Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 về Chất theo 4 bậc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.06 KB, 9 trang )

CHỦ ĐỀ 1 : MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC – CHẤT
Câu 1. (NB). Hóa học là gì ?
A. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
B. Hóa học là khoa học nghiên cứu cuộc sống của chúng ta.
C. Hóa học là khoa học nghiên cứu về số học, hình học.
D. Hóa học là khoa học nghiên cứu về động vật, con người và hệ sinh thái.
Hướng dẫn
Định nghĩa sách giáo khoa
Chọn A
Câu 2. (NB). Chất có ở đâu ?
A. Chất có ở người và động vật.
B. Chất có ở nhà ở, đồ dùng, phương tiện đi lại và công cụ sản xuất.
C. Chất có ở thực vật.
D. Chất có ở mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
Hướng dẫn
Chọn D
Câu 3. (NB). Có mấy loại vật thể, đó là những loại nào?
A. 2 loại. Vật thể tinh khiết và vật thể hỗn hợp.
B. 2 loại. Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
C. 3 loại. Vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo và vật thể bán nhân tạo.
D. 1 loại. Vật thể tự nhiên.
Hướng dẫn
Có 2 loại vật thể, bao gồm:
-

Vật thể tự nhiên: Khí quyển, trái đất, cây cối, con người, động vật,…

-

Vật thể nhân tạo: Tivi, tủ lạnh, nồi cơm, cái quạt,…


Chọn B
Câu 4. (NB). Chất tinh khiết là chất:
A. Gồm những phân tử đồng dạng, có tính chất biến đổi.
B. Không lẫn tạp chất và có tính chất không đổi.
C. Không lẫn tạp chất và có tính chất biến đổi.
D. Có lẫn thêm vài chất khác và có tính chất không đổi.
Hướng dẫn


Chất tinh khiết là chất không có lẫn các tạp chất khác, có những tính chất vật lý và
hóa học nhất định.
Chọn B
Câu 5.(NB). Trong các vật thể sau. Đâu là vật thể nhân tạo:
A. Con mèo
B. Con sông
C. Xe đạp
D. Con người
Hướng dẫn
Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra, không có sẵn trong tự nhiên.
Chọn C
Câu 6. (NB) . Trong các vật thể sau. Đâu là vật thể tự nhiên:
A. Tủ lạnh
B. Con sông
C. Nồi cơm điện
D. Máy tính để bàn
Hướng dẫn
Vật thể tự nhiên là những vật thể tồn tại sẵn trong tự nhiên.
Chọn B
Câu 7. (NB). Lựa chọn nào chỉ toàn các vật thể nhân tạo.
A. Bút chì, bút bi, thước kẻ, hộp bút.

B. Nước biển, ao, hồ, sông.
C. Ấm nhôm, bình thủy tinh, bầu trời, xoong nhôm.
D. Vàng, bạc, kẽm, thép.
Hướng dẫn
Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra, không có sẵn trong tự nhiên.
Chọn A
Câu 8. (NB). Lựa chọn nào chỉ toàn các vật thể tự nhiên.
A. Tivi, điện thoại, tủ lạnh
B. Con bò, con trâu, con chó
C. Bàn là, cây cối, con mèo
D. Nước, nhà máy, công nhân.
Hướng dẫn


Vật thể tự nhiên là những vật thể tồn tại sẵn trong tự nhiên.
Chọn B
Câu 9. (NB) . Chất nào sau đây được coi là chất tinh khiết?
A. Nước cất
B. Nước khoáng
C. Nước suối
D. Nước lọc
Hướng dẫn
Nước cất là chất tinh khiết không có lẫn chất khác. Còn nước khoáng, nước suối,
nước lọc có lẫn một số chất tan.
Chọn A
Câu 10. (NB). Chọn đáp án đúng nhất:
A. Vật thể tự nhiên là do con người tạo ra.
B. Nước mưa là chất tinh khiết.
C. Nước cất là chất tinh khiết.
D. Vật thể nhân tạo là có sãn trong tự nhiên.

Hướng dẫn
Vật thể tự nhiên là có sãn trong tự nhiên.
Nước mưa không phải là chất tinh khiết.
Vật thể nhân tạo là do con người tạo ra.
Chọn C
Câu 11. (NB). Lựa chọn nào gồm toàn vật thể.
A. Than chì, bút chì, dây điện.
B. Nước, cơ thể người, chất dẻo.
C. Xe đạp, nhôm, cao su
D. Bút chì, xe đạp, cơ thể người.
Hướng dẫn
Vật thể là một bộ phận, đồ vật, … được sinh ra, hợp thành từ chất.
Chọn D
Câu 12. (NB). Lựa chọn nào gồm toàn chất
A. Than chì, chất dẻo, cao su
B. Bút chì, than chì, cao su
C. Xe đạp, chất dẻo, than chì


