Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 chủ đề nguyên tử xây dựng theo 4 bậc.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.35 KB, 10 trang )

CHỦ ĐỀ 2 : NGUYÊN TỬ
Câu 1. (NB). Nguyên tử là gì?
A. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
B. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và không mang điện.
C. Nguyên tử là hạt vô cùng lớn và trung hòa về điện.
D. Nguyên tử là hạt vô cùng lớn và không mang điện.
Hướng dẫn
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ. Nguyên tử được tạo bởi: hạt Electron
(mang điện tích âm), hạt Nơtron (không mang điện tích) và hạt Proton
( mang điện tích dương).
Chọn A
Câu 2. (NB). Nguyên tử được tạo bởi các hạt:
A. Nơtron
B. Proton, Electron
C. Electron, Nơtron
D. Electron, Nơtron, Proton
Hướng dẫn
Nguyên tử được tạo bởi 3 hạt: Hạt Electron (mang điện tích âm), hạt
Nơtron (không mang điện tích) và hạt Proton ( mang điện tích dương).
Chọn D.
Câu 3. (NB). Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi các hạt:
A. Proton, Nơtron
B. Electron, Proton
C. Electron, Nơtron
D. Proton
Hướng dẫn
Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi Proton và Nơtron.
Chọn A
Câu 4. (NB). Lớp vỏ nguyên tử được tạo bởi:
A. Proton
B. Nơtron


C. Electron


D. Electron, Proton
Hướng dẫn
Lớp vỏ nguyên tử hay còn được gọi là lớp electron được tạo bởi các hạt
Electron sắp xếp thành từng lớp và chuyển động rất nhanh xung quanh
hạt nhân.
Chọn C
Câu 5. (NB). Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:
“ Trong mỗi nguyên tử, số Proton (p, +) ...... số Electron (e, -)
A. <
B. >
C. ≤
D. =
Hướng dẫn
Trong một nguyên tử có bao nhiêu Proton thì có bấy nhiêu Electron ( Số
p = Số e)
Chọn D
Câu 6. (NB). Hạt Proton mang điện tích gì?
A. +
B. C. Không mang điện
D. Các đáp án đều sai
Hướng dẫn
Hạt Proton nằm ở hạt nhân của nguyên tử và mang điện tích dương (+)
Chọn A
Câu 7. (NB). Hạt Nơtron mang điện tích gì?
A. +
B. C. Không mang điện
D. Các đáp án đều sai

Hướng dẫn
Hạt Nơtron nằm ở hạt nhân của nguyên tử và không mang điện tích.
Chọn C
Câu 8. (NB). Hạt Electron mang điệc tích gì?


A. +
B. C. Không mang điện
D. Các đáp án đều sai
Hướng dẫn
Hạt Electron nằm ở lớp electron ( lớp vỏ nguyên tử) và mang điện tích
âm (-).
Chọn B
Câu 9. (NB). Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
“ Electron luôn chuyển động quanh ... và sắp xếp thành từng ...”
A. Hạt nhân/ lớp
B. Proton/ lớp
C. Nơtron/ lớp
D. Hạt nhân/ hàng
Hướng dẫn
Electron nằm ở lớp electron ( lớp vỏ nguyên tử), chúng chuyển động rất
nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
Chọn A.
Câu 10. (NB). Khối lượng của nguyên tử là:
A. Khối lượng của Electron
B. Khối lượng của Nơtron
C. Khối lượng của Proton
D. Khối lượng của hạt nhân
Hướng dẫn
Hạt Proton và Nơtron có cùng khối lượng, còn khối lượng của Electron

rất nhỏ, không đáng kể. Vì vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối
lượng của nguyên tử.
Chọn D
Câu 11. (NB). Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
“ Nguyên tử gồm .... không mang điện tích, .... mang điện tích dương và
vỏ tạo bởi ...”
A. Proton / Nơtron / Electron
B. Nơtron / Proton / Electron


