KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH ẤN TƯỢNG
Bài 1: Các cách mở đầu cho một bài thuyết trình
1. Mở đầu bằng một câu chuyện
VD: Thuyết trình về kỹ năng tư duy sáng tạo: bác nông dân trồng dưa thường
thi người ta trồng dưa hình tròn giá 50k 1 trái tuy nhiên bác nông dân này trồng
dưa hình vuông và giá của nó khoảng 1 triệu cho một cặp dưa và nó gấp cả
trăm lần so với một trái dưa bình thường như vậy đây là cái giá của ý tưởng tư
duy sáng tạo. Ngoài ra dưa có chữ phúc lộc thọ còn có giá 15 triệu đồng một
cặp như vậy đây là cái giá của việc tư duy sáng tạo và hôm nay chúng ta sẽ tìm
hiểu về chủ đề kỹ năng tư duy sáng tạo.
2. Mở đầu bằng hình ảnh ẩn dụ
VD: Thuyết trình về phương pháp học tập thông mình hình ảnh một người cầm
một chiếc máy bay và phi đi xa nhất có thể
C1 Cầm tờ giấy và quăng đi nó sẽ bay xa 1m đây là cách thực hiện mù quáng
và không có phương pháp
C2 Gấp tờ giấy thành một chiếc máy bay và phóng đi 3, 4 mét đây là cách theo
lối mòn và hiệu quả bình thường
C3 Vo thành một cục giấy và ném nó xa thì nó đi được khoảng 10m đây là cách
có tư duy sáng tạo, có phương pháp
C4 Vo tròn nó vào trong một hòn đá và ném xa được 20m đây là cách thông
mình và sáng tạo nhất vì biết cách tận dụng những công cụ hỗ trợ, tư vấn từ
bên ngoài và ta có thể đi xa hơn rất nhiều.
4 cách khác nhau biểu hiện cho 4 cách học khác nhau.
3. Mở đầu bằng một đồ vật hoặc một mô hình
VD: Thuyết trình về bảo vệ môi trường: đưa ra một cái chai cũ. Thưa mọi
người đây là cái gì, và mọi người nói đây là cái chai. Ta nói: vâng đây là một
cái chai đã được bỏ ra ngoài môi trường khoảng 5 năm tuy nhiên nó vẫn còn
nguyên hình dạng và chưa được phân hủy vì vậy việc bảo vệ môi trường hiện
nay đang là một vấn đề cấp bách cần được thực hiện....
4. Mở đầu bằng một vài câu hỏi và cho khán giả dơ tay trả lời
- Bằng cách đưa ra một tình huống và hỏi ý kiến có hoặc không bằng cách
giơ tay. VD: một cô gái gọi điện bảo mẹ mình có thai. ở đây trong trường
hợp này ai sẽ la mắng con mình xin mời chúng ta giơ tay
- Ở đây ai đã từng hướng dẫn con em mình về các biện pháp phòng tránh thai
rồi xin mời giơ tay, lúc này sẽ chỉ có vài cánh tay giơ lên. Sau đó ta sẽ đưa
ra kết luận:
- Nếu xảy ra hậu quả chúng ta sẵn sàng trách mắng con cái tuy nhiên chúng
ta lại không trang bị cho chúng những phương pháp phòng ngừa...
- Và chúng ta sẽ đưa vào chủ đề chính về chủ đề giáo dục giới tính.
5. Mở đầu bằng con số hoặc sự kiện gây sốc
VD: đưa ra con số 500 và hỏi đây là con số nói về cái gì, và đây là con số mà
thời gian rác thải nhựa được thải ra có thể phân hủy hoàn toàn. Và từ đó dẫn
chứng đến việc bảo vệ môi trường
6. Mở đầu bằng trò chơi liên quan đến chủ đề
7. Một câu đố vòng vo hoặc mô ô chữ chủ đề
8. Mở đầu bằng bài hát hoặc câu châm ngôn
9. Mở đầu bằng một thực nghiệm ( mình sẽ trải nghiệm nó trước cho mọi người
cùng xem)
10. Mở đầu bằng hành động
11. Mở đầu bằng 1 đoạn video liên quan đến chủ đề thuyết trình
Lưu ý nếu là bài thuyết trình cung cấp thông tin bạn nên:
Người cao tuổi thì nên dùng một câu chuyện suy ngẫm
Bài 2: Cách kết thúc buổi thuyết trình ấn tượng
1. Kết thúc bằng câu truyện truyền cảm hứng mục đích để kích thích hành động
người nghe
2. Kết thúc bằng châm ngôn chốt ý (trên con đường của thành công không có dấu
chân của người lười biếng..)
