Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

QUY TRÌNH GIÁM sát ME

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.46 KB, 25 trang )

QUY TRÌNH GIÁM SÁT
LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA
TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TRÌNH
Tìm hiểu chung về công trình
Công nghệ sản xuất, các nguồn cung cấp điện, điều khiển,….
Tìm hiểu về các hạng mục
Sơ đồ mặt bằng tổng thể, vị trí các hạng mục, chức năng nhiệm vụ của các hạng mục. Sơ
đồ bố trí hệ thống cung cấp điện, điều khiển,….
CÔNG TÁC KIỂM TRA GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI LẮP ĐẶT THIẾT BỊ
Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công
Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu
và hợp đồng xây dựng
- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào
công trường;
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi
công xây dựng công trình;
- Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng
phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị
- Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà
thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng
thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng,
thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình.
- Mọi thiết bị điện phải kèm theo số liệu chạy thử, thí nghiệm của nhà chế tạo, đặc biệt là
các thiết bị trung thế và cao thế phải có đầy đủ số liệu chạy thử của nhà chế tạo, thí nghiệm
thiết bị theo quy định của ngành điện.



- Thiết bị giao nhận phải trong tình trạng bao gói cẩn thận, có thùng chứa chắc chắn, chống
ẩm, bao nhỏ chứa trong thùng lớn phải bọc nylon và miệng bọc kín, không có dấu hiệu bị
mở trước khi đến công trường.
- Mọi vật tư, vật liệu không đúng tính năng sử dụng, phải đưa ra khỏi phạm vi công
trường. Những thiết bị không phù hợp với công nghệ và chưa qua kiểm định không được
đưa vào lắp đặt. Khi thấy cần thiết có thể lấy mẫu kiểm tra lại chất lượng vật tư, vật liệu.
- Các thiết bị điện đưa vào công trình phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Sự đồng bộ của thiết bị điện.
+ Mã hiệu của thiết bị điện phải phù hợp với phiếu giao hàng của nhà chế tạo, bảng kê đi
kèm với hòm hàng hóa, thiết bị và nhất là đặc điểm và điều kiện kỹ thuật khi giao nhận
hàng.
+ Tình trạng của thiết bị điện hàng hóa: độ mới, độ nguyên vẹn không gãy, không hư hỏng,
tình trạng khuyết tật, tình trạng nước sơn bên ngoài.
- Máy biến áp vận chuyển đưa đến hiện trường phải tuân theo quy trình vận chuyển và lắp
đặt máy biến áp hoặc chỉ dẫn của nhà chế tạo. Cách điện có dầu phải tháo khỏi bao gói và
đặt đứng trên các giá đỡ chuyên dụng. Hệ thống dàn làm mát phải cất chứa tại nhà có mái
che, các lỗ và mặt bích phải kín và được vặn chặt. Trước khi lắp đặt máy biến áp các chi
tiết hư hỏng phải được thay thế hoặc sửa chữa.
- Các thiết bị đo đếm phải được bảo quản cẩn thận, nơi khô ráo.
- Các tụ điện phải đặt nơi khô ráo tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Các tụ điện phải đặt
đứng, sứ quay lên trên và không xếp chồng cái nọ lên cái kia.
- Các rulô cáp điện phải bảo quản cẩn thận, chống bị va đập, đầu cáp phải hàn kín. Mặt
rulô phải ghi mã hiệu, quy cách, rulô phải quay được. Đối với cáp điện trung thế phải có
bản thí nghiệm thử cách điện nâng áp với điện áp AC/DC.
- Các kết cấu kim loại của cột đỡ dây điện trên không khí, cột thép, cột bê tông phải phân
loại và sắp xếp thành khu riêng, kê trên gối đỡ tránh ẩm ướt.
- Cột điện đưa vào công trình phải đảm bảo chất lượng, giữa các hàng phải có gối đỡ.
CÔNG TÁC KIỂM TRA TRONG QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT THIẾT BỊ
Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công lắp đặt thiết bị
Trong quá trình thi công lắp đặt thiết bị, TVGS luôn luôn theo dõi, giám sát quá trình thi

công lắp đặt, kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất lượng của nhà thầu đảm
bảo việc thi công lắp đặt đúng theo thiết kế đã được phê duyệt.
Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây lắp đặt thiết bị bao gồm:
- Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công đối với các thiết bị quan trọng như tủ
điện, máy biến áp, dây dẫn, các thiết bị đo lường và tự động hoá..


- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công công trình,
triển khai các công việc tại hiện trường.
- Kiểm tra xác nhận khối lượng hoàn thành, chất lượng công tác lắp đặt, tiến độ thực hiện
công việc so với kế hoạch.
- Lập báo cáo thường kì về tình hình chất lượng, tiến độ dự án phục vụ công tác họp giao
ban.
- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định
209/2004, NĐ - CP và Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 371:2006.
- Xác nhận bản vẽ hoàn công.
- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi
công xây dựng công trình.
- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều
chỉnh.
- Tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu
hoàn thành từng hạng mục công trình và hoàn thành công trình.
- Lập danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành hạng mục công trình. Khi kiểm tra thấy công
trình đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn về nghiệm thu
công trình, phối hợp với chủ đầu tư lập biên bản nghiệm thu tông thể công trình.
Quá trình kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt thiết bị
Lắp đặt trạm biến áp
Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ mặt bằng bố trí trạm biến áp trên mặt bằng tổng thể, xác định chính xác vị trí
của trạm biến áp.

- Đọc sơ đồ nguyên lý trạm biến áp, nắm vững nguyên lý hoạt động và chức năng nhiệm
vụ của từng thiết bị trong trạm biến áp.
- Đọc bản vẽ lắp đặt trạm biến áp, nắm được cách bố trí các thiết bị trong trạm.
- Tìm hiểu về quy trình lắp đặt, trình tự thủ tục kiểm tra, hiệu chỉnh để đưa trạm biến áp
vào vận hành của Điện lực Việt nam.
- Tìm hiểu các thí nghiệm thiết bị điện theo quy định của ngành điện.
- Tìm hiểu các yêu cầu về nối đất, chống sét, khoảng cách an toàn đối với trạm biến áp
theo cấp điện áp (6, 10, 22, 35, 110, 220kV). Tìm hiểu về điều kiện môi trường khác ảnh
hưởng đến hoạt động và tuổi thọ của trạm biến áp.
- Tìm hiểu tài liệu về quy trình vận hành và bảo dưỡng trạm biến áp.
- Bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt và các thay đổi thiết kế đã được chấp nhận.


