Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Báo cáo kiểm toán tác động môi trường nhà máy khe giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.94 KB, 38 trang )

ỦY BAN NHÂN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG UÔNG BÍ
***----***

BÁO CÁO
KIỂM TOÁN TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI RẮN
KHE GIANG

THUỘC DỰ ÁN
“Đánh giá tác động môi trường từ hoạt động của Nhà máy
Xử lý chất thải rắn Khe Giang đến sản xuất nông nghiệp của
các hộ dân”

Cơ quan chủ quản: UBND Thành phố Uông Bí
Đơn vị tư vấn thực hiện: TT Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Hà Nội - 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................10
1. Tính cấp thiết.............................................................................10
2. Mục tiêu......................................................................................10
Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG..........................................................11
1.1. Giới thiệu chung về kiểm toán tác động môi trường...............11
1.1.1. Giới thiệu chung về cuộc kiểm toán tác động môi trường tại
Nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang, xã Thượng Yên Công.......11
1.1.2. Các kiến thức cơ bản về Kiểm toán tác động môi trường. .12
1.2. Giới thiệu đặc điểm của nhà máy xử lý rác thải Khe Giang.....13
1.2.1. Thông tin cơ bản của nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang


.....................................................................................................13
1.2.2. Cơ sở hạ tầng và Công nghệ xử lý của nhà máy...............14
1.2.3. Quy trình nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang...............15
Phần 2..............................................................................................24
QUY MÔ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÁC ĐỘNG
..........................................................................................................24
2.1. Quy mô của cuộc kiểm toán....................................................24
2.1.1. Quy mô kiểm toán.............................................................24
2.1.2. Trọng tâm kiểm toán..........................................................24
2.2. Các nội dung thực hiện của cuộc kiểm toán tác động môi
trường.............................................................................................24
2.3. Các phương pháp và kỹ thuật kiểm toán tác động..................24
Phần 3: CÁC PHÁT HIỆN KIỂM TOÁN...........................................29
3.1. Phân tích các bằng chứng kiểm toán......................................29
3.1.1. Các tác động môi trường và giải pháp giảm thiểu tác động
thực tế của nhà máy.....................................................................29
3.1.2. Hiện trạng môi trường xung quanh khu vực nhà máy.......32
3.2. Tổng hợp các phát hiện kiểm toán..........................................36
3.2.1. Đối chiếu các bằng chứng kiểm toán.................................36
3.2.2. Các phát hiện kiểm toán....................................................37
3.3. Đề xuất các giải pháp khắc phục............................................40
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ.................................................................41


1. Kết luận......................................................................................41
2. Kiến nghị....................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................42
PHỤ LỤC..........................................................................................42



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Kiểm toán môi trường được ra đời vào những năm 1970 tại khu
vực Bắc Mỹ sau đó được du nhập và phát triển mạnh mẽ ở các nước
Châu Âu với chương trình “Kiểm toán và quản lý sinh thái – EMAS”
vào những năm 1980. Sau đó, công cụ này tiếp tục được áp dụng
một cách phổ biến ở các nước Châu Á vào những năm 1990, tiêu
biểu như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Indonexia...Ngày
nay, kiểm toán môi trường đã trở thành một công cụ quản lý môi
trường hữu hiệu và được áp dụng trên phạm vi toàn cầu (Nguyễn Thị
Ngọc Ánh và Cao Trường Sơn, 2014).
Kiểm toán tác động môi trường (KT TĐMT) là một dạng cơ bản
của kiểm toán môi trường (KTMT), được hiểu là quá trình kiểm tra có
hệ thống các tác động môi trường thực tế của một dự án đang hoạt
động dựa vào các số liệu quan trắc môi trường nhằm giảm thiểu các
rủi ro về môi trường (Phạm Thị Việt Anh và Nguyễn Duy Khiêm,
2016).Nội dung chính của KTTĐMT là việc so sánh các tác động môi
trường đã được dự báo trong một báo cáo đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) với các tác động thực tế sau khi dự án đi vào hoạt
động; kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường và giảm
thiểu tác động môi trường đã được cam kết trong báo cáo ĐTM với
thực tế và một số vấn đề có liên quan khác (Phạm Thị Việt Anh và
Hoàng Văn Thức, 2017).
Nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang với diện tích 59.149m 2 tại
xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh được xây
dựng và đi vào hoạt động từ 2015. Hiện nay, nhà máy thuộc quản lý
của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Long. Nhà máy được
thiết kế công suất xử lý rác bằng phương pháp đốt là 200 tấn
rác/ngày đêm. Nhà máy đã tiến hành lập báo cáo ĐTM vào năm
2015, trong đó có dự báo các tác động xấu đến môi trường đất,

nước, không khí và các rủi ro khác đối với môi trường và người dân
xung quanh khu vực dự án. Báo cáo ĐTM của dự án cũng đã đề ra
các biện pháp giảm thiểu đối với những tác động tiêu cực về môi
trường đã được dự báo (Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Việt
Long, 2015).


2. Mục tiêu
Cuộc kiểm toán tác động môi trường tại Nhà máy xử lý rác thải
rắn Khe Giang được thực nhiện nhằm:


Kiểm tra các tác động môi trường thực tế của nhà máy khi đi
vào hoạt động với các tác động đã được dự báo trong báo cáo
ĐTM.



Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác
động môi trường của nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang như
đã cam kết trong báo cáo ĐTM.



Đề xuất các giải pháp bảo vệ và cải thiện chất lượng môi
trường cho khu vực xung quanh nhà máy xử lý rác thải rắn Khe
Giang.

Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu chung về kiểm toán tác động môi trường

1.1.1. Giới thiệu chung về cuộc kiểm toán tác động môi
trường tại Nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang, xã Thượng
Yên Công.
* Xuất sứ của cuộc kiểm toán
Cuộc kiểm tác động môi trường này là một nội dung quan trọng
thuộc dự án“Đánh giá tác động môi trường từ hoạt động của Nhà
máy Xử lý chất thải rắn Khe Giang đến sản xuất nông nghiệp của
các hộ dân”. Được Ủy ban nhân dân Thành phố Uông Bí phê duyệt theo
quyết định số......ngày......tháng......năm 2018.
* Địa điểm kiểm toán:
Nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang, thôn Đoàn kết, xã Thượng
Yên Công, thành phố Uông Bí.
* Thời gian thực hiện:
Cuộc kiểm toán được thực hiện trong hai ngày từ 23 – 24/4/2018.
* Thành viên tổ kiểm toán:
Cuộc kiểm toán tác động môi trường được thực hiện bởi Trung tâm
Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Danh sách các thành viên tham gia thực hiện cuộc kiểm toán tác động


môi trường tại Nhà máy xử lý chất thải rắn Khe Giang được chỉ ra trong
bảng số 1.1.
Bảng 1.1: Các thành viên chính của tổ kiểm toán
Thành viên
Ông. Cao Trường Sơn

Ông. Lương Đức Anh

Ông. Bùi Tuấn Dũng


Bà. Nguyễn Thị Mỵ
Bà. Nguyễn Thị Minh
Thanh
Đội lấy mẫu hiện
trường

Đơn vị công tác
Trung tâm Kỹ thuật Tài
nguyên Đất và Môi
trường.
Khoa Môi trường, Học
viện Nông nghiệp Việt
Nam
Phòng Tài nguyên và
Môi trường thành phố
Uông Bí.
Khoa
viện
Nam
Khoa
viện
Nam

Môi trường, Học
Nông nghiệp Việt
Môi trường, Học
Nông nghiệp Việt

Công ty Liên minh môi
trường


Nhiệm vụ
Trưởng đoàn
Thành
viên

Chuyên gia môi
trường
Thành
viên

Chuyên gia quản
lý nhà nước về
môi trường
Thành viên – Cán
bộ hỗ trợ điều tra,
phỏng vấn
Thành viên – Cán
bộ hỗ trợ điều tra,
phỏng vấn
Hỗ trợ lấy mẫu và
đo đạc các thông
số môi trường

1.1.2. Các kiến thức cơ bản về Kiểm toán tác động môi
trường
* Khái niệm
Kiểm toán tác động môi trường (Enviroment Impact Audit) là việc kiểm tra có hệ
thống các tác động môi trường thực tế của một doanh nghiệp đang hoạt động, dựa trên
cơ sở các số liệu quan trắc môi trường nhằm mục đích giảm thiểu các rủi ro về môi

trường. Kiểm toán tác động môi trường liên quan đến việc so sánh các tác động dự báo
trong một báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc tương tự) với những tác động
xảy ra thực tế do hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục tiêu giám sát các cam kết đã
chỉ ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và những vấn đề cần quan tâm khác.
* Các nội dung chính
Kiểm toán tác động môi trường tập trung vào 8 nội dung cụ thể như sau:
Xác định các tác động của dự án có thể xảy ra: Thông qua nghiên cứu tài liệu
và tham vấn ý kiến từ các chuyên gia, chính quyền địa phương, các nhóm dân cư trực
tiếp nắm rõ các tác động từ nhà máy (dự án) hoặc các dự án tương tự.


Rà soát ban đầu báo cáo ĐTM hay các báo cáo tương tự (Bản cam kết
BVMT/Kế hoạch BVMT): để xác định xem các tác động đã dự báo có chính xác hay
không? Xem xét lại các báo cáo ĐTM hoặc các báo cáo tương tự để xác định các sai
số dự báo “có khả năng” xảy ra hay sự thất bại của các việc giảm thiểu tác động, bao
gồm các tác động mà trong báo cáo đánh giá động môi trường đã lưu ý có những điểm
không chắc chắn, và những tác động đó được dự báo sử dụng các phương pháp có thể
sai. Bước này đưa ra các vấn đề chung cần được kiểm tra trong cuộc kiểm toán.
Xác định các tác động ưu tiên để điều tra thêm: lựa chọn những tác động có
sai số rõ ràng, tác động nghiêm trọng bị đánh giá thấp trong báo cáo ĐTM, những tác
động có mức độ không chắc chắn về mặt khoa học hay những tác động có sự tranh cãi/
khiếu nại của cộng đồng.
Xác định và nhận biết các tác động thực tế của doanh nghiệp: Xác định những
tác động thực sự đã xảy ra trong khu vực của doanh nghiệp, bao gồm xác định các mối
quan hệ nhân quả, giải thích nguyên nhân gây ra các động thực tế.
Xác định xem doanh nghiệp trong thực tế có thực hiện như kế hoạch hay
không: Xác định xem liệu việc quan trắc thường xuyên có được thực hiện đối với
nhưng doanh nghiệp này hay không và những kết quả quan trắc có giá trị hay không và
nếu có thì có thể tìm ở đâu?
Điều chỉnh các dự báo tác động: nếu cần thiết để bất kỳ sự sửa đổi nào đối với

