Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

05 đề THI LUẬT tố TỤNG HÀNH CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.6 KB, 7 trang )

Mã tài liệu: 12-LTTHC

Đặng Văn Bắc

0368345396

ĐỀ THI SỐ 01
Câu 1. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
a/ Trong một số trường hợp đại diện Viện kiểm sát có quyền phát biểu quan điểm của
Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án hành chính.
b/ Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính không là đối tượng bị
kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
c/ Trong một số trường hợp, người làm chứng được quyền từ chối khai báo.
d/ Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với khiếu kiện hành vi hành chính luôn là không quá 6
tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
e/ Sau khi thụ lý vụ án hành chính nếu phát hiện vụ án đã thụ lý là vụ án dân sự, Thẩm
phán được phân công giải quyết vụ án phải đình chỉ giải quyết vụ án.
f/ Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính không thể phát sinh khi hết thời hạn kháng cáo
của đương sự.
Câu 2. Bài tập
Ngày 21/12/2016, Đội quản lý thị trường số 12 (Chi cục quản lý thị trường thành phố
Hà Nội) đã tạm giữ 5.600 hộp sữa Danlait của công ty TNHH Mạnh Cầm. Ngày 15/6/2016,
Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường ra Quyết định số 0165977/QĐ-QLTT phạt
công ty Mạnh Cầm 15 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hiệu phụ. Không đồng ý, ngày
10/7/2016 công ty Mạnh Cầm đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu hủy Quyết định trên.
1. Xác định đối tượng khởi kiện, thành phần và tư cách những người tham gia tố tụng
trong vụ án trên
2. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm đại diện công ty Mạnh Cầm bổ sung yêu cầu Chi cục
Quản lý thị trường phải bồi thường số tiền 1.29 tỷ đồng. Yêu cầu này có được Hội đồng xét
xử chấp thuận không? Vì sao?
3. Giả sử bản án sơ thẩm tuyên bác yêu cầu khởi kiện, công ty Mạnh Cầm kháng cáo


hợp lệ.
Hãy cho biết:
a. Tòa án nào có thẩm quyền xét xử phúc thẩm.
b. Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ quyết định như thế nào nếu phát hiện Tòa án cấp sơ
thẩm đã không thực hiện trưng cầu giám định các mẫu sữa theo yêu cầu của công ty Mạnh
Cầm?

1


Mã tài liệu: 12-LTTHC

Đặng Văn Bắc

0368345396

ĐỀ THI SỐ 02
Câu 1. Nhận định
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn khởi kiện vụ án hành chính thì phải làm đơn khởi
kiện.
2. Thanh tra viên chuyên ngành của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường không
được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong
vụ án hành chính.
3. Chỉ có người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần N mới được quyên ký tên
vào đơn khởi kiện trong trường hợp Công ty đó khởi kiện vụ án hành chính.
4. Tòa án nhân dân huyện T tỉnh HB có thể thụ lý giải quyết vụ án hành chính đối với
quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã N, huyện M, tỉnh HB nếu có cá
nhân khởi kiện.
5. Hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ hủy bỏ quyết định hành chính bị khởi kiện nếu như quyết
định đó ban hành có sai sót về hình thức.

6. Bản án hành chính sơ thẩm không làm rõ tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện là
căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi bản án đó có hiệu lực pháp luật.
Câu 2. Bài tập
Ngày 06/6/2017, Phó Chủ tịch UBND huyện G, tỉnh TG ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính số 023/QD-XPVPHC đối với ông Trần Ngọc C với số tiền 10.000.000
đồng trên cơ sở giao quyền xử phạt của Chủ tịch UBND huyện G, tỉnh TG. Không đồng ý
với quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu trên, ông Trần Ngọc C đã khiếu nại và khiếu
nại đã thụ lý vào ngày 09/6/2017. Ngày 05/7/2017, Chủ tịch UBND huyện G, tỉnh TG ban
hành quyết định giải quyết khiếu nại số 827/QĐ-UBND, giữ nguyên quyết định xử phạt vi
phạm hành chính số 023/QD-XPVPHC và ông Trần Ngọc C nhận được quyết định trong
cùng ngày. Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại, ngày 02/7/2018, ông Trần Ngọc
C đã làm đơn khởi kiện vụ án hành chính đến Tòa án có thẩm quyền.
1. Xác định cơ sở pháp lý để thụ lý giải quyết vụ án trên? Theo anh (chị), ông Trần
Ngọc C có thể đưa ra yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết như thế nào trong đơn khởi kiện thì
phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng hành chính?
2. Vụ việc đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Theo anh (chị), Phó trưởng
Công an Huyện G, tỉnh TG có phải là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án
hành chính này hay không? Tại sao?
3. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Thẩm phán được phân công thụ lý giải
quyết căn cứ vào điểm g Khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án. Quyết định này bị người khởi kiện kháng cáo phúc thẩm và được
Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý giải quyết. Theo anh (chị), Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ xử lý
như thế nào trong trường hợp trên?
2