- Kiểm tra biện pháp thi công lắp đặt của nhà, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như
an toàn trong quá trình thi công.
Theo dõi quá trình lắp đặt
- Trong quá trình lắp đặt TVGS luôn theo dõi nhà thầu từ khi thi công lắp đặt các thiết bị
trong trạm, cột, xà đỡ, … đến khí đấu nối thiết bị.
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo trạm biến áp được lắp đặt đúng các yêu cầu về
thiết kế, an toàn điện, đảm bảo kỹ thuật và thuận tiện cho người thao tác sửa chữa sau này.
- Trong quá trình thi công có vấn đề gì phát sinh hay vướng mắc, chù trì phối hợp với các
bên cùng giải quyết.
Kiểm tra và nghiệm thu
1.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng thi công, kiểm tra và nghiệm thu
- 11TCN - 18-2006: Quy phạm thiết bị điện - Phần I - Quy định chung.
- 11TCN - 19 – 2006: Quy phạm trang bị điện - Phần II - Hệ thống đường dẫn điện.
- 11TCN –20-2006: Quy phạm trang bị điện - Phần III- Trang bị phân phối và trạm biến
áp.
- 11TCN –21-2006: Quy phạm trang bị điện - phần IV - Bảo vệ và tự động.
- TCVN 3715:1981 Trạm biến áp trọn bộ công suất đến 1000KVA, Điện áp đến 20KVYêu cầu kỹ thuật.

- TCVN 4086:1985 - Quy phạm an toàn lưới điện trong xây dựng.
- TCVN 46:2007 “Chống sét cho các công trình xây dựng”.
- TCXDVN 263:2002 “Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nhiệp”
- TCXDVN 319 : 2004 “ Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp”
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục đóng điện lần đầu và chạy thử nghiệm thu đối với các công
trình điện – Tập đoàn Điện lực Việt Nam
- Quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp – Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
1.3.2. Dụng cụ kiểm tra
Dụng cụ được dùng cho quá trình kiểm tra lắp đặt bao gồm:
- Thước kẹp, thước mét, thước dây.
- Li vô, ti ô, và các thiết bị đo thăng bằng khác.
- Thiết bị đo điện trở nối đất.
- Đồng hồ MΩ đo cách điện.
- Đồng hồ vạn năng.
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.


1.3.3. Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra thiết bị trong trạm theo thiết kế, từ thiết bị đo lường, đóng cắt, bảo vệ, cách ly
cho đến đầu ra máy biến áp.
Bảng ghi tên các thiết bị. vị trí lắp đặt, trên các thiết bị đóng cắt phải có biển ghi rõ vị trí
“đóng” hoặc “cắt”.
Kiểm tra kích các thông số về kỹ thuật thực tế so với thiết kế.
Kiểm tra bằng ngoại quan lớp mạ bên ngoài của các thiết bị xà sứ, giá đỡ, các thiết bị điện.
Kích thước phải phù hợp khi lắp đặt thiết bị.
Kiểm tra các thiết bị phụ trợ đảm bảo khi vận hành được an toàn.
Kiểm tra giá đỡ máy biến áp bằng thép hình U100 về lớp sơn, độ thăng bằng, kích thước
phù hợp với chân của máy biến áp.
Kiểm tra thiết bị bên trong tủ điện điều khiển gắn tại máy như áp tô mát, các thiết bị đo
lường như cảm biến nhiệt độ, đồng hồ đo điện áp pha.

Kiểm tra dây dẫn trong trạm, đi dây phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Dây đấu các thiết bị
nội bộ của máy biến áp.
Trong trường hợp có dây điện trung thế đi ngầm phải chú ý khoảng cách an toàn theo quy
định, có biển báo hiệu cáp điện theo quy định.
Kiểm tra tiếp địa của trạm bằng đồng hồ, so sánh với yêu cầu kỹ thuật thiết kế, nếu không
đảm bảo phải đóng thêm cọc hoặc sử dụng bột làm giảm điện trở suất của đất.
Dùng đồng hồ MΩ kiểm tra cách điện của tất cả các thiết bị trong trạm.
Màu sơn các pha phải đúng theo như quy định trong “Quy phạm trang bị điện”.
Kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc và SCADA đối với các trạm điện cao thế.
Kiểm tra độ sai lệch trong quá trình lắp đặt
- Độ thăng bằng cho phép <5 mm
- Độ vuông góc <3 mm
Ghi chú:
Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra mà TVGS sẽ đưa ra thêm các yêu cầu khác để đảm
bảo về kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.
Lắp đặt máy biến áp
2.1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ mặt bằng bố trí máy biến áp. Nắm vững chức năng của máy biến áp đảm bảo
vị trí đặt phải thuận tiện và an toàn cho người vận hành và sửa chữa sau này.
- Đọc tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành các tủ điện. Tìm hiểu các yêu cầu về độ ẩm,
tiếng ồn và các điều kiện môi trường khác ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy biến áp.


- Bản vẽ thi công và các thay đổi thiết kế đã được chấp nhận.
- Đọc biện pháp thi công lắp đặt của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như
an toàn trong quá trình thi công.
2.2. Theo dõi quá trình lắp đặt
- Trong quá trình lắp đặt TVGS luôn theo dõi nhà thầu thi công từ lắp đặt giá đỡ máy đến
khi vận chuyển và lắp đặt vào vị trí.
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo máy biến áp được lắp đặt đúng các yêu cầu về vị

trí, an toàn điện, đảm bảo kỹ thuật và thuận tiện cho người thao tác sửa chữa sau này.
2.3. Kiểm tra và nghiệm thu
2.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng thi công, kiểm tra và nghiệm thu
- 11TCN - 18-2006: Quy phạm thiết bị điện - Phần I - Quy định chung.
- 11TCN - 19 – 2006: Quy phạm trang bị điện - Phần II - Hệ thống đường dẫn điện.
- 11TCN –20-2006: Quy phạm trang bị điện - Phần III- Trang bị phân phối và trạm biến
áp.
- 11TCN –21-2006: Quy phạm trang bị điện - phần IV - Bảo vệ và tự động.
- TCVN 3715:1981 Trạm biến áp trọn bộ công suất đến 1000KVA, Điện áp đến 20KVYêu cầu kỹ thuật.
- TCXDVN 263:2002 “Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nhiệp”
- TCXDVN 319 : 2004 “ Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp”
- Quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp – Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2.3.2. Dụng cụ kiểm tra
Dụng cụ được dùng cho quá trình kiểm tra lắp đặt bao gồm:
- Thước kẹp, thước mét, thước dây.
- Li vô, ti ô, và các thiết bị đo thăng bằng khác.
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
2.3.3. Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra bảng ghi tên máy biến áp
Kiểm tra kích các thông số về kỹ thuật thực tế so với thiết kế.
Kiểm tra thùng máy, đảm bảo độ kín. Đối với máy biến áp cao thế phải có thử chân không.
Kiểm tra bằng ngoại quan lớp mạ bên ngoài và các thiết bị phụ trợ đảm bảo khi vận hành
được an toàn
Kiểm tra cánh tản nhiệt, giá đỡ tủ bằng thép hình U100 về lớp sơn, độ thăng bằng, kích
thước phù hợp với chân của máy biến áp.


