Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Luận văn thạc sĩ Nhan đề bài đọc văn bậc trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 109 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
-------------

NHAN ĐỀ BÀI ĐỌC VĂN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Kim Anh

HẢI PHÒNG, NĂM 2014


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là người bạn đồng hành không thể thiếu của con người. Vì vậy
con người luôn quan tâm đến nó và xây dựng cả một khoa học về nó. Hiện
nay việc nghiên cứu ngôn ngữ ngày càng dành được sự quan tâm đặc biệt. Từ
quan điểm ngôn ngữ học cấu trúc của Ferdinan de Sausure đến quan điểm
ngôn ngữ học hiện đại của Charles William Morris, Charles Sanders Peirce là
cả một quá trình tìm hiểu đời sống của ngôn ngữ đi từ những quan hệ nội tại
đến những quan hệ cả nội tại và ngoại tại của nó. Có thể thấy, đời sống thực tế
của ngôn ngữ thật phức tạp, phong phú, sinh động và tạo sự thu hút với các
nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về nó. Sự phong phú, phức tạp của ngôn ngữ


được thể hiện ở các mặt kết học, nghĩa học, dụng học của mỗi tín hiệu ngôn ngữ.
Nhận thức được điều đó, chúng tôi đặc biệt thích thú vấn đề này và muốn vận
dụng lí thuyết về kết học, nghĩa học và một số kiến thức về dụng học để tìm hiểu
nhan đề bài Đọc văn bậc THCS hiện hành.
Nhan đề tác phẩm là cửa sổ nhìn thế giới do nghệ sĩ mở ra, là “chìa
khoá nghệ thuật” giúp người đọc mở ra cánh cửa chìm của tác phẩm. Nhan đề
là thuật ngữ dùng để gọi tên một văn bản, là một yếu tố chủ chốt của văn bản.
Nhan đề văn bản rất quan trọng đối với người tạo lập và cả người tiếp nhận.
Khi bắt tay vào văn bản hóa các ý tưởng của mình, người viết phải định
hướng nội dung mà trong đó, nhan đề văn bản vừa là yếu tố mở đầu vừa là
yếu tố kết thúc trong quá trình tạo lập văn bản. Còn đối với người đọc, nhan
đề là việc tiếp xúc đầu tiên với tác phẩm, kí hiệu đầu tiên, thông tin đầu tiên
có vai trò định hướng đi sâu vào việc tìm hiểu nội dung, giá trị của văn bản.
Nhan đề văn bản có vai trò quan trọng như vậy nên đã có một số
người quan tâm nghiên cứu song những kết quả đạt được mới chỉ ở bước đầu.
Các tác giả mới chỉ đề cập đến một số vấn đề chung như khái niệm, đặc điểm,


2
giá trị, vai trò của nhan đề nói chung để chủ yếu khái thác ý nghĩa có liên
quan tới toàn bộ bài Đọc văn trong quá trình cảm thụ văn bản.
Trong chương trình Ngữ văn (không chỉ riêng đối với bậc THCS), nhan
đề bài Đọc văn còn là một đơn vị kiến thức đầu tiên của bài học, bắt buộc
người dạy, người học phải quan tâm tìm hiểu. Tìm hiểu nhan đề văn bản là
bước đầu tiên của quá trình đọc hiểu văn bản, có ý nghĩa định hướng nội dung
và phương pháp tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ đọc
hiểu. Nhưng thực tế, do yêu cầu về thời gian dành cho bài học còn hạn chế, do
yêu cầu quy định về mức độ kiến thức dành cho đối tượng học sinh THCS
nên sách giáo viên môn Ngữ văn hay trong tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,
người dạy, người học thường chỉ dừng lại ở việc phác họa ý nghĩa cơ bản nhất

của một vài nhan đề tác phẩm nghệ thuật được nhiều bạn đọc cho là hay, hoặc
được người dạy, người học đoán định là sẽ nằm trong nội dung đề thi. Phần
lớn các nhan đề còn lại chỉ được đề cập một cách sơ lược hoặc bỏ qua.
Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có nhiều con đường để tiếp
cận với những giá trị của tác phẩm, trong đó có một phương pháp khá đơn
giản và hữu hiệu là tiếp cận từ chính nhan đề của tác phẩm. Như vậy, vấn đề
phân tích, tìm hiểu các mặt kết học, nghĩa học và một phần kiến thức có liên
quan đến dụng học để thấy được giá trị của nhan đề các bài đọc văn bậc
THCS hiện hành một cách cụ thể, hệ thống chưa được một công trình nghiên
cứu nào đề cập. Điều này đã thôi thúc chúng tôi tiếp cận tiến hành nghiên cứu
đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề
Nhan đề của tác phẩm là một tín hiệu nghệ thuật quan trọng. Một thực
tế là người sáng tác rất quan tâm đến việc đặt nhan đề cho các tác phẩm của
mình. Qua những suy tư trong sáng tạo, họ đã nhận thức sâu sắc về nhiều
phương diện của nhan đề văn bản. Nhan đề, một yếu tố cận văn bản (cùng với
tiêu đề các chương, các lời tựa, bạt, lời đề từ, các lời bình luận in trên bìa sách,
các ghi chú của người viết...) do tác giả đặt (hoặc bạn hữu/biên tập viên sành


3
sỏi nào đó gợi ý), nhìn chung đều có dụng ý tư tưởng, thậm chí nó còn có
chức năng định hướng cách đọc, sự tiếp nhận của độc giả đối với phần chính
văn. Như vậy, nhan đề tương ứng với ý tưởng và dự đồ sáng tác, nó loé sáng
bất chợt và trở thành cái tứ của truyện, thúc đẩy nhà văn kiếm tìm, suy ngẫm
liên tưởng, chi phối mạnh mẽ đến việc tổ chức thế giới nghệ thuật. Nhan đề là
cái ý tưởng, ý tứ ban đầu thôi thúc nhà văn cầm bút. Lưu Hi Tải tổng kết: Nếu
hình thành ý tứ trước khi viết, tác giả sẽ viết nhàn nhã. Nếu cầm bút viết, rồi ý
mới nảy sinh, thì chân tay lúng túng” (Nghệ khái văn khái).
Nhan đề như một một mã của thông điệp thẩm mỹ, một mô hình nghệ

thuật, nó là cái biểu nghĩa của văn bản văn học, cho độc giả biết trước: văn
bản này viết về cái gì, có thể đọc nó hoặc nên đọc văn bản như thế nào.
Nhưng cho đến nay, chưa thấy có tài liệu nào tổng kết về vấn đề chọn đặt
nhan đề cho tác phẩm văn chương.
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa do giáo sư
Hoàng Phê (chủ biên) (2000) có định nghĩa “ Nhan đề là tên đặt cho cuốn
sách hoặc bài viết”.Có thể thấy, trong giới ngôn ngữ học, nhan đề văn bản
được quan tâm có hệ thống hơn. Năm 1978, trong bài “Phong cách ngôn ngữ
trong tên các bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh” trên tạp chí Ngôn ngữ số 3,
Bùi Khắc Việt đã khảo sát nhan đề văn bản trên các mục giá trị thông tin, giá
trị biểu cảm, nguồn gốc của các nhan đề và tiếng cười của Bác. “Thông qua
một số nhan đề văn bản tiểu phẩm của Hồ Chí Minh dưới nhiều bút danh khác
nhau, tác giả bài viết đã chỉ ra một số đặc điểm ngôn ngữ về mặt phong cách
cá nhân” [38, 9].
Chúng tôi đã căn cứ vào các công trình nghiên cứu khá cụ thể, chi tiết
về một số phương diện của nhan đề văn bản của theo các tác giả dưới đây:
Năm 1982, Hồ Lê dựa trên cứ liệu nhan đề văn bản các bài báo của Hồ
Chí Minh đã phân tích những nguyên nhân dẫn đến tính hấp dẫn của nó thông qua


4
phân tích sáu kiểu cấu tạo nội dung và hai kiểu cấu tạo hình thức. “Đây là bài viết
đầu tiên chú ý đến việc phân loại nhan đề văn bản về cấu tạo” .
Năm 1982, Hoàng Tử Quân nhân bàn về “Ngữ pháp của cách nói: “vỡ đê, vỡ
bờ, vỡ mộng” có đưa ra một nhận định: “Tên của một tác phẩm trong cách nói ngắn
gọn và hàm súc của nó, thường cũng là một sự thông báo chung về chủ đề tác phẩm.”
Năm 1991, trong “Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 1, câu trong
tiếng Việt”, Cao Xuân Hạo nhân việc phân loại câu theo quan điểm ngữ pháp
chức năng đã xếp tất cả các loại nhan đề, trong đó có nhan đề văn bản phần
lớn đều là loại câu đặc biệt.

