Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận quan hệ công chúng: Áo Dài nét duyên thầm xứ huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 24 trang )

ÁO DÀI - NÉT DUYÊN THẦM XỨ HUẾ

Lời nói đầu
Chưa có văn bản chính thức nào kết luận về nguồn gốc và sự hình thành của tà áo
dài Việt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là bước phát triển từ áo tứ thân và áo
năm thân của người Việt xưa. Nhưng một số văn bản khác, ví như nghiên cứu của
Bảo tàng Áo dài (TP.HCM), lại cho rằng áo dài là một nhánh trang phục riêng biệt
với dấu tích xuất hiện trong các ghi chép và di vật cổ. Nhưng dù cho áo dài có
nguồn gốc và quá trình hình thành cụ thể thế nào, trang phục này vẫn chắc chắn
phát tiết từ chính tâm hồn và nét thẩm mỹ của người Việt, mang trên đó vạn nét
duyên dáng không trùng với bất cứ quốc phục nền văn hoá nào khác, và là điệu
hồn dân tộc. Là chút tình tứ người con gái Việt, áo dài mỗi phương lại điểm chút
hương đồng nội cỏ riêng có của xứ ấy. Huế - khúc ruột miền Trung luôn mặn nồng
chất tình đượm cả nội đô, có cho mình những tà áo dài thướt tha duyên dáng bóng
hình người con gái Việt và cũng da diết chất tình riêng người con xứ Huế.
Giữa trầm tích nền văn hoá xứ Huế qua những kinh thành xưa cũ, tà áo dài Việt
đồng điệu một nhịp hát xưa và nay. Kinh đô Huế trải qua bao thăng trầm vẫn tồn
tại và khẳng định nét đẹp xưa trong ngày nay hiện đại. Tà áo dài của người con gái
Huế cũng đệm cùng một câu ca khi đi cùng chiều dài lịch sử đất nước, thầm lặng
kinh qua nhiều thăng trầm biến cố, để nay là trang phục đại diện cho dân tộc, vừa
mang nét truyền thống, vừa hiện đại biến tấu lẹ làng cùng thời cuộc.


I. Hành trình của áo dài Huế
Kinh thành Huế tồn tại đến nay hơn hai thế kỷ từ năm 1802. Trong 143 năm đương
vị cùng nhà Nguyễn, là chốn phồn hoa năng động, cũng là nơi chứng kiến khói lửa,
chiến chinh. Và nơi đây cũng là trung tâm văn hoá lúc bấy giờ của đất nước. Một
trong những dấu mốc quan trọng của văn hoá trang phục áo dài Việt là khi chúa
Nguyễn Phúc Khoát - vị chúa Nguyễn thứ 8 ban hành nhiều chính sách và đề cập
đến sửa đổi y phục. Từ đó, chiếc áo dài trên đất Huế được chú trọng và trân quý.
Cũng có lẽ bởi vậy mà tà áo dài với Huế nay hợp và hài hoà một cảm xúc riêng cho


nhau đến vậy.
Đầu thế kỷ XX
Áo dài Huế thời trước 1945 không chỉ khác với áo dài Hà Nội, Sài Gòn, mà tự
thân nó còn đa dạng hoá cho phù hợp với vị trí xã hội, đặc thù lao động của nhiều
tầng lớp phụ nữ Huế. Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần
đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới
thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần
được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm. Thế nhưng chiếc áo
dài Huế cách điệu làm tôn vẻ đẹp của Nam Phương Hoàng hậu trong Tử Cấm
Thành hay chiếc áo dài "nối thân" để dễ thay thế khi sờn mòn vì lao động không
làm giảm đi vẻ dịu dàng duyên dáng của cô gái chèo đò trên sông Hương... Áo dài
sớm có vị trí đặc biệt với phụ nữ Huế bởi sắc lệnh vua Minh Mạng ban hành và bởi
nếp sống vương giả, điều kiện sinh hoạt của người dân đất đế đô.
 Những năm 30 - 40 của thế kỷ XX, kiểu dáng của áo dài xứ Huế cũng như
các vùng miền không thay đổi. Tuy nhiên, màu sắc và chất liệu phong phú
hơn hẳn. Người ta có thể chọn lựa nhiều loại vải nhập từ châu Âu với các
tông màu tươi sáng. Nhờ khổ vải ngoại nhập rộng rãi, áo dài Huế cũng như
các nơi khác không còn phần nối giữa sống áo, kéo dài xuống cách mắt cá
chân 20cm, trông mềm mại hẳn. Phụ nữ Cố Đô vẫn nền nã với quần trắng áo dài; thói quen này dần trở thành mốt thời trang của thiếu nữ nhiều vùng
miền. Áo dài xứ Huế sẽ không có kiểu dáng như ngày nay nếu không trải
qua cuộc cách tân, do một họa sĩ tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương,
chủ tiệm may Le Mur danh tiếng ở Hà Nội và Hải Phòng tên là Cát Tường
khởi xướng. Ông đem đến Hội chợ Huế 1939 một bộ sưu tập áo dài cách
điệu lối Âu châu, với 2 tà thay cho 5, cổ khoét hình trái tim, tay nối trên vai
bồng, hàng khuy chạy dọc theo vai và sườn phải đầy khêu gợi. Luồng gió
thời trang này được phụ nữ Cố Đô tiếp nhận, tuy nhiên, do ảnh hưởng của
nếp sống kín đáo, áo dài Huế chỉ cách tân trong chừng mực, bằng cách giảm
số tà còn 2 và mở khuy từ vai xuống eo.