Kiểm tra cách điện các cuộn dây máy biến áp.vị trí lắp đặt quạt làm mát đối với máy biến
áp công suất lơn có quạt làm mát cưỡng bức.
Kiểm tra thiết bị bên trong tủ điện điều khiển gắn tại máy, các thiết bị bảo vệ áp tô mát, các

thiết bị đo lường như cảm biến nhiệt độ, đồng hồ đo điện áp pha, rơle hơi.
Kiểm tra dây dẫn trong tủ. Dây đấu các thiết bị nội bộ của máy biến áp
Kiểm tra tiếp địa của máy biến áp
Kiểm tra độ sai lệch trong quá trình lắp đặt
- Độ thăng bằng cho phép <5 mm
- Độ vuông góc <3 mm
- Độ dốc < 4%
Ghi chú:
Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra mà TVGS sẽ đưa ra thêm các yêu cầu khác để đảm
bảo về kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.
Lắp đặt tủ điện
3.1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ mặt bằng bố trí tủ điện của hạng mục. Nắm vững chức năng của các tủ điện
đảm bảo các vị trí đặt thuận tiện cho người vận hành và sửa chữa sau này.
- Đọc tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành các tủ điện. Tìm hiểu các yêu cầu về độ ẩm,
tiếng ồn và các điều kiện môi trường khác ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ điện.
- Đọc biện pháp thi công của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như an toàn
trong quá trình thi công.
3.2. Theo dõi quá trình lắp đặt
- Trong quá trình lắp đặt TVGS luôn theo dõi nhà thầu thi công từ lắp đặt giá đỡ tủ đến quá
trình vận chuyển và lắp đặt tủ điện vào vị trí.
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo các tủ điện được lắp đặt đúng các yêu cầu về vị trí,
an toàn điện, kỹ thuật và thuận tiện cho người thao tác sửa chữa sau này.
3.3. Kiểm tra và nghiệm thu
3.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng thi công, kiểm tra và nghiệm thu
- Quy phạm trang bị điện phần III “ Trang bị phân phối và trạm biến áp 11 TCN – 20 2006”
- TCXDVN 263:2002 “Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nhiệp”
- TCXD 27:1991 " Đặt thiết bị điện trong nhà & các công trình công nghiệp"
- Tiêu chuẩn IEC 364.
3.3.2. Dụng cụ kiểm tra



Dụng cụ được dùng cho quá trình kiểm tra lắp đặt bao gồm:
- Thước kẹp, thước mét, thước dây.
- Li vô, ti ô, và các thiết bị đo thăng bằng khác.
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
3.3.3. Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra bảng ghi tên tủ: Model, tên tủ, nhà sản xuất, thông số kỹ thuật.
Kiểm tra kích thước thực tế so với kích thước thiết kế.
Kiểm tra thép: Độ dày, chính xác.
Kiểm tra bằng ngoại quan lớp mạ bên ngoài tủ.
Kiểm tra giá đỡ tủ bằng thép hình U100 về lớp sơn, độ thăng bằng, kích thước phù hợp với
đáy tủ.
Kiểm tra thiết bị bên trong tủ điện như các máy cắt, áp tô mát, khởi động từ, rơ le và các
thiết bị khác.
Kiểm tra cách điện thanh dẫn: Vật liệu, kích thước, cách điện.
Kiểm tra dây dẫn trong tủ: Lắp đặt và kết nối dây dẫn sơ cấp, thứ cấp và dây điều khiển
gọn, đấu nối chắc chắn.
Kiểm tra các ngăn kéo của tủ điện: Trơn, tách biệt từng khối, chốt phích cắm tiếp xúc tốt.
Kiểm tra tiếp địa của tủ điện
Kiểm tra độ sai lệch trong quá trình lắp đặt
- Độ thăng bằng cho phép <5 mm
- Độ vuông góc thân tủ <3 mm
- Khe hở giữa 2 tủ <3 mm
Ghi chú:
Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra các tủ điện mà TVGS sẽ đưa ra thêm các yêu cầu
khác để đảm bảo về mỹ thuật và thuận tiện cho người vận hành sau này.
Lắp đặt thang cáp và các giá đỡ dưới rãnh cáp.
4.1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ mặt bằng bố trí thang cáp và các giá đỡ cáp dưới rãnh cáp đảm bảo thuận tiện

khi luồn dây và không làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành các thiết bị khác.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến quá trình lắp đặt.
- Đọc biện pháp thi công của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như an toàn
trong quá trình thi công.
4.2. Theo dõi quá trình lắp đặt


- Trong quá trình lắp đặt TVGS luôn theo dõi nhà thầu thi công từ lắp đặt giá đỡ thang cáp
đến quá trình lắp đặt. Yêu cầu nhà thầu phải sơn các giá đỡ 1 lớp sơn chống rỉ và 2 lớp sơn
màu.
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn khi vận hành và
không làm ảnh hưởng đến các thiết bị máy móc khác.
4.3. Kiểm tra và nghiệm thu
4.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng thi công, kiểm tra và nghiệm thu
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVNXD 263 : 2002
4.3.2. Dụng cụ kiểm tra
Dụng cụ được dùng cho quá trình kiểm tra lắp đặt bao gồm:
- Thước kẹp, thước mét, thước dây.
- Li vô, ti ô, và các thiết bị đo thăng bằng khác.
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
4.3.3. Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra chủng loại thang cáp đảm bảo đúng thiết kế
Kiểm tra kích thước thực tế so với kích thước thiết kế.
Kiểm tra bằng ngoại quan lớp mạ bên ngoài thang cáp.
Kiểm tra giá đỡ bằng thép hình L50x50x5, L40x40x4,.. đảm bảo được sơn chống rỉ và sơn
màu. Khoảng cách giữa các giá đỡ đúng theo thiết kế.
Kiểm tra tiếp địa của toàn bộ hệ thống thang cáp và giá đỡ cáp phải được hàn tiếp địa bằng
thép lập là 40x4, 63x5.
Kiểm tra các vị trí hàn phải được sơn chống rỉ các mối hàn
Kiểm tra độ sai lệch trong quá trình lắp đặt

- Độ thăng bằng cho phép <5 mm
- Độ vuông góc <3 mm
Các chỗ uốn cong hay rẽ nhánh của thang cáp và giá đỡ cáp phải đảm bảo bán kính cong
tối thiểu của cáp theo bảng sau:
Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra mà TVGS sẽ đưa ra thêm các yêu cầu khác để đảm
bảo về kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.
Lắp đặt ống luồn cáp.
5.1. Chuẩn bị


