Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Chuyển đổi tổ chức phi chính phủ (TCPCP) thành doanh nghiệp xã hội (DNXH) vì mục tiêu bền vững kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 218 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ NHƢ ÁI

CHUYỂN ĐỔI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU BỀN VỮNG:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ NHƢ ÁI

CHUYỂN ĐỔI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU BỀN VỮNG:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 9 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS Nguyễn Đình Cung
2. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh

HÀ NỘI - 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ “Chuyển đổi tổ chức phi chính phủ thành
doanh nghiệp xã hội vì mục tiêu bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt
Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận án
do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực
tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên
cứu nào khác. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu
đầy đủ.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Nhƣ Ái


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài Luận án tiến sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của q Thầy Cơ, cũng
như sự động viên ủng hộ của gia đình, lãnh đạo và đồng nghiệp trong suốt thời gian
học tập nghiên cứu và thực hiện Luận án tiến sĩ.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến tập thể cán bộ hướng dẫn TS.
Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư), Cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh – chủ nhiệm bộ môn
- Ủy viên thư ký Hội đồng khoa học và đào tạo Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đã ln theo sát, tận tình
hướng dẫn cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và gửi tặng tơi những tài liệu hết
sức q báu cũng như hỗ trợ kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
Tơi cũng xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể q Thầy Cơ trong
khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, Trung tâm nghiên cứu kinh tế phát triển (CEDS)

cũng như Phòng Đào tạo của Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho tơi trong suốt q trình học tập nghiên cứu và cho đến khi hồn thành Luận
án tiến sĩ.
Cuối cùng, tơi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Trung tâm thông tin tư liệu Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi
tìm kiếm tài liệu tham khảo trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện Luận án này.
Xin chân trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................20
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài .........................20
1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến tổ chức phi chính phủ và tính
bền vững của tổ chức phi chính phủ .........................................................................20
1.1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp xã hội và tính
bền vững của doanh nghiệp xã hội ............................................................................24
1.1.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến việc chuyển đổi từ tổ chức phi
chính phủ thành doanh nghiệp xã hội vì mục tiêu bền vững ....................................31
1.2. Sự kế thừa và các đóng góp mới của luận án .....................................................37
1.2.1. Sự kế thừa các cơng trình nghiên cứu trước của luận án ................................37
1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu và các đóng góp mới của luận án ..........................37
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUYỂN ĐỔI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU BỀN VỮNG...................39
2.1. Các khái niệm, đặc điểm, vai trị của tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp
xã hội.........................................................................................................................39

2.1.1. Khái niệm liên quan đến tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp xã hội .......39
2.1.2. Đặc điểm của tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp xã hội ........................42
2.1.3. Vai trị tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp xã hội đối với nền kinh tế ....47
2.2. Cơ chế huy động nguồn vốn hoạt động của tổ chức phi chính phủ và doanh
nghiệp xã hội .............................................................................................................49
2.2.1. Cơ chế huy động nguồn vốn của tổ chức phi chính phủ .................................49
2.2.2. Cơ chế huy động nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp xã hội ..................51
2.3. Đánh giá sự tương quan giữa tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp xã hội ...53


2.3.1. Phân biệt tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp xã hội ...............................53
2.3.2. Những ưu thế/ hạn chế của doanh nghiệp xã hội so với tổ chức phi chính phủ
truyền thống ..............................................................................................................56
2.4. Tính bền vững và sự cần thiết chuyển đổi từ tổ chức phi chính phủ thành doanh
nghiệp xã hội vì mục tiêu bền vững ..........................................................................58
2.4.1. Về tính bền vững .............................................................................................58
2.4.2. Sự cần thiết chuyển đổi từ tổ chức phi chính phủ thành doanh nghiệp xã hội
vì mục tiêu bền vững .................................................................................................60
2.5. Yêu cầu và điều kiện để chuyển đổi tổ chức phi chính phủ thành doanh nghiệp
xã hội vì mục tiêu bền vững ......................................................................................63
2.5.1. Yêu cầu đối với việc chuyển đổi từ tổ chức phi chính phủ thành doanh nghiệp
xã hội .........................................................................................................................63
2.5.2. Điều kiện để đảm bảo chuyển đổi thành cơng từ tổ chức phi chính phủ thành
doanh nghiệp xã hội ..................................................................................................66
2.6. Những tiêu chí thành cơng khi tổ chức phi chính chuyển đổi thành doanh
nghiệp xã hội .............................................................................................................68
2.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi tổ chức phi chính phủ
thành doanh nghiệp xã hội ........................................................................................69
2.7.1. Những nhân tố nội tại tổ chức .........................................................................69
2.7.2. Những nhân tố bên ngoài tổ chức ...................................................................71

CHƢƠNG 3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ CHUYỂN ĐỔI TỪ TỔ CHỨC PHI
CHÍNH PHỦ THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI ............................................74
3.1. Xu hướng chuyển đổi từ tổ chức phi chính phủ thành doanh nghiệp xã hội trên
thế giới vì mục tiêu bền vững....................................................................................74
3.1.1. Bối cảnh ..........................................................................................................74
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển từ tổ chức phi chính phủ thành doanh
nghiệp xã hội trên thế giới vì mục tiêu bền vững .....................................................76
3.2. Kinh nghiệm tại một số quốc gia .......................................................................82
3.2.1. Kinh nghiệm tại Anh .......................................................................................82


