Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải công ty EMW Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.01 KB, 43 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để nghiên cứu và hoàn thành thực tập nghề nghiệp, ngoài sự nỗ lực của
bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ từ cá nhân, tổ chức từ trong và ngoài
trường.
Vậy qua đây tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến toàn thể thầy cô giáo
trong Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang, đặc biệt là thầy cô thuộc khoa
Tài nguyên và Môi trường đã dạy dỗ, dìu dắt tôi, giúp tôi có kiến thức cơ bản
cũng như chuyên sâu về môi trường.
Tôi xin cám ơn các Anh/Chị quản lý phụ trách tại Công ty TNHH Công
nghệ Môi trường Đất Việt đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình thực tập của mình.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, chăm sóc, lo lắng và động
viên tôi trong quá trình học tập và tích lũy của mình.
Tôi xin cảm ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Bài và KS Đặng Thu Huyền,
người đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo thực tập của
mình.
Bên cạnh đó, để hoàn thành báo cáo của mình tôi cũng khó tránh khỏi
nhiều thiếu xót. Vì vậy, mong nhận được sự nhận xét và bổ sung của thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Bắc Giang, Ngày

Tháng Năm 2019

Sinh viên thực hiện

Đàm Đức Khang
Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

1



Danh mục từ, cụm từ viết tắt
BVMT

Bảo vệ môi trường

QLMT

Quản lý môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

KHH

Kế hoạch hóa

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BCBT

Bê tông cốt thép

Mục lục
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................2
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.................................................................2
1.2 Mục đích, yêu cầu...........................................................................3
1.2.1 Mục đích....................................................................................3
1.2.2 Yêu cầu..............................................................................................3
PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................................4
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................4
2.2 Nội dung nghiên cứu..........................................................................4
2.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................4
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp..............................................4
Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

2


2.3.2 Phương pháp lấy và mẫu phân tích...................................................5
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm toán học........................5
2.3.4 Phương pháp so sánh với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam..............5

2.3.5 Phương pháp chuyên gia...................................................................5
2.3.6 Tổng hợp, viết báo cáo......................................................................5
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................6
3.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu...........................................................6
3.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế khu vực nghiên cứu..............................6
3.2.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................6
3.2.1.1 Vị trí địa lý:....................................................................................6
3.2.1.2 Đặc điểm địa hình:.........................................................................9
3.2.1.3 Đặc điểm địa chất:........................................................................10
3.2.1.4 Đặc điểm khí hậu:.........................................................................11
3.2.1.5 Đặc điểm về thủy văn:..................................................................11
3.2.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội xã Vân Trung....................................12
3.2.2.1 Điều kiện về kinh tế:....................................................................12
3.2.2.2 Điều kiện về xã hội.......................................................................14
3.3 Đánh giá hiện trạng nước thải của Công Ty TNHH EMW Việt
Nam....................................................................................................................15
3.3.1 Hiện trạng nước thải của Công ty....................................................15
3.3.1.1 Hiện trạng nhu cầu sử dụng nước.................................................15
3.3.1.2 Nguồn gốc, tải lượng nước thải....................................................16
3.3.2 Tác động tới môi trường và kinh tế xã hội......................................24
3.3.2.1 Tác động tới môi trường...............................................................24
3.3.2.2 Tác động tới kinh tế xã hội...........................................................25
3.4 Hiện trạng công tác quản lý nước thải tại Công Ty TNHH EMW
Việt Nam............................................................................................................25
Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

3



3.4.1 Tổ chức đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý môi trường Công ty
............................................................................................................................25
3.4.2 Công tác tuân thủ luật pháp về bảo vệ môi trường áp dụng ở Công
ty.........................................................................................................................25
3.4.3 Công tác quản lý và xử lý nước thải khu vực nghiên cứu...............27
3.4.3.1 Các hạng mục công trình xử lý nước thải khu vực nghiên cứu....27
3.4.3.2 Nước mưa chảy tràn:....................................................................28
3.4.3.3 Nước thải sản xuất:.......................................................................29
3.4.3.4 Nước thải sinh hoạt.......................................................................34
3.4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý môi trường tại
khu vực nghiên cứu.............................................................................................35
3.4.4.1 Những thuận lợi............................................................................35
3.4.4.2 Những khó khăn...........................................................................35
3.5 Đề xuất biện pháp quản lý và xử lý phù hợp.................................36
3.5.1 Mục tiêu phát triển của công ty.......................................................36
3.5.2 Giải pháp cải tiến hệ thống QLMT theo ISO 14001.......................36
3.5.3 Giải pháp về nâng cao năng lực QLMT..........................................38
3.5.4 Giải pháp giáo dục truyền thông môi trường..................................38
3.5.5 Giải pháp về sản xuất sạch..............................................................39
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................40
1.

Kết luận:...........................................................................................40

2.

Kiến nghị..........................................................................................41

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Báo cáo thực tập nghề nghiệp

Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

4


1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây ngành sản xuất điện tử của Việt Nam phát triển
tương đối mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm ổn định ở mức cao. Để thúc đẩy
ngành sản xuất điện tử trong nước phát triển, sản phẩm có khả năng cạnh tranh
xuất khẩu vào thị trường các nước trên thế giới, Nhà nước Việt Nam đã có chiến
lược phát triển tăng tốc, ưu tiên đổi mới công nghệ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm
khai thác thị trường. Mỗi năm xuất khẩu hàng trăm triệu sản phẩm.
Thị trường của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay là rất rộng
lớn. Với lợi thế của Việt Nam là có nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công
thấp, có nền chính trị ổn định đó là các yếu tố đảm bảo cho các Doanh nghiệp
tại Việt Nam phát triển vững chắc và ổn định.
Khi một nhà đầu tư lớn về công nghiệp điện tử đến Việt Nam để sản xuất
ra một sản phẩm hoàn chỉnh, họ sẽ cần rất nhiều nhà cung cấp chuyên nghiệp để
cung cấp các sản phẩm, linh phụ kiện phụ trợ cho mình. Điển hình là khi tập
đoàn Samsung đưa nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Bắc Ninh vào hoạt
động đã kéo theo rất nhiều công ty vệ tinh được hình thành ở các khu vực lân
cận. Công ty TNHH EMW không chỉ là một trong những nhà cung cấp được
Samsung chỉ định tại Việt Nam mà còn là nhà cung cấp lớn của Tập đoàn
Samsung trên toàn cầu. Ngoài ra các khách hàng Intops, Mobase etc… cũng là
những khách hàng truyền thống của EMW. Bên cạnh đó, sự phát triển sản xuất
cũng dẫn đến việc phát sinh ô nhiễm môi trường trong đó có sự gia tăng nước
thải. Mặc dù vậy hiện nay tình trạng nước thải tại các KCN nói chung và EMW
nói riêng vẫn chưa được đánh giá đầy đủ gây khó khăn cho công tác quản lý,
chưa có biện pháp hữu hiệu và cơ sở khoa học để xử lý nước thải. Xuất phát từ
yêu cầu thực tiễn đó, được sự đồng ý của Khoa Tài nguyên và Môi trường em

đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công
ty TNHH EMW Việt Nam”.
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Tìm hiểu, đánh giá công tác hiện trạng quản lý nước thải của Công ty
TNHH EMW Việt Nam.

Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

5


- Đề xuất các biện pháp để quản lý nâng cao hiệu quả xử lý nước thải
của công ty.
1.2.2 Yêu cầu
- Thu thập và thể hiện các số liệu, tài liệu chính xác, trung thực, khách
quan.
- Các phân tích, đánh giá phải dự trên cơ sở khoa học đáng tin cậy.
- Các nội dung nghiên cứu phải đáp ứng được các mục tiêu nghiên cứu
của đề tài.
- Những ý kiến và giải pháp đưa ra có tính khả thi, thực tế với điều kiện
địa phương.

PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
*) Đối tượng : Hiện trạng công tác quản lý nước thải Công ty TNHH
EMW Việt Nam – KCN Vân Trung – Việt Yên – Bắc Giang.
*) Phạm vi nghiên cứu :

Phạm vi về không gian : Công ty TNHH EMW Việt Nam – KCN Vân
Trung – Việt Yên – Bắc Giang.
Phạm vi về thời gian : Từ ngày 26/08/2019 đến ngày 04/10/2019.
2.2 Nội dung nghiên cứu.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, khu vực nghiên cứu.
Đánh giá chất lượng nước thải của Công ty TNHH EMW Việt Nam và
biện pháp xử lý nước thải.
Những tồn đọng trong công tác xử lý nước thải của Công ty và biện pháp
khắc phục.

Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

6


2.3 Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.
Thu thập tổng hợp các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, của Công ty
TNHH EMW Việt Nam.
Thu thập các số liệu liên quan đến hiện trạng và tình hình quản lý nước
thải sản xuất thông qua các phòng ban có liên quan trong Công ty.
Thu thập thông tin, số liệu từ sách báo, internet, tạp chí khoa học, các đề
tài nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
2.3.2 Phương pháp lấy và mẫu phân tích.
- Trực tiếp lấy mẫu ngoài hiện trường theo các hướng dẫn lấy mẫu
đối với nước thải trước xử lý và sau xử lý của Công ty sau đó phân
tích trong phòng thí nghiệm.
- Phân tích các chỉ tiêu : PH, TSS, COD, BOD5.
- PH xác định theo TCVN 6492:2011.

- COD xác định theo TCVN 6491:1999.
- TSS xác định theo TCVN 6925:2000.
- BOD5 xác định theo TCVN 6001:1998.
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm toán học.
Sử dụng các phần mềm phổ biến như: Microsoft Office Word, Microsoft
Office Exel để tổng hợp và lượng hóa những thông tin thu thập được bằng bảng
biểu, biểu đồ minh họa cho các vấn đề nêu ra trong đề tài.
2.3.4 Phương pháp so sánh với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
Từ các số liệu thứ cấp cùng với số liệu khảo sát thực tế, kết quả phân tích
mẫu trong phòng thì nghiệm, tính toán tải lượng ô nhiễm của nước thải để đưa
ra kết luận về các thành phần của môi trường. So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam
để đưa ra những kết luận về ảnh hưởng của nước thải từ hoạt động sản xuất linh
kiện Công ty TNHH EMW Việt Nam.

Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

7


2.3.5 Phương pháp chuyên gia.
Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi
và thảo luận với cán bộ, các vị lãnh đạo và giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ
những thắc mắc và những điều chưa rõ của chuyên đề nhằm chỉnh sửa và hoàn
thiện nội dung cuối cùng của chuyên đề.
2.3.6 Tổng hợp, viết báo cáo.
Các số liệu sau khi thu thập, phân tích, xử lý, được đánh giá tổng hợp và
tổng kết thành một bản kết quả cô đọng nhất làm nổi bật lên vấn đề cần nghiên
cứu.


PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
- Tên của công ty: Công ty TNHH EMW Việt Nam.
- Địa chỉ công ty: Lô CN-03, Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Đại diện pháp luật: Ông Yang Il Gyoo
- Quốc tịch: Hàn Quốc
- Địa chỉ hộ khẩu thường trú người đại diện: 106-1304 ho, Samhwan
Rosevill APT, Gocheok-dong, Guro-gu, Seoul, Hàn Quốc
- Số hộ chiếu: M07016817

Ngày cấp: 24/11/2010 Nơi cấp: Hàn Quốc

- Chức vụ: Tổng Giám đốc
3.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế khu vực nghiên cứu
3.2.1 Điều kiện tự nhiên
3.2.1.1 Vị trí địa lý:
Là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, phía đông giáp tỉnh Quảng
Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thành
phố Hà Nội và phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.
Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

8


Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.851,4 km², chiếm 1,2% diện tích tự
nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của
Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm
28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.

Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía
bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của
tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Khu vực phía
Bắc tỉnh là vùng rừng núi. Bắc Giang nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung
và cùng mở ra như nan quạt, rộng ở hướng đông bắc, chụm ở phía tây nam (tại
vùng trung tâm tỉnh) là: cánh cung Đông Triều và cánh cung Bắc Sơn, phần
giữa phía Đông tỉnh có địa hình đồi núi thấp là thung lũng giữa hai dãy núi này.
phía Đông và Đông nam tỉnh là cánh cung Đông Triều với ngọn núi Yên Tử,
cao trung bình 300–900 m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m;
phía tây bắc là dãy núi cánh cung Bắc Sơn ăn lan vào tới huyện Yên Thế, cao
trung bình 300–500 m, chủ yếu là những đồi đất tròn trĩnh và thoải dần về phía
Đông Nam.
Công ty được đầu tư xây dựng tại KCN Vân Trung với tổng diện tích
14,224 mét vuông, lô CN-03, Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang.
-

Phía Bắc giáp đường nội bộ của KCN.

- Phía Đông giáp Công ty TNHH Điện tử Rongxin (Việt Nam).
- Phía Đông giáp Công ty TNHH Vina Solar Technology.
- Phía Nam giáp đường nội bộ của KCN.
- Vị trí của công ty được giới hạn như sau:
Stt
1
2
3
4

Tọa độ (VN 2000)

X
Y
2350821.36
410266.05
2350800.69
410152.62
2350689.13
410141.40
2350678.03
410251.80
Bảng 3.1:Vị trí địa lý của công ty

Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

9


*)Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên:
Cơ sở hạ tầng: Khu vực nghiên cứu được đầu tư trong Khu công nghiệp
Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Cơ sở hạ tầng KCN Vân Trung
(Giai đoạn I) đã được Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật là Công ty TNHH Fugiang
đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh bao gồm: Hệ thống hệ thống cung cấp điện, hệ
thống cung cấp nước, nhà máy xử lý nước, hệ thống viễn thông, hệ thống phòng
cháy chữa cháy, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống đường. Hạ tầng KCN được
thể hiện ở hình sau:

Hình 3.1: Hạ tầng kỹ thuật KCN Vân Trung

- Nguồn điện sử dụng trong Giai đoạn I chủ yếu lấy từ hệ thống cấp điện

22kV của Công ty Điện lực Bắc Giang, chia thành nhiều lộ để đảm bảo cung
cấp điện ổn định. Giai đoạn II lấy điện từ trạm biến áp 110kV/22kV được xây
dựng ngay trong KCN, đảm bảo luôn cung cấp nguồn điện 22kV ổn định và đầy
đủ.
- Nguồn nước của KCN được lấy từ sông Cầu và ngay tại KCN sẽ xây
dựng nhà máy nước sạch, bể trữ nước và trạm bơm tăng áp, lượng nước cấp của
nhà máy nước sạch Giai đoạn I là 6.000m 3/ngày đêm, giai đoạn sau sẽ tăng
Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

10


thêm 12.000m3, lượng nước đủ và ổn định.
- Hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa trên bề mặt các nhà xưởng, sân
bãi, đường đi: Chủ đầu tư đã thiết kế hệ thống cống thu gom thoát nước mưa
BTCT D800, D1000, D1250, D1500, D1750, D2000. Dọc các tuyến thoát nước
có bố trí các hố ga thu nước mưa xây bằng gạch, trát vữa xi măng cả hai mặt
trong ngoài, có nắp đậy bằng tấm đan bê tông cốt thép. Hố ga có kích thước:
đáy x cổ x sâu: 0,75m x 0,4m x 0,5m. Nước mưa được thu gom đổ ra kênh thoát
mương thoát nước bao quanh KCN.
Hệ thống thoát nước thải: Xây dựng hệ thống ống thu gom nước thải
D300, D400, D600 dọc các tuyến đường giao thông để thu gom nước thải phát
sinh từ hoạt động sản xuất của các Công ty hoạt động trong KCN. Nước thải
được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Hệ thống xử lý
nước thải tập trung đã được Công ty TNHH Fugiang đầu tư xây dựng với công
suất xử lý 3000m3/ngày.đêm.
*) Mối tương quan với kinh tế - xã hội
- Trung tâm kinh tế, chính trị: KCN Vân Trung cách Hà Nội 35km thành
phố Bắc Ninh khoảng 12km, tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh, cách thành phố Bắc

Giang khoảng 10km về phía Bắc.
- Các điểm văn hoá và di tích lịch sử: Gần khu vực nghiên cứu có Khu di
tích lịch sử Đền Thần. Tuy nhiên không chịu ảnh hưởng của các tác động khi
công tác nghiên cứu được triển khai.
- Bệnh viện: Khu vực nghiên cứu cách Bệnh viện Đa khoa Việt Yên
khoảng 10km.
- Khu dân cư: Khu vực nghiên cứu cách khu dân cư gần nhất 500m về
phía Tây

3.2.1.2 Đặc điểm địa hình:
Bắc Giang có địa hình đa dạng, có bán sơn địa, vùng trung du này có địa
hình đất đai màu mỡ là tiền đề để phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, công

Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

11


nghiệp, du lịch sinh thái. Địa hình đó là điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng
với hướng kết hợp Trung du và đồi núi.
Khu vực Công ty nằm trong KCN Vân Trung có địa hình bằng phẳng.
3.2.1.3 Đặc điểm địa chất:
- Lớp 1: Đất lấp: Là lớp đất ruộng, đắp bờ đường, bờ mương… phân bố
rộng khắp trên bề mặt địa hình, bề dày trung bình khoảng 2,12m. Thành phần
chủ yếu là sét, sạn, gạch đá, rác thải, mùn thực vật…
- Lớp 2: Bùn sét pha lẫn ít hữu cơ màu xám xanh, xám nâu: Lớp này phân
bố trên diện rộng trong khu vực, bề dày trung bình của lớp là 9,2 m. Lớp này có
nguồn gốc trầm tích hỗn hợp sông – hồ – đầm lầy, tuổi Đệ tứ, khả năng chịu tải
của lớp đất này yếu.

