Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

BT thực hành tâm lý học đại cương (123)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.2 KB, 52 trang )

Mục lục
Chương I.Tâm lý học là một khoa học........................................................3
I. Câu hỏi.........................................................................................................3
II. Bài tập.........................................................................................................3
Chương II. Hoạt động. giao tiếp. ý thức......................................................9
I. Câu hỏi.........................................................................................................9
II. Bài tập.........................................................................................................9
Chương III. Nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách..............16
I. Câu hỏi.........................................................................................................16
II. Bài tập.........................................................................................................16
Chương IV. Hoạt động nhận thức................................................................24
I. Câu hỏi.........................................................................................................24
II. Bài tập.........................................................................................................24
Chương V. Tình cảm và ý chí.......................................................................33
I. Câu hỏi ........................................................................................................33
II. Bài tập.........................................................................................................33
Chương VI. Trí nhớ.......................................................................................46
I. Câu hỏi.........................................................................................................46
II. Bài tập.........................................................................................................46

1


Lời nói đầu
Tâm lý học đại cương có vị trí quan trọng đặc biệt trong đào tạo giáo viên
vì đây vừa là môn học cơ sở, vừa là môn nghiệp vụ. Môn học này đã trực tiếp
góp phần hình thành quan điểm sư phạm và bồi dưỡng nghiệp vụ cho sinh viên.
Trong dạy học Tâm lý học đại cương, điều đặc biệt quan trọng là giúp
sinh viên làm các bài tập thực hành, biết vận dụng tri thức TLH vào thực tiễn để
hiểu tâm lý người học và tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục một cách khoa
học.


Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay các bài tập thực hành về tâm lý học
chưa nhiều, còn mang tính dàn trải hoặc chuyên sâu, chưa phù hợp với đối tượng
người học không chuyên Tâm lý học.
Vì những lý do trên, sau khi biên soạn tài liệu “Tâm lý học đại cương ”,
hệ thống các vấn đề lý thuyết về Tâm lý học, chúng tôi tiếp tục giới thiệu cuốn
tài liệu “Câu hỏi và bài tập thực hành Tâm lý học đại cương”. Với những câu hỏi
ngắn gọn, dễ hiểu và một hệ thống các bài tập thực hành đa dạng, phong phú,
chúng tôi hy vọng cuốn tài liệu này có thể hỗ trợ giảng viên và sinh viên đổi mới
phương pháp dạy và học, gắn học đi đôi với hành, kích thích hứng thú học tập
của sinh viên, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học.
Hệ thống câu hỏi và bài tập thực hành được phân chia thành các chương,
bao gồm 6 chương :
Chương I.Tâm lý học là một khoa học
Chương II. Hoạt động, giao tiếp, ý thức
Chương III. Nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách
Chương IV. Hoạt động nhận thức
Chương V. Tình cảm và ý chí
Chương VI. Trí nhớ
Do nhiều lý do khác nhau, việc biên soạn tài tiệu có thể chưa đáp ứng hết
các yêu cầu đặt ra, chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến
của các nhà giáo và các sinh viên để tài liệu được biên soạn hoàn thiện hơn.
Các tác giả

2


Chương I.
TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
I. Câu hỏi.
1. Trình bày đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học .

2. Nêu ý nghĩa của tâm lý học đối với công tác của người giáo viên và cho
các ví dụ minh hoạ.
3. Phân tích bản chất của hiện tượng tâm lí người theo quan điểm của chủ
nghĩa Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử; đồng thời rút ra bài học trong dạy
học và giáo dục học sinh.
4. Nêu biểu hiện của tính chủ thể trong tâm lý người và cho ví dụ minh
họa.
5. Từ bản chất tâm lý người hãy giải thích vì sao tâm lý người này khác
tâm lý người kia? Cho ví dụ minh hoạ.
6. Vì sao khi tìm hiểu tâm lý con người phải tìm hiểu môi trường xã hội
mà họ đang sống?
7. Có bao nhiêu cách phân loại hiện tượng tâm lí người? Hãy phân tích
cách phân loại hiện tượng tâm lí theo thời gian tồn tại và vị trí tương đối của
chúng trong nhân cách.
8. Trình bày các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học và cho ví dụ
minh hoạ.
II. Bài tập thực hành.
1. Hãy đặt năm câu trong đó có từ chỉ hoạt động Tâm lý của con người
(Yêu cầu cao hơn: có ba câu từ chỉ hoạt động Tâm lý là danh từ và hai câu còn
lại là tính từ).
2. Những câu nào dưới đây bạn cho rằng đã sử dụng từ “tâm lý” thích hợp.
a) Những người đã học “Cảm tình Đảng” đều có tâm lý muốn sớm
được kết nạp vào Đảng.
b) Bạn ngồi cạnh tôi có tâm lý hễ làm toán là rung đùi.
c) Báo cáo viên hôm nay rất tâm lý vì chiều thứ bảy nên kết thúc
sớm để người nghe ra về trước 15 phút.
d) Thầy giáo dạy toán chẳng tâm lý gì cả vì giảng rất rắc rối khó
hiểu.
e) Anh X đoán rất đúng tâm lý người yêu vì tặng cô một món quà
mà cô rất thích nhưng trước đó cô lại giữ ý không nói ra.

3. Những hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng tâm lý?

3


a/ Khóc đỏ cả mắt
b/ Thẹn đỏ mặt
c/ Tập thể dục buổi sáng
d/ Hồi hộp khi đi thi
e/ Giận cá chém thớt.
4. Dựa vào kiến thức về bản chất hiện tượng tâm lý người, hãy giải thích
hiện tượng tâm lý được thể hiện trong đoạn thơ sau:
“Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm".
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
5. Hãy đọc câu chuyện sau và rút ra kết luận về đặc điểm bản chất hiện
tượng tâm lý người.
"Bố, mẹ và những người lớn không có nhà, bọn trẻ ngồi đánh bài lôtô
quanh chiếc bàn ăn ở trong bếp. Bọn trẻ đánh bài tiền. Chúng nhặt những đồng
tiền côpếch...
Bọn chúng đánh rất ham mê. Thói ham mê thua được thể hiện rõ nhất trên
nét mặt Grisa. Nó chơi hoàn toàn chỉ vì tiền. Nếu không có những đồng côpếch
đặt trên đĩa thì nó đã ngủ khì từ lâu rồi. Nỗi lo sợ rằng nó có thể bị thua, tính đố
kỵ và tư tưởng ăn thua đã làm xáo trộn cái đầu cắt ngắn của nó, làm nó đứng
ngồi không yên, mất tập trung...
Cô em gái 8 tuổi Anhia chẳng hề bận tâm đến những đồng côpếch. Đối
với Anhia, niềm vui trong cuộc chơi là lòng tự ái.
Aliôsa thì chỉ chơi để mà chơi. Ai thắng thì cô bé cũng vỗ tay và cười như
nắc nẻ.
Xônhia thì chẳng có tư tưởng ăn thua, mà cũng chẳng hề tự ái. Nó rất cảm

