Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Cuộc kháng chiến chống pháp của quân dân hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 122 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

======

NGÔ THỊ HỒNG HẠNH

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
CỦA QUÂN DÂN HÀ NỘI (19/12/1946 19/12/1947)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

ThS. NGUYỄN VĂN NAM

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Với lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy
giáo ThS. Nguyễn Văn Nam, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận này.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô, cảm ơn gia đình
cùng toàn thể các bạn, những người thân, đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ và
khích lệ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2017


Sinh viên

Ngô Thị Hồng Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là của chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của ThS. Nguyễn Văn Nam. Kết quả nghiên cứu không sao chép và
không trùng với bất kỳ khóa luận nào. Những trích dẫn, kết quả nghiên cứu có
trong khóa luận lấy từ các công bố chính thức và có ghi chú rõ ràng. Nếu sai
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng bảo vệ.
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Ngô Thị Hồng Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ DẪN ĐẾN CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
CỦA QUÂN DÂN HÀ NỘI (19/12/1946- 19/12/1947) ................................. 8
1.1. TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA QUÂN DÂN HÀ NỘI ............ 8
1.2. ÂM MƯU VÀ THỦ ĐOẠN CỦA THỰC DÂN PHÁP ......................... 11

1.3. CHỦ TRƯƠNG PHÁT ĐỘNG TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN CỦA
ĐẢNG ............................................................................................................. 14
1.4. TƯƠNG QUAN SO SÁNH LỰC LƯỢNG VIỆT NAM VÀ PHÁP TẠI
HÀ NỘI ........................................................................................................... 17
1.4.1. tình hình lực lượng của thực dân Pháp ................................................ 17
1.4.2. Tình hình lực lượng của quân Hà Nội .................................................. 19
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 22
Chương 2. CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA
QUÂN VÀ DÂN HÀ NỘI (19/12/1946- 19/12/1947) .................................. 24
2.1. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÁC CHIẾN...................... 24
2.2. HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN ................... 29
2.3. CÁC GIAI ĐOẠN CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN DÂN HÀ NỘI.............. 33
2.3.1. Chiến đấu đánh thực dân Pháp trong thành phố (19/12- 23/12/1946).. 33


2.3.2. Đánh thực dân Pháp tiến công ra ngoại thành, tiếp tục giữ Liên khu 1để
đánh thực dân Pháp (15/1- 5/2/1947).............................................................. 38
2.3.3. Đánh thực dân Pháp tiến công Liên khu 1 (6/2- 14/2/1947). ............... 43
2.3.4. Rút Trung đoàn Thủ đô ra khỏi Liên khu 1, tích cực đánh thực dân
Pháp ở ngoài để phối hợp (15/2- 18/2/1947) .................................................. 45
2.4. HOẠT ĐỘNG PHÔI HỢP CHỐNG PHÁP VỚI QUÂN VÀ DÂN
TRÊN CÁC ĐÔ THỊ KHÁC TRÊN CẢ NƯỚC............................................ 47
2.4.1 Hoạt động phối hợp chống Pháp ở Nam Định....................................... 47
2.4.2. Hoạt động phối hợp đánh Pháp ở Hải Phòng........................................ 48
2.4.3. Hoạt động phối hợp chống Pháp ở Quảng Nam- Đà Nẵng .................. 51
2.5. KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN DÂN HÀ NỘI........................... 53
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 56
Chương 3. NHẬN XÉT CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA
QUÂN DÂN HÀ NỘI (19/12/1946-19/12/1947). ......................................... 57
3.1. THUẬN LỢI ............................................................................................ 57

3.1.1. Quân ta có sự chuẩn bị chu đáo ........................................................... 57
3.1.2 Luôn nắm quyền chủ động trong các tình huống................................... 58
3.1.3. Có nhiều sáng tạo trong vận dụng cách đánh ....................................... 59
3.1.4. Có sự kết hợp giữa quân và dân trong chiến đấu.................................. 65
3.1.5. Vị trí của Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp ................................. 67
3.2. HẠN CHẾ ................................................................................................ 68
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 77
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam, nhân loại đã chứng kiến thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp. Âm vang của nó đã vượt qua không gian và thời gian, thắng
lợi này còn là minh chứng hùng hồn cho truyền thống yêu nước quật khởi, trí
thông minh, sáng tạo và tài thao lược của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp
đấu tranh vì độc lập tự do cho Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Để có những chiến công vang dội
trong kháng chiến chống thực dân Pháp chúng ta không thể phủ nhận sự đóng
góp của quân và dân Thủ đô Hà Nội.
Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của quân dân Hà Nội những năm
đầu sau cách mạng tháng Tám 1946-1947 đã chặn đứng âm mưu “đánh
nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, mà bắt thực dân Pháp phải đánh lâu
dài. Quân dân Hà Nội trong thời gian đánh thực dân Pháp đã có thêm thời
gian chuẩn bị cả sức người sức của để sẵn sàng chiến đấu với Pháp. Với kế
hoạch ban đầu ta chỉ đề ra kế hoạc cầm chân thực dân Pháp trong vòng một
thời gian ngắn, nhưng quân dân Hà Nội đã giam chân thực dân Pháp trong

thành phố 60 ngày đêm, đây là sự thắng lợi to lớn của ta. Quân dân Hà Nội
đã hoàn thành sứ mạng vẻ vang mà Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ
tịch giao cho.
Nghiên cứu đề tài làm sáng tỏ cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội
trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến. Cũng từ nghiên cứu đã làm rõ
cơ sở dẫn đến cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội, mà còn làm rõ những
hoạt động chuẩn bị, hoạt động chiến đấu anh dũng của Hà Nội và sự kết hợp
chiến đấu với các đô thị khác trong cả nước. Qua đó rút ra những nhận xét về
cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của quân dân Hà Nội. Đồng thời cũng

