Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 về Phản ứng hóa học theo 4 bậc (kèm đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.42 KB, 12 trang )

CHỦ ĐỀ 8 : PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Câu 1. (NB). Phản ứng hóa học là:
A. Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất
B. Quá trình biến đổi chất này thành chất khác
C. Sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới
D. Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất
Hướng dẫn
Xem lại khái niệm phản ứng hóa học
Chọn B
Câu 2. (NB). Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành kết luận
sau:
“ Trong phản ứng hóa học, chỉ có … giữa các nguyên tử thay đổi làm
cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác”.
A. Hóa trị
B. Lực hút
C. Liên kết
D. Liên hệ
Hướng dẫn
Xem lại lý thuyết về diễn bến của phản ứng hóa học
Chọn C
Câu 3. (NB). Khi xảy ra phản ứng hóa học sẽ?
A. Có ánh sáng phát ra
B. Có sinh nhiệt
C. Có chất không tan trong nước
D. Có chất mới tạo thành
Hướng dẫn
Xem khái niệm phản ứng hóa học


Chọn C
Câu 4. (NB). Trong phản ứng hóa học, các chất tham gia và các chất


sản phẩm đều có cùng:
A. Số nguyên tử mỗi nguyên tố
B. Số nguyên tố tạo nên chất
C. Số phân tử của mỗi chất
D. Số nguyên tử trong mỗi chất
Hướng dẫn
Xem lại diễn biến phản ứng hóa học.
+ Trong phản ứng hóa hoc, các chất tham gia và các chất sản phẩm
đều có cùng số nguyên tử của mỗi nguyên tố. Vì phản ứng hóa học chỉ
có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
Chọn A
Câu 5. (NB). Dấu hiệu của phản ứng hóa học là:
A. Thay đổi màu chất
B. Tạo ra chất bay hơi hay kết tủa
C. Tỏa nhiệt hay tỏa sáng
D. Tất cả các đáp án trên
Hướng dẫn
Xem lại dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học
Chọn D
Câu 6. (NB). Điều kiện để một phản ứng hóa học xảy ra là:
A. Không thể thiếu chất xúc tác
B. Các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau
C. Cần phải đun nóng
D. Cả 3 điều kiện trên
Hướng dẫn
Xem lại lí thuyết điều kiện phản ứng hóa học


+ Điều kiện để một phản ứng hóa học xảy ra là các chất phản ứng phải
tiếp xúc với nhau.

+ Điều kiện chất xúc tác và đun nóng không phải phản ứng nào cũng
cần.
Chọn B
Câu 7. (NB). Làm thế nào để biết có phản ứng xảy ra?
A. Dựa vào mùi của sản phẩm
B. Dựa vào màu của sản phẩm
C. Dựa vào nhiệt độ
D. Dựa vào dấu hiệu chất mới tạo thành
Hướng dẫn
Để biết có phản ứng xảy ra, ta dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành
như:
+ Thay đổi màu
+ Tạo thành chất bay hơi hay chất kết tủa
+ Tỏa nhiệt hay phát sáng
Chọn D
Câu 8. (NB). Điền từ, cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành
câu sau:
“ Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là … ( hay…)”
A. Chất phản ứng/ chất tham gia
B. Chất phản ứng/ chất bị phản ứng
C. Chất tham gia/ sản phẩm
D. Sản phẩm/ chất tham gia.
Hướng dẫn
Xem lại lí thuyết về chất tham gia và chất sản phẩm
Chọn A
Câu 9. (NB). Điền từ, cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:


“ Trong quá trình phản ứng, lượng chất tham gia …, lượng sản phẩm
…”

A. Giảm dần/ giảm dần
B. Tăng dần/ tăng dần
C. Tăng dần/ giảm dần
D. Giảm dần/ tăng dần
Hướng dẫn
Trong quá trình phản ứng, lượng chất tham gia giảm dần, lượng sản
phẩm tăng dần.
Chọn D
Câu 10. (NB). Điền từ, cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành
câu sau:
“ Trong phản ứng hóa học, chất mới sinh ra là … ( hay…)”
A. Chất tham gia/ chất phản ứng
B. Sản phẩm/ chất tạo thành
C. Sản phẩm/ chất bị phản ứng
D. Chất tạo thành/ chất tham gia
Hướng dẫn
Xem lại lí thuyết về chất tham gia và chất sản phẩm
Chọn B
Câu 11. (NB). Chọn đáp án sai:
A. Kết quả của phản ứng hóa học là chất này biến đổi thành chất
khác
B. Trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các
nguyên tử
C. Trong phản ứng hóa học, lượng chất tham gia giảm dần
D. Trong phản ứng hóa học, lượng chất sản phẩm giảm dần
Hướng dẫn


Trong quá trình phản ứng, lượng chất tham gia giảm dần, lượng sản
phẩm tăng dần.