Năm 1992, Nguyễn Thị Tuyết Ngân lại chú ý đến mặt sử dụng nhan đề
văn bản qua việc ngắt dòng không đúng chỗ trong việc trình bày mĩ thuật của
nhan đề trên trang báo. Tác giả cũng nêu lên ba trường hợp phân đoạn cú
pháp sai, dẫn đến sự hiểu lầm có thể có trong tri giác nhan đề văn bản .
Năm 1993, trong “Cú pháp tiếng Việt, quyển III, cú pháp tình huống”
(Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội), Hồ Lê “coi nhan đề văn bản là một phát
ngôn, một biến thể của câu cơ sở như những phát ngôn khác, và tiến hành
khảo sát văn cảnh và phát ngôn hội thoại với tất cả các đặc trưng bản thể của
chúng”.
Năm 1994, Đinh Trọng Lạc trong giáo trình “Phong cách học văn
bản” đã đề cập đến khái niệm đầu đề, nhan đề, vai trò của nhan đề văn bản và
khẳng định “nhan đề là bộ phận không thể tách rời của văn bản, là một thành
tố của văn bản”. Khi bàn đến những chỉ dẫn về đầu đề văn bản, tác giả gọi nó
bằng các tên gọi khác nhau: nhan đề, đầu đề, tên bài thơ. Theo ông: “cái đầu
đề (hay nhan đề, tiêu đề) của tác phẩm (thơ cũng như văn xuôi) là một tín
hiệu nghệ thuật mang tính khái quát, là một căn cứ để nhận biết tình hoàn
chỉnh của văn bản.” Ông nhấn mạnh: “Tên bài thơ thường chứa đựng tứ thơ
của toàn bài. Nó đảm nhiệm vai trò tâm điểm của vòng tròn đồng tâm, từ đó
cảm xúc tỏa ra và trở về hội tụ. Nó “hướng dẫn” người đọc trong quá trình


5
lĩnh hội tác phẩm. Nó để lại trong người đọc những rung cảm và suy nghĩ
sâu sắc
Năm 2001, Trịnh Sâm, trong công trình “Tiêu đề văn bản tiếng Việt”
(Nxb Giáo dục) đã đề cập một cách toàn diện bốn vấn đề về tiêu đề:
1. Miêu tả, phân loại các chủng loại tiêu đề như tiêu đề bảng hiệu, tiêu
đề các tổ chức xã hội, tiêu đề sản phẩm hàng hóa... và nhấn mạnh đến tính
chất tiêu biểu của tiêu đề văn bản.
2. Chỉ ra cấu trúc - chức năng của tiêu đề văn bản trong các phong cách

ngôn ngữ.
3. Đề xuất một số nguyên tắc chung về mặt ngôn ngữ để một tiêu đề
văn bản đạt tới yêu cầu đúng và hay, cũng như nêu ra một số nguyên tắc riêng
đối với từng thể loại văn bản cụ thể, từng phong cách ngôn ngữ cụ thể.
4. Nhận xét chung về đặc điểm phát triển của tiêu đề văn bản tiếng Việt
từ 1865 đến nay.
Năm 2007, Đào Ngọc Đệ trong bài báo “Nhan đề, tiêu đề, tựa đề”
(“Lao động cuối tuần”), số 32, ngày 19-8-2007 cũng đã khẳng định: “Nhan
đề còn gọi là đầu đề, là tên, là cái “tít” chung của một văn bản, một tác phẩm.
Nó như gương mặt con người, nổi bật nhất để phân biệt tác phẩm này với tác
phẩm khác.”
Năm 2008, Hoài Nam trong bài“Phiếm luận về cái nhan đề”
(CAND.com.vn thứ tư ngày 19/3/2008) cho rằng “nhan đề của tác phẩm (...)
là một bộ phận không thể tách rời khỏi chỉnh thể tác phẩm”.
Năm 2010, Dương Thị Liên trong khóa luận tốt nghiệp “Đặc điểm ngữ
nghĩa, cú pháp của loại tin An ninh - trật tự” đã dành 10 trang để bàn về tầm
quan trọng, đặc điểm cú pháp của tiêu đề loại tin này. Trong khóa luận, tác
giả cho rằng “Tiêu đề làm nên thành công bước đầu của bài báo” và đã khái
quát được kiểu cấu tạo ngữ pháp của chúng là câu đặc biệt với 4 dạng kiến
trúc ngôn ngữ là kiến trúc ngôn ngữ bỏ lửng, kiến trúc ngôn ngữ phiếm định,
kiến trúc ngôn ngữ cố định, dân gian, kiến trúc ngôn ngữ ngược.


6
Như vậy, qua những nghiên cứu trên, có thể khẳng định rằng nhan đề
văn bản nói chung, nhan đề văn bản văn chương nói riêng không chỉ có ý
nghĩa quan trọng đối với một tác phẩm văn học mà còn rất quan trọng với cả
người tạo lập và người đọc. Nó rất cần được tìm hiểu một cách toàn diện, hệ
thống.
Tuy nhiên, trong các công trình trên, nhiều tác giả đã quan tâm đến vấn

đề nhan đề văn bản nhưng phần lớn mới chỉ thấy vai trò của quan trọng của
nhan đề với văn bản, mới chỉ tìm hiểu một số đặc điểm của nhan đề văn bản
nói chung. Như vậy, có thể khẳng định việc nghiên cứu vấn đề các mặt kết
học, nghĩa học, dụng học của nhan đề bài Đọc văn bậc THCS và việc thực
hiện các chức năng giao tiếp của các nhan đề đến nay vẫn chưa có công trình
nào nghiên cứu đến.
3. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng một số lí thuyết về nhan đề văn bản, lí thuyết về ba bình diện
kết học, nghĩa học và một số kiên thức về dụng học của câu làm cơ sở, luận
văn nhằm mục đích tìm hiểu các mặt kết học, nghĩa học và một phần kiến
thức về dụng học của nhan đề các bài Đọc văn trong chương trình Ngữ văn
bậc THCS hiện hành, đặc biệt cho độc giả trong nhà trường (giáo viên, học
sinh) có thể lí giải được tại sao tác giả hay người biên soạn lại chọn nhan đề
như vậy. Những kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho chúng tôi và các đồng nghiệp có
ý thức hơn trong việc tìm hiểu nhan đề văn bản trong giờ đọc văn, hiểu sâu hơn
giá trị của nhan đề văn bản, có cách tiếp cận nhan đề văn bản một cách khoa học,
góp phần nâng cao hiệu quả giờ Đọc văn trong nhà trường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhan đề các bài Đọc văn bậc THCS hiện hành từ năm
2009 đến nay. Nhan đề các bài Đọc văn được lấy từ các sách giáo khoa Ngữ văn 6,
Ngữ văn 7, Ngữ văn 8, Ngữ văn 9 của Nxb Giáo dục năm 2009, 2010, 2011, 2012.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu


7
- Hệ thống hóa các quan điểm về nhan đề văn bản; lí thuyết về ba bình
diện kết học, nghĩa học, dụng học của câu; tổng quan về bài dạy Đọc văn
trong chương trình Ngữ văn bậc THCS hiện hành.
- Khảo sát, thống kê, phân loại nhan đề các bài đọc văn trong chương
trình Ngữ văn THCS về thể loại văn bản, về hoàn cảnh không gian, thời gian

sáng tác, ...; về ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng học.
- Tìm hiểu, phân tích nhan đề bài Đọc văn và việc thực hiện các chức
năng giao tiếp trong nhà trường THCS hiện hành. Từ đó đề xuất cách thức tìm
hiểu giá trị của nhan đề bài đọc, cũng là cách thức tìm hiểu các tiêu điểm
trọng yểu của một văn bản.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi áp dụng một số phương
pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
6.1. Phương pháp thống kê, phân loại: phương pháp này dùng để thống
kê, phân loại các nhan đề bài Đọc văn được dạy ở bậc THCS hiện hành từ lớp
6 đến lớp 9 phân chia chúng thành các kiểu loại nhan đề theo các tiêu chí khác
nhau phục vụ cho triển khai đề tài.
6.2. Phương pháp miêu tả: phương pháp này được vận dụng khi miêu tả
cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa của các yếu tố ngôn ngữ cấu thành nhan đề các
bài Đọc văn THCS. Mô hình hóa các kiểu cấu trúc này nhằm phục vụ mục
đích nghiên cứu.
6.3. Phương pháp phân tích diễn ngôn: phương pháp này tiến hành việc
phân tích ý nghĩa của các kiểu loại nhan đề, từng nhan đề cụ thể gắn liền với
ngữ cảnh sinh tồn là bài Đọc văn bậc THCS hiện nay. Ngoài ra, trong một số
vấn đề cụ thể, việc phân tích làm nổi bật các khía cạnh ngữ pháp, ngữ nghĩa,
ngữ dụng của một số nhan đề bài Đọc văn, luận văn còn sử dụng các thủ pháp
đặc thù của ngữ nghĩa, ngữ dụng và phân tích văn bản như cải biến, thay thế,
so sánh, đối chiếu ngữ cảnh sử dụng.
7. Cấu trúc luận văn


8
Luận văn gồm có 5 phần: Quy ước viết tắt, Mục lục, Chính văn, Phụ
lục, Tài liệu tham khảo. Phần Chính văn, ngoài phần Mở đầu và phần Kết
luận là phần Nội dung, phần này bao gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lí thuyết và một số vấn đề có liên quan.
- Chương 2: Bình diện kết học, nghĩa học của nhan đề bài Đọc văn bậc
THCS hiện hành.
- Chương 3: Nhan đề bài Đọc văn THCS và việc thực hiện các chức
năng giao tiếp.


9
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. Một số vấn đề chung về nhan đề của văn bản
Văn bản là một loại sản phẩm ngôn ngữ, mỗi văn bản thường có một cái
tên, thường được gọi là “nhan đề”. Nói cách khác, nhan đề là một thuật ngữ
ngôn ngữ học thường dùng khi đặt tên hoặc giới thiệu cho một văn bản, một
tác phẩm (thuộc các thể loại, viết về các lĩnh vực của đời sống). Vấn đề đặt
tên gọi cho các sản phẩm liên quan đến việc định danh sự vật của tín hiệu
ngôn ngữ. Lâu nay, tên văn bản được giới nghiên cứu ngôn ngữ định danh
bằng các thuật ngữ khác nhau như tiêu đề, tựa đề, đầu đề, tên bài, tít bài, nhan
đề. Nhiều người không hiểu đúng các khái niệm này, nên có khi dùng sai. Vì
vậy, dựa theo sự phân tích của tác giả Nguyễn Thị Tâm làm cơ sở lí thuyết để
nghiên cứu các nội dung trong những chương tiếp theo.
1.1.1. Các thuật ngữ tiêu đề, tựa đề , đầu đề, tên bài, tít bài của văn bản
Tìm hiểu một số ý kiến về thuật ngữ tiêu đề, chúng tôi cùng đồng nhất
với quan điểm của tác giả Nguyến Thị Tâm về ba loại quan niệm sau:
Quan niệm thứ nhất là của Hoàng Phê cùng nhóm tác giả Viện Ngôn
ngữ học, Nguyễn Văn Đạm, Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phạm Xuân Thành:
tiêu đề có hai loại. Chẳng hạn :" tiêu đề: 1. Lời đề ở đầu một tác phẩm, nêu
nội dung chủ yếu. Quyển truyện có tiêu đề "tiểu thuyết tâm lí – xã hội". 2.
Phần in sẵn ở bên trên các giấy tờ hành chính, giấy tờ giao dịch thương mại,

ghi tên cơ quan, thường có kèm địa chỉ. Giấy viết thư có tiêu đề ghi rõ địa
chỉ" [39,990]
Hay:" tiêu đề: 1. Lời ghi kèm vào tên một mục, nêu lên cho người đọc
chú ý. Đề xuất một sáng kiến mới dưới tiêu đề " đã nghiên cứu qua thử thách
thực tế"; 2. Phần in sẵn ở trên các giấy tờ hành chính, giấy tờ giao dịch
thương mại" [16,820]. Hoặc : “Tiêu đề: 1. Lời đề trên cuốn sách (hoặc bài
viết) để gợi sự chú ý. Quyển truyện có tiêu đề “Tiểu thuyết trinh thám”. 2. Phần in


10
sẵn ở bên trên các giấy tờ hành chính, giao dịch của một tổ chức, cơ quan. Dùng giấy
có tiêu đề của cơ quan để đánh máy các công văn này” [65,1131].
Quan niệm thứ hai là của Trịnh Sâm: “Tiêu đề văn bản được hiểu theo
nghĩa: a. Tên gọi chính thức một văn bản như tên quyển sách, bài báo, bài thơ...; b.
Tên gọi chính thức một chương, một mục nào đó trong văn bản” [38,12].
Ví dụ: trên báo “Giáo dục thời đại” số ra ngày 18-11-2013 có bài báo
mang tiêu đề như một vấn đề đặt ra cho tác phẩm “Hình tượng nhân vật ông
giáo trong truyện ngắn Lão Hạc” (Trang 14), “Chiếc khăn của miền sông
nước” (Trang 21); có bài mang tiêu đề chung là “Cơm chiến sĩ”, “Ấn tượng
với bữa cơm giản dị”, “Đậm đà hương vị nguyên sơ” (trang 25); “Mai một tiếng
đàn H’ra”, “Nhạc cụ độc đáo”. “Tiếng đàn thay lời muốn nói’ (Trang 29).
Như vậy, theo ông, tiêu đề văn bản bao gồm các loại sau: tiêu đề duy
nhất (ứng với một văn bản chỉ có một tiêu đề); tiêu đề của toàn văn bản và
tiêu đề của chương mục; tiêu đề chính và tiêu đề phụ.
Quan niệm thứ ba là của Đào Ngọc Đệ: “Nhan đề, tựa đề và tiêu đề là
ba khái niệm ngôn ngữ thường dùng khi tạo lập một văn bản, một tác phẩm
(thuộc các thể loại, viết về các lĩnh vực của đời sống); hoặc khi giới thiệu một
văn bản, một tác phẩm nào đó”[17]. Vì quá bức xúc trước hiện tượng “nhiều
người, trong đó không ít thuộc giới báo chí, nghệ thuật, học sinh, sinh viên,...
không hiểu đúng các khái niệm này, nên thường dùng sai”- đó là bài viết của

Đào Ngọc Đệ “Nhan đề, tựa đề, tiêu đề” đăng trên báo “Lao động cuối tuần”
số 32 ra ngày 19 - 8 - 2007 nhằm phân biệt rõ ràng ba khái niệm đó. Theo ông,
“Tiêu đề là cái nhan đề nhỏ, là tên của một chương mục trong chỉnh thể tác
phẩm, hoặc tên của một văn bản. Những văn bản dài, các tiểu thuyết hoặc
phóng sự, v.v...thường có các tiêu đề, để tách các phần, các chương, hoặc các
ý lớn, làm cho bố cục của tác phẩm trở nên rành mạch và người đọc dễ tiếp
nhận. Dưới mỗi tiêu đề là một vài đoạn văn, tạo thành một bộ phận của tác
phẩm có ý nghĩa tương đối độc lập. Các tiêu đề thường được đánh dấu: I,II,III...


