Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BUOC CHAN QUEN LUC trò chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.57 KB, 3 trang )

Hoạt động 3.3 Bước chân quyền lực (60 phút)
Bài học rút ra
● Hiểu về khái niệm “cộng đồng” là gì và mối tương quan giữa cộng đồng địa phương và
cộng đồng toàn cầu - cộng đồng của chúng ta.
● Hiểu về khái niệm “cộng đồng” là gì và mối tương quan giữa cộng đồng địa phương và
cộng đồng toàn cầu - các quan điểm/góc nhìn khác nhau trong cộng đồng của chúng ta.
● Có khả năng xác định các bên liên quan đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng quyền lực và quá trình ra quyết định.
● Động lực để hành động vì sự phát triển bền vững.
Tóm tắt hoạt động
Một hoạt động đơn giản nhưng hàm chứa rất nhiều ý nghĩa sâu sắc nhằm khơi gợi các suy
nghĩ về quyền lực và bất bình đẳng.
Chuẩn bị hoạt động và học liệu
Thẻ nhân vật (được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh địa phương), 1 thẻ cho mỗi người
tham gia.
Có thể sử dụng các gợi ý nhân vật dưới đây,trong đó chú ý làm rõ nhân vật là nam hay nữ
trong từng trường hợp:










Một trẻ em trai/trẻ em gái
Một nam/nữ sinh viên đại học
Một người nam/nữ mới nhập cư
Một nam/nữcán bộ địa phương
Một nam/nữđại biểu quốc hội


Một người bán hàng rong nam/nữ
Một nam/nữ doanh nhân thành đạt tại địa phương
Một người phụ nữ đã kết hôn và có con
Một người nam/nữ sử dụng xe lăn

Danh sách các mệnh đề (được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh địa phương - vui lòng xem
chi tiết bên dưới)
Cách thực hiện
1. Giới thiệu ngắn gọn về hoạt động, tránh giải thích quá nhiều. Chia sẻ với người tham
gia: “Hoạt động này đòi hỏi bạn cần sử dụng trí tưởng tượng của mình.”
2. Đưa cho mỗi người tham gia một thẻ nhân vật. Điều phối viên cho người tham gia biết
họ sẽ cần tưởng tượng bản thân mình ở trong vị trí và hoàn cảnh của nhân vật trong
cộng đồng của học viên tham gia hoạt động. Hãy làm rõ nhân vật là nam hay nữ. Cho
dù các thành viên trong nhóm mà bạn đang điều phối có cùng giới tính với nhau hay
không, việc cho học viên trải nghiệm đặt mình vào vị trí của giới tính khác có thể sẽ hữu
ích. Ví dụ, một học viên Công dân tích cực nam có thể nhập vai một thiếu nữ , hoặc một
học viên nữ có thể đóng vai một người đàn ông sử dụng xe lăn.
3. Mời học viên đứng cạnh nhau thành một hàng ngang và cùng hướng mặt về phía điều
phối viên. (ND: Nếu nhóm tham gia quá đông, hãy thử chia nhóm lớn thành 2 nhóm nhỏ,
trong đó 1 nhóm trực tiếp tham gia hoạt động, và nhóm còn lại quan sát; hoặc hãy thử
tăng thêm số lượng cho mỗi thẻ nhân vật, chẳng hạn như 2 đại biểu quốc hội thay vì 1.)
4. Yêu cầu người tham gia cần đứng cạnh nhau thành một hàng ngang, mặt cùng hướng
về phía điều phối viên. Tiếp tục hướng dẫn học viên như sau: Sau khi nghe mệnh đề,


nếu bạn cho rằng nhân vật trong tấm thẻ của mình trả lời “Có”, hãy tiến một bước về
phía trước. Nếu bạn cho rằng nhân vật trả lời “Không”, hãy đứng yên tại chỗ.” (ND: Điều
phối viên nên yêu cầu học viên căn chỉnh bước đi sao cho bằng nhau).
5. Lần lượt đọc to những mệnh đề dưới đây cho cả nhóm:
 Tôi cảm thấy an toàn trong cộng đồng của mình.