 Những năm 50, cùng xu thế thời trang trên cả nước, áo dài xứ Huế bắt đầu
lượn eo theo thân người mặc, cổ cao hơn, vạt thu hẹp lại để tôn dáng thiếu
nữ.
 Đến khoảng những năm 60, khi chị em bắt đầu dùng áo nịt ngực, các tiệm
may Huế mới chít eo áo dài, tạo sức quyến rũ cho người mặc. Cuối thập niên
này, vai áo dài Huế, theo mốt Sài Gòn, được cắt raglan để tránh nhăn cho
phần ngực và nách. Tuy nhiên, vẫn chít eo trong khi áo dài mini theo mốt
''Hippy'' (thân áo may lượn và không chiết eo, cổ ngắn, vạt hẹp, chỉ dài đến
đầu gối) được chuộng ở hầu hết các đô thị phía Nam. Chiếc cổ cao kín đáo
cũng vẫn được phụ nữ Huế chọn không suy tính trong khi người ta nô nức
khoét cổ thuyền theo đề xướng của Trần Lệ Xuân.
 Sau 1975, áo dài gần như không thay đổi về kiểu dáng, dù vắng bóng hơn
trong đời sống (theo nhiều người Huế, có thể do mức sống thấp những năm
sau chiến tranh).
 Đến cuối những năm 90, khi làn sóng cách tân áo dài của các nhà thiết kế
thời trang tràn về Huế, hầu như chỉ có người làm nghề biểu diễn hưởng ứng.
Ngày nay, phụ nữ Cố Đô vẫn ''kín'' toàn thân với những chiếc áo dài vải
không quá mỏng, vạt gần chấm gót, cổ vươn cao lượn tròn kín đáo, eo hạ
thấp để giảm đến mức ít nhất khoảng lưng, bụng hở khi tà áo bay. Người phụ
nữ Huế mặc áo dài trắng cả trong khi làm lụng, mua bán...
Áo dài Huế thời nay
Áo dài trở thành một sản phẩm du lịch mà Huế đã và đang xây dựng
khá thành công. Sức hút của áo dài khiến nhiều người mê mẩn khi
người thợ tài hoa xứ Huế kỳ công trong đường kim, mũi chỉ để tạo nên
chiếc áo dài tinh tế, sắc sảo.
Cũng là chiếc áo dài Việt Nam có nguồn gốc từ chiếc áo dài năm thân cổ
truyền, trải qua thời gian đã có những sự cải biến lớn nhưng trong sự cải
biến, cách tân ấy, Huế đã chọn cho mình một phong cách riêng: từ mầu sắc,
cách may, cho đến kiểu mặc... Áo dài Huế không lẫn vào đâu được, ấy là, tà
áo dài không dài chấm gót, cổ áo cao vừa phải, giữa đôi tà áo không xẻ quá

cao. Người thợ Huế khéo léo may theo kiểu thắt đáy lưng ong nên vừa tôn
đường cong mềm mại của người phụ nữ nhưng lại không quá bó sát vào


người, tạo cảm giác thoải mái. Chính sự tiện ích đó nên áo dài luôn hiện diện
trong đời sống hằng ngày của người dân xứ Huế.

II, CẤU TẠO
1, Các bộ phận

- Áo dài từ cổ xuống đến chân
- Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ tạo vẻ kín đáo
- Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống
ngang hông.