- Lớp 3: Sét pha màu ghi xanh, phớt vàng, xám trắng, nâu đỏ - dẻo cứng
đến nửa cứng: Lớp đất này phân bố thành rải men rìa bồn trũng. Chiều sâu phân
bố mặt lớp từ 1,7m đến 11,8m. Bề dày trung bình của lớp là 4,24m. Thành phần
của lớp này chủ yếu là sét bột, màu ghi xanh, phớt vàng, xám trắng, nâu đỏ, sắc
loang lổ. Khả năng chịu tải của lớp đất này là khá cao.
- Lớp 4: Cát hạt nhỏ, mịn, xám xanh – chặt vừa. Lớp đất này phân bố trên
diện rộng và không liên tục. Chiều sâu phân bố mặt lớp biến đổi từ 3,5m đến
16,8m; bề dày trung bình của lớp là 6,18m. Thành phần của lớp chủ yếu là cát
thạch anh nhỏ, hạt mịn, lẫn bột sét màu xám xanh. Khả năng chịu tải của lớp đất
này khá cao.
- Lớp 5: Cát hạt trung đến thô lẫn dăm sạn, trạng thái chặt vừa – chặt.
Lớp đất phân bố rộng khắp với chiều sâu bề mặt lớp dao động từ 9,5m đến 24m.
Bề dày trung bình lớp là 6,95m; thành phần chủ yếu là cát hạt trung, hạt thô,
dăm sạn lẫn sét bột đa màu sắc, đa khoáng. Lớp đất này có khả năng chịu tải
lớn.
- Lớp 6: Sét màu xám đen dẻo mềm – dẻo cháy. Lớp này phân bố không
rộng, mặt lớp tương đối bằng phẳng dao động từ 23,5m đến 26m. Bề dày trung
bình lớp là 29,25m; thành phần chủ yếu là sét pha ít bột màu xám đen đôi chỗ
lẫn ít hữu cơ, trạng thái dẻo mền. Lớp có nguồn gốc trầm tích hỗn hợp – đầm
lầy, tuổi Đệ tứ. Khả năng chịu tải của lớp đất này kém.
Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

12


- Lớp 7: Đá trầm tích lục nguyên, phong hóa mạnh. Đây là lớp đá mẹ
được hình thành sâu trong lòng đất nhờ các lực kiến tạo của vỏ trái đất xảy ra ở
thời kỳ tạo sơn. Thành phần chủ yếu là tảng cuội, sỏi dăm, sạn, cát, bụi nhờ vào
quá trình hình thành đá như: lực dính kết, xi măng gắn kết và các điều kiện địa

chất khác mà tạo nên lớp đá này. Lớp này có sức chịu tải rất tốt.
3.2.1.4 Đặc điểm khí hậu:
*) Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ không khí trung bình năm 2018 của tỉnh Bắc Giang là: 25,8 0C.
Nhiệt độ trung bình lớn nhất vào tháng 06, tháng 7: 32,5 0C, nhiệt độ trung bình
nhỏ nhất vào tháng 01: 14,20C.
*) Số giờ nắng:
Tổng số giờ nắng trong năm 2018 là: 1235 giờ. Số giờ nắng thay đổi theo
từng tháng, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 8 (193 giờ nắng), tháng có số
giờ nắng thấp nhất là tháng 1 (4 giờ nắng).
*) Độ ẩm không khí:
Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2018 là 83%. Tháng có độ ẩm cao
nhất là tháng 01 với 86%. tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 10 với độ ẩm 80%.
*) Chế độ mưa:
Lượng mưa bình quân năm 2018: 124,7mm. Tháng 7 có lượng mưa lớn
nhất (472,2 mm), tháng 02 có lượng mưa nhỏ nhất (10,7mm).
*) Tốc độ gió:
Tốc độ gió và hướng gió khu vực nói chung ổn định theo mùa trong năm.
Hai hướng gió chủ đạo trong năm là Đông Bắc và Đông Nam.
3.2.1.5 Đặc điểm về thủy văn:
Khu vực lân cận có sông Thương cách dự án 5km, là nguồn tiếp nhận
nước thải của KCN. Đây là nguồn nước quan trọng trong hệ thống tiêu thoát
nước cũng như cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Đồng thời có
giá trị lớn về mặt giao thông vận tải đường thủy.
Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân
Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi
Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