C. Electron / Nơtron / Proton
D. Nơtron / Electron / Proton
Hướng dẫn
Trong nguyên tử, hạt Nơtron không mang điện tích, hạt Proton mang
điện tích dương và hạt Electron mang điện tích âm.
Chọn B
Câu 12. (NB). Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
“ ... là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Từ ... tạo ra mọi chất”
A. Vật chất
B. Chất
C. Chất tinh khiết
D. Nguyên tử
Hướng dẫn
Chọn D
Câu 13. (TH). Chọn đáp án sai:
A. Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
B. Trong nguyên tử có số Proton và số Electron bằng nhau.
C. Hạt nhân tạo bởi Proton và Nơtron.
D. Oxi có số p khác số e
Hướng dẫn

Trong nguyên tử, số proton luôn bằng số electron
Chọn D.
Câu 14. (TH). Vì sao khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt
nhân. Chọn đáp án đúng.
A. Do hạt nhân tạo bởi Proton và Nơtron
B. Do Nơtron không mang điện
C. Do số Proton bằng số Electron
D. Do Proton và Nơtron có cùng khối lượng, còn Electron có khối
lượng rất bé.
Hướng dẫn
Nguyên tử được tạo bởi hạt nhân và lớp vỏ electron. Hạt nhân gồm hạt
Proton và Nơtron, 2 hạt này có khối lượng bằng nhau. Còn electron được


tạo bởi các hạt Electron có khối lượng rất nhỏ, không đáng kể. Vì vậy
khối lượng của một nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân.
Chọn D
Câu 15. (TH). Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ elctron
của nguyên tử có những gì?
A. Không có gì
B. Electron
C. Nơtron
D. Proton
Hướng dẫn
Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ elctron của nguyên tử
không có gì.
Chọn A
Câu 16. (TH). Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
“ Nguyên tử là hạt ... , vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số
proton trong hạt nhân”

A. vô cùng nhỏ
B. tạo ra chất
C. vô cùng lớn
D. trung hòa về điện
Hướng dẫn
Nguyên tử được tạo bởi 3 hạt: Hạt Electron (mang điện tích âm), hạt
Nơtron (không mang điện tích) và hạt Proton ( mang điện tích dương).
Trong đó số hạt Electron bằng số hạt Proton.
Chọn D.
Câu 17. (TH). Nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau là nhờ:
A. Electron
B. Proton
C. Nơtron
D. Hạt nhân
Hướng dẫn
Nhờ có Electron mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau.
Chọn A.


Câu 18. (TH). Nguyên tử luôn trung hòa về điện nên:
A. Số hạt Proton = Số hạt Nơtron
B. Số hạt Proton = Số hạt Electron
C. Số hạt Nơtron = Số hạt Electron
D. Số hạt Proton = Số hạt Nơtron = Số hạt Electron
Hướng dẫn
Hạt Nơtron không mang điện tích, hạt Proton mang điện tích dương còn
hạt Electron mang điện tích âm. Nguyên tử trung hòa về điện vì Số hạt
Proton (+) = Số hạt Electron (-)
Chọn B
Câu 19. (TH). Thế nào là nguyên tử cùng loại?

A. Nguyên tử cùng loại là nguyên tử có cùng số Electron trong lớp vỏ
B. Nguyên tử cùng loại là nguyên tử có cùng số Proton trong hạt
nhân
C. Nguyên tử cùng loại là nguyên tử có cùng số Nơtron trong hạt
nhân
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Hướng dẫn
Chọn B
Câu 20. (TH). Chọn phát biểu đúng:
A. Số khối = Tổng số hạt P và N
B. Tổng số P và số E được gọi là số khối
C. Trong 1 nguyên tử số P = số E = điện tích hạt nhân.
D. Đáp án A, C đúng
Hướng dẫn
Số khối của nguyên tử = tổng số hạt Proton và Nơtron. Điện tích hạt
nhân = số Proton.
Chọn D
Câu 21. (TH). Hãy cho biết số electron tương ứng của mỗi nguyên tử
dưới đây ?