11
hoặc A,B,C,...; được trình bày bằng chữ in hoa, hoặc chữ in đậm, hay chữ in
nghiêng, nhưng cỡ chữ nhỏ hơn chữ ở nhan đề.” [17, 39]
Như vậy, theo Đào Ngọc Đệ, tiêu đề văn bản không phải là nhan đề
lớn bao trùm toàn văn bản mà chỉ là cái nhan đề nhỏ - tên một chương
mục trong văn bản.
Về thuật ngữ tựa đề, nói chung, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đều
thống nhất rằng tựa đề không phải là nhan đề.
Hoàng Phê cùng nhóm tác giả Viện Ngôn ngữ học định nghĩa “tựa
(cũng như lời tựa) là bài viết ở đầu sách để trình bày một số điều cần thiết về
cuốn sách đó. Đề tựa cho các tác phẩm” [39,1078].
Đào Ngọc Đệ trong bài báo đã dẫn cũng chỉ rõ “Tựa đề còn gọi là đề
tựa hay lời tựa, là những lời thường là của tác giả - viết dưới nhan đề (đầu đề),
để giới thiệu, hoặc để cho điều cần thiết, hệ trọng của một văn bản, một tác
phẩm. Tựa đề (lời thể tương đối dài, ở đầu một cuốn sách, là để giới thiệu
cuốn sách đó (...). Nhiều tựa đề chỉ là một, hai dòng ngắn gọn, nói lên chủ
đích của tác giả, hoặc cảm hứng khởi nguồn cho tác phẩm của mình (...). Như
vậy tựa đề hoàn toàn không phải là nhan đề” [17,42]. Ví dụ: dưới nhan đề bài
thơ “Nhớ rừng”, Thế Lữ viết lời đề tựa “Lời con hổ ở vườn bách thú”.
Nguyễn Văn Đạm quan niệm đầu đề “ như đầu bài” (tức là nội dung

nếu vắn tắt hoặc thành câu hỏi cho học sinh hay thí sinh phát triển, trả lời,
chủ yếu theo kiến thức đã học); hoặc “như đề tài” [16,255]. Hoàng Phê cùng
nhóm tác giả Viện Ngôn Ngữ học giải thích rộng hơn ở nghĩa 2 sau đây: “đầu
đề: 1. Như đầu bài . 2. Tên của một bài văn, thơ. Đầu đề bài báo. 3.3 Đề tài.
Đầu đề của cuộc tranh luận” [39,299].
Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành thống nhất với Hoàng
Phê nhưng có bổ sung: đầu đề: 1. Như đầu bài. 2. Tên của bài thơ, văn, báo
nhạc. Đầu đề bài báo” [65,368].
Đào Ngọc Đệ cũng cho rằng đầu đề chính là nhan đề [17,39].


12
Như vậy, Hoàng Phê cùng nhóm tác giả Viện Ngôn ngữ học, Như Ý,
Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, Đào Ngọc Đệ cùng thống nhất ở ý
kiến đầu đề cũng chính là nhan đề.
Hoàng Phê cùng nhóm tác giả Viện ngôn ngữ học định nghĩa : “tên: Từ
hoặc nhóm từ dùng để chỉ một cá nhân, cá thể, phân biệt với cá nhân, cá thể
khác cùng loại. Ghi rõ họ và tên” [39,906].
Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành giải thích : “Tên: Từ
hoặc nhóm từ dùng để định danh và xưng gọi một người, một vật, phân biệt
người hoặc vật khác như “đặt tên cho con” [65, 1022].
Từ đó, ta có thể định nghĩa tên bài là từ hoặc nhóm từ dùng để chỉ định
danh một văn bản cụ thể, phân biệt với những văn bản khác.
Hoàng Phê cùng nhóm tác giả Viện ngôn ngữ học định nghĩa : “tít: Đầu
đề bài báo thường in chữ lớn. Tít lớn chạy dài suốt bốn cột” [39, 1000].
Như thế, có nghĩa là các tác giả trên đã cho rằng tít bài là đầu đề, là
nhan đề là tên của một bài báo (không phải là văn bản nói chung).
Nguyễn Văn Đạm định nghĩa :”tít” :vốn mượn từ tiếng Pháp Titre và
tiếng Anh title (...) được dùng rất phổ biến và quen thuộc trong làng báo Việt
Nam từ những năm đầu thế kỉ XX.” [16,33].

1.1.2. Nhan đề văn bản
1.1.2.1. Khái niệm
Khái niệm về nhan đề văn bản cũng được tác giả Nguyễn Thị Tâm [56]
trình bày rất cụ thể. Trên cơ sở đó chúng tôi xem xét, kế thừa những nội dung
chủ yếu sau:
Hoàng phê cùng nhóm tác giả Viện ngôn ngữ học định nghĩa nhan đề:
“Tên đặt cho cuốn sách hoặc bài viết”
Nguyễn Văn Đạm định nghĩa rộng hơn: “nhan đề: tên nói lên nội dung
chính trong một sản phẩm của trí tuệ, nghiên cứu hay sáng tạo. Nhan đề cuốn
sách”.


13
Năm 1994, Đinh Trọng Lạc trong giáo trình “Phong cách học văn bản”
đã đề cập đến khái niệm đầu đề, nhan đề, vai trò của nhan đề văn bản. Khi
bàn đến những chỉ dẫn về đầu đề văn bản, tác giả gọi đầu đề bằng các tên gọi
khác nhau: nhan đề, tiêu đề, tên bài thơ. Như vậy, Đinh Trọng Lạc gọi nhan
đề là tiêu đề, đầu đề tên bài thơ.
Đào Ngọc Đệ cũng khẳng định: “Nhan đề còn gọi là đầu đề, là tên, là
cái “tít” chung của một văn bản, một tác phẩm” và nhan đề “dứt khoát không
phải là tựa đề hoặc tiêu đề” [17, 45].
Năm 2007, Hoài Nam cho rằng, “nhan đề của tác phẩm (...) là một bộ
phận không thể tách rời khỏi tác phẩm”.
Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá giải
thích “nhan đề: (còn gọi là tựa đề). Thuật ngữ dùng đề gọi tên một tác phẩm
văn học, một trong những yếu tố của cái cạnh văn bản, nhằm phân biệt tác
phẩm này với tác phẩm khác. Ví dụ: Cảnh khuya và Đi đường là nhan đề hai
tác phẩm khác nhau của Hồ Chí Minh. Có khi nhan đề chỉ tên các phần, các
chương của truyện”. Ví dụ: Nhiều tiểu thuyết chương hồi chia thành các hồi,
mỗi hồi đều có một nhan đề riêng hay trong văn bản nghị luận có nhan đề “Thuế

máu” lại có các tiêu đề thuộc các mục của mỗi phần bài Đọc “Chiến tranh và
người bản xứ”, “Chế độ lính tình nguyện”, “Kết quả của sự hi sinh”.
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy về thuật ngữ nhan đề, có những quan niệm sau:
Quan niệm thứ nhất gồm Hoàng Phê cùng nhóm tác giả Viện ngôn ngữ
học, Đào Ngọc Đệ cho rằng nhan đề không phải là tiêu đề, không phải là tựa
đề, mà là tên bài, đầu đề, tít bài.
Quan điểm thứ hai gồm Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành cho
rằng nhan đề không phải là tiêu đề, không phải là tựa đề mà là tên bài, đầu đề.
Quan niệm thứ ba là của Nguyễn Văn Đam cho rằng nhan đề không
phải là tiêu đề, không phải là tựa đề, không phải là đầu đề, mà là tên bài.
Quan niệm thứ tư là của Trịnh Sâm cho rằng nhan đề là một loại tiêu đề
- tiêu đề lớn bao trùm toàn văn bản.


