương ớt, muối tiêu chanh. Thịt sá sùng nướng vừa giòn,
mềm lại dai dai, béo bùi và ngọt nên càng ăn càng thấy ngon. Còn có những
loại đặc sản từ vùng đất ven biển như đặc sản kỳ nhông ở Ninh Thuận, Bình
Thuận,…
1.2. Khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển
1.2.1. Khái niệm
Khai thác là hành động sử dụng một cái gì đó/một người nào đó để mang
lại lợi ích cho người sử dụng.
Khai thác tài nguyên du lịch (hay khai thác tài nguyên phục vụ mục đích
du lịch) là các hoạt động phục vụ khách du lịch đến thẩm nhận tại chỗ những
giá trị vật chất hay tinh thần của tài nguyên. Tập hợp các dịch vụ này chính là
sản phẩm du lịch2
Muốn tài nguyên du lịch phát huy được lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội
lớn hơn thì phải coi trọng đặc biệt việc khai thác tài nguyên du lịch.
Khai thác tài nguyên du lịch có các đặc điểm như sau:

2

ĐỊnh nghĩa sản phảm du lịch trong mục 4 điều 4 Luật Du lịch


22


1.2.2. Đặc điểm khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển
Thời gian khai thác tài nguyên du lịch thường khác nhau.
Trong số các tài nguyên du lịch, có những tài nguyên có khả năng khai
thác quanh năm, lại có những tài nguyên mà việc khai thác ít nhiều lệ thuộc
vào thời vụ. Sự lệ thuộc này chủ yếu dựa theo quy luật diễn biến của khí hậu.
Đối với các tài nguyên du lịch biển, thời gian khai thác thích hợp nhất
là vào thời kỳ có khí hậu nóng bức trong năm. Điều này giải thích vì sao
du lịch biển thường chỉ tổ chức vào mùa hè ở khu vực phía Bắc. Còn từ Đà
Nẵng trở vào, nơi ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, hoạt động du lịch
biển có thể tổ chức quanh năm.
Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau đã quyết định tính
chất mùa vụ của hoạt động du lịch. Các địa phương, những người quản lý,
điều hành và tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch cũng như du
khách đều phải quan tâm đến tính chất này để có các biện pháp chủ động
điều tiết thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc của
mình.
Việc khai thác tài nguyên du lịch được thực hiện tại chỗ để tạo ra
các sản phẩm du lịch.
Các sản phẩm du lịch được khách du lịch đến tận nơi để thưởng thức.
Đây cũng là đặc điểm mà tài nguyên du lịch khác với một số tài nguyên
khác là những loại tài nguyên, sau khi khai thác có thể được vận chuyển
tới nơi chế biến thành sản phẩm rồi lại được đưa đến tận nơi “tiêu thụ".
Chính vì khách du lịch phải đến tận các điểm du lịch, nơi có các tài
nguyên du lịch và thưởng thức các sản phẩm du lịch nên muốn khai thác các
tài nguyên này điều đầu tiên cần quan tâm là phải chuẩn bị tốt các cơ sở hạ
tầng, các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và vận chuyển khách du lịch. Thực tế

cho thấy những điểm du lịch có vị trí địa lý thuận lợi, tiện đường giao thông
và có các cơ sở dịch vụ du lịch tốt thì hoạt động du lịch ở đó sẽ đạt được hiệu
quả cao. Ngược lại, có những điểm du lịch có nguồn tài nguyên du lịch rất
đặc sắc như thị trấn Sa Pa, cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai), động Phong Nha

