Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

03 đề THI LUẬT tổ CHỨC CHÍNH QUYỀN địa PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.63 KB, 3 trang )

ĐỀ THI SỐ 01
Câu 1. Nhận định
1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải
có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Ủy ban nhân dân các cấp xã gồm
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân là người đứng đầu cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
3. Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Hội đồng nhân dân có
quyền lấy phiếu tín nhiệm đối với tất cả các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu.
4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm.
Câu 2. (4 điểm) Trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa tổ chức chính quyền ở nông thôn
theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 và tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị theo
Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945. Theo anh/chị, trong đổi mới tổ chức chính quyền địa
phương ở nước ta hiện nay có thể kế thừa gì ở hai Sắc lệnh trên.
Câu 3. (2 điểm) Có quan điểm cho rằng: Ở huyện, do đặc điểm là đơn vị hành chính trung gian,
không tổ chức Hội đồng nhân dân, chỉ tổ chức Ủy ban nhân dân để thực hiện nhiệm vụ của chính
quyền địa phương tại huyện. Anh/Chị hãy trình bày ý kiến về vấn đề này.
.................................................................................................................................
ĐỀ THI SỐ 02
Câu 1. Nhận định
1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng nhân dân cấp xã không thành lập các
Ban.
2. Theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945, Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính
được tổ chức ở kỳ, tỉnh, huyện, xã.
3. Theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1989, Thường trực Hội
đồng nhân dân được tổ chức ở cả ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ
tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
Câu 2. (3 điểm) Trình bày những điểm khác biệt về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp
huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.


Câu 3. (3 điểm) Trình bày ý kiến về việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân
huyện, quận, phường.


ĐỀ THI SỐ 03
Câu 1. Nhận định
1. Theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 và Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm
1945, Hội đồng nhân dân và Ủy ban hanh chính được tổ chức ở các đơn vị hành chính.
2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thường trực Hội đồng nhân dân có quyền bãi bỏ
văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân được thành lập từ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban hành chính năm 1962.
4. Theo Hiến pháp năm 1980, nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung
ương.
Câu 2. (3 điểm) Trình bày mối quan hệ pháp lý cơ bản giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân cùng cấp.
Câu 3. (3 điểm) Trình bày định hướng đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nước
ta.
.......................................................................
ĐỀ THI SỐ 04
Câu 1. Nhận định
1. Theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945, Ủy ban hành chính khu phố có Hội đồng
nhân dân thành phố bầu.
2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ Quốc Hội có quyền quyết định,
thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
3. Theo Sắc lệnh 63 và Sắc lệnh 77 năm 1945, Ủy ban hành chính là cơ quan hành chính chỉ
thay mặt cho dân ở địa phương.
4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng nhân dân cấp xã có từ 15 đến 35 đại
biểu.

Câu 2. (4 điểm) Anh (Chị) hãy trình bày cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân các cấp theo Luật
Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Nêu những điểm mới cơ bản của Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015 so với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
2003 về cơ cấu tố chức của Ủy ban nhân dân các cấp và ý nghĩa của các điểm mới này.
Câu 3. (2 điểm) Anh (Chị) hãy phân biệt các hoạt động: bãi nhiệm, thôi làm nhiệm vụ, tạm đình
chỉ và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân.


ĐỀ THI SỐ 05
Câu 1. Nhận định
1. Theo sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 11 năm 1945, Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính
được tổ chức ở hai cấp: thành phố và khu phố.
2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ
tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phủ phê
chuẩn.
3. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng nhân dân cấp xã không thành lập các
Ban.
4. Thường trực Hội đồng nhân dân được thành lập từ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân năm 1983.
Câu 2. (4 điểm)
Anh (Chị) hãy chứng minh rằng Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có sự
phân biệt chính quyền địa phương ở nông thôn và đô thị. Liên hệ với Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân năm 1962.
Câu 3. (2 điểm)
Anh (Chị) hãy nêu định hướng đổi mới đơn vị hành chính ở nước ta.
.......................................................................
BắcBun




×