3.2.2. Kinh nghiệm tại Trung Quốc ..........................................................................93
3.2.3. Kinh nghiệm tại Campuchia............................................................................99
3.3. Đánh giá chung về kinh nghiệm tại các quốc gia ............................................107
3.3.1. Những thành công .........................................................................................107
3.3.2. Những hạn chế ..............................................................................................109
3.3.3. Những nguyên nhân của thành công và hạn chế ...........................................110
3.4. Đánh giá về kinh nghiệm quốc tế trong mối liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam ....111
CHƢƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI TỔ CHỨC PHI CHÍNH
PHỦ THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÌ MỤC TIÊU BỀN VỮNG TẠI
VIỆT NAM ............................................................................................................119
4.1. Khái quát bối cảnh và xu hướng chuyển đổi từ tổ chức phi chính phủ thành
doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam...........................................................................119
4.1.1. Giai đoạn trước Đổi mới (1986)....................................................................119
4.1.2. Giai đoạn từ năm 1986-2010.........................................................................120
4.1.3. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay ....................................................................122
4.2. Cơ hội và thách thức đối với các tổ chức phi chính phủ chuyển đổi thành doanh
nghiệp xã hội tại Việt Nam .....................................................................................129
4.2.1. Cơ hội ............................................................................................................129
4.2.2. Thách thức .....................................................................................................134

4.3. Hàm ý chính sách chuyển đổi tổ chức phi chính phủ thành doanh nghiệp xã hội
vì mục tiêu bền vững tại Việt Nam .........................................................................151
4.3.1. Yêu cầu chung đặt ra đối với Chính phủ Việt Nam cho q trình chuyển đổi
Tổ chức phi chính phủ thành Doanh nghiệp xã hội vì mục tiêu bền vững .............152
4.3.2. Các chính sách cụ thể đề xuất .......................................................................154
KẾT LUẬN ............................................................................................................168
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................171
PHỤ LỤC
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa Tiếng Việt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

1
2

ADB
BGĐ

Asian Development Bank

3


BRAC

4

BotP

Ngân hàng phát triển Châu Á
Ban Giám Đốc
Ủy ban Phát triển Nơng thơn
Bangladesh
Nhóm “Đáy Kim Tự tháp”

5

CIC

Cơng ty vì lợi ích cơng đồng

6

CP

Cổ Phần

7

CEFP

8


CSIP

9

CSR

10
11
12
13
14

DNNN
DNhXH
DNXH
FDI
GDP

15

IDA

16
17

HTX
HĐQT

18


INGO

19

LGT VP

20

MCC

21

NGO

22

NNGO

Bangladesh
Rural
Advancement Committee
The bottom-of-the-pyramid
Community
Interest
Company

Les Chantiers-Ecoles de
Formation Professionnelle
Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Continental
Scale

Phục vụ Cộng đồng
International Project
Trách nhiệm xã hội doanh Corporate
Social
nghiệp
Responsibility
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nhân xã hội
Doanh nghiệp xã hội
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Foreign Direct Investment
Tổng sản phẩm nội địa
Gross Domestic Product
International
Hiệp hội phát triển quốc tế
Development Association
Hợp tác xã
Hội đồng quản trị
International
Non
Tổ chức phi Chính phủ quốc tế
Government Organization
LGT
Ventures
Quỹ đầu tư thiện doanh LGT
Philanthropies
Công ty Mental Care Connect
Mental Care Connect
Non-Governmental
Tổ chức phi Chính phủ

Organization
Tổ chức phi Chính phủ mang National
Non
tính quốc gia
Government Organization
Trường Dạy nghề Xây dựng

i


STT

Ký hiệu

23

NPO

24

NSNN

25

26
27

28

29

30
31
32
33
34
35

36
37
38
39
40
41
42

Nguyên nghĩa Tiếng Việt
Tổ chức phi lợi nhuận

Nguyên nghĩa tiếng Anh
Not
For
Organization

Profit

Ngân sách nhà nước

Organization
for
Tổ chức hợp tác và Phát triển

OECD
Economic Co-operation
Kinh tế
and Development
Nguồn viện trợ phát triển chính Official
Development
ODA
thức
Assistance
Tổ chức phi Chính phủ nước
TCPCPNN
ngồi
The
Population
and
Hiệp hội phát triển Cộng đồng
PDA
Community Development
và Dân số
Association
Phare Ponleu Selpak
PPS
Tổ chức Phare Ponleu Selpak
organization
Doanh nghiệp Phare Ponleu Phare Ponleu Selpak
PPSE
Selpak
Enterprise
QLNN
Quản lý Nhà nước

Các mục tiêu phát triển bền Sustainable Development
SDGs
vững (của Liên hợp quốc)
Goals
Hiệp hội vì sự an tồn của cơng Senior Citizen Home
SCHSA
dân
Safety Association
Tổ chức năng lượng xanh bền Sustainable Green Fuel
SGF
vững
organization
Doanh nghiệp năng lượng xanh Sustainable Green Fuel
SGFE
bền vững
Enterprise
SROI
Lợi tức xã hội
Social rate of return
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TCPCP
Tổ chức phi Chính phủ
TCPCPQT Tổ chức phí Chính phủ quốc tế
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TBCN
Tư bản chủ nghĩa

WB
Ngân hàng Thế giới
World Bank
ii


DANH MỤC BẢNG

Bảng

1

Bảng 1.1

Đặc điểm mẫu điều tra

14

2

Bảng 2.1

So sánh DNXH, TCPCP và Doanh nghiệp truyền
thống

55

3

Bảng 2.2


Định hướng chuyển đổi TCPCP thành DNXH

63

4

Bảng 2.3

5

6

Bảng 3.1

Bảng 3.2

Nội dung

Trang

STT

Các mơ hình kết nối giữa sứ mệnh xã hội và hoạt
động kinh doanh
So sánh sự khác biệt giữa việc TCPCP tự thực hiện
hoạt động kinh doanh và TCPCP thành lập DNXH
độc lập
Tổng hợp các chính sách tham chiếu tại Anh, Trung
Quốc, Campuchia


iii

65

92

117


DANH MỤC HÌNH
Trang

STT

Bảng

Nội dung

1
2
3
4

Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 2.1

12
18

44

5

Hình 2.3

6

Hình 2.4

7

Hình 2.5

8

Hình 2.6

9

Hình 2.7

Quy trình thu thập dữ liệu
Khung phân tích của luận án
Tính “lai” đặc trưng của DNXH
Mơ tả sự khác biệt giữa DNXH và doanh nghiệp truyền
thống
Nhóm đáy trong mơ hình Kim tự tháp
Các tổ chức xã hội có xu hướng được phân loại là
DNXH