3. Kết thúc bằng hình ảnh tiêu biểu và đưa ra câu kết luận về hình ảnh đấy
4. Kết thúc bằng lời kêu gọi hành động (nào hãy sống ở thể chủ động đã đến lúc
đứng lên làm chủ cuộc đời mình)
5. Kết thúc bằng đoạn video clip xúc động
6. Lời hứa và lời cam kết (một lời chúc tốt đẹp và ý nghĩa)
7. Kết thúc bằng một hành động ấn tượng
8. Cho khán giả hành động (ôm nhau, bắt tay, gọi điện thoại…)
Bài 3: Định hướng dàn bài thông minh
B1: Định hướng dàn bài bằng bộ câu hỏi
+ Khán giả cần gì?
B2: Tôi cần gì? Xác định thật rõ mình muốn cái gì thông qua bài thuyết trình này?
Bài 10: Mười cách diễn đạt tạo sức hút lớn
-
-
Hãy kể những gì cuộc đời dạy bạn: những điễn giả kể những gì về cuộc
sống luôn luôn cuốn hút người nghe
So sánh điều bạn nói với điều khán giả biết
So sánh hai thứ trái ngược nhau để rút ra phương pháp kết luận, vd: so sánh
một người thành công và một người thất bại
Dẫn lời của những chuyên gia
Có thể thêm phần giải đố bằng ô chữ để kích thích tư duy và giúp người
nghe dễ nhớ hơn
Chuyển nội dung thành các câu đố đúng or sai
Cho khán giả thực hành trải nghiệm vd: dùng búa đập vỡ kính vào sản
phẩm kính mình đang bán.
Kịch hóa thành các câu hội thoại và có hình ảnh minh họa (VD kịch hội
thoại giữa 2 con động vật)
Nếu thuyết trình mà không có powerpoint thì phải có tài liệu phát tay
Nếu thuyết trình chuyên môn, sản phẩm thì càng nên có tài liệu
Nên đưa ra các trò chơi nhận thức có liên quan đến nọi dung thuyết trình để
rồi đưa ra kết luận, thông tin khi trò chơi kết thúc.
Hãy giữ bộ não của khán giả luôn hưng phấn đưa khán giả vào trong bài
thuyết trìn của mình VD: Xuống dưới khán giả và phỏng vấn, khi họ được
trả lời, chơi trò chơi tóm lại tìm cách tương tác với họ.
Bài 15: Kỹ thuật diễn đạt bằng hình thể & sắc thái giọng nói:
- Nói sống động: như việc biển vậy mọi người sẽ thích tắm biển khi có
sóng hơn vì vậy trong bài nói chúng ta cần phải thay đổi âm giọng liên tục
để phù hợp với bài nói và nội dung nói chứ không nên nói đều đều.
- Giữa một bài nói thuyết trình chúng ta không nên quá phụ thuộc vào tài
liệu và giấy nên tự nhớ và biểu diễn hình thể sắc thái khuôn mặt sẽ gây thu
hút cho khán giả thay vì cầm giấy đọc.
- Đối với nữ nên đứng ở thế 10h và 2h
- Nên đi lên đi xuống chứ không nên ngồi hoặc đứng một chỗ tuy nhiên
đừng đi quá nhiều sẽ gây khán giả mỏi mắt
- Khi xuống phỏng vấn đối với phụ nữ thì không nên dứng quá gần hoặc
quá xa hạn chế đi len lỏi và nên chuyền cho người khác nhờ chuyển hộ
micro.
- Khi đứng nói thì không nên quay lưng về phía khán giả, càng không nên
quay lưng sang để nhìn máy chiếu mà phải tự nói
- Nên đứng ở chính giữa sân khấu để nói, tuy nhiên có thể đi qua góc này
góc kia.
- Nếu có bục có thể để bài thuyết trình lên các bục tuy nhiên vẫn nên đi qua
đi lại
- Nếu có micro thì nên cầm chính giữa và chếch hướng 45 độ, tay kia không
cầm dây mà nên để tay kia biểu đạt
- Đối với mắt nhìn thì nên nhìn khán giả theo hình chữ M hoặc hình chữ W
nên chọn 1 điểm nhìn cố định hoặc một người nào đó cụ thể đang chú ý
chúng ta nói.
