Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Xây dựng hệ thống hỗ trợ tư vấn và đăng ký khám bệnh trực tuyến tại bệnh viện đa khoa trung ương quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 100 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
***

PHẠM VIẾT TRÀ

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ TƯ VẤN VÀ ĐĂNG KÝ
KHÁM BỆNH TRỰC TUYẾN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỆ THỐNG THÔNG TIN

Đà Nẵng, năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
***

PHẠM VIẾT TRÀ

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ TƯ VẤN VÀ ĐĂNG KÝ
KHÁM BỆNH TRỰC TUYẾN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Mã số: 8480104

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Huỳnh Công Pháp

Đà Nẵng, năm 2018





iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
TRANG THÔNG TIN TIẾNG VIỆT ......................................................................... ii
TRANG THÔNG TIN TIẾNG ANH .......................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viiix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ ......................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2
5. Giải pháp và đề xuất ........................................................................................... 3
6. Mục đích và ý nghĩa của đề tài ...........................................................................3
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ ............................................................. 4
1.1. Khái niệm CNTT Y tế .............................................................................................. 4
1.2. Vai trò vị trí và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT đối với Y tế .......................... 6
1.2.1. Đối với người quản lý ...................................................................................6

1.2.2. Đối với các nhà chuyên môn ........................................................................6
1.2.3. Đối với người bệnh ....................................................................................... 7
1.3. Tổng quan tình hình ứng dụng CNTT tại các Bệnh viện tại Việt Nam [10] ............7
1.4. Những điểm mạnh và yếu trong việc ứng dụng CNTT y tế [16] ............................. 8
1.4.1. Điểm mạnh ....................................................................................................8
1.4.2. Điểm yếu .......................................................................................................8
1.5. Hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin y tế tại Bệnh viện đa khoa Trung ương
Quảng Nam ...................................................................................................................... 9
1.5.1. Tổ chức nhân lực CNTT ...............................................................................9
1.5.2. Hiện trạng ứng dụng CNTT tại bệnh viện ....................................................9
1.5.3. Hệ thống máy chủ, thiết bị lưu trữ .............................................................. 10
1.5.4. Thiết bị, mô hình mạng bệnh viện .............................................................. 11
1.5.5. Hiện trạng máy trạm, máy in, thiết bị đọc mã vạch, máy in mã vạch ........12
1.6. Thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tại BVĐK Trung
ương Quảng Nam ..........................................................................................................12
1.6.1. Thuận lợi .....................................................................................................12


v

1.6.2. Khó Khăn ....................................................................................................13
CHƯƠNG 2. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
HOẠT ĐỘNG Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG QUẢNG
NAM .............................................................................................................................. 14
2.1. Phát biểu bài toán ...................................................................................................14
2.2. Các yêu cầu chính của bài toán ..............................................................................15
2.2.1. Quan điểm thiết kế hệ thống .......................................................................15
2.2.2. Các điểm đặc biệt........................................................................................ 15
2.2.3. Các tiện ích .................................................................................................16
2.3. Mô hình hệ thống ....................................................................................................17

2.3.1. Nhóm phần mềm điều trị ............................................................................18
2.3.2. Nhóm phần mềm hành chính, văn phòng ................................................... 18
2.4. Mô hình tổng quát của các phân hệ ........................................................................21
2.4.1. Quy trình quản lý bệnh nhân ngoại trú ....................................................... 21
2.4.2. Quy trình quản lý bệnh nhân nội trú ........................................................... 23
2.5. Chức năng, phân hệ chính ...................................................................................... 23
2.5.1. Nhóm phần mềm điều trị ............................................................................23
2.5.2. Nhóm phần mềm hành chính, văn phòng ................................................... 40
2.5.3. Nhóm phần mềm hỗ trợ ..............................................................................45
2.6. Công nghệ xây dựng ............................................................................................... 49
2.7. Các qui định ngành và các chuẩn dữ liệu tuân thủ .................................................49
2.8. Bảo mật và an toàn dữ liệu ..................................................................................... 50
2.9. Các yếu tố kỹ thuật khác ........................................................................................ 51
2.10. Định hướng phát triển, nâng cấp phần mềm quản lý Bệnh viện trong thời gian
đến là y tế thông minh, Bệnh viện thông minh [3] ........................................................ 51
2.10.1. Y tế điện tử, y tế thông minh ....................................................................51
2.10.2. Bệnh viện thông minh ...............................................................................52
2.10.3. Mô hình hệ thống thông tin bệnh viện thông minh: .................................54
2.10.4. Quản lý bệnh nhân ngoại trú thông minh: ................................................54
2.10.5. Quản lý bệnh nhân nội trú thông minh: .................................................... 56
2.10.6. Hình ảnh các chức năng thông minh ........................................................ 57
CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM ............................. 61
3.1. Giai đoạn Khởi động .............................................................................................. 61
3.2. Khảo sát, phân tích yêu cầu người sử dụng:........................................................... 61
3.2.1. Xác định phạm vi, yêu cầu của người sử dụng ...........................................61