13



Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông chảy qua thành phố Bắc Giang
(tên cũ là Phủ Lạng Thương) và điểm cuối là thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh,
tỉnh Hải Dương. Tại đây nó hợp lưu với sông Lục Nam (ngã ba Nhãn) và sông
Cầu (ngã ba Lác), rồi tạo thành sông Thái Bình tại chính ngã ba Lác.
Trên địa phận tỉnh Bắc Giang, sông Thương chảy qua các huyện Lạng
Giang, Yên Thế, Tân Yên, Thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng.
Sông Thương có nhánh lưu vực sông lớn là sông Sỏi, sông Máng và sông
Sim. Sông Sỏi chảy từ huyện Yên Thế (Bắc Giang), chúng hợp lưu tại nơi tiếp
giáp của ba huyện: Yên Thế, Tân Yên và Lạng Giang. Sông Máng là một sông
nhân tạo tại Việt Nam, sông được hình thành từ thời Pháp thuộc và có chiều dài
52 km, sông Máng nối với sông Cầu tại khu vực gần thác Huống (đập Huống)
tại khu vực trung tâm tỉnh Thái Nguyên và nối với sông Thương tại Bến Thôn
thuộc khu vực Tây Bắc tỉnh Bắc Giang. Sông Sim (Ngòi sim) bắt nguồn từ Thái
Nguyên chảy qua các huyện hiệp hòa và huyện Việt Yên đến xã Đa Mai thì hợp
lưu với dòng sông Thương nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước
đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên
đục. Do đó hiện tượng này có thể nhìn thấy được tới thành phố Bắc Giang.
Sông Thương có chiều dài 157 km, diện tích lưu vực: 6.640 km². Giá trị
vận tải được trên 64 km, từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đến thị trấn Bố Hạ,
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
(Nguồn: “Http://vi.wikipedia.org/wiki/Sông_Thương”)

3.2.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội xã Vân Trung
3.2.2.1 Điều kiện về kinh tế:
* Về sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp:
- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo cấy cả năm đạt 853,18ha đạt 100% KH
năm, năng xuất bình quân đạt 53 tạ/1ha giảm 3 tạ/ha so với cùng kỳ năm 2018.
- Lâm nghiệp: Trên địa bàn toàn xã không có diện tích trồng rừng mới,

toàn bộ diện tích rừng hiện đang sinh trưởng và phát triển tốt.
- Chăn nuôi: Đàn gia cầm là 42000 con giảm 560 con, đàn trâu bò có 337
con tăng 94 con, đàn lợn có 2850 con tăng 33 con so với cùng kỳ 2018.
Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

14


- Thuỷ sản: Các hộ gia đình đã chủ động đưa các loại giống cá có giá trị
kinh tế cao vào sản xuất như cỏ trờ lai, rô phi đơn tính, chim Trắng, trắm, trôi.
Đồng thời các hộ đã mạnh dạn đầu tư, thâm canh nên đã thu được kết quả và
hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho hộ gia đình.
* Về phát triển ngành nghề dịch vụ và giải quyết việc làm:
- Ngành nghề dịch vụ: Trên địa bàn có 8 doanh nghiệp nhỏ, 169 hộ sản
xuất kinh doanh nhỏ/2110 hộ trên địa bàn toàn xã, tăng 23 hộ so với cùng kỳ
năm 2018.
- Giải quyết việc làm: Trong năm đã xác nhận 700 lượt hồ sơ cho con em
địa phương xin vào các Công ty lân cận trên địa bàn và 60 lao động đi xuất khẩu
lao động. Các lao động hiện tại đang làm việc có thu nhập ổn định.
* Về công tác tài nguyên - Môi trường:
- Về công tác quản lý đất đai: UBND xã thường xuyên chỉ đạo cán bộ
chuyên môn và các thôn thực hiện công tác quản lý đất đai theo quy hoạch được
duyệt.
- Công tác môi trường: UBND xã đã tập chung chỉ đạo công tác vệ sinh
môi trường như tuyên truyền tuần lễ nước sạch vệ sinh môi trường, phổ biến
luật môi trường.
* Về công tác tài chính:
- Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2018 = 5.110.382.770 đ đạt 115% kế
hoạch.

- Tổng chi ngân sách năm 2018 là = 4.875.509.100 đ, đạt 109,79% kế
hoạch.
* Về giao thông, thuỷ lợi, xây dựng:
- Về giao thông: UBND xã chỉ đạo các thôn tăng cường quản lý đường
giao thông nội thôn, nội đồng đảm bảo việc vận chuyển đi lại của nhân dân
đồng thời phối hợp với các ngành chức năng giải tỏa hành lang giao thông được
2 đợt thuộc khu vực cổng trường học và Chợ bài.
- Thuỷ lợi: Chỉ đạo các thôn làm thuỷ lợi nội đồng nạo vét kênh mương
được 7km chiều dài nhằm đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất của nhân dân.
Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

15


- Về xây dựng: Xã đã chỉ đạo việc xây dựng và giám sát chặt chẽ, đảm bảo
chất lượng từng công trình công cộng của xã.
3.2.2.2 Điều kiện về xã hội
* Về giáo dục: Công tác giáo dục đào tạo tiếp tục có bước chuyển biến tích
cực, chất lượng dạy và học đều được nâng lên và có tiến bộ rõ rệt. UBND xã đã
chỉ đạo các trường học thực hiện tốt cuộc vận động “nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Nhìn chung thầy và trò các nhà trường đã có cố gắng trong học tập và
giảng dạy mặc dù cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng được so với
yêu cầu dạy và học đối với các ngành học song với lòng yêu nghề thày và trò
các ngành học đều đạt kế hoạch đề ra.
* Về công tác y tế - dân số kế hoạch hóa gia đình:
- Về công tác y tế: Đã tổ chức khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho
người nghèo, trẻ em, người cao tuổi và đối tượng chính sách xã hội là 8044 lượt
người và thực hiện tốt công tác tuyên truyền vệ sinh phòng dịch và vệ sinh an

toàn thực phẩm trên địa bàn, tổ chức tiêm chủng miễn dịch cho trẻ dưới 1 tuổi là
168 trẻ.
- Công tác dân số KHH gia đình: Công tác dân số gia đình trẻ em luôn
được quan tâm chỉ đạo, ban dân số gia đình trẻ em chủ động xây dựng kế hoạch
truyền thông về kế hoạch hoá gia đình.
* Công tác văn hoá - thông tin thể thao:
- Thông tin tuyên truyền: Chỉ đạo đài truyền thanh của xã duy trì thời gian
tiếp sóng của đài truyền thanh huyện và tuyên truyền các chủ chương chính sách
pháp luật của Đảng – nhà nước, đẩy mạnh tuyên truyền nhân các ngày lễ, ngày
tết.
- Công tác thể dục thể thao, văn nghệ: Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá
văn nghệ – Thể dục thể thao (TDTT) trên địa bàn toàn xã, phong trào văn hoá
văn nghệ quần chúng ngày càng phát triển. Tổ chức thành công Đại hội TDTT
xã Vân Trung lần thứ IX năm 2018.
* Thực hiện chính sách xã hội: Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn
thể nhân dân thường xuyên quan tâm đến các đối tượng chính sách xã hội, thực
Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

