Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Quan điểm của samuel p huntington về xung đột văn minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

QUAN ĐIỂM CỦA SAMUEL P.HUNTINGTON VỀ TƢƠNG
LAI CÁC NỀN VĂN MINH TRONG TÁC PHẨM “SỰ VA
CHẠM CỦA CÁC NỀN VĂN MINH”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2018
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

QUAN ĐIỂM CỦA SAMUEL P.HUNTINGTON VỀ TƢƠNG
LAI CÁC NỀN VĂN MINH TRONG TÁC PHẨM “SỰ VA
CHẠM CỦA CÁC NỀN VĂN MINH”

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Chủ tịch Hội đồng



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo

TS. Ngọ Văn Nhân

HÀ NỘI – 2018
2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 5
NỘI DUNG ..................................................................................................... 11
CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CHO SỰ
HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM VỀ TƢƠNG LAI CÁC NỀN VĂN MINH
CỦA S.P.HUNTINGTON TRONG TÁC PHẨM “SỰ VA CHẠM CỦA
CÁC NỀN VĂN MINH” ............................................................................ 11
1.1. Một số đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội giai đoạn cuối thế kỷ XX,
đầu thế kỷ XXI ........................................................................................ 11
1.2. Tiền đề lý luận cho sự hình thành quan điểm về tƣơng lai các nền
văn minh của S.P.Huntington ................................................................. 18
1.3. Giới thiệu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của S.P.Huntington và
tác phẩm “Sự va chạm của các nền văn minh” ....................................... 27
1.3.1. Vài nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Samuel P.
Huntington............................................................................................... 27
1.3.2. Tác phẩm “Sự va chạm của các nền văn minh” .......................... 29
Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................ 34
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG QUAN ĐIỂM CỦA S.P.HUNTINGTON VỀ
TƢƠNG LAI CÁC NỀN VĂN MINH TRONG TÁC PHẨM “SỰ VA

CHẠM CỦA CÁC NỀN VĂN MINH”...................................................... 35
2.1. Khái niệm “văn minh” và sự phân chia các nền văn minh theo quan
điểm của S.P.Huntington......................................................................... 35
2.1.1. Khái niệm “văn minh” .................................................................. 35
2.1.2. Sự phân chia các nền văn minh và mối quan hệ giữa các nền văn
minh trong lịch sử theo quan điểm của S.P.Huntington ......................... 39

3


2.2. Quan điểm của S.P.Huntington về sự xung đột và tƣơng lai của các
nền văn minh ........................................................................................... 46
2.2.1. Chính trị toàn cầu đang được tái định dạng trên cơ sở các nền văn
minh

................................................................................................... 46

2.2.2. Sự đụng độ giữa các nền văn minh là nhân tố chi phối tình hình
chính trị thế giới ...................................................................................... 49
2.2.3. Tương lai các nền văn minh trong bối cảnh chính trị hiện nay.... 63
2.3. Đánh giá những đóng góp và hạn chế trong quan điểm của
S.P.Huntington về tƣơng lai các nền văn minh....................................... 68
2.3.1. Những đóng góp trong quan điểm về tương lai các nền văn minh
của S.P.Huntington ................................................................................. 68
2.3.2. Những hạn chế trong quan điểm về tương lai các nền văn minh
của S.P.Huntington ................................................................................. 71
Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................ 78
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 80


4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XX qua đi đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại trong quan hệ quốc
tế, mà một trong những sự kiện đó là sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xô và các nƣớc Đông Âu, đi kèm với nó là sự sụp đổ của cả một hệ
thống trật tự quốc tế - trật tự hai cực Ianta. Sự kiện này đã tác động không nhỏ
đến tƣơng quan lực lƣợng trên thế giới, đồng thời cũng tạo nên những chuyển
biến nhanh chóng trong đời sống quan hệ quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Trật
tự thế giới hai cực đối đầu tồn tại gần nửa thế kỷ kết thúc, cục diện thế giới và
cơ cấu quyền lực quốc tế đã và đang đƣợc sắp xếp lại. Thế giới sẽ đi về đâu,
trật tự nào sẽ thay thế trật tự hai cực Ianta? Đặc biệt, sự nổi lên của một số
quốc gia châu Á, và một số quốc gia ngoài văn minh phƣơng Tây đang thách
thức sức mạnh siêu cƣờng của phƣơng Tây. Mối quan hệ căng thẳng của các
nƣớc phƣơng Tây và khối các nƣớc Hồi giáo trong những năm gần đây cũng
cần phải đƣợc giải thích và tìm các biện pháp để giảm bớt căng thẳng đó.
Chiến tranh lạnh chấm dứt cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của các
thế lực tôn giáo, đặc biệt là Hồi giáo, một trong ba tôn giáo lớn của thế giới,
có mặt trong 75 nƣớc với khoảng 1,57 tỷ tín đồ. Bên cạnh các nƣớc Hồi giáo
truyền thống, một số biến thể của Hồi giáo đang nổi lên, hoạt động sôi nổi
trong lĩnh vực chính trị thế giới, “Nó giống nhƣ cơn sóng khổng lồ không chỉ
tung phá biên giới quốc gia và khu vực, làm rung động toàn bộ thế giới Hồi
giáo, mà còn trên chừng mực nhất định, ảnh hƣởng đến sự thay đổi và phát
triển tình hình thế giới. Trong đó, thế lực chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đặc
biệt phát triển và lan rộng nhanh chóng khiến mọi ngƣời chú ý” [6, tr.34]. Thế
giới những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI cũng chứng kiến nhiều cuộc
xung đột mang tính chất dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và những vụ khủng bố đẫm
5