việc thiết kế (các) dự án sau đánh giá tác động môi trường cũng được tính đến.
So sánh các tác động được thực tế với các tác động được dự báo: Các tác
động thực tế được xác định từ bước trên cần được so sánh với tác động đã được dự báo
trong báo cáo đánh giá tác động môi trường/bản cam kết bảo vệ môi trường/ kế hoạch
bảo vệ môi trường hoặc các đánh giá trước đó.Một số tác động được quan sát thấy có
thể chưa được dự báo trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Xác định các nguyên nhân của sai số dự báo tác động so với thực tế: Giải thích
lý do tại sao một dự báo không chính xác. Điều này thường yêu cầu xác định lý do tại
sao một tác động đã xảy ra (phân tích nguyên nhân và hệ quả). Các sai số so với thực
tế có thể là do giới hạn về phạm vi đánh giá tác động môi trường, chẳng hạn như khi
dự án có sự thay đổi sau khi ĐTM đã được hoàn thành. Những nguyên nhân khác có
thể bao gồm thiếu số liệu, phương pháp dự báo kém, và/hoặc sử dụng kém các phương
pháp và dữ liệu tốt.
* Quy trình thực hiện Kiểm toán tác động môi trường
Hoạt động Kiểm toán tác động môi trường được chia làm ba giai
đoạn và 20 bước thực hiện cụ thể như sau:
 Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị trước kiểm toán (Hoạt động
trước kiểm toán)
Bước 1: Sự cam kết của doanh nghiệp
Bước 2: Xác định mục tiêu, phạm vi và địa điểm kiểm toán
Bước 3: Thành lập tổ kiểm toán
Bước 4: Tổng hợp thông tin nền


Bước 5: Chuẩn bị bảng câu hỏi trước kiểm toán, danh mục kiểm
tra và các tài liệu công tác.
Bước 6: Khảo sát sơ bộ tại doanh nghiệp
Bước 7: Lập kế hoạch kiểm toán tại hiện trường
 Giai đoạn 2: Thực hiện cuộc kiểm toán (Kiểm toán tại hiện
trường)

Bước 8: Họp mở đầu
Bước 9: Rà soát tài liệu, số liệu, sổ sách
Bước 10: Khảo sát chi tiết, đo đạc, phỏng vấn tại doanh nghiệp
Bước 11: Phân tích, tổng hợp, đánh giá các bằng chứng kiểm
toán
Bước 12: Rà soát, đối chiếu, kiểm chứng thông tin và đưa ra các phát
hiện kiểm toán.
Bước 13: Họp kết thúc.
 Giai đoạn 3: Hoạt động sau kiểm toán
Bước 14: Chuẩn bị báo cáo kiểm toán
Bước 15: Tham vấn, lấy ý kiến hoàn thiện báo cáo
Bước 16: Đệ trình báo cáo kiểm toán cuối cùng
Bước 17: Lập kế hoạch hành động cho các phát hiện kiểm toán
Bước 18: Thực hiện kế hoạch hành động
Bước 19: Theo dõi và đánh giá hiệu quả
Bước 20: Tổng kết, hiệu chỉnh lại kế hoạch hành động và duy trì hoạt
động kiểm toán.
1.2. Giới thiệu đặc điểm của nhà máy xử lý rác thải Khe Giang
1.2.1. Thông tin cơ bản của nhà máy xử lý rác thải rắn Khe
Giang
Nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang được xây dựng và đi vào
hoạt động từ năm 2015 cho tới nay, do ông Đỗ Quốc Viên là người
đại diện pháp lý chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của
nhà máy. Nhà máy có tổng diện tích xây dựng là 59.149 m 2 gồm ba
khu vực chính là khu điều hành, khu sản xuất và khu vực cây xanh hạ
tầng kỹ thuật. Hiện nay nhà máy có 70 cán bộ công nhân viên với
chức vụ và số lượng được phân bố ở bảng 1.2.

Bảng 1.2: Số lượng cán bộ, công nhân viên hoạt động tại



Nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang
STT

Cán bộ, công nhân viên

Số lượng (người)

1

Cán bộ môi trường

5

2

Cán bộ vận hành

15

3

Công nhân

50

Tổng số

70
Nguồn: Bảng hỏi trước kiểm toán (2018)


Trụ sở hoạt động chính của nhà máy đặt tại phố Huỳnh Thúc Kháng, phường
Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Hình 1.1: Nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang, xã Thượng Yên Công, thành
phố Uông Bí
1.2.2. Cơ sở hạ tầng và Công nghệ xử lý của nhà máy
* Quy mô, công nghệ
Với quy mô 59.149 m2, nhà máy đã sử dụng để xây dựng các hạng mục công
trình gồm khu điều hành (nhà điều hành, nhà trực, trạm cân điện tử, khu vực để xe
CBCNV), khu sản xuất (khu nhà máy, xưởng sản xuất và sân bãi vật liệu) và khu vực
đất cây xanh (đường đi nội bộ, hàng rào xung quanh nhà máy và hệ thống thoát nước).
Căn cứ theo lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của thành phố Uông Bí tại thời
điểm hiện tại bên cạnh đó là thị xã Quảng Yên nên công suất xử lý của nhà máy lên
đến 200 tấn rác/ngày.
Công nghệ áp dụng cho nhà máy được tham khảo và tổng hợp từ các nhà máy
xử lý rác khác từ đó xây dựng nên quy trình riêng của nhà máy xử lý rác thải rắn Khe
Giang.
* Trang thiết bị, máy móc


Nhà máy đã đầu tư thêm các thiết bị mới phục vụ cho việc nâng công suất từ 100
tấn/ngày lên thành 200 tấn/ngày. Danh mục các thiết bị máy móc của nhà máy được
trình bày trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Danh mục thiết bị máy móc của nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tên thiết bị

Số lượng

Thiết bị san gạt
03 cái
Đảo chất hữu cơ khi ủ
01 cái
Phun hoạt chất, chế phẩm
01 bộ
Các dụng cụ phục vụ
02 bộ
Xe cơ giới chở chất thải đi chôn
02 cái
Điều tiết rác
02 cái
Khung thép máy điều tiết
02 cái
Băng tải
06 cái
Xé tơi rác
01 bộ
Lồng quay phân loại rác
01 bộ
Thiết bị đảo rác khi ủ
01 cái
Phun khí nóng vào đống ủ
01 bộ
Hút khí ô nhiễm
01 bộ
Máy xúc gạt liên hợp
01 cái
Phễu nạp rác
02 bộ