vi


3.2.2. Thiết kế hệ thống ........................................................................................ 65
3.3. Lập trình và kiểm tra hệ thống: ..............................................................................65
3.4. Giai đoạn đào tạo - triển khai thử nghiệm: ............................................................. 66
3.5. Giai đoạn triển khai chính thức ..............................................................................66
3.6. Giai đoạn Kết thúc ..................................................................................................66
3.7. Kết quả triển khai tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam ....................... 67
3.8. Hình ảnh các chức năng chính của phần mềm quản lý tổng thể bênh viện............67
3.8.1. Các phân hệ chính của hệ thống thông tin quản lý bệnh viện .................... 67
3.8.2. Đăng ký khám bệnh trực tuyến ...................................................................68
3.8.3. Phân hệ quản lý thông tin đầu vào bệnh nhân ............................................69
3.8.4. Phân hệ khám bệnh ngoại trú......................................................................69
3.8.5. Phân hệ quản lý cấp cứu .............................................................................70
3.8.6. Phân hệ quản lý bệnh nhân nội trú.............................................................. 71
3.8.7. Phân hệ quản lý chẩn đoán hình ảnh .......................................................... 72
3.8.8. Phân hệ quản lý xét nghiệm ........................................................................73
3.8.9. Phân hệ quản lý dược, nhà thuốc, vật tư y tế ..............................................74
3.8.10. Phân hệ quản lý viện phí ...........................................................................75
3.8.11. Hệ thống lưu trữ, truyền tải và xử lý hình ảnh y tế (PACS) ..................... 75
KẾT LUẬN ..................................................................................................................78
KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................80
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BHYT
BN

BV
BVĐK
CBNV
CBVC
CBCNV
CNTT
CLS
HIS
KCB
KHCN
LIS
PACS
PT
QLBV
RIS
TNDN

Nội dung
Bảo hiểm Y tế
Bệnh nhân
Bệnh viện
Bệnh viện đa khoa
Cán bộ nhân viên
Cán bộ viên chức
Cán bộ công nhân viên
Công nghệ thông tin
Cận lâm sàng
Hệ thống quản lý bệnh viện
Khám chữa bệnh
Khoa học công nghệ

Hệ thống quản lý xét nghiệm
Hệ thống xử lý, lưu trữ và truyền hình ảnh y tế
Phẫu thuật
Quản lý Bệnh viện
Hệ thống quản lý chẩn đoán hình ảnh
Thu nhập doanh nghiệp


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
1.1.
1.2.
1.3.

Tên bảng
Danh mục máy chủ, thiết bị lưu trữ
Danh mục thiết bị mạng tại Bệnh viện
Máy vi tính, máy in và thiết bị đọc mã vạch

Trang
11
12
12


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

Mối quan hệ giữa các hệ thống CNTT Y tế tại Bệnh viện hoạt
1.1.

động dựa trên chuẩn hình ảnh DICOM và chuẩn trao đổi dữ liệu
HL7

4

1.2.

Quy trình tạo ra Profile tích hợp trong IHE

5

1.3.

Sơ đồ hệ thống máy chủ và thiết bị lưu trữ

10

2.1.


Mô hình hệ thống

17

2.2.

Mô hình liên kết các phân hệ chính

19

2.3.

Mô tả các bước trong quy trình quản lý bệnh nhân ngoại trú

21

2.4.

Mô tả các bước trong quy trình quản lý bệnh nhân nội trú

23

2.5.

Mô hình kết nối máy xét nghiệm

48

2.6.


Mô hình kết nối hệ thống HIS-PACS

49

2.7.

Mô hình y tế thông minh

52

2.8.

Mô hình bệnh viện thông minh

52

2.9.

Mô hình hệ thống thông tin bệnh viện thông minh

54

2.10.

Chức năng tiếp nhận qua Kiosk, mobile/web check-in

57

2.11.


Hàng đợi thông minh

57

2.12.

Thanh toán viện phí thông minh

58

2.13.

Chức năng hỗ trợ ra quyết định

58

2.14.

Chức năng khám bệnh trên máy tính bảng

59

2.15.

Khám chữa bệnh trên điện thoại thông minh

59

2.16.


Thông tin báo cáo điều hành

60

2.17.

Thông tin báo cáo điều hành trên smartphone/máy tính bảng

60

3.1.

Luồng dữ liệu, quy trình quản lý bệnh nhân ngoại trú

62

3.2.

Quy trình nhập xuất viện bệnh nhân nội trú

62

3.3.

Luồng dữ liệu, quy trình quản lý bệnh nhân nội trú

63

3.4.


Quy trình quản lý nghiệp vụ dược bệnh viện

64

3.5.

Quy trình quản lý nhà thuốc bệnh viện

64

3.6.

Các phân hệ chính của phần mềm quản lý bệnh viện

67

3.7.

Các tùy chọn về thông tin đăng ký khám bệnh

68

3.8.

Chức năng đăng ký khám bệnh trực tuyến

68

3.9.


Chức năng tiếp đón bệnh nhân

69


x

3.10.

Chức năng khám bệnh ngoại trú

70

3.11.

Chức năng cập thông tin cấp cứu

70

3.12.

Chức năng nhập viện bệnh nhân nội trú

71

3.13.

Quản lý thông tin bệnh nhân nội trú


72

3.14.

Chức năng quản lý thông tin siêu âm

73

3.15.

Phiếu kết quả xét nghiệm

73

3.16.

Chức năng cập nhật thông tin thuốc, vật tư y tế

74

3.17.

Chức năng thanh toán ra viện

75

3.18.

Màn hình chính danh sách bênh nhân đã chụp chiếu


76

3.19.

