Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Vai trò của luật sư trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.68 KB, 15 trang )

Vai trò của luật sư trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội
LỜI NÓI ĐẦU
-----o0o----Trẻ em là tương lai của đất nước. Vì vậy, Việt Nam luôn đặt chiến lược
phát triển những “mầm non tương lai” của đất nước trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội nói chung. Câu nói “trẻ em là tương lai của đất nước” được toàn
xã hội biết đến như là sự khẳng định một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà
nước. Chính vì vậy mà chính sách xử lý hình sự của nước ta đối với người chưa
thành niên phạm tội cũng có phần mềm dẻo hơn. Bên cạnh yêu cầu đấu tranh
phòng chống tội phạm, chúng ta chủ yếu nhấn mạnh yếu tố giáo dục, cải tạo,
giúp đỡ họ sửa chữa lỗi lầm, tạo điều kiện cần thiết để họ phát triển một cách
lành mạnh để họ trở thành công dân tốt cho xã hội. Vì vậy mà trong việc giải
quyết vụ án có người chưa thành niên phạm tội, vai trò của luật sư rất trọng. Nếu
luật sư tham gia càng sớm thì quyền lợi của các em càng được bảo đảm hơn,
việc luật sư tham gia từ giai đoạn khởi tố bị can (nếu bắt người trong trường hợp
khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì luật sư tham gia
từ khi có quyết định tạm giữ) sẽ tạo cho các em tâm lý bình tĩnh trong quá trình
lấy lời khai, hỏi cung cũng như tư vấn thực hiện các thủ tục pháp lý khác theo
yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Đồng thời với sự hiểu biết pháp luật của
mình luật sư cũng sẽ góp phần ngăn chặn những hạn chế, bất cập có thể xảy ra
từ phía cơ quan tiến hành tố tụng có khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của các
em.


Vai trò của luật sư trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội

CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA VỤ ÁN CÓ NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN PHẠM TỘI
1.1.

Một số đặc điểm tâm lý tư pháp của người chưa thành niên.


Theo quy định của pháp luật, người chưa thành niên là người chưa đủ 18

tuổi. Dưới góc độ tâm lý tư pháp, người chưa thành niên chưa có sự phát triển
đầy đủ về mặt thể chất, tâm sinh lý đang có những chuyển biến mạnh mẽ, trong
khi đó, kiến thức xã hội và hiểu biết pháp luật của họ lại rất hạn chế. Nói chung
họ là những người chưa phát triển một cách đầy đủ về thể chất và tinh thần,
chưa có khả năng tự lập hoàn toàn trong quan hệ xã hội. Chính vì vậy, khả năng
nhận thức, khả năng kiểm soát hành vi của họ còn có phần bị hạn chế, nên họ rất
dễ bị người khác dụ dỗ, kích động dẫn đến việc phạm tội. Trong cuộc hội thảo
tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về thực trạng người chưa thành
niên phạm tội có tổng kết: “từ năm 2002 đến 2006, tỉ lệ người chưa thành niên
phạm tội tăng gần 100%”. Một điều đáng nói nữa là, hiện nay người chưa thành
niên phạm tội thường đóng vai trò chủ động, trong nhiều trường hợp là những
người tổ chức, cấu kết thành băng nhóm. Ở lứa tuổi 13 - 17, trẻ thường liên hệ
và chịu sự tác động của bạn bè nhiều hơn gia đình. Bản thân gia đình lại thiếu
động viên, quan tâm và uốn nắn. Thêm vào đó, xã hội ngày càng phát triển, bên
cạnh những mặt tích cực cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Nếu không được trang bị
kiến thức văn hóa, ứng xử, nhận thức hạn chế, thiếu sự giám sát của gia đình,
người chưa thành niên dễ dàng đua đòi, sa vào những kiểu vui chơi không lành
mạnh. Để có tiền đáp ứng được những nhu cầu cá nhân và vì còn nhỏ, các em
không ý thức hết việc mình làm, nên các hành động phạm tội của người chưa
thành niên thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, do tâm lý chưa ổn định nên khi phạm tội, người chưa thành
niên cũng có phần dễ uốn nắn, cải tạo hơn người đã thành niên. Xuất phát từ đặc