- Thân áo gồm 2 phần : Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống mắt cá
chân. Thân áo may sát vào phom người, khi mặc, áo ôm sát vòng eo, làm nổi
bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ
- Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo đến cổ tay
- Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển
chuyển
- Áo dài thường được mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa,
satanh, phi bóng,…
- Đặc điểm cấu tạo nổi bật của Áo dài Huế ấy là tà áo dài không dài chấm
gót, cổ áo cao vừa phải, giữa đôi tà áo không xẻ quá cao

2, Màu sắc
- Áo dài ngày Tết thường có màu tươi sáng. Áo mặc các dịp cúng, lễ, giỗ, kỵ
may rộng, vải màu nâu (người Huế gọi là màu đà), xanh noir (gọi là màu

tím), màu ghi (ở Huế là màu lam), màu cà phê sữa, với hoa văn chìm. Áo ra
ngoài trời mưa màu đậm; còn để đi dưới nắng thường nhạt màu, sáng trong.
- Có một điều đặc biệt là, nhắc đến áo dài Huế người ta lại nghĩ ngay đến màu
tím, mặc dù màu tím không phải là màu riêng của Huế.Cũng không hiểu sao
cứ phải đến Huế mới thấy màu tím đúng là tím nhất qua tà áo dài.
Có lời giải thích cho rằng, ngày xưa, trong chế độ quân chủ của vương triều
Nguyễn, theo qui định của Bộ Lễ, các cô gái xứ Huế dòng hoàng tộc phải
mặc áo dài nhung hay gấm màu tím, thường dân không đươc dùng, sau này
theo thời gian nó trở thành đại chúng và ai cũng thấy cô gái Huế áo tím, nón
bài thơ là đẹp và quí phái nên nó trở thành màu ưa thích rồi thành biểu tượng
cho xứ Huế, màu tím Huế (tím than). Còn áo dài nữ sinh màu tím là màu tím
trắng (hay còn gọi là tím hoa sim).
Nhà thơ Võ Quê, Chủ nhiệm Câu lạc bộ ca Huế thính phòng từng lý giải
rằng: Ở Huế phảng phất màu của kinh thành, của sự uy nghiêm, cho nên
dường như điều này ảnh hưởng đến tính cách cũng như trang phục của cư
dân nơi đây. Màu tím chính là màu được người Huế ưa thích cũng bởi câu ví
“Lầu son, gác tía”. Tía chính là màu tím. Màu của bậc vương giả tôn quý.
Màu tím áo dài Huế chứa đựng trong ấy niềm sâu kín khiến người khác phải
khám phá, phải ngẩn ngơ. Những tà áo tím của những cô gái Đồng Khánh
một thời, đã trở thành nỗi ám ảnh dịu dàng và đi vào thơ ca, nhạc họa của
các thế hệ nghệ sĩ xưa và nay.


3, Chất liệu
 Lụa tơ tằm
- Tơ tằm là loại tơ tự nhiên mảnh nhất , có độ bóng cao, tơ nuôi có độ bóng
hơn tơ dại và thường có màu trắng hoặc kem. Tơ dại có màu nâu, vàng ,xanh
- Vải lụa tơ tằm là sự mềm mại, rủ nhẹ. Bên cạnh đó lụa tơ tằm có sự đàn hồi
tốt, thoáng mát, ánh sắc ngọc trai tôn lên sự sang trọng, thanh cao của người
mặc

- Có 3 loại tơ tằm
+ Satin tơ tằm : Là loại vải có độ bóng, mềm, nhẹ
+ Mutsolin tơ tằm : Là loại vải mỏng, mềm , nhẹ có độ rủ cao
+ Crếp tơ tằm : Là loại mỏng, mềm, nhẹ, xốp


 Lụa:
- Mềm mại và có độ bóng, luôn là chất liệu truyền thống được sử dụng nhiều
nhất khi may áo dài. Lụa được sử dụng nhiều để thêu tay, đính đá, kết cườm.
Lụa là chất liệu đặc biệt được yêu thích và thường được dùng để may áo dài.


 Voan:
- Với chất liệu nhân tạo, voan có độ mịn, mềm và vì thế voan được nhiều
người yêu thích. Lưu ý quan trọng là vì Voan rất khó giữ dáng, nên đừng
dùng vải Voan để may ôm bó sát người. Điều cần thiết hơn khi chọn voan là
lựa vài mịn, mềm, mát tay…

 Vải Chiffon:
- Là một loại sợi, mà sợi này dùng để se rất chặt. Ngoài ra với sự thay đổi
được cả hai chiều nên tạo sự mềm mại và co dãn tốt.