Hệ thống nạp rác
04 bộ
Hệ thống ghi động, ra xỉ
04 bộ
Lò đốt
04 lò
Bép phun sơ cấp
04 bộ
Bép phun thứ cấp
04 bộ
Sinh hàn
04 bộ
Hút khí tận dụng từ sinh hàn
04 bộ
Bẫy bụi khô
04 bộ
Bẫy bụi ướt
04 bộ
Bể thủy phong
01 bộ
Quạt hút đẩy khí bể thủy phong
04 bộ
Cấp khí vào lò
04 bộ
Quạt hút tận dụng nhiệt lò
04 bộ
Cảm biến nhiệt lò sơ cấp, thứ cấp
04 bộ
Điều khiển trung tâm
04 bộ

Nguồn: Bảng hỏi trước kiểm toán (2018)

1.2.3. Quy trình nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang
Công suất xử lý của nhà máy là 200 tấn/ngày bao gồm rác thải sinh hoạt của
thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên.
Quy trình xử lý trong ĐTM và quy trình thực tế được mô tả qua hình 1.2.


Hình 1.2: Sơ đồ quy trình xử lý rác thực tế tại nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang


Phần 2
QUY MÔ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TÁC ĐỘNG
2.1. Quy mô của cuộc kiểm toán
2.1.1. Quy mô kiểm toán
Cuộc kiểm toán diễn ra trên toàn bộ khu vực sản xuất của Nhà
máy xử lý rác thải rắn Khe Giang và khu vực dân cư trong phạm vi
bán kinh 500m xung quanh nhà máy.
2.1.2. Trọng tâm kiểm toán
Cuộc kiểm toán này tập trung vào các tác động môi trường chính
đã được nhận diện trong báo ĐTM, củ thể là các tác động tới môi
trường không khí, môi trường đất, môi trường nước mặt và nước
ngầm. Kiểm tra, đánh giá các giải pháp giảm thiểu tác động và bảo
vệ môi trường mà Nhà máy đã cam kết trong báo cáo ĐTM.
2.2. Các nội dung thực hiện của cuộc kiểm toán tác động môi
trường
Cuộc kiểm toán tác động môi trường tại Nhà máy xử lý rác thải
rắn Khe Giang tập trung vào các nội dung chính như sau:
 Phân tích, đánh giá hoạt động và quy trình đốt rác của nhà máy xử lý rác thải
rắn Khe Giang.

 Nghiên cứu các tác động môi trường thực tế từ hoạt động đốt rác của nhà máy
xử lý rác thải rắn Khe Giang.
 Đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của nhà máy xử
lý rác thải rắn Khe Giang.
 Đề xuất các biện pháp cải tiến và nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường cho nhà
máy xử lý rác thải rắn Khe Giang.
2.3. Các phương pháp và kỹ thuật kiểm toán tác động
Các phương pháp chính được chúng tôi sử dụng trong quá trình
KTTĐMT tại Nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang bao gồm:
* Xây dựng, thiết kế các biểu mẫu công tác: để tiến hành thu thập
thông tin và phục vụ quá trình kiểm toán chúng tôi đã thiết kế các
biểu mẫu/phiếu công tác như sau:
 Bảng câu hỏi trước kiểm toán: Thu thập các thông tin cơ bản về
địa điểm kiểm toán (Biểu mẫu 1).
 Danh mục kiểm tra: Dùng để liệt kê các tài liệu cần xem xét,
kiểm tra trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán (Biểu mẫu 2)


 Biểu tổng hợp thông tin nền: Bảng tóm tắt các thông tin cơ bản
về địa điểm kiểm toán nhằm cung cấp thông tin ban đầu cho
các thành viên đội kiểm toán (Biểu mẫu 3).
 Thư gỏ: Sử dụng để gửi cho lãnh đạo cơ sở bị kiểm toán nhằm
thông tin về cuộc kiểm toán, xin yêu cầu hỗ trợ, phối hợp thực
hiện kiểm toán (Biểu mẫu 4).
 Bảng hỏi khảo sát: Sử dụng để phỏng vấn các cán bộ, công
nhân viên của địa điểm kiểm toán (Biểu mẫu 5). 4 bảng hỏi
khảo sát đã được thiết kế gồm: Bảng hỏi phỏng vấn cán bộ môi
trường; bảng hỏi phỏng vấn công nhân khâu tập kết rác; bảng
hỏi phỏng vấn công nhân khâu phân loại & sàng lọc rác; bảng
hỏi phỏng vấn công nhân vận hành lò đốt rác.

 Kết hoạch kiểm toán: Mô tả mục tiêu, nội dung và thời gian
thực hiện cuộc kiểm toán (Biểu mẫu 6).
 Điều khoản kiểm toán: Danh sách các quy định luật pháp và
các quy chuẩn, tiêu chuẩn sử dụng để đối chiếu với các bằng
chứng kiểm toán (Biểu mẫu 7).
Chi tiêu các tài liệu làm việc có thể tham khảo trong phần phụ
lục phía sau báo cáo.
* Rà soát các tài liệu
Tiến hành các tài liệu có liên quan tới hoạt động sản xuất và bảo
vệ môi trường của nhà máy nhằm thu thập các thông tin phục vụ
quá trình KTTĐMT, các tài liệu đã kiểm tra bao gồm:
 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
 Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ quý 1 năm 2018 của Nhà
Máy
 Sổ ghi chép lượng rác đầu vào của nhà máy trong quý 1 năm
2018
 Sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại của nhà máy
 Các biên bản thanh tra, kiểm tra của Chi cục Bảo vệ môi trường
tỉnh Quảng Ninh và Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố
Uông Bí năm 2017.
* Khảo sát nhà máy
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát toàn bộ khu vực của Nhà máy
xử lý chất thải rắn Khe Giang trong hai ngày 23 và 24/4/2018 nhằm
quan sát thực tế quy trình đốt rác, các công trình bảo vệ môi trường
(hệ thống xử lý khí thải, nước thải; khu tập kết lưu trữ chất thải nguy
hại), khu vực nha kho và các khu vực lân cận xung quanh nhà máy
để thu thập thông tin, chứng cứ phụ vụ quá trình KTTĐMT.