Chức năng xem ảnh và xử lý ảnh của hệ thống PACS

76


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào Thế kỷ XXI, kinh tế tri thức với sản phẩm mũi nhọn là công nghệ
thông tin đang thể hiện vai trò và sức mạnh vượt trội chi phối các hoạt động của con
người. Đặc biệt, CNTT là phương tiện trợ giúp đắc lực và có hiệu quả cao trong công
tác quản lý nền hành chính nói chung và quản lý ngành y tế nói riêng.
Trong những năm qua, lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang tạo ra những
thay đổi mới mẻ, không chỉ thúc đẩy cho quá trình cải cách hành chính trong công tác
quản lý, hoạt động của đơn vị y tế mà còn hỗ trợ hiệu quả công tác ứng dụng thành
công kỹ thuật cao trong các hoạt động khám chữa bệnh như: chụp cắt lớp, mổ nội soi,
khám chữa bệnh từ xa, hội chẩn tử xa, bệnh án điện tử, bệnh viện không giấy tờ.
Thực tế hiện nay ở tất cả các cơ sở y tế, đặt biệt là bệnh viện các tuyến cao như
tuyến tỉnh, trung ương và các bệnh viện ở các thành phố lớn đều quá tải. Thời gian chờ
đợi để được khám bệnh khá lâu, người bệnh thiếu các thông tin cần thiết. Do vậy mất
quá nhiều thời gian vào các thủ tục hành chính rườm rà.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và công tác chuyên
môn là xu hướng tất yếu, đã và đang mang lại lợi ích to lớn cho nhà quản trị, chuyên
viên, đội ngũ y Bác sĩ và cho cả người dân.
Ý thức sâu sắc được những vẫn đề nêu trên, tôi thấy cần phải đầu tư nghiên cứu

đưa ra những giải pháp phát triển dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn để góp phần vào
công tác phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Y tế tại Bệnh viện
đa khoa Trung ương Quảng Nam. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Xây
dựng hệ thống hỗ trợ tư vấn và đăng ký khám bệnh trực tuyến tại Bệnh viện đa khoa
Trung ương Quảng Nam.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu
Đạt được giải pháp tối ưu khi phát triển website ứng dụng vào việc hỗ trợ tư vấn
và đăng ký khám bệnh trực tuyến tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.
Xây dựng và hoàn thiện được phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện phục vụ
công tác quản lý điều hành và hỗ trợ công tác chuyên môn tại Bệnh viện đa khoa
Trung ương Quảng Nam và làm cơ sở triển khai Bệnh án điển tử trong thời gian đến.
2.2. Nhiệm vụ
Về lý thuyết
Nghiên cứu quy trình, công việc của bộ phận tiếp đón, chăm sóc khách hàng và
từng bộ phận chuyên trách trong toàn viện để triển xây dựng và triển khai phần mềm
quản lý tổng thể bệnh viện trong đó có phân hệ đăng ký khám bệnh và quản lý chăm
sóc, tư vấn khách hàng.


2

Nghiên cứu kết nối các phần mềm của bệnh viện như hệ thống quản lý xét nghiệp
(LIS), hệ thống quản lý chẩn đoán hình ảnh (RIS) hệ thống xử lý lưu trữ và truyền tải
hình ảnh y tế (PACS).
Về thực tiễn
Khảo sát thực trạng, thu thấp yêu cầu và phân tích thiết kế hệ thống phần mềm
quản ký tổng thể cho một cơ sở khám chữa bệnh.
Xây dựng, hoàn thiện được ứng dụng hoàn chỉnh phục vụ công tác quản lý, công
tác chuyên môn của bệnh viện.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình, nghiệp vụ của các phòng ban, bộ phận tại Bệnh viện đa khoa Trung
ương Quảng Nam.
Phần mềm quản lý tại các cơ sở khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Trung ương
Quảng Nam.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ lập trình Visual Studio.NET, Crystal
Report, SQL Server, Ocracle, Webserver IIS (Internet Information System).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trong khuôn khổ của luận văn tôi chỉ thực hiện xây phần mềm quản lý tổng
thể bệnh viện, trong đó có phân hệ quản lý tiếp đón bệnh nhân trực tuyến và tư vấn
chăm sóc khách hàng (người bệnh và người nhà người bệnh).
- Chỉ nghiên cứu và ứng dụng tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.
3.3. Đối tượng khảo sát
- Khảo sát trực tiếp nghiệp vụ, quy trình tại các phòng ban của bệnh viện.
- Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin tại Bệnh viện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, tôi sử dụng hai phương pháp chính là nghiên cứu lý
thuyết và nghiên cứu thực nghiệm.
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Các tài liệu mô tả một số phân hệ hỗ trợ tư vấn và đăng ký khám bệnh, tài liệu
mô tả chương trình quản lý bệnh viện.
- Thu thập, phân tích nghiên cứu danh mục mã bệnh, bác sĩ, khoa, phòng, danh
mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, các quy trình nghiệp vụ…tổ chức khoa phòng
tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam đặc biệt là khoa Khám bệnh.


3

- Các báo cáo, biểu mẫu của khoa phòng tại Bệnh viện đa khoa Trung ương

Quảng Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Phân tích và thiết kế hệ thống xây dựng hệ thống hỗ trợ tư vấn và đăng ký
khám bệnh trực tuyến tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.
- Khảo sát hiện trạng, chuyên môn nghiệp vụ, phân tích thiết kế, xây dựng và
triển khai phần mềm quản lý bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.
5. Giải pháp và đề xuất
5.1. Giải pháp 1
Phân tích yêu cầu của người dùng, đưa ra các chức năng tương ứng của từng
phân hệ sát với yêu cầu thực tế, xây dựng các tiện ích phục vụ tổ nhất công việc của
từng bộ phận chuyên trách.
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tổng thể bệnh viện, bao gồm phân hệ đăng
ký khám bệnh, chăm sóc khách hàng, trên cơ sở nghiên cứu yêu cầu chức năng, phi
chức năng, quy trình, nghiệp vụ công tác khám chữa bệnh, quản lý… của bệnh viện.
5.2. Giải pháp 2
Nghiên cứu định hướng ứng dụng công nghệ thông tin ở các Bệnh viện tiên tiến,
khu vực miền Trung và xây dựng điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin của
Bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam.
6. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
6.1. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu xây dựng giải pháp hỗ trợ tư vấn và đăng ký khám bệnh trực tuyến
tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam nhằm giảm thời gian chờ đợi khi khám
bệnh chữa bệnh.
Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý tổng thể bệnh viện để thực hiện
hiệu quả công tác quản lý, điều hành cũng như hoạt động chuyên môn của bệnh viện.
6.2. Ý nghĩa của đề tài
Về khoa học
Ứng dụng CNTT từ CSDL có tính chọn lọc thông tin ứng dụng vào thực tiễn
công việc.
Về thực tiễn