Phân biệt Doanh nghiệp thông thường, Doanh nghiệp
kinh doanh
Sự mô tả giá trị xã hội và giá trị kinh tế được tạo ra bởi
Khối doanh nghiệp thông thường, các tổ chức phi lợi
nhuận (TCPCP) và DNXH
DNXH – Sự giao thoa giữa doanh nghiệp và TCPCP
truyền thống
IDA sụt giảm so với nguồn vốn ODA tại Việt Nam

124

10
11

Hình 2.2

Hình 4.1
Hình 4.2

12

Hình 4.3

13
14
15

Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6


Sự sụt giảm nguồn vốn ODA trong “Tổng chi ngân sách
Chính phủ” và “Tổng thu nhập quốc gia”
Sự biến động về nguồn vốn của các TCPCP trước năm
2010 và giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018
Những khó khăn các TCPCP đang đối mặt
Định hướng của các TCPCP trong 3-5 năm tới
Những thách thức khi chuyển đổi thành DNXH

iv

45
46
49
53

54

56

124
128
134
135
136


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những thập kỷ qua, các Tổ chức phi chính phủ (TCPCP) đã có vai trị
quan trọng tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển, trong
đó có Việt Nam. TCPCP đã đóng góp trong việc tìm kiếm và giải quyết nhiều vấn
đề xã hội (giáo dục, y tế cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ quyền phụ nữ và
trẻ em, các vấn đề HIV-AIDS, bảo vệ mơi trường, biến đổi khí hậu…), trong đó rất
nhiều vấn đề xã hội phát sinh là một phần hệ quả khơng mong đợi của q trình
tồn cầu hóa. Bên cạnh các dự án viện trợ trực tiếp, các TCPCP đã tạo ra nhiều cơ
hội việc làm & nghề nghiệp cho những đối tượng hưởng lợi mục tiêu. Đặc biệt, sự
tham gia của các Tổ chức phi chính phủ quốc tế (TCPCPQT) cùng với quá trình hội
nhập quốc tế và nguồn vốn viện trợ xuyên biên giới đã góp phần cân bằng mục tiêu
phát triển kinh tế và mục tiêu phát triển xã hội tại các quốc gia đang phát triển và
các quốc gia kém phát triển. Có thể nói, các TCPCP nói chung và các TCPCPQT
nói riêng đã tham gia vào những lĩnh vực xã hội mà cả Nhà nước cũng như khu vực
kinh tế tư nhân chưa thể tiếp cận hoặc sẵn sàng giải quyết một cách tổng thể.
Cũng trong những thập kỷ qua, thế giới đã trải qua những biến động lớn về
chính trị, kinh tế và xã hội. Những biến động này đã tạo ra một thế giới cạnh tranh
gay gắt, đòi hỏi các TCPCP phải trang bị để có thể “bán” những ý tưởng dự án phát
triển xã hội phù hợp nhằm xin nguồn vốn viện trợ từ các nhà tài trợ và các bên liên
quan. Chỉ đơn giản có những dự án cấp thiết và chứng minh đủ năng lực thực hiện
các dự án đó khơng cịn là những điều kiện cần và đủ để các TCPCP xin nguồn vốn
viện trợ khơng hồn lại như trước đây. Mặt khác, sự canh tranh giữa các TCPCP cùng
với sự gia tăng số lượng các TCPCP trong thời gian vừa qua đã làm cho “miếng bánh”
nguồn vốn viện trợ khơng hồn lại ngày càng nhỏ dần. Bên cạnh các TCPCP, số lượng
các tổ chức từ thiện tự phát trong cộng đồng ngày càng nhiều, cùng với sự lớn lên về số
lượng các tổ chức như trường học ở các vùng sâu vùng xa, bệnh viện … kêu gọi sự hỗ
trợ của cộng đồng đã làm cho sự cạnh tranh nhằm thu hút sự chú ý từ các nhà tài trợ ngày
1


càng gay gắt. Thực tế này đã ảnh hưởng và gia tăng các thách thức mà các TCPCP

phải đối mặt nhằm có thể thu hút sự hỗ trợ tài chính của cộng đồng, trong khi đó các
TCPCP vẫn phải duy trì sự tập trung vào các mục tiêu và nhiệm vụ xã hội.
Bên cạnh đó, cuộc suy thối kinh tế sâu sắc năm 2008-2009 và sự suy thối
kép mang tính kỹ thuật lần hai vào năm 2011-2012 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt
động của các TCPCP, làm suy giảm nguồn vốn viện trợ cho các TCPCP một cách
đáng kể [66]. Có thể nói, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu ảnh hưởng đến mọi
loại hình TCPCP – bao gồm tổ chức có quy mơ lớn và nhỏ, tổ chức ở thành thị và
nông thôn, TCPCP địa phương và TCPCPQT. Một số TCPCP bị ảnh hưởng ngay
lập tức và một số khác thì sẽ chịu ảnh hưởng chậm hơn. Cuộc khủng hoảng này đòi
hỏi các TCPCP cần phải điều chỉnh lại năng lực huy động vốn và xem xét lại mơ
hình bền vững của tổ chức. Tuy chưa có con số thống kê chính xác trên tồn thế
giới, nhưng nhiều quốc gia đã công bố con số thống kê các TCPCP phải đóng cửa
do khơng đủ nguồn vốn để tiếp tục duy trì hoạt động. Một vài con số đáng báo động
như tại Nam Phi 30% (tương ứng với 36.000 TCPCP) trong số 122.000 các TCPCP
phải đóng cừa sau năm 2013 do thiếu nguồn vốn hoạt động [81]; tại New Zealand,
750 TCPCP đã phải đóng cửa trong năm 2014 do nguồn vốn viện trợ phi chính phủ
bị cắt giảm [82] …
Trước thực tế này, một số TCPCP trên thế giới đã dẫn đầu xu hướng thương
mại hóa sản phẩm, dịch vụ để bổ sung nguồn vốn hoạt động. Các TCPCP này đã
sớm nhận ra nhu cầu thay đổi và một số tổ chức đã thay đổi vai trò của họ một cách
ngoạn mục, các hoạt động của họ mang tính kinh doanh và có sức ảnh hưởng nhiều
hơn (Ví dụ: Tổ chức Ân xá Quốc tế, Greenpeace, Oxfam…). Các TCPCP có tư
tưởng cấp tiến đã tăng cường kết hợp một cách linh hoạt giữa vận động nguồn vốn
và các hoạt động kinh doanh. Sự kết hợp này đã tạo tiếng vang về cách tiếp cận của
các TCPCP nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững, theo đó nguồn vốn bền
vững từ hoạt động kinh doanh là tiền đề để đạt được sứ mệnh xã hội bền vững.
Tại Việt Nam, khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, đưa Việt Nam trở thành nước
có mức thu nhập trung bình theo cơng bố của Ngân hàng Thế Giới (WB) năm 2010,

