ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
***
Số: 135 /CT - TWĐTN
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2009
CHƯƠNG TRÌNH
Công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học
năm học 2009 - 2010
--------------------------
Năm học 2009 - 2010, đất nước kỷ niệm nhiều ngày lễ trọng đại: kỷ niệm
1000 năm Thăng Long - Hà Nội, 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam (3/2/1930 - 3/2/2010), 35 năm giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất
đất nước (30/4/1975 - 30/4/2010), 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh,
60 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt
Nam (9/1/1950 - 9/1/2010).
Với yêu cầu đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động để
công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học thiết thực, hiệu quả hơn,
Ban Bí thư Trung ương Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai
Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học năm học
2009 - 2010, cụ thể như sau:
CHỦ ĐỀ NĂM HỌC:
Năm giáo dục truyền thống và nâng cao chất lượng đoàn viên
A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1- Xây dựng, phát hiện, nhân rộng những tấm gương thanh niên, học sinh,
sinh viên học tập và làm theo lời Bác; tuyên truyền, tổ chức các hoạt động chào
mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, 80 năm ngày thành lập Đảng, 60
năm ngày tuyền thống học sinh - sinh viên, các ngày Lễ, kỷ niệm của đất nước, dân
tộc gắn với triển khai rộng rãi chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”.
2- Tập trung triển khai chương trình rèn luyện đoàn viên mới. Đoàn các
trường Đại học tập trung đổi mới phương thức quản lý đoàn viên phù hợp với
đào tạo theo học chế tín chỉ.
3- Tăng cường các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp và việc
làm cho thanh niên học sinh, sinh viên. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ học sinh,
sinh viên rèn luyện kỹ năng và hội nhập quốc tế.
B. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
1. Tổ chức có hiệu quả cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và
làm theo lời Bác” gắn với kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; triển khai rộng
rãi chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”
1.1- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Hồ Chí Minh với vấn đề nâng cao ý
thức, trách nhiệm, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân tại chi đoàn
trong tuần sinh hoạt công dân học sinh - sinh viên; tổ chức thanh niên học sinh,
sinh viên học tập, tìm hiểu về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua bộ
phim tài liệu “Những giờ phút cuối đời của Bác”.
1.2- Tổ chức tốt tuần lễ “Tiếp sức đến trường” và phần Hội của Lễ khai
giảng năm học mới gắn với việc phát động thi đua đạt danh hiệu “Sinh viên 5
tốt”, “Học sinh tiên tiến làm theo lời Bác”. Khuyến khích chọn chủ đề hát về
Bác trong phần Hội của Lễ khai giảng.
1.3- Tổ chức Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” gắn với
các tiết sinh hoạt chung của trường, của chi đoàn, chi hội; tuyên dương, nhân rộng
các tấm gương điển hình học sinh, sinh viên tài năng, vượt khó vươn lên trong
cuộc sống và học tập, làm theo lời Bác; tổ chức đăng ký, đảm nhận thực hiện
các công trình, phần việc học sinh, sinh viên làm theo lời Bác.
2. Tăng cường các hoạt động giáo dục chính trị, truyền thống, đạo đức, lối sống,
nếp sống, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân trong học sinh, sinh viên
2.1- Tuyên truyền các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách của
Nhà nước, ngành Giáo dục - Đào tạo tới học sinh, sinh viên; tổ chức các hội thi
Olimpic các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; lồng ghép triển
khai chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam ” trong "Tuần sinh hoạt
công dân - học sinh, sinh viên" đầu khoá học, đầu năm học 2009 - 2010.
2.2- Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống nhân dịp kỷ niệm 80
năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2010), 35 năm giải
phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2010), 120
năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 60 năm ngày truyền thống học sinh, sinh
viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9/1/1950-9/1/2010), 79 năm ngày thành lập
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2010), 95 năm ngày sinh anh Lý Tự
Trọng (20/10/1914-20/10/2009), như: tổ chức gặp mặt truyền thống, giao lưu gặp
gỡ các nhân chứng lịch sử chiến dịch Hồ Chí Minh; tổ chức “Hành trình đến với
bảo tàng, đến với các địa danh lịch sử”, “Hành trình theo chân Bác”, “Hành trình
về nguồn”; khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh, sinh viên và
giáo viên trẻ trong việc chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn
2
hóa, cách mạng ở địa phương. Tổ chức “Liên hoan các trò chơi dân gian” và “Liên
hoan đàn và hát dân ca” trong học sinh, sinh viên.
2.3- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước
hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội” trong thanh niên học sinh, sinh viên.
Triển khai sâu rộng kế hoạch tổ chức các hoạt động “Sinh viên với Thủ đô 1000
năm tuổi” (có kế hoạch riêng).