Hình 2.1: Một số hình ảnh khảo sát xung quanh nhà máy xử

lý rác thải rắn Khe Giang của đội kiểm toán
* Phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn đã được chúng tôi sử dụng để
tiến hành thu thập các thông tin và các bằng chứng kiểm toán về
môi trường lao động và các tác động thực tế của nhà máy đến môi
trường và đời sống của người dân xung quanh. Các đối tượng phỏng
vần bao gồm: Các cán bộ, công nhân của Nhà máy; người dân địa
phương sống xung quanh khu vực nhà máy:
 Cán bộ: 02 người gồm Phó giám đốc sản xuất và cán bộ phụ
trách môi trường của nhà máy.
 Công nhân: 03 người thuộc ba phân xưởng tiếp nhận rác; sàng
lọc rác; và vận hành lò đốt rác:
 Người dân: phỏng vấn tổng số 64 hộ dân xung quanh nhà máy
ở các khoảng cách khác nhau. Khu vực chiu tác động (Trong
phạm vi bán kính 1.000 m) 36 hộ và 28 hộ trong khu vực không
chịu tác động của nhà máy (bán kính > 1.000 m).


Hình 2.2: Phỏng vấn cán bộ,
nhân viên nhà máy xử lý rác
thải rắn
Khe Giang

Hình 2.3: Phỏng vấn người
dân sống xung quanh khu
vực nhà máy xử lý rác thải
rắn Khe Giang

* Quan trắc và lấy mẫu môi trường tại hiện trường
Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu các thành phần môi trường đất,
nước (nước mặt, nước dưới đất), không khí tại hai khu vực chịu tác

động (bán kính 500m và 1.000 m) và khu vực không chịu tác động
(bán kính 1.500 m) để đo đạc các thông số môi trường. Mỗi một
thành phần môi trường được tiến hành lấy 17 mẫu, trong đó có 10
mẫu tại khu vực 500 m, 5 mẫu ở khu vực 1000m (khu vực chịu tác
động) và 2 mẫu trong bán kính 1500m (ngoài khu vực chịu tác
động). Các thông số chất lượng môi trường được tiến hành phân tích
cụ thể như sau:
 Không khí: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, bụi lơ lửng,
CO, SO2, NO2, bụi PM10.
 Đất: pH, OC, thành phần hạt, các KLN (Cu, Pb, Zn, Cd và As)
 Nước mặt: Nhiệt độ, pH, TSS, Độ đục, DO, độ dẫn điện, COD,
BOD5, NH4, NO3, PO4, KLN (Cu, Pb, Zn, As), Colifrom.
 Nước dưới đất: pH, EC, TSS, COD, NH4, NO3, KLN (Cu, Pb, Zn,
Cd và As)
Quá trình lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu môi trường được
thực hiện vào tháng 4/2018, do Công ty Cổ phần Liên minh môi
trường và Xây dựng thực hiện, các phương pháp phân tích tuân thủ
theo các quy định hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.


a) Xác định các vị trí lấy
mẫu

b) Lấy mẫu nước dưới đất

c) Lấy mẫu không khí

d) Ghi chép ký hiệu mẫu


Hình 2.4: Một số hình ảnh về hoạt động lấy mẫu môi trường
xung quanh nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang.
* Phương pháp tổng hợp và đánh giá các bằng chứng kiểm toán
Các thông tin và bằng chứng thu thập được trong quá trình kiểm
toán được so sánh và đối chiếu với các quy định và quy chuẩn bảo vệ
môi trường của nhà nước, cụ thể gồm:
 Các nội dung và điều khoản cam kết trong báo cáo ĐTM
 Thông tư 36/BTNMT về “quản lý chất thải nguy hại”
 QCVN05: 2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng môi trường không khí xung quanh


 QCVN07: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
ngưỡng chất thải nguy hại
 QCVN08: 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt
 QCVN09: 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới đất
 QCVN14: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sinh hoạt.
 QCVN40: 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp.
 QCVN61: 2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt
chất thải rắn sinh hoạt.
* Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu, dữ liệu trong quá trình kiểm toán được tổng hợp
thành các bảng biểu, đồ thị và xử lý thống kê mô tả trên phần mềm
Excel 2007.



Phần 3: CÁC PHÁT HIỆN KIỂM TOÁN
3.1. Phân tích các bằng chứng kiểm toán
3.1.1. Các tác động môi trường và giải pháp giảm thiểu tác
động thực tế của nhà máy
* Khí thải
Khí thải phát sinh của nhà máy từ hai nguồn: Khí thải từ khu vực tập kết rác và
khí thải lò đốt. Do lượng rác của nhà máy được đốt hoàn toàn trong ngày nên lượng
khí phát sinh từ khu vực tập kết rác tác động trong thời gian ngắn và không đáng kể.
Nguồn khí thải từ khu vực lò đốt là nguồn thải liên tục (do các lò đốt rác hoạt động
liên tục không nghỉ), đặc trưng của khí thải lò đốt là chứa nhiều khí độc hại như: CO,
SO2, Bụi, thậm chí là Furan nếu rác không được đốt ở nhiệt độ thích hợp. Đặc trưng
khí thải lò đốt của Nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang được chỉ ra trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Đặc trưng khí thải lò đốt rác của Nhà máy xử lý chất thải rắn Khe
Giang
Thông số