máu. Đi tìm nguyên nhân cho những hiện tƣợng này, các học giả, nhà nghiên
cứu đã đƣa ra nhiều cách lý giải khác nhau.
Trƣớc tình hình đó, Samuel P.Huntington trong tác phẩm “Sự va chạm
của các nền văn minh” đã đƣa ra nhiều quan điểm gây tranh cãi trong việc
giải quyết các vấn đề nêu trên, đặc biệt là quan điểm cho rằng: Sự đụng độ
giữa các nền văn minh sẽ trở thành nhân tố chi phối chính trị thế giới. Ranh
giới giữa các nền văn minh sẽ là chiến tuyến tƣơng lai. “Trong thế giới mới
này, chính trị địa phƣơng là chính trị của sắc tộc, chính trị quốc tế là chính trị
của các nền văn minh. Tình trạng đối địch giữa các siêu cƣờng sẽ đƣợc thay
thế bằng sự va chạm giữa các nền văn minh”[28, tr.20].
Những quan điểm của Huntington trong tác phẩm đã tạo ra cuộc tranh
luận lớn giữa các học giả, nhà nghiên cứu lý luận quốc tế. Nhiều học giả nhận
định rằng mô hình lý thuyết của Huntington mang tính khiên cƣỡng, tâm lý
tiêu cực và đầy tham vọng trong việc lý giải và dự báo những biến động chính
trị - xã hội của thế giới sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Tuy nhiên, sự kiện
11/9/2001 lại một lần nữa thổi bùng lên cuộc tranh luận về học thuyết của
Huntington, đông đảo dân chúng Mỹ và cả ở những nƣớc khác tỏ ra tin tƣởng
rằng sự kiện này là một xác nhận cho dự báo chủ quan của Huntington [25].
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, quá trình toàn cầu hóa diễn ra một
cách mạnh mẽ, sâu rộng; sự phát triển không ngừng của các mối liên hệ, quan
hệ giữa các quốc gia, dân tộc; nhiều khu vực trên thế giới vẫn đang diễn ra
những cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo; khủng bố vẫn là mối đe
dọa trực tiếp đối với an ninh của các quốc gia... liệu những quan điểm cũng
nhƣ dự báo của Huntington về sự va chạm, tƣơng lai các nền văn minh và một
trật tự thế giới mới dựa trên các nền văn minh có phù hợp, đúng đắn hay còn
nhiều điểm cần phải bàn luận. Từ thực tế đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu một
cách toàn diện, hệ thống quan điểm của Samuel P. Huntington về tƣơng lai
6



các nền văn minh trong tác phẩm “Sự va chạm của các nền văn minh”, đánh
giá những điểm hợp lý, có giá trị; đồng thời chỉ ra những điểm hạn chế trong
quan điểm của Samuel P. Huntington về tƣơng lai các nền văn minh; xác định
ý nghĩa và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong mối quan hệ với các
nƣớc trong khu vực và trên thế giới là việc làm có ý nghĩa quan trọng, cấp
thiết. Đó cũng là lý do học viên quyết định chọn đề tài “Quan điểm của
Samuel P. Huntington về tương lai các nền văn minh trong tác phẩm Sự va
chạm của các nền văn minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bài báo và tác phẩm “Sự va chạm của các nền văn minh” của Samuel
P.Huntington đã gây ra khá nhiều tranh cãi, xuất hiện nhiều tranh luận không
chỉ trong giới triết học, mà cả giới chính trị trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề văn minh,
văn hóa, sự giao thoa hay đụng độ, tƣơng lai của các nền văn minh đi về đâu,
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Mỗi công trình nghiên
cứu tiếp cận vấn đề dƣới một góc độ nhất định.
Tác giả Nguyễn Chí Tình đã xuất bản tác phẩm “Số phận các nền văn
minh và thế giới ngày nay”, đƣa ra quan điểm tranh luận với những vấn đề
mà Huntington đặt ra. Theo tác giả, học thuyết của Huntington thể hiện sự xa
rời hiện thực thời đại và mƣu toan che dấu động cơ thực sự đằng sau những
xung đột và chiến tranh ngày nay, mà trƣớc hết là tham vọng chính trị và kinh
tế của những thế lực bành trƣớng và bá quyền. Đồng thời, tác giả cũng nhấn
mạnh thế giới hiện nay không phải xung đột văn minh đã thay thế các hình
thái xung đột khác, mà trái lại, các xung đột giai cấp và hệ tƣ tƣởng vẫn đóng
vai trò chủ đạo và nó biểu hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, tác
giả Nguyễn Chí Tình cũng cho rằng, xu thế chung hiện nay là đối thoại văn

7



hóa, văn minh, chứ không phải xu hƣớng xung đột, chiến tranh, “đẫm máu”
nhƣ Huntington đã đƣa ra.
Tác giả Dƣơng Văn Lƣợng cũng phê phán về nguồn gốc chiến tranh
của Samuel P.Huntington trong bài báo “Góp phần phê phán luận điểm về
nguồn gốc chiến tranh của S.P.Huntington”, đăng trên Tạp chí cộng sản
(18/10/2006).
PGS.TS Hồ Sỹ Quý phê phán thế giới quan sai lệch về văn minh cũng
nhƣ mƣu đồ chính trị của Huntington trong bài viết “Về quan điểm của
Samuel P.Huntington: Đối thoại văn hóa hay đụng độ văn minh”.
Ngoài ra, còn có nhiều công trình, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tác
phẩm đầy tranh cãi của Huntington nhƣ: “Quan điểm của S.P. Huntington về
văn minh, sự va chạm của các nền văn minh và một trật tự thế giới dựa trên
các nền văn minh” (tác giả Nguyễn Văn Quyết), “Quan niệm của
S.P.Huntington về giao tiếp liên văn hóa và ý nghĩa của nó trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay” (tác giả Hoàng Thị Ngát),…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên dù đã đề cập đến nhiều khía
cạnh khác nhau về vấn đề văn minh, thế giới quan của Huntington hay một
trật tự thế giới mới, nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu cụ thể hệ thống
quan điểm của Huntington về tƣơng lai các nền văn minh, cũng nhƣ rút ra ý
nghĩa, bài học trong bối cảnh thế giới hiện nay dƣới góc nhìn triết học.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu:
Luận văn làm rõ quan điểm của Samuel P.Huntington về mối liên hệ,
sự đụng độ và tƣơng lai các nền văn minh trong tác phẩm “Sự va chạm của
các nền văn minh”, từ đó, phân tích những giá trị và hạn chế của những quan
điểm đó.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
8



Để thực hiện đƣợc mục đích nêu trên, luận văn tập trung vào giải quyết
các nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Làm rõ điều kiện, tiền đề và cơ sở lý luận cho sự hình thành quan
điểm của Samuel P.Huntington về tƣơng lai các nền văn minh và giới thiệu
khái quát về tác phẩm “Sự va chạm của các nền văn minh”.
+ Phân tích quan điểm của Samuel P.Huntington về văn minh, mối
quan hệ, đụng độ và tƣơng lai của các nền văn minh.
+ Đánh giá những giá trị tích cực và những hạn chế trong quan điểm
của Samuel P.Huntington
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu quan điểm của Samuel P.Huntington về văn
minh, mối quan hệ, sự đụng độ và tƣơng lai các nền văn minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
Với những mục đích và nhiệm vụ nêu trên, luận văn tập trung nghiên
cứu dƣới góc độ triết học những quan điểm, tƣ tƣởng của Samuel
P.Huntington về sự đụng độ và tƣơng lai các nền văn minh trong bối cảnh thế
giới sau chiến tranh lạnh qua khảo cứu bản dịch tác phẩm “Sự va chạm của
các nền văn minh” Nxb Hồng Đức, Hà Nội 2016 do nhóm tác giả Nguyễn
Phƣơng Sửu, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Phƣơng Nam, Lƣu Ánh Tuyết dịch.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chính trị, xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu:

9



Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận biện chứng duy vật và sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy
nạp, đối chiếu, so sánh,...
6. Kết cấu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội
dung của luận văn gồm 2 chƣơng, 6 tiết.