Vai trò của luật sư trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội
điểm này, đối với những người chưa thành niên phạm tội, Nhà nước ta nhấn
mạnh yếu tố giáo dục, cải tạo, giúp đỡ họ sửa chữa lỗi lầm, tạo các điều kiện cần
thiết giúp họ phát triển một cách lành mạnh để họ trở thành công dân tốt cho xã

hội. Vì vậy, trong pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự đều có những
quy định đặc thù trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội, vừa thể hiện
chính sách của Nhà nước với người chưa thành niên, vừa đảm bảo yêu cầu của
cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Theo quy định tại Điều 68 Chương X Bộ Luật Hình sự về áp dụng quy
định Bộ Luật Hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội thì: “Người chưa
thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình
sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác
của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này”. Cụ
thể, Điều 12 Bộ Luật Hình sự quy định như sau:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng”.
Như vậy, người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi
không phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng và rất nghiêm trọng do vô ý; người chưa thành niên từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Trừ trường
hợp Bộ Luật Hình sự quy định chủ thể thực hiện những tội phạm đó phải là
người đã thành niên. Ví dụ: Tội giao cấu với trẻ em theo Điều 115 Bộ Luật hình
sự, tội Dâm ô với trẻ em theo Điều 116 Bộ Luật hình sự. Có nghĩa là, với những
tội nêu trên thì người từ đủ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi cũng sẽ không phải
chịu trách nhiệm hình sự.


Vai trò của luật sư trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội
1.2. Đường lối xử lý chung đối với người chưa thành niên phạm tội:
Xuất phát từ yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là những
tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Đồng thời, trên sơ sở đặc điểm

tâm sinh lý của người chưa thành niên phạm tội, Bộ Luật Hình sự dành một điều
luật riêng quy định về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.
Cụ thể, theo Điều 69 Bộ Luật Hình sự, khi xử lý người chưa thành niên phạm tội
phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
“1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ
họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã
hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa
thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận
thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên
nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu
người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có
nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát,
giáo dục.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp
dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải
căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và
yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp
được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên
phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm
tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên
phạm tội tương ứng.


Vai trò của luật sư trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội
Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi

từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
6. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì
không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”
1.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về vấn đề bào chữa trong vụ án
có người chưa thành niên phạm tội:
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, vấn đề bào chữa trong vụ án
hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội là bắt buộc. Đối với vụ án mà
người phạm tội là người chưa thành niên, người bào chữa cho người chưa thành
niên được tham gia tố tụng ngay từ khi họ bị tạm giữ, điều này được xem là bắt
buộc. Nếu cơ quan tiến hành tố tụng không đảm bảo quyền bào chữa này cho
người chưa thành niên thì quá trình giải quyết vụ án đã vi phạm nghiêm trọng
thủ tục tố tụng. Người bào chữa cho người chưa thành niên do người đại diện
hợp pháp của họ lựa chọn và có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc
người đại diện của người chưa thành niên. Việc bảo đảm người bào chữa cho
người chưa thành niên được thực hiện trong suốt quá trình tố tụng.
Điều 305 Bộ Luật Hình sự quy định như sau:
“1. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là
người chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa
cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
2. Trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người
đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng
luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ
chức mình”.


Vai trò của luật sư trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội
Theo quy định tại Điều 56 Bộ Luật Tố tụng Hình sự thì người bào chữa có