 Tôi có thời gian rảnh để xem phim và đi chơi cùng bạn bè.
 Tôi có thể bầu cử.
 Tôi có đủ khả năng đi du lịch nước ngoài.
 Tôi không sợ bị đói.
 Tôi tin rằng con cái tôi sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn tôi.
 Tôi tin rằng mình có thể kiếm việc làm (ND: Hoặc “Tôi có việc làm ổn định”).
 Tôi có thể gặp và nói chuyện với bố mẹ của mình.
 Tôi cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình.
 Tôi có tiếng nói trong các quyết định tại cộng đồng địa phương.
 Tôi có khả năng trả viện phí.
 Tôi có thể thể hiện quan điểm cá nhân tại nơi công cộng.
 Tôi không sợ bị nguy hiểm/đánh đập.
 Tôi có thể đưa ý kiến cá nhân khi đi khám bác sĩ.
 Tôi có thể chu cấp cho con cái những gì chúng cần.
 Tôi có thu nhập cao. (ND: Hoặc “Tôi có thu nhập ổn định”).”
 Tôi được hỏi ý kiến trong các quyết định liên quan đến cuộc sống của tôi.
6. Sau khi đọc hết tất cả các mệnh đề, hãy mời học viên đặt tấm thẻ nhân vật của mình
xuống sàn và di chuyển ra ngoài để cả lớp có thể quan sát được vị trí của tất cả các tấm
thẻ. (ND: Hoặc điều phối viên có thể để học viên đứng yên tại chỗ, sau đó di chuyển tới
từng người và mời mỗi học viên chia sẻ về vai trò của mình.)
7. Chia sẻ với học viên rằng hoạt động này được thiết kế để giúp họ có hình dung về
quyền lực và sức mạnh khác nhau của các cá nhân khác nhau trong cộng đồng và cách
họ tham gia vào cộng đồng như thế nào.
Tổng kết hoạt động
● Có thể điều phối phần thảo luận theo theo nhiều cách khác nhau, nhưng nội dung trao
đổi cần bao gồm những điểm quan trọng sau:
- Những cá nhân/nhóm bị lề hóa là ai?
- Tại sao họ bị lề hóa?
- Tại sao lại có khoảng cách giữa những người ở phía trước, ở giữa và ở phía
sau?

- Có sự khác biệt nào được tạo ra vì khác biệt về tuổi tác và giới tính? Còn những
yếu tố nào khác góp phần tạo ra sự khác biệt nữa không?
- Theo bạn, mỗi người ở đây có những vai trò và trách nhiệm nào?
- Những người bị lề hóa có những quyền gì?
- Chúng ta học được điều gì về quyền lực và sự tham gia?


Cuối cùng, mời cả lớp chia sẻ về quá trình nhập vai của mình, trong đó họ đã đặt ra
những giả định nào để nhập vai và điều gì quyết định câu trả lời của các nhân vật đó
như vậy. Mời học viên chia sẻ họ cảm thấy như thế nào khi đặt mình vào vị trí của
người khác. Với những người nhập vai các nhân vậtkhông có nhiều quyền lực, họ cảm
thấy như thế nào về những nhân vật khác có nhiều quyền lực hơn? Tương tự, với
những người nhập vai các nhân vật có nhiều quyền lực hơn, họ cảm thấy như thế nào
về những nhân vật có ít quyền lực hơn? Hãy kết luận bằng việc chia sẻ với nhóm rằng


các hình thức phân biệt đối xử khác nhau, chẳng hạn như bất bình đẳng giới hoặc phân
biệt sắc tộc có tác động tiêu cực và có thể dẫn tới việc lạm dụng quyền lực và các đặc
quyền.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×