2



cũng là lúc nguồn vốn viện trợ chính thức (ODA) và nguồn vốn viện trợ phi Chính
phủ đều bắt đầu xu hướng giảm. Một số quốc gia và tổ chức quốc tế đã cơng bố lộ
trình rút dần các chương trình tài trợ ra khỏi Việt Nam để dành cho các khu vực
khác có nhu cầu hơn như Ngân hàng Thế giới (WB) đang xem xét ngừng ưu đãi
gói viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam; Ngân hàng phát triển Châu Á sẽ
dự kiến sẽ cắt giảm ưu đãi nguồn vốn phát triển chính thức cho Việt Nam từ
1/1/2019; Văn phòng Đại Sứ Quán Anh tại Việt Nam quyết định dừng viện trợ cho
Việt Nam vào năm 2016; Văn phòng Đại Sứ Quán Thụy Điển tại Việt Nam chính
thức ngừng viện trợ cho Việt Nam từ cuối năm 2013. Trong thời gian tới, nguồn
vốn viện trợ khơng hồn lại sẽ tập trung cho khu vực Châu Phi (Ethiopia hay
Bangladesh...), các quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi xung đột và nhiều nước Đơng
Âu bên ngồi nhóm đồng tiền chung. Việt Nam giờ đây được coi là một nền kinh
tế mới nổi đầy năng động. Vì vậy, việc thu hẹp viện trợ cho Việt Nam để các nhà
tài trợ có thể tập trung giúp đỡ các quốc gia nghèo hơn và cần đến viện trợ hơn là
một xu hướng tất yếu.
Những khó khăn, thách thức nêu trên địi hỏi các TCPCP phải tạo ra các dự
án đem lại nguồn thu nhập, cung cấp các dịch vụ có chất lượng và có trách nhiệm
hơn nữa với các bên liên quan hướng đến mục tiêu bền vững về nguồn vốn và các
hoạt động xã hội trong dài hạn. Trước thực tế này, môt số TCPCP tại Việt Nam đã
dẫn đầu xu hướng kết hợp các hoạt động kinh doanh và các dự án xã hội trong cùng
một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Một số điển hình thành
cơng của có thể kể đến như các tổ chức Marie Stopes International (MSI), Mekong
Plus…Đáng chú ý, xu hướng này rất phù hợp với sự dịch chuyển mối quan tâm hiện
nay của các nhà tài trợ đối với Việt Nam theo hướng áp dụng nguyên tắc thị trường
phục vụ phát triển bền vững : ADB với dự án thị trường cho người nghèo (M4P) và
dự kiến quỹ đầu tư cùng người nghèo (IBIF), Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) với
mơ hình kinh doanh bền vững cùng người nghèo đối với các doanh nghiệp nông
nghiệp (inclusive agrifood business), WB với Ngày sáng tạo Việt Nam (VID), một

số nhà tài trợ khác với mơ hình tài trợ một phần các sáng kiến/đề xuất dự án vì cộng
đồng và có tiềm năng xuất khẩu...
3


Tuy việc TCPCP tham gia vào hoạt động kinh doanh và vận hành Doanh
nghiệp xã hội (DNXH) là một xu hướng tất yếu ở nhiều quốc gia, việc chuyển đổi
này ở Việt Nam lại đang gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Thực tế cho thấy,
nhận thức của TCPCP về DNXH và sự cần thiết chuyển đổi thành DNXH cịn rất
hạn chế, chủ yếu do tính mới mẻ của mơ hình này tại Việt Nam. Mặc dù khn khổ
pháp lý cho hoạt động của DNXH lần đầu tiên đã được quy định trong Luật doanh
nghiệp 2014 nhưng những quy định này còn sơ khai khiến cho các TCPCP gặp
nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi và vận hành DNXH. Bên cạnh đó, vốn là bài
tốn nan giải ở hầu hết các TCPCP có mục tiêu chuyển đổi thành DNXH. Các tổ
chức này cũng tỏ ra thiếu năng lực quản lý và kinh doanh, tự tạo ra doanh thu trong
điều kiện xã hội còn thiếu các dịch vụ hỗ trợ cho các TCPCP chuyển đổi này.
Đã đến lúc Nhà nước và các cơ quan hữu quan tại Việt Nam cần đánh giá
đúng vai trò của các DNXH trong giải quyết các vấn đề xã hội, thành lập các cơ
quan quản lý chuyên trách, hỗ trợ giải pháp và nguồn vốn đối với các TCPCP có
nhu cầu chuyển đổi thành DNXH cũng như áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi
cho quá trình chuyển đổi này.
Xuất phát từ thực tiễn mang tính cấp thiết này, tác giả lựa chọn đề tài “Chuyển
đổi Tổ chức phi chính phủ thành Doanh nghiệp xã hội vì mục tiêu phát triển bền
vững – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam” để thực hiện luận án tiến sỹ
kinh tế, ngành Kinh tế Quốc tế.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Luận án nghiên cứu việc chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH để tạo ra nguồn
vốn xã hội bền vững, từ đó hướng đến mục tiêu sứ mệnh xã hội bền vững trên cơ sở
tham khảo kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam.

* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tính bền vững của các DNXH so với tính bền vững của TCPCP.
- Nghiên cứu việc TCPCP tham gia hoạt động kinh doanh và vận hành
DNXH nhằm đảm bảo nguồn vốn xã hội bền vững.
4


- Nghiên cứu xu hướng, chính sách, mơi trường pháp lý hỗ trợ quá trình chuyển
đổi từ TCPCP thành DNXH tại một số quốc gia trên thế giới.
- Tham khảo kinh nghiệm quốc tế nhằm đề xuất các chính sách hỗ trợ quá
trình chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH tại Việt Nam vì mục tiêu bền vững.
* Câu hỏi nghiên cứu
Luận án sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Tại sao chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH có thể đạt được mục tiêu nguồn
vốn bền vững cho các TCPCP? (Chương 2)
- Những yêu cầu, điều kiện, nhân tố ảnh hưởng quá trình chuyển đổi từ
TCPCP thành DNXH là gì? (Chương 2)
- Những kinh nghiệm về chính sách vĩ mơ trong quản lý và thúc đẩy q
trình chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH vì mục tiêu bền vững tại một số quốc gia
trên thế giới (Anh, Trung Quốc, Campuchia…) (Chương 3) và hàm ý chính sách
cho Việt Nam? (Chương 4)
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn của
việc chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH vì mục tiêu bền vững. Cụ thể, đối tượng
nghiên cứu của luận án bao gồm:
+ TCPCP và tính bền vững của TCPCP
+ DNXH và tính bền vững của DNXH
+ TCPCP chuyển đổi thành DNXH vì mục tiêu bền vững
* Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động của các TCPCP, DNXH tại
Việt Nam và một số quốc gia đi đầu về xu hướng chuyển đổi từ TCPCP thành
DNXH vì mục tiêu bền vững trên thế giới (Anh, Trung Quốc, Campuchia) để đánh
giá, học hỏi kinh nghiệm quản lý vĩ mơ nhằm hỗ trợ, thúc đẩy q trình chuyển đổi
này hướng đến mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.
Căn cứ lựa chọn quốc gia tham chiếu cần phải mang tính “đại diện” bao gồm:
5


Đại diện nhóm các quốc gia kinh tế: Đại diện các nước phát triển, đại diện

(i)

các nước đang phát triển và đại diện quốc gia có nền kinh tế lớn mới nổi.
Đại diện các quốc gia đã/ đang/sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất về xu hướng

(ii)

chuyển đổi TCPCP thành DNXH: Đại diện quốc gia có lịch sử phát triển
DNXH lâu đời nhất thế giới, đại diện quốc gia có nhiều TCPCP nhất thế
giới tính trên đầu người, đại diện quốc gia có tăng trưởng kinh tế nhanh
nhất thế giới làm nảy sinh những vấn đề xã hội nghiêm trọng.
(iii)

Một số đại diện quan trọng khác: Quốc gia có nhiều điểm tương đồng về
điều kiện kinh tế xã hội với Việt Nam và/hoặc có các chính sách hỗ trợ
q trình chuyển đổi TCPCP thành DNXH có thể tham chiếu áp dụng tại
Việt Nam.

Trên cơ sở lập luận căn cứ này, tác giả đã lập bộ tiêu chí lựa chọn các quốc

gia tham chiếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi này tại Việt Nam như sau:
(iv)

Loại tiêu chí tham chiếu số 1:
 Quốc gia thuộc các nước phát triển
 Quốc gia có bề dày lịch sử phát triển DNXH nhất thế giới
 Quốc gia có xu hướng chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH thành cơng
lan rộng
 Chính phủ có các cơng cụ hỗ trợ cụ thể, hiệu quả đối với quá trình chuyển
đổi từ TCPCP sang DNXH vì mục tiêu bền vững

(v)

Loại tiêu chí tham chiếu số 2:
 Quốc gia thuộc nhóm có nền kinh tế lớn mới nổi
 Quốc gia có nền kinh tế “tăng trưởng nóng” nhất thế giới
 Tăng trưởng kinh tế quá nhanh làm nảy sinh những vấn đề xã hội
nghiêm trọng
 Có thể hiện xu hướng chuyển đổi từ TCPCP sang DNXH một cách rõ rệt;
 Chính phủ kiến tạo cơ chế chính sách và các chương trình nghị sự cải
cách xã hội nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH
vì mục tiêu bền vững.
6


(vi)

Loại tiêu chí tham chiếu số 3:
 Quốc gia thuộc các nước đang phát triển
 Quốc gia có số lượng TCPCP nhiều nhất thế giới (tính theo đầu người)

 Là quốc gia có nhiều điểm tương đồng về điều kiện địa lý và kinh tế với
Việt Nam;
 Có xu hướng chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH;
 Chính phủ có các chính sách vĩ mơ nhằm hỗ trợ chuyển đổi TCPCP thành
DNXH vì mục tiêu bền vững;
Trên cơ sở các tiêu chí nêu trên, tác giả đã lựa chọn các quốc gia sau để