10


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CHO SỰ
HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM VỀ TƢƠNG LAI CÁC NỀN VĂN MINH
CỦA S.P.HUNTINGTON TRONG TÁC PHẨM “SỰ VA CHẠM CỦA
CÁC NỀN VĂN MINH”
1.1.

Một số đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội giai đoạn cuối thế kỷ XX,
đầu thế kỷ XXI
Cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI là giai đoạn thế giới đầy biến động

với hàng loạt các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội to lớn. Khái quát lại, có thể
thấy các đặc điểm chính nhƣ sau:
Thứ nhất, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nƣớc Đông Âu
và Liên Xô đã tác động nghiêm trọng đến cục diện chính trị thế giới. Sự tan rã
của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời. Là cực duy nhất còn lại,
Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cƣờng, mƣu đồ giữ vai trò chi phối bá chủ thế
giới. Chính với ý đồ đó, sau chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Tổng thống
Mỹ lúc bấy giờ là G. Bu-sơ (cha) đã vội vàng tuyên bố về “một trật tự thế giới

mới”, hàm ý nói trật tự đó là do Mỹ lãnh đạo và Liên Hợp Quốc là công cụ.
Sa-mu-en R. Bec-gơ, một chiến lƣợc gia của Mỹ cho rằng, sự lãnh đạo của
nƣớc Mỹ đối với thế giới vào lúc này là sự cần thiết và cấp bách. Văn bản chỉ
đạo chính sách quốc phòng 1992-1994 cũng vạch rõ nhiệm vụ của Mỹ là
“phải ngăn chặn” mọi đối thủ chiếm giữ các vùng có nguồn lực giúp cho họ
trở thành đại cƣờng quốc, phải “làm nản lòng” các nƣớc công nghiệp phát
triển thách thức địa vị lãnh đạo của Mỹ. Các chuyên gia nghiên cứu chiến
lƣợc thuộc Hội đồng Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ cho rằng, Hoa Kỳ là quốc
gia duy nhất có “sứ mệnh” nhƣ một đầu tàu của quá trình “mở rộng dân chủ”
trên phạm vi toàn thế giới [33]. Tuy nhiên, chỉ mƣời năm sau chiến tranh
11


lạnh, chúng ta có thể thấy ý đồ của Mỹ trong việc thiết lập một trật tự theo
kiểu Pax Americana đã không thành công. Mặc dù là siêu cƣờng duy nhất
nhƣng Mỹ chƣa đủ mạnh để giải quyết các vấn đề trong nội bộ nƣớc Mỹ cũng
nhƣ các vấn đề toàn cầu mà không có sự tham gia của cộng đồng quốc tế, bởi
các nƣớc lớn và các liên minh khu vực đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây là
những đối thủ tiềm tàng đáng gờm, bởi thế, muốn đạt đƣợc địa vị duy nhất
lãnh đạo thế giới, Mỹ phải làm suy yếu các đối thủ này. Tuy nhiên sự thật đã
cho thấy, các đối thủ đe doạ địa vị “lãnh đạo” thế giới của Mỹ không những
không bị suy yếu mà càng ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ. Và cuối cùng, tuy vẫn
không từ bỏ ý đồ lãnh đạo thế giới, Mỹ đã phải công nhận các cƣờng quốc
khác, đặc biệt là Nga và Trung Quốc là đối tác hoặc bạn bè chiến lƣợc. Nhƣ
vậy, có thể thấy sau chiến tranh lạnh, một trật tự quốc tế mới theo hƣớng đa
cực bƣớc đầu đã hình thành, số cƣờng quốc có vai trò quyết định trong trật tự
đó ngày càng đông hơn, trong lúc vai trò siêu cƣờng độc nhất của Mỹ ngày
càng bị thu hẹp.
Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển nhƣ vũ bão
đã và đang làm thay đổi tƣ duy và nhận thức trong đời sống sinh hoạt quốc tế.

Thế giới là một thể thống nhất và đa dạng, tùy thuộc lẫn nhau ngày càng tăng,
nhu cầu hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trở nên cấp bách. Xu hƣớng
lành mạnh hóa, dân chủ hóa trong sinh hoạt quốc tế ngày càng đƣợc rõ nét.
Những vấn đề kinh tế, chính trị xã hội mang tính toàn cầu nhƣ: nguy cơ chiến
tranh hạt nhân hủy diệt, vấn đề dân số và môi trƣờng sinh thái… đang là
những vấn đề cấp bách và nóng bỏng đe dọa sự tồn tại của cộng đồng thế giới
và nền văn minh nhân loại. Điều đó đòi hỏi sự hợp tác, nỗ lực của tất cả các
nƣớc trong cộng đồng quốc tế, trên tinh thần thực sự nhân đạo vì sự sống còn
của con ngƣời. Sự xích lại gần nhau, tăng cƣờng sự hiểu biết và hợp tác giữa
các quốc gia dân tộc bắt nguồn chính từ nhu cầu khách quan này.
12


Đặc biệt, dƣới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ,
mà trƣớc tiên là cuộc cách mạng tin học đã xuất hiện xu thế toàn cầu hóa và
khu vực hóa. Toàn cầu hóa là sự thể hiện thế giới mở, khắc phục dần tình
trạng khép kín, biệt lập giữa các quốc gia dân tộc. Trong tác phẩm Thế giới
phẳng, Thomas Friedman đã nghiên cứu hiện tƣợng toàn cầu hoá một cách rất
hệ thống. Theo ông, trong xu thế toàn cầu hoá, mối quan hệ xã hội giữa ngƣời
với ngƣời đƣợc gắn kết một cách dễ dàng và chặt chẽ hơn bao giờ hết. Con
ngƣời tƣơng tác với nhau không phụ thuộc vào các cách thức và phƣơng tiện
truyền thống nhƣ mặt đối mặt hay sử dụng thƣ từ, điện thoại; mà họ đƣợc kết
nối với nhau bởi một mạng Internet toàn cầu xuyên biên giới dựa trên việc sử
dụng máy tính cá nhân và máy tính để bàn. Chính điều này đã khiến cho mối
quan hệ giữa ngƣời với ngƣời đƣợc mở rộng hơn bao giờ hết trên phạm vi
toàn thế giới, nó cho phép con ngƣời “làm phẳng” rất nhiều trở ngại, khó khăn
cả về mặt không gian địa lý lẫn về mặt cách thức giao tiếp. Từ đó, con ngƣời
giải quyết đƣợc nhiều công việc phức tạp hơn, bao gồm cả vấn đề lao động,
thƣơng mại quốc tế. Ông cũng cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hoá, cơ hội
của mỗi cá nhân đƣợc phân chia đồng đều, bình đẳng hơn. “…sân chơi đang