14
Quan niệm thứ năm là của Đỗ Đức Hiếu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn
Tửu, Trần Hữu Tá cho rằng nhan đề là tựa đề, là tên các phần trong tác phẩm
văn học.” [56, 10,11].
Theo các quan niệm trên thì có thể thấy nhan đề không phải là tựa đề
bởi vì tựa đề là lời giới thiệu văn bản, nằm dưới nhan đề; nhan đề không phải
là tiêu đề bởi vì chúng tôi cho rằng chỉ nên dùng tiêu đề để chỉ tên chương,
mục, phần nằm trong văn bản; nhan đề là đầu đề (chỉ với nghĩa là “tên của
văn bản”, không dùng với nghĩa “như đầu bài”, “đề tài”); nhan đề là tên văn
bản nằm ở phần trước tiên của văn bản, ngăn cách với văn bản bằng một
khoảng trống; nhan đề cũng là tít chung của văn bản.
Như vậy, khi đi vào nghiên cứu các nội dung trong các chương tiếp
theo, chúng tôi thống nhất dùng thuật ngữ nhan đề để chỉ tên gọi của các bài
Đọc văn trong chương trình Ngữ văn THCS (bao gồm cả tên tác phẩm, tên
đoạn trích văn học, tên các văn bản thuộc các thể loại khác nhau).
1.1.2.2. Đặc điểm, vai trò của nhan đề văn bản

a. Đặc điểm của nhan đề
Nhan đề văn bản có hình thức cấu tạo ngữ pháp rất đa dạng, có
dung lượng ngắn gọn. Nó thường có cấu tạo là một từ, hay là một cụm từ,
hoặc là một câu. Trong nhan đề văn bản lại có mặt tất cả các loại từ như
thực từ, hư từ. Do mục đích giao tiếp, chi phối mà nhan đề văn bản
thường có hình thức thật ngắn gọn, có “tính nén chặt” [38, 168]. Về cấu
tạo ngữ pháp, nhan đề thường được diễn đạt nhiều nhất là bằng một danh
từ, một cụm danh từ; có khi bằng một động từ, một tính từ, một cụm động
từ. Cách tạo nhan đề bằng một câu có đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ thường rất
ít gặp, và chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết.
Ví dụ: nhan đề là một danh từ “Thạch Sanh”, nhan đề là một cụm danh
từ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhan đề là một câu “Mẹ hiền dạy con”, “Thầy bói
xem voi” nhan đề là một ngữ cố định, “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là nhan
đề gồm nhiều danh từ (cụm D đẳng lập). Tất cả các nhan đề này đều ngắn gọn.


15
Nhan đề văn bản có nội dung mang tính hàm súc. Nó có sức diễn đạt
được nhiều phương diện. Nó có thể là chủ đề của văn bản (báo “Khoa học và
đời sống” số ra 30-05-2014 có bài “Khôn khéo dẹp loạn”- trang 15; báo “An
ninh Hải Phòng” số ra ngày 04-06-2014 có bài “Thủ đoạn cũ, nạn nhân mới” trang 6), có thể là nội dung tổng quát của văn bản (“Thông tin về ngày trái đất
năm 2000”- Ngữ văn 8, tập 1), có thể là một chi tiết đáng chú ý nhất trong văn
bản (báo “Giáo dục thời đại” số ra 25-11-2013 có bài “Sự thật về miếu Ba
Cô”- trang 21 ), có khi nó là một hình tượng biểu trưng cho nội dung cơ bản
của toàn văn bản (“Đoàn thuyền đánh cá”- Ngữ văn 9, tập 2), là tên nhân vật
chính (“Sọ Dừa”- Ngữ văn 6, tập 1), là một tình huống cuộc đời (báo “Giáo
dục và thời đại” số ra 25-11-2013 có bài “Giáo viên đang “chạy” sau công
nghệ”- trang 6, “Giáo dục đánh thức khă năng sáng tạo”- trang 5), là tiếng cười
chiết xuất từ nội dung văn bản (“Lợn cưới áo mới”- Ngữ văn 6, tập 1), v.v...
Nhan đề (đầu đề) thường do người viết đặt ra - như người bố, người mẹ đặt

tên cho đứa con của mình; nhưng cũng có khi do người khác (cán bộ biên tập)
đặt hộ, hoặc đổi tên đi cho hay, cho phù hợp với chủ đề của tác phẩm. Có
những bài nói, bài viết không có nhan đề, nhưng khi đăng báo, toà soạn phải
đặt tên cho. Vì thế, ở phía dưới có ghi chú: Nhan đề (tên bài, đầu đề) do toà
soạn đặt.
Đặt được một nhan đề cho một văn bản, một tác phẩm sao cho đúng,
cho hay, cho độc đáo - không phải dễ. Nhan đề phải khái quát ở mức cao về
nội dung tư tưởng của văn bản, của tác phẩm; phải nói cô đọng được cái
"thần", cái "hồn" của tác phẩm.
Nhan đề như thế mới hay và bản thân nó đã có sức thu hút người đọc,
người xem. Nhiều nhà báo, nhà văn (và các tác giả khác) đã phải trăn trở,
hoặc phải thay đổi nhiều lần cho một cái tên tác phẩm của mình.
Nhan đề văn bản thể hiện nhiều đặc điểm phong cách ngôn ngữ. Có
nhan đề mang màu sắc phong cách sinh hoạt như nhan đề “Nhờ phải bợm”


16
trong báo “An ninh Hải Phòng”- trang 6 , số ra ngày 16-5-20154 đã cho người
đọc cái nhìn chân thực về các thủ đoạn của những kẻ thản nhiên lợi dụng sự
tin tưởng của người khác để chuộc lợi ; có nhan đề mang màu sắc phong cách
hành chính như “Đề nghị mức án 30 năm tù đối với với bầu Kiên” trong bài
“ Khoa học và đời sống”- trang 22, số ra ngày 20-05-2014 cho thấy thái độ
của mọi người trước những vấn nạn xã hội; có nhan đề mang màu sắc phong
cách khoa học như “Cần có giải pháp kịp thời để phục hồi kinh tế” trong báo
“An ninh Hải Phòng”- trang 2, số ra ngày 14-5-2014 đề cập đến vấn đề đang
được quan tâm đặc biệt và mong muốn có một sự thay đổi tích cực góp phần
phục hồi nền kinh tế đất nước; có nhan đề mang màu sắc phong cách báo chí
như “Cần xử phạt nghiêm hơn” - trang 28, trong báo “ Giáo dục và thời đại”
số ra ngày 18-11-2013 là lời cảnh tỉnh trước những hành vi của những kẻ cố ý
vi phạm pháp luật; có nhan đề mang màu sắc phong cách đầy ngôn ngữ nghệ