D. Cao su, than chì, xe đạp
Hướng dẫn
Chất cấu thành vật thể
Chọn A
Câu 13. (TH). Đâu là cách để biết được tính chất của chất.
A. Quan sát
B. Dùng dụng cụ đo
C. Làm thí nghiệm
D. Tất cả các đáp án trên
Hướng dẫn
Để nhận biết được các tính chất vật lý ( màu, trạng thái, khối lượng riêng, …) của

chất ta cần quan sát và dùng các dụng cụ đo. Để nhận biết được tính chất hóa học
của chất ta cần làm thí nghiệm.
Chọn D
Câu 14. (TH). Cách để biết được tính chất hóa học của một chất
A. Quan sát
B. Dùng dụng cụ đo
C. Làm thí nghiệm
D. Tất cả các đáp án trên
Hướng dẫn
Để nhận biết được các tính chất vật lý ( màu, trạng thái, khối lượng riêng, …) của
chất ta cần quan sát và dùng các dụng cụ đo. Để nhận biết được tính chất hóa học
của chất ta cần làm thí nghiệm.
Chọn C
Câu 15. (TH). Tính chất nào sau đây có thể quan sát được mà không cần cân đo
hay làm thí nghiệm để biết?
A. Tính tan trong nước
B. Khối lượng riêng
C. Màu
D. Nhiệt độ nóng chảy
Hướng dẫn
Quan sát một chất, ta có thể thấy được màu của chất đó. Còn tính tan trong nước,
khối lượng riêng và nhiệt độ nóng chảy ta phải dùng phương pháp cân đo và làm thí
nghiệm mới biết được.


Chọn C
Câu 16. (TH). Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “ Cao su là chất … , có tính chất đàn
hồi, chịu được ăn mòn nên được dùng để chế tạo lốp xe”.
A. Thấm nước
B. Không thấm nước

C. Axit
D. Muối
Hướng dẫn
Cao su là chất dẻo không thấm nước
Chọn B
Câu 17.(TH). Lựa chọn nào gồm toàn các vật thể được làm bằng chất dẻo.
A. Thau nhựa, thùng nhựa đựng rác, ly nhựa.
B. Rổ nhựa, ấm đun nước, vỏ dây điện.
C. Chậu kiểng, mắt kính, muỗng ăn.
D. Lõi dây điện, thau nhựa, đũa.
Hướng dẫn
Thau nhựa, thùng nhựa đựng rác và ly nhựa là những đồ dùng được làm từ nhựa –
một loại chất dẻo.
Chọn A
Câu 18. (TH). Lựa chọn nào gồm toàn các vật thể được làm bằng kim loại.
A. Thau nhựa, thùng nhựa đựng rác, ly nhựa.
B. Lõi dây điện, ấm đun nước, thau nhôm.
C. Chậu kiểng, mắt kính, muỗng ăn.
D. Lõi dây điện, thau nhựa, đũa.
Hướng dẫn
Lõi dây điện được làm bằng đồng, ấm đun nước và thau làm bằng hợp kim nhôm, đó
là các kim loại.
Chọn B
Câu 19. (TH). Lựa chọn nào gồm toàn các vật thể được làm bằng thủy tinh.
A. Thau nhựa, thùng nhựa đựng rác, ly thủy tinh.
B. Vỏ dây điện, ấm đun nước, thau nhôm.
C. Chậu kiểng, mắt kính, ly thủy tinh.
D. Lõi dây điện, thau nhựa, đũa.
Hướng dẫn



Chậu kiểng, mắt kính, ly thủy tinh đều là những vật dụng làm từ thủy tinh.
Chọn C
Câu 20. (TH). Tính chất nào sau đây cần phải làm thí nghiệm để biết được
A. Màu
B. Thể
C. Hình dạng
D. Nhiệt độ nóng chảy
Hướng dẫn
Màu, thể và hình dạng của chất là những điều ta có thể biết được khi quan sát chất.
Còn nhiệt độ nóng chảy, ta phải tiến hành làm thí nghiệm mới biết được.
Chọn D
Câu 21.(TH). Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý
A. Muối tan dần trong cốc nước lọc
B. Hà hơi vào cốc nước vôi trong, thấy có xuất hiện vẩn đục.
C. Viên Natri tan mãnh liệt trong nước, bốc khói.
D. Giấy quỳ tím hóa đỏ khi nhúng vào dung dịch axit.
Hướng dẫn
Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi về thể, trạng thái, không có chất mới
được sinh ra.
Chọn A
Câu 22. (TH). Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học
A. Đường tan dần trong cốc nước lọc
B. Hà hơi vào cốc nước vôi trong, thấy có xuất hiện vẩn đục.
C. Muối tan dần trong cốc nước lọc
D. Dầu ăn tách lớp trong nước
Hướng dẫn
Hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra có sự biến đổi chất này thành chất mới.
Chọn B
Câu 23. (TH). Điền từ thích hợp vào chỗ trống

