Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Việc phân định biển tại khu vực ngoài cửa vịnh bắc bộ giữa việt nam và trung quốc giai đoạn 1991 2015 (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

=====
=

BÙI LÝ HƯƠNG

VIỆC PHÂN ĐỊNH BIỂN TẠI
KHU VỰC NGOÀI CỬA VỊNH BẮC BỘ
GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 1991-2015

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Thị Thu Hà –
giảng viên bộ môn Lịch Sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, người đã
dành rất nhiều thời gian và công sức tận tình chỉ bảo, định hướng và tháo gỡ
những vướng mắc trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, hỗ trợ tôi có
được những kỹ năng cần thiết để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Tôi xin dành lời cảm ơn tới các giảng viên trong Khoa Lịch Sử, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, đóng góp ý kiến và chỉnh sửa để bài
khóa luận của tôi có thể hoàn thiện hơn.
Tôi cũng xin được dành lời cảm ơn tới các thầy, cô đang công tác tại
Trung tâm Thư viện trường Học viện Ngoại giao đã tạo điều kiện cho tôi có


thể tìm kiếm tài liệu để hoàn thành bài khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới những
người thân trong gia đình và bạn bè, những người đã luôn bên cạnh tôi khích
lệ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Bùi Lý Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, do
tôi thực hiện với sự tham gia góp ý của các thầy cô giáo và tham khảo các tài
liệu.
Tôi xin cam đoan đề tài không trùng lặp với các đề tài khác và chịu
trách nhiệm về những thắc mắc đối với đề tài của tôi.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Bùi Lý Hương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
ASEAN
VBB

Tên tiếng Anh
Association of Southesast

Asian Nations
Tokin Gulf

Tên tiếng Việt
Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á
Vịnh Bắc Bộ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề
tài.........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn
đề.........................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu vấn
đề....................................................3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên
cứu..............................................................3
5. Đóng góp khóa luận...................................................................................................4
6. Bố cục khóa
luận........................................................................................................4
Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÂN ĐỊNH
BIỂN TẠI KHU VỰC NGOÀI CỬA VỊNH BẮC BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC................................................................................................. 5
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ KHU VỰC NGOÀI
CỬA VỊNH BẮC BỘ
..............................................................................................................5
1.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................... 5

1.1.2. Lợi ích của Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực ngoài cửa VBB.........10
1.2. YẾU TỐ PHÁP LÝ
............................................................................................13
1.2.1. Công ước Geneva về luật biển năm 1958 ............................................. 13
1.2.2. Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển quốc tế năm 1982 ................... 15
1.2.3. Tuyên bố của khu vực về Biển Đông
..............................................................23
1.3. LỊCH SỬ PHÂN ĐỊNH VỊNH BẮC BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ
TRUNG
QUỐC............................................................................................................................2
6


1.4. THỰC TIỄN PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ
CÁC QUỐC GIA TRONG KHU
VỰC.....................................................................32


Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÀM PHÁN VIỆC PHÂN ĐỊNH BIỂN TẠI
KHU VỰC NGOÀI CỬA VỊNH BẮC BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG
QUỐC GIAI ĐOẠN 1991-2015 ..................................................................... 40
2.1. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI TRÊN BIỂN CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
. 40
2.1.1. Một số nguyên tắc phân định biển tại khu vực ngoài cửa VBB giữa Việt
Nam và Trung
Quốc.....................................................................................................40
2.1.2. Một số phương pháp giải quyết vấn đề phân định biển tại khu vực ngoài
cửa
VBB giữa Việt Nam và Trung Quốc

..........................................................................42
2.2. HIỆN TRẠNG GIẢI QUYẾT PHÂN ĐỊNH BIỂN TẠI KHU VỰC
NGOÀI CỬA VBB GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN
1991-2015....44
2.2.1. Quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc về phân định khu vực biển
ngoài cửa
VBB........................................................................................................................44
2.2.2. Quá trình đàm phán phân định khu vực ngoài cửa VBB giữa Việt Nam
và Trung Quốc.................................................................................................45
2.2.2.1. Giai đoạn 1991-2001
......................................................................................45
2.2.2.2.Giai đoạn 2001-2015 .......................................................................... 47
2.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT TRONG VIỆC PHÂN ĐỊNH TẠI KHU VỰC
BIỂN NGOÀI CỬA
VBB......................................................................................................54
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 60
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 61