trở nên công bằng. Ý ông muốn nói là các nƣớc nhƣ Ấn Độ hiện có cơ hội
hơn bao giờ hết trong cạnh tranh trên thị trƣờng lao động tri thức toàn cầu –
và rằng Mỹ cần chuẩn bị tốt cho quá trình cạnh tranh này. Vị thế của Mỹ sẽ bị
thách thức nhƣng, ông nhấn mạnh, thách thức là tốt cho nƣớc Mỹ bởi vì
chúng ta sẽ phát huy tối đa khi bị thách thức” [29]. Đồng thời với quá trình đó
là sự vận động, tập hợp lực lƣợng mới trên quy mô toàn cầu và khu vực diễn
ra phức tạp. Đó là quá trình làm thay đổi vị trí, quyền lực của từng quốc gia,
và vị trí địa – chính trị của từng khu vực và toàn cầu. Cuộc cách mạng thông
tin, quá trình toàn cầu hóa về kinh tế đã tác động sâu sắc, toàn diện đến đời
sống quan hệ quốc tế, đến chính sách của các quốc gia dân tộc, đã chi phối
13


mạnh mẽ đến trật tự mới của từng khu vực và thế giới, làm cho con ngƣời có
nhu cầu khẳng định và bảo vệ bản sắc riêng của mình, cũng nhƣ bảo vệ bản
sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng là một trong những lý do dẫn tới sự xuất hiện
tƣ tƣởng “xung đột văn minh”.
Thứ ba, vai trò, ảnh hƣởng và sức mạnh của châu Á-Thái Bình Dƣơng
ngày càng tăng lên; cán cân quyền lực chuyển dần sang châu Á và có dự kiến
cho rằng thời điểm đó là năm 2050 khi GDP của Trung Quốc bằng Mỹ. Vị thế
của các nƣớc vừa, đặc biệt là Úc, Canada và các nƣớc ASEAN trong việc đẩy
mạnh hợp tác kinh tế cũng nhƣ an ninh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng
ngày càng đƣợc nâng cao. Trƣớc sự sụp đổ của Liên Xô cũ, Mỹ trở thành siêu
cƣờng toàn diện duy nhất. Tuy nhiên, sự nổi lên của Trung Quốc - một siêu
cƣờng trong thế kỷ XXI, sức mạnh kinh tế đang đƣợc dần chuyển thành sức
mạnh chính trị của Nhật và vai trò tuy đã suy yếu của Nga so với Liên Xô cũ
nhƣng vẫn giữ vị trí đặc biệt ở châu Âu đã không cho phép Mỹ giữ một vị trí
độc tôn trong nền chính trị quốc tế. Mặt khác, với quá trình toàn cầu hoá và hệ
quả trực tiếp của nó là sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế cũng nhƣ những
vấn đề mang tính chất toàn cầu làm cho bất cứ một nƣớc nào dù mạnh đến

đâu cũng trở nên bất lực trƣớc những thách thức lớn lao đòi hỏi sự hợp tác
của tất cả các nƣớc, từ lớn đến vừa và nhỏ.
Xu thế khu vực hoá, đa phƣơng hoá, dân chủ hoá trong quan hệ quốc tế
thời kỳ sau chiến tranh lạnh đã thúc đẩy vai trò của các nƣớc vừa và nhỏ, đặc
biệt là các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Đã qua rồi
thời kỳ các nƣớc lớn có thể đơn phƣơng áp đặt ý chí và luật lệ của mình lên
các quốc gia khác, bởi khi ngày càng nhiều vấn đề kinh tế, an ninh và chính
trị đƣợc đƣa ra bàn bạc ở các diễn đàn đa phƣơng, các nƣớc vừa và nhỏ đều
có quyền tham gia và có tiếng nói, dù ít hay nhiều, trong các vấn đề liên quan
đến vận mệnh của mình. Chính ở đây, trong các diễn đàn đa phƣơng, các quốc
14


gia vừa và nhỏ, đặc biệt là khi cùng nói chung một tiếng nói, có thể có ảnh
hƣởng không thể bỏ qua đối với các vấn đề khu vực cũng nhƣ quốc tế. Nếu
nhƣ sự dính líu và xung đột của các nƣớc lớn là nhân tố quyết định trật tự khu
vực Đông Nam Á thời kỳ chiến tranh lạnh và ASEAN đã không có cơ hội để
có tiếng nói độc lập, thì giờ đây thực tế là ASEAN đã trở thành một thực thể
chính trị có khả năng tham gia tạo dựng một trật tự khu vực mới. ASEAN đã
có vai trò đầu tàu trong các Diễn đàn PMC, ARF và ASEM. Các nƣớc lớn, cả
Mỹ, Nhật, Trung Quốc và Nga đều tìm kiếm sự hợp tác của ASEAN. Tầm
quan trọng về địa chính trị cũng nhƣ địa kinh tế của một ASEAN mở rộng
trong các vấn đề khu vực càng đƣợc nâng cao. Vì vậy, cùng với những nƣớc
tầm trung nhƣ Úc và Canada, ASEAN có thể tiếp tục phát huy vai trò và tiếng
nói của mình trong các Diễn đàn an ninh và kinh tế ở khu vực để tham gia
tích cực vào các vấn đề khu vực nhằm phục vụ lợi ích không chỉ các nƣớc lớn
mà còn phục vụ lợi ích của các nƣớc vừa và nhỏ. Chúng ta có thể nhận thấy
vai trò tích cực của Úc, Canada và đặc biệt là ASEAN đã trở thành một nét
đặc trƣng trong bức tranh toàn cảnh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng từ
đầu những năm 90 trở lại đây.

