Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG dẫn tự học 2 2 đặc điểm của lao động sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.43 KB, 3 trang )

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
2.2. Đặc điểm của lao động sư phạm
ThS. Nguyễn Thanh Bình
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
2.2. Đặc điểm của lao động sư phạm (LĐSP)
2.2.1. Đối tượng của LĐSP
 Đối tượng của LĐSP là con người đang trong giai đoạn phát triển
nhân cách → học sinh
 Đặc điểm
- HS là đối tượng chịu sự tác động từ nhiều phía, bao gồm nhà trường,
gia đình và các lực lượng xã hội.
- HS có đặc điểm tâm lý chung nhưng khác nhau ở những đặc điểm cá
tính riêng của mỗi cá nhân
- HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể chủ động trong sự phát triển nhân
cách của mình
 Kết luận sư phạm
2.2.2. Mục đích của LĐSP
 Mục đích của LĐSP
Hình thành và phát triển nhân cách cho HS, chuẩn bị sẳn sàng cho HS
bước vào cuộc sống; thông qua đó góp phần tái sản xuất sức lao động
xã hội
 Căn cứ xác định mục đích
- Mục tiêu các cấp học, ngành học
- Đặc điểm tâm sinh lý HS
- Yêu cầu của xã hội
 Ý nghĩa
- Giúp GV có cơ sở để xây dựng và lựa chọn nội dung, phương pháp và
hình thức tổ chức hoạt động sư phạm
- Giúp GV có cơ sở tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả và chất lượng của
hoạt động sư phạm
2.2.3. Công cụ của LĐSP


 Công cụ của LĐSP:
PT – KT dạy học

Phẩm chất

Nhân cách của GV
1


Năng lực
 Vai trò của PT, thiết bị KT DH:
- Giúp HS mở rộng tri thức, tăng hứng thú trong học tập
- Lao động của GV được giảm nhẹ
- Tăng hiệu quả của quá trình dạy học
 PT, thiết bị KT DH không thể thay thế người GV, bởi vì
- Hiệu quả sử dụng phụ thuộc vào năng lực sư phạm của GV.
- Bản chất của quá trình GD: nhân cách tác động lên nhân cách
- Không thể phù hợp với tất cả đối tượng và mục đích tác động
2.2.4. Sản phẩm của LĐSP
- Sản phẩm LĐSP là trình độ phát triển nhân cách kết tinh trong mỗi cá
nhân HS, biểu hiện cụ thể ở trình độ tích lũy tri thức, sự hoàn thiện kĩ
năng kĩ xảo cần thiết, trình độ phát triển trí tuệ và các phẩm chất đạo
đức của con người mới.
- Khác với sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất, sản phẩm của
LĐSP là cái không biểu hiện cụ thể, không thể nhận biết được ngay mà
nó đòi hỏi phải trải qua thời gian lâu dài.
- Muốn “sản xuất” ra sản phẩm này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức cho
người được giáo dục hoạt động và giao lưu, tổ chức quá trình nhận
thức độc đáo cho HS.
2.2.5. Thời gian và không gian của LĐSP

- Thời gian LĐSP của GV gồm có thời gian quy định và thời gian làm
việc ngoài giờ quy định.
+ Thời gian quy định là thời gian được quy định về mặt pháp lý trong
các văn bản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quy
định về số giờ giảng dạy và các công tác khác.
+ Thời gian làm việc ngoài giờ quy định là thời gian ngoài quy định về
mặt pháp lý gồm thời gian chuẩn bị bài giảng, chấm bài, tự bồi dưỡng
nghiệp vụ, tham gia các công việc ngoài nhà trường và hoạt động xã
hội.
- Không gian LĐSP của GV tiến hành ở hai phạm vi là ở trong và ngoài
nhà trường.

2


Tóm lại: LĐSP là một dạng lao động đặc thù. Trong đó, đối tượng sản
phẩm, công cụ đều là con người. LĐSP mang tính sáng tạo và là dạng
lao động sản xuất phi vật chất.
-------------------------------------------(Trên đây là một số nội dung cơ bản của mục 2.2. Đặc điểm của lao
động sư phạm, SV tự học, tự nghiên cứu và bổ sung thêm thông tin để
hoàn thiện)

3



×