Quản lý tất cả các thông tin của bệnh nhân trong tác khám, điều trị, có sơ sở dữ
liệu dùng chung cho nhiều mục đích như báo cáo số liệu, thanh toán bảo hiểm y tế, dự
báo, nghiên cứu khoa học.
Đề xuất với Bộ Y tế hoàn thiện các văn bản quy định về khám bệnh chữa bệnh
trên môi trường mạng.


4

CHƯƠNG 1.
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG Y TẾ
1.1. Khái niệm CNTT Y tế
Trong những năm qua, ứng dụng CNTT trong y tế ngày càng phát triển mạnh mẽ,
các hệ thống thông tin y tế HIS, RIS và PACS được triển khai ứng dụng rộng rãi và
hiệu quả, xây dựng dựa trên tiêu chuẩn DICOM và HL7 nhằm hướng tới thống nhất về
trao đổi và xử lý thông tin dữ liệu giữa các cơ sở y tế phục vụ công tác quản lý, chẩn
đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe. Sau đây là một số khái niệm về hệ thống, tiêu
chuẩn CNTT y tế ứng dụng phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay.
HIS (Hospital Information System): Hệ thống thông tin quản lý, điều hành công
việc tại Bệnh viện; với các phân hệ chính: quản lý bệnh nhân, bệnh án, quản lý dược,
vật tư y tế, trang thiết bị vật tư y tế, tài chính, nhân sự... Ngày nay, HIS là công cụ tối
ưu hóa hệ thống trong quản lý điều hành; phục vụ nghiên cứu - đào tạo; thống kê, dự
báo, dự phòng... tại Bệnh viện [11].
EMR (Electronic Medical Record): là phiên bản số của hồ sơ bệnh án, được ghi
chép, hiển thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử, có cơ sở pháp lý và chức năng
tương đương bệnh án giấy quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh [14].

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các hệ thống CNTT Y tế tại Bệnh viện hoạt động dựa trên
chuẩn hình ảnh DICOM và chuẩn trao đổi dữ liệu HL7

RIS (Radiology Information System): Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh có
nhiệm vụ quản lý thông tin về hình ảnh và các mô tả, kết liên quan đến chuẩn đoán


5

hình ảnh. Thông tin dữ liệu của RIS gồm dạng Text và dạng ảnh theo tiêu chuẩn
DICOM (từ các thiết bị chiếu chụp: X-quang, cắt lớp, siêu âm, cộng hưởng từ…).
PACS (Picture Archiving and Communication System): Hệ thống thông tin lưu
trữ, xử lý và truyền hình ảnh y tế, có nhiệm vụ: quản lý, lưu trữ, xử lý và truyền hình
ảnh từ những thiết bị như: siêu âm, X-quang, chụp cắt lớp (CT), cộng hưởng từ hạt
nhân (MRI), chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và các thiết bị y tế chụp chiếu khác...
với định dạng ảnh phổ biến nhất hiện nay là DICOM. Hình ảnh y tế được lưu tập trung
là một phần cấu hình của hồ sơ bệnh án và một phần rất quan trọng của bệnh án điện
tử được sử dụng rộng rãi hiện nay trên thế giới.
DICOM (Digital Imaging and Communication in Medicine): Tiêu chuẩn ảnh và
truyền thông trong y tế; là qui chuẩn về định dạng và trao đổi ảnh y tế cùng các thông
tin liên quan, từ đó tạo ra một phương thức chung nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà
sản xuất cũng như người sử dụng trong kết nối, lưu trữ, trao đổi, in ấn ảnh y tế. Hiểu
một cách đơn giản, tập tin ảnh DICOM ngoài dữ liệu hình ảnh giống như các tiêu
chuẩn JPG, BMP, GIF... còn chứa thêm một số thông tin dạng Text như: tên bệnh
nhân, loại thiết bị chụp chiếu tạo ra hình ảnh…
HL7 (Health Level Seven): Tên gọi HL7 bắt nguồn từ mô hình mạng truyền
thông OSI 7 lớp trong đó lớp 7 là lớp ứng dụng (Application Level). HL7 là chuẩn
dùng cho trao đổi dữ liệu dạng Text; chia sẻ, kết hợp, truy xuất các thông tin y tế điện
tử giữa các phần mềm y tế, giữa các bệnh viện cũng như các cơ sở y tế.