Thứ tư, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn
giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động khủng bố xảy ra ở nhiều nơi với tính chất
phức tạp ngày càng tăng. Chiến tranh lạnh kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế
giới bị đẩy lùi đã tạo ra một môi trƣờng an ninh hoà bình hơn nhƣng không
nhất thiết là ổn định hơn. Các cuộc xung đột lãnh thổ, tôn giáo hay sắc tộc có
chiều hƣớng gia tăng, thậm chí có nơi xung đột diễn ra nghiêm trọng và chiều
hƣớng ngày càng rối loạn. Mặc dù những cuộc xung đột nhƣ vậy không có
sức huỷ diệt toàn cầu nhƣ một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa hai siêu cƣờng,
nhƣng nó vẫn có nguy cơ phá vỡ hoà bình, ổn định và thịnh vƣợng của khu
vực và thế giới. Có ngƣời còn tỏ ra bi quan cho rằng đây là “thời kỳ hỗn
15


loạn”, “thế giới ngày nay bạo loạn bùng nổ, cắt không đứt, dẹp vẫn loạn”[6].
Bởi “xiềng xích của cuộc xung đột Đông - Tây đã mất đi, chỉ còn lại những
lợi ích dân tộc đấu tranh với nhau”[18, tr.137-138].
Sau khi Trật tự hai cực tan rã, hiện tƣợng đáng chú ý nhất là chủ nghĩa
dân tộc nổi lên ở khắp nơi. Khác với phong trào giải phóng dân tộc trong thập
niên 60, hiện tƣợng chủ nghĩa dân tộc “mới” phần lớn mang đặc điểm sự rạn
nứt giữa dân tộc và quốc gia ngày càng lớn, thách thức nghiêm trọng tính hợp
pháp của chính quyền về nền tảng của chủ quyền nhà nƣớc. Manidôn Tuarenơ
cho rằng, đó là cuộc “khủng hoảng dân tộc” - cuộc khủng hoảng về tính hợp
pháp của bản thân nhà nƣớc. Bởi vì từ nay nhà nƣớc phải chứng minh nó có
khả năng đáp ứng những yêu cầu xã hội chứ không phải xác định những yêu
cầu đó là gì. Những yêu cầu đó ngày nay là về mặt kinh tế và về mặt dân tộc
[22]. Trong khi đó, một hiện tƣợng nổi bật trong nền chính trị của thế giới
hiện đại đó là ở nhiều nơi một quốc gia lại có nhiều chủng tộc, dân tộc hoặc
bộ tộc; hoặc một chủng tộc, dân tộc lại phân bổ trong nhiều quốc gia (nhƣ
ngƣời Cuốc có ở Irắc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nƣớc Trung Á thuộc Liên
Xô trƣớc đây). Chỉ ở một số ít nƣớc có sự đồng nhất về dân tộc (một dân tộc

chủ yếu hoặc một tập đoàn chủng tộc chiếm hơn 90% số dân nhƣ ở Nhật Bản,
Ba Lan...). Sự phức tạp của vấn đề dân tộc còn do trƣớc đây các nƣớc thực
dân phƣơng Tây khi phân chia thuộc địa, khu vực ảnh hƣởng không tính đến
biên giới tự nhiên cùng tình hình phân bố dân cƣ các chủng tộc, dân tộc, mà
hoạch định biên giới theo sức mạnh và sự thỏa hiệp giữa chúng bằng đƣờng
kẻ thẳng tắp. Nhiều nƣớc đã sống trong sự chênh nhau giữa các biên giới dân
tộc và biên giới chính trị của họ. Sự phục hồi và gia tăng hoạt động của các
tôn giáo, nhất là gắn kết với các phong trào chính trị - xã hội, phong trào dân
tộc càng làm phức tạp thêm tình hình ở nhiều nƣớc. Có tài liệu cho rằng trên
1/3 số nƣớc tồn tại sự bất đồng tôn giáo nghiêm trọng là do sự khác biệt về bộ
16


tộc, chủng tộc và dân tộc. Liên bang Nam Tƣ cũ cũng có mấy chục dân tộc
theo ba tôn giáo khác nhau.
Xung đột cục bộ có khả năng ngày càng phức tạp hơn. Tình trạng nƣớc
lớn đánh nƣớc nhỏ, các nƣớc lớn “xung đột” ở khu vực “ngoại vi”, xung đột
về biên giới, lãnh thổ, chiến tranh giữa các nƣớc nhỏ... diễn ra một cách phổ
biến. Mâu thuẫn sắc tộc và tình trạng bạo loạn cũng diễn ra phổ biến ở nhiều
nƣớc.Tình hình nội trị của nhiều nƣớc sẽ tiếp tục có nhiều phát triển phức
tạp.Trào lƣu dân chủ hóa thông qua các hình thức bầu cử và các diễn biến
chính trị khác nhƣ đảo chính quân sự, phong trào ly khai, sự trỗi dậy của chủ
nghĩa dân tộc và tôn giáo cực đoan sẽ tiếp tục diễn ra ở nhiều nƣớc. Cuộc
chiến chống khủng bố tiếp tục chi phối chiến lƣợc, chính sách đối nội cũng
nhƣ đối ngoại của hầu hết các nƣớc, làm thay đổi cách nhìn nhận về nhiều vấn
đề quốc tế và buộc các nƣớc phải nhìn nhận lại cách tiếp cận quan hệ với
nhau. Chính cuộc chiến chống khủng bố đã củng cố vai trò lãnh đạo thế giới
của Mỹ. Lợi dụng cuộc chiến này, Mỹ gây sức ép buộc các nƣớc phải chấp
nhận một số biện pháp an ninh của Mỹ, tìm cách chi phối quan hệ quốc tế và
chính sách của các nƣớc. Trong cách giải quyết các khủng hoảng khác, Mỹ

cũng đƣa “tiêu chí chống khủng bố” lên hàng đầu, ngăn chặn phổ biến vũ khí
giết ngƣời hàng loạt. Cách tiến hành, diễn biến, quy mô và kết cục của cuộc
chiến chống khủng bố, cũng nhƣ cách giải quyết các vấn đề toàn cầu khác sẽ
tác động đến vấn đề tập hợp lực lƣợng và cách ứng xử của mỗi nƣớc trong
quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay, quan niệm về bản chất của chiến tranh đã thay đổi
theo thời đại. Trƣớc đây, chiến tranh là phƣơng thức cuối cùng để giải quyết
xung đột giữa các quốc gia; nguyên nhân chủ yếu của chiến tranh là xung đột
lợi ích và trƣớc hết là tranh chấp lãnh thổ và chiến tranh bao giờ cũng có
ngƣời thắng kẻ thua. Những tiến bộ về khoa học và công nghệ dẫn đến việc
17