nghiên cứu về xu hướng chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH và tham khảo kinh
nghiệm xây dựng chính sách hỗ trợ quá trình chuyển đổi này tại Việt Nam:
 Loại tiêu chí tham chiếu số 1: Vương quốc Anh
 Loại tiêu chí tham chiếu số 2: Trung Quốc
 Loại tiêu chí tham chiếu số 3: Camphuchia
- Về thời gian:
+ Luận án nghiên cứu về xu hướng chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH và
các công cụ quản lý vĩ mơ của Nhà nước hỗ trợ q trình chuyển đổi này tại một số
quốc gia trên thế giới sau năm 2008 đến thời điểm hoàn thành nghiên cứu luận án
(năm 2018).
Năm 2008-2009 là năm đánh dấu cuộc suy thoái kinh tế tồn cầu sâu sắc
trước khi cuộc suy thối mang tính kỹ thuật lần hai vào năm 2011-2012. Khủng
hoảng kinh tế thế giới đã làm suy giảm nguồn vốn viện trợ cho các TCPCP, kéo
theo là sự sụt giảm về số lượng và chất lượng các dự án xã hội trên quy mơ tồn
cầu. Trước thực tế này, các TCPCP buộc phải tìm hướng đi mới, kết hợp giữa các
hoạt động kinh doanh và các hoạt động xã hội nhằm duy trì sự bền vững về nguồn
vốn và sứ mệnh xã hội của tổ chức. Đây là năm đánh dấu sự khởi đầu của xu hướng
chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH tại nhiều quốc gia trên thế giới.
+ Luận án nghiên cứu và phân tích sự cần thiết chuyển đổi từ TCPCP thành
DNXH tại Việt Nam sau năm 2010.
7



Theo công bố của Ngân hàng Thế Giới, Việt Nam trở thành nước có thu
nhập trung bình thấp vào năm 2010. Do vậy, nguồn vốn viện trợ khơng hồn lại dần
rút khỏi Việt Nam để ưu tiên cho các quốc gia nghèo và kém phát triển. Nhiều
TCPCP tại Việt Nam đứng trước nguy cơ dừng hoạt động do không thể duy trì nguồn
vốn viện trợ. Nguồn vốn bổ sung từ hoạt động kinh doanh và các dự án xã hội có thu
phí được nghiên cứu trong luận án này có thể là một trong những giải pháp đem lại
nguồn vốn bền vững cho các TCPCP tại Việt Nam sau thời điểm năm 2010.
+ Luận án phân tích, đề xuất các cơng cụ quản lý Nhà nước hỗ trợ q trình
chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH vì mục tiêu bền vững tại Việt Nam đến năm
2030 trên cơ sở kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới.
Phạm vi thời gian giới hạn đến năm 2030 phù hợp với “Chương trình nghị sự
2030 vì sự phát triển bền vững” của Liên Hợp Quốc, trong đó có Việt Nam tham gia
bao gồm 17 mục tiêu như xóa đói giảm nghèo, bảo vệ mơi trường, bình đẳng giới, bảo
vệ phụ nữ và trẻ em... Đây là những mục tiêu rất cần sự đồng hành bền vững của các tổ
chức xã hội bao gồm TCPCP, DNXH.
- Về nội dung:
Luận án nghiên cứu việc chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH vì mục tiêu bền
vững. Phạm vi nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong luận án chỉ tập trung vào chính
sách vĩ mơ của một số quốc gia để tham khảo áp dụng cho Việt Nam và không
nghiên cứu kinh nghiệm về “kỹ thuật” thực hiện chuyển đổi trong nội tại của TCPCP.
+ Các thuật ngữ “bền vững”, “tính bền vững”, “mục tiêu bền vững”, “phát
triển bền vững” đều được xem xét trên khía cạnh “nguồn vốn bền vững” và “sứ mệnh
xã hội bền vững” của một tổ chức xã hội, theo đó “nguồn vốn bền vững” là điều
kiện cần để đạt được “sứ mệnh xã hội bền vững”. Thuật ngữ “nguồn vốn” và “tài
chính” trong luận án được sử dụng thay thế nhưng đều có một mục đích chung là
phản ánh nguồn tiền (bao gồm nhưng khơng giới hạn nguồn vốn viện trợ khơng
hồn lại, nguồn vốn từ hoạt động SXKD) nhằm duy trì hoạt động của tổ chức và
thực hiện các mục tiêu xã hội.
So với các nghiên cứu về tính bền vững của TCPCP, tính bền vững của
DNXH thể hiện rõ ràng sự khác biệt. DNXH chủ yếu sử dụng nguồn vốn từ hoạt

8


động kinh doanh của doanh nghiệp (về bản chất là khơng giới hạn), trong khi đó
TCPCP chủ yếu huy động nguồn vốn viện trợ khơng hồn lại (về bản chất là khan
hiếm và có giới hạn). Do có lợi thế tiếp cận thêm tri thức và kỹ năng kinh doanh,
DNXH có cơ hội duy trì được nguồn tài chính bền vững để thực hiện các mục tiêu
xã hội một cách bền vững và ngày càng nhân rộng tác động xã hội.
+ “Chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH” được hiểu theo hai cách tiếp cận: (i)
Chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH và (ii) TCPCP bổ sung một nhánh kinh doanh
(hoạt động độc lập như một DNXH) để lấy lợi nhuận tái đầu tư cho hoạt động của
TCPCP.
+ Bộ tiêu chí lựa chọn chính sách từng quốc gia đưa vào luận án nhằm tham
khảo kinh nghiệm chuyển đổi TCPCP thành DNXH vì mục tiêu bền vững cho Việt
Nam như sau:
 Chính sách tham chiếu bao gồm (i) Chính sách hỗ trợ tài chính và/hoặc
(ii) Chính sách hỗ trợ phi tài chính.
 Chính sách có thể giải quyết một hoặc một số thách thức về q trình
chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH (chính sách hỗ trợ trực tiếp) hoặc
chính sách hỗ trợ hoạt động DNXH (chính sách hỗ trợ gián tiếp).
 Chính sách phải hướng tới mục tiêu nguồn vốn xã hội bền vững cho các
TCPCP.
 Chính sách khơng có những rủi ro tiềm tàng về sự bất bình đẳng hoặc
giảm khả năng quản lý, kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước.
 Chính sách đã được thử nghiệm và phát huy hiệu quả nhất định tại các
quốc gia nghiên cứu (Anh, Trung Quốc, Campuchia)
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
4.1. Đóng góp về lý luận

- Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về TCPCP, DNXH, sự tương quan giữa TCPCP

và DNXH và sự cần thiết của việc chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH vì mục tiêu
bền vững.