Hình 1.2. Quy trình tạo ra Profile tích hợp trong IHE
IHE (Intergrating Healthcare Enterprise): được phát triển từ năm 1998, là giải
pháp tích hợp các hệ thống, tiêu chuẩn giữa các tổ chức y tế bằng cách đưa ra các quy

trình thực hiện (Process) và cách thức giao dịch (Transaction). IHE sử dụng các tiêu
chuẩn DICOM và HL7, đưa ra các “Profile” tích hợp (Intergration Profile), hướng dẫn


6

các thông tin hoặc quy trình làm việc dựa trên các tiêu chuẩn có sẵn như DICOM hoặc
HL7. IHE sẽ giúp loại bỏ sự không thống nhất, giảm chi phí, tạo ra khả năng tương
thích ở mức độ cao nhất [11].
1.2. Vai trò vị trí và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT đối với Y tế
1.2.1. Đối với người quản lý
Người quản lý có thể nói đến cụ thể ở đây là lãnh đạo các bệnh viện. Việc ứng
dụng CNTT giúp người quản lý bệnh viện có thể:
Giám sát tổng thể và thống kê báo cáo nhanh: Người quản lý có thể giám sát hoạt
động bệnh viện một cách toàn diện, ngay tại bàn làm việc, theo thời gian thực. Không
mất thời gian chờ đợi báo cáo từ cấp dưới. Số liệu có thể được thống kê một cách
nhanh chóng và chính xác. Các dữ liệu sẽ được hiện ngay trên bàn làm việc của người
quản lý và mọi số liệu được lưu dưới dạng số hóa, không mất nhiều thời gian và không
gian để lưu trữ. Tiết kiệm giấy tờ, phim ảnh các thông tin, hình ảnh y khoa lưu trữ
dưới dạng Digital, dễ dàng nhân bản và chia sẻ trong tình huống cần thiết mà không
tốn quá nhiều thời gian.
Linh hoạt trong việc quản lý: Người quản lý có thể giám sát/ quản lý, điều hành
hoạt động bệnh viện từ xa kể cả khi đang đi công tác qua hệ thống internet và có thể
truy cập vào máy chủ bệnh viện để kiểm tra số liệu tất cả mọi mặt hoạt động của bệnh
viện: nhân sự, tài chính, lâm sàng… theo thời gian thực.
Giúp minh bạch thông tin tài chính chống thất thoát viện phí và thuốc men: Các
thông tin tài chính và thuốc men được nhập liệu chính xác và quản lý theo quy trình,
loại bỏ hoàn toàn các sai sót do vô tình hay cố ý trong bệnh viện.
Giúp thực hiện Y học thực chứng, chứng cứ pháp lý một cách chính xác: Thông
tin dù nhỏ cũng được lưu trữ giúp làm bằng chứng khoa học và pháp lý, Lãnh đạo

bệnh viện có thể truy nguyên sai sót khi có sự cố xảy ra.
Từ những lợi ích trên giúp các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định
nhanh/chính xác dựa trên số liệu/ thông tin, bên cạnh đó giúp cho việc lập kế hoạch,
quản lý, điều hành chính xác và mang lại hiệu quả.
1.2.2. Đối với các nhà chuyên môn
Việc ứng dụng CNTT sẽ giúp giảm thời gian làm các công việc liên quan đến dữ
liệu, hồ sơ giấy tờ, lưu trữ, bảo quản. Tất cả sẽ được đơn giản hóa và thực hiện bằng
vài thao tác đơn giản.
Nâng cao trình độ chuyên môn và hiệu quả điều trị bằng:
Hội chẩn online, các bác sĩ cùng làm việc trên hệ thống và thấy được dữ liệu của
nhau, cùng phát hiện sai sót và cùng đối chiếu công việc của nhau.
Chẩn đoán từ xa, các thông tin bệnh nhân dưới dạng digital và gửi lên mạng
Ineternet hoặc email để cùng hội chẩn từ xa.
Giảm thiểu sai lầm y khoa, các thông tin giúp trí nhớ như bài giảng y khoa, thông
tin thuốc, xét nghiệm được cung cấp cho bác sĩ ngay khi bác sĩ cần. Các hệ thống hỗ


7

trợ chẩn đoán, hỗ trợ điều trị được lập trình sẵn giúp tránh sai sót. Các đơn thuốc được
in ấn rõ ràng, tránh nhầm lẫn khi dùng thuốc.
Nâng cao chất lượng trao đổi thông tin nội bộ, các bác sĩ có thể trao đổi thông tin
chuyên môn qua các forum nội bộ. Có thể dùng làm hội chẩn và đào tạo liên tục.
Người quản lý có thể gửi thông điệp mỗi ngày đến toàn thể nhân viên, những thông tin
này lập tức xuất hiện ngay trên màn hình làm việc của nhân viên.
Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học: những dữ liệu bệnh án được lưu trữ
và dễ dàng trích xuất, thống kê một cách nhanh chóng và chính xác.
1.2.3.Đối với người bệnh
Giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân: các thông tin hành chính bệnh nhân được
lưu trữ trên thẻ bệnh nhân và trên máy chủ. Với số lượng bệnh nhân đông, việc tiết

giảm thời gian sẽ rất đáng kể.
Không phải lo chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ: Tài liệu bệnh nhân được lưu trữ trong hệ
thống mạng, sắp xếp theo mã số bệnh nhân. Khi bệnh nhân đến khám mọi thông tin,
tài liệu của bệnh nhân được thể hiện đầy đủ trên màn hình. Điều này khiến cho bệnh
nhân không phải bối rối với quá nhiều giấy tờ khi chuẩn bị đi khám hoặc tái khám.
Do vậy ta có thể thấy được vai trò vô cùng to lớn và cần thiết của CNTT trong
sự phát triển của ngành Y tế.