Đơn vị

Nồng độ

QCVN61:2016/
BTNMT

Bụi

mg/Nm3

87,3

100


Cacbonmonooxyt

mg/Nm3

210,90

250

Nito oxyt

mg/Nm3

32,96

500

Lưu huỳnh dioxit

mg/Nm3

6,29

250

Furan

mg/Nm3

Nguồn: Báo cáo Quan trắc môi trường định kỳ năm 2017

Hiện nay, nhà máy đã có hệ thống xử lý khí thải của các lò đốt do đó các khí độc
và bụi phát sinh đều đã được xử lý đạt ngưỡng cho phép của QCVN 61 trước khi thải
ra ngoài môi trường. Đáng khích lệ hơn việc quan trắc khí Furan đã được nhà máy
quan trắc bổ sung từ năm 2018, hiện nay thông số này chưa được quan trắc phổ biến ở
Việt Nam nói chung và các nhà máy đốt rác nói riêng.
* Nước thải
Nước thải phát sinh của nhà máy gồm: Nước rỉ rác phát sinh từ khâu tập kết rác
và lò đốt rác; nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc trong nhà máy.
 Nước rỉ rác: do rác thải của nhà máy được đốt trong ngày nên lượng nước rỉ rác
phát sinh không nhiều. Tuy nhiên, nước rỉ rác lại có thành phần các chất ô
nhiễm rất phức tạp như: chất rắn lơ lửng (TSS), các hợp chất hữu (COD, BOD),
chất dinh dưỡng (Nitơ, phốt pho), các chất vô cơ (KLN) với hàm lượng cao nên
cần đặc biệt lưu ý.


 Nước rỉ từ các lò đốt: lượng nước phát sinh từ các lò đốt một phần phát sinh do
nước rỉ rác và một phần là từ nước làm mát lò. Lượng nước thải này chưa được
nhà máy đề cập đến trong báo cáo ĐTM.
 Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân
viên làm việc trực tiếp tại nhà máy. Với số lượng công nhân 70 người lượng
nước sinh hoạt phát sinh bình quân của nhà máy vào khoảng 10,5 m 3/ngày đêm
(< 14,7m3/ngày đêm theo ước tính trong báo cáo ĐTM).
Hiện nay, toàn bộ nước rỉ rác và nước rỉ từ lò đốt được thu gom theo hệ thống
cống trong nhà xưởng và gộp chung với nước thải sinh hoạt trong bể chứa nước thải
chung. Hiện tại nhà máy chỉ có bể chứa hai ngăn để xử lý sơ bộ nước thải. Nước thải
sau khi qua bể lắng hai ngăn được bơm vào hố chứa xỉ lò đốt nhằm tận dụng khả năng
lọc nước của xỉ lò. Biện pháp xử lý này không bảo đảm về mặt khoa học và nhà máy
cũng chưa có minh chứng cụ thể về hiệu quả xử lý nước thải của biện pháp này. Đặc
trưng nước thải đầu ra của nhà máy như sau:


Hình 3.1: Đặc trưng nước thải của nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang
Theo kết quả quan trắc nước thải năm 2017 của nhà máy nồng độ các chất ô
nhiễm như TSS, BOD, COD, các chất dinh dưỡng (nitơ, phốt pho), coliform là khá cao
nhưng đều nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN40/BTNMT. Trong khi đó hàm
lượng các KLN (Cu, Pb, Mn, Fe) là rất thấp. Điều đáng chú ý là trong kết quả quan
trắc nước thải của nhà máy có giá trị DO (Hàm lượng oxy hòa tan) đạt 26 mg/l đây là
giá trị hết sức vô lý bởi hàm lượng oxy bão hòa trong nước thông thường cũng khó đạt
được giá trị cao như vậy. Nhà máy cần xem xét và kiểm tra tính chính xác của thông số
nói trên. Thêm vào đó, chất lượng nước tại hố lọc nước thải bằng xỉ tro của lò đốt chưa
được nhà máy tiến hành đo đạc đây là một thiếu xót cần nhanh chóng bổ sung.


Hình 3.2. Hệ thống tuần hoàn xử

Hình 3.3. Hố lọc nước thải bằng tro, xỉ

lý nước thải

* Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh của nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang gồm:
 Rác thải sinh hoạt: Phát sinh do hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên
nhà máy. Lượng phát thải vào khoảng 50 kg/ngày đêm. Lượng rác này được thu
gom và chuyển đến bộ phận tập kết rác của nhà máy để đốt cùng với lượng rác
mà nhà máy tiếp nhận hàng ngày.
 Rác tái chế: Rác tái chế là lượng rác thải được phân loại trong khâu sàng lọc
của nhà máy. Lượng rác này sẽ được nhà máy tập kết trong kho và đem bán phế
liệu
 Tro xỉ từ các lò đốt rác: Phần tro xỉ còn lại sau quá trình đốt rác. Hiện nay,
lượng tro xỉ này được nhà máy tận dụng để lọc nước thải, sau đó vận chuyển đi
chốn lấp tại bãi chôn lấp chất thải rắn Khe Giang. Điều đáng chú ý là trong tro

xỉ của lò đốt rác chứa nhiều chất ô nhiễm vô cơ nên khi sử dụng để lọc nước có
thể làm gia tăng chất ô nhiễm trong nước. Đặc tính tro xỉ lò đốt của nhà máy
Khe Giang như sau:

Hình 3.4: Đặc trưng các chất ô nhiễm trong tro xỉ của nhà máy xử lý chất thải
rắn Khe Giang


Theo hình 3.4 trong tro xỉ của nhà máy có chứa một hàm lượng nhất định các
KLN như: As, Hg, Cd, Pb và dầu mỡ. Mặc dù nồng độ các chất này là thấp hơn so với
QCVN07:2009/BTNMT nhưng nếu sử dụng lượng tro xỉ này để lọc nước thải có thể
dẫn tới việc công hưởng các chất ô nhiễm làm gia tăng nồng độ của chúng.
* Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại của nhà máy phát sinh do các hoạt động sửa chữa, thay thế,
bảo dưỡng các loại thiết bị trong dây chuyền sản xuất, một phần phát sinh từ việc phân
loại, sàng lọc. Thành phần chất thải nguy hại bao gồm dầu bôi trơn, dầu diezen, dầu
mỡ thải, giẻ lau dính dầu, ác quy chì thải, bóng đèn huỳnh quang hỏng.
Hiện tại nhà máy đã có sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mã số 22.000753.T do
Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh cấp lần đầu ngày 02/10/2015. Chất thải nguy hại của nhà
máy cũng được bố trí ở khu vực lưu trữ riêng trong nhà máy. Tuy nhiên hiện tại nhà
máy chưa có báo cáo quan trắc chất thải nguy hại định kỳ và các thùng chứa chất thải
nguy hại cũng như khu vực lưu trữ chưa bảo đảm yêu cầu theo thông tư 36/BTNMT.