- Đọc bản vẽ mặt bằng bố trí ống luồn cáp đảm bảo thuận tiện khi luồn dây và không làm
ảnh hưởng đến quá trình vận hành các thiết bị khác.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến quá trình lắp đặt.
- Đọc biện pháp thi công của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như an toàn
trong quá trình thi công.
5.2. Theo dõi quá trình lắp đặt
- Trong quá trình lắp đặt TVGS luôn theo dõi nhà thầu thi công lắp đặt ống luồn dây. Yêu
cầu nhà thầu phải sơn các giá đỡ 1 lớp sơn chống rỉ và 2 lớp sơn màu.
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn khi vận hành và
không làm ảnh hưởng đến các thiết bị máy móc khác.
5.3. Kiểm tra và nghiệm thu
5.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng thi công, kiểm tra và nghiệm thu
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVNXD 263 : 2002
5.3.2. Dụng cụ kiểm tra
Dụng cụ được dùng cho quá trình kiểm tra lắp đặt bao gồm:
- Thước kẹp, thước mét, thước dây.
- Li vô, ti ô, và các thiết bị đo thăng bằng khác.
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
5.3.3. Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra chủng loại ống đảm bảo đúng thiết kế

Kiểm tra kích thước thực tế so với kích thước thiết kế.
Kiểm tra bằng ngoại quan lớp mạ bên ngoài ống.
Kiểm tra giá đỡ bằng thép hình L50x50x5, L40x40x4,.. đảm bảo được sơn chống rỉ và sơn
màu. Khoảng cách giữa các giá đỡ đúng theo thiết kế.
Nếu hệ thống ống chôn ngầm thì yêu cầu phải thi công trước khi trát tường hoặc đổ bê
tông. Trong ống phải có dây mồi kéo cáp.
Tại các vị trí lắp thiết bị hoặc rẽ nhánh phải có hộp nối, nếu đoạn ống có chiều dài > 6m
phải đặt hộp nối để thuận tiện khi luồn dây.
Trường hợp đường ống có nhiều đoạn gấp khúc (lớn hơn 3) phải đặt hộp nối tại đoạn giữa
để thuận tiện khi luồn dây.
Ống luồn cáp điện không được uốn thành góc nhỏ hơn 900.
Kiểm tra tiếp địa của toàn bộ hệ thống ống.
Kiểm tra các vị trí hàn phải được sơn chống rỉ các mối hàn


Kiểm tra độ sai lệch trong quá trình lắp đặt
- Độ thăng bằng cho phép <5 mm
- Độ vuông góc <3 mm
Ống phải định vị chắc chắn
Bán kính uốn cong của ống không được nhỏ quá các trị số sau:
Khi ống đặt kín, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 10 lần đường kính
ngoài của ống.
Khi ống đặt hở và mỗi đoạn ống chỉ có một chỗ uốn, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn
hơn hoặc bằng 4 lần đường kính ngoài của ống.
Với các trường hợp khác bán kính uốn cong phải bằng 6 lần đường kính ngoài của ống.
Khi cách điện bằng cao su có vỏ bọc ngoài bằng chì hoặc nhựa tổng hợp đặt trong ống
thép, bán kính uốn cong của ống phải bằng 10 lần đường kính ngoài của cáp điện. Cáp
điện có vỏ bọc bằng thép, nhôm, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 15
lần đường kính ngoài của cáp điện.
Kéo rải cáp điện

6.1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ sơ đồ đi dây của từng thiết bị. Đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế
- Kiểm tra hệ thống thang dẫn cáp, ống luồn cáp và giá đỡ cáp dưới rãnh được đảm bảo.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến quá trình lắp đặt.
- Đọc biện pháp thi công của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như an toàn
trong quá trình thi công.
6.2. Theo dõi quá trình lắp đặt
- Trong quá trình lắp đặt TVGS luôn theo dõi nhà thầu thi công từ quá trình ghi tên các
tuyến cáp, cắt cáp và kéo rải cáp. Đảm bảo cáp kéo không bị hỏng lõi bên trong và không
bị ngấm nước.
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, các sợi cáp điều khiển
phải không bị nhiễu và ảnh hưởng của từ trường của các sợi cáp trung thế.
6.3. Kiểm tra và nghiệm thu
6.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng thi công, kiểm tra và nghiệm thu
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVNXD 263 : 2002: Lắp đặt cáp điện và dây điện cho các công
trình công nghiệp.
6.3.2. Dụng cụ kiểm tra
Dụng cụ được dùng cho quá trình kiểm tra lắp đặt bao gồm:


- Thước kẹp, thước mét, thước dây.
- Đồng hồ vạn năng, đồng hồ đo cách điện.
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
6.3.3. Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra chủng loại cáp (lớp cách điện, chống nhiễu, chịu nhiệt độ,…), nhà chế tạo, nước
sản xuất, tiết diện lõi, kích thước cáp, chiều dài cuộn cáp xem có phù hợp với quy định của
thiết kế không.
Kiểm tra kích thước thực tế so với kích thước thiết kế của cáp điện.
Kiểm tra cách điện (giữa các pha với nhau và giữa các pha với đất) của cáp trước và sau
khi rải cáp

Kiểm tra sự sắp xếp của cáp trên cùng 1 thang cáp đảm bảo kỹ thuật và thẩm mỹ: Không
vắt chéo, phẳng đều, đúng tầng lớp, các cáp khác nhóm phải đi riêng biệt.
Kiểm tra định vị cáp trên thang cáp, cố định điểm đầu diểm cuối cáp, ghi tên điểm đầu và
điểm cuối cáp, cọc đánh dấu cáp ngầm và biển báo cáp trung thế.
Sau khí rải cáp xong nếu cáp đặt ngoài trời hoặc chỗ ẩm ướt phải dùng băng keo bịt kin
đầu cáp tránh bị oxy hóa.
Bán kính các điểm uốn cong và các đoạn cáp điện đi trong ống phải đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật theo TCXDVN 263: 2002 như bảng dưới đây:
Lắp đặt chiếu sáng
7.1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ sơ đồ bố trí các thiết bị chiếu sáng như đèn, ổ cắm, công tắc và sơ đồ đi dây
của các thiết bị khác. Đảm bảo các yêu cầu về thiết kế chiếu sáng cho phép.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến quá trình lắp đặt.
- Đọc biện pháp thi công của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như an toàn
trong quá trình thi công.
7.2. Theo dõi quá trình lắp đặt
- Trong quá trình lắp đặt TVGS luôn theo dõi nhà thầu thi công từ quá trình lắp đặt ống
luồn dây cấp điện cho các thiết bị đến quá trình lắp đặt các thiết bị chính như đèn, công
tắc, ổ cắm,...
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo khi vận hành,
sửa chữa các thiết bị chiếu sáng dễ dàng và không làm cản trở vận hành các thiết bị khác.
7.3. Kiểm tra và nghiệm thu
7.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng thi công, kiểm tra và nghiệm thu
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVNXD 253 : 2001


- TCVN 5828:1994 - Đèn chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật
- TCXDVN 259: 2001 - Tiêu chuẩn TK chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng
trường đô thị.
- TCXDVN 319 : 2004 “ Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp”