1.3. Tổng quan tình hình ứng dụng CNTT tại các Bệnh viện tại Việt Nam [10]
Đến nay, 100% các bệnh viện tuyến Trung ương có hạ tầng mạng LAN, kết nối
Internet băng thông rộng. Có đầu tư máy chủ chuyên dụng bài bản, có giải pháp dự
phòng cho hệ thống và đã chú trọng đến vấn đề an ninh, an toàn dữ liệu.
Tất cả Bệnh viện tuyến Trung ương đều đầu tư triển khai ứng dụng CNTT trong
quản lý bệnh viện, với các đa số các phân hệ, chức năng phục vụ quản lý chuyên môn.
Đã thành lập Phòng Công nghệ thông tin theo quy định của Bộ Y tế, có cán bộ chuyên
trách CNTT trình độ Đại học trở lên nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
lãnh vực CNTT, tham mưu trực tiếp lãnh đạo định hướng phát triển CNTT trong Bệnh
viện.
Các bệnh viện tuyến tỉnh có hệ thống mạng LAN, kết nối Internet băng thông
rộng. Hầu hết triển khai phần mềm quản lý bệnh viện với các phân hệ chức năng cơ
bản và liên thông dữ liệu thanh toán trực tuyến với BHXH Việt Nam. Có cán bộ
chuyên trách công nghệ thông tin, đa số đã thành lập Phòng Công nghệ thông tin trực
thuộc Giám đốc Bệnh viện.
Các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tuyến cơ sở đã từng bước trang bị
phần mềm quản lý, đối với các phân hệ và chức năng hỗ trợ công tác thanh toán trực
tuyến với BHXH các đợn vị cũng đã triển khai và từng bước hoàn thiện, bước đầu đạt


8


nhiều kết quả quan trọng.

1.4. Những điểm mạnh và yếu trong việc ứng dụng CNTT y tế [16]
1.4.1. Điểm mạnh
1) Ngành Y tế đã triển khai ứng dụng CNTT rất sớm và đã thu được một số kết
quả đáng kể, như đã xây dựng và triển khai phần mềm Medisoft 2003 -báo cáo thống
kê bệnh viện dùng chung, phần mềm quản lý học sinh trung cấp,.…đã thu được kết
quả ban đầu tốt. Các kinh nghiệm thu được trong quá trình triển khai này rất quý giá.
2) Ngành Y tế là ngành có nhiều lĩnh vực hoạt động có nhu cầu cao về ứng
dụng CNTT như: điều trị, y tế dự phòng, dược, an toàn vệ sinh thực phẩm, ... Nhu
cầu ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ của Ngành
thực sự lớn. Với nhu cầu cao như thế,động lực bên trong để thúc đẩy ứng dụng
CNTT là rất lớn.
3) Nhu cầu của người dân, các tổ chức xã hội đối với các dịch vụ công của ngành
y tế đang là một áp lực lớn buộc ngành y tế phải ứng dụng công nghệ thông tin mới có
thể đảm bảo việc cung cấp thông tin đến người dân trong việc khám chữa bệnh tại các
bệnh viện, khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, cung cấp các dịch vụ đăng ký hành
nghề và kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm,... đây là
nhiệm vụ đặt ra khá cấp bách cho CNTT y tế.
4) Ngành y tế là ngành liên quan đến tính mạng con người nên quy trình chuyên
môn rất chặt chẽ, ứng dụng công nghệ thông tin trong các máy móc y tế rất phổ biến.
5) Trình độ học vấn nói chung của cán bộ ngành y tế, đặc biệt ở tuyến cơ sở là
khá cao nên rất thuận lợi cho việc đưa ứng dụng CNTT rộng rãi và nhanh chóng trong
ngành.
6) Kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý, chuyên môn,
nghiệp vụ tại các nước khác đã được triển khai từ rất sớm, tới nay đã tương đối hoàn
thiện. Ngành Y tế nước ta có thể học tập rút kinh nghiệm để tránh những sai lầm mà
họ đã trải qua.
7) Nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, công chức về vai trò của CNTT đối với công
tác y tế đã khá cao. Lãnh đạo ở các cấp có trình độ cao, có khả năng ra đầu bài cho

những người làm công nghệ thông tin phù hợp với nhu cầu kỹ thuật và tổ chức quản lý
đơn vị.
8) Hệ thống các cơ sở y tế ngoài công lập đã rất năng động trong việc đầu tư cho
ứng dụng CNTT phục vụ cho việc cung cấp các dịch vụ y tế và hỗ trợ cho quản lý các
công việc nội bộ.
1.4.2. Điểm yếu
1) Vì ngành y tế thường chịu áp lực lớn của việc cứu chữa người bệnh, phòng
chống dịch bệnh nên công nghệ thông tin chưa được xác định là một ưu tiên của ngành
của các cơ sở y tế. Việc đầu tư cho CNTT y tế còn manh mún, dàn trải, thiếu các dự án
độc lập về CNTT.


9

2) Thiết kế tổng thể ứng dụng CNTT của các cơ sở y tế còn thiếu hoặc chất lượng
không cao. Chưa có kiến trúc tổng thể ứng dụng CNTT của toàn Ngành. Các chuẩn
thông tin y tế chưa hoàn chỉnh, đồng bộ vì vậy nhiều đơn vị đã không thành công khi
triển khai ứng dụng CNTT ở cơ sở.
3) Chưa có phần mềm được ứng dụng rộng rãi trong ngành, chưa xây dựng được
kho tích hợp cơ sở dữ liệu y học quốc gia. CNTT phục vụ cho việc cải cách hành chính
và điều hành của Bộ rất hạn chế.
4) Nhân sự chuyên môn CNTT tại các sở y tế và các đơn vị y tế thiếu, mất cân
đối, tự phát, không thống nhất, đây là điểm yếu rất cơ bản, cần sớm khắc phục.
5) Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật về ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin y tế. Chưa có quy định về trách nhiệm của lãnh đạo chuyên trách công nghệ
thông tin, thiếu nguồn lực đầu tư cho công nghệ thông tin. Chưa có quy định về cơ cấu
tổ chức, chức năng của các đơn vị tham gia hoạt động trong lĩnh vực CNTT của ngành
y tế.
6) Trong khi dịch vụ viễn thông rất phát triển, ứng dụng dịch vụ Internet của y tế
còn khá hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo các điều kiện cơ bản cho cán bộ y tế (đặc