 Sự mềm mại của chất liệu kết hợp với sự tinh tế trong từng đường kim
mũi chỉ đã kiến tạo nên những chiếc áo dài đậm đà bản sắc dân tộc. Tạo
cho người mặc một vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng, tươi tắn, trẻ trung để


lại ấn tượng khó quên trong mắt người đối diện, đặc biệt trong những dịp
lễ hội quan trọng ...


4, Các xưởng may, nhà may nổi tiếng
- Xứ Huế nổi tiếng cầu kỳ, tỉ mỉ trong việc may đo áo dài; bao du khách đến
với Cố đô chắc cũng có lần xao xuyến trước hình ảnh những tà áo dài thướt
tha trên đường phố Huế, để rồi mặc nhiên, như một lẽ thường, cứ đến Huế là
phải đi mua vải áo dài, may áo dài để làm kỷ niệm…
Nữ du khách trẻ tuổi người Mỹ Alicia Marie - trước khi kết thúc tuần trăng
mật ở Việt Nam để trở về California - đã vui vẻ khoe với mọi người cả tập
album hình chụp do chính "ông xã" của mình là anh William Woodward
chụp bằng máy ảnh du lịch. Trong các bức ảnh, Alicia Marie xúng xính và
cười mãn nguyện với 3 kiểu áo dài Việt Nam. "Áo dài Việt Nam đẹp và rất
độc đáo! Dịch vụ may áo dài ở Việt Nam cũng độc đáo không kém. Có lẽ,
không ở đâu trên thế giới, một bộ trang phục đậm chất truyền thống dân tộc
lại được đo cắt, hoàn chỉnh một cách tuyệt mỹ chỉ trong vòng 3 giờ đồng hồ"
- Dưới đây là một số địa điểm thêu, may áo dài nổi tiếng ở Huế
A, Các nhà may ở Bờ Bắc - Huế
a.

Nhà may Thẩm

- Nhà may Thẩm là  cơ sở chuyên bán vải và may các sản phẩm áo dài thời
trang. Đến đây bạn sẽ được bước vào thế giới vải vô cùng phong phú và có
nhiều chất liệu khác nhau từ voan đến nhung, lụa... và luôn cập nhật các mẫu
mới phù hợp với thị hiếu và thẫm mỹ của khách hàng. Các kiểu áo dài đẹp,
có tính thời trang, luôn cập nhập các mẫu mã mới nhất nhưng vẫn giữ
nguyên được sự tinh tế trong thiết kế và truyền thống trong từng sản phẩm.
- Địa chỉ: 42 Trần Nguyên Hãn, phường Thuận Hòa, TP Huế
- Điện thoại: 0234. 3516.286 - 0914.006.890
- Thời gian may: 2-3 tuần
- Công may: 300.000 VND – 700.000 VND/ bộ



Tiệm may Hùng
- Với hơn 20 năm kinh nghiệm, tại tiệm Hùng, các công đoạn đều được chia
nhỏ nên thời gian may một chiếc áo dài được thực hiện rất nhanh. Nếu cần
lấy gấp, bạn có thể thương lượng với tiệm may để lấy áo dài trong ngày luôn
đấy.
b.

- Địa chỉ: 35 Mai Thúc Loan, Phường Thuận Thành, Thành phố Huế
- Thời gian may: Nhanh nhất 4 tiếng có áo
- Công may: 300.000 – 700.000 VND/ bộ


B, Các nhà may ở Bờ Nam - Huế
a. Doanh nghiệp tư nhân Đan Phương
- Sản phẩm áo dài của Đan Phương được may từ các sản phẩm vải cao cấp
chất lượng cao và xuất xứ từ nước ngoài như Anh, Ý... và vải Thái Tuấn Việt
Nam. Đan Phượng thu hút được khách hàng Việt Nam và nước ngoài bởi các
mặt hàng vải đa dạng dành cho công sở, nữ sinh, dạ tiệc nhất là vải áo dài cô
dâu. Các mặt hàng ở đây có chất lượng cao cấp như voan, kim la, lụa tơ tằm,
gấm, nhung và các mặt hàng tơ lụa phù hợp với khách hàng nhiều thời điểm
khác nhau. Kiểu dáng sang trọng, trẻ trung, thanh lịch, mới lạ và luôn cập
nhật các mẫu sản phẩm mới nhất.
- Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ :
+ Cơ sở 1: 08 Bà Triệu, Huế
Sdt : 0914.478.999
+ Cơ sở 2 : 54 Chu Văn An, Huế