2.4- Tiếp tục thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống trung
thực, lành mạnh, nếp sống văn minh; giáo dục động cơ, thái độ học tập đúng
đắn trong học sinh, sinh viên; định hướng giá trị, thẩm mỹ cho học sinh, sinh
viên trước những xu hướng mới liên quan đến nhu cầu, sở thích của giới trẻ,
đồng thời phê phán những hành vi lệch lạc, xu hướng thiếu tích cực về lối sống
của một bộ phận học sinh, sinh viên.
2.5- Tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của các Luật, Bộ Luật liên
quan trực tiếp đến học sinh, sinh viên, như: Luật Giáo dục, Luật Thanh niên,
Luật Giao thông đường bộ, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia
đình, Luật bình đẳng giới... Đặc biệt tập trung nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật cho học sinh, sinh viên trong học tập, cuộc sống và tham gia giao thông.
2.6- Rà soát và tăng số lượng, tần suất các hoạt động giao lưu, kết nghĩa
giữa sinh viên với sinh viên các trường lực lượng vũ trang, các đơn vị, địa
phương nơi biên giới, hải đảo. Tăng hàm lượng trí tuệ, phát huy sáng kiến của
học sinh, sinh viên trong quá trình “Đồng hành với các chiến sỹ nơi biên giới,
hải đảo”; tổ chức các hình thức tuyên truyền về biển, đảo nhằm tạo sự chuyển
biển mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của sinh viên về vị trí chiến lược
của biển, đảo Việt Nam; triển khai hiệu quả cuộc thi “Sinh viên Việt Nam với
biển, đảo quê hương”.
2.7- Tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt
Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VI;
tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các Văn kiện của Đại hội; tìm hiểu về lịch
sử phong trào thanh niên và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thông qua việc
tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, toạ đàm, hành quân về nguồn...vv.
2.8- Tổ chức giao ban khối trường học, cụ thể: đối với khối Trung học
phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề tiến hành giao ban 1 tháng 1
lần; đối với khối Đại học, Cao đẳng tiến hành giao ban 1 quý 1 lần. Triển khai
các phương thức nắm thông tin, dư luận xã hội, nhu cầu nguyện vọng của học
sinh, sinh viên, như: tham mưu gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với
học sinh, sinh viên; đối thoại giữa cán bộ Đoàn với đoàn viên, thanh niên; định
hướng giá trị, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội cho học sinh, sinh viên
nhằm nâng cao khả năng chủ động nhận biết, xử lý trước các thông tin lôi kéo,
chia rẽ, lợi dụng học sinh, sinh viên thông qua các sinh hoạt chuyên đề; ứng
dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong việc nắm bắt và xử lý dư luận học
sinh, sinh viên.
3
3. Tiếp tục cụ thể hóa phong trào "5 xung kích phát triển kinh tế xã hội
và bảo vệ Tổ quốc” trong thanh niên trường học.
3.1- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, định hướng, khuyến khích học
sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học; tổ chức các cuộc thi sáng tạo, các
cuộc thi Olimpic các môn học, các cuộc thi tay nghề, các câu lạc bộ học thuật
trong học sinh, sinh viên; cổ vũ, động viên học sinh, sinh viên đề xuất các ý
tưởng sáng tạo, sáng kiến, giải pháp trong học tập, rèn luyện, vui chơi giải trí,
trong hoạt động Đoàn, Hội và nhà trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong
học tập, nghiên cứu và giải trí lành mạnh.
3.2- Rà soát, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và thành lập mới
các hình thức hoạt động câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ môn học, các cuộc thi,
Hội nghị khoa học, Hội nghị học tập; chú trọng phát huy vai trò của cán bộ,
giáo viên trẻ trong việc hướng dẫn học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học; đề
xuất ý tưởng, sáng kiến, giải pháp góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây
dựng phương pháp làm việc, giảng dạy khoa học, hiệu quả; tổ chức Ngày hội
sách, ngày hội thầy và trò.
3.3- Tổ chức các hoạt động tình nguyện thường xuyên gắn với việc đảm
nhận thực hiện các công trình, phần việc thanh niên, xây dựng trường, lớp xanh -
sạch - đẹp, ký túc xá văn minh, giảng đường văn hoá; tổ chức các hoạt động tình
nguyện gắn với địa bàn dân cư; duy trì các “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày Chủ
nhật xanh”, các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” nhân kỷ
niệm các ngày lễ lớn của đất nước, dân tộc. Tổ chức các đội hình tình nguyện phù
hợp, có chất lượng, hoạt động theo chuyên ngành đào tạo giúp đỡ, hỗ trợ các địa
bàn khó khăn theo địa chỉ cụ thể và nhu cầu thực tế của địa phương; thành lập đội
hình tình nguyện hiến máu nhân đạo, bảo vệ môi trường, tham gia giữ gìn trật tự
an toàn giao thông, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống tệ nạn
xã hội, ma túy, mại dâm. HIV/AIDS... Tích cực tham gia và triển khai có hiệu quả
Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè và chương trình Tiếp sức mùa thi, Tiếp sức
tới trường trong thanh niên trường học.