biệt cán bộ y tế từ tuyến tỉnh trở xuống) có thể dễ dàng tiếp cận Internet để tìm kiếm
thông tin phục vụ cho công việc chuyên môn y tế. Hạn chế về ngoại ngữ cũng là một
cản trở khó khắc phục một khi muốn khai thác các nguồn thông tin từ bên ngoài.
7) Còn thiếu hoặc chưa hoàn thiện các chuẩn thông tin, quy trình hoạt động; các
chuẩn CNTT phục vụ cho công tác ứng dụng CNTT y tế.
1.5. Hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin y tế tại Bệnh viện đa khoa Trung
ương Quảng Nam
1.5.1. Tổ chức nhân lực CNTT
Bệnh viện thành lập Phòng CNTT vào tháng 2 năm 2011 trực thuộc Giám đốc
Bệnh viện, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về CNTT, tham mưu Giám đốc hoạch
định chiến lược phát triển ứng dụng CNTT cho Bệnh viện.
Phòng CNTT có 9 nhân viên:
- Đại học chuyên ngành CNTT: 6
- Cao đẳng CNTT: 2
- Kỹ thuật viên Tin học: 1
Nhân lực hiện tại cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc của Bệnh viện, tuy nhiên vẫn
còn thiếu các vị trí đòi hỏi có kiến thức chuyên môn chuyên sâu như: chuyên viên bảo
mật, chuyên viên quản trị hệ thống máy chủ, mạng nâng cao…
[Nguồn: Phòng Công nghệ thông tin – Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng
Nam]
1.5.2. Hiện trạng ứng dụng CNTT tại bệnh viện
Bệnh viện đã ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện (HIS), tuy nhiên vẫn tồn tại
nhiều hạn chế về chức năng và tiện ích, các phân hệ đang triển khai:


10

+ Quản lý bệnh nhân nội, ngoại trú
+ Quản lý Dược, Vật tư y tế
+ Quản lý Viện phí

+ Quản lý Chẩn đoán hình ảnh
+ Quản lý xét nghiệm
+ Quản lý trang thiết bị
+ Quản lý nhân sự
+ Quản lý dinh dưỡng
+ Báo cáo tổng hợp Bộ y tế
+ Quản lý XML thanh toán trực tuyến BHXH, Bộ Y tế…
Các phân hệ chưa được tối ưu hóa về các tiện ích, truy xuất báo cáo vẫn còn
chậm, chênh số liệu…
1.5.3. Hệ thống máy chủ, thiết bị lưu trữ

[Nguồn: Tác giả xây dựng trên mô hình thực tế tại bệnh viện]
Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống máy chủ và thiết bị lưu trữ
Tất cả thiết bị máy chủ, thiết bị lưu trữ, mạng trung tâm được đặt tại phòng máy
chủ của Bệnh viện. Khi sự cố cháy nổ xảy ra nguy cơ dừng hệ thống và mất dữ liệu là
rất lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Bệnh viện.


11

TT
I
1
2
3
II
1
2
3
III

IV
V
VI

Bảng 1.1. Danh mục máy chủ, thiết bị lưu trữ
Cấu hình, tính năng kỹ thuật
Máy chủ: IBM System x 3690X5

SL
5

NXS
IBM

x3690 X5, Xeon 8C E7-2830 105W 2.13GHz/24MB L3,
1
2x4GB, O/Bay 2.5in HS SAS, SR M1015, 2x675W p/s, Rack
4GB (1x4GB, 2Rx8, 1.35V) PC3L-10600 CL9 ECC DDR3
8
1333MHz LP RDIMM
IBM 300GB 2.5in SFF G2HS 10K 6Gbps SAS HDD
2
Thiết bị lưu trữ: DS3524, Dung lượng 28TB
IBM
2
IBM System Storage DS3524 Express Dual Controller
1
Storage System
300GB 10,000 rpm 6Gb SAS 2.5in HDD
24

900GB 10,000 rpm 6Gb SAS 2.5in HDD
24
Thiết bị chuyển mạch kết nối thiết bị lưu trữ với máy chủ:
1
IBM
IBM System Storage SAN24B4
Máy chủ điều khiển đồng bộ dữ liệu giữa 02 thiết bị lưu trữ
2
IBM
SAN (SVC Server): System Storage San Volumn Controller
Thiết bị lưu điện UPS 6KVA Rackmount 3U Online;
2
Thiết bị sao lưu dự phòng: Tape Backup IBM- TS3100
1
IBM
[Nguồn: Phòng Công nghệ thông tin]
1.5.4.Thiết bị, mô hình mạng bệnh viện

[Nguồn: Tác giả xây dựng trên mô hình thực tế tại bệnh viện]
Hình 1.4. Mô hình hệ thống mạng tại Bênh viện


12

Bảng 1.2. Danh mục thiết bị mạng tại Bệnh viện
STT
Cấu hình, tính năng kỹ thuật
SL
I
Thiết bị mạng trung tâm, thiết bị mạng đầu cuối

Thiết bị chuyển mạch trung tâm: (Core Switch) Layer 3
1
1
SFP Gigabit switch 48 port SFP
2

Thiết bị chuyển mạch trung tâm (khu nhà kỹ thuật): Layer
2
3 SFP Gigabit switch 12 port SFP

NSX

CISCO
CISCO

Thiết bị chuyển mạch đầu cuối: Layer 2/4 Fast Ethernet
25
CISCO
switch 24 port 10/100BASE-TX+2 Combo G SFP
Thiết bị chuyển mạch đầu cuối: Layer 2/4 Fast Ethernet
4
18
CISCO
switch 08 port 10/100BASE-TX+2 Combo G SFP
II
Hệ thống đường truyền, tủ mạng
1
Tủ mạng đầu cuối: Tủ rack 20U
40
Hệ thống cáp quang nối toàn bộ các tủ mạng trong toàn