ơn vì đã không bị đuổi ra khỏi bàn và giục đi ngủ. Nó tham gia trò chơi mà
không phải vì bản thân trò chơi, mà vì những cuộc cãi lộn không tránh khỏi xảy
ra lúc chơi. Nó lấy làm khoái chí khi được chứng kiến những xô xát hay cãi
vã..."
(Phỏng theo truyện ngắn của Sêkhốp)
6. Các hiện tượng dưới đây (từ in nghiêng), hiện tượng nào là Thuộc tính
tâm lý, Trạng thái tâm lý, Quá trình tâm lý?
a/ Nghe và suy nghĩ về những điều thầy giảng.
b/ Mơ màng khi nghe giảng.
c/ Trung thực trong quan hệ với người khác.
d/ Hình dung chuyện đã qua.
4


e/ Cô ấy do dự trước quyết định có học thêm Pháp văn hay không?
g/ Chị ấy luôn thích học thể dục thẩm mỹ.
h/ Tôi chăm chú nghe giảng.
7. Hiện tượng nào dưới đây là trạng thái tâm lý?
a/ Lành lạnh.
b/ Căng thẳng.
c/ Nhạy cảm.
d/ Yêu đời.
8.Thuộc tính tâm lý mang những đặc điểm nào dưới đây ?
a/ Không thay đổi.
b/ Tương đối ổn định bền vững.
c/ Dễ thay đổi theo thời gian.
d/ Đặc trưng cho mỗi cá thể và có tính độc đáo.
9. Nội dung tình huống:
a/ Vào cuối thế kỉ 18, có một nhà nông học kiêm kinh tế học người
Pháp là Ăngtoan Pacmăngchiê, hồi bị giam giữ ở Đức ông đã biết giá trị dinh

dưỡng của giống khoai tây. Ông ra sức thuyết phục Hoàng đế nước Pháp phát
triển trồng giống cây này để giải quyết khó khăn lương thực của nước mình
nhưng bị giới tăng lữ và y học chống đối mạnh mẽ . Đấu lí mãi cũng chẳng đi
đến đâu, cuối cùng Pacmăngchiê đã dùng một thủ thuật ...
Ông xin phép được trồng thí nghiệm khoai tây ở vùng đất hoang Xablông. Và
đặc biệt là cho một đội lính ngự lâm, mặc lễ phục uy nghi, suốt ngày canh gác và cấm
ngặt nông dân không được ai lai vãng lại gần đó. Mặc khác, lại vờ "tiết lộ" một vài ưu
điểm "tuyệt vời" của "giống lương thực quí báu dành riêng cho Ngài ngự" đó, dĩ nhiên
việc canh gác được tổ chức một cách sơ hở.
Tình huống úp mở đó đã có tác dụng. Khoai tây đã được nhân giống và ít
lâu sau truyền khắp nước Pháp. Pacmăngchiê đã hoàn toàn đạt được mục đích.
b/ Có một cửa hàng ăn cao tầng, do sơ ý khi thiết kế, chỉ lắp đặt có một
thang máy tốc độ thường, không lắp thang máy tốc độ cao. Sau khi khai trương,
khách ăn thưa dần, làm cho ông chủ lo cuống lên. Ông ta mời một nhà tâm lí học đến
hỏi ý kiến.
Nhà tâm lí học phát hiện vì mất thời giờ đợi thang máy, nên khách ngại
đến ăn. Làm sao cải thiện được? Nhà tâm lí học đưa ra một sáng kiến, lắp một
tấm gương lớn ở nơi đợi thang máy. Biện pháp ít tốn kém này lập tức thay đổi bộ
mặt của nhà hàng. Khi đợi thang máy, người ta soi gương ngắm vuốt không thấy
sốt ruột vì thời gian đợi chờ nữa ...
5


c/ Trong một cuộc thi đấu quyền anh thuộc khu vực Đông Nam á,
huấn luyện viên thấy vận động viên quyền anh của mình mệt mỏi, không có đủ
can đảm để đánh trận đánh quyết định cuối cùng. Người huấn luyện viên bèn
đến gần vận động viên và nói một cách hết sức bình tĩnh: "Anh có biết không,
cuộc đấu sắp tới là cuộc đấu quyết định của anh và người ta sẽ truyền toàn bộ
trận đấu lên truyền hình".
Sau khi trận đấu kết thúc, câu hỏi đầu tiên của người võ sĩ này hỏi người

huấn luyện viên của mình là: "Thế nào, anh trông tôi ở trên màn ảnh vô tuyến
như thế nào?". Huấn luyện viên trả lời: "Trông anh hay lắm. Nhưng không biết
người ta có thay đổi gì không? Dù người ta có thể thay đổi chương trình truyền
hình, nhưng không sao cả, bố, mẹ, vợ con anh có thể biết được thắng lợi của anh
khi họ đọc báo".
Một phóng viên tường thuật trận đấu này nói: "Tôi không hiểu tại sao anh
ta không còn mấy sức lực mà người ta lại đưa anh vào trận đấu. Nhưng trong
trận đấu cuối cùng này, anh ta đã sử dụng tối đa sức lực của mình và đã chiến
thắng".
Câu hỏi:
- Hãy phân tích những tri thức Tâm lý học dã được vận dụng thành công
trong các tình huống trên. Qua những câu chuyện đó hãy rút ra ý nghĩa của Tâm lý
học.
- Hãy lấy thêm một vài ví dụ tương tự minh hoạ cho vai trò và ý nghĩa của
tâm lí học.
10. Tình huống:
Các nhà khoa học đã để những người làm thí nghiệm vào 3 căn buồng
khác nhau: buồng thông thường, buồng tuyệt đẹp, buồng lộn xộn và bẩn thỉu.
Trong những căn buồng đó đều đặt cùng một bức ảnh của những người không
quen biết và yêu cầu họ nhận xét về tính cách của những người đó. Kết quả như
sau:
- Khi ở trong căn buồng lộn xộn và bẩn thỉu, những người trong ảnh được
nhận xét là "độc ác", "ghen tị", "hay nghi ngờ", "thô bạo", "buông thả";
- Khi để các bức chân dung đó vào trong một căn buồng đẹp thì chúng lại
gây nên phản ứng hoàn toàn khác: "có cảm tình", "chân thành", "thông minh",
"nhân hậu".
- Trong căn buồng thông thường, những bức chân dung đó được nhận xét
có cả mặt tốt và mặt xấu.
Từ đó, các nhà khoa học rút ra kết luận, chính căn buồng có ma lực và sức
thôi miên buộc con người nhìn nhận thế giới dưới những lăng kính khác nhau,

có thể là ảm đạm mà cũng có thể là lạc quan.
Câu hỏi:
6


a. Hãy giải thích tại sao có các hiện tượng trên và rút ra kết luận từ thí
nghiệm trên?
b. Hãy cho biết một vài ví dụ khác về tính chủ thể của hiện tượng tâm lí
người.
11. Năm 1902 các bác sĩ ở Côpenhaghen (Đan Mạch) đã làm một thực
nghiệm có một không hai trên thế giới như sau:
Một phạm nhân bị kết án phải xử bắn. Do yêu cầu của các bác sĩ và được
sự đồng ý của chính phủ, chánh án tuyên bố rằng án xử bắn được thay thế bằng
cách cắt mạch máu cho máu ra hết. Đến ngày thi hành án, các bác sĩ bịt mắt
phạm nhân lại và cắt một lớp da mỏng nhưng chưa chạm đến mạch máu. Cùng
lúc đó, bằng một hệ thống ống dẫn, nước ấm được chảy liên tục vào vết cắt.
Tin chắc là mình đã bị cắt đứt mạch máu, phạm nhân từ từ nằm xuống và
sau đó chết. Toàn bộ quá trình hấp hối giống hệt như một người mất máu dần.
Phạm nhân đã chết do mạch máu não thắt lại.
Có thể rút ra kết luận gì qua thí nghiệm này?
12. Bạn hãy làm một thí nghiệm nhỏ như sau: Vẩy một giọt mực vào tờ
giấy trắng, rồi gấp đôi tờ giấy lại để có hai hình loang lổ đối xứng nhau qua
đường gấp. Bạn hãy nhìn xem chúng giống cái gì? Sau đó bạn đưa cho một
người khác xem và hỏi họ xem nó giống cái gì? Thường thì ý kiến của họ không
giống với ý kiến của bạn! Tại sao vậy? Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm
này?
Bạn hãy nêu một vài hiện tượng trong cuộc sống thể hiện đặc điểm tâm lý
này.
13. Con khỉ được huấn luyện, hoặc do bắt chước, có thể biết cầm chổi
quét nhà, cầm búa đập vỡ gạch, hoặc đeo kính lên mắt, v..v..