thuật như “Gieo sáng tạo, gặt mùa vàng”- trang 11 trong báo “Văn nghệ” số
ra ngày 15-11-2913 bày tỏ thái độ ngợi ca, tôn vinh trước những sáng tạo
tuyệt vời của con người, v.v... Có thể nói, những nhan đề này đã được đánh
dấu khá rõ về đặc điểm phong cách văn bản.
Nhan đề văn bản xuất hiện trong các kiểu văn bản khác nhau xét về
phương thức biểu đạt: có loại thuộc văn bản thuyết minh “Những món ăn
thuần Việt trên quê hương Trạng Trình” nhằm giới thiệu cho người đọc về
một số món ăn độc đáo, bình dị mà đậm chất quê hương của vùng đất Vĩnh
Bảo ; có nhan đề thuộc văn bản miêu tả như: “Cây tre Việt Nam” giúp người
đọc, người nghe hình dung về cuộc sống làng quê Việt vốn gắn bó với lũy
tre...; có nhan đề thuộc văn bản tự sự như “Chuyện người con gái Nam
Xương” là câu chuyện bất hạnh về người con gái Vũ Thị Thiết ; có nhan đề
thuộc văn bản biểu cảm như “Nhớ rừng" mang tâm tư, nỗi niềm của vị mãnh
chúa chốn rừng già, nhưng hơn hết là tâm trạng của những người dân mất
nước phải sống trong cảnh mất tự do; có nhan đề thuộc văn bản lập luận như
“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một áng văn nghị luận mẫu mực với


17
hệ thống luận điểm chặt chẽ nhằm khẳng định, ngợi ca truyền thồng yêu nước
của nhân dân ta.
Nhan đề văn bản thường hấp dẫn, không chỉ đúng, phù hợp với nội
dung, phong cách văn bản, đặc điểm thể loại của văn bản nó định danh mà
còn phải hay, thu hút sự chú ý của người tiếp nhận, có tính gợi mở và sức lan
tỏa rộng rãi, nhất là tên gọi của các tác phẩm văn học. Sức hấp dẫn của nhan
đề có thể toát ra từ kiểu cấu tạo nội dung, kiểu hình thức ngôn ngữ, từ sự phù
hợp với mục đích sử dụng và đối tượng tiếp nhận văn bản, từ quan hệ giữa
nhan đề với ngữ cảnh và với toàn văn bản. Việc đặt nhan đề cho văn bản đã
trở thành một “nghệ thuật” phức tạp giống như việc sử dụng một biện pháp tư
từ để đem lại những giá trị tu từ. Ví dụ: nhan đề “Ôn dịch, thuốc lá”: “thuốc

lá” là cách nói của tệ nghiện thuốc lá. So sánh (tệ nghiện) thuốc lá với “ôn
dịch” là rất thỏa đáng vì tệ nghiện thuốc lá cũng là một thứ bệnh (bệnh
nghiện) và cả hai có một đặc điểm chung là rất dễ lây lan... Dấu phẩy trong
nhan đề có chức năng liên kết hai bộ phận đi liền, nối tiếp nhau, đẳng lập với
nhau. Dấu phẩy dùng ở đây có giá trị biểu đạt ý nghĩa “thuốc lá” đi liền với
“Ôn dịch”, cũng là một thứ ôn dịch nguy hiểm vì sức lây lan ghê gớm. Nhan
đề này có cấu tạo là một cụm danh đẳng lập gồm hai danh từ nối với nhau
bằng dấu phẩy đã tạo ra độ mở cao về ngữ nghĩa mà số lượng từ ngữ nén chặt
đến mức tối đa.
b. Vai trò của nhan đề
Nhan đề văn bản rất quan trọng với người tạo lập văn bản, với người
đọc, và với chính văn bản.
* Nhan đề văn bản và người tạo lập văn bản (tác giả)
Nhan đề văn bản “vừa là yếu tố mở đầu vừa là biểu tượng kết thúc
trong quá trình tạo lập văn bản” [26, 178]. Khi bắt tay vào văn bản hóa các ý
tưởng của mình, tác giả phải có cơ sở định hướng nội dung mà trong đó nhan
đề văn bản (dù còn ở dạng trừu tượng ) sẽ là hạt nhân của nó. Nhan đề văn
bản là yếu tố thường trực hiện hữu hoặc bằng ý thức, hoặc bằng vô thức chi


18
phối quá trình lập văn bản. Xét trong quá trình này, nhan đề vừa đảm nhiệm
chức năng của một yếu tố dự báo, vừa mang nhiệm vụ của một yếu tố hồi cố. Ví
dụ, nhan đề bài thơ “Sài Gòn tôi yêu” của Minh Hương vừa dự báo chủ đề, vừa
được nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm qua cách đảo vị trí các tiếng trong nhan
đề nên ý nghĩa của nó luôn được nhận thức trở lại trong quá trình tác giả sáng tạo
tác phẩm.
Văn học luôn gắn bó với đời sống, nhà văn thâm nhập và biểu hiện
cuộc sống theo những con đường khác nhau. Nhan đề tác phẩm, nhìn từ
phương diện này, giữ vai trò như một cột mốc đánh dấu từng chặng đường

thâm nhập cuộc sống của tác giả. Nếu Nguyễn Tuân không đi thực tế Tây Bắc,
với khát khao khám phá chất vàng mười của thiên nhiên và con người nơi đây,
chắc chắn không thể có những trang viết tài hoa độc đáo như trong tuỳ bút
“Sông Đà”. Một nhà văn trẻ hỏi Nguyễn Tuân: “Thưa bác, bác đã viết Sông
Đà như thế nào ạ”. Nguyễn Tuân cười hóm hỉnh, rồi trả lời rất ngắn: “Tôi đi,
tôi viết”. Tên gọi “Sông Đà” đã trở thành biểu tượng cho một chuyến đi, nó
nói lên bài học về kinh nghiệm sống, vốn sống đối với người sáng tác.
Nguyễn Huy Tưởng đi chiến dịch biên giới 1950, viết “Kí sự Cao Lạng”. Tô
Hoài đi cùng bộ đội tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc năm 1952, ông
có điều kiện thấu hiểu cuộc sống tủi nhục của đồng bào các dân tộc miền núi
dưới ách phong kiến thực dân, nên viết thành công“ Truyện Tây Bắc”. Khi Tố
Hữu giác ngộ lí tưởng cộng sản, ông có tập thơ “Từ ấy”.Những tên gọi
như“Xiềng xích”,“Ra trận”,“Giải phóng”, “Lên Tây Bắc”... đều phản ánh
được từng chặng đường hoạt động cách mạng của nhà thơ Tố Hữu. Nếu như,
đối với các nhà văn - chiến sĩ, nhan đề thường in đậm cảm quan chính trị và
nhiệt hứng yêu nước cao đẹp; thì ngược lại, đối với sáng tác của nhà văn lãng
mạn, ngay từ nhan đề, người đọc có thể nhận thấy rõ một vài gợi ý về cái
“tháp ngà nghệ thuật” do anh ta dựng nên. Cách đạt nhan đề vừa cho thấy sự
tìm tòi đa dạng của nghệ sĩ.