1


góp phần tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, góp phần
tìm hiểu chủ trương chống Pháp của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.
Kháng chiến chống Pháp của quân dân Hà Nội là cuộc kháng chiến bảo
vệ cho thành quả của Cách mạng tháng Tám, là những bài học đầu tiên về
việc làm kế hoạch tác chiến, đánh du kích, phá hoại là chính. Trong trận chiến
này đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các chiến dịch sau này
cho việc xây dựng nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện nay, là bước đi đầu tiên
nhưng đã gặt hái được nhiều kinh nghiệm quý báu cho cán bộ, chiến sĩ của ta.
Vì những lí do trên tác giả quyết định chọn đề tài: “Cuộc kháng chiến chống
Pháp của quân dân Hà Nội(19/12/1946- 19/12/147)” làm đề tài cho khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với ý thức sâu sắc giữ gìn và phát huy truyền thống hào hùng của dân
tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Các nhà sử học
giàu tâm huyết đã cho ra mắt bạn đọc rất nhiều những tác phẩm xung quanh
về vấn đề lịch sử toàn quốc kháng chiến sau khi thực dân Pháp quay trở lại
xâm lược và đặc biệt là ở Hà Nội.

Cuốn sách: “Tổng kết 60 ngày đêm chiến đấu mở đầu toàn quốc kháng
chiến chống Pháp của quân và dân Thủ đô Hà Nội” của Thành ủy Hà Nội
Quân khu Thủ đô Hà Nội, năm 1997. Là cuốn sách rất công phu và có giá trị,
được xem như là bức tranh khôi phục lại không khí kháng chiến của quân và
dân Thủ đô kháng chiến chống Pháp. Bản tổng kết đã dựng lại được bức tranh
phong phú về cuộc chiến tranh nhân dân điển hình trên địa bàn đô thị của
nước ta, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cho quân và dân Thủ đô,
đồng thời góp phần nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự, đặc biệt nghệ
thuật tổ chức chiến tranh nhân dân trên địa bàn đô thị, nghệ thuật tác chiến
trong thành phố. Những điều đó rất cần thiết cho sự nghiệp xây dựng và bảo


vệ Thủ đô xã hội chủ nghĩa hôm nay và mai sau. Tác phẩm đã đóng góp được
nhiều tư liệu quý báu về cuộc chiến đấu của quân dân Thủ đô Hà Nội nhưng
vẫn còn một số vấn đề như vị trí của Hà Nội đối với các đô thị khác khi cuộc
kháng chiến diễn ra như thế nào, hay là những chủ trương, đường lối của
Trung ương Đảng và Bác Hồ đưa ra trong giai đoạn này bản tổng kết cũng
chưa đề cập tới.
Tác phẩm thứ hai là Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam 1944-1975
của nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội, năm 2005, được tái bản cho ra
mắt bạn đọc nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
(1954-2004), 60 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (19442004) và 30 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (1975-2005). Nhằm
khẳng định vai trò của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong lịch sử quân sự
nước ta. Dưới sự lãnh đạo và tổ chức của Đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu
là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội Nhân dân Việt Nam được sinh ra và lớn
lên trong cao trào cách mạng của toàn dân, góp phần cùng với toàn dân lật đổ
ách thống trị của đế quốc Pháp, Nhật làm cách mạng thắng lợi, lập nên nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa- nhà nước dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông
Nam Á. Đồng thời cùng với toàn dân, các lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh đánh bại đội quân xâm lược

thực dân Pháp và tên đế quốc đầu sỏ đông quân, hung hãn và xảo quyệt nhất
là đế quốc Mỹ, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, bảo vệ miền Bắc,
thống nhất đất nước và làm nghĩa vụ quốc tế đối với 2 nước Lào và
Campuchia.
Tác phẩm thứ ba là 65 năm Toàn quốc kháng chiến (1946-2011) của
PGS,TS Vũ Như Khôi xuất bản năm 2011 do nhà xuất bản Quân đội nhân
dân. Cuốn sách này được viết vào dịp kỉ niệm 65 năm ngày Toàn quốc kháng
chiến, nội dung cuốn sách như những thước phim chiếu lại toàn bộ cuộc chiến