- Nghiên cứu tính bền vững của TCPCP và tính bền vững của DNXH trong
mối quan hệ với quá trình chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH.
9


- Phân tích các yêu cầu, điều kiện, các nhân tố ảnh hưởng, cơ hội và thách
thức của việc chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH.
4.2. Đóng góp về thực tiễn

- Cung cấp một nghiên cứu thực chứng về tính quy luật của xu hướng chuyển
đổi từ TCPCP thành DNXH vì mục tiêu bền vững trên thế giới.

- Kinh nghiệm và các công cụ quản lý vĩ mô tại một số quốc gia nhằm hỗ trợ
quá trình chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH.

- Các giải pháp và khuyến nghị mang tính thực tiễn nhằm hỗ trợ quá trình
chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH tại Việt Nam vì mục tiêu bền vững.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
5.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận là sự lựa chọn cách thức để quan sát đối tượng nghiên cứu, xem xét
đối tượng nghiên cứu bao gồm TCPCP, DNXH, TCPCP chuyển đổi thành DNXH.
Sau đây là một số phương pháp tiếp cận đã được áp dụng trong quá trình nghiên
cứu luận án này:
5.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm đảm bảo luận án có tính chặt chẽ và
logic. Một hệ thống bao gồm các nội dung nghiên cứu riêng rẽ mang tính độc lập
tương đối (TCPCP, DNXH) nhưng có mối quan hệ tương tác chặt chẽ (sự tương đồng

và mối quan hệ giữa TCPCP và DNXH) nhằm thể hiện mục tiêu tổng thể của luận án
(chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH).
Phương pháp tiếp cận này cũng đòi hỏi việc phân tích khơng chỉ căn cứ trên
một vài trường hợp cá biệt nhỏ lẻ mà cần căn cứ trên tầm nhìn tổng thể có tính hệ
thống khi nghiên cứu thực trạng và giải pháp của quá trình chuyển đổi từ TCPCP
thành DNXH vì mục tiêu bền vững.
5.1.2. Phương pháp tiếp cận lịch sử và logic
Phương pháp tiếp cận lịch sử và logic là cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu
(TCPCP) qua các chuỗi sự kiện diễn ra trong quá khứ. Mỗi sự kiện trong quá khứ xảy
ra ngẫu nhiên nhưng chuỗi sự kiện tổng hợp lại hàm chứa một quy luật tất yếu, từ đó
10


nhận biết được quy luật vận động và phát triển từ TCPCP thành DNXH trên thế giới
sau thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009; đồng thời dự báo xu
hướng này tại Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam được chính thức cơng nhận là quốc gia
có thu nhập trung bình thấp từ năm 2010.
5.1.3. Phương pháp tiếp cận cá biệt và so sánh
Tiếp cận cá biệt là quan sát loại hình tổ chức nghiên cứu (TCPCP) một cách
biệt lập đối với loại hình tổ chức khác (DNXH). Phương pháp tiếp cận so sánh cho
phép quan sát các tổ chức nghiên cứu (TCPCP, DNXH) trong mối tương quan, từ
đó phân tích tính cá biệt của TCPCP tham gia vào hoạt động SXKD hướng đến mục
tiêu phát triển bền vững.
5.1.4. Phương pháp tiếp cận kinh tế phát triển
Đây là phương pháp tiếp cận sử dụng tích cực các kiến thức của kinh tế học
vĩ mô khi nghiên cứu các chính sách của Chính phủ nhằm quản lý và thúc đẩy sự
thay đổi của TCPCP theo mơ hình hoạt động của DNXH nhằm góp phần kiến tạo
một nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
5.1.5. Phương pháp tiếp cận liên ngành
Phương pháp tiếp cận liên ngành đòi hỏi việc nghiên cứu chuyển đổi từ

TCPCP thành DNXH phải đươc xem xét trên góc độ của liên ngành kinh tế (lợi
nhuận của DNXH) và ngành xã hội (sứ mệnh xã hội của DNXH). Phương pháp tiếp
cận liên ngành là rất cần thiết để có cái nhìn tồn diện, sâu sắc về sự giao thoa và
cân bằng mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội của TCPCP chuyển đổi thành DNXH.
5.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn quan trọng đối với quá trình nghiên cứu
chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH. Đây là quá trình thu thập và xử lí thơng tin
với mục đích đi tìm luận cứ để phục vụ cho việc chứng minh tính bền vững của
TCPCP khi chuyển đổi thành DNXH. Việc thu thập thông tin trong luận án này
bao gồm nghiên cứu tài liệu về TCPCP/ DNXH, việc chuyển đổi từ TCPCP thành
DNXH, gửi bảng câu hỏi khảo sát cho các TCPCP, hoặc phỏng vấn các chuyên
gia trong ngành để tiếp thu những ý kiến chuyên môn và quan điểm có liên quan
đến phạm vi nghiên cứu.
11


Việc chuyển đổi từ TCPCP thành DNXH là một khái niệm mới ở Việt Nam
và vẫn còn sơ khai ở các quốc gia trên thế giới. Do vậy, việc thu thập dữ liệu cịn
nhiều khó khăn. Việc thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp cho luận án được sắp xếp
theo thứ tự sau:
Xác định dữ liệu cần có của cuộc nghiên cứu
(tổng quan các nghiên cứu viết về TCPCP, DNXH, việc chuyển đổi từ TCPCP thành
DNXH, kinh nghiệm chuyển đổi thành DNXH tại một số quốc gia trên thế giới)

Xác định dữ liệu sơ cấp và thứ cấp có thể thu thập
(Bảng câu hỏi điều tra gửi cho các TCPCP ; Phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành;
Thư viện sách tham khảo và sách thống kê; Sách báo tạp chí thương mại; Các đề
tài nghiên cứu liên quan; các báo cáo thường niên; các nghiên cứu chuyên đề trong
và ngồi nước; website uy tín của Chính phủ và của các tổ chức lớn ...)