thể là: Luật sư, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,
bào chữa viên nhân dân.
Chỉ những người sau đây không được bào chữa:
- Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người
đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;
- Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người
giám định hoặc người phiên dịch.
Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.
Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Trong giai đoạn điều tra, kể từ khi người chưa thành niên bị tạm giữ hoặc
bị khởi tố thì Cơ quan Điều tra và Viện Kiểm sát phải đảm bảo quyền được bào
chữa cho người chưa thành niên. Trong trường hợp người chưa thành niên hoặc
người đại diện hợp pháp của họ không chọn được người bào chữa thì Cơ quan
Điều tra và Viện Kiểm sát phải yêu cầu Đoàn Luật sư hoặc Mặt trận Tổ quốc
hoặc tổ chức thành viên của mặt trận tổ quốc phải cử người bào chữa cho người
chưa thành niên.
Tương tự, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm cũng như trong giai đoạn phúc
thẩm, bị cáo là người chưa thành niên cũng phải được đảm bảo quyền bào chữa
theo quy định trên. Cụ thể, trong quá trình chuẩn bị xét xử, Tòa án cần kiểm tra
xem Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm Sát có đảm bảo đầy đủ quyền bào chữa cho bị
can hay không. Hay nói cách khác, Cơ quan Điều tra hay Viện Kiểm sát có yêu
cầu cử người bào chữa trong trường hợp bị can là người chưa thành niên hoặc
người đại diện hợp pháp của bị can chưa thành niên không mời và không từ chối
luật sư bào chữa hay không. Nếu Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát vi phạm quy
định về đảm bảo quyền bào chữa cho người chưa thành niên phạm tội thì phải
quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tai khoản 3 Điều 168 Bộ
Luật Tố tụng hình sự (trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng).



Vai trò của luật sư trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội
Nếu trong giai đoạn điều tra, truy tố mà bị can hoặc người đại diện hợp
pháp của họ từ chối người bào chữa, nhưng trong giai đoạn xét xử họ không từ
chối và đại diện hợp pháp của bị can không tự mình bào chữa cho bị can thì Tòa
án phải kịp thời yêu cầu Đoàn Luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người
bào chữa cho họ. Do vậy, mặc dù ở giai đoạn điều tra, truy tố, người chưa thành
niên hoặc đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa, nhưng tại phiên
Tòa, Hội đồng xét xử vẫn phải hỏi họ có từ chối người bào chữa hay không. Tòa
án chỉ tiến hành xét xử vụ án khi cả bị can, bị cáo và đại diện hợp pháp của họ
đều từ chối người bào chữa. Việc từ chối người bào chữa phải lập thành văn bản
hoặc được ghi nhận tại phiên Tòa (nếu họ từ chối người bào chữa tại phiên Tòa).
Các trường hợp còn lại, người bào chữa tham gia tố tụng trong trường hợp cả bị
can và người đại diện hợp pháp của bị can hoặc một trong hai người mời hay
không từ chối người bào chữa được cử theo yêu cầu. Ngoài ra, theo quy định
của pháp luật, đối với vụ án có người chưa thành niên phạm tội thì người bào
chữa còn có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án.
Ở giai đoạn phúc thẩm, bị cáo là người chưa thành niên cũng phải được
đảm bảo quyền bào chữa theo quy định trên. Nói chung, việc đảm bảo người bào
chữa cho người chưa thành niên được thực hiện trong suốt quá trình tố tụng.
Đối với người bào chữa, dù được bị can, bị cáo là người chưa thành niên
hoặc đại diện hợp pháp của họ mời bào chữa, hoặc được yêu cầu bào chữa theo
chỉ định thì người bào chữa cũng phải thực hiện đúng nhiệm vụ của mình theo
quy định tại Điều 58 Bộ Luật Tố tụng hình sự. Cụ thể, người bào chữa có các
quyền và nghĩa vụ như sau:
“1. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường
hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người
bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần
giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện
kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
2. Người bào chữa có quyền:



Vai trò của luật sư trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội
a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều
tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những
hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia
của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
b) Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can
để có mặt khi hỏi cung bị can;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch
theo quy định của Bộ luật này;
d) Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ
chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không
thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
g) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến
việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
h) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
i) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng;
k) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành
niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này.
3. Người bào chữa có nghĩa vụ:
a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết
xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến

vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ


Vai trò của luật sư trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội
quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ
luật này;
b) Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của họ;
c) Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình
đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;
d) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi
giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;
e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào
chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào
mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức và cá nhân.
4. Người bào chữa làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật”.
Nói tóm lại, do đặc điểm về thể chất, tinh thần cũng như đặc điểm xã hội
của người chưa thành niên, việc xử lý họ đòi hỏi phải rất thận trọng, nhằm vừa
đảm bảo hiệu quả tố tụng, vừa đảm bảo chính sách hình sự với người chưa thành
niên phạm tội, đảm bảo cho họ được sử dụng một cách hiệu quả nhất quyền bào
chữa của mình.