19
Tác phẩm văn học dân gian thường không có nhan đề, đó là tài sản
chung của cộng đồng, phản sánh kiểu tư duy tập thể. Nhan đề, với tư cách yếu
tố cận văn bản, xuất hiện hầu hết ở các tác phẩm văn học viết. Việc đặt nhan
đề hay không đặt nhan đề liên hệ mật thiết với ý thức sáng tạo cá nhân, với ý
thức sở hữu văn bản.
Đối với một số tác giả có bản lĩnh thì nhan đề văn bản có thể mang
những dấu ấn về phong cách cá nhân của họ. Ví dụ: nhan đề bài thơ “Quê
hương” in dấu rất rõ con đường thơ của Tế Hanh, quê hương đã trở thành đề

tài quen thuộc trong thơ Tế Hanh. Sự trở đi trở lại về một miền quê- làng chài
ven biển gắn với những kí ức đẹp đẽ về những buổi ra khơi đầy hứng khởi
luôn là niềm cảm hứng say mê bất tận của nhà thơ. Nhan đề truyện ngắn “Bến
quê” bộc lộ rõ ràng chất suy tưởng trí tuệ của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Đó là những quy luật triết lí về cuộc đời, là những điều giản dị, bình thường
nhưng vô cùng thiêng liêng, sâu sắc không phải lúc nào con người cũng sớm
nhận ra, mà phải qua quá trình trải nghiệm có khi đến cuối cuộc đời.
* Nhan đề văn bản và người đọc (độc giả)
Nhan đề là việc tiếp xúc đầu tiên với văn bản, là kí hiệu đầu tiên, thông
tin đầu tiên (cùng với tên tác giả), giúp người đọc có thể dự đoán nội dung
của văn vản. Nhan đề thực hiện chức năng kích thích, tạo nên ấn tượng đầu
tiên của người đọc về văn bản. Nhan đề văn bản “như một chỉ dẫn định
hướng”; nó “hướng dẫn” người đọc trong quá trình lĩnh hội tác phẩm. Nó để
lại trong người đọc những rung cảm và suy nghĩ sâu sắc [26, 178]
“ Nhan đề vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết thúc của quá trình lĩnh
hội, tiếp nhận tác phẩm. Thông qua nhan đề, người đọc có thể tìm ra sợi dây
liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng được nói đến trong văn bản. Có thể coi
những cảm nhận, ấn tượng về văn bản được hình thành trong người đọc từ cái
tên văn bản là cái vốn ban đầu. Cái vốn này sẽ tiếp tục khơi gợi, làm nảy sinh
thêm những cách, những mức độ cảm, hiểu khác nhau trong suốt quá trình
tiếp nhận văn bản. Kết thúc quá trình này rất có thể, cái vốn ban đầu sẽ được


20
bồi đắp và trở nên giàu có trong nhận thức, tình cảm của người đọc. Nhan đề
là đối tượng được nhận thức và tái nhận thức nhiều lần trong quá trình độc giả
giải mã văn bản. Khi đọc hiểu văn bản, người ta luôn luôn hướng về nó. Nhan
đề văn bản là cái gốc để kiểm tra, thẩm định văn bản: dựa vào nó, có thể xem
xét sự tương hợp, hay bất tương hợp giữa ý nghĩa của nhan đề văn bản và nội
dung của văn bản; xem xét văn bản đã hoàn chỉnh, trọn vẹn chưa,... Như vậy,

nhan đề văn bản là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố cuối cùng chi phối quá
trình tiếp nhận văn bản của độc giả. Ví dụ tiếp nhận bài thơ “Mưa” của Trần
Đăng Khoa, yếu tố ngôn ngữ đầu tiên đến với người đọc là nhan đề “Mưa”.
Nhan đề này khơi gợi những cảm xúc, những liên tưởng, ấn tượng, hình dung
ban đầu như hình ảnh những hạt mưa, cơn mưa hay những hiện tượng, sự vật
trong cơn mưa...Trong quá trình đọc bài thơ, giải mã các tín hiệu ngôn ngữ,
liên kết nhan đề với chúng, người đọc dần nhận ra rằng dưới con mắt của nhà
thơ “thần đồng”, sự kì diệu của thiên nhiên không chỉ được hiện ra thật sinh
động mà trên hết là vẻ đẹp của con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên
ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.
Trong giao tiếp giữa tác giả và độc giả, nhan đề văn bản là loại kênh
thông tin đặc biệt, không phải chỉ tiến hành thiết lập có một lần mà là nhiều
lần, không phải chỉ theo một chiều mà là hai chiều: khi tạo lập văn bản, tác
giả luôn dự kiến về đối tượng tiếp nhận, những khả năng mà văn bản sẽ tác
động đến người đọc, những suy nghĩ có thể có từ phía người đọc để chọn một
nhan đề văn bản thích hợp nhằm hướng người đọc suy luận cho trúng ý của
mình; còn khi tiếp nhận văn bản, độc giả luôn có ý thức đối thoại với tác giả,
phỏng đoán những khả năng có thể có về nội dung hàm chứa trong nhan đề,
trong phần còn lại của văn bản có ý đồ giao tiếp của người viết” [56, 16,17].
* Nhan đề văn bản đặt trong quan hệ với văn bản mà nó định danh
Trong quan hệ với văn bản mà nó định danh, nhan đề vừa có tác dụng
hướng nội, vừa có tác dụng hướng ngoại, vừa có tính độc lập.


21
Trong vai trò hướng nội của nhan đề, nó biểu trưng cho nội dung toàn
văn bản mà nó gọi tên. Toàn bộ văn bản, kể cả nhan đề được coi là chỉnh thể
có đủ hai phần đề - thuyết thì nhan đề là phần đề, mà phần văn bản còn lại là
phần thuyết. Ví dụ, nhan đề “Yêu trẻ thì hãy làm thầy” biểu trưng cho nội
dung một văn bản đăng trên báo “Giáo dục và thời đại”- trang 6, số ra ngày

20/11/2013 là những suy nghĩ về nghề dạy học gắn với kỉ niệm về người thầy
tại một vùng quê đã khiến người đọc không khỏi xúc động. Nhan đề “Cán bộ
dốt, dân trả giá” biểu trưng cho nội dung một văn bản đăng trên báo “Khoa
học và đời sống”- trang 10 số ra ngày 31/03/2014: nhấn mạnh vai trò, ảnh
hưởng của đội ngũ cán bộ trong việc giải quyết các vấn đề góp phần thay đổi
diện mạo các đô thị.
Nhan đề là một căn cứ để nhận biết tính hoàn chỉnh của văn bản. Một
bài viết chỉ có thể được coi là hoàn chỉnh (ngoài những tiêu chí như sự thống
nhất về đề tài - chủ đề, mục đích, văn phong) khi nó có thể được đặt cho một
cái tên, tức nhan đề. Nếu một văn bản mà không có nhan đề sẽ giống như một
người không có tên sẽ thiếu sự định hướng trong tiếp nhận, sẽ bị chìm lẫn đi
trong muôn vàn những văn bản khác, người đọc sẽ quên nó ngay sau lúc đọc.
Vì thế, người ta thường định danh cho những văn bản không có tên là “Vô
đề”, “Không đề”.
Đinh Trọng Lạc trong “Phong cách học văn bản” có khẳng định:
“Nhan đề là bộ phận không thể tách rời của văn bản, là một thành tố của văn
bản” [26, 33]. Nó là một tiêu điểm mà các yếu tố cấu tạo làm nên văn bản
phải hướng về. Nó thường được nhắc đến trong văn bản dưới hình thức này
hoặc hình thức khác rất đa dạng: nó có thể được lặp lại nhiều lần trong nội
dung văn bản bằng nhiều thủ pháp khác nhau, với các sắc độ đậm nhạt khác
nhau, đơn giản có, phức tạp có, tường minh có, hàm ẩn có, ... với những dụng
ý khác nhau. Ví dụ, nhan đề “Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên trong sách
giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2 được lặp lại nhiều lần trong bài thơ bằng thủ pháp
điệp ngữ để từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và