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phân định biển và quá trình hoạch định đường ranh giới giữa hai hay
nhiều quốc gia có các vùng biển tiếp giáp hoặc đối diện nhau cũng như việc
xác định ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa luôn
là vấn đề cốt yếu của Luật biển quốc tế hiện đại. Sau khi Công ước của Liên
Hợp Quốc về Luật biển 1982( Công ước Luật biển 1982) có hiệu lực, vấn đề
phân định biển ngày càng trở nên bức thiết, bởi nó liên quan đến vấn đề chủ
quyền, các lợi ích kinh tế, an ninh- quốc phòng của các quốc gia cũng như
quyền tự do biển cả của các nước giáp biển. Việc phân định biên giới biển,

ranh giới biển giữa các quốc gia là một quá trình phức tạp, lâu dài, đòi hỏi
nghiên cứu kỹ lưỡng các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế.
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp,
việc hai nước Việt – Trung tiến hành đàm phán phân định biển tại khu vực
ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ (VBB) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo cơ
sơ pháp lý cho quản lý và khai thác các vùng biển của hai nước, đồng thời tạo
đà để hai bên tiếp tục sử dụng luật pháp quốc tế vào giải quyết những tranh
chấp tại Biển Đông.Tuy nhiên, việc đàm phán còn nhiều vấn đề cần giải quyết
và chưa có bước tiến triển do quan điểm của hai bên còn nhiều khác biệt, do
vậy, tiến trình đàm phán sẽ tiếp tục kéo dài và có nhiều diễn biến phức tạp.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài “Việc phân định biển
tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc giai
đoạn 1991-2015” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua đề tài này ,em
mong muốn sẽ hệ thống và tổng hợp được những nội dung cơ bản về việc
phân định biển, đánh giá được thực trạng đàm phán cũng như quan điểm mỗi
bên đưa ra. Đồng thời đánh giá cũng như đưa ra một số nhận xét về vấn đề
phân định biển tại khu vực ngoài cửa VBB giữa Việt Nam và Trung Quốc.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do đàm phán phân định biển tại khu vực ngoài cửa VBB giữa Việt Nam
và Trung Quốc là một vấn đề hoàn toàn mới, đang trong quá trình đàm phán
nên cho đến nay cả trong và ngoài nước chưa có một công trình nghiên cứu
nào viết về vấn đề này được công bố.
Tuy nhiên, lý luận chung liên quan đến phân định biển luôn là vấn đề
quan trọng được nhiều học giả, nhà nghiên cứu quan tâm. Các công trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề phân định biển như: Luận án Tiến sĩ của Lê
Quý Quỳnh với đề tài “Các vùng biển Việt Nam: Chế độ pháp lý và phân

định”, tại Đại học Quốc gia Hà Nội- Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận việc
điều chỉnh chế độ pháp lý của vùng biển và phân định biển bằng các quy
phạm luật quốc tế và quốc gia; Luận văn thạc sĩ của Phạm Công Dương với
đề tài “ Vấn đề phân định tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam
và Trung Quốc theo công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982”, tại Học
viện Ngoại giao- Luận văn đã nghiên cứu các nguyên tắc và giải pháp phân
định tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Một số tạp chí như: Lê Công Phụng (2001), “Hiệp định phân định Vịnh
Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá giữa Việt Nam – Trung Quốc trong
Vịnh Bắc Bộ”, Tạp chí cộng sản, Số 2, Hà Nội.Nguyễn Bá Diến (2007), “Vấn
đề phân định biển trong luật biển quốc tế hiện đại”, Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, Số 1, Hà Nội.Nguyễn Bá Diến (2009), “Quy chế pháp lý
quốc tế chung về biển, đảo và những vấn đề cần áp dụng cho Hoàng Sa,
Trường Sa”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học số 25, Hà
Nội.
Ngoài ra, cũng có nhiều bài báo, tạp chí viết về vấn đề phân định các
vùng biển trên Biển Đông theo Công ước Luật biển 1982. Như vậy, đã có
nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của tác giả nghiên cứu về những vấn đề
lý luận chung liên quan đến phân định biển. Song để đáp ứng nhu cầu phân
định biển hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực ngoài cửa VBB