Chọn D
Câu 12. (NB). Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
“ Trong phản ứng hóa học, số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố … trước
và sau phản ứng”
A. Tăng dần
B. Giảm dần
C. Giữ nguyên
D. Tất cả đều sai
Hướng dẫn
Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố có giữ nguyên trước và sau phản
ứng.
Chọn C
Câu 13. (TH). Trong phản ứng: Natri + nước → natri hidroxit + khí
Hidro. Natri là:
A. Chất phản ứng
B. Sản phẩm
C. Chất xúc tác
D. Chất môi trường
Hướng dẫn
Natri + nước
(Chất phản ứng)



natri hidroxit + khí Hidro
(sản phẩm)

Chọn A
o
Câu 14. (TH). Cho phương trình phản ứng: Metan + khí Oxi tur khí


Cacbonic + nước. Xúc tác trong phản ứng này là:
A. Metan
B. Khí Oxi


o
C. t ( nhiệt độ)

D. Khí Cacbonic
Hướng dẫn
Trong phản ứng hóa học trên:
o
+ t ( nhiệt độ) là xúc tác

+ Metan và khí oxi là chất tham gia
+ Khí cacbonic và nước là sản phẩm
Chọn C
Câu 15. (TH). Cho phương trình phản ứng sau: Nhôm + Axit clohidric
→ Nhôm clorua + khí Hidro. Các chất tham gia vào phản ứng hóa học
này là:
A. Nhôm clorua và khí hidro
B. Nhôm và axit clohidric
C. Nhôm và nhôm clorua
D. Axit clohiric và khí hidro
Hướng dẫn
Nhôm + Axit clohidric → Nhôm clorua + khí Hidro
( chất tham gia)

(sản phẩm)


Chọn B
tro đồng
Câu 16. (TH). Cho phương trình phản ứng sau: Đồng + oxi u

oxit . Chất sản phẩm trong phản ứng hóa học trên là?
A. Đồng oxit
o
B. Đồng oxit và t

C. Đồng và oxi
D. Đồng và đồng oxit
Hướng dẫn
Đồng + oxi

turo

đồng oxit


(chất tham gia)

(xúc tác)

( sản phẩm)

Chọn A
Câu 17. (TH). Phản ứng hóa học nào mà kẽm oxit đóng vai trò là chất
tham gia?
A. Kẽm + oxi → kẽm oxit

B. Axit nitric + kẽm oxit → kẽm nitrat + nước
C. Axit sunfuric + kẽm oxit → kẽm sunfat + nước
D. B và C
Hướng dẫn
+ Phản ứng A: kẽm oxit là sản phẩm
+ Phản ứng B và C: kẽm oxit là chất tham gia
Chọn D
Câu 18. (TH). Trong các trường hợp sau, trường hợp không phải mô tả
phương trình hóa học là:
A. Rượi để trong chai bị cạn dần
B. Magie cháy trong không khí tạo thành Magie oxit
C. Nhôm tan trong axit nitric giải phóng khí hidro.
D. Tất cả các đáp án trên
Hướng dẫn
Chọn A
Câu 19. (TH). Trong phản ứng hóa học sau, chất nào là chất sản
phẩm?
Axit clohidric + natri cacbonat → natri clorua + cacbon đioxit + nước
A. Axit clohidric, natri cacbonat
B. Cacbon đioxit, nước
C. Natri clorua, cacbon đioxit, nước
D. Axit clohidric, cacbon đioxit, nước
Hướng dẫn


Axit clohidric + natri cacbonat → natri clorua + cacbon đioxit + nước
( chất tham gia)

(sản phẩm)


Chọn C
Câu 20. (TH). Trong phản ứng hóa học sau, đâu là xúc tác của phản
ứng?
o

t ,V O
Lưu huỳnh đioxit + oxi uuuuu2uuur5 Lưu huỳnh trioxit

A. Oxi
o
B. t , V2 O5

o
C. t

D. V2O5
Hướng dẫn
o
Xúc tác của phản ứng trên là t , V2 O5

Chọn B
Câu 21. (TH). Trong phản ứng: Magie + axit sunfuric → magie sunfat
+ khí hidro. Magie sunfat là:
A. Chất phản ứng
B. Sản phẩm
C. Chất xúc tác
D. Chất môi trường
Hướng dẫn
Chọn B
Câu 22. (VD). Sắt cháy trong oxi không có ngọn lửa nhưng sáng chói

và tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu gọi là oxit sắt. Phương trình
hóa học chữ của phản ứng hóa học này là?
o
A. Sắt + oxi tur oxit sắt
o
B. Oxit sắt + sắt tur oxi


tro sắt
C. Oxit sắt + oxi u
o
D. Sắt + oxi tur oxit sắt + oxi

Hướng dẫn
Sắt tác dụng với oxi tạo thành oxit sắt. Phương trình chữ là:
tro oxit sắt
Sắt + oxi u

Chọn A
Câu 23. (VD). Khi nung đá vôi ở nhiệt độ cao người ta thu được các
sản phẩm là cacbon đioxit và canxi oxit. Phương trình chữ cho phản
ứng hóa học trên là:
tro canxi oxit + cacbon đioxit
A. Canxi u
tro canxi oxit + cacbon đioxit
B. Canxi cacbonat u
o
C. Canxi oxit tur canxi cacbonat + cacbon đioxit
o
D. Canxi cacbonat tur canxi oxit