3.4- Xây dựng kế hoạch phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo, chủ
động xây dựng kế hoạch triển khai cuộc vận động “Nói không với tiêu cực và
bệnh thành tích trong giáo dục” và phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”; tích cực đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong
học tập, thi và kiểm tra góp phần tạo môi trường giáo dục lành mạnh. Tổ chức
“Ngày hội học sinh, sinh viên với văn hóa học đường”; phát động trồng cây vào
thời điểm thích hợp theo điều kiện của từng địa phương, đơn vị.
3.5- Tiếp tục thực hiện phong trào đoàn kết 3 lực lượng: Thanh niên lực
lượng vũ trang, thanh niên trường học, thanh niên trên địa bàn dân cư trong đấu
tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự của trường
và địa bàn dân cư; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên về
các nội dung: không mua bán, không tàng trữ, không sử dụng các chất ma tuý,
không mắc vào các tệ nạn xã hội; phòng, chống các loại tội phạm mới; củng cố,
4
nâng cao chất lượng các đội thanh niên xung kích, cờ đỏ trong nhà trường, phát
triển mạnh các câu lạc bộ về phòng chống tệ nạn xã hội.
3.6- Thực hiện có hiệu quả chương trình “Đoàn tham gia giữ gìn trật tự
an toàn giao thông”, trong đó chú trọng các hoạt động tuyên truyền nâng cao
nhận thức, giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông, tuyên truyền
chống tụ tập, đua xe trái phép, uống rượu, bia khi tham gia giao thông trong học
sinh, sinh viên; nhân rộng mô hình “Cổng trường an toàn”; tổ chức “Ngày hội
học sinh, sinh viên với văn hóa giao thông”, tôn vinh gương người tốt, việc tốt
tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
3.7- Huy động sự tham gia của đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ trong cải
cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn,
quản lý hành chính, tích cực đấu tranh phòng chống tiêu cực, bệnh thành tích
trong giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng hoạt động
Đoàn, Hội trong nhà trường. Tổ chức tuyên dương, khen thưởng đối với cán bộ,
giáo viên trẻ có sáng kiến trong cải cách hành chính. Phát huy vai trò của học
sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên trẻ trong việc tham gia giám sát, phản biện các
chính sách của Nhà nước liên quan đến học sinh, sinh viên.
3.8- Hình thành các phương thức cung cấp thông tin về hội nhập kinh tế
quốc tế, về cơ hội, thách thức, kinh nghiệm trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế cho học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên trẻ trên hệ thống bản tin, phát
thanh, thông qua sinh hoạt chuyên đề. Khuyến khích học sinh, sinh viên, cán
bộ, giáo viên trẻ tích cực học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, tìm hiểu
kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử trong nước, quốc tế; thường xuyên cập nhật,
trao đổi tin tức, tài liệu học tập, vui chơi giải trí lành mạnh trên Internet, chủ
động, tự tin trong hội nhập.
4. Tăng cường liên kết và đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong triển
khai phong trào “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”.
4.1- Tổ chức các diễn đàn, hội thảo về phương pháp học tập, nghiên cứu
khoa học, tổ chức các cuộc thi ý tưởng sáng tạo, ngày hội sáng tạo. Phát triển và
nâng cao hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ học thuật, thi Olympic các môn học,
kiến thức chuyên ngành, thi tay nghề; tuyên truyền học sinh, sinh viên, khai thác
có hiệu quả các nguồn học liệu mở, tài liệu khoa học trong và ngoài nước.
4.2- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh, sinh viên vay vốn
tín dụng học tập; hỗ trợ học sinh, sinh viên tiếp cận thông tin khoa học, công
nghệ mới; khuyến khích các hình thức học sinh, sinh viên tự giúp nhau học tốt;
vận động, hỗ trợ học sinh bỏ học tiếp tục đến trường.
4.3- Duy trì và phát triển các loại quỹ khuyến học, khuyến tài, quỹ hỗ
trợ nghiên cứu khoa học, quỹ ý tưởng sáng tạo, các học bổng, giải thưởng;
kịp thời tuyên dương, khen thưởng kịp thời những học sinh, sinh viên có
thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, trong công tác Đoàn; tiến hành
bình chọn và đề nghị trao các giải thưởng “Lý Tự Trọng”, “Trần Văn Ơn”,
“Sao Tháng Giêng”, “SCB - Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”.
5