2
1
bệnh viện với tốc độ 1-8Gbps
Hệ thống cáp đồng kết nối các thiết bị đầu cuối với các tủ
3
1
mạng tốc độ 100/1000Mbps
4
Hệ thống mạng không dây cho các khu trọng yếu
1
[Nguồn: Phòng Công nghệ thông tin]
1.5.5.Hiện trạng máy trạm, máy in, thiết bị đọc mã vạch, máy in mã vạch
Bảng 1.3. Máy vi tính, máy in và thiết bị đọc mã vạch
STT Cấu hình, tính năng kỹ thuật
Số lượng Nhà sản xuất
I
Thiết bị máy tính, máy in, máy đọc mã vạch
1
Máy vi tính
350
2
Máy in
225
3
Máy in mã vạch (lấy mẫu xét nghiệm)
6
4
Máy đọc mã vạch (Barcode, QR-Code)
15
[Nguồn: Phòng Công nghệ thông tin]

1.6. Thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tại BVĐK
Trung ương Quảng Nam
1.6.1.Thuận lợi
Thuận lợi về chủ trương: chủ trương của Nhà nước là quyết tâm đưa Việt Nam
thành nước mạnh về CNTT, trong đó có ngành Y tế. Bộ Y tế đã thúc giục các Bệnh
viện tự ứng dụng CNTT trong công việc. Trong thời gian gần đây đã ban hành nhiều
văn bản quy phạm pháp luật về ứng dụng CNTT y tế, đã đưa ra chuẩn mực về phần
mềm, cho phép trích ngân sách hoạt động thường xuyên vào chi phí ứng dụng CNTT.
Thuận lợi về con người: hầu hết cán bộ, công chức Y tế Bệnh viện từ lãnh đạo
3


13

đến nhân viên đã biết sử dụng máy tính, email, truy cập internet. Nhiều bác sỹ có trang
bị máy tính xách tay hoặc điện thoại cao cấp. Mọi người đều hiểu rõ của việc ứng
dụng CNTT trong quản lý Bệnh viện và mong muốn được triển khai, ứng dụng phần
mềm trong công việc.
Thuận lợi về kinh nghiệm triển khai: cho đến những năm gần đây một số bệnh
viện có tiềm năng về tài chính và CNTT đã vươn lên bằng nội lực của chính mình xây
dựng hệ thống phần mềm quản lý Bệnh viện đáp ứng được yêu cầu thực như Bệnh
viện Đại học Y dược TP HCM, Bệnh viện quận Thủ Đức TP HCM…cũng đã được
trang bị phần mềm quản lý Bệnh viện hoàn chỉnh, triển khai thành công, mang lại lợi
ích to lớn, giảm khó khăn cho Bệnh viện về mọi mặt.
1.6.2. Khó Khăn
Trong quản lý Bảo hiểm Y tế: Hiện nay vấn đề quản lý tài chính, thuốc BHYT,
vật tư y tế kỹ thuật cao gặp nhiều khó khăn do công thức tính phức tạp cho nhiều đối
tượng khác nhau, phải tốn thêm nhân sự cho việc tính toán chuyển hóa vào phần mềm
để thanh toán cho bệnh nhân và quyết toán BHYT. Các mẫu biểu báo cáo BHYT thay
đổi thường xuyên gây khó khăn cho bộ phận thanh toán viện phí.

Bệnh viện phải quản lý nhiều kho thuốc cho nhiều đối tượng khác nhau. Thực tế
cho thấy việc đối chiếu số liệu giữa các báo cáo thường không khớp nhau. Mặc dù vậy,
do khối lượng công việc dồn dập mỗi ngày nên không đủ điều kiện để kiểm tra một
cách đầy đủ.
Báo cáo số liệu hệ thống chiết xuất số liệu chậm, không ổn định.
Quản lý phiên bản phần mềm không tốt nên dẫn đến lỗi xẫy ra thường xuyên.
Về hệ thống phần cứng: Đáp ứng yêu cầu vận hành của phần mềm tại bệnh viện,
tuy nhiên cần nâng cấp và có giải pháp tăng tính an toàn, an ninh cho hệ thống. Tăng
độ sẵn sàng cho hệ thống khi có sự cố, vận hành 24/24 đáp ứng công việc đặc thù của
ngành y tế.
Từ những phân tích hiện trạng, những thuận lợi và khó khăn của Bệnh viện đa
khoa Trung ương Quảng Nam, dựa trên quy trình chuyên môn nghiệp vụ đơn vị. Tôi
nghiên cứu xây dựng giải pháp đăng ký khám bệnh trực tuyến cũng như phát triển
hoàn thiện các phân hệ, chức năng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện được cụ thể
hóa tại Chương 2
Kết luận Chương I: Thế giới đã xây dựng các chuẩn dữ liệu để kết nối các hệ
thống khác nhau, từ thiết bị đến phần mềm... Phân tích và chỉ ra được những lợi ích to
lớn về ứng dụng CNTT trong y tế mang lại cho người bệnh và cho nhà quản lý. Các cơ
sở y tế từng bước đầu tư hạ tầng để ứng dụng CNTT. Qua phân tích các điểm mạnh,
điểm yếu, hiện trạng ứng dụng CNTT tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam
ta đi sâu vào phát triển giải pháp quản lý tổng thể bệnh viện dựa trên phân tích tổng
quan và chi tiết hiện trạng của Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam trong
Chương II.


×