Mã tài liệu: 12-LTTHC

Đặng Văn Bắc


0368345396

ĐỀ THI SỐ 03
Câu 1. Nhận định
1. Việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ đối với quyết định hành chính của Tổng cục
bị khởi kiện thì không cần phải căn cứ vào nơi đặt trụ sở của cơ quan này.
2. Người đại diện theo pháp luật của người khởi kiện có tất cả các quyền và nghĩa vụ của
người khởi kiện mà mình đại diện.
3. Qua tranh luận, Hội đồng xét xử sơ thẩm thấy cần phải xem xét thêm về tài liệu,
chứng cứ mới có thể giải quyết vụ án thì có thể ban hành ra quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án.
4. Hội thẩm nhân dân sẽ không bị thay đổi nếu như là người thân thích với Thư ký Tòa
án trong cùng một vụ án.
5. Hội đồng giám đốc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp phúc
thẩm xét xử lại trong trường hợp bản án phúc thẩm bị kháng nghị có vi phạm nghiêm trọng
pháp luật.
6. Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Tòa án
cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp bản án sơ thẩm áp dụng không đúng pháp luật.
Câu 2. Bài tập
Ngày 06/7/2016, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đ, tỉnh TN ban hành Quyết định số
1213/QĐ-UBND về việc áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với ông N là công
chức địa chính của UBND xã T, huyện Đ, tỉnh TN. Không đồng ý với quyết định trên, ngày
19/9/2016, ông N làm đơn khởi kiện vụ án hành chính với yêu cầu Tòa án hủy Quyết định số
1213/QĐ-UBND và đòi bồi thường với số tiền 25 triệu đồng. Vụ việc đã được Tòa án có
thẩm quyền thụ lý giải quyết. Tại bản án hành chính sơ thẩm số 10/2016/HCST của Tòa án
cấp sơ thẩm đã quyết định: bác yêu cầu khởi kiện vì yêu cầu này không có căn cứ. Người
khởi kiện kháng cáo hợp lệ và được thụ lý xét xử phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm ra bản án
số 05/2017/HCPT với nội dung bác kháng cáo, giữ nguyên bản án hành chính sơ thẩm.
1. Xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và đương sự trong vụ án?
2. Sau khi Tòa phúc thẩm tuyên án,Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân phát hiện việc

ban hành Quyết định số 1213/QĐ-UBND là quá thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều
7, Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ nên đã ra quyết định kháng
nghị. Anh/Chị hãy làm rõ:
- Căn cứ kháng nghị và cơ quan có thẩm quyền giải quyết?
- Nếu căn cứ kháng nghị là có cơ sở để chấp nhận thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như
thế nào?

3


Mã tài liệu: 12-LTTHC

Đặng Văn Bắc

0368345396

ĐỀ THI SỐ 04
Câu 1. Nhận định
a/ Đối với vụ án hành chính có đối tượng khiếu kiện là danh sách cử tri bầu đại biểu
quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân thì người bị kiện có thể là UBND cấp huyện.
b/ Người làm chứng trong TTHC có thể là pháp nhân.
c/ Mọi quyết định được Tòa án ban hành trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đều phải được
thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp.
d/ Tòa án cấp phúc thẩm có thể ban hành phán quyết buộc người bị kiện phải bồi
thường thiệt hại cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
e/ Việc ra quyết định hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính không đúng có thể là
căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
f/ Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và thời hạn kháng nghị theo thủ tục
tái thẩm vụ án hành chính có thể là như nhau.
Câu 2. Bài tập