A. A
B. A
C. A
D. A

- 4 electron; B – 10 electron; C – 9 electron; D – 16 electron
– 5 electron; B – 9 electron; C – 12 electron; D – 16 electron
– 5 electron; B – 10 electron; C – 12 electron; D – 16 electron
– 4 electron; B – 9 electron; C – 12 electron; D – 16 electron


Hướng dẫn
Electron ở lớp vỏ của nguyên tử
Chọn A
Câu 22. (VD). Nguyên tử Canxi có số Proton trong hạt nhân là 20. Số
Electron ở lớp vỏ nguyên tử của Canxi là:
A. 20
B. 21
C. 22
D. 23
Hướng dẫn
Nguyên tử có số Proton bằng số Electron.
Chọn A
Câu 23. (VD). Nguyên tử A có tổng số hạt là 28. Trong đó số hạt không
mang điện chiếm 35,7%. Tính số p, n, e của nguyên tử A.
A. Số p = Số e = 9 ; Số n = 10
B. Số p = Số e = 10 ; Số n = 9
C. Số p = Số e = 8 ; Số n = 12
D. Số p = Số e = 5; Số n = 16
Hướng dẫn
Hạt Nơtron không mang điện tích. Trong nguyên tử Số p = Số e
Chọn A
Câu 24. (VD). Nguyên tử B có tổng số hạt là 52. Trong đó số hạt mang
điện tích âm là 17 hạt. Tính số p, n, e của nguyên tử B
A. Số p = Số e = 9 ; Số n = 10
B. Số p = Số e = 17 ; Số n = 18
C. Số p = Số e = 17 ; Số n = 10
D. Số p = Số e = 18 ; Số n = 17
Hướng dẫn
Hạt electron mang điện tích âm. Trong nguyên tử, số p = số e



Chọn B
Câu 25. (VD). Một nguyên tử có 17 electron, cấu tạo của nguyên tử đó
có bao nhiêu lớp electron?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn
Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh, sắp xếp thành
từng lớp từ trong ra ngoài và có một số electron nhất đinh
+ Lớp 1 có tối đa 2 electron
+ Lớp 2, 3, 4, … có tối đa 8 electron
Chọn C
Câu 26. (VD). Nguyên tử X có tổng số hạt là 116. Trong đó số hạt
mang điện tích dương là 35 hạt. Tính số p, n, e của nguyên tử B.
A. Số p = Số e = 25 ; Số n = 35
B. Số p = Số e = 35 ; Số n = 25
C. Số p = Số e = 35 ; Số n = 46
D. Số p = Số e = 46 ; Số n = 35
Hướng dẫn
Hạt proton mang điện tích âm. Trong nguyên tử, số p = số e
Chọn C
Câu 27. (VDC). Nguyên tử X có tổng số P, N, E là 116 trong đó số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt
từng loại.
A. Số p = Số e = 45; Số n = 30
B. Số p = Số e = 30; Số n = 45
C. Số p = Số e = 46; Số n = 35

D. Số p = Số e = 35; Số n = 46
Hướng dẫn
Nguyên tử có số Proton = số Electron
Chọn D


Câu 28. (VDC). Nguyên tử sắt có điện tích hạt nhân là 26. Số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số khối của sắt là?
A. 26
B. 48
C. 56
D. 65
Hướng dẫn
Nguyên tử có số Proton = số Electron
Chọn C
Câu 29. (VDC). Tổng số hạt P, N, E trong 2 nguyên tử kim loại A và B là
142. Trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là
42 và số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số P trong mỗi
nguyên tử.
A. Số P trong nguyên tử A = 25, số P trong nguyên tử B = 35
B. Số P trong nguyên tử A = 26, số P trong nguyên tử B = 30
C. Số P trong nguyên tử A = 20, số P trong nguyên tử B = 35
D. Số P trong nguyên tử A = 26, số P trong nguyên tử B = 35
Hướng dẫn
Trong nguyên tử hạt Proton và hạt Electron mang diện, hạt Proton
không mang điện. Số p = Số e.
Chọn B
Câu 30. (VDC). Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác
định số p, số n, số e của nguyên tử M.

A. Số p = Số e = 11; Số n = 12
B. Số p = Số e = 12; Số n = 11
C. Số p = Số e = 10; Số n = 12
D. Số p = Số e = 12; Số n = 10
Hướng dẫn
Trong nguyên tử hạt Proton và hạt Electron mang diện, hạt Proton
không mang điện. Số p = Số e.
Chọn A




×