đấu của quân dân Hà Nội trong những ngày sục sôi chiến đấu chống Pháp.
Hơn nữa, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cho quân và dân Thủ đô,
đồng thời góp phần nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự, đặc biệt nghệ
thuật tổ chức chiến tranh nhân dân trên địa bàn đô thị, cách đánh linh hoạt,..
Cuốn sách cũng góp phần hun đúc và củng cố tinh thần yêu nước của thế hệ
trẻ và những bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
đất nước hôm nay.
Tiếp theo đó là tác phẩm: “60 năm toàn quốc kháng chiến, kí ức lịch sử
và bài học kinh nghiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc” của Bộ Quốc phòngViện khoa học xã hội Việt Nam – nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Nội dung
cuốn sách phong phú, đã đề cập tới nhiều vấn đề trong Toàn quốc Kháng
chiến, đưa ra những bài học kinh nghiệm, ý nghĩa của Lời kêu gọi Toàn quốc
Kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay tinh thần quật khởi và ý chí sắt
đá của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đường lối kháng chiến của Đảng và
Bác Hồ.Nhưng do nhiều tác giả viết nên nội dung của tác phẩm chưa liên kết
với nhau.
Đã có khá nhiều tác phẩm viết về kháng chiến chống Pháp của quân và
dân Hà Nội, nhưng còn có những mảng chưa đề cập tới toàn diện của cuộc
kháng chiến.Vì vậy, đề tài: “Cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Hà
Nội(19/12/1946- 19/12/147)” mong muốn góp phần thiết thực vào việc
nghiên cứu một cách logic và có hệ thống về vấn đề này.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phục dựng bức tranh phong phú về cuộc chiến tranh nhân dân điển hình
trên địa bàn đô thị của nước ta, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cho
quân và dân Thủ đô.


Góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu cho chiến tranh nhân dân địa
phương và nguồn tư liệu lịch sử dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp
nói chung. Đồng thời giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn tội ác của thực dân
Pháp để ngày càng tự hào với những chiến công vang dội, trang sử vẻ vang
của cha ông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm sáng tỏ nguyên nhân mà quân dân Hà Nội phải cầm súng chiến
đấu chống thực dân Pháp xâm lược lần nữa. Với những âm mưu, thủ đoạn
thâm độc của thực dân Pháp nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, tiêu diệt
quân đội và chiếm Thủ đô Hà Nội thì quân dân Hà Nội phải cầm súng chiến
đấu đánh Pháp.
Trong cuộc chiến đấu chống Pháp của quân dân Hà Nội thì qua các giai
đoạn phải làm rõ được việc xây dựng được kế hoạch tác chiến, chuẩn bị được
chu đáo và sẵn sàng chiến đấu với thực dân Pháp, có sự kết hợp chiến đấu với
các đô thị khác và giành được những thắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu.
Khi ta đã đạt được những mục tiêu đề ra thì ngay lập tức rút quân ra khỏi
thành phố một cách an toàn và bí mật.
Trên cơ sở nội dung đã trình bày được thì phải nhận xét được đặc điểm
của cuộc chiến đấu chống Pháp của quân và dân Hà Nội có những điểm tích
cực cần phải phát huy và những mặt hạn chế cần phải khắc phục thêm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong khóa luận này là: Cuộc kháng chiến chống

Pháp của quân dân Hà Nội (19/12/1946- 19/12/147).


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Bài viết tập trung nghiên cứu cuộc kháng
chiến chống Pháp của quân dân Hà Nội (19/12/1946-19/12/1947) và những
đóng góp của cuộc kháng chiến này đối với các kháng chiến ở toàn quốc.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài tìm hiểu về kháng chiến của quân dân
Thủ đô Hà Nội từ 19/12/1946-19/12/1947.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của quân dân Hà Nội
đề tài đã sử dụng hai phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ đạo.
Ngoài ra, đề tài đã bước đầu tiếp cận và vận dụng các phương pháp:
phương pháp phân tích, so sánh lịch sử, điền dã.
6. Đóng góp của khóa luận
Đề tài tập trung làm rõ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của
quân dân Hà Nội (19/12/1946- 19/12/1947).
Lần đầu tiên đã tập hợp được một hệ thống các nguồn tư liệu để nghiên
cứu một cách có hệ thống khoa học đầy đủ có liên quan đến nghiên cứu.Từ
đó, đề tài góp phần bổ sung những mảng trống trong bức tranh về cuộc kháng
chiến chống Pháp của quân dân Hà Nội, góp thêm những luận cứ khoa học và
thực tiến để nhận thức đầy đủ hơn về kháng chiến chống thực dân Pháp ở Hà
Nội.
Đề tài không chỉ làm hoàn thiện bức tranh về kháng chiến chống Pháp
Của quân dân Hà Nội mà còn là nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử địa
phương. Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu về kháng
chiến chống Pháp của nhân dân, mà còn là tư liệu cho việc nghiên cứu khoa
học cho sinh viên và dạy học ở trường phổ thông.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương:



Chương 1: Cơ sở dẫn đến cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Hà
Nội (19/12/1946- 19/12/1947).
Chương 2: Các hoạt động kháng chiến chống Pháp của quân và dân Hà Nội
(19/12/1946- 19/12/1947).
Chương 3: Nhận xét cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Hà Nội
(19/12/1946- 19/12/1947).