Ngày 04/7/2016 ông Nguyễn Văn là chủ sở hữu lô đất số B2-55 Lô S14, khu phố 1,
phường K, quận T, thành phố H nhận được Quyết định số 112/QĐ-UBND của UBND quận
T, thành phố H về việc thu hồi lô đất trên của ông. Không đồng ý với quyết định này, ngày
08/7/2016 ông đã khiếu nại đến UBND quận T thành phố X. Ngày 15/7/2016, chủ tịch
UBND quận T thành phố X ban hành Quyết định số 511/QĐ-UBND giải quyết đơn khiếu
bại với nội dung bác đơn khiếu nại, giữ nguyên Quyết định số 112/QĐ-UBND. Không đồng
ý, ngày 28/7/2016, ông khởi kiện vụ án hành chính với yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên
hủy Quyết định số 112/QĐ-UBND của UBND quận T thành phố H và buộc người bị kiện
bồi thường 50 triệu đồng do Quyết định số 112/QĐ-UBND gây ra.
a/ Anh chị hãy xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý xét xử sơ thẩm, thành phần tư
cách đương sự trong vụ án trên? (biết rằng, Quyết định số 112/QĐ-UBND do Phó Chủ tịch
UBND quận T thành phố H ký.
b/ Tại gia đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, ông Nguyễn Văn cung cấp cho Tòa án đoạn
băng video chứng minh người bị kiện có hành vi đe dọa, khống chế bắt buộc ông phải thi
hành Quyết định số 112/QĐ-UBND nếu không thi hành sẽ buộc thôi việc con trai ông đang
làm công chức tại Quận T. Do đó, ông Nguyễn văn bổ sung thêm yêu cầu đề nghị Tòa án
tuyên hành vi trên của UBND quận T thành phố X là trái pháp luật. theo anh chị Tòa án có
chấp nhận hay không? Tại sao?
c/ Vụ việc đưa ra xét xử sơ thẩm, Tòa án ban hành bản án Sơ thẩm số 121/2016/HC-ST
với phần tuyên xử ghi như sau: (i) Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn
Văn; (ii) Án phí sơ thẩm do ông Nguyễn Văn đóng được trừ vào tiền tạm ứng án phí sơ thẩm
mà ông đã đóng cho cơ quan thi hành án cùng cấp. (iii) Các đương sự được quyền kháng cáo
bản án này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên ám
Anh chị nêu ý kiến về phần phán quyết này của Tòa án sơ thẩm.
4


Mã tài liệu: 12-LTTHC

Đặng Văn Bắc


0368345396

ĐỀ THI SỐ 05
Câu 1. Nhận định
1. Người khởi kiện được quyền tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá
chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình tại phiên tòa sơ
thẩm.
2. Các nhân khởi kiện hành vi hành chính của UBND xã N thì người bị kiện trong vụ án
được xác dịnh là Chủ tịch UBND xã N.
3. Tòa án cấp sơ thẩm xác định thiếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án
là căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sau khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp
luật.
4. Không phải trong trường hợp nào khi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân được phân
công giải quyết trong cùng một vụ án có mối quan hệ thân thích với nhau thì đều phải từ
chối hoặc bị thay đổi theo quy định của pháp luật.
5. Cá nhân khởi kiện quyết định hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh thì Tòa án tỉnh nơi
cá nhân đó cư trú có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
6. Người khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án
hành chính.
Câu 2. Ngày 28/7/2016, ông Nguyễn Văn K (cư trú tại huyện N, tỉnh H) nhận được Quyết
định số 45/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an huyện Y,
tỉnh H với nội dung phạt tiền 3.700.000 đồng vì có hành vi “gây rối trật tự công cộng” và
“cố ý là hư hỏng tài sản”. Do không đồng ý với quyết định nêu trên, ông Nguyễn Văn K đã
làm đơn khởi kiện đề nghị Tòa án hủy Quyết định số 45/QĐ-XPHC và yêu cầu bồi thường
thiệt hại từ quyết định trên gây ra với số tiền 2.000.000 đồng/
1. Xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm và những người tham gia tố tụng
trong vụ án trên?
2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, người bị kiện được triệu tập hợp lệ lần thứ
hai để đối thoại nhưng đều vắng mặt. Theo anh/chị, Tòa án được phân công giải quyết vụ án

sẽ xử lý như thế nào?
3. Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án hành chính sơ thẩm số 17/2016/HCST với nội dung bác
yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện vì các yêu cầu này không có căn cứ. Người khởi kiện
làm đơn kháng cáo và được thụ lý xét xử phúc thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy
Quyết định số 45/QĐ-XPHC ban hành không hợp pháp nên Bản án hành chính phúc thẩm số
25/2016/HCPT được tuyên: “Sửa toàn bộ án sơ thẩm. Chấp nhận yêu cầu của người khởi
kiện hủy bỏ Quyết định số 45/QĐ-XPHC, buộc Trưởng Công an huyện Y tỉnh H bồi thường
cho ông Nguyễn Văn K số tiền 2.000.000 đồng”. Theo anh/chị, phán quyết của Hội đồng xét
xử phúc thẩm có phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng hành chính không? Tại sao?
Người bị kiện có thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu không đồng ý
với Bản án hành chính phúc thẩm số 25/2016/HCPT?
5