Hình 3.5: Khu vực lưu trữ chất thải nguy hại của Nhà máy
3.1.2. Hiện trạng môi trường xung quanh khu vực nhà máy
* Hiện trạng môi trường không khí
Kết quả đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực nhà máy
trong phạm vi bán kính 500m, 1000m và 1500 m cho thấy chất lượng không khí xung
quanh nhà máy rất tốt. Tất cả các thông số chất lượng môi trường đều nằm dưới
ngưỡng cho phép của QCVN05:2013/BTNMT. Duy nhất chỉ có độ ồn tại khu vực

1500 m có tỷ lệ vượt chuẩn 50%. Tuy nhiên, khu vực này không thuộc phạm vi tác
động của nhà máy mà là khu vực đối chứng. Do nằm gần đường giao thông nên độ ồn khu
vực này khá cao.


Bảng 3.2: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực nhà
máy xử lý rác thải rắn Khe Giang.
Khoản
g
Cách

Nhi
ệt
độ

Độ
ẩm

Tốc
độ
gió

Tiến
g
ồn

Bụi

lửng


M

oC

%

m/s

dBA

μg/m3

-

-

-

-

Lớn nhất

28,5

62

0,9

Nhỏ nhất


27,1

58

27,
64

CO

SO2

NO2

Bụi
PM10
*

μg/m

μg/m

μg/
m3

μg/m3

300

30.0
00


350

200

150

64

85

2850

68

84

52,5

0,5

40

58

2520

40

58


30,2

59,
7

0,62
5

52,
2

72,6

258
7

56,7

70,
7

39,6
5

-

-

-


0

0

0

0

0

-

Lớn nhất

28,5

61

0,8

58

67

2500

63

79


41

Nhỏ nhất

27,5

59

0,5

40

62

<25
00

48

65

34,2

28,
08

60

0,62


48,
4

64,4

<25
00

56,6

72

37,8
4

-

-

-

0

0

0

0


0

-

Lớn nhất

28,6

61

0,7

85

84

2870

72

78

48,5

Nhỏ nhất

28,4

60


0,6

56

68

2500

59

70

41,7

28,
5

60,
5

0,65

70,
5

76

268
5


65,5

74

45,1

-

-

-

50

0

0

0

0

-

Giá trị

QCVN
05:2013/BTNMT

Trung bình


500

Tỷ lệ vượt
chuẩn (%)

Trung bình

1000

Tỷ lệ vượt
chuẩn (%)

Trung bình

1500

Tỷ lệ vượt
chuẩn (%)

3

3

* Môi trường nước mặt
Đối với môi trường nước mặt tại khu vực bán kính 500 m có dấu hiệu bị ô nhiễm
bởi các chất hữu cơ, cụ thể COD có tỷ lệ vượt chuẩn 20%, COD là 20%, amoni 70%.
Trong khi đó, chất lượng môi trường nước trong phạm vi bán kính 1.000m và 1500m
còn tương đối tốt khi hầu hết các thông số đều nằm dưới ngưỡng cho phép của
QCVN08:2015/BTNMT.

Bảng 3.3: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt xung quanh nhà máy xử lý rác
thải rắn Khe Giang

Giá trị

Khoả
ng
cách

CO
D

BOD
5

Amo
ni

Nitra
t

PO43-

Coliforms

M

mg/
L


mg/L

mg/L

mg/L

mg/L

MPN/100Ml

30

15

0,9

10

0,3

7.500

QCVN 08:2015/BTNMT


Lớn nhất

53,8

28,6


24,5

2,56

0,04

6.400

Nhỏ nhất

4,3

1,56

0,02

0,03

0,03

1.300

17,
09

7,71

5,50


1,20

0,03

2.860

20

20

70

0

0

0

Lớn nhất

9

5,63

1,04

0,86

0


2.800

Nhỏ nhất

4,2

2,06

0,31

0,04

0

1.100

6,0

3,5

0,6

0,5

<0,02

1.840

0


0

10

0

0

0

Lớn nhất

7,6

4,03

0,91

0,98

0,12

3.900

Nhỏ nhất

5,2

1,24


0,04

0,62

0,12

3.200

6,4
0

2,64

0,48

0,80

0,12

3.550

0

0

50

0

0


0

500

Trung bình
Tỷ lệ vượt chuẩn
(%)

Trung bình

1.000

Tỷ lệ vượt chuẩn
(%)

Trung bình

1.500

Tỷ lệ vượt chuẩn
(%)