2


thì chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về vấn đề này, do
vậy đề tài góp một phần quan trọng vào việc nghiên cứu và giải quyết nhu
cầu bức thiết của nước ta hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu vấn đề
- Mục đích:
Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng việc phân định tại khu

vực ngoài cửa VBB giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Nhiệm vụ:
+Nêu lên những yếu tố tác động đến việc phân định biển tại khu vực
ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt làm rõ được
việc phân định các vùng biển theo Công ước Luật biển 1982.
+ Phân tích được tác động thực trạng qua các vòng đàm phán và quan
điểm của mỗi nước về vấn đề phân định biển ngoài cửa VBB.
+ Rút ra những điểm tích cực và hạn chế của việc phân định khu vực
ngoài cửa VBB.
- Phạm vi
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề pháp lý dựa vào Công
ước Luật biển 1982, các quan điểm của mỗi bên để áp dụng giải quyết cụ thể
tại khu vực ngoài cửa VBB giữa Việt Nam và Trung Quốc.
+ Về thời gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu từ năm 1991 đến 2015, đặc
biệt từ năm 2006 (năm 2006, thời điểm hai nước Việt Nam và Trung Quốc
tiến hành cuộc họp vòng I Nhóm công tác liên hợp về phân định biển ngoài
cửa VBB). Ngoài ra còn một số phán quyết hoặc các sự kiện đã từng xảy ra
trước năm 1991.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu:
+ Các công trình nghiên cứu của các học giả về vấn đề Vịnh Bắc Bộ
như: Nguyễn Bá Diễn, Lê Quý Quỳnh, Lê Công Phụng, Lê Tuấn Thanh

3


+ Các tạp chí nghiên cứu trong và ngoài nước như: Tạp chí Đông Nam
Á, Thông tấn xã Việt Nam…
+ Các bài viết nghiên cứu Biển Đông trên các trang Web như:
nghiencuubiendong.net…

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp được sử dụng chủ yếu là
phương pháp lịch sử và phương pháp logic, ngoài ra sử dụng phương pháp so
sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp và tiếp cận hệ thống…
5. Đóng góp khóa luận
- Về mặt lý luận: Khóa luận là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề
phân định tại khu vực biển ngoài cửa VBB giữa Việt Nam và Trung Quốc
dưới góc nhìn lịch sử, góp phần nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc
phân định tại một khu vực cụ thể, làm phong phú thêm những vấn đề lý luận
trong lĩnh vực này.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần cung
cấp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, tài liệu tham khảo cho những người quan
tâm đến vấn đề phân định biển tại khu vực ngoài cửa VBB. Đồng thời, khóa
luận là nguồn tư liệu trong nghiên cứu và giảng dạy về vấn đề Biển Đông.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận,Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục, khóa luận bao gồm 2 chương:
Chương 1: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phân định biển tại khu
vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Chương 2: Thực trạng đàm phán việc phân định biển tại khu vực
ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 19912015.

4


Chương 1:
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÂN ĐỊNH BIỂN TẠI
KHU VỰC NGOÀI CỬA VỊNH BẮC BỘ GIỮA VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC
1.1.


ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ KHU VỰC
NGOÀI CỬA VỊNH BẮC BỘ

1.1.1. Vị trí địa lí
o

o

Vùng biển Vịnh Bắc Bộ giới hạn từ vĩ độ 17 00 N đến 21 40 N và
o

o

105 40E đến 109 40E. Vùng biển ngoài cửa VBB được tính từ đường cửa
vịnh ra đến khu vực quần đảo Hoàng Sa, nằm giữa bờ biển lục địa miền
Trung của Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Diện tích toàn Vịnh
2

khoảng 126.250 km (36.000 hải lý vuông). Nơi hẹp nhất của vùng biển ngoài
cửa VBB là đường đóng cửa VBB (theo Hiệp định phân định VBB năm 2000
giữa Việt Nam và Trung Quốc), có chiều rộng khoảng 131 hải lý (243 km), là
đường nối từ mũi Oanh Ca ( đảo Hải Nam ) đi qua đảo Cồn Cỏ đến bờ biển
lục địa Việt Nam. Nơi có khoảng cách rộng nhất của vùng biển ngoài cửa
VBB khoảng 222 hải lý (411 km) tính từ mũi Ba Làng An (Quảng Ngãi, Việt
Nam) đến mũi Mả Liu Thẩu (đảo Hải Nam, Trung Quốc). Phần Vịnh phía ta
có khoảng 1.300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất
liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130
km.Vùng biển vịnh Bắc Bộ phía Việt Nam là vùng biển nông, đáy biển tương
đối bằng phẳng, có 2 vịnh kín là vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long. Độ sâu
vịnh Bắc Bộ không lớn, trung bình 38,5m, sâu nhất không quá 100m. Vịnh có

hai cửa: eo biển Quỳnh Châu nằm giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam với
2

bề rộng khoảng 35,2 km (19 hải lý) và cửa chính của Vịnh từ đảo Cồn Cỏ
2

(Việt Nam) tới đảo Hải Nam (Trung Quốc) rộng khoảng 207,4 km (112 hải
lý).