Những hành động đó của con khỉ về bản chất có khác gì với những việc
làm tương tự của con người hay không? Hãy giải thích tại sao.
14. Năm 1923, nhà tâm lý học Mỹ Kenlôc (Kenlloggs) nuôi con khỉ
chimpanzé 10 tháng tuổi chung sống với cậu con trai Đônan (Donald) 8 tháng
tuổi của mình. ông cho con khỉ sống trong hoàn cảnh hoàn toàn của con người,
cố gắng tập cho nó một cách sống của con người. Con khỉ biết khóc, biết bật
đèn, bấm chuông điện, cầm thìa ăn cơm. Nó được sống trong xã hội của loài
người, là bạn của cậu bé Đônan, nó biết đùa rỡn và hôn hít Đônan! Mặc dù
Kenlôc ra công “người hoá” con vật, nhưng con khỉ không thể nói tiếng người
được, và nó vẫn hoàn toàn chỉ là một con khỉ.
a) Hãy giải thích tại sao như vậy?
b) Trường hợp này có gì khác với trường hợp trẻ con (người) sống
trong môi trường động vật hay không?

7


15. Hãy so sánh những lời phát biểu dưới đây về các phương pháp nghiên
cứu tâm lý con người. Anh (chị) đồng ý với những lời phát biểu nào và không
đồng ý với những lời phát biểu nào? Tại sao?
a) “Nguồn gốc duy nhất của sự nhận thức các quá trình tâm lý là tự
quan sát” (G.Chenpanôp).
b) “Các hiện tượng tinh thần chỉ có thể được chính người đang trải
nghiệm chúng nhận thức hay cảm thụ mà thôi” ... Chúng ta không thể cảm thụ
được đời sống tinh thần của người khác” (A.I.Vêđenxki).
c) “Dò sông dò biển dễ dò
Lòng người khó dễ ai đo cho tường”
d) Không được phán đoán về con người theo cái họ nói hay nghĩ về
mình, mà phải theo cách họ làm (V.I Lênin)
e) Hoạt động tâm lý luôn luôn được biểu hiện khách quan trong các

hành động, cử chỉ, phản ứng ngôn ngữ này hay khác, trong những biến đổi hoạt
động của các nội quan (I.M Xêchênôp).
16. Dấu hiệu nào dưới đây là của phương pháp quan sát? dấu hiệu nào là của
phương pháp thực nghiệm?
a/ Việc nghiên cứu được tiến hành trong những điều kiện tự nhiên.
b/ Nhà nghiên cứu chủ động tích cực tác động vào hiện tượng mình
nghiên cứu.
c/ Nghiệm thể không biết rằng mình trở thành đối tượng nghiên cứu.
d/ Việc nghiên cứu được tiến hành trong các phòng thí nghiệm đặc
biệt có sử dụng các dụng cụ.
17. Phương pháp nghiên cứu tâm lý nào được thể hiện qua sự mô tả sau
đây:
a. Một sự thể nghiệm tâm lý nhanh gọn được tiến hành theo các bài tập
dưới dạng tiêu chuẩn hóa nhằm mục đích vạch ra phẩm chất của người được
nghiên cứu tương ứng với mức độ nào những chỉ tiêu và chuẩn mực tâm lý đã
được xác lập.
b. Nghiên cứu cá nhân một cách có hệ thống trong cuộc sống thường
ngày của họ, nhà nghiên cứu không can thiệp vào tiến trình tự nhiên của các sự
kiện. Ví dụ, người mẹ tiến hành ghi nhật ký về đứa con, suốt nhiều năm bà ghi
nhật ký về những biến đổi của đứa con. Những thông tin này là tài liệu gốc để
rút ra kết luận khái quát, những giả định mà chúng cần được kiểm tra bằng
những phương pháp khác.
c. Nghiên cứu hiện tượng trong những điều kiện đã được tính toán một
cách chính xác, cho phép theo dõi tiến trình của hiện tượng và có thể tái tạo nó
8


khi lặp lại điều kiện đó.
d. Nghiên cứu tâm lý qua thu thập những câu trả lời của nhiều người về
cùng những câu hỏi như nhau, qua đó rút ra các kết luận khái quát về vấn đề cần

tìm hiểu. Các kết luận này cần được kiểm tra bằng những phương pháp khác.
18. Nội dung tình huống.
Giáo sư tiến sĩ B.K Passi sang Việt Nam giảng chuyên đề "tư duy sáng
tạo". Theo lịch đúng 13h30' bài giảng bắt đầu. Nhưng điều không may đã xảy ra.
Trời mưa rất to. Đúng 13h30 chỉ có khoảng chục người. Đợi thêm 15 phút có
thêm vài người nữa vì trời vẫn mưa to. Không thể chậm trễ hơn được, bài giảng
bắt đầu trong không khí căng thẳng nặng nề, cả chủ lẫn khách đều cảm thấy
ngượng ngùng.
Sau lời chào, giáo sư B.K Passi nói: "ở đất nước chúng tôi vào những hôm
thời tiết như thế này, dù đó là cuộc nói chuyện của Tổng thống đi chăng nữa thì
không cần phải thông báo, mọi người cứ việc ở nhà. Còn ở đây mặc dù trời mưa
rất to các bạn vẫn có mặt". Cả phòng cười ồ lên, không khí căng thẳng, nặng nề
lập tức biến mất. Câu mở đầu của ông thật là hóm hỉnh và thông minh. Điều ông
nói chỉ là câu nói đùa tế nhị, cũng có thể hiểu là lời phê bình khéo, nhưng mọi
người đều cảm thấy có "cớ" để cùng chấp nhận được một cách thoải mái tự
nhiên
Hãy phân tích tại sao giáo sư Passi lại thành công.
19. Những hiểu biết về Khoa học tâm lý giúp chúng ta có hướng giải
quyết mọi tình huống trong công tác, học tập và đời sống một cách hợp lý và tế
nhị, từ đó dẫn đến thành công trong sự nghiệp, cuộc sống.
Bạn hãy kể lại một vài tình huống trong đó bạn đã dự đoán, hiểu được tâm
lý của người khác và có cách giải quyết phù hợp .

9


Chương II.
HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP, Ý THỨC
I. Câu hỏi
1. Hoạt động là gì? Phân tích đặc điểm và cấu trúc của hoạt động?