Mã tài liệu: 12-LTTHC

Đặng Văn Bắc

0368345396

ĐỀ THI SỐ 06
Câu 1. Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích tại sao. (6 điểm)
a) Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng và quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
không là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính.
b) Khi được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà người khởi kiện vắng mặt và không thuộc
các trường hợp có thể xét xử vắng mặt theo quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử sơ thẩm
phải hoãn phiên tòa.
c) Kiểm tra viên không thể là người đại diện theo ủy quyền cho người khởi kiện trong
vụ án hành chính.
d) Khi đương sự được triệu tập đến phiên tòa giám đốc thẩm thì họ có quyền tranh luận.

e) Nếu quyết định hành chính bị khởi kiện có nội dung không đúng với quy định của
pháp luật, Hội đồng xét xử có quyền đưa ra cách thức xử lý đối với quyết định đó.
f) Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu người khởi kiện là cá nhân chết, Thẩm
phán được phân công giải quyết vụ án có thể tạm đình chỉ giải quyết vụ án đó.
Câu 2. Bài tập (4 điểm)
Năm 1986, ông A và bà B được Hội đồng đăng ký ruộng đất xã C (Thị xã T, tỉnh B)
cấp Giấy chứng nhận số 263 đối với 620 m2 đất. Năm 2012, ông A và bà B mất không để lại
di chúc. Ông A và bà B có hai người con là bà C (đang định cư ở Đức) và ông D. Ngày
25/02/2013, ông D được Ủy ban nhân dân Thị xã T (tỉnh B) cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất số H49681 cho 620 m2 đất nói trên. Ngày 20/7/2017, bà C về nước biết được sự
việc này và không đồng ý nên đã khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số H49681.
a) Anh (Chị) hãy xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết và thành phần những người
tham gia tố tụng trong vụ án trên.
b) Bản án sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà C, hủy Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số H49681. 6 tháng sau khi tuyên án, ông D có chứng cứ chứng minh bà
C đã biết được việc Ủy ban nhân dân Thị xã T (tỉnh B) cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất số H49681 từ ngày 25/6/2013 nên đã làm đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao
tại thành phố H kháng nghị. Nếu đề nghị của ông D là có căn cứ, Chánh án Tòa án nhân dân
cấp cao tại thành phố H sẽ kháng nghị theo thủ tục gì? Nêu cách thức giải quyết nếu kháng
nghị là có căn cứ.

6


Mã tài liệu: 12-LTTHC

Đặng Văn Bắc

0368345396


ĐỀ THI SỐ 07
Câu 1. Nhận định
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có quyền rút đơn khởi kiện trong vụ án
hành chính.
2. Do tình trạng sức khỏe mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên
tòa có thể là một trong các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.
3. Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm thì thẩm quyền giám đốc thẩm thuộc về Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp
cao.
4. Nếu qua đối thoại trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính mà người
khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.
5. Hội đồng xét xử phúc thẩm không được quyền sử quyết định tạm đình chỉ giải quyết
vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.
6. Tòa án nhân dân cấp huyện có thể thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với khiếu
kiện quyết định hành chính do cơ quan nhà nước cấp tỉnh ban hành.
Câu 2. Bài tập
Ngày 11/7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh CT đã ra Quyết định số 77/QĐ-UB xử phạt
Công ty HS với số tiền 197 triệu đồng. Công ty HS nhận được Quyết định này ngày
12/7/2016. Không đồng ý với quyết định xử phạt trên, ngày 15/7/2016, Công ty HS đã khiếu
nại đến Chủ tịch UBND tỉnh CT và khiếu nại được thụ lý vào ngày 18/7/2016 nhưng sau đó
khiếu nại không được giải quyết. Công ty HS đã làm đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa
án có thẩm quyền yêu cầu hủy Quyết định số 77/QĐ-UB.
1. Xác định các căn cứ pháp lý để Tòa án thụ lý giải quyết và thời hiệu khởi kiện trong
vụ án trên.
2. Vụ việc đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Hội đồng xét xử xử lý như
thế nào nếu như tại phiên tòa sơ thẩm người khởi kiện vì lý do sức khỏe không thể tiếp tục
tham gia phiên tòa?
3. Vụ việc đã được Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết và ra bản án với quyết định chấp nhận
yêu cầu của Công ty HS tuyên hủy toàn bộ Quyết định số 77/QĐ-UB. Sau khi bản án sơ

thẩm có hiệu lực, người bị kiện phát hiện các chứng cứ mà người khởi kiện cung cấp cho Tòa
án trước đây đều giả mạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đánh giá tính hợp pháp của
đối tượng khởi kiện nên đã làm văn bản đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị. Anh (Chị)
hãy làm rõ:
- Căn cứ kháng nghị và người có quyền kháng nghị?
- Nếu căn cứ kháng nghị là đúng thì Hội đồng xét xử sẽ xử lý như thế nào?

7



×