5


Khu vực này là ngư trường lớn kéo dài từ trong VBB ra ngoài cửa vịnh
về phía Đông và Đông Nam của đảo Cồn Cỏ, tàu thuyền đánh cá của ngư dân
ta từ nhiều tỉnh thường đánh bắt tại đây. Khu vực này tồn tại tranh chấp ngư
trường giữa Việt Nam và Trung Quốc, phía Trung Quốc thường xua đuổi, bắt
giữ, xử phạt tàu cá của ngư dân ta hoạt động ở khu vực Tây và Tây Bắc quần
đảo Hoàng Sa.
Vùng biển ngoài cửa VBB liên quan đến hai nước Việt Nam và Trung
Quốc có đặc điểm hình thái chung của đường bờ biển tương đối đơn giản, có
xu hướng tương đối đồng nhất. Trong đó, bờ biển phía Trung Quốc nằm trên
đảo Hải Nam, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, sau đó chuyển Đông
Bắc
– Tây Nam và là bờ biển của đảo, có tổng chiều dài khoảng 114 hải lý
(211km). Bờ biển phía Việt Nam là bờ biển của lục địa, chạy theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam qua 5 tỉnh, thành phố là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà
Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi; có tổng chiều dài khoảng 149 hải lý (276
km). Ở vùng biển này, ven bờ biển Việt Nam có một số đảo cách xa bờ (từ 8 –
10 hải lý) và mũi nhô ra phía biển như :
Đảo Cồn Cỏ: còn có tên gọi khác như Hòn Cỏ, Thảo Phù, đảo Con Hổ

hay Hòn Mệ. Đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị, có diện tích tự nhiên
khoảng
2

2.5km , dân số khoảng 600 người (năm 2013), cách đất liền khoảng 15 hải lý,

0



0



vị trí tọa độ 17 10 vĩ bắc và 107 21 kinh đông; có độ cao trung bình từ 7 10m so với mực nước biển, điểm có độ cao lớn nhất là 63m. Đảo có ngư trường
2

rộng khoảng 9.000 km với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế. Đảo Cồn Cỏ
có vị trí chiến lược án ngữ toàn bộ phần bờ biển Trung bộ, gồm nhiều
tuyến đường hàng hải trong nước và quốc tế, do đó nó có vai trò rất lớn trong
công tác phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng lãnh thổ, lãnh hải và là
6


một địa bàn quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của hệ thống đảo,
hải đảo và

7



vùng biển Việt Nam. Đảo Cồn Cỏ được hưởng 50% hiệu lực theo Hiệp định
phân định VBB năm 2000 giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc[22].
Bán đảo Sơn Trà: nằm trong địa bàn phường Thọ Quang- quận Sơn
Trà- Đà Nẵng, trong đó Mũi Ghê của bán đảo Sơn Trà là điểm mà Đà Nẵng
vươn ra biển Đông xa nhất (mũi Đà Nẵng). Sơn Trà có diện tích 4439 ha đất
liền và biển, cách trung tâm thành phố 8km về phía Đông Bắc; có đỉnh cao
nhất là 696m so với mực nước biển và nhiều đỉnh cao trên 500m. Bán đảo Sơn
Trà có chiều dài từ Đông sang Tây là 15km, chỗ rộng nhất là 6km, chỗ hẹp
nhất là
2km. Với vị trí độc đáo của mình, Sơn Trà không chỉ giúp Đà Nẵng trở thành
một khu an toàn về hàng hải mà còn là đài khí tượng thủy văn cho cư dân trong
vùng [19].
Cù Lao Chàm: Là một cụm đảo trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành
phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại khoảng 8 hải lý
(15km) và đã được Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn
Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các
hòn đảo này gồm khoảng 3000 người tập trung tại hai bãi chính trên Hòn Lao
đó là bãi Làng và bãi Hương, nơi đây còn gắn liền với di tích văn hóa Chăm pa
cùng với lịch sử hình thành thương cảng Hội An nổi tiếng một thời. Với hệ
động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, ngày
29/5/2009, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển
thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình
con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju, Hàn Quốc [20].
Đảo Lý Sơn:Đảo Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm
về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý (tính từ cảng Sa Kỳ ra). Toàn huyện
có 2 đảo: Đảo Lớn (còn gọi là Cù Lao Ré) và Đảo Bé (Cù Lao Bờ Bãi) gồm 3
2

xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình (Đảo Bé). Diện tích tự nhiên gần 10km . Dân
số trên 21000 người, có khoảng 60% hộ dân sống bằng nghề biển, 30% hộ dân

8


sống bằng nghề nông(chủ yếu là trồng hành, tỏi, ngô) và 10% hộ dân sống
bằng các nghành nghề khác. Lý Sơn nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam
và nằm ngay cửa ngõ của Khu kinh tế Dung Quất cũng như của cả khu vực
kinh tế trọng điểm miền Trung. Vị thế này của Lý Sơn đã đưa huyện đảo trở
thành đơn vị hành chính quan trọng và có vai trò đảm bảo an ninh chủ quyền
quốc gia trên biển [24].
 Diện tích, khoảng cách vùng biển liên quan ngoài cửa
VBB [3;tr.36]
Mục

Khu vực (vùng biển), khoảng cách

Diện tích, chiều dài
2

(km , km)
1.

Chiều dài đường cơ sở của Việt Nam (tính
từ đảo Lý Sơn – A10 đến đảo Cồn Cỏ -

150km

2

A11)
2.


Nơi hẹp nhất vùng biển ngoài cửa VBB
(là đường đóng cửa vịnh, được nối từ mũi
Oanh Ca, thuộc đảo Hải Nam của Trung

243 km

2

Quốc đi qua đảo Cồn Cỏ đến bờ biển
Quảng Trị của Việt Nam)
3.

Nơi rộng nhất vùng biển ngoài cửa VBB
(đường nối mũi Ba Làng An đến mũi Mả

411 km

2

Liu Thẩu)
4.

Diện tích vùng biển ngoài cửa VBB tính
trong phạm vi giữa đường cơ sở của hai
nước (điểm nối từ Cồn Cỏ - Lý Sơn – Mả
Liu Thẩu – Oanh Ca)

5.


Chiều dài đường bờ biển Việt Nam (tính

9

56.800 km

2


0

0

từ tọa độ 16 57’40” B – 107 08’42” Đ

276 km

2

211 km

2

thuộc bờ biển Quảng Trị đến tọa độ
0

0

15 14’ B – 108 57’ Đ thuộc mũi Ba Làng
An, bờ biển Quảng Ngãi)

6.

Chiều dài đường bờ biển Trung Quốc (tính
từ mũi Oanh Ca đến mũi Mả Lui Thẩu
thuộc bờ Tây Nam, Đông Nam đảo Hải
Nam)

7.

Tỷ lệ chiều dài đường bộ biển liên quan
giữa Việt Nam/ Trung Quốc theo mục (5) 276/211 km = 1,3/1
và (6)

8.

Diện tích vùng biển ngoài cửa VBB tính
trong phạm vi giữa đường bờ biển của hai
0

nước (điểm nối từ tọa độ 16 57’40” B –

57.630 km

2

0

107 08’42” Đ thuộc mũi Ba Làng An, bờ
biển Quảng Ngãi – mũi Oanh Ca – mũi
Mả Liu Thầu của đảo Hải Nam )

9.

Diện tích vùng chống lấn giữa đường
trung tuyến bờ - bờ và đường trung tuyến

1.245 km

giữa hai đường cơ sở trong phạm vi của
mục (4) và (8)
10.

Khoảng cách mũi Đà Nẵng (Việt Nam ) –
mũi Tran Chinh (Đảo Hải Nam – Trung

262 km

Quốc)
11.

Chiều dài đường bờ biển Việt Nam (tính
0

0

từ tọa 16 57’40” B – 107 08’42” Đ thuộc
bờ biển Quảng Trị đến mũi Đà Nẵng)
9

157 km


2


12.

Chiều dài đường bờ biển Trung Quốc (tính
từ mũi Oanh Ca đến mũi Tran Chinh)

13.