Sdt : 0914.033.555
+ Cơ sở 3 : 43 Mai Thúc Loan, Huế
Sdt : 0948.193.444
+ Cơ sở 4 : 91 Xuân 68, Huế
Sdt : 0945.896.496

b. Áo dài Huế Bích Thủy
- Áo dài Huế Bích Thủy là cửa hàng chuyên đảm nhận dịch vụ may, cho thuê
áo dài và các mặt hàng vải phục vụ cho công việc may thêu.
- Bích Thủy là nhà may chuyên các sản phẩm độc quyền của vải cao cấp Thái
Tuấn tại Huế. Đến với nhà may này khách hàng sẽ được tư vấn, thiết kế, tạo
mẫu áo dài theo phong cách riêng hoặc theo catalogue. Các mẫu áo dài từ
xưa đến hiện đại đều là những tác phẩm nghệ thuật thực sự dưới bàn tay của
những thợ may thêu lành nghề ở đây.
- Địa chỉ: 47 Võ Thị Sáu - Tp Huế
- Điện thoại: 0234 3846519 - 0168.591.0023
- Email:


III. Áo dài Huế trong thơ ca và nghệ thuật
1, Trong thơ ca
 Tinh khôi tà áo nữ sinh
- Đẹp nhất mà nói có lẽ là tà áo trắng những cô nữ sinh Đồng Khánh xứ Huế
đã đi vào thơ ca và nhớ nhung miền thanh xuân xưa của bao chàng trai
‘’Nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa
Xui hoàng hôn tím trang thơ học trò
Nữ sinh Đồng Khánh qua đò
Xui dòng Hương cất giọng hò xa xôi …”
("Nữ sinh Đồng Khánh" - Mai Văn Hoan)



- Áo dài nữ sinh từ xưa đến nay vẫn chung thuỷ sắc trắng tinh khôi như tâm
hồn những cô gái tuổi trăng tròn. Tà áo dù chiết eo hay không vẫn tôn lên
dáng vẻ thanh thoát, duyên dáng người thiếu nữ.
- Phải chăng bởi lẽ ngôi trường Đồng Khánh hay Quốc học luôn đặc trưng bởi
sắc đỏ son hồng trên những mảng tường, làm nổi bật ánh trắng tà áo nữ
sinh? Hay bởi giọng những cô gái xứ Huế luôn ngọt ngào chất riêng “Răng
mờ cứ theo tui hoài rứa?” (Đồng Khánh ngày xưa - Mường Mán) khiến tà áo
cũng mượt mà theo câu chữ? Cũng có lẽ điều gì ở trên mảnh đất này, đều
đượm hương trong mình chất tâm tình riêng của Huế...

 Huế và tà áo dài - cung nhạc đồng điệu trên sông Hương
- Kinh thành Huế, lăng Minh Mạng, bờ Nam Đại Nội… tĩnh lặng trong màu
gạch đỏ và lớp rêu vệt xám vệt đen, như một bức hoạ lịch sử đang an yên
ngấm màu thời gian. Tà áo dài thướt tha, da diết, gợn cơn gió nhẹ thức giấc
cả một miền lịch sử. Bởi vậy mà tà áo dài với Huế nay hợp và hài hoà một
cảm xúc riêng cho nhau đến vậy.


- Sông Hương vì lẽ nào mà hợp với tà áo dài đến lạ?
Như Hoàng Phủ Ngọc Tường từng ví, sông Hương là “người con gái dịu
dàng của đất nước”, là cô gái thầm kín đưa một tiếng “vâng” không lời của
tình yêu bằng dòng nước uốn mình nhẹ nhàng lúc vào đất nội đô.
Dòng sông Hương chảy nhẹ, êm ả như chất lụa in trên tấm áo dài nhẹ thinh
không. Cũng chỉ những tà áo dài mới đưa ca Huế trên dòng sông Hương
thăng hoa cùng đất trời.
Huế và tà áo dài thướt tha quả là những câu ca đồng điệu một chiều trên
sông Hương.
“Hương Giang nước quyện mây trời
Giọng hò xứ Huế điệu khơi mượt mà

Cổng trường Đồng Khánh chiều tà
Áo em dài trắng bóng nhòa hoàng hôn”
(“Huế ơi” - Chu Long)
 Nét đẹp duyên dáng của người con gái Huế trong tà áo dài