2. Dưới góc độ tâm lý học, hoạt động của con người có vai trò:
a/ Tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần.
b/ Cải tạo thế giới khách quan.
c/ Làm nảy sinh và phát triển tâm lý.
d/ Cả a, b, c.
3. Vì sao Hoạt động được coi là phạm trù cơ bản của tâm lý học?
4. Tại sao nói Tâm lý vừa được hình thành, vừa được thể hiện trong hoạt
động ? Cho ví dụ minh họa.
5. Ý thức là gì ? Nêu các cấp độ của ý thức và cho ví dụ minh họa.
6. Mối quan hệ giữa ý thức và vô thức?
7. Giao tiếp là gì? Nêu các loại giao tiếp.
8. Tại sao nói hoạt động và giao tiếp là điều kiện thiết yếu với sự hình
thành và phát triển tâm lý người ?
9. Chú ý là gì? Nêu đặc điểm của các loại chú ý và cho ví dụ minh họa,
10. Tại sao nói Chú ý sau chủ định là loại chú ý có hiệu quả nhất đối với
hoạt động nhận thức của con người?
11. Phân tích các thuộc tính cơ bản của chú ý.
II. Bài tập thực hành.
1. Các ý kiến dưới đây đúng hay sai? Hãy giải thích.
a/ Chủ thể hoạt động có thể là người hoặc động vật.
b/ Mỗi lần hoạt động, quá trình Xuất tâm sẽ làm tâm lý con người
nghèo đi một chút và quá trình Nhập tâm thì ngược lại.
c/ Hai qua trình xuất tâm và nhập tâm luôn xảy ra đồng thời và
thống nhất với nhau
2. Sưu tầm những câu nói (tục ngữ, thành ngữ, ca dao…) về vai trò của
hoạt động với sự hình thành, phát triển Tâm lý. Đứng trên quan điểm của tâm lý
học Mác –xít hãy bình luận các câu nói đó.
3. Nội dung tình huống:

10



Người chiến sĩ biên phòng và con chó săn của anh ta cùng đi lùng bắt tên
biệt kích tại một vùng ở biên giới. Ta hãy xem hoạt động tâm lí diễn ra ở con
chó và người chiến sĩ biên phòng như thế nào?
- Khi tên biệt kích xuất hiện, cả hai (con chó săn và người chiến sĩ biên
phòng) đều nhìn thấy, nghĩa là hình ảnh của nó đã được phản ánh vào vỏ não của cả
con chó và của cả người chiến sĩ biên phòng, để lại trong vỏ não hình ảnh tâm lí về
tên biệt kích. Hình ảnh tâm lí này ngay lập tức định hướng hành động của con chó,
khiến nó xồ lại phía tên biệt kích để cắn xé.
- Còn xử sự của người chiến sĩ biên phòng lúc này có "cao tay hơn". Đối với
anh ta hình ảnh tâm lí vừa mới được phản ánh về tên biệt kích chưa đủ điều kiện để
định hướng cho hành động của mình. Muốn hành động một cách chính xác, khéo
léo, hợp lí, trong vỏ não của rngười chiến sĩ biên phòng còn phải diễn ra những
hoạt động tâm lí phức tạp hơn. Nhờ phương tiện ngôn ngữ độc đáo của loài người,
ngay lúc vừa mới phản ánh được hình ảnh tên biệt kích vào não, anh chiến sĩ biên
phòng cũng nói được lên “tên biệt kích" (dù chỉ là nói thầm). Rồi nhờ ngôn ngữ
anh ta tiến hành xem xét, phân tích, phán đoán để biết rõ hơn về tên biệt kích. Nếu
đây là một tên biệt kích lợi hại thì anh phải khéo léo tìm cách bắt sống nó mà
không bắn chết nó ngay. Từ hình ảnh tâm lí đơn giản lúc ban đầu biến thành hình
ảnh tâm lí mới hơn, có chất lượng cao hơn. Nhờ đó, hoạt động của con người được
định hướng tinh vi hơn, khéo léo hơn, có mục đích rõ ràng hơn. Đó là hành động có
ý thức (khác với hành động không có ý thức).
a/ Từ những phân tích hành vi của con vật và hành động của con
người trong tình huống trên hãy định nghĩa ý thức là gì? và chỉ ra các thuộc tính
cơ bản của ý thức, cũng như các thành phần trong cấu trúc ý thức (minh họa bằng
các chi tiết trong tình huống).
b/ Con vật có ý thức hay không? Tại sao?
c/ Cho một ví dụ minh hoạ những điều đã trả lời ở câu a và b.
4. Hai câu thơ sau đây trong bài “Nửa đêm” của Bác Hồ đã nói lên

nguyên tắc cơ bản nào của tâm lý học macxit? Tại sao?
Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy mới sinh kẻ dữ, hiền.
5. Những hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng vô thức, hoặc có ý thức?
Những dấu hiệu nào biểu hiện điều đó?
a) Một học sinh làm tính nhân một cách nhanh chóng và chính xác,
không hề nhớ các quy tắc của phép nhân.
b) Một học sinh quyết định thi vào trường đại học sư phạm và giải
thích rằng đó là vì em rất yêu trẻ.

11


c) Một đứa trẻ khoẻ mạnh thì ngay sau khi sinh ra đã nắm chặt
được những vật chạm vào lòng bàn tay nó như ngón tay của người lớn, hoặc cái
bút chì...
d/ Mặc dù đã nhắc nhở nhiều lần nhưng Nam vẫn cố tình đi học
muộn mà không thấy áy náy.
e/ Trong khi còn đang mơ ngủ, người ta vẫn có thể trả lời được câu
hỏi của người khác.
6. Tình huống:
a/. Các Mác nói:"Sức tấn công của một đội kỵ binh hoặc sức chống
cự của một trung đoàn bộ binh căn bản khác nhau với sự tổng cộng những sức
tấn công và kháng cự của từng người lính kỵ binh và bộ binh".
b. Nhà tâm lý học Liên Xô X.L. Rubinstein đã viết: "... một nhân
cách càng tiêu biểu cho cái chung nhiều bao nhiêu thì nhân cách đó càng có
nhiều ý nghĩa bấy nhiêu".
Câu hỏi:
- Câu nói trên thể hiện cấp độ nào của ý thức ? Tại sao?
- Lấy một ví dụ cụ thể để minh hoạ cho hiện tượng tâm lý này.

7. V.I Lênin đã nói: "Khi tìm hiểu con người, không nên căn cứ vào những
lời người ta tự nói về bản thân mà phải căn cứ vào việc làm của họ. Người lãnh
đạo muốn tìm hiểu kỹ về nhân viên của mình, hãy quan sát công việc của họ".
a/ Kể một câu chuyện thực tế minh họa cho nhận định trên.
b/ Bằng những hiểu biết về Hoạt động, giải thích tại sao khi đánh giá một
con người thì phải căn cứ vào việc làm của họ?
8. Bạn hãy cho biết những trường hợp nào trong các trường hợp sau đây
là giao tiếp?
a) Hai em học sinh đang nói chuyện với nhau.
b) Con khỉ đầu đàn đang hú gọi các con khỉ khác trong đàn của
mình.
c) Hai con khỉ đang bắt chấy nhau.
d) Một em bé đang đùa rỡn với con mèo
e) Thầy giáo đang giảng bài cho học sinh
g) Người chiến sĩ biên phòng đang điều khiển con chó làm nhiệm
vụ tuần tra.
h) Hai vệ tinh nhân tạo đang phát và thu tín hiệu của nhau.