Tỷ lệ chiều dài đường bờ biển liên quan
giữa Việt Nam/ Trung Quốc theo mục (11)
và (12)

14.

107 km
157 km/107 km=
1,46/1

Diện tích vùng biển ngoài cửa VBB tính
trong phạm vi giữa đường cơ sở hai nước
(điểm nối từ Cồn Cỏ - Mũi Đà Nẵng –

28.710 km

2

31.040 km


2

Mũi Tran Chinh – Oanh Ca)
15.

Diện tích vùng biển ngoài cửa VBB tính
trong phạm vi giữa đường bờ biển của hai
0

nước (điểm nối từ tọa độ 16 57’40” B –
0

107 08’42” Đ thuộc bờ biển Quảng TRị mũi Đà Nẵng – mũi Tran Chinh- Oanh
Ca)
16.

Diện tích vùng chống lấn giữa đường
trung tuyến bờ - bờ và đường trung tuyến

1.100 km

2

giữa hai đường cơ sở trong phạm vi của
mục (14) và (15)

1.1.2. Lợi ích của Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực ngoài cửa
VBB
Vịnh Bắc Bộ có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung
Quốc cả về kinh tế lẫn quốc phòng, an ninh. Vịnh cũng là nơi chứa đựng tài

nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hải sản và dầu khí.
Về hải sản, đại bộ phận các ngư trường chính là nằm gần bờ biển Việt
Nam và Tây Nam đảo Bạch long Vĩ. Vịnh Bắc Bộ là một trong những ngư
10


trường và nguồn cung cấp hải quan quan trọng cho hai nước Việt Nam và
Trung Quốc.
Khu vực giữa vịnh và cửa vịnh có bồn trũng Sông Hồng có khả năng
chữa dầu khí. Xung quanh khu vực đảo Vị Châu (phía Đông Bắc vịnh) gần bờ
biển Trung Quốc đã phát hiện và khai thác một số mỏ dầu nhỏ, ở khu vực
0

Đông Phong cách đường kinh tuyến 108 03'13" khoảng 15 hải lý về phía Tây,
Trung Quốc công bố đã phát hiện được mỏ khí có trữ lượng khoảng 80 tỷ m3.
Hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ngoài cửa VBB của Việt
Nam bao gồm diện tích phần phía Đông – Đông Nam lô 111, lô 112 và các lô
từ 113 đến 119 và 141 đến 143 (Sơ đồ 3), nơi có mực nước biển từ 50 đến hơn
2

2000m (khu vực lô số 140 - 143) và có diện tích khoảng 106.906 km . Theo

đồ phân bố các bể trầm tích Đệ Tam Việt Nam (sơ đồ 2), khu vực ngoài cửa
VBB bao gồm diện tích phần nam bể trầm tích Sông Hồng và diện tích bể
trầm tích Tây Hoàng Sa.
0

0

Bể trầm tích Sông Hồng nằm trong khoảng 105 30’ – 110 30’ kinh độ

0

0

Đông, 14 30’ – 21 00 vĩ độ Bắc. Về địa lý, bể Sông Hồng có một phần nhỏ
diện tích nằm trên đất liền thuộc đồng bằng Sông Hồng, còn phần lớn diện
tích thuộc vùng biển VBB và biển miền Trung thuộc các tỉnh từ Quảng Ninh,
đến Bình Định. Đây là một bể có lớp phủ trầm tích Đệ Tam dày hơn 14
km, có dạng hình thoi kéo dài từ miền võng Hà Nội ra VBB và biển miền
2

Trung. Tổng diện tích của cả bể khoảng 220.000 km , bể Sông Hồng về
phía Việt Nam
2

chiếm khoảng 126.000 km trong đó phần đất liền miền võng Hà Nội và
vùng
biển nông ven bờ chiếm khoảng hơn 4000
2
km .