Tiến hành thu thập dữ liệu
Tiến hành nghiên cứu chi tiết giá trị dữ liệu
(Xác định giá trị dữ liệu trong mối liên hệ với mục tiêu nghiên cứu, từ đó đánh
giá phương pháp thu thập dữ liệu đã thực hiện, xác định và xếp loại dữ liệu cũng
như mức độ tin cậy của dữ liệu)

Hình thành các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đƣợc đƣa vào luận án
Hình 1.1. Quy trình thu thập dữ liệu
Các bước phân tích tổng hợp tài liệu trong quá trình nghiên cứu luận án được
thực hiện theo nguyên tắc sau:

12


+ Lựa chọn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan đến muc tiêu nghiên cứu.
+ Sắp xếp tài liệu, theo lịch đại (tức theo tiến trình xuất hiện sự kiện)
+ Làm tái hiện quy luật: Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài
liệu, chính là mục đích tiếp cận lịch sử để phân tích làm rõ xu hướng chuyển đổi từ
TCPCP thành DNXH vì mục tiêu bền vững.
+ Giải thích quy luật: Sử dụng thao tác logic để đưa ra các phán đoán về
bản chất hiện tượng TCPCP tham gia hoạt động kinh doanh nhằm duy trì nguồn vốn
tự chủ và bền vững.
5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
5.3.1. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp sử dụng kỹ thuật phỏng vấn đã được tiêu chuẩn hóa câu hỏi.
Kỹ thuật này giúp thu thập thơng tin của đối tượng nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực
trạng môi trường sinh thái hoạt động của các TCPCP hiện nay tại Việt Nam, những
thách thức, khó khăn về nguồn vốn các TCPCP đang đối mặt và nhu cầu chuyển đổi
sang DNXH- nếu có. “Bảng hỏi khảo sát dành cho TCPCP” đã được chuẩn hóa
trong Phụ lục 2 đính kèm. Phiếu hỏi được gửi qua email hoặc gọi điện trực tiếp. Do

những cản trở về khoảng cách điạ lý, tác giả đã không đến phỏng vấn tại thực địa
mà chủ yếu dùng phương pháp gọi điện trực tiếp đối với các tổ chức không trả lời
email. Do tỷ lệ các tổ chức tham gia khảo sát trả lời email tương đối thấp , tác giả đã
gọi điện trực tiếp để khảo sát bao gồm các bước (i) giới thiệu, (ii) mời tham gia
khảo sát, (iii) thúc đẩy trả lời phiếu khảo sát, (iv) thu phiếu, rà soát và (v) xác minh
thơng tin chưa rõ nếu cần.
Tuy nhiên, trong q trình phỏng xác minh thu thập thông tin, tác giả vẫn
đưa ra một số câu hỏi bổ sung để làm rõ những mâu thuẫn trong quá trình trả lời và
gợi ý thêm các phương án trả lời cho câu hỏi mở.
Quy mô tổng thể lấy mẫu và chọn mẫu điều tra: Hiện nay, tại Việt Nam có
khoảng 1000 TCPCP [3]. Tuy nhiên, do những hạn chế khi tiếp cận các TCPCP trên
phạm vi cả nước và những TCPCP chọn mẫu cần phải được xác định có hoạt động
phù hợp với tiêu chí nghiên cứu nên chỉ có 286 TCPCP được gửi phiếu phỏng vấn
13


trên cả nước, trong đó, các địa bàn có lượng mẫu tham gia nghiên cứu cao hơn là
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cơng thức chọn mẫu được áp dụng như sau:

 Trong đó:
 n là cỡ mẫu,
 N là số lượng tổng thể,
 e là sai số tiêu chuẩn (5%)
Đặc điểm mẫu điều tra như sau:
Bảng 1.1: Đặc điểm mẫu điều tra
Địa bàn
Tổng cộng
Hà Nội
107
Hồ Chí Minh city

55
Tỉnh thành khác
124
Tổng cộng
286
Quy trình xử lý phiếu được làm chặt chẽ từ khâu (i) làm sạch dữ liệu, xác
minh dữ liệu cịn trống, chưa rõ hoặc có mâu thuẫn; (ii) phân tích dữ liệu.; (iii) kết
xuất thơng tin phục vụ cho nghiên cứu. Sau khi thực hiện các khâu phân tích, có 38
tổ chức bị loại do khơng phản hồi thông tin hoặc thông tin không đủ độ tin cậy theo
đánh giá của tác giả nghiên cứu. Còn lại 248 phiếu được đưa vào phân tích.
Các câu hỏi thiết kế trong Bảng hỏi khảo sát dành cho các TCPCP được
thiết kế trên cơ sở đánh giá sự biến động nguồn ngân sách viện trợ phi Chính phủ
trước và sau năm 2010 khi Việt Nam chính thức được WB cơng nhận là quốc gia có
thu nhập bình qn. Các câu hỏi cũng nhằm tập trung khảo sát chuyên sâu về những
khó khăn các TCPCP đang phải đối mặt; định hướng nguồn ngân sách của các
TCPCP trong 20 năm tới; định hướng phát triển của các TCPCP trong thời gian tới
và những thách thức nào các TCPCP tin rằng sẽ phải đối mặt nếu họ chuyển đổi
thành DNXH. Chi tiết bảng hỏi khảo sát được trình bày trong Phụ lục 2 của Luận
án. Kết quả phương pháp nghiên cứu điều tra xã hội học sẽ được trình bày trong
Chương 4 của luận án.
5.3.2. Phương pháp chuyên gia
Luận án sử dụng "phương pháp phỏng vấn chuyên gia" nhằm thu thập và xử
lý những đánh giá của các chuyên gia về sự sụt giảm của nguồn vốn viện trợ phi

14


×