xuất hiện vũ khí hạt nhân đã làm đảo lộn hoàn toàn bản chất chiến tranh.
Chiến tranh ngày nay là hủy diệt và không thể dự báo trƣớc ai thắng ai thua.
Nguyên nhân chiến tranh rất phức tạp: tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, kinh
tế, gây ảnh hƣởng, văn hóa, sắc tộc... Phạm vi chiến tranh có thể là quốc tế,
quốc gia và thậm chí cả nội bộ sắc tộc. Do vậy, đàm phán thay thế chiến tranh
để giàn xếp xung đột, ngoại giao phòng ngừa hay ngoại giao giải quyết xung
đột đƣợc đặt lên hàng đầu thay vì một cuộc chiến tranh nhƣ trƣớc đây. Trong
bối cảnh toàn cầu hóa và lệ thuộc lẫn nhau đang tăng lên, với tƣ duy mới về
an ninh và phát triển cùng những kinh nghiệm đau thƣơng về chiến tranh, có
thể nói đụng độ lớn về quân sự giữa các cƣờng quốc ít có khả năng xảy ra
trong những thập kỷ tới, dù cho đấu tranh giữa các nƣớc lớn sắp xếp lại trật tự
thế giới có thể diễn ra phức tạp và căng thẳng.
Có thể thấy, trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, tình hình
thế giới xoay quanh một số vấn đề lớn: chiến tranh và hòa bình, độc lập dân
tộc và chủ quyền quốc gia, sự phát triển bền vững, sự hình thành trật tự thế
giới mới. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là: các nền văn minh thì đều đã tồn tại
từ rất lâu, vậy tại sao trƣớc đó chƣa từng xuất hiện sự xung đột, va chạm giữa

các nền văn minh. Tại sao sau khi trật tự hai cực Ianta chấm dứt, chiến tranh
lạnh kết thúc, Huntington lại đƣa ra quan niệm cho rằng: Sự đụng độ giữa các
nền văn minh sẽ trở thành nhân tố chi phối chính trị thế giới? Liệu những dự
báo của Huntington có còn chính xác trong bối cảnh mới hiện nay hay không
cũng là mục đích mà luận văn hƣớng tới nghiên cứu.
1.2. Tiền đề lý luận cho sự hình thành quan điểm về tƣơng lai các nền văn
minh của S.P.Huntington
Samuel P.Huntington không phải là ngƣời đầu tiên nói về sự va chạm
của các nền văn minh. Quan điểm của ông cũng không phải là hoàn toàn mới.
Tuy nhiên, nếu nhƣ Arnold Toynbee mới chỉ đề cập đến những mâu thuẫn sâu
18


xa giữa nền văn minh phƣơng Tây với các nền văn minh khác; hay Bernard
Lewis là ngƣời đầu tiên đề cập đến khái niệm “xung đột giữa các nền văn
minh” vào năm 1957 khi nhắc đến cuộc khủng hoảng kênh đào Suez - một
cuộc đối đầu quân sự giữa phƣơng Tây và thế giới Hồi giáo nhƣng lại không
phân tích, nghiên cứu sâu về khái niệm trên, thì chỉ đến Huntington, bức tranh
chung về các nền văn minh khác nhau trên thế giới mới đƣợc tái hiện cụ thể,
cùng với nó là những dự báo về các mối liên kết, tan rã và xung đột cũng nhƣ
sự tái định hình nền chính trị toàn cầu thông qua các nền văn minh. Và cũng
chỉ đến Huntington, với tác phẩm “Xung đột giữa các nền văn minh và sự tái
lập trật tự thế giới” (The Clash of Civilization and the Remaking of World
Order) mới gây nên nhiều tranh cãi trong giới chính trị, triết học và các học
giả trên thế giới đến vậy.
 Max Weber
Maximilian Carl Emil Weber (1864 – 1920) là một nhà xã hội học nổi
tiếng ngƣời Đức. Không những thế, ông còn đƣợc biết đến nhƣ là một nhà
triết học, nhà luật học, nhà kinh tế học và nhà sử học với những kiến thức và
lý giải uyên thâm. Khối lƣợng công trình đồ sộ của ông có thể chia thành các

lĩnh vực nổi bật nhƣ: các công trình về phƣơng pháp luận trong khoa học xã
hội và triết học, các công trình sử học, các công trình xã hội học về tôn giáo…
Cùng với Vilfredo Pareto, Émile Durkheim, Georg Simmel và Karl Marx, ông
đƣợc coi là một trong những ngƣời sáng lập ngành xã hội học hiện đại. Khởi
nghiệp tại Đại học Berlin, sau đó Weber làm việc tại các trƣờng đại học
Freiburg, Heidelberg, Wien và München. Ông cũng là ngƣời rất am hiểu về
nền chính trị Đức khi từng là cố vấn cho các nhà thƣơng thuyết Đức tại Hiệp
ƣớc Versaille và tham gia soạn thảo Hiến pháp Weimar.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng, có tầm ảnh hƣởng sâu rộng nhất
và cũng gây tranh cãi gay gắt nhất kể từ khi công bố lần đầu tiên năm 190419


1905 của Weber là cuốn Nền đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản.
Mục tiêu của tác phẩm này là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi vì sao chủ nghĩa tƣ
bản lại phát triển ở phƣơng Tây, mặc dù ở tất cả các nền văn hóa khác nhƣ
Trung Quốc, Ấn Độ, Babylon, Ai Cập và vùng Địa Trung Hải cổ đại đều đã
từng có “chủ nghĩa tƣ bản” hoặc những yếu tố cần có của chủ nghĩa tƣ bản.
Và để trả lời cho câu hỏi này, Max Weber đã tìm cách chứng minh cho giả
thuyết mà theo đó một trong những yếu tố cấu thành của tinh thần tƣ bản hiện
đại nói riêng và cả nền văn hóa hiện đại nói chung đƣợc phát sinh từ tinh thần
khổ hạnh của Kito giáo. Cụ thể là trong tác phẩm này, Weber đã chứng minh
giả thuyết cho rằng nền đạo đức của Tin Lành có mối liên hệ “tƣơng hợp chọn
lọc” với “tinh thần” của chủ nghĩa tƣ bản, và do vậy đã tạo ra một số động lực
tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản ở châu
Âu.
Max Weber có lẽ là một trong số rất ít tác giả xã hội học đã coi các
nhân tố tôn giáo có vai trò trung tâm trong sự hình thành của các nền văn
minh và đặc biệt là trong sự ra đời của tƣ duy duy lý phƣơng Tây. Trong
những công trình nghiên cứu khác của ông về các tôn giáo lớn trên thế giới
nhƣ Do Thái giáo cổ đại, Lão giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, ông

đã tìm cách xác định vai trò của các nền văn hóa tôn giáo và các nền đạo đức
tôn giáo với tƣ cách là những nhân tố thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của
nền văn minh công nghiệp tƣ bản chủ nghĩa cận đại. Ngƣời ta có thể đồng ý
hay không đồng ý với giả thuyết của ông về vai trò chủ yếu của nền đạo đức
khổ hạnh Tin lành trong sự sinh thành của tƣ duy duy lý tƣ bản chủ nghĩa
phƣơng Tây, nhƣng đáng chú ý là trong lịch sử khoa học xã hội hiện đại, hiếm
có luận đề nào gây ra những cuộc tranh cãi sôi nổi kéo dài hơn một thế kỷ và
cho đến nay vẫn còn kích thích mở ra nhiều cuộc nghiên cứu mới [23].