11


Bể Hoàng Sa là bể nằm ở vùng nước sâu, nằm ngoài và có phương cấu
truc vuông góc với địa lũy Tri Tôn. Phía Bắc – Đông Bắc bể Sông Hồng là bể
Tây Lôi Châu (Beibu Wan), bể này có phương gần vuông góc với bể Sông

12



Hồng và giữa chúng không có ranh giới bể, tạo nên một đới phủ trầm tích chữ
Y.
Đối với Việt Nam:
Lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí ở khu vực của phía Việt Nam tại khu
vưc ngoài cửa VBB có thể chia làm 2 giai đoạn:
-Giai đoạn trước năm 1990: Đây là giai đoạn nghiên cứu, thực hiện các
Hợp đồng thu nổ địa chấn 2D và khảo sát từ - trọng lực. Kết quả nghiên cứu
đã xác định được các bể trầm tích Đệ Tam tại thềm lục địa Việt Nam và các
đơn vị cấu trúc chính của từng bể, trong đó có bể trầm tích Sông Hồng, bể
Hoàng Sa. Đáng chú ý là trong hai năm 1973-1974, Việt Nam (chính quyền
miền Nam Việt Nam) đã hợp tác với các công ty Western Geophysical và
Geophycial Services Inc (Hoa Kỳ) tiến hành các khảo sát địa chấn 2D: (1) Dự
án WA74- HS (3.373km) khảo sát khu vực từ ngoài khơi bờ biển miền Trung
bao trùm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gồm các lô dầu khí hiện nay 141,
142, 143 và 144; (2)Dự án WA74-PKB (5.328km) khảo sát ven biển Phú
Khánh. Kể từ sau khi thành lập Tổng cục Dầu khí năm 1975 (tiền thân của
Tập đoàn dầu khí Việt Nam ), hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được tiếp
tục triển khai mạnh mẽ, rộng khắp trên toàn bộ thềm lục địa và trong vùng đặc
quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, bao gồm cả khu vực Hoàng Sa,
Trường Sa, Tư Chính – Vũng Mây [3;tr.39].
-Giai đoạn sau 1990 đến nay: Đây là giai đoạn nghiên cứu chi tiết và tiến
hành khoan các giếng tìm kiếm thăm dò dầu khí (chủ yếu tại phần diện tích
Nam bể trầm tích Sông Hồng) tại các lô khu vực cửa VBB (lô 111 - 119).
Riêng đối với các lô 117, 118, Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ với tập đoàn
ExxonMobil (Mỹ), đã có phát hiện dầu khí và hiện nay đang xây dựng chương
trình phát triển, trong một vài năm tới sẽ tiến tới khai thác. Tại khu vực các


13



143 và 144, Việt Nam cũng đã hoàn thành công việc khảo sát địa chấn
[3;tr.40].
Đối với Trung Quốc:
Hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí của Trung Quốc tại khu vực ngoài
cửa VBB (phần phía Đông bể Sông Hồng) đã được triển khai rất sớm (từ
những năm 1970), được triển khai liên tục và thường xuyên vượt qua đường
trung tuyến, xâm phạm các lô dầu khí của Việt Nam, điển hình là các hoạt
động:
-Năm 1997, Trung Quốc đã ký thỏa thuận phát triển mỏ Ledong ở khu
vực cửa VBB với Công ty ARCO của Mỹ. Cũng trong năm này, Trung Quốc
đã đưa giàn khoan KANTAN – 03 vào hoạt động tại khu vực có tọa độ
0

0

17 26’42” B, 108 19’05” Đ, thuộc lô 113 của ta, cách Việt Nam 63 hải lý,
hoàn
toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công
ước Luật biển 1982.
-Năm 1998 mở thầu quốc tế 05 lô khu vực VBB, trong đó phạm vi hai
lô khu vực ngoài cửa vịnh lấn sang lô 111, 113 của ta.
-Năm 2004, Trung Quốc lại tiếp tục đưa giàn khoan KANTAN – 03 vào
hoạt động tại lô 113 của Việt Nam.
- Năm 2006, Trung Quốc cũng đã tiến hành khảo sát địa chấn khu vực
Đông Bắc lô 113 + lô 111 Đông Nam bằng tàu Tân Hải và khảo sát 3D trên
2

diện tích khoảng 11.000 km tại lô 141 và 142 của Việt Nam (sơ đồ 3).

1.2.