23


(Quảng Bình) nhưng vì ở vị trí quá xa xôi cách trở thì sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đến khả năng thu hút khách du lịch.
Khai thác tài nguyên du lịch có thể tiến hành nhiều lần.
Các tài nguyên du lịch được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái
tạo và sử dụng lâu dài. Vấn đề chính là phải nắm được quy luật của tự nhiên,
lường trước được sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và những biến
động, đổi thay do con người gây nên. Từ đó có định hướng lâu dài và các
biện pháp cụ thể để khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch; không
ngừng bảo vệ, tôn tạo và hoàn thiện tài nguyên nhằm đáp ứng các nhu cầu
phát triển du lịch.
Đây cũng là điều sống còn của mỗi điểm du lịch, mỗi khu du lịch
nhằm thực hiện phương hướng chiến lược phát triển du lịch bền vững. Chỉ
có phát triển du lịch bền vững mới đảm bảo nguồn tài nguyên du lịch ít
bị tổn hại, mỗi điểm du lịch, mỗi khu du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn hơn,
không những thỏa mãn các nhu cầu phát triển du lịch hiện tại, mà còn sẵn
sàng để đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch trong tương lai. [11, tr 10-12]
Khai thác tài nguyên du lịch biển đã và đang trở thành một chiến lược
phát triển của ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng
ven biển để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân cũng như tăng
nguồn thu ngân sách trung ương và địa phương.
Trong cuộc hội thảo về quản lý và phát triển du lịch biển, đảo Việt
Nam, các chuyên gia du lịch nhận định rằng du lịch biển và kinh tế đảo là một

trong 5 đột phá về kinh tế biển, ven biển.
Với bờ biển dài trên 3.000 km, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt
những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài ven biển là những điều kiện
thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Những bãi biển, vịnh biển của
Việt Nam được du khách cả thế giới biết đến như vịnh Hạ Long, vịnh Nha
Trang hay bãi biển Đà Nẵng được Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi
tắm quyến rũ nhất hành tinh…đều nói lên sức hút của biển Việt Nam đối với
du khách trong và ngoài nước. Dọc bờ biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi

24


biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30 bãi biển đã được đầu tư và
khai thác. Trong đó, các khu vực biển có tiềm năng lớn đã đầu tư phát triển là
vịnh Hạ Long - Hải Phòng - Cát Bà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Vân
Phong - Đại Lãnh - Nha Trang; Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo; Hà Tiên Phú Quốc; Phan Thiết - Mũi Né.
Như vậy, có thể nói rằng, khai thác tài nguyên du lịch tức là sử dụng các
công cụ về nhân lực, vật lực, các thể chế chính sách…để biến những giá trị,
tiềm năng của tài nguyên du lịch trở thành hiện thực nhằm mục đích phục vụ
cho nhu cầu lợi ích của con người
1.2.3. Các sản phẩm khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển
1.2.3.1. Du lịch tắm biển
Du lịch tắm biển là loại hình có sức hút lớn đối với du khách, đặc biệt
đối với cư dân ở những vùng có khí hậu nắng nóng kéo dài. Du lịch tắm biển
rất có lợi cho sức khỏe con người bởi nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, không khí ở khu vực bờ biển trong lành, mát mẻ, thêm vào
đó là tác dụng điều tiết của biển cả, sự chênh lệch nhiệt độ thấp, mùa đông
ấm, mùa hè mát, rất thích hợp với thân nhiệt và sự lưu thông khí huyết trong
cơ thể con người, có thể đẩy mạnh sự quân bình trong trao đổi chất, thần kinh,
có lợi cho việc tăng lượng protein trong hồng huyết cầu của cơ thể, từ đó nâng

cao tỷ lệ dưỡng khí và năng lượng hoạt động của toàn bộ cơ thể. Trong không
khí trên mặt biển có nhiều chất iodin, magnéum chlorin hóa có thể cải thiện
bệnh viêm mũi, viêm cổ họng mãn tính, sóng biển và ánh nắng mặt trời sản
sinh ra một số lượng lớn chất phụ ly tử, có tác dụng trị liệu thiên nhiên rất tốt
đối với bệnh huyết áp cao, nước biển có tác dụng phản xạ tia cực tím của ánh
nắng mặt trời, có thể điều tiết tự nhiên huyết áp và các chất canxi, phospho
trong máu và sự bài tiết trong cơ thể con người, đẩy mạnh khả năng tiêu hóa.
Thứ hai là, hoạt động lưu thông không khí ở khu vực bờ biển rất lớn, có
nhiều gió khiến kích thích, điều tiết và rèn luyện các cơ chế hoạt động trong

25


×