Hướng dẫn
Nung đá vôi ở nhiệt độ cao, thu được cacbon đioxit và canxi oxit.
Phương trình chữ là:
tro canxi oxit + cacbon đioxit
Canxi cacbonat u

Chọn B
Câu 24. (VD). Cho một thanh kẽm vào dung dịch axit sunfuric. Ta thấy
thanh kẽm tan hoàn toàn tạo thành dung dịch kẽm sunfat đồng thời
thầy sủi bọt khí hidro. Hãy viết phương trình chữ minh họa cho phản
ứng hóa học trên:
A. Kẽm + axit sunfuric → kẽm sunfat + hidro
B. Kẽm + axit sunfuric + hidro → kẽm sunfat
C. Kẽm + hidro → kẽm sunfat + axit sunfuric
D. Kẽm + axit sunfuric → kẽm sunfat + kẽm + hidro


Hướng dẫn
Kẽm tác dụng với dung dịch axit sufiric thu được dung dịch kẽm sunfat
và khí hidro. Phương trình chữ như sau:
Kẽm + axit sunfuric → kẽm sunfat + hidro
Chọn A
Câu 25. (VD). Đốt cháy Cacbon trong oxi thu được hỗn hợp khí
cacbon monooxit và cacbon đioxit. Hãy viết phương trình chữ cho phản
ứng hóa học trên:
A. Cacbon + oxi → cacbon monooxit + cacbon đioxit
B. cacbon monooxit + cacbon đioxit → Cacbon + oxi
tro cacbon monooxit + cacbon đioxit
C. Cacbon + oxi u

tro Cacbon + oxi
D. cacbon monooxit + cacbon đioxit u

Hướng dẫn
Chất tham gia là: cacbon và oxi
Sản phẩm là: cacbon monooxit và cacbon đioxit
o
Xúc tác của phản ứng là: t ( nhiệt độ)

Chọn C
Câu 26. (VD). Cho kim loại Natri (Na) tác dụng với khí Clo ( Cl2 ). Sản
phẩm tạo thành là?
A. Khí clo ( Cl2 )
B. Muối natri clorua (NaCl)
C. NaCl2
D. Na 2 Cl
Hướng dẫn
+ Kim loại natri tác dụng với clo thu được muối natri clora.
+ 2 muối NaCl2 và Na 2 Cl sai quy tắc hóa trị.


Chọn B
Câu 27. (VD). Chọn đáp sai:
A. Hidro + oxi → nước
B. Natri + clo → natri clorua
C. Đồng + nước → đồng hidroxit
D. Tất cả đều sai
Hướng dẫn
Đồng không có phản ứng hóa học với nước
Chọn C

Câu 28. (VDC). Điền sản phẩm còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện
phương trình chữ cho phản ứng hóa học sau:
Canxi cacbonat ( CaCO3 ) + axit clohidric (HCl) → canxi clorua ( CaCl2 )
+…+…
A. Canxi (Ca) / Nước ( H 2 O )
B. Cacbon monooxit (CO) / Nước ( H 2 O )
C. Canxi oxit (CaO) / Cacbon đioxit ( CO2 )
D. Cacbon đioxit ( CO2 ) / Nước ( H 2 O )
Hướng dẫn
Canxi cacbonat ( CaCO3 ) + axit clohidric (HCl) → canxi clorua ( CaCl2 )
+ Cacbon đioxit ( CO 2 ) + Nước ( H 2 O )
Chọn D
Câu 29. (VDC). Than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hóa học
giữa cacbon và oxi. Trước khi đưa vào lò đốt, than cần được đập nhỏ. Vì
sao?
A. Tăng bề mặt tiếp xúc của than với khí oxi
B. Để dễ dàng cho vào lò đốt


C. Để loại bỏ than kém chất lượng
D. Tất cả đều sai
Hướng dẫn

Cần đập nhỏ than trước khi đưa vào lò đốt để tăng bề mặt tiếp xúc
của than với khí oxi (trong không khí). Từ đó tăng tốc độ và hiệu
suất của phản ứng.
Chọn A
Câu 30. (VDC). Cho mỗi miếng đồng vào 2 ống nghiệm riêng biệt.
Ống nghiệm 1: Cho từ từ dung dịch axit sunfuric đặc vào, dùng đèn cồn
đun nóng và quan sát.

Ống nghiệm 2: Cho từ từ dung dịch axit sunfuric đặc vào và quan sát.
Hãy cho biết miếng đồng trong ống nghiệm nào sẽ tan nhanh hơn?
A. Ống nghiệm 1
B. Ống nghiệm 2
C. Miếng đồng trong cả 2 ống nghiệm có tốc độ tan như nhau
D. Không có phản ứng xảy ra
Hướng dẫn
Ống nghiệm 1 có thêm xúc tác nhiệt độ ( dùng đền cồn đun nóng) nên
phản ứng hóa học sẽ xảy ra nhanh hơn và mãnh liệt hơn → miếng đồng
trong ống nghiệm 1 sẽ tan nhanh hơn.
Chọn A



×