YẾU TỐ PHÁP LÝ

1.2.1. Công ước Geneva về luật biển năm 1958
Tại hội nghị quốc tế về luật biển được tổ chức ở Geneva (Thụy Sĩ) năm
1958, lần đầu tiên một hội nghị quốc tế được tổ chức với quy mô mở để bàn
luận về chế độ pháp lý của đại dương và chi tiết hóa việc sử dụng các vùng
biển của đại dương. Hội nghị đã nghiên cứu các dự thảo quy chế về biển mà
14


Ủy ban Liên hợp quốc về luật biển đã chuẩn bị. Trên cơ sở đó Hội nghị đã
thông qua được bốn Công ước điều chỉnh chế độ pháp lý các vùng biển và
việc đánh bắt cá ở thế giới đại dương. Các Công ước đó là:
1. Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp (có hiệu lực ngày 10/9/1964).
2. Công ước về thềm lục địa (có hiệu lực ngày 10/6/1964).
3. Công ước về biển quốc tế (có hiệu lực ngày 30/9/1962).
4. Công ước về đánh bắt cá và bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở biển
cả (có hiệu lực ngày 20/3/1966).
Nhưng đó là một kết quả còn khá khiêm tốn vì đại dương đang tồn tại
rất nhiều vấn đề cấp thiết mà Hội nghị lần này còn chưa đồng thuận.
Về bản chất, Hội nghị đã pháp điển hóa phần lớn các quy phạm luật biển
quốc tế hiện đại, lựa chọn các quy phạm dưới dạng tập quán pháp quốc tế và
các quy phạm điều ước điều chỉnh các quan hệ về chế độ pháp lý các vùng
biển và các hoạt động khác ở thế giới đại dương. Phần giới thiệu của Công
ước về biển đã nhấn mạnh rằng nội dung của Công ước có tính chất như
Tuyên bố chung về các nguyên tắc của luật quốc tế, điều đó cũng có nghĩa là
nội dung Công ước đã phản ảnh bản chất luật tập quán chung. Công ước về
biển cả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cái nhìn tổng thể của cộng đồng

về biển cả, cũng như lấy kết quả làm cơ sở để phát triển luật biển quốc tế
trong tương lai.
Có thể nhận thấy rằng, việc thông qua các Công ước Geneva về luật biển
năm 1958 đã khẳng định luật quốc tế đã bước sang một giai đoạn phát triển
tiến bộ, vì các nguyên do sau đây:
Một là, trong Công ước Geneva năm 1958 về thềm lục địa, lần đầu tiên
trong lịch sử pháp lý có các quy phạm phối hợp ở tầm quốc tế về đặc quyền
của các quốc gia ven biển trong quản lý nguồn tài nguyên ở thềm lục địa và
về giới hạn chiều rộng của nó. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau đó, cùng với sự

15


phát triển tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các quốc gia mong
muốn thiết lập giới hạn mới về chiều rộng của thềm lục địa bằng các tiêu chí
mới cho phù hợp với luật quốc tế hiện đại và với vị thế của từng quốc gia
(cần nhấn mạnh, cho đến nay đang song tồn hai điều ước quốc tế điều
chỉnh quy chế về thềm lục địa, đó là: Công ước Geneva năm 1958 về thềm
lục địa và Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982);
Hai là, Công ước Geneva năm 1958 về vùng tếp giáp cũng là một điểm
nhấn mới trong luật quốc tế vì đây là lần đầu tiên các quy phạm về khái niệm
và về quy chế pháp lý vùng tiếp giáp được ghi nhận trên cơ sở của một điều
ước quốc tế đa phương.
Công ước Geneva năm 1958 về thềm lục địa định nghĩa thềm lục địa là
vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia
ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này
và có ranh giới ngoài được xác định bởi hai tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn độ sâu: 200m – một têu chuẩn ấn định;
Tiêu chuẩn khả năng khai thác – một têu chuẩn động, mâu thuẫn
với têu chuẩn trên và chỉ phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật khai thác thềm lục

địa của quốc gia ven biển.
1.2.2. Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển quốc tế năm 1982
Công ước về luật biển 1982 là điều ước quốc tế tổng hợp (một bộ luật),
là mốc lịch sử quan trọng trong lĩnh vực pháp điển hóa vì sự phát triển tiến
bộ của các quy phạm pháp luật quốc tế, đồng thời quy định cụ thể hóa hơn
so với Công ước Geneva về luật biển năm 1958. Công ước về luật biển 1982
đã quy định chế độ pháp lý của đại dương và điều chỉnh các dạng hoạt động
cơ bản
về sử dụng, nghiên cứu, khai thác và chinh phục đại dương phục vụ cho các
điều kiện phát triển kinh tế – xã hội hiện đại. Cần nhấn mạnh rằng, lần đầu
16


tên trong Công ước về luật biển 1982 có những quy phạm rất đặc biệt
(Điều

17


×