Chiếc nón nghiêng, tà áo dài tím là cảm xúc chủ đạo của các bài thơ về Huế.
Đó là nét đẹp và sự quyến rũ của con người nơi đây. Cũng khó có thể bắt
gặp hình ảnh người phụ nữ ghi đậm vào dấu ấn thơ ca đến vậy. Chính vẻ đẹp
ấy đã chinh phục bao trái tim của người thi sĩ và cũng chính từ đó đã viết
nên bao bài thơ về Huế hay xúc động lòng người.
“Ai mang áo tím rạng ngời
Sắc màu tím Huế trọn đời thủy chung!
Yêu nhau nỗi nhớ khôn cùng
Dù cho xa cách ngàn trùng không phai.”
hay là:
“Giữ chút gì rất Huế dịu dàng
Áo trắng hai tà chắp cánh thơ
Em như lụa mỏng bay trong phố
Một chiều sương trắng ngỡ như mơ”
(“Rất Huế” – Huỳnh Văn Dung)

2, Trong nghệ thuật
 Festival Nghề truyền thống Huế: Ấn tượng “Hội họa Huế và áo dài”


- Vẻ đẹp thướt tha, dịu dàng và nữ tính của áo dài Huế đã trở thành trang phục
mang đậm dấu ấn thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam
- Tại thành phố Huế đã diễn ra Lễ hội áo dài với chủ đề "Hội họa Huế và áo
dài," thu hút hàng vạn công chúng và khách du lịch tham dự, thưởng lãm.

- Sự kết hợp của áo dài với những tác phẩm hội họa không chỉ mang lại giá trị
vật chất cho cuộc sống mà còn mang lại giá trị tinh thần vô giá, biểu đạt
được giá trị thẩm mỹ của một trang phục bao đời đã thấm sâu vào tâm hồn
người phụ nữ Việt Nam.
-

Chiếc áo dài được trình diễn ngay trên cầu Tràng Tiền cho thấy sự kết hợp
hoàn mỹ giữa "tinh hoa hội họa Huế," "cầu Tràng Tiền huyền thoại, hoa mỹ"
tạo nên sắc thái riêng "chiếc áo dài - niềm tự hào của người Việt Nam"

IV. Ý nghĩa của áo dài Huế


1, Trong đời sống vật chất
- Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; với tính chất thẩm mỹ, nó là một tác
phẩm. Chức năng cơ bản nhất của nó là bảo vệ, che chắn cho con người.
- Áo dài Huế không chỉ là một trang phục thuần túy mà đã trở thành biểu tượng đặc
trưng, một sản phẩm du lịch của Cố đô. Áo dài lấy nhanh đã trở thành món quà lưu
niệm không thể thiếu của chị em phụ nữ khi đến thăm Huế. Còn những du khách
nước ngoài yêu thích dịch vụ này thường gọi đó là áo dài “short-time”.

2, Trong đời sống văn hóa và tinh thần
- Áo dài Huế không chỉ là biểu tượng của vùng đất cố đô, mà còn mang hình ảnh
đặc trưng của người con gái Huế: đến Huế, nơi đâu người ta cũng bắt gặp tà áo dài
trên phố, có thể là của cô nữ sinh trung học Đồng Khánh, cũng có thể là của các bà,
các chị về chợ Đông Ba… Vì thế cứ nhắc đến áo dài, người ta lại nhớ ngay về hình
ảnh người con gái Huế thướt tha dịu dàng.
- Áo dài Huế mang đậm triết lý nhân sinh, dạy đạo làm người: dù qua bàn tay thiết
kế nào thì chiếc áo dài Huế cũng giữ được nét ngay thẳng, kín đáo nhưng vẫn toát
lên vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết, vừa vặn tôn lên đường cong của cơ thể. Bởi nó