16


hiện tốt phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, thăm hỏi tặng quà, giúp đỡ các gia đình
chính sách khó khăn, hỗ trợ kịp thời các đối tượng gặp hoạn nạn, khó khăn đột
xuất.
3.3 Đánh giá hiện trạng nước thải của Công Ty TNHH EMW Việt Nam.
3.3.1 Hiện trạng nước thải của Công ty
3.3.1.1 Hiện trạng nhu cầu sử dụng nước
- Nhu cầu cấp nước:
Loại nước


Khối lượng (m³/ ngày)

Nước dùng cho sinh hoạt

21

Nước dùng cho sản xuất

40

Nước cấp cho xử lý khí thải

2

Tổng nước cấp đo được

63

Bảng 3.2: Nhu cầu cấp nước Công ty TNHH EMW Việt Nam

+ Nước cấp cho sinh hoạt: Theo tính toán, khi Dự án đi vào hoạt động
tổng số cán bộ công nhân viên là 350 người. Theo TCXDVN:33/2006 thì lượng
nước trung bình sử dụng của một người là: 60l/ngày. Vậy tổng lượng nước sử
dụng của dự án:
Qsh= 350x60=21.000l/ngày = 21 m³/ngày
- Nước cấp cho sản xuất : 40m³/ngày
- Nước cấp cho xử lý khí thải: Lượng nước cấp cho xử lý khí thải
khoảng 2m3/ngày.
Tổng lượng nước cấp cho dự án nghiên cứu : 63m 3/ngày được lấy từ

nguồn nước cấp của KCN Vân Trung.
- Ngoài ra, Công ty sử dụng một số loại hóa chất phục vụ cho quá trình
xử lý nước thải sản xuất: NaOH, H2SO4, Na2S, PAC, Polime với số lượng dự
kiến như sau:

Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

17


Stt
1
2
3
4
5

Các loại hóa chất
NaOH
H2SO4
Na2S
PAC
Polime

Đơn vị
lit/năm
lit/năm
lit/năm
kg/năm

kg/năm

Lượng sử dụng
18.000
18.000
12.000
3.550
3.550

Bảng 3.3: Các hóa chất sử dụng trong trạm xử lý nước thải của Công ty

3.3.1.2 Nguồn gốc, tải lượng nước thải
a) Nước thải sản xuất:
Phát sinh chủ yếu trong quá trình:
- Quá trình mạ: Các công đoạn như: Tẩy rửa, rửa nước, mạ Cu, mạ Ni, xử
lý sau, vắt.
Ước tính lượng nước thải phát sinh bằng 90% lượng nước cấp, do đó tổng
lượng nước thải phát sinh: (40+2)×0,9 = 37,8m3/ngày.đêm.
Thành phần của các chất ô nhiễm có trong nước thải bao gồm: Cu, Ni,
hóa chất tẩy rửa, axit và các muối kim loại, thành phần phụ thuộc vào công
nghệ mạ, thời điểm, các loại hóa chất sử dụng. Hiện tại, Chủ dự án có 03 nhà
máy sản xuất mạ ở Trung Quốc, Hàn Quốc với sản phẩm, công nghệ mạ tương
tự với khu vực nghiên cứu. Căn cứ thực tế hoạt động của các nhà máy trên,
nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi xử lý được liệt kê ở bảng
dưới đây:
St
t

Chất ô nhiễm


1
2
3
4
5

pH
Ni
Cu
TSS
COD

Đơn vị

Nồng độ

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

3,1 - 5,6
152 - 268
203 - 325
176 - 308
410 - 650

QCVN
40:2011/BTNMT (Cột
B)

5,5 - 9
0,5
2
100
150

Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

18


Bảng 3.4: Tải lượng chất ô nhiễm trong trong nước thải sản xuất

(Nguồn: Công ty TNHH EMW Việt Nam)

*) Công nghệ sản xuất tạo ra nước thải của Công ty

Nhận đơn hang

Chuẩn bị liệu

Chất thải rắn
Thẩy rửa clean 200

Nước sạch

ELC-MPS,CuSO4

Nước sạch


Axit HCl

Nước sạch

Ép vỏ nhựa

Tạo khuôn

Tạo máng rãnh

Sản phẩm hỏng, chất thải

Tẩy dầu mỡ

Nướct hải nhiễm clean

Rửa nước

Nướct hải nhiễm clean

Bể mạ CU

Nước thải nhiemx CuSO4

Rửa nước

Xúc tác

Rửa nước


Bể mạ Ni

Nướct thải nhiễm
CuSo4, HCHO
Nước thải nhiễm HCl

NƯớc thải nhiễm HCl

Nước thải nhiễm NiSO4

Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

19


NiSo4, H2So4

Rửa nước

NƯớc thải nhiễm NiSO4

NƯớc sạch
Nước thải nhiễm Anta 100
CHất tẩy rửa

Bể xử lý sau
RỬa nước


Nước thải nhiễm Anta 100

Nước sạch
Vắt và sấy

Kiểm tra đóng
gói

Nước thải từ vắt

Sản phẩm hỏng

Xuất đi sơn

Hình 3.2: Công nghệ sản xuất tạo ra nước thải của Công ty
Thuyết minh quy trình sản xuất:

Nguyên liệu nhập về được kiểm tra, lưu giữ vào kho chứa trước khi sử
dụng cho sản xuất. Các nguyên liệu sẽ được ép vỏ nhựa để tạo hình của sản
phẩm thô theo mẫu của khách hàng đặt hoặc sản phẩm được nhập từ khách
hàng. Sản phẩm thô sau đó tiếp tục đưa qua phòng tia Laser để tạo máng, rãnh
trên bề mặt bằng tia laser mục đích để tạo sự kết dính lớp mạ, tạo các mạch trên
các máng, rãnh này. Sản phẩm sau khi qua phòng tia Laser được đưa qua phòng
mạ để mạ.
Công đoạn mạ bao gồm các bước như sau: Các sản phẩm thô đầu tiên
được cho vào thùng chứa. Thùng theo dây chuyền được nhúng vào các bể,
thùng có 3 ngăn, có nhiều lỗ hở mục đích cho các chất: Tẩy rửa, nước sạch, Cu,
Ni… vào trong thùng và tiếp xúc với sản phẩm cần mạ. Quá trình mạ qua các
công đoạn sau:
- Công đoạn mạ Cu:

+ Tẩy dầu mỡ: Sản phẩm thô có nhiều dầu mỡ, cặn bẩn dính trên bề mặt,
do đó được qua công đoạn tẩy rửa bằng sóng âm. Tại bể tẩy kết hợp sử dụng
Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

20


sóng âm và hóa chất tẩy Clean 200 mục đích của sóng âm tạo ra sự rung động
của dòng nước để tạo sự tiếp xúc giữa hóa chất tẩy rửa và sản phẩm cần mạ.
Thời gian tẩy rửa từ 5 đến 20 phút ở nhiệt độ từ 40 – 60 0C.
+ Rửa nước: Rửa sạch chất tẩy rửa dính trên bề mặt trước khi mạ, sản
phẩm được rửa qua 3 bể với thời gian rửa từ 4 đến 6 phút, nhiệt độ nước từ 20 –
30 0C.
+ Mạ Cu: Do yêu cầu về độ dày cũng như chất lượng của sản phẩm nên
sản phẩm thô qua qua 2 công đoạn mạ:
+ Mạ bề mặt: Tại bể mạ có các dung dịch: CuSO 4 để tạo lớp mạ, các chất
xúc tác: Fomalin, ELC MPS–B có tác dụng ổn định pH, cô lập Cu thời gian mạ
từ 15 đến 40 phút, nhiệt độ của dung dịch mạ từ 58 – 620C.
+ Mạ dày: Sản phẩm sau mạ bề mặt được tiếp tục chuyển sang bể mạ
dày. Ở bể vẫn sử dụng các chất như ở bể mạ bề mặt. Tuy nhiên thay đổi thời
gian mạ từ 180 đến 240 phút, nhiệt độ của dung dịch mạ từ 52 – 580C.
+ Rửa nước: Rửa sạch chất dính trên bề mặt của sản phẩm sau mạ Cu.
- Công đoạn mạ Ni:
+ Xúc tác: Sản phẩm sau mạ Cu được làm sạch bằng dung dịch axit HCl
để làm sạch bề mặt của Cu và bổ sung chất xúc tác Palla Activator có tác dụng
tạo kết dính Ni lên Cu thời gian làm sạch, xúc tác từ 30 đến 180 giây, nhiệt độ
của dung dịch từ 25 – 350C.
+ Rửa nước: Rửa sạch axit HCl, Palla Activator dính trên bề mặt.
+ Mạ Ni: Tại bể mạ có các dung dịch: NiSO 4 để tạo lớp mạ, H2SO4 có tác

dụng như một chất xúc tác tạo môi trường mạ, thời gian mạ từ 10 đến 50 phút,
nhiệt độ của dung dịch mạ từ 60 – 700C.
+ Rửa nước: Rửa sạch chất dính trên bề mặt của sản phẩm sau mạ.
+ Xử lý sau: Tại bể sử dụng dung dịch Anta – 100 phủ lên bề mặt sản
phẩm để tăng độ bền của sản phẩm mạ chống oxi hóa và các yếu tố tác động từ
bên ngoài, thời gian nhúng trong bể xử lý sau từ 30 đến 60 giây ở nhiệt độ từ 30
– 400C.

Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

21


+ Rửa nước: Rửa sạch dung dịch Anta -100 dính trên bề mặt của sản
phẩm.
+ Rửa trong bồn nước nóng: Rửa sạch chất kết dính trên bề mặt và tăng
độ bền của lớp mạ.
+ Vắt: Sản phẩm sau khi rửa được cho vào máy vắt để loại bỏ hết nước
dính trên bề mặt trước khi sấy.
+ Sấy: Sản phẩm sau khi vắt khô được cho vào máy sấy để sấy với nhiệt
độ sấy từ 75 – 850C trong thời gian 50 đến 70 phút.
- Sản phẩm sau khi sấy được qua các phòng: Phòng kiểm tra hàng, phòng
kiểm tra thiết bị, phòng thí nghiệm độ tin cậy, phòng kiểm tra thành phẩm để
kiểm tra chất lượng, chức năng, tính năng, độ bền của sản phẩm. Sản phẩm đạt
yêu cầu được qua phòng đóng gói và dán mác để dán nhãn và đóng gói sau đó
được để vào kho thành phẩm và xuất đi sơn.
*) Tính chất của nước thải sản xuất :
[Nguồn: Trung tâm công nghệ xử lý môi trường]
STT