- TCXDVN 333: 2005 “Chiếu sang nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ
thuật hạ tầng đô thị”
- TCVN 2546:1978 “Bảng điện chiếu sáng dành cho nhà”.
- TCVN 3743:1983 Chiếu sáng nhân tạo các nhà công nghiệp và công trình công nghiệp.
3.2 Dụng cụ kiểm tra
Dụng cụ được dùng cho quá trình kiểm tra lắp đặt bao gồm:
- Thước kẹp, thước mét, thước dây.
- Đồng hồ Mêgaômmet, VOM, ampe kìm.
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
3.3 Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra chất lượng và chủng loại các thiết bị như đèn chiếu sáng, ổ cắm, công tắc, tủ điện
phân phối, ống bảo vệ dây và dây dẫn.
Kiểm tra kích thước thực tế so với kích thước thiết kế của tủ điện và cáp điện chiếu sáng.
Kiểm tra các tuyến dây, nhóm đèn điều khiển.
Kiểm tra sự bố trí của các loại đèn đảm bảo theo thiết kế và thẩm mỹ
Về mỹ quan: Công tắc ổ cắm đặt thẳng hàng, đúng độ cao thiết kế. Hệ thống đèn trần đặt
cân đối với không gian kiến trúc. Hệ thống đèn trên tường lắp đặt đúng độ cao thiết kế
hoặc chỉ định của tư vấn giám sát và chủ đầu tư đồng thời phải được lấy thăng bằng bằng
nivo. Hệ thống đèn sự cố và các biển báo ngay ngắn và chắc chắn.
Tại khu nhà xưởng: Sau khi phần mái nhà xưởng đã được hoàn thiện, nhà thầu ngay lập
tức sẽ cho tiến hành công tác lắp đặt đèn chiếu sáng. Đèn được lau chùi, gá lắp kiểm tra
chạy thử từng đơn chiếc trên mặt đất trước khi lắp. Khi thi công lắp đặt các thiết bị trên
mái, công nhân thi công phải có thiết bị bảo hộ an toàn theo quy định.
Kiểm tra tiếp địa của tủ chiếu sáng, ống luồn dây bằng kim loại và hộp phân dây bằng kim
loại.
Về tiêu chuẩn kỹ thuật: Toàn bộ thiết bị sau khi lắp đặt sẽ được kiểm tra độ cách điện giữa
pha và đất, giữa trung tính và đất. Tất cả các thông số đo đạc phải thoả mãn tiêu chuẩn 20
TCN 27-91 mới cho phép xông điện chạy thử. Về nguyên tắc, lộ nào đạt tiêu chuẩn thì
xông điện ngâm lộ đó, còn các lộ không đạt, nhà thầu sẽ kiểm tra tìm nguyên nhân để khắc
phục sau đó lại tiến hành đo kiểm cho đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật thì thôi.



Nếu là hệ thống đèn chiếu sang ngoài trời thì các thiết bị phải đảm bảo chỉ số IP theo quy
định.
Đối với hệ thống chiếu sáng đường giao thông chú ý các điểm đi ngang qua đường, cáp
điện chôn dưới đất phải đảm bảo đúng quy định.
Ghi chú:
Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra mà TVGS sẽ đưa ra thêm các yêu cầu khác để đảm
bảo về kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.
Lắp đặt nút ấn, thiết bị điều khiển tại chỗ
8.1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ sơ đồ bố trí các nút ấn, thiết bị điều khiển tại chỗ. Đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến quá trình lắp đặt.
- Đọc biện pháp thi công của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như an toàn
trong quá trình thi công.
Theo dõi quá trình lắp đặt
- Trong quá trình lắp đặt TVGS luôn theo dõi nhà thầu thi công, đảm bảo đúng theo thiết
kế đã phê duyệt.
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo khi vận hành,
sửa chữa các thiết bị dễ dàng và không làm cản trở vận hành các thiết bị khác.
Kiểm tra và nghiệm thu
8.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng thi công, kiểm tra và nghiệm thu
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVNXD 253 : 2001
8.3.2. Dụng cụ kiểm tra
Dụng cụ được dùng cho quá trình kiểm tra lắp đặt bao gồm:
- Thước kẹp, thước mét, thước dây.
- Li vô, ti ô, và các thiết bị đo thăng bằng khác.
- Đồng hồ Mêgaômmet, VOM, ampe kìm.
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.

8.3.3. Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra chủng loại thiết bị, nhãn mác thiết bị
Kiểm tra chỉ số IP của thiết bi so với yêu cầu thiết kế, nếu nút ấn để ngoài trời phải có chỉ
số IP đảm bảo hoặc được che mưa nắng.
Kiểm tra vị trí lắp đặt xem có phù hợp với thiết bị cần điều khiển không.


Kiểm tra độ sai lệch trong quá trình lắp đặt
- Độ thăng bằng cho phép <5 mm
- Độ vuông góc <3 mm
Ghi chú:
Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra mà TVGS sẽ đưa ra thêm các yêu cầu khác để đảm
bảo về kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.
Lắp đặt các thiết bị tự động hóa: các loại cảm biến, thiết bị đo lường điều khiển, định
lượng, thiết bị bảo vệ, cảnh báo,…
9.1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ toàn bộ hệ thống tự động hóa, vị trí lắp đặt tất cả các thiết bị: các lọai cảm
biến, thiết bị đo lường, định lượng, thiết bị bảo vệ, cảnh báo,….
- Đọc các tài liệu về nguồn gốc xuất sứ, thông số kỹ thuật, cũng như hướng dẫn lắp đặt vận
hành của nhà sản xuất.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến quá trình lắp đặt các thiết bị điện – tự động
hóa.
- Đọc biện pháp thi công của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như an toàn
trong quá trình thi công.
9.2. Theo dõi quá trình lắp đặt
- Trong quá trình lắp đặt TVGS luôn theo dõi nhà thầu thi công từ vị trí lắp đặt đến quá
trình lắp đặt thiết bị.
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, về thẩm mỹ và an toàn
cho người vận hành và sử dụng.
9.3. Kiểm tra và nghiệm thu

-

Ghi chú:
Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra mà TVGS sẽ đưa ra thêm các yêu cầu khác để đảm
bảo về kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.
Đấu nối các thiết bị điện.
10.1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ đấu nối từ các thiết bị điện đến tủ điện và bản vẽ đấu nối các thiết bị đo lường
đến các tủ tự động hoá.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến quá trình đấu nối các thiết bị điện.


- Đọc biện pháp thi công của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như an toàn
trong quá trình thi công.
10.2. Theo dõi quá trình lắp đặt
- Trong quá trình lắp đặt TVGS luôn theo dõi nhà thầu thi công từ quá trình bóc tách dây
dẫn, ép đầu cốt các đầu cáp và dây dẫn và băng cách điện các đầu cốt.
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, về thẩm mỹ và an toàn
cho người vận hành và sử dụng.
10.3. Kiểm tra và nghiệm thu
10.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng thi công, kiểm tra và nghiệm thu
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVNXD 263 : 2002: Lắp đặt cáp điện và dây điện cho các công
trình công nghiệp.
10.3.2. Dụng cụ kiểm tra
Dụng cụ được dùng cho quá trình kiểm tra lắp đặt bao gồm:
- Thước kẹp, đồng hồ đo điện trở cách điện, đồng hồ vạn năng.
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
10.3.3. Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra chất lượng và chủng loại đầu cốt và các vật tư phục vụ cho quá trình đấu nối.
Kiểm tra các đầu dây đảm bảo các đầu cốt được ép chặt và độ tiếp xúc.