12


g/ Một em bé đang bấm nút điều khiển máy vô tuyến truyền hình từ
xa, lựa chọn các chương trình khác nhau.
9. Hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ phản ánh quan niệm của nhân
dân ta về vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý và rút ra
kết luận cho công tác giáo dục.
10. Hãy giải thích hiện tượng trong tình huống dưới đây và phân tích luận
điểm tâm lý học được thể hiện trong trường hợp đó.
Năm 1920, ở Ana Độ có tiến sĩ Xinggơ tìm thấy hai cô bé sống trong hang
sói với bầy sói con. Nhìn nét mặt thì một cô chừng 7,8 tuổi còn một cô chừng 2

tuổi. Cô nhỏ thì ít lâu sau bị chết còn cô lớn được đặt tên là Kamala sống thêm
10 năm nữa. Suốt trong thời gian ấy ông đã ghi nhật lý quan sát tỉ mỉ về cô bé
đó. Kamala đi bằng tứ chi, dựa vào tay và đầu gối, còn lúc chạy thì dựa vào bàn
tay và bàn chân. Cô bé không uống nước còn thịt thì không cầm lên tay mà ăn
luôn dưới nền nhà. Trong khi ăn, hễ thấy người đến gần là cô bé gầm gừ dữ tợn.
Ban đêm cô bé sủa rống lên.
Cô bé nhìn rất rõ trong bóng tối và sợ ánh sáng mạnh, sợ lửa và nước. Cô
không cho ai tắm cho mình. Ban ngày cô ngồi xổm ở xó nhà để ngủ, mặt quay
vào tường. Cô xé hết quần áo trên mình và bỏ những chăn đắp trong ngày giá
lạnh.
Sau hai năm, Kamala tập đứng được bằng hai chân nhưng vẫn còn rất
khó khăn. Sau sáu năm thì đã đi được nhưng lúc chạy thì vẫn dùng tứ chi như
cũ. Suốt trong thời gian bốn năm cô bé chỉ học thuộc sáu từ, sau bẩy năm cô học
được bốn mươi lăm từ. Đến thời kỳ này cô bé thấy yêu xã hội con người, bắt đầu
thấy sợ bóng tối, ăn bằng tay và uống bằng cốc. Đến năm mười bảy tuổi, sự phát
triển trí tuệ của Kamala chỉ bằng đứa trẻ khoảng mười bốn tuổi.
11. Hãy dự giờ giảng bài của một giáo viên và đánh giá hành vi giao tiếp
của giáo viên đó theo thang đo dưới đây bằng cách khoanh vào những số mà bạn
cho rằng có biểu hiện dương tính rõ nhất (từ 3,2,1) đến không có biểu hiện đó
(0) hoặc có biểu hiện âm tính (-1),(-2),(-3) và lý giải xem những hành động nào
của giáo viên đã gây nên sự đánh giá như vậy.
Phiếu đánh giá phong cách giao tiếp của giáo viên
Có thiện ý với học sinh

3,2,1,0,-1,-2,-3 Không có thiện ý với học sinh

Quan tâm đến học sinh

3,2,1,0,-1,-2,-3 Không quan tâm đến học sinh


Khuyến khích sự sáng tạo 3,2,1,0,-1,-2,-3 Kìm chế sự sáng tạo của học
của học sinh
sinh
Cởi mở

3,2,1,0,-1,-2,-3 Kín đáo

Tích cực giao lưu với học 3,2,1,0,-1,-2,-3 Thụ động, ít giao lưu với học
13


sinh

sinh

Mềm dẻo, linh hoạt với học 3,2,1,0,-1,-2,-3 Cứng nhắc, khắt khe với học
sinh
sinh
Có sự phân biệt trong giao 3,2,1,0,-1,-2,-3 Không có sự phân biệt trong
lưu
giao lưu
12. Những loại chú ý nào được thể hiện trong trường hợp dưới đây? Hãy
phân tích biện pháp giáo viên sử dụng để gây chú ý cho học sinh.
Lớp học đang ồn ào, học sinh không chịu nghe lời giảng của cô giáo. Đột
nhiên, cô giáo giơ lên một bức tranh khổ rộng. Lập tức học sinh yên lặng, nhưng
chỉ 2-3 phút sau lớp lại mất trật tự đâu vào đấy. Cô giáo bắt đầu nêu các câu hỏi
về bức tranh vừa giơ lên khi trước. Lớp học lại trở lên yên lặng.
13. Một học sinh kể lại rằng em đã cố gắng như thế nào để tập trung được
chú ý trong giờ học. Em nói: “Tôi muốn hiểu biết hình học, nhưng nó quả là khó
đối với tôi”. Trong khi nghe cô giáo giảng, đôi khi tôi nhận thấy rằng ý nghĩ của

tôi tuột đi đâu đó. Khi đó tôi tự nhủ rằng cần phải chú ý xem cô giáo nói gì, rằng
ở nhà mình tự mình học còn khó khăn hơn nhiều. Tôi nhẩm lại từng lời của cô
giáo và cứ như thế tôi đã duy trì được sự chú ý của mình.
a) Những điều kiện nào lôi cuốn sự chú ý có chủ định của học sinh
được thể hiện trong giờ học?
b) Căn cứ những dấu hiệu nào để xác định là ở học sinh có sự chú ý
có chủ định.
14. Hãy chỉ ra các thuộc tính của chú ý được thể hiện trong các hiện tượng
sau:
a/ Nhạc sĩ Beethoven một lần vào quán ăn, trong khi chờ bồi bàn,
liền nảy sinh cảm hứng, ông vội mở sổ tay cắm cúi ghi nốt nhạc. Sáng tác
xong, ông đòi thanh toán tiền ăn, rời quán một cách "no nê" tuy trong bụng
lép kẹp.
b/ Vừa học giờ Thể dục xong nên một số học sinh vẫn chưa tập trung
vào học Toán ngay được.
c/ Cứ vào phút cuối của giờ học, Nhung lại mệt mỏi không tập trung
nghe cô giáo giảng được nữa.
d/ Minh có khả năng vừa vẽ tranh vừa hát mà vẫn nghe và đáp lại
những câu pha trò của bạn.
15. Chắc các bạn đã nhìn thấy diễn viên biểu diễn tiết mục xiếc “đi xe đạp
một bánh hất chiếc bát lên đầu”.
Người diễn viên xiếc một mặt dùng chân luôn đạp đi đạp lại điều khiển bánh
14


xe để giữ thăng bằng, mặt khác lại luôn luôn phải giữ cổ ngay ngắn để chồng đĩa
trên đầu khỏi rơi. Ngoài ra còn dùng một chân khác hất chuẩn xác những vật đại
loại như cốc, chén… rơi gọn vào lòng những chiếc bát trên đầu. Tài nghệ của
người diễn viên quả thật làm chúng ta cảm phục.
a/ Thuộc tính chú ý nào thể hiện rõ ràng nhất ở người diễn viên xiếc trong

tiết mục trên?
b/ Hoạt động sư phạm của người giáo viên có thể hiện thuộc tính chú ý đó
không? Hãy phân tích làm rõ?
16. Dưới đây là một số mẩu chuyện:
a/ Người ta kể rằng, ông Phạm Ngũ Lão, một tướng giỏi thời nhà
Trần khi còn hàn vi, ngồi đan sọt bên lề đường, mải suy nghĩ đến mức mà người
thanh niên họ Phạm không nghe thấy tiếng reo hò của đoàn quân hộ tống Hưng
Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tới lúc lính đâm giáo vào đùi, máu chảy ra anh
mới biết.
b/ Nhà triết học cổ đại Hi Lạp Ác si mét mải nghĩ về các bài hình
học tới mức khi thủ đô đã bị quân La Mã xâm lăng, ông còn đang vẽ những hình
trên cát. Bỗng một tên lính xộc vào với thanh kiếm sắc trong tay. Ông nói to:
“không được đụng tới các đường tròn của ta”. Vừa dứt lời, ông ngã gục dưới
nhát kiếm của tên lính.
c/ Nhà vật lý học Niutơn có mời bạn đến ăn cơm trưa chủ nhật tại
nhà. Đến trưa khách đến thấy bàn ăn không có ai – chủ vẫn làm việc trên gác –
tự động ăn nửa con gà rồi về. Lúc quá trưa Niutơn chợt thấy bụng đói xuống
buồng ăn. Thấy còn nửa con gà, ông lẩm bẩm: Mình vô tâm thật, đã ăn rồi mà
không biết và lại lên gác làm việc tiếp.
Câu hỏi:
- Thuộc tính chú ý nào thể hiện rõ nhất trong các mẩu chuyện trên?
- Người giáo viên cần phải làm gì để rèn thuộc tính chú ý đó cho
học sinh?

15


Chương III.
NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
1. Phân biệt các khái niệm con người, cá nhân, cá tính, nhân cách.

2. Nêu khái niệm nhân cách trong Tâm lý học và cho ví dụ minh họa
3. Một đứa trẻ khi sinh ra đã có nhân cách hay chưa? Tại sao?
4. Xu hướng nhân cách là gì? Phân tích các mặt biểu hiện của xu hướng
nhân cách.
Tại sao nói lý tưởng là mặt biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân
cách?
5. Tính cách là gì? Mối quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc tính
cách.
6. Khí chất là gì? nêu đặc điểm của các kiểu khí chất và những điều cần
lưu ý khi giáo dục những học sinh có các kiểu khí chất khác nhau.
7. Thế nào là năng lực? Cho ví dụ minh họa.
8. Có quan điểm cho rằng có tư chất là có năng lực. Quan điểm trên đúng
hay sai, vì sao?
9. Phân tích vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách.
10. Phân tích vai trò của hoàn cảnh sống đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách.
11. Phân tích vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách.
12. Phân tích vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách.Tại sao nói hoạt động cá nhân có vai trò quyết định trực tiếp đến
sự hình thành và phát triển nhân cách ?
13. Nhân cách mang tính ổn định.Vậy nhân cách có thay đổi trong cuộc
sống hay không và sẽ thay đổi theo chiều hướng nào? Từ đó rút ra kết luận trong
việc rèn luyện nhân cách của bản thân và giáo dục nhân cách cho học sinh.
II. Bài tập thực hành.
1. Khái niệm nhân cách giống từ nào trong câu ca dao sau? Hãy giải
thích?
“ Con ơi muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha”

2. Có những quan điểm khác nhau về mối tương quan giữa cái sinh vật và
cái xã hội trong cấu trúc của nhân cách.
16


Quan điểm thứ nhất: Nhân cách được hình thành bởi xã hội, còn những
đặc điểm sinh học của con người thì không có ảnh hưởng quan trọng đến quá
trình đó.
Quan điểm thứ hai: Nhân cách do những nhân tố sinh vật, di truyền quyết
định; không xã hội nào có thể làm thay đổi cái mà tự nhiên đã đặt sẵn trong con
người.
Quan điểm thứ ba: Nhân cách là một hiện tượng phát triển về xã hội của
con người; quá trình hình thành và phát triển phức tạp của nhân cách là do sự
thống nhất của cái sinh vật và cái xã hội quy định. Trong quá trình đó, các yếu tố
sinh vật bộc lộ như là các tiền đề tự nhiên, còn các nhân tố xã hội bộc lộ như là
động lực của sự phát triển tâm lý con người và của sự hình thành nhân cách của
họ.
a. Theo bạn quan điểm nào là đúng?
b. Tại sao khi chẩn đoán sự phát triển nhân cách cần phải tính đến các
tiền đề sinh học (tự nhiên) và mặt xã hội (điều kiện xã hội) của sự tồn tại của nhân
cách?
3. Trong những đặc điểm sau đây, đặc điểm nào thuộc về khí chất, về xu
hướng, về tính cách và về năng lực: khiêm tốn, tài năng, cẩn thận, nhút nhát,
nóng nảy, ưu tư, có niềm tin, vẽ giỏi, hát hay, dễ thích nghi với môi trường mới,
say mê nghề nghiệp, tính yêu cầu cao, hứng thú học tập.
4. Câu nói “chưa đánh được người thì mặt đỏ như vang, đánh được
người thì mặt vàng như nghệ ” là biểu hiện đặc trưng cho kiểu khí chất nào?
5. Kiểu khí chất nào được thể hiện trong câu ca dao sau đây ?
“Ai nhất thì tôi thứ nhì
Ai mà nhì nữa tôi thì thứ ba”

Hãy tìm thêm những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về đặc điểm biểu
hiện của các kiểu khí chất.
6. Hãy xác định kiểu khí chất của mỗi người trong tình huống sau:
Có 4 người bạn rủ nhau đi xem hát. Khi đến nơi thì người gác cổng không
cho vào và nói đã quá giờ, cần phải đợi đến giờ giải lao mới đựơc vào.
a. An cãi nhau với người gác cổng và cho rằng đồng hồ của nhà hát
chạy nhanh.
b. Ba buồn rầu cho rằng số mình thật đen đủi và bỏ ra về.
c. Cần thì cho rằng đoạn cuối bao giờ cũng hay hơn và vui vẻ chờ
đến giờ giải lao
d. Duy nhanh chân lẻn vào cổng và chạy lên ngồi phía đầu.
7. Có bốn em học sinh có kiểu khí chất khác nhau cùng mắc một khuyết
17


điểm như nhau. Là giáo viên, bạn nên xử sự như thế nào cho phù hợp với từng
kiểu khí chất của các em học sinh đó?
8. Dạy học và giáo dục có thể làm thay đổi khí chất của học sinh từ kiểu
này sang kiểu khác được không? Vì sao?
9. Anh (chị) thuộc kiểu kiểu khí chất gì, nêu những hạn chế của mình liên
quan đến kiểu khí chất và chỉ ra cách khắc phục?
10. Hãy chỉ ra trong đoạn mô tả đặc điểm nhân cách dưới đây, những chi
tiết nào thể hiện các nét tính cách, những chi tiết nào thể hiện các thuộc tính của
khí chất? Tại sao?
Quyên lên 8 tuổi là một em gái hoạt bát, yêu đời, sôi nổi, tốt bụng nhưng
hay tị nạnh, cố làm mình nổi bật trong tập thể để được mọi người khen. Em là
người quảng giao nhưng rất hay hờn giận. Em hứng thú với nhiều thứ, nhưng
hứng thú của em không ổn định, chóng nguội đi. Em chú ý đến vẻ ngoài của
mình: ngồi hàng giờ trước gương, thay đổi các bím tóc, thắt đi thắt lại chiếc
nơ ... Em hoạt động tích cực trong tập thể, nhưng nếu trong công tác chung phải

phụ thuộc vào một bạn nào đó thì mất ngay sự hào hứng với công việc.
11. Nghiên cứu tính cách của học sinh bằng phương pháp khái quát các
nhận xét độc lập.
Cách tiến hành: Nghiên cứu tính cách của một học sinh phổ thông bằng
các cách sau:
- Quan sát hành vi của học sinh trong giờ học và ngoài giờ học.
- Phân tích các kết quả hoạt động của học sinh đó (vở học, bài kiểm tra,
bài luận, v.v...)
- Trò chuyện với học sinh về các hứng thú, các công việc yêu thích của
em đó, v.v...
Các thông tin thu được từ các nguồn trên sẽ cho ta tài liệu để tạo thành
những nhận xét độc lập. Chỉ sau khi phân tích tất cả những nhận xét độc lập này,
mới bắt đầu viết bản nhận xét tổng hợp.
Cách xử lý tài liệu: Khi mô tả tính cách cần phân định các thành phần sau
đây trong cấu trúc của tính cách:
a. Những nét xu hướng của nhân cách (hứng thú, niềm tin, tâm thế,
nguyện vọng ...)
b. Những nét trí tuệ (tính tò mò, ham hiểu biết, chiều sâu, bề rộng,
sự linh hoạt của trí tuệ, v.v...)
c. Những nét xúc cảm (tính xung động, tính ổn định của cảm xúc,
tính nhạy cảm, tính giàu ấn tượng)

18


d. Những nét ý chí (tính quả quyết, tính mục đích, tính kiềm chế,
tính độc lập, ổn định).
e. Những nét khí chất
12. Căn cứ theo các dấu hiệu tâm lý dưới đây, hãy xác định xem loại khí
chất nào được nói đến trong mỗi trường hợp?

a. Một con người sinh động, hoạt bát, dễ dàng thích ứng với những
điều kiện thay đổi của đời sống.
b. Một con người chậm chạp, ôn hoà, có những nguyện vọng và
tâm trạng ổn định, ít biểu lộ tâm trạng ra bên ngoài.
c. Một con người nhanh nhẹn, bồng bột, sôi nổi, say mê với công
việc, nhưng thiếu ôn hoà, tâm trạng thay đổi mạnh mẽ, đột ngột.
d. Một con người nhạy cảm, dễ có cảm xúc sâu sắc với cả những sự
kiện không đáng kể, nhưng lại phản ứng với những người xung quanh một cách
yếu đuối, rầu rĩ.
13. Dưới đây là một số nét tính cách của con người trong cuộc sống:
Các nét tính cách

Các loại thái độ của tính Các nét tính cách
cách

a/ Tình cảm trách nhiệm

k/ Tính khiêm tốn

b/ Lòng nhân đạo

1. Thái độ đối với tập thể và l/ Tính sáng tạo
c/ Lòng yêu nước, yêu XH
m/ Lòng tự trọng
CNXH
2.Thái độ đối với người n/ Tính cẩn thận
khác
d/ Tính lười biếng
o/ Tính quảng giao
3.

Thái
độ
đối
với
lao
động
e/ Tinh thần hợp tác ...
p/ Tính tự cao, tự
4.
Thái
độ
đối
với
bản
thân
g/ Tính hoang phí
đại
h/ Tinh thần tự phê bình cao

q/ Tính kín đáo

i/ Lòng trung thực

r/ Tính ích kỉ

Câu hỏi:
a/ Hãy liên kết (nối) các nét tính cách với loại thái độ tương ứng.
b/ Liên hệ thực tế trong hoạt động học tập, học sinh và sinh viên
hiện nay thường có các nét tính cách tích cực, tiêu cực nào về từng mặt biểu
hiện thái độ trên và phương hướng giáo dục.

14. Trong các thuộc tính dưới đây, hãy chỉ ra thuộc tính nào thuộc xu
hướng. tính cách, năng lực, khí chất?
a/ Khiêm tốn
19


b/ Tài năng
c/ Cẩn thận
d/ Nhút nhát
e/ Nóng nẩy
f/ ưu tư
g/ Vẽ giỏi
h/ Tính sáng tạo
i/ Có niềm tin
k/ Hát hay
l/ Dễ thích nghi với môi trường mới
m/ Say mê nghề nghiệp
n/ Tính yêu cầu cao
o/ Hứng thú học tập
p/ Học giỏi về các môn tự nhiên
q/ Lòng nhân đạo
15. Lấy ví dụ chứng minh: môi trường góp phần tạo nên động cơ, mục
đích, cung cấp phương tiện, điều kiện cho hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến sự
phát triển nhân cách.
16. Trong bài thơ “Nửa đêm”, Hồ Chủ tịch có viết:
"Ngủ ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền.
Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên" .
- Nêu và phân tích những luận điểm cơ bản của tâm lí học Mác-xít về vấn

đề nhân cách trong bài thơ trên của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Từ các luận điểm cơ bản trên chỉ ra những kết luận cần thiết về tổ chức
hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
17. Trong tác phẩm "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh có bài thơ "Nghe
tiếng giã gạo » :
"Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông,
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công."
20


Đoạn thơ trên thể hiện luận điểm nào trong tâm lí học mácxít về vai trò của
các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách? Phân tích nội dung
của yếu tố đó.
18. Hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ phản ánh quan niệm của nhân
dân ta về các vấn đề sau:
+ Di truyền và sự phát triển nhân cách.
+ Hoàn cảnh và sự phát triển nhân cách.
+ Giáo dục và sự phát triển nhân cách.
+ Tính tích cực hoạt động của cá nhân và sự phát triển nhân cách.
Vận dụng quan điểm tâm lý học Mác xít về các yếu tố chi phối sự
hình thành nhân cách, phân tích những quan điểm đúng, sai, chưa đầy đủ của
các câu ca dao, tục ngữ được sưu tầm.
19. Khi nói chuyện với một trinh sát, người lãnh đạo đơn vị đã nêu một số
câu hỏi sau:
- Anh biết gì về đối tượng trong chuyên án?
Anh trinh sát đã giở hồ sơ và kể về đối tượng theo hồ sơ. Lãnh đạo hỏi:
- Bạn của đối tượng đó là ai?
Trinh sát kể một dãy tên bạn bè của đối tượng.

- Anh đã biết ai trong số đó?
Trinh sát nói không biết ai cả
- Như vậy anh đã không nghiên cứu sâu đối tượng rồi. Theo tôi, tất cả bạn
bè của đối tượng ta đều phải nghiên cứu kĩ càng.
Câu hỏi:
a/ Dựa trên những hiểu biết về các yếu tố chi phối sự hình thành và phát
triển nhân cách, bạn hãy giải thích tại sao người lãnh đạo lại quan tâm tới việc
nghiên cứu bạn bè của đối tượng trong chuyên án.
b/ Hãy sưu tầm thêm những tình huống tương tự và rút ra bài học cho
công tác giáo dục.
20.

CHUYỆN VỀ ĐÊMÔXTEN

Thời Hy Lạp cổ đại, Đêmôxten đi nghe diễn thuyết và bị thu hút mạnh mẽ
bởi những lời diễn thuyết hùng biện. Đêmôxten quyết tâm học để trở thành một
diễn giả hùng biện. Gia đình thuê thầy để dạy Đêmôxten. Chẳng bao lâu anh ta
đi diễn thuyết. Lần đầu nghe, công chúng đã cười nhạo anh ta. Vì Đêmôxten với
thân mình gầy gò ốm yếu, trong khi diễn giảng anh hổn hển vì xúc động. Không
câu nào nói được hoàn chỉnh mà cứ ngắt quãng vì hồi hộp. Ngoài ra anh còn nói
ngọng. Thất bại nhưng anh không chịu đầu hàng mà quyết tâm luyện tập để trở
21


thành một nhà diễn thuyết. Anh đứng trước gương hàng tháng để tập. Để sửa tật
nói ngọng, anh lấy một viên cuội nhỏ cho vào miệng và nói. Anh luyện nhịp thở
bằng cách chạy lên dốc. Mỗi khi chạy mệt anh cố gắng không đổi nhịp thở và
đọc những câu thơ thật dài. Nhờ công phu luyện tập như vậy Đêmôxten đã trở
thành nhà diễn thuyết số một và là nhà hoạt động quốc gia nổi tiếng.
Câu hỏi:

Bằng những hiểu biết về hoạt động, nhân cách, giải thích tại sao
Đêmôxten có thể trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng? Từ đó, phân tích những
yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển năng lực.
21. "KHÔN TỪ TRONG TRỨNG KHÔN RA"
Nhạc sĩ Môda ngay từ khi 3 tuổi đã tự mình hoà âm, 5 tuổi bắt đầu sáng
tác, 7 tuổi đã đi biểu diễn ở thủ đô các nước Châu Âu. Cả gia đình Môda: ông
nội, bà ngoại, cha mẹ, chị gái đều là nhạc sĩ. Nhà bác học Lê Quý Đôn ngay từ
nhỏ đã làm mọi người khâm phục về tài hay chữ của mình. Cậu bé Nguyễn Hiền
nổi tiếng thông minh, 13 tuổi đỗ Trạng Nguyên. Đinh Bộ Lĩnh ngay từ thuở còn
thơ ấu đã tỏ ra là một nhà chỉ huy quân sự xuất sắc. Trước những hiện tượng đó
có quan điểm cho rằng "Tài năng là thiên bẩm" , "Khôn từ trong trứng khôn ra".
Câu hỏi:
Bạn có đồng ý với quan điểm trên không ? theo bạn vai trò của tố chất với
sự phát triển năng lực như thế nào? Dựa trên những hiểu biết về năng lực và tố
chất, phân tích vai trò của tố chất đối với sự phát triển năng lực
22. CUỘC ĐỜI ĐƠ- NI

Tháng 5-1910, khi Đơ-ni Lơgri ra đời, bà mẹ cô ngất đi vì thấy cô chỉ là một
cái thai tròn trĩnh với hai cùi tay, hai về đùi ngắn cũn. Sau 18 tháng nằm ngửa, Đơ-ni
học ngồi, rồi học đi và tự mình ăn uống. Lớn lên, cô tập khâu may, may quần áo bán
lấy tiền giúp đỡ gia đình.
Để học viết, học vẽ, Đơ-ni buộc bút vào cùi tay, nhờ một cô giáo dạy học.
Cô tham gia cuộc thi văn nghệ của nhà trường, chiếm liền 7 giải thưởng. Năm
1931, Đơ-ni nhận huy chương bạc của phòng tranh thủ công tỉnh.
Năm 49 tuổi, bà gửi tranh dự thi triển lãm tranh toàn quốc. Lúc này cả
nước Pháp đều biết đến tên Đơ-ni Lơgri. Bà viết cuốn sách “Đời tôi như thế
đấy!” tự thuật đời mình, đạt giải văn chương (Kim Chi).
Câu hỏi: Hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhân
cách của Đơ-ni” . Theo anh (chị) yếu tố quyết định trực tiếp đến sự thành công
của Đơ-ni Lơgri là gì?

23. Mô tả nhân cách của một em học sinh và phân tích nguyên nhân hình
thành nên những đặc điểm nhân cách của em học sinh đó.
24. Hãy lựa chọn một nhân vật (tuổi thiếu niên) trong một tác phẩm văn
22


học yêu thích và phân tích chân dung tâm lý của nhân vật đó (nêu rõ đặc điểm
nhân cách nổi bật của nhân vật và phân tích làm rõ những chi tiết trong tác phẩm
thể hiện các nhận định đó).

23


Chương IV.
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
I. Câu hỏi.
1.Thế nào là cảm giác, tri giác? ý nghĩa của chúng trong đời sống và hoạt
động của con người?
2. Đặc điểm nào dưới đây không phải là của cảm giác ?
a/ Cảm giác là một quá trình tâm lý có mở đầu, diễn biến, kết thúc
tương đối rõ ràng.
b/ Cảm giác con người có bản chất xã hội.
c/ Cảm giác con người phản ánh các thuộc tính bản chất của sự vật
hiện tượng.
d/ Cảm giác chỉ phản ánh những thuộc tính cụ thể của sự vật thông
qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ.
3. Phân tích các qui luật của cảm giác và ứng dụng của chúng trong đời
sống.
4. Đặc điểm thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa tri giác và cảm giác là :
a/ Phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

b/ Phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn.
c/ Là quá trình tâm lý.
d/ Chỉ xuất hiện khi sự vật, hiện tượng tác động trực tiếp vào giác
quan.
5. Phân tích các qui luật của tri giác và ý nghĩa của chúng trong đời sống
và dạy học.
6. Phân tích đặc điểm chung của nhận thức cảm tính.
7. Nêu định nghĩa tư duy và cho ví dụ minh họa.
8. Đặc điểm nào là đặc trưng cho tư duy trong những đặc điểm dưới đây?
a/ Phản ánh kinh nghiệm .
b/Phản ánh sự vật hiện tượng trong toàn bộ thuộc tính, bộ phận của
chúng.
c/ Phản ánh những dấu hiệu bản chất, những mối liên hệ mang tính
qui luật của sự vật hiện tượng mà ta chưa biết.
d/ Phản ánh bản chất và qui luật của sự vật hiện ttượng dưới dạng
hình ảnh.
9. Phân tích các đặc điểm của tư duy và từ đó nêu những yêu cầu cơ bản
24


trong dạy học giáo dục nhằm phát triển tư duy cho học sinh.
10. Vì sao tư duy được xếp ở bậc thang nhận thức lý tính?
11. Nêu các giai đoạn của quá trình tư duy.
12. Phân tích các thao tác tư duy. Nêu mối quan hệ giữa các thao tác đó.
13. Thế nào là tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình ảnh và
tư duy trừu tượng ?
14. Tưởng tượng là gi? Nêu các loại tưởng tượng và cho ví dụ minh họa.
15. Nêu các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng. Lấy ví dụ
minh hoạ.
16. Ngôn ngữ là gì? Vai trò của ngôn ngữ với hoạt động nhận thức?

II. Bài tập thực hành.
1. Qui luật nào của cảm giác được thể hiện trong các ví dụ dưới đây?
a/ Khi mới bước lên xe buýt thấy nồng nặc mùi mồ hôi rất khó chịu,
nhưng một lúc sau cảm thấy dường như không còn nữa, còn người mới lên xe lại
vẫn cảm thấy mùi mồ hôi nồng nặc.
b/ Khi dấp nước lạnh vào mặt thì cảm thấy độ tinh của mắt tăng lên.
c/ Với người bị “lãng tai”, cần phải nói to lên mới nghe được.
d/ Mắt thường của người không nhìn thấy tia hồng ngoại, tử ngoại.
e/ Khi mới đeo nhẫn có cảm giác chiếc nhận cồm cộm ở tay, nhưng
sau đó một thời gian thì dường như không nhận ra có nhẫn trên tay nữa.
2. Trường hợp nào dưới đây đã dùng khái niệm cảm giác đúng với khái
niệm cảm giác trong tâm lý học? .
a/ Cảm giác day dứt cứ đeo đuổi mãi khi cô để Lan lại một mình
trong lúc tinh thần cô suy sụp.
b/ Cảm giác lạnh buốt khi ta chạm lưỡi vào que kem.
c/ Tôi có cảm giác việc ấy đã xảy ra lâu lắm rồi.
d/ Khi người ấy xuất hiện, cảm giác vừa giận vừa thương lại trào lên
trong lòng tôi.
3. Quy luật nào của cảm giác hoặc tri giác được thể hiện/ vận dụng trong
mỗi hiện tượng/ biện pháp sư phạm dưới đây? .
a/ Giáo viên thường dùng bút mực đỏ để chấm bài, còn học sinh
không được làm bài bằng bút mực đỏ.
b/ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
c/ Một người béo và thấp khi mặc áo kẻ sọc dọc thì thấy như cao hơn.

25


×