20


Huntington có lẽ đã ảnh hƣởng nhiều từ tƣ tƣởng trên của Weber, khi
xác định các đặc điểm dùng để phân biệt các nền văn minh nhƣ huyết thống,
ngôn ngữ, tôn giáo, lối sống,… ông khẳng định: “trong tất cả những yếu tố
khách quan xác định các nền văn minh thì tôn giáo thƣờng là yếu tố quan
trọng nhất”[28, tr.47]. Thậm chí, tôn giáo còn là cơ sở để phân chia các nền
văn minh trên thế giới và còn là nguồn gốc gây nên những xung đột, bởi
Huntington đã nhận định: “những nền văn minh lớn trong lịch sử nhân loại
thƣờng hiện diện trong mối quan hệ chặt chẽ với những tôn giáo lớn của thế
giới; ngƣời có cùng chủng tộc và ngôn ngữ, nhƣng khác nhau về tôn giáo có
thể giết hại lẫn nhau, nhƣ đã từng xảy ra ở Lebanon, Nam Tƣ cũ, và Tiểu lục
địa Ấn Độ”[28, tr.47]. Mặt khác, Huntington cũng cho rằng, trong bối cảnh
hậu Chiến tranh Lạnh, tôn giáo còn là cơ sở để xác định ranh giới của các
nhóm quốc gia, có vai trò quyết định đến cả các mối liên hệ kinh tế, chính trị
và quân sự. Một số dẫn chứng của ông nhƣ lấy tiêu chí Cơ Đốc giáo phƣơng
Tây để tiếp nhận thành viên mới vào Liên minh châu Âu hay khối quân sự
NATO đã chứng minh cho luận điểm trên.
 Arnold Joseph Toynbee
Học thuyết về sự đụng độ giữa các nền văn minh của Huntington theo

các nhà nghiên cứu thì đã có mầm mống từ giữa thế kỷ XX, do nhà sử học
ngƣời Anh Arnold Toynbee đề xƣớng.
Arnold Joseph Toynbee (1889–1975) là nhà sử học ngƣời Anh nổi
tiếng hàng đầu thế kỷ XX. Tác phẩm lớn nhất của ông, Nghiên cứu Lịch sử,
1934–1961, là một kiệt tác tổng hợp lịch sử thế giới, phân tích sự trỗi dậy và
suy vong của các nền văn minh trong lịch sử nhân loại. Ông mô tả sự vận
động của nền văn minh nhƣ là sự đáp ứng không ngừng các thách thức bên
trong và bên ngoài.

21


Khi nói về các nền văn minh trên thế giới, Arnold Toynbee đã nói đến
những mâu thuẫn sâu xa “giữa nền văn minh phƣơng Tây, với tƣ cách là phía
xâm hấn, với các nền văn minh khác với tƣ cách là nạn nhân”. Toynbee đã
đặc biệt lƣu ý rằng: chủ nghĩa Mác, đƣợc sinh ra ở phƣơng Tây và đƣợc cải
hoá ở Nga, chính là hiện thân của sự “tự trừng phạt” của phƣơng Tây, là “phát
súng đầu tiên trong cuộc phản công lại phƣơng Tây”. Và Toynbee viết tiếp:
“Tuy nhiên, không loại trừ khả năng là loạt súng Nga dƣới hình thức chủ
nghĩa cộng sản đối với chúng ta là cái gì đó không đáng kể, khi mà các nền
văn minh hùng mạnh hơn nhiều của Ấn Độ và Trung Quốc, đến lƣợt mình,
đáp lại sự thách thức của phƣơng Tây chúng ta”[34, tr.1-2]. Nhƣ vậy chính
Toynbee mới là ngƣời khởi xƣớng ý tƣởng về sự đụng độ giữa các nền văn
minh. Nhƣng Toynbee mới chỉ gợi ý về một sự mâu thuẫn giữa Đông và Tây,
chứ chƣa vạch ra một lý thuyết về sự đụng độ giữa các nền văn minh nhƣ
Huntington. Đặc biệt, trong tác phẩm nổi tiếng Nghiên cứu về lịch sử,
Toynbee đã chia các nền văn minh của loài ngƣời theo những tiêu chí lớn,
trong đó tiêu chí yếu tố tín ngƣỡng tôn giáo có vị trí quyết định phổ biến bậc
nhất. Huntington cũng đồng quan điểm khi cho rằng: “Tôn giáo là một đặc
điểm trung tâm có tính chất quyết định của các nền văn minh” [28, tr.57].

Huntington cũng kế thừa quan điểm về một thế giới đa văn minh của
Toynbee, chứ không phải thế giới đơn văn minh, các nền văn minh tự coi
mình là trung tâm của thế giới và mô tả lịch sử của mình nhƣ chính lịch sử
nhân loại theo giả thuyết của một số học giả khác. “Toynbee bác bỏ “khuynh
hƣớng cục bộ và thái độ hững hờ” của phƣơng Tây thể hiện ở “những ảo
tƣởng vị kỷ” mà thế giới phải xoay quanh nó, và rằng có một “phƣơng Đông
không thay đổi”, và “tiến bộ” là tất yếu. Giống nhƣ Spengler, Toynbee không
tin vào giả thuyết có sự thống nhất về lịch sử, cho rằng chỉ có “một dòng văn
minh duy nhất, nền văn minh của chúng ta, còn những cái khác thì hoặc là
22


phụ thuộc vào đó hoặc đã bị chôn vùi dƣới cát sa mạc” [28, tr.69]. Huntington
khẳng định “Trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, lần đầu tiên trong lịch sử,
nền chính trị toàn cầu trở nên đa cực và đa văn minh” [28, tr.17].
 Bernard Lewis
Bernard Lewis (31/05/1916 tại London, Anh) là một sử gia ngƣời MỹAnh, nhà đông phƣơng học và nhà bình luận chính trị, là Giáo sƣ danh dự của
Học viện Near Eastern tại Đại học Princeton. Ông chuyên về lịch sử của Hồi
giáo và sự tƣơng tác giữa Hồi giáo và phƣơng Tây, đặc biệt là tác phẩm “Lịch
sử Trung Đông 2000 năm trở lại đây” (Nguyễn Thọ Nhân dịch), Nxb Tri
thức, năm 2008. Ông đã chú giải ngắn gọn nhƣng cặn kẽ về mọi mặt trong
lịch sử của vùng Trung Đông, của Islam giáo và của cả một nền văn minh với
nhiều bƣớc thăng trầm. Trên hết, Bernard Lewis cho chúng ta một hiểu biết
sâu sắc về tính “văn minh” của Islam giáo, thông qua những thành tựu đƣợc
trình bày dƣới dạng những mặt cắt ngang trong đời sống của ngƣời Islam
giáo. Qua đó, chúng ta thấy, nhƣ mọi nền văn minh rực rỡ khác của Ai Cập,
Trung Hoa, Châu Âu thời kỳ Phục Hƣng, văn minh Hồi Giáo cũng có những
thành tựu tuyệt vời trong tổ chức xã hội, luật pháp và tinh thần nhân đạo. Bên
cạnh đó ông cũng đã chỉ ra quá trình du nhập và bị chối bỏ của văn minh
Phƣơng Tây vào khu vực Trung Đông.