Kiểm tra cách điện của các đầu dây sau khi đấu nối.
Kiểm tra sự thông mạch của các đầu dây sau khi đấu nối
Kiểm tra biển báo các đầu dây.
Kiểm tra sự bố trí các dây trong cùng 1 đường và trong toàn bộ tủ điện.
Kiểm tra độ chắc chắn khi đấu nối.
Ghi chú:
Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra mà TVGS sẽ đưa ra thêm các yêu cầu khác để đảm
bảo về kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.
Lắp đặt hệ thống chống sét và nối đất cho các thiết bị.
11.1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ sơ đồ mặt bằng bố trí các thiết bị chống sét trên mái nhà, bố trí các cọc tiếp
đất, dây nối của mạng tiếp địa hạng mục.
- Đọc tài liệu hướng dẫn đấu nối hệ thống tiếp địa chống sét và tiếp địa thiết bị sao đảm
bảo các yêu cầu về kỹ thuật như thiết kế.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến quá trình lắp đặt hệ thống tiếp địa.


- Đọc biện pháp thi công của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như an toàn
trong quá trình thi công.
11.2. Theo dõi quá trình lắp đặt
- Trong quá trình lắp đặt TVGS luôn theo dõi nhà thầu thi công từ quá trình lắp đặt cọc tiếp
địa, hàn dây nối dưới đất và kéo lên kim thu sét và kéo đến các thiết bị như tủ điện, máy
biến áp.
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo an toàn với các
thiết bị và cấu kiện khác khi có sét đánh.
11.3. Kiểm tra và nghiệm thu
11.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng thi công, kiểm tra và nghiệm thu
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVNXD 319 : 2004 về lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các
công trình công nghiệp.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 46 : 1984 về chống sét cho các công trình xây dựng.

- TCVN 4586-88: Quy định về chống sét cho các kho vật liệu nổ.
- 312/TVT/QĐ: Quy phạm tạm thời để thiết kế thi công và quản lý hệ thống bảo vệ chống
sét cho kho xăng dầu.
- TCN 69-135: 1995 Chống sét cho các công trình viễn thông.
- TCN 68-140:1995 Chống quá áp, quá dòng để bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin.
- TCN 68-141:1995 Tiếp đất cho các công trình viễn thông.
- TCN 68-167:1997 Thiết bị chống quá áp, quá dòng do ảnh hưởng của sét và đường dây
tải điện.
- TCN 68-174:1998 Quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông.
11.3.2. Dụng cụ kiểm tra
Dụng cụ được dùng cho quá trình kiểm tra lắp đặt bao gồm:
- Thước kẹp, thước mét, thước dây.
- Đồng hồ đo điện trở đất, dùng đo điện trở của hệ thống nối đất.
- Đồng hồ đo thông mạch.
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
11.3.3. Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra chất lượng và chủng loại các thiết bị như cọc tiếp địa, kim thu sét và dây dẫn tiếp
địa.
Kiểm tra khoảng cách giữa các cọc tiếp địa và giữa hệ thống nối đất với móng nhà đảm
bảo khoảng cách là lớn hơn 3 m.


Kiểm tra lớp mạ của cọc tiếp địa, kim thu sét và dây dẫn tiếp địa. Vật liệu, cấu tạo và tiết
diện tối thiểu của kim thu sét, dây dẫn sét, dây xuống và thanh chôn dưới đất phải đảm bảo
Kiểm tra điện trở của hệ thống nối đất. Tuỳ theo yêu cầu điện trở của từng hạng mục để kết
luận điện trở có đạt hay không. Nếu điện trở không đạt thì phải đóng thêm cọc tiếp địa.
Kiểm tra độ sâu của dây dẫn tiếp địa và cọc tiếp địa đảm bảo theo thiết kế.3
Tùy theo độ lớn của điện áp mà thời gian duy trì lớn nhất cho phép của điện áp chạm trong
hệ thống điện áp, được quy định cụ thể
Có thể sử dụng các bộ phận kim loại sau đây có thể dùng làm điện cực đất tự nhiên:

các ống dẫn nước không thuộc dịch vụ cấp nước công cộng và các ống dẫn bằng kim loại
khác đặt dưới đất của công trình trừ các đường ống dẫn các chất lỏng dễ cháy, khí và hợp
chất cháy, nổ.
thanh giằng gia cố và kết cấu thép của bê tông dưới đất của nhà và công trình xây dựng,
nhưng phải thận trọng để không làm hỏng cốt thép của bê tông chịu ứng lực trước.
vỏ bọc chì hoặc vỏ bọc kim loại khác không phải nhôm của cáp thoả mãn các điều kiện
của điều 4.4;
các kết cấu kim loại khác chôn dưới đất có mối tiếp xúc hiệu quả và bền vững với toàn
khối đất phù hợp với các điều kiện của bản tiêu chuẩn này.
Điện cực đất lắp đặt ngoài toà nhà phải ở vị trí đất phơi dưới mưa nắng và xa hẳn các kết
cấu kim loại chôn dưới đất phục vụ mục đích khác. Điện cực đất lắp đặt ngoài toà nhà phải
đặt cách móng không ít hơn 1m.
Phải duy trì cự ly không nhỏ hơn 0,5m giữa điện cực đất và kết cấu kim loại chôn dưới đất
của các hệ thống khác nhằm hạn chế khả năng xuất hiện tác dụng điện phân có hại cho
điện cực hoặc cho hệ thống khác.
Kiểm tra biện pháp chống điện áp chạm và điện áp bước ở nhưng nơi cần thiết.
Kiểm tra bằng thiết bị đo:
Thông mạch và kiểm tra chất lượng đấu nối của dây nối đất bảo vệ thuộc các mạch cấp
điện cho phụ tải mạch vòng;
Thông mạch và kiểm tra chất lượng đấu nối của tất cả các dây bảo vệ kể cả các dây nối
đẳng thế chính và dây nối đẳng thế bổ sung;
Đo điện trở của điện cực đất;
Đo tổng trở mạch vòng chạm đất;
Kiểm tra tác động của thiết bị dòng điện dư.