được cải tiến dựa trên áo tứ thân thời xa xưa, hai tà áo tượng trưng cho tứ thân, phụ
mẫu, năm chiếc khuy cài bên ngực trái của áo bên cạnh tác dụng giữ cho chiếc áo
ngay thẳng, kín đáo còn đại diện cho năm đạo làm người: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín..
“ Cuộc đời bà Nguyễn Thị Duyên Sanh (52 tuổi, cựu nữ sinh Đồng Khánh, giáo
viên trường THCS Hai Bà Trưng sau này), tấm áo dài là phần không thể thiếu. Bà
Sanh mặc áo dài lần đầu tiên khi tròn 16 tuổi. Cũng từ đây, trong tà áo dài mềm
mại mà khá cồng kềnh, phiền toái với người thiếu ý tứ, bà Sanh và các thiếu nữ
cùng lứa giữ gìn dáng đi, cách đứng, nết ngồi sao cho luôn nhẹ nhõm. Bà Sanh
nói, trong chiếc áo dài, người phụ nữ cảm nhận niềm tự hào đức hạnh và ý thức
giữ gìn đức hạnh ấy.Trong tà áo dài, ai cũng buộc phải khép nép, chỉ có thể ngồi
thẳng, bước ngắn, đánh nhẹ tay, khó có thể nói cười thoải mái như khi mang đồ
đầm, đồ kiểu. Ngay cả các nữ sinh, tuy đồng phục không bó sát người, vẫn tự thấy
phải giữ gìn cử chỉ, cử động nhẹ nhàng hơn. Một chút thiếu cẩn trọng cũng có thể
làm nhăn vạt, rách tà. Một vệt đất nhỏ trên áo trong mỗi giây lơ là cũng có thể đập
ngay vào mắt người đối diện. Chưa nói đến những tác động của thời tiết ở Huế xứ mưa lắm, nắng nhiều; vạt áo có thể ướt đẫm nước mưa mùa đông, lấm tấm mồ
hôi mùa hạ.”


Áo dài tỏa sáng bên dòng sông Hương Giang
- Tà áo dài Huế luôn khát khao truyền tải tình yêu, nghệ thuật, phô diễn nét đẹp
độc đáo từ cảnh sắc thiên nhiên đến những hình ảnh văn hóa truyền thống của Việt
Nam nói chung và vùng đất Cố đô Huế nói riêng qua những lễ hội, festival áo dài,
mang cả hình ảnh duyên dáng đến những cuộc thi hoa hậu trong và ngoài nước…


Trình diễn áo dài tại Festival Huế

V. Hình ảnh áo dài Huế trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè
quốc tế
1. Hình ảnh áo dài trong mắt người dân Việt Nam

Áo dài là trang phục mà người Việt Nam từ lâu đã luôn coi là quốc phục trong tâm
thức, dù chưa có một văn bản chính thức nào quy định. Theo nhà sử học Dương


Trung Quốc, lịch sử ra đời của chiếc áo dài bắt nguồn từ năm 1744 sau khi lên ngôi
ở Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến
sửa đổi y phục. Chính vì thế chiếc áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài
với nhiều thăng trầm. Có lẽ cũng kể từ đó, phụ nữ Huế luôn coi áo dài như một
trang phục thường ngày chứ không chỉ dùng trong những dịp lễ, Tết hay sự kiện
đặc biệt nào đó, và ai cũng có ít nhất ba bộ áo dài cho riêng mình. Thói quen này
được duy trì đến tận hôm nay. Ở Huế, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh tà áo dài
trên phố, khi thì bảng lảng mơ mộng, lúc lại hồn nhiên gắn với hình bóng những
thiếu nữ tung tăng nhịp bước làm rộn ràng một góc phố. Trong tâm thức của người
Việt khi nhắc đến Huế người ta vẫn nhớ về hình ảnh không bao giờ thay đổi là
những chiếc áo dài tím, nón lá và mái tóc thề.
Trong tháng 3 vừa qua Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã yêu cầu miễn
100% giá vé tham quan đối với phụ nữ trong nước và quốc tế mặc trang phục áo
dài truyền thống Việt Nam đến tham quan di tích Huế. Việc miễn vé được thực
hiện từ ngày 7 đến hết ngày 9.3. Sự kiện này đã thu hút đông đảo sự hưởng ứng và
tham gia của người dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Khách du lịch trong nước


2. Hình ảnh áo dài trong mắt bạn bè quốc tế
Áo dài là niềm tự hào không chỉ của phụ nữ Việt Nam mà của cả dân tộc
Việt. Ngày nay, áo dài Việt Nam đã xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới và để lại
những ấn tượng khó phai mờ trong lòng bạn bè quốc tế.
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại trang phục truyền thống. Ví như
chỉ cần nhìn thấy kimono chúng ta có thể hình dung ra ngay đất nước con người