Thông số

Đơn vị

Nước thải
chưa qua xử


QCVN
40:2011/BTNMT,
cột B

1

Hàm lượng BOD5

mg/l

768

50

2

Hàm lượng COD

mg/l

1280


150

3

Chất rắn lơ lửng SS

mg/l

250÷450

100

4

Tổng N

mg/l

85

40

5

tổng P

mpPO43-/l

35


6

6

độ màu

Pt-co

208

150

Bảng 3.5: Tính chất nước thải sản xuất
Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

22


b) Nước thải sinh hoạt:
Trong quá trình cải tạo nhà xưởng và lắp đặt thiết bị máy móc, thường
xuyên có khoảng 60 công nhân làm việc tại khu vực nghiên cứu.
Tổng lượng nước sử dụng (Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt theo quy
định 20/TCN 33-85 của Bộ xây dựng là 60lít/người/ngày):
60lít x 60 người = 3.600lít/ngày = 3,6m3/ngày

Lượng nước thải sinh hoạt bằng 80% lượng nước cấp. Do vậy lượng nước
thải sinh hoạt của công nhân tham gia thi công xây dựng khoảng: 2,88m3/ngày.
Thành phần các chất ô nhiễm có trong nước thải chủ yếu là chất rắn lơ lửng, các

chất hữu cơ dễ phân hủy, vi khuẩn. Tải lượng chất ô nhiễm được liệt kê ở bảng
dưới đây:

Stt

Chất ô nhiễm

1
2
3
4
5
6
7

BOD
COD
Chất rắn lơ lửng
Dầu mỡ
Tổng Nitơ
Tổng Phốt pho
Coliform

Khối lượng
(g/người/ngày)
45 - 54
72 - 120
70 - 145
10 - 30
6 - 12

0,8 - 4
-

Vi sinh (MPN/100
ml)
106 - 109

Bảng 3.6: Tải lượng chất ô nhiễm trong trong nước thải sinh hoạt

(Định mức cho 1 người/ngày)
Căn cứ bảng trên, tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
giai đoạn thi công như sau:
Stt

Chất ô nhiễm

Khối lượng (kg/ngày)

Vi sinh (MPN/100
ml)

Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

23


1
2
3

4
5
6
7

BOD
COD
Chất rắn lơ lửng
Dầu mỡ
Tổng Nitơ
Tổng Phốt pho
Coliform

2,7 – 3,24
4,32 – 7,2
4,2 – 8,7
0,6 – 1,8
0,36 – 0,72
0,048 – 0,24
-

60×(106 - 109)

Bảng 3.7: Tải lượng chất ô nhiễm trong trong nước thải sinh hoạt trong giai
đoạn thi công
(Định mức cho 60 người/ngày)

Quy mô tác động: Nước thải nếu không được xử lý gây ô nhiễm môi
trường tiếp nhận nước thải, khả năng xảy ra cao.
Đối tượng chịu tác động: Mương tiếp nhận nước thải của khu công

nghiệp và chất lượng nước của sông Thương.
c) Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt sân, bãi, mái của các công trình kéo theo
bụi từ các mái nhà, đất cát từ sân bãi, đường đi… vào mương thoát nước của
KCN ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, tắc nghẽn dòng chảy, ngập úng cục
bộ. Lượng nước mưa chảy tràn bề mặt được tính trên cơ sở lượng nước mưa
trung bình hàng năm. Lượng nước chảy tràn trên bề mặt thường chiếm khoảng
75% tổng số. Do đó, lượng nước mưa chảy tràn được tính như sau:
Lượng nước mưa chảy tràn = Diện tích dự án (m 2) x lượng mưa trung
bình năm /1000 x 75%.
+ Lượng mưa trung bình năm 2018 của tỉnh Bắc Giang là: 124,7mm.
+ Diện tích dự án là: 14.224m2.
+ Tổng lượng nước trên bề mặt là: (14.224 x 124,7 x 0,75)/1.000 =
1330,3m3.

Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

24


3.3.2 Tác động tới môi trường và kinh tế xã hội
3.3.2.1 Tác động tới môi trường
Công ty đi vào hoạt động sẽ tác động tiêu cực đến các thành phần môi
trường nước nếu không có các biện pháp giảm thiểu, xử lý các nguồn phát thải
phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất. Cụ thể như sau:
- Nước thải sản xuất:
Nước thải từ quá trình sản xuất linh kiện thường chứa nhiều tạp chất, kim
loại và thành phần chất hữu cơ lơ lửng và hòa tan … nếu nguồn nước thải này
không được xử lý mà thải trực tiếp xuống nguồn nước xung quanh thì sẽ gây ô

nhiễm môi trường. Những thành phần có trong nguồn nước, nguồn đất đều thay
đổi, dần trở nên nguy hại cho con người.
Nước thải sản xuất bừa bãi sẽ góp phần làm ô nhiễm bầu khí quyển. Các
bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa cũng có nhiều chuyển biến nguy hiểm
hơn. Đây là một trong những tác hại phổ biến và nguy hiểm nhất từ nước thải
công nghiệp nói chung và sản xuất linh kiện điện tử nói riêng. Chính vì thế mà
chủ trương lắp đặt các hệ thống xử lý nước sản xuất trước khi thải ra ngoài luôn
được khuyến khích thực hiện.
- Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS),
BOD, COD, các vi sinh vật,... Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ
phân hủy sinh học, sự ô nhiễm do các chất hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ
oxy hoà tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan để phân huỷ chất hữu
cơ. Oxy hoà tan giảm sẽ khiến cho các loài thuỷ sinh trong thủy vực thiếu oxy
để sinh sống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng phú
dưỡng nguồn nước.
- Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy tràn cũng góp phần gây tác động tới môi trường, làm mất
thẩm quan môi trường. Bên cạnh đó còn đặc biệt làm ô nhiễm nguồn nước mặt,
và các nguồn nước khác chiếm tỷ lệ ô nhiễm là tương đối.

Báo cáo thực tập nghề nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải Công ty EMW Việt Nam

25


×