Nếu trong quá trình đo mà điện trở nối đất không đạt yêu cầu thì phải đóng thêm cọc hoặc
có thể sử dụng hóa chất GEM làm giảm điện trở suất của đất.
Ghi chú:
Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra mà TVGS sẽ đưa ra thêm các yêu cầu khác để đảm

bảo về kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.
Thí nghiệm, hiệu chỉnh kết nối các thiết bị điện và tự động hoá.
12.1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ đấu nối nội bộ các ngăn tủ điện và toàn bộ tủ điện.
- Kiểm tra lại toàn bộ quá trình lắp đăt trước đó từ lắp tủ điện, dây dẫn, đấu nối.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến quá trình thí nghiệm và hiệu chỉnh.
12.2. Theo dõi quá trình thí nghiệm và hiệu chỉnh.
- Trong quá trình thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị TVGS luôn theo dõi đảm bảo quá
trình thí nghiệm đúng trình tự, không bị thiếu và an toàn khi đóng điện.
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, và an toàn khi thí nghiệm.
12.3. Kiểm tra và nghiệm thu
12.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng thi công, kiểm tra và nghiệm thu
- Quy phạm trang bị điện phần IV “ Bảo vệ và tự động 11 TCN – 21- 2006”
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVNXD 263 : 2002
12.3.2. Dụng cụ kiểm tra
Dụng cụ được dùng cho quá trình thí nghiệm và hiệu chỉnh bao gồm:
- Đồng hồ vạn năng, bút thử điện, mêgaôm mét.
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
12.3.3. Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị điện ở chế độ “test”.
Kiểm tra, hiệu chỉnh trị số tác động của các rơ le nhiệt, rơ le thời gian,....
Kiểm tra các tín hiệu báo về màn hình hiển thị của trung tâm điều khiển.
Kiểm tra, thí nghiệm các máy biến áp, máy cắt trung thế và máy cắt hạ thế đảm bảo an
toàn khi đóng điện.
Kiểm tra cách điện giữa các cuộn dây, và giữa các cuộn dây với vỏ động cơ.
Kiểm tra điện trở của các cuộn dây động cơ. Đảm bảo các cuộn dây không bị đứt trước khi
đóng điện.
Kiểm tra hệ thống tiếp đất của các thiết bị điện như vỏ tủ điện, vỏ động cơ và các thiết bị
kim loại khác trước khi đóng điện.



Ghi chú:
Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra mà TVGS sẽ đưa ra thêm các yêu cầu khác để đảm
bảo về kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.
Chạy thử đơn động không tải.
13.1. Chuẩn bị.
- Đọc các bản vẽ, tài liệu của các thiết bị có liên quan đến quá trình chạy thử
- Kiểm tra lại toàn bộ các quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị để đảm bảo an toàn cho quá
trình chạy thử.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến quá trình chạy thử
13.2. Theo dõi quá trình chạy thử.
- Trong quá trình chạy thử các thiết bị TVGS luôn theo dõi đảm bảo quá trình chạy thử
đúng trình tự, không bị thiếu và an toàn cho thiết bị.
- Hướng dẫn nhà thầu trình tự quá trình chạy thử đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, và an
toàn khi vận hành.
13.3. Kiểm tra và nghiệm thu.
13.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng cho quá trình chạy thử kiểm tra và nghiệm thu
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 371 : 2006
13.3.2. Dụng cụ kiểm tra (phần Điện).
Dụng cụ được dùng cho quá trình chạy thử bao gồm:
- Đồng hồ vạn năng, bút thử điện, mêgaôm mét, ampekìm, đồng hồ đo nhiệt độ (súng bắn
nhiệt độ).
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
13.3.3. Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra sự tác động của từng thiết bị điện gồm các thiết bị đóng cắt, thiết bị đo lường,
bảo vệ và tự động hoá.
Kiểm tra các chế độ hoạt động của từng thiết bị so với yêu cầu công nghệ và thiết kế.
Kiểm tra truyền dẫn tín hiệu điều khiển, kết nối của từng thiết bị tới thiết bị điều khiển
hoặc trung tâm điều. So sánh các tín hiệu tại hiện trường với các tín hiệu hiển thị tại tủ
điều khiển hay trung tâm điều khiển. Nếu sai lệch tìm nguyên nhân và đưa ra cách khắc

phục.
Ghi chú:
Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra mà TVGS sẽ đưa ra thêm các yêu cầu khác để đảm
bảo về kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.
Chạy thử liên động không tải.


14.1. Chuẩn bị
- Đọc các bản vẽ, tài liệu của các thiết bị có liên quan đến quá trình chạy thử
- Kiểm tra lại toàn bộ các quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị để đảm bảo an toàn cho quá
trình chạy thử.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến quá trình chạy thử
14.2. Theo dõi quá trình chạy thử.
- Trong quá trình chạy thử các thiết bị TVGS luôn theo dõi đảm bảo quá trình chạy thử
đúng trình tự, không bị thiếu và an toàn cho thiết bị.
- Hướng dẫn nhà thầu trình tự quá trình chạy thử đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, và an
toàn khi vận hành.
14.3. Kiểm tra và nghiệm thu
14.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng cho quá trình chạy thử kiểm tra và nghiệm thu
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 371 : 2006
14.3.2. Dụng cụ kiểm tra ( phần Điện )
Dụng cụ được dùng cho quá trình chạy thử bao gồm:
- Đồng hồ vạn năng, bút thử điện, mêgaôm mét, ampe kìm, đồng hồ đo nhiệt độ (súng bắn
nhiệt độ).
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
14.3.3. Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra sự tác động của toàn bộ các thiết bị điện gồm các thiết bị đóng cắt, thiết bị đo
lường và tự động hoá khi chạy liên động các thiết bị.
Kiểm tra tác động liên động của các thiết bị với nhau xem có đảm bảo theo thiết kế, như:
liên động lúc khởi động, liên động lúc dừng của băng tải, …..

Kiểm tra liên động bảo vệ, điều khiển giữa các thiết bị.
Kiểm tra sự tác động của rơ le nhiệt, rơle bảo vệ trong quá trình chạy thử liên động.
Kiểm tra, lập trình cho các công đoạn quan trọng của dây truyền công nghệ.
Kiểm tra các chế độ hoạt động liên động so với yêu cầu công nghệ và thiết kế.
Kiểm tra truyền dẫn tín hiệu điều khiển, kết nối của toàn dây chuyền tới thiết bị điều khiển
hoặc trung tâm điều. So sánh các tín hiệu tại hiện trường với các tín hiệu hiển thị tại tủ
điều khiển hay trung tâm điều khiển. Nếu sai lệch tìm nguyên nhân và đưa ra cách khắc
phục.
Ghi chú:
Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra mà TVGS sẽ đưa ra thêm các yêu cầu khác để đảm
bảo về kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.