Nhật Bản. Người trung quốc lại có chiếc áo Thượng Hải mà thường được gọi với
cái tên gần gũi là “xường xám”. Hanbok là một trong những hình ảnh đặc trưng
của văn hóa Hàn Quốc. Còn người Việt Nam chúng ta có chiếc áo dài, áo dài được
người Việt trân trọng và mặc dù chưa có một quyết định nào cụ thể nhưng áo dài
gần như được công nhận là quốc phục của Việt Nam. Nói đến áo dài Việt Nam,
người ta nghĩ ngay đến sự thướt tha, duyên dáng, e lệ, mỹ miều của người phụ nữ.
Mỗi loại trang phục đều có vẻ đẹp và nét đẹp riêng nhưng hiếm có trang phục
truyền thống nào mà mang vẻ đơn giản nhưng vẫn sang trọng, kín đáo, e lệ nhưng
đầy mỹ miều như áo dài của Việt Nam. Có lẽ chính vì sự đối nghịch đầy lôi cuốn
này mà áo dài Việt Nam khi xuất hiện trên thế giới đã nhận được sự quan tâm và
yên mến của bạn bè quốc tế.
Cũng như ở cố đô Huế, nếu có dịp đến đây, hẳn ai cũng phải ngẩn ngơ trước
những tà áo dài Việt Nam thướt tha trong lòng phố cổ. Trong số đó có rất nhiều nữ
du khách diện áo dài đến từ trời Tây. Cũng dễ hiểu vì họ đến Huế không chỉ để
thưởng thức ẩm thực, mà còn mong muốn được "thưởng thức" vẻ đẹp nền nã của
chính mình trong trang phục áo dài khăn đóng truyền thống của phụ nữ
Việt...Chính vì vậy mà dịch vụ áo dài lấy nhanh không chỉ phục vụ khách trong
nước mà còn nhận được sự yêu mến của khách quốc tế khi đến Huế. Nhiều du
khách nước ngoài yêu thích dịch vụ này thường gọi đó là áo dài “short-time”.
Bà Gayle Benjamin, nữ du khách đến từ Australia thổ lộ rằng: "Tôi phải thừa
nhận một sự thật là thợ may áo dài ở Huế vô cùng khéo tay. Tôi rất thích chất liệu
lụa tơ tằm của Việt Nam, bởi nó vừa mềm, mát, may áo dài rất đẹp. Còn những
chiếc áo dài ư? Không thể nói gì hơn! Chúng có kiểu dáng đơn giản nhưng rất đẹp
và sang trọng. Tôi không ngờ thợ ở đây may nhanh vậy. Thật sự, tôi rất hài lòng và
khâm phục họ..."


Huế tự hào là nơi đầu tiên có lễ hội áo dài trong kỳ Festival Huế 2002. Từ
đó, đến nay liên tục và đều đặn các lễ hội áo dài được khai diễn. Trong khuôn khổ
Festival Huế 2018, đêm trình diễn áo dài “Huế vàng son”, diễn ra tối 1/5, tại sân

khấu Bia Quốc học. Nguyễn Lan Vy - Tổng giám đốc Công ty CP VKSTAR, đạo
diễn đêm diễn áo dài “Huế vàng son” trong Festival Huế 2018 kể rằng, là người
từng sống và học tập ở nước ngoài, tất cả những bạn bè quốc tế đều nói với cô rằng
“làm ơn hãy mặc áo dài”. “Huế vàng son” đưa khán giả quay ngược thời gian để
tìm về với lịch sử hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam nói chung, áo dài
truyền thống Huế nói riêng. Trong 7 ngày từ 24 đến 30/4, Huế đón hơn 300.000
lượt khách đến tham quan, du lịch và tham dự các lễ hội Festival. Có thể thấy được
sức hút cũng như sự yêu mến của du khách trong nước và nước ngoài đối với tà áo
dài xứ Huế và con người nơi đây.

Khách du lịch Hàn Quốc trong trang phục áo dài


Nàng thơ xứ Huế Ngọc Trân tại Seoul Fashion Week với một chiếc áo dài tím Huế
nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ quảng bá cho sự kiện du lịch quốc gia Festival
Huế 2018
Bởi vậy, không những chiếc áo dài đã trở thành trang phục gắn bó với truyền thống
văn hóa, đời sống của mảnh đất “Thần Kinh” (“thần” trong thần linh, “kinh” trong
kinh kì), mà hình ảnh tà áo dài cũng đã trở thành biểu tượng của người con gái
Huế, của du lịch Huế, quyến rũ biết bao lữ khách dạo qua. Do đó, để giữ gìn chiếc
áo dài thì không nơi nào thích hợp hơn là ở Huế, vùng đất Cố đô với những o con
gái dịu dàng, đằm thắm, sâu lắng đến lạ kỳ..



×