- Khi bạn thuyết trình người ta sẽ tin vào cơ thể của bạn hơn là lời mà bạn
nói
- Những điều cấm kỵ khi thuyết trình:
+ Không khoanh tay trước khán giả
+ Không để tay kiểu dáng đứng bến tre
+ Không chống nạnh, lúc lắc qua lại, để tay vào túi, chấp tay sau lưng
+ Nên chạm nhẹ vào bắp tay chứ không nên chạm vào vào vai để tạo cảm
giác thân thiện.
Bài 16: Cách khắc phục khi bí từ
- Luyện phản xạ từ đồng nghĩa or trái nghĩa sẽ giúp não bạn phản xạ từ ngữ
tốt hơn
- Dùng từ độc đáo: Nên sưu tập các từ hay, các trò chơi hay, các trò chơi ô
chữ và ghi chúng lại
Bài 17: Lấy giọng phát âm và luyện hơi khi nói
- Nên luyện tập lấy hơi thường xuyên rất quan trọng trong việc nói, hát…
- Nên sử dụng hơi nhiều và gằn giọng một chút khi nói sẽ cho khán giả cảm
thấy khí thế hơn và ta cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn.
- Đọc nhấn những chỗ như nếp non, nếp làng
Bài 18: Thuyết trình với powerpoint
- Số dòng không nên quá 7 dòng có thể để 1 dòng cũng được
- Size tối thiểu là 28, không có mức tối đa, nếu một chữ có thể để size to
- Sử dụng hyperlink để tổ chức các đề mục: chỉ cần để trong 1 slide duy nhất và trỏ và
các để mục để xem nội dung
+ Cách dùng hypelink: Tạo một mũi tên như hình trên hoặc bôi đen vào để mục chính
phải chuột chọn Hypelink chọn slide mà ta muốn nó nhảy tới tạo mũi để để
quay về đề mục chính bằng mũi tên.
- Nếu nhiều hình không nên để chồng lên nhau, có thể để ngang nhau
- Nếu một hình ta có thể kéo dãn ra và đè 1 dòng chữ lên
- Bố cục bảng biểu cũng không nên để quá 7 dòng
- Có thể dùng hình biểu tượng cuộn phim để chèn 1 video or âm thanh bằng hypelink
thay vì chèn trực tiếp.
+ Thủ thuật sử dụng powerpoint
- Chiếu từ một slide ban đầu: f5
- Nhảy slide: số slide bạn muốn đến + enter
- Muốn khoanh tròn, gạch chân lên màn hình powerpoint: Control + P
- B( màn màu đen) hoặc W (màn hình trắng) ta cũng có thể vẽ ở đây.
- Cách đóng gói file để lưu vào usb( bao gồm liên kết, video, hypelink) : Package
presentat for CD chọn vị trí lưu.
- Luôn ưu tiên vị trí chính giữa là bạn, máy chiếu có thể xê dịch ra một bên, không để
người che máy chiếu
- Nên dùng điện thoại hoặc bút điều khiển để chuyển slide.
- Người ta chỉ dễ nhớ đối với cái bắt đầu và cái kết thúc vì vậy cần đầu tư vào slide
đầu và cuối.
- Nên tô những ý quan trọng trong slide
- Cần phải nắm rõ nội dung powerpont, dù không có powerpont ta vẫn có thể thuyết
trình được, tránh phụ thuộc nhiều vào powerpoint.
+ Cách ứng khẩu khi bị mời đứng lên phát biểu đột ngột:
- Luôn suy nghĩ rằng nếu mình bị gọi thì mình sẽ nói cái gì dần dần nó sẽ thành thói
quen phản xạ ý và nó sẽ luyện cho ta thói quen suy nghĩ, cách giải quyết mặc dù
không bị gọi đi chăng nữa
Bài 26: Cách vượt qua nỗi sợ hãi khi phát biểu trước đám đông
- Trò chơi ô chữ: ghi các số lẻ từ 1 đến 17 rồi loại dần 4 con 2 con và 1 con
- Mở một số video clip hay để chiếu khi không khí trầm lặng (lưu sẵn video trên máy)
- Bật nhạc và cho khán giả đứng lên đấm bóp cho nhau
- Sưu tầm các câu chuyện vui để và lưu trong máy.
- Trò chơi buộc dây vào 2 tay của 2 người.
- Cách nhìn đoán cảm xúc của khán giả:
+ Nếu thấy họ không hứng thú lắm thì có thể đổi nhanh sang chủ để khác, nếu thấy họ
hứng thú thì có thể khai thác sâu chủ đề mình đang nói.
+ Có thể phỏng vấn khản giả, chơi trò chơi, chiếu video clip hoặc nhạc sôi động trong
lúc khản giả đang chán