Chạy thử liên động có tải.
15.1. Chuẩn bị
- Đọc các bản vẽ, tài liệu của các thiết bị có liên quan đến quá trình chạy thử
- Kiểm tra lại toàn bộ các quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị để đảm bảo an toàn cho quá
trình chạy thử.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến quá trình chạy thử
15.2. Theo dõi quá trình chạy thử.
- Trong quá trình chạy thử các thiết bị TVGS luôn theo dõi đảm bảo quá trình chạy thử
đúng trình tự, không bị thiếu và an toàn cho thiết bị.
- Hướng dẫn nhà thầu trình tự quá trình chạy thử đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, và an
toàn khi vận hành.
15.3. Kiểm tra và nghiệm thu
15.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng cho quá trình chạy thử kiểm tra và nghiệm thu
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 371 : 2006
15.3.2. Dụng cụ kiểm tra ( phần Điện )
Dụng cụ được dùng cho quá trình chạy thử bao gồm:
- Đồng hồ vạn năng, bút thử điện, mêgaôm mét, ampe kìm, đồng hồ đo nhiệt độ (súng bắn

nhiệt độ).
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
15.3.3. Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra sự tác động của toàn bộ các thiết bị điện gồm các thiết bị đóng cắt, thiết bị đo
lường và thự động hoá.
Kiểm tra tác động liên động của các thiết bị với nhau xem có đảm bảo theo thiết kế, như:
liên động lúc khởi động, liên động lúc dừng của băng tải, …..
Kiểm tra liên động bảo vệ, điều khiển giữa các thiết bị.
Kiểm tra nhiệt độ của dây cáp điện động lực, điều khiển và tự động hoá.
Kiểm tra sự tác động của rơ le nhiệt trong quá trình chạy thử có tải và chỉnh hệ số quá tải
hợp lý.
Kiểm tra, lập trình cho các công đoạn quan trọng của dây truyền công nghệ.
Kiểm tra hiển thị của màn hình máy tính trên nhà điều khiển trung tâm so với đồng hồ hiển
thị tại tủ điều khiển tại chỗ. Nếu sai lệch tìm nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục.
Ghi chú:
Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra mà TVGS sẽ đưa ra thêm các yêu cầu khác để đảm
bảo về kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.


+ TCXD 25:1991 "Đặt đường dây dẫn điện trong nhà & công trình công cộng".
+ TCXD 27:1991 " Đặt thiết bị điện trong nhà & các công trình công cộng"
+ TCXDVN 263:2002 “Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nhiệp”
+ TCVN 185: 1986 “Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ
điện – Thiết bị điện và dây dẫn trên mặt bằng”
+ TCXDVN 319 : 2004 “ Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp”
+ Quy phạm trang bị điện – Bộ công nghiệp 2006
+ TCXDVN 46:2007 “Chống sét cho các công trình xây dựng”
+ TCXDVN 333: 2005 “Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ
thuật hạ tầng đô thị”
+ NFPA 99 National Fire Protection Association

+ TCVN 4055 - 85 Tổ chức thi công
+ SMACNA Tiêu chuẩn về vật liệu, Qui cách SP
+ TCVN 5828:1994 - Đèn chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 4086:1985 - Quy phạm an toàn lưới điện trong xây dựng.
+ TCVN 4756:1989 - Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
+ TCXDVN 259: 2001 - Tiêu chuẩn TK chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng
trường đô thị.
II. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT ĐIẸN CÔNG TRÌNH.
12. TCVN 185:1986 Hệ thống tài liệu thiết kế - Kỹ thuật bằng hình vẽ trên sơ đồ điệnThiết bị điện và dây dẫn trên mặt bằng.
13. TCXD 25:1991 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn
thiết kế.
14. TCXD 27:1991 Đặt thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
15. TCVN 2328:1978 Môi trường lắp đặt thiết bị điện - Định nghĩa chung.
16. TCVN 2546:1978 Bảng điện chiếu sáng dành cho nhà ở - Yêu cầu kỹ thuật.
17. TCVN 7447-1:2004 Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà-Phần I-Nguyên tắc cơ bản –
Đánh giá các đặc tính chung, định nghĩa.
18. TCVN 7447-5-51:2004 Hệ thống lắp đăt điện của các tòa nhà, Phần 5-51: Lựa chọn và
lắp đặt thiết bị điện – Quy tắc chung.


19.TCVN 7447-5-55:2005 Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà - Phần 5-55: Lựa chọn và
lắp đặt thiết bị điện-Các thiết bị khác.
20. TCVN 7447-5-53:2005 Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà - Phần 5: 53: Lựa chọn
và lắp đặt thiết bị điện – Cách ly , đóng cắt và điều khiển.
21. TCVN 7447-5-54:2005 Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà, Phần 5-54 : Lựa chọn và
lắp đặt thiết bị điện - Bố trí nốI đất – dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ.
22. TCXDVN 319:2004 Lắp đặt hệ thống nốI đất thiết bị cho các công trình công nghiệp –
Yêu cầu chung.
23. 11 TCN – 18-2006 Quy phạm thiết bị điện - Phần I-Quy định chung.
24. 11TCN –19-2006 Quy phạm trang bị điện - Phần II- Hệ thống đường dẫn điện.

25. 11TCN –20-2006 Quy phạm trang bị điện - Phần III- Trang bị phân phốI và trạm biến
áp.
26. 11TCN –21-2006 Quy phạm trang bị điện - phần IV - Bảo vệ và tự động.
27. TCVN 3715:1981 Trạm biến áp trọn bộ công suất đến 1000KVA, Điện áp đến 20KVYêu cầu kỹ thuật.
III. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT CHIẾU SÁNG CÔNG TRÌNH.
28. TCVN 4400:1987 Kỹ thuật chiếu sáng - Thuật ngữ và định nghĩa.
29. TCXD 29:1991 Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng – Tiêu chuẩn thiết kế.
30. TCVN 3743:1983 Chiếu sáng nhân tạo các nhà công nghiệp và công trình công nghiệp.
31. TCVN 2062:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong nhà máy xí nghiệp dệt thoi sợI bông.
32. TCVN 2063:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong nhà máy cơ khí.
33. TCVN 3257:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong xí nghiệp may công nghiệp.
34. TCVN 3258:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong nhà máy đóng tàu.
35. TCVN 4213:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong xí nghiệp chế biến mủ cao su.
36. TCXDVN 253:2001 Lắp đặt thiết bị chiếu sáng cho các công tình công nghiệp – yêu
cầu chung.
37. TCXD 16:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
38. TCXDVN 333:2005 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và - Hạ
tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.
39. TCXDVN 259:2001 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường - Đường phố Quảng trường đô thị.
40. TCVN 5828:1994 Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật chung.
IV. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ THÔNG GIÓ VÀ ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ, SƯỞI ẤM, ÂM THÀNH.


41. TCVN 5687:1992 Thông gió, Điều tiết không khí-SưởI ấm – Tiêu chuẩn thiết kế.
42. TCXD 232:1999 Hệ thống thông gió - điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo - lắp
đặt - nghiệm thu.
43. TCVN 4510:1988 Studio âm thanh – Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh kiến trúc.
44. TCVN 4611:1998 Studio âm thanh – Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh xây dựng.
45. TCVN 4611:1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Ký hiệu quy ước cho thiết bị

nâng chuyển trong nhà công nghiệp.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×