* Môi trường nước dưới đất
Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng trong nước dưới đất xung quanh khu
vực nhà máy xử lý CTR Khe Giang được trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Kết quả đo đạc các chỉ tiêu lý – hóa trong môi trường nước dưới đất
Khoảng
cách


pH

EC

TSS

COD

Amoni

Nitrat

m

-

mS/c
m

mg/L

mg/L

mg/L

mg/L

5,5-8,5

-


-

4

1,0

15

Lớn nhất

7,25

0,37

21

8,96

0,94

0,92

Nhỏ nhất

6,42

0,04

4


1,24

0,01

0,04

6,81

0,182

11,67

3,16

0,145

0,27

0

-

-

20

0

0


Lớn nhất

6,89

0,18

11

5,32

0,06

0,35

Nhỏ nhất

6,45

0,07

4

2,05

0,02

0,02

6,73


0,108

7

3,24

0,038

0,108

0

-

-

20

0

0

6,85

0,28

8

17,92


0,03

0,34

Nhỏ nhất

6,84

0,26

6

16,86

0,02

0,043

Trung bình

6,85

0,27

7

17,39

0,025


0,1915

Giá trị

QCVN 09:2015

Trung bình

500

Tỷ lệ vượt chuẩn
(%)

Trung bình

1.000

Tỷ lệ vượt chuẩn
(%)
Lớn nhất

1.500


Tỷ lệ vượt chuẩn
(%)

0


-

-

100

0

0

Theo bảng 3.4, chỉ có duy nhất chỉ số pemanganat (COD) trong nước ngầm tại
khu vực xung quanh nhà máy có giá trị vượt quá ngưỡng cho phép của
QCVN09:2015/BTNMT. Tuy nhiên, chỉ số này vượt chuẩn ở cả ba khoảng cách 500,
1000 và 1500m điều này chứng tỏ hàm lượng COD trong nước ngầm của khu vực này
cao không phải do tác động của nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang gây ra.
Tương tự như các chỉ tiêu lý hóa, hàm lượng các KLN trong nước dưới đất của
khu vực xung quanh nhà máy đều rất thấp và nằm dưới ngưỡng cho phép của QCVN
09: 2015/BTNMT.

Bảng 3.5: Kết quả đo đạc nồng độ các KLN trong môi trường nước dưới đất
Giá trị

Khoảng

Cu

Zn

Pb


As

Cd

M

mg/L

mg/L

mg/L

mg/L

mg/L

1,0

3,0

0,01

0,05

0,005

0,052

0,052


0,0043

0,0057

0,0009

0,031

0,048

0,0015

0,0032

0,0006

0,0416

0,05

0,0024

0,0045

0,0008

0

0


0

0

0

0,041

0,042

0,0026

0,0064

0,006

0,032

0,042

0,0015

0,0035

0,0007

0,037

0,042


0,002

0,005

0,002

0

0

0

0

0

0,08

<0,04

0,0031

0,0086

<0,0006

0,07

0


0,0027

0,0076

0

0,075

<0,04

0,0029

0,0081

<0,0006

0

0

0

0

0

QCVN 09:2015
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Trung bình


500

Tỷ lệ vượt chuẩn (%)
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Trung bình

1.000

Tỷ lệ vượt chuẩn (%)
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Trung bình
Tỷ lệ vượt chuẩn (%)

1.500

* Môi trường đất
Theo kết quả phân tích hàm lượng một số KLN trong đất khu vực xung quanh
nhà máy cho thấy ở cả ba khoảng cách 500m, 1000m và 1500m cho thấy giá trị của
các KLN trong đất thấp và nằm trong giới hạn cho phép của QCVN03: 2015/BTNMT.
Bảng 3.6: Kết quả phân tích hàm lượng một số KLN trong đất xung quanh khu
vực nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang.
pH

Cu

Zn


Pb

As

Cd


Khoản
m
QCVN 03:2015/BTNMT

mg/kg đất khô
-

100

200

70

15

1,5

Lớn nhất

5,74

58,4


100

42

7,81

0,94

Nhỏ nhất

5,02

40,6

64

26,8

4,2

0,31

5.363

47,7
5

80,5

35,4

5

5.28
8

0,548

-

0

0

0

0

0

Lớn nhất

5,94

52,2

86

37,2

5,42


0,64

Nhỏ nhất

5,28

43,5

73

32,6

5,02

0,44

5.632

47,5
4

80

35,1
2

5.22
8


0,566

-

0

0

0

0

0

Lớn nhất

5,32

50,6

95

38,8

5,04

0,72

Nhỏ nhất


5,3

49,7

93

36,4

4,78

0,62

5,31

50,1
5

94

37,6

4,91

0,67

-

0

0


0

0

0

500

Trung bình
Tỷ lệ vượt chuẩn
(%)

1000

Trung bình
Tỷ lệ vượt chuẩn
(%)

1500

Trung bình
Tỷ lệ vượt chuẩn
(%)

Như vây, qua kết quả đánh giá chất lượng các thành phần môi trường xung
quanh khu vực nhà máy xử lý rác thải rắn Khe Giang cho thấy chỉ có duy nhất môi
trường nước mặt trong phạm vi bán kính 500m của nhà máy là đang bị tác động xấu
khi các chỉ tiêu COD, BOD, amoni đều đã vượt quá ngưỡng cho pháp của
QCVN08:2015/BTNMT. Các thành phần môi trường còn lại đều có chất lượng khá tốt.

3.2. Tổng hợp các phát hiện kiểm toán
3.2.1. Đối chiếu các bằng chứng kiểm toán
Các thông tin và dữ liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán tại nhà máy xử
lý rác thải rắn Khe Giang được chúng tôi so sánh đối chiếu với các điều khoản, hạng
mục trong báo cáo ĐTM của Nhà máy cùng với các quy định hiện hành của Nhà nước
về công tác quản lý môi trường để tìm ra các phát hiện kiểm toán. Kết quả so sánh đối
chiếu được tổng hợp trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả đối chiếu bằng chứng kiểm toán môi trường
Tác động

Biện pháp thực tế

Cam kết trong ĐTM

Các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu chất thải
Khí thải
Hệ thống sinh hàn hấp Xử lý khí thải bằng hệ thống
thụ nhiệt.
lọc bụi, trung hòa khí thải

Nhận xét
Hệ thống cơ bản xử lý được
bụi và khí độc theo đúng


×