“ Thủy ngân là kim loại nặng có ánh bạc, có dạng (1)… ở nhiệt độ thường. Thủy
ngân thường được sử dụng trong (2) … (3)… và các thiết bị khoa học khác”.
A. (1) rắn (2) nhiệt độ (3) áp kế
B. (1) lỏng (2) nhiệt độ (3) áp kế
C. (1) khí (2) nhiệt độ (3) áp kế


D. 3 đáp án trên đều đúng
Hướng dẫn
Thủy ngân là kim loại nặng có ánh bạc, có dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Thủy ngân
thường được sử dụng trong nhiệt độ, áp kế và các thiết bị khoa học khác.
Chọn B
Câu 24.(VD). Người ta dựa vào đâu để tách một chất ra khỏi hỗn hợp
A. Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí
B. Dựa vào màu sắc
C. Dựa vào khối lượng
D. Dựa vào nhiệt độ nóng chảy
Hướng dẫn
Để tách một chất ra khỏi hỗn hợp, người ta dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý
giữa các chất trong hỗn hợp.
Chọn A
Câu 25. (VD). Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý
A. Đường tan dần trong cốc nước lọc
B. Hiện tượng “ Ma chơi”
C. Mảnh nhôm tan dần trong dung dịch axit
D. Giấy quỳ tím hóa xanh khi nhúng vào dung dịch bazơ.
Hướng dẫn
Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi về thể, trạng thái, không có chất mới
được sinh ra. Còn hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra có sự biến đổi chất này
thành chất mới . Các hiện tượng B, C, D đều là hiện tượng hóa học

Chọn A
Câu 26.(VD). Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học
A. Viên đá tan dần ở nhiệt độ thường
B. Đường tan dần trong cốc nước lọc
C. Mảnh nhôm tan dần trong dung dịch axit
D. Muối tan đân trong cốc nước lọc
Hướng dẫn
Hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra có sự biến đổi chất này thành chất mới.
Còn hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi về thể, trạng thái, không có chất
mới được sinh ra. Các hiện tượng A, B, D đều là hiện tượng vật lý.
Chọn C


Câu 27. (VD). Cách hợp lý để tách rượi ra khỏi nước là
A. Lọc
B. Gạn
C. Chưng cất
D. Để yên thì rượi sẽ tự lắng xuống
Hướng dẫn
Rượi và nước đều là chất lỏng, tuy nhiên rượi có nhiệt độ bay hơi thấp hơn nước. Vì
vậy để tách rượi ra khỏi nước, chúng ta sẽ dùng phương pháp chưng cất.
Chọn C
Câu 28.(VD). Làm thế nào để tách cát ra khỏi nước
A. Chưng cất
B. Làm bay hơi
C. Lọc
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Hướng dẫn
Để tách cát ra khỏi nước ta dùng phương pháp lọc
Chọn C

Câu 29.(VD). Làm thế nào để thu được nước cất từ nước tự nhiên
A. Chưng cất
B. Lọc
C. Làm bay hơi
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn
Để thu được nước cất từ nước tưh nhiên ta sử dụng phương pháp chưng cất.
Chọn A
Câu 30. (VDC). Cho biết giấy quỳ tím hóa đỏ khi cho vào dung dịch axit, hóa xanh
khi cho vào dung dịch bazơ. Có hai cốc dung dịch trong suốt không màu, trong đó
có 1 cốc là axit, 1 cốc là bazơ, làm sao để nhận biết được dung dịch trong 1 cốc?
A. Lọc
B. Dùng giấy quỳ tím
C. Chưng cất
D. Đun
Hướng dẫn


Giấy quỳ tím hóa đỏ khi cho vào dung dịch axit, hóa xanh khi cho vào dung dịch
bazơ.
Chọn B
Câu 31. (VDC). Cho biết khi cacbon đioxit là chất có thể làm đục nước vôi trong.
Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi thở của chúng ta.
A. Dùng giấy quỳ tím
B. Hà hơi vào cốc nước khoáng
C. Hà hơi vào cốc nước cất.
D. Hà hơi vào cốc nước vôi trong
Hướng dẫn
Khí cacbon đioxit làm vẩn đục nước vôi trong. Nên nếu hà hơi thở vào cốc nước vôi
trong, cacbon đioxit có trong hơi thở sẽ làm cốc nước vôi trong bị vẩn đục.

Chọn D
Câu 32 (VDC). Có thể thay đổi độ ngọt của nước đường bằng cách
A. Thêm nước
B. Thêm đường
C. Giảm đường
D. Giảm nước
Hướng dẫn
Chọn B
Câu 33.(VDC). Cách hợp lý để tách lấy mạt sắt từ hỗn hợp bột than và mạt sắt là
A. Hòa tan trong nước
B. Tách thủ công
C. Làm bay hơi
D. Dùng nam châm
Hướng dẫn
Sắt là kim loại có từ tính. Vì vậy để tách mạt sắt từ hỗn hợp bột than và mạt sắt ta
dùng nam châm để hút mạt sắt ra khỏi hỗn hợp.
Chọn D



×