22
lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người. Hay ý nghĩa nhan đề “Những ngôi sao
xa xôi” trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2 của Lê Minh Khuê có nhiều nét
tương đồng với các nhân vật của truyện tạo nên hàm ý ca ngợi vẻ đẹp tâm

hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao cả của những cô thanh niên xung
phong quả cảm, trong sáng, hồn nhiên. Đối với các bài Đọc là văn bản khoa
học như nhóm bài ôn tập, tổng kết thì ngay trong nhan đề đã định hướng cho
người dạy và người học kiến thức, kĩ năng để tiến hành các phương pháp khái
quát, tổng hợp lại các kiến thức theo chương trình, qua đó kiểm tra việc tiếp
nhận kiến thức và rèn kĩ năng học tập của học sinh.
“Theo Đinh Trọng Lạc, “cái đầu đề (hay nhan đề, tiêu đề) của tác phẩm
(thơ cũng như văn xuôi) là một tín hiệu nghệ thuật mang tính khát quát”. Ông
nhấn mạnh: “Tên bài thơ thường chứa đựng tứ thơ của toàn bài. Nó đảm
nhiệm vai trò tâm điểm của vòng tròn đồng tâm, từ đó cảm xúc tỏa ra và trở
vệ hội tụ”. Phương Lựu khi nói về tổ chức một bài thơ trữ tình cũng có ý kiến
“Đề thơ thu tóm tinh thần cơ bản của nội dung bài thơ, làm cho người đọc
nhớ và phân biệt với các bài thơ khác” [56, 19].
Tiếp theo là nhan đề văn bản trong vai trò hướng ngoại. Trong vai trò
hướng ngoại, nhan đề văn bản có khả năng phản ánh mọi vấn đề trong xã hội,
từ kinh tế đến văn hóa, từ vật chất đến tinh thần, từ những mối quan tâm hàng
ngày của quần chúng đến những tư tưởng vĩ đại, hay đến những cõi sâu kín
nhất của tâm hồn. Xét cho cùng, nhan đề cũng là một vấn đề của cuộc sống
được nêu ra ở mức độ cô đúc, khái quát. Nó vốn là hiện thân của văn bản
được nén chặt và cô đúc nhất; bao gồm hầu như tất cả các tín hiệu của đời
sống. Nhan đề chính là đời sống được tín hiệu hóa. Chỉ cần điểm nhanh các
nhan đề sau ta cũng có thể hình dung khả năng phản ánh của các nhan đề rộng
rãi đến mức nào: “Khi âm nhạc kể chuyện”, “Hơi thở mùa đông”, “Hôn nhân
không tình yêu”, “Siêu vật liệu của tương lai” “Đi tìm “hành tinh nước”,
“Không đơn giản là truyền thụ kiến thức”, “Trào lưu khoe của”, “Các diễn
viên gãy cánh giữa đường”, “Đăng kí đất đai là quy định bắt buộc”, “Người


23
đàn bà...vô tội”, “Nhìn Bác lòng ta trong sáng hơn”, “Đưa con chữ về với

vùng sâu”, “Hạnh phúc là chia sẻ”, “Những thực phẩm nhất thể giới”,
“Châm cứu đẩy lùi tai biến”, “Khai mạc giải bóng đá Hội khỏe Phù ĐổngCup Milo 2014”, “Vì sao Australia lo ngại tình hình ở Biển Đông?” , “Gia
đình- nền tảng xã hội”... (Báo Giáo dục và thời đại, số ra ngày 25/11/2013)
“ Nhan đề văn bản còn có tính liên văn bản. Ví dụ, nhan đề các bài thơ
trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh thể hiện mối liên hệ thống nhất
hướng về nội dung nhan đề chung của cả tập thơ: nhan đề mỗi bài thể hiện sự
ghi chép những điều mắt thấy tai nghe (“ Cháu bé trong nhà lao Tân Dương”,
“Gia quyến người bị bắt lính”, “Ở Lai Tân”, “Tiền vào nhà giam”, “Ghẻ”, ...)
hoặc là lời tự bạch suy nghĩ cảm xúc (“Ngắm trăng”, “Hoàng hôn”, “Nhớ
bạn”, ...) của tác giả hàng ngày trong thời gian bị cầm tù ở Trung Quốc từ mùa
thu 1942 đến mùa thu 1943. Tính liên văn bản cũng có mặt ở nhan đề các công
trình nghiên cứu của một tác giả.
Tuy nhiên trong quan hệ với văn bản, nhan đề văn bản cũng có tính
độc lập về nội dung và hình thức. Nó được phân giới với phần văn bản còn
lại khá rõ, dưới nhiều dạng thức hoặc màu sắc, kiểu chữ khác nhau, thường
gặp nhất là nó được ngăn cách với phần còn lại bởi một khoảng trống để
người đọc dễ phân biệt. Người ta tri giác nó như một khối trọn vẹn, hoàn
chỉnh, dù hình thức của nó như thế nào. Cho nên, khi tách khỏi văn cảnh,
phát ngôn nhan đề có đủ tư cách như một yếu tố đại diện của văn bản. Việc
lập thư mục các sách ở thư viện, việc điểm các bài viết, các công trình
nghiên cứu về một lĩnh vực nào đó của khoa học hay của đời sống bằng
cách ghi tên các văn bản là một ví dụ khá rõ về tính độc lập của nhan đề
văn bản....” [56, 19, 20].
1.2. Một số vấn đề về câu
1.2.1. Khái niệm chung về câu
Trong ngữ pháp truyền thống, thuật ngữ “câu” được dùng để chỉ cái
đơn vị ngữ pháp lớn nhất là đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp. Câu vốn


24

được hiểu là đơn vị được làm thành từ một mệnh đề. Nhưng “mệnh đề” lại là
thuật ngữ của lôgic, vì vậy có sự cố gắng tách “mệnh đề của ngôn ngữ” ra
khỏi “mệnh đề của lôgic”. Những cố gắng này đi theo hai hướng:
- Vẫn tiếp tục dùng “mệnh đề” với sự ngầm định rằng đó là mệnh đề
dùng trong ngôn ngữ (giải pháp này vẫn được duy trì trong ngôn ngữ học
Pháp cho đến ngày nay). Theo đó, thuật ngữ “câu” vẫn được dùng với cơ sở
vẫn là mệnh đề hiểu theo ngôn ngữ học.
- Đưa vào ngôn ngữ học một tên gọi mới là” cú” vốn có trong tiếng
Anh như là một tên gọi của mệnh đề ngôn ngữ, để phân biệt với tên gọi
“mệnh đề” của lôgic. Có thể nhận ra điều này một cách dễ dàng trong sự phân
biệt câu đơn với câu ghép (câu đơn là câu chứa một cú, câu ghép là câu chứa
hơn một cú). Trong ngữ pháp Việt Nam, ý tưởng dùng tiếng “cú” thay cho
“mệnh đề ngôn ngữ” bắt đầu từ hai nhà ngữ pháp Trương Văn Chình và
Nguyễn Hiến Lê.
Tuy nhiên trong ngữ pháp tiếng Anh gần đây, thuật ngữ “cú” được một
số nhà nghiên cứu dùng phân biệt với “câu” theo hướng cho rằng câu vốn gắn
với chữ viết như là một đơn vị chính tả có dấu chấm câu ở hai đầu, còn “cú”
không bị ràng buộc vào chữ viết.
Vậy, nhìn chung, “cú” tương đương với cái được gọi là “câu đơn” của
ngữ pháp truyền thống. Việc dùng thuật ngữ “cú” thay vì thuật ngữ “câu”
trong ngữ pháp học ngày nay nhằm vào hai việc sau đây:
(i) dùng “cú” thay cho tên gọi “mệnh đề” thuộc ngôn ngữ, để phân biệt
với thuật ngữ “mệnh đề” của lôgic;
(ii) dùng “cú” thay cho tên gọi “câu”, vì “câu” được gọi như gắn với
ngôn ngữ viết.
Hiện nay, theo cách hiểu chung nhất, câu (sentence) là đơn vị lớn nhất
của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ. Còn cú (clause)
được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung quanh một vị tố,
và được dùng để diễn tả một sự thể (sự việc). Định nghĩa về cú như vậy là



×