Thuật ngữ “xung đột giữa các nền văn minh” không phải bắt nguồn từ
Samuel P. Huntington mà đƣợc sử dụng lần đầu tiên năm 1990 bởi Bernard
Lewis, một học giả Hồi giáo. B. Lewis cho rằng: “Trƣớc chúng ta là một tinh
thần và một phong trào hoàn toàn khác, không chịu sự khống chế của chính trị
và các chính phủ muốn lợi dụng chúng. Đó đúng là sự đụng độ giữa các nền
văn minh. Có thể là phản ứng không duy lý nhƣng đƣợc quy định về mặt lịch
sử của kẻ cạnh tranh cổ xƣa của chúng ta sẽ chống lại truyền thống Do Thái Kito giáo của chúng ta, hiện tại trần thế của chúng ta và sự bành trƣớng ra
23


toàn cầu của cái này và cái kia” [3]. Nhƣng chỉ đến khi bài tiểu luận cùng tên
của Huntington mô tả thế giới sau sự sụp đổ của Liên Xô, xuất bản năm 1993
thì thuật ngữ đó mới trở nên phổ biến. “Nguồn gốc cơ bản của xung đột trong
thế giới mới này sẽ không phải là hệ tƣ tƣởng hay kinh tế. Sự chia rẽ giữa loài
ngƣời và nguồn gốc xung đột sẽ là văn hóa”, Huntington đã viết nhƣ vậy.
Với vai trò là một học giả Hồi giáo nổi tiếng, trong các nghiên cứu của
mình, Bernard Lewis đã lý giải cuộc chiến thẩm quyền tôn giáo là sự đấu
tranh giữa hai hệ tƣ tƣởng: tự do, dân chủ và nền chính trị thần quyền Islam
giáo – hệ tƣ tƣởng nào sẽ quyết định tƣơng lai của Islam giáo. Theo đó, Lewis
cho rằng, trào lƣu Islam giáo hiện nay rơi vào khủng hoảng giữa bảo thủ và
hiện đại. Islam giáo đang đứng giữa ngã ba lịch sử: nền chính trị thần quyền
hay dân chủ thế tục sẽ quyết định tƣơng lai của Islam giáo[14]. Cũng theo
ông, xét đến cùng, nguyên nhân của khuynh hƣớng chính trị cực đoan nhân
danh tôn giáo là do sự thiếu vắng của nền dân chủ thế tục ở quốc gia Islam
giáo. Tiếp thu tƣ tƣởng này của Lewis, Huntington khi nói về văn minh Hồi
giáo đã chỉ ra đặc điểm nổi bật đó là Islam giáo thiếu vắng một nhà nƣớc chủ
chốt dẫn đầu. Tuy là một tôn giáo mang tính cộng đồng cao vào bậc nhất trên
thế giới nhƣng lại tồn tại một nghịch lý: Islam giáo bị chia rẽ giữa những
trung tâm quyền lực, mỗi trung tâm đều mong muốn sử dụng bản sắc Islam
giáo và Ummah sao cho có lợi cho mình [28, tr.289]. Ý tƣởng ngôi nhà chung

Islam giáo lại thiếu một nhà nƣớc chủ chốt của Islam giáo. Chính điều này là
nguyên nhân chính dẫn đến xung đột bên trong và bên ngoài, cũng là đặc
trƣng điển hình của Hồi giáo. Điểm qua các quốc gia có vị thế trong thế giới
Islam giáo nhƣ Arap Saudi, Ai Cập, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, ngƣời ta đều chƣa thấy
có một nhà nƣớc nào xứng đáng đóng vai trò lãnh đạo của thế giới Islam giáo
[28, tr.291-294].

24


Đặc biệt, trong bài tiểu luận của mình có tên gọi “Những cội rễ của cơn
thịnh nộ Hồi giáo” (The Roots of Muslim Rage) xuất hiện trên tờ Atlantic
Monthly tháng Chín năm 1990 – Lewis nói về vấn đề hiện thời của thế giới
Hồi giáo: “Giờ đây, rõ ràng chúng ta đang phải đối diện với một tính khí, một
phong trào vƣợt xa khỏi cấp độ của các vấn đề, các chính sách và các chính
phủ đang phải theo đuổi chúng. Điều này không kém gì sự đụng độ của các
nền văn minh – các phản ứng có lẽ là phi lí tính song chắc chắn mang tính
lịch sử, những phản ứng của một đối thủ cổ xƣa chống lại di sản Do Thái – Ki
tô giáo của chúng ta, cái hiện tại thế tục của chúng ta, và sự mở rộng trên
phạm vi toàn thế giới của cả hai yếu tố đó. Điều đặc biệt quan trọng là ở chỗ
về phía chúng ta, chúng ta không nên bị kích động để vƣớng vào một phản
ứng vừa đồng thời mang tính lịch sử nhƣ thế lẫn tính phi lí nhƣ thế để chống
lại đối thủ đó” [9]. Có thể thấy, Huntington đã có sự ảnh hƣởng quan điểm
của Lewis khi cho rằng các nền văn minh là có tính nguyên khối và đồng
nhất; và thứ hai, Huntington giả định về đặc tính bất biến của sự nhị nguyên
giữa “chúng ta” và “chúng nó”.- là từ đã đƣợc Lewis sử dụng trƣớc đó.
Đặc biệt, cũng giống nhƣ Bernard Lewis, Samuel Huntington không
viết một luận văn trung tính, mang tính miêu tả và khách quan, ngƣợc lại, bản
thân ông là một nhà luận chiến, ngƣời sử dụng một lối tu từ học không chỉ
phụ thuộc nặng nề vào các luận điểm đã từng có về một cuộc chiến của tất cả

chống lại tất cả, mà trên thực tế lại còn duy trì các luận điểm đó. Do vậy,
không đóng vai một trọng tài giữa các nền văn minh, Huntington lại là một
ủng hộ viên, một ngƣời cổ suý cho một nền văn minh nào đó vƣợt lên toàn bộ
các nền văn minh khác.
Giống nhƣ Lewis, Huntington định nghĩa nền văn minh Hồi giáo theo
một cung cách quy giản, mặc định điều quan trọng nhất ở nền văn minh này
chính là chủ nghĩa chống phƣơng Tây bị giả định của nó. Về phía Lewis, ông
25


×