Chương 1
CƠ SỞ DẪN ĐẾN CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA QUÂN
DÂN HÀ NỘI (19/12/1946- 19/12/1947)
1.1. TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA QUÂN DÂN HÀ NỘI
Tháng 7 năm Canh Tuất (1010), Lí Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra đóng ở
thành Đại La và đổi tên thành này là Thăng Long. Từ đó, Thăng Long, với
hình tượng “rồng bay lên”, tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc Việt
Nam và trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.
Suốt gần 1000 năm sau đó, nhất là từ thế kỉ XIII, đất Thăng Long đã
chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Đó là những chiến
công liên tiếp làm thất bại những đạo quân “không biết thua” của Nguyên
Mông; là việc buộc tướng Nguyên Thông phải mở cửa thành Đông Quan
(Thăng Long) ra ăn thề giảng hòa và lui quân; đó còn là 18 “gò chinh chiến”
nơi vùi lấp hàng chục ngàn xác quân thanh của Tôn Sĩ Nghị.
Phong kiến phương Bắc vừa phơi xác thế kỉ trước, thế kỉ sau Tây đã
mò sang và những viên tướng Tây đã lần lượt bỏ mạng trên đất Thăng Long:
Phrang-xi Gác-ni-ê ở Giảng Võ (11-1873), Hăng-ri Ri-vi-e ở Cầu Giấy (51883).
Hà thành thất thủ, tiếp đến là thời kì cả nước trải qua thời kì tối tăm của
chế độ thuộc địa. Nhiều nghĩa sĩ Hà Nội bất khất đã ra đi, đứng trên hàng ngũ
nghĩa quân Bãi Sậy rồi Yên Thế. Vụ “Hà thành đầu độc” đã gây tiếng vang

một thời. Nhưng phải mấy chục năm sau, cùng với cuộc đình công của mấy
trăm công nhân A-vi-a và nhất là với sự ra đòi của chi bộ cộng sản đầu tiên ở
số nhà 5D phố Hàm Long. Phong trào mới vươn tới đỉnh cao của thời kì Mặt
trận Bình dân, đánh dấu bằng cuộc mít tinh nhân ngày Quốc tế lao động ở khu
Đấu Xảo.


Nhưng ngay sau đó phong trào bị khủng bố. Điều kiện hoạt động của
nhiều cán bộ của Đảng rất khó khăn trên địa bàn Hà Nội. Mãi đến cuối năm
1941, sau khi thành lập một An toàn khu (ATK) ở vùng ngoại thành và giáp
ranh Hà Nội, đồng chí Trường Chinh mới có điều kiện trở lại hoạt động trên
địa bàn. ATK hình thành trên các địa phận Hoài Đức, Đông Anh, Từ Sơn, Gia
Lâm, Yên Lãng, đại lí Hoàn Long và một số xã thuộc Hà Đông- trong đó có
Vạn Phúc. Tất cả tạo thành một vòng đai bao quanh Hà Nội, nằm sát song
Hồng và song Đuống, làm bàn đạp để Xứ ủy Bắc Kì và Trung ương dễ dàng
tiếp cận và chỉ đạo phong trào Hà Nội. Cuối năm 1941 đầu năm 1942 các tổ
chức cứu quốc lần lượt ra đời ở nhiều xã ngoại thành và tạo thành một mạng
lưới an toàn ngay sát kề nội thành Hà Nội.
Trong những năm 1941- 1945, ATK đóng vai trò quan trọng tới mức
“...nhờ có tổ chức an toàn khu chung quanh Hà Nội, Trung ương đã bắt mạch
nhanh chóng chính xác thời cuộc , bảo đảm thông tin liên lạc giữ xứ ủy Bắc
Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ... Nhờ có tổ chức ATK mà Đảng ta nắm bắt được
thời cơ ngàn năm có một của thời kì Cách mạng tháng Tám...” [2, tr21]
Trung tuần tháng 8 năm 1945, tin Nhật đầu hàng lan truyền đến Hà
Nội, giữa lúc một số cán bộ lãnh đạo xứ và thành đi họp ở Tân Trào chưa về,
Xứ ủy và Thành ủy chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ương. Để
chớp thời cơ trong cuộc chạy đua với các phái bộ và quân đội Đồng minh sắp
vào Hà Nội, lãnh đạo xứ và thành không chờ đợi, mà chủ động dựa tinh thần
chỉ thị ngày 12 tháng 3 năm 1945 của Thường vụ Trung ương quyết định phát
động quần chúng thực hiện khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn thành

phố.
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội là thắng lợi của tinh thần chủ
động, sáng tạo, biết căn cứ vào cục diện chung và thời cơ cụ thể trên địa bàn
thành phố, kịp đề ra phương thức giành chính quyền mau lẹ khi Nhật đã đầu


hàng, bọn tay sai của Nhật hoang mang tan rã và quân Đồng minh sắp kéo
vào miền Bắc. Đó còn là công cuộc động viên giáo dục quần chúng, kiên trì
xây dựng lực lượng chính trị sâu rộng trong suốt thời kì tiền khởi nghĩa và khi
thời cơ đến, đã kịp thời phát động ý chí và quyết tâm của các tầng lớp nhân
dân nội ngoại thành nhất tề đứng lên tự giả phóng. Đó còn là thắng lợi của
nghệ thật phân hóa kẻ thù, tranh thủ lực lượng bảo an binh ngả theo cách
mạng, thắng lợi của nghệ thuật chọn đúng mục tiêu chủ yếu để tiến công (Phủ
Khâm sai, trại Bảo an binh, tòa Thị chính…) nên đã nhanh chóng giành toàn
bộ chính quyền thành phố trong một ngày, không có thương vong tổn thất.
Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, nhanh gọn trong ngày 19 tháng 8. Tin
vui này đã tác động mạnh đến khí thế cả nước, có sức cổ động to lớn đối với
những nơi chưa giành được chính quyền. Hai hôm sau, ngày 21 tháng 8, đồng
chí Tổng bí thư Trường Chinh đã từ Tân Trào về tới Hà Nội. Tiếp đó, ngày 25
tháng 8, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt chân lên mảnh đất mà chỉ một
tuần sau trở thành Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ ngày đó,
nhiều địa danh của Hà Nội mang dấu ấn lịch sử của nước Việt Nam mới, bắt
đầu hồi sinh: Nhà 48 Hàng Ngang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thảo Tuyên
ngôn độc lập; nhà 12 Ngô Quyền, nơi làm việc chính thức của Người và cũng
là nơi Người chủ tọa phiên họp đầu tiến của Hội đồng chính phủ (3-9-1945),
quyết nghị những hội nghị cấp bách nhất có tầm chiến lược sau Tổng khởi
nghĩa… Đặc biệt là vườn hoa Ba Đình, trong ngày 2-9 lịch sử, đã chứng kiến
thời điểm sang trang của lịch sử dân tộc và lịch sử thành phố Hà Nội. Ngày
đó, chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân. Ngày đó trước sự hân hoan, xúc động
đến rơi lệ của hơn nửa triệu quần chúng thủ đô và các tỉnh lân cận, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố trước thế giới: “Nước Việt Nam có
quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc


lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ quyền tự do, độc lập ấy”.
Với cuộc khởi nghĩa ngày 19 tháng 8 thành công, với lễ Độc lập ngày
2 tháng 9, các tầng lớp nhân dân Hà Nội đã cùng đồng bào cả nước đổi đời, từ
thân phận nô lệ, sống trên mảnh đất không có tên trên bản đồ thế giới, trở
thành chủ nhân đất nước, chủ nhân Thủ đô của nước Việt Nam mới. Chính
những chủ nhân này là lực lượng vô thực dân Pháp để bào vệ chính quyền
cách mạng, giữ gìn thành quả cách mạng. Điều đặc biệt có ý nghĩa là vị trí
chủ nhân được khẳng định trước khi các thế lực phản động quốc tế vội vã kéo
đến Hà Nội, đến Việt Nam, với mưa đồ bóp chết chính quyền cộng hòa dân
chủ trẻ tuổỉ. Đồng bào ta nhất quyết đứng lên bảo vệ quyền được làm chủ của
mình vừa mới giành lại được và kiên cường cầm súng chiến đấu đánh quân
Pháp một lần nữa quay lại xâm lược nước ta.
1.2. ÂM MƯU VÀ THỦ ĐOẠN CỦA THỰC DÂN PHÁP
Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa ra đời, nhân dân ta giành được chính quyền, giành được quyền làm
chủ. Hòa trong niềm vui chiến thắngkhông được bao lâu. Ta lại phải đối đầu
với âm mưu muốn quay trở lại xâm lược lược ta một lần nữa của thực dân
Pháp.
Sau khi Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 được kí kết ta
đã nghiêm chỉnh chấp hành những nội dung đã kí kết trong Hiệp định và Tạm
ước còn thực dân Pháp bội ước. Chúng tìm mọi cách phá hoại, đẩy mạnh việc
chuẩn bị xâm lược nước ta một lần nữa.
Thực dân Pháp đã trắng trợn phá hoại làm cho cuộc đàm phán ngoại
giao giữa Việt Nam và Pháp không đạt được kết quả. Chúng đặt ra cái gọi là
“Chính phủ Nam Kỳ tự trị” (1-6-1946) do Nguyễn Văn Thinh cầm đầu, nhằm

tách Nam Kỳ ra khỏi Việt Nam thống nhất.Các cuộc hành binh lấn chiếm của


Pháp diễn ra liên tục ở Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.Ngày 20-11-1946, thực dân
Pháp đánh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn, hai cửa ngõ đường bộ quan trọng
và đường thủy ở Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp đánh chiếm Hải Phòng và
Lạng Sơn là màn diễn đầu tiên của một “kịch bản của cuộc đảo chính” mà
Vally là tác giả.
Đến đầu tháng 12 năm 1946, tình hình nghiêm trọng hơn. Thực dân
Pháp đã tăng cường thêm quân đội, chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng và Hải
Dương, đưa thêm viện binh đến Hải Phòng, mở rộng đánh chiếm Đồ Sơn
(Hải Phòng), Đình Lập (Lạng Sơn). Sau nhiều lần tăng viện, đến cuối năm
1946, đội quân viễn chinh Pháp trên chiến trường Đông Dương lên tới hơn
90.000 tên, gồm 36 tiểu đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn pháo binh, 3 trung đoàn
thiết giáp và cơ giới, hơn 100 máy bay và nhiều tàu chiến. Chúng đóng quân
tại một số vị trí chiến lược trọng yếu trên đất nước ta [15, tr27].
Dựa vào sự giúp đỡ của Anh và Mĩ, từ khi đưa quân ra miền Bắc theo
quy định của Hiệp định Sơ bộ, thực dân Pháp nuốt lờ hứa, ráo riết âm mưu
thực hiện chiến tranh. Sau khi chiếm được Tây Nguyên, một phần vùng Đông
Bắc, Tây Bắc và tiến công Hải Phòng, Lạng Sơn, chúng chuẩn bị gây hấn ở
Hà Nội với mục đích nắm lấy quyền quản lí thủ đô ở nước ta, hòng “vô hiệu
hóa tức thì Chính phủ Hồ Chí Minh”. Với mưu đồ ấy, 6.500 lính viễn chinh
được bố trí thành những cụm quân cơ động, chiếm giữ những vị trí bịt cửa
ngõ thành phố, sẵn sang đánh úp chiếm gọn các cơ quan đầu não của ta tại
Thủ đô Hà Nội.
Song song với những hành động quân sự, thực dân Pháp còn thực hiện
nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc về chính trị. Ở Tây bắc, chúng tổ chức bọn
tay sai phản động chống lại cách mạng. Tại một số địa phương chúng tìm
cách liên lạc, móc nối những tên tay sai trong bộ máy cai trị cũ, tập hợp
những phần tử phản động cầm đầu trong các tôn giáo chống lại chính quyền



dân chủ nhân dân. Để chuẩn bị cho việc thực hiện âm mưu xâm lược toàn
diện theo chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, thực dân Pháp ráo riết tìm mọi
cách nắm tình hình mọi mặt ở miền Bắc, nhất là lực lượng quân sự và khả
năng phòng thủ của ta. Đầu tháng 12 năm 1946, quân Pháp tiếp tục khiêu
khích ở nhiều nơi, nhất là ở Hà Nội.
Trong khi khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, chính phủ ta vẫn kiên trì
đấu tranh ngoại giao với chính phủ Pháp, cố gắng đẩy lùi chiến tranh. Ngày 612, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Pháp ra lện cho
quân viễn chinh rút về các vị trí trước ngày 20-11-1946. Giói cầm quyền Pháp
không trả lời. Ngày 15-12, sau khi Leong Bolum lên làm Thủ tướng Chính
phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại gửi thông điệp giải quyết các bế tắc trong
mối quan hệ Việt- Pháp. Chính phủ Pháp vẫn làm ngơ, tỏ rõ thái độ tán thành
chính sách duy trì sự có mặt của nước Pháp ở Đông Dương.
Ngày 16-12, Đác-giăng-li-ơ đòi khôi phục lại các Hiệp ước 1883, 1884
mà triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp. Đác-giăng-li-ơ trắng trơn tuyên bố:
“Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng là lãnh thổ của nước Pháp” [15, tr28]. Tại Hà
Nội, trưa ngày 17-2, thực dân Pháp thực dân Pháp cho xe phá các công sự của
ta tại Lò Đúc, đồng thời gây ra vụ thảm sát đẫm máu ở phố Hàng Bún và Yên
Ninh. Trưa ngày 18-12, Pháp gửi tối hậu thư đòi chiếm Sở tài chính và nhà
viên giám đốc Sở giao thông; đòi ta phá bỏ công sự và vật chướng ngại trên
đường phố. Chiều ngày 18-12, chúng lại gửi tối hậu thư đòi được kiểm soát
Thủ đô và đe dọa: đến sáng 20-12, những điều đó không được chấp nhận thì
quân Pháp sẽ chuyển sang hành động.
Ngọn lửa chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đã bùng cháy trên
toàn quốc là điều không thể tránh khỏi nữa vì Pháp quyết châm ngòi lửa chiến
tranh vào ngày 20-12-1946 trong bất cứ giờ phút nào.


1.3. CHỦ TRƯƠNG PHÁT ĐỘNG TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN CỦA

ĐẢNG
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời đã tác động, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc của các thuộc địa; làm cho các thế lực đế quốc và bọn phản động quốc
tế hết sức lo sợ, tìm mọi cách chống phá hòng thủ tiêu nhà nước công nông
đầu tiên ở Đông Nam Á. Mĩ công khai ủng hộ, giúp đỡ Pháp quay lại xâm
lược Việt Nam và Đông Dương. Đế quốc Anh xuất phát từ quyền lợi thực dân
và theo quỹ đạo của Mỹ cũng ra sức ủng hộ ý đồ của thực dân Pháp tái chiếm
Đông Dương. Những hành động khiêu khích, xâm lược của thực dân Pháp
xâm phạm nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền nước ta, gây sự căm phẫn tột
độ trong nhân dân ta. Tình thế cấp bách yêu cầu Đảng, Nhà nước- đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh phải có sự lựa chọn lịch sử, phải kịp thời có một quyết
định chiến lược để xoay chuyển vận nước đang lâm nguy.
Ngày 17 và 18 tháng 12 năm 1946, Hội nghị bất thường Ban Thường
vụ Trung ương Đảng mở rộng họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ tọa
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội nghị quyết định toàn quốc kháng chiến và đề
ra những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến.Đêm 19 tháng 12, kháng
chiến toàn quốc bùng nổ. Sáng 20 tháng 12, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, là mệnh lệnh tiến
công, thôi thúc giục giã, tập hợ và soi đường chỉ lối cho mọi người Việt Nam
đứng dậy cứu nước. Ngày 22 tháng 12, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra
Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Về “Cuộc chiến trường kì kháng chiến của dân
tộc”, chỉ thị vạch rõ mục đích đánh của ta, tính chất của của cuộc kháng
chiến, chính sách của Đảng và cách đánh của quân ta và đề ra “Chương trình
kháng chiến” gồm có 12 điểm.


Về nhiệm vụ của quân và dân ta, Chỉ thị đề ra “Những điều răn” và
“Những khẩu hiệu” trong thời kì kháng chiến:

“Dân: Đoàn kết chặt chẽ. Đánh giặc trừ gian. Tăng gia sản xuất.
Ủng hộ chính phủ kháng chiến. Tiếp tế bộ đội. Báo tin cho bộ đội. Giúp đỡ
đồng bào tản cư. Không đi lính, nộp thuế, bán lương thực, dẫn đường, mua
hàng, làm việc, lộ tin tức cho Pháp”.
“Quân: Không hàng giặc. Không để mất súng. Không bắn phí đạn.
Không xâm phạm tính mệnh, tài sản của dân. Không xâm phạm tín
ngưỡng của dân. Không ngược đãi tù binh. Ủng hộ Chính phủ kháng chiến và
Hồ Chủ tịch. Bảo vệ tính mệnh, tài sản cho dân. Kính trọng và giúp đỡ dân.
Sĩ quan và binh lính một lòng. Tuân lệnh cấp trên. Phục tùng kỉ luật” [13,
tr147].
Ngắn gọn và cụ thể như mệnh lệnh chiến đấu. Chỉ thị toàn dân
kháng chiến thể hiện tập trung những vấn đề cơ bản nhất về đường lối kháng
chiến của Đảng và dân tộc ta trong cuộc kháng chiến thần thánh chống thực
dân Pháp xâm lược. Tháng 2 năm 1947, đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư
của Đảng đã viết 1 loạt bài giải thích, phổ biến đường lối kháng chiến, đăng
liên tiếp trên 11 số báo Sự thật “Chúng ta đánh ai?”; “Đánh để làm gì?”;
“Tính chất cuộc kháng chiến của ta”; “Những khó khăn của ta và của Pháp”;
“So sánh hơn thua”; “Phát động phong trào dân quân”; “Xây dựng lực lượng
vũ trang”; “Động viên toàn dân”,…[13, 149].
Trong dịp kỉ niệm lần thứ 2 Nam Bộ kháng chiến, 23 tháng 9 năm
1947, những bài báo này được bổ sung và in thành sách phát hành rộng rãi
khắp cả nước. Tên sách nói lên niềm tn sắt đá: “Kháng chiến nhất định thắng
lợi”


Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ
thị toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng và tác phẩm “Kháng chiến
nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh là những văn kiện lịch sử,



trong đó đường lối kháng chiến của Đảng đã được đề ra và giải thích gồm
những vấn đề cơ bản:
Quyết tâm kháng chiến cực kì dũng cảm, hết sức chính xác, triệt để
cách mạng. Đó là quyết tâm phát động cả nước kháng chiến, thà hi sinh tất cả
chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Quyết tâm ấy là
tinh thần cách mạng tiến công, là ý chí cho dù phải đốt cháy cả dãy Trường
Sơn cũng quyết giành cho được độc lập.
Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì. Đó là đường
lối tiến hành chiến đấu cách mạng trên cơ sở động viên và tổ chức quần
chúng sâu rộng, chiến đấu vì những mục têu dân tộc, dân chủ, tiếp tục sự
nghiệp cách mạng tháng Tám, xây dựng một nước Việt Nam mới, độc lập,
thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Đó cũng là đường lối kết hợp đấu
tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập và dân chủ của nhân dân ta với cuộc
đấu tranh chung của giai cấp vô sản và nhân dân các thuộc địa chống chủ
nghĩa đế quốc trong trào lưu cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới lần
thứ 2.
Toàn dân kháng chiến là nội dung của chiến tranh nhân dân Việt
Nam, là tnh thần xuyên suốt mọi chủ trương, là tư tưởng chỉ đạo mọi kế
hoạch tác chiến và xây dựng lực lượng
Như vậy là, ngay khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Trung
ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề ra những vấn đề cơ bản về
đường lối kháng chiến, đoàn kết toàn dân đánh giặc, cứu nước. Quyết tâm

đường lối kháng chiến của Đảng là sự vận dụng tài tình những nguyên lí chủ
nghĩa Mác-Lê-nin vào thực tiễn chiến tranh cách mạng Việt Nam, kế thừa và
phát huy truyền thống ngoại xâm cực kì oanh liệt của dân tộc.


1.4. TƯƠNG QUAN SO SÁNH LỰC LƯỢNG VIỆT NAM VÀ PHÁP TẠI HÀ
NỘI

1.4.1. tình hình lực lượng của thực dân Pháp
Sau khi chiếm Nam Bộ, Pháp thực hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc, để
làm được điều này Pháp đã kí Hiệp ước Hoa- Pháp để thực hiện nhiệm vụ giải
giáp quân đội Nhật và đổi lại một số lợi ích kinh tế cho quân Tưởng. Để tránh
một lúc phải đối mặt với nhiều kẻ thù, Đảng ta đã quyết địnhk kí Hiệp định
Sơ bộ (6/3/1946). Theo Hiệp định Sơ bộ và thỏa ước đóng quân của hai cơ
quan tham mưu, thực dân Pháp được đưa 15.000 quân ra Bắc vĩ tuyến 16
(trong đó có 5.000 quân đóng ở Hà Nội) để làm nhiệm vụ tiếp phòng thay
cho
20 vạn quân Tưởng rút về nước. Đến trước 19 tháng 12 năm 1946, số quân
Pháp ở Bắc vĩ tuyến 16 đã lên đến 30.000 tên và riêng Hà Nội lên đến 6.500
tên gồm các phiên hiệu như sau:Trung đoàn bộ binh thuộc địa 6 (6eRIC)
thiếu một tiểu đoàn, binh đoàn Mat-xuy thuộc sư đoàn thiết giáp 2 (2DB),
một tiểu đoàn của trung đoàn pháo binh thuộc địa Ma-rốc số 4
(4Eracm),một phân đội biệt kích, một phân đội dù, một đơn vị không quân và
một phân đội thủy quân [2, tr77].
Ngoài ra bộ tư lệnh sư đoàn bộ binh thuộc 9 (9 DIC) với tất cả các đơn
vị trực thuộc, được đổi tên thành bộ tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Bắc Đông
Dương do trung tướng Mooc-li-e đứng đầu cũng đóng ở Hà Nội. Pháp đã
trang bị cho 4.000 tù binh trước đây bị Nhật bắt.
Vũ khí của thực dân Pháp có 5.000 súng trường, 600 tiểu liên, 150
trung liên và đại liên, 42 khẩu pháo (sơn pháo và dã pháo 75, lựu đạn 105,
pháo 37 ly), 22 xe tăng, 40 thiết giáp, 30 máy bay và một số tàu chiến trên
sông. Đó đều là những phương tiện chiến tranh hiện đại bậc nhất đã được sử
dụng trong đại chiến thế giới lần thứ 2.


Như vậy, là so sánh với các nơi khác, ở Hà Nội thực dân Pháp có lực
lượng mạnh nhất. Ở Hải Phòng tuy thực dân Pháp cũng có một trung đoàn bộ
binh (thiếu một tiểu đoàn), 1 trung đoàn pháo (thiếu một tiểu đoàn), 1 trung

đoàn chiến xa, 1 bộ phận không quân, 1 bộ phận hải quân, nhưng phạm
vi thực dân Pháp đóng khá rộng. Ở Hải Dương, ở Nam Định, ở Huế mỗi
nơi thực dân Pháp có 1 tiểu đoàn. Ở Bắc Giang cùng Bắc Ninh, 1 tiểu đoàn. Ở
Đà Nẵng có 2 tiểu đoàn và ở Vinh có 1 trung đội.
Với lực lượng đó thực dân Pháp rải quân đóng thành 54 vị trí xen kẽ
với ta trong thành phố, trong đó có 6 nơi chúng tập trung khá lớn: Thành
(1.200 tên), Phủ Toàn quyền (500 tên), trường An-be Xa-rô (500 tên), Trường
Bưởi (250 tên), khu Đồn Thủy (800 tên), sân bay Gia Lâm (1.800 tên). Ở
trường An-be Xa-rô và trong sân bay Gia Lâm, thực dân Pháp bố trí 2 trận địa
pháo có thể bắn vào nhiều mục tiêu trong thành phố.
Xe tăng- thiết giáp tập trung chủ yếu trong Thành. Máy bay ở sân bay
Gia Lâm. Bộ chỉ huy quân viễn chinh miền Bắc đóng ở trong thành. Do được
làm nhiệm vụ tiếp phòng, thay quân Tưởng, Pháp đã chiếm được nhiều vị trí
quân sự có lợi nhất, đặc biệt là khu vực Tây Bắc, Đồn Thủy và Gia Lâm.
Ở những vị trí khác, thực dân Pháp có 1 tiểu đội đến một trung đội,
trong đó có một số nơi, họ gác chung với ta như là nhà Ngân hàng, nhà ga, Sở
Liên kiểm Việt- Pháp, nhà máy điện, nhà máy nước, nhà đèn Bờ Hồ, cầu
Long Biên, nhà in Viễn Đông, nhà Thương chính.
Đáng chú ý là khách sạn Mê-tơ-rô-pôn (cách bắc Bộ Phủ và Bộ Nội vụ
một con đường) thực dân Pháp đưa khoảng 200 tên có vũ khí hóa trang
thành
thường dân đến ém sẵn. Ở rạp Ma-giét-tíc trước đại vệ quốc đoàn trung
ương, thực dân Pháp cũng có 1 tiểu đội hóa trang ém sẵn. Ở rạp Ma-giét-


tíc trước đại vệ quốc đoàn trung ương, thực dân Pháp cũng có một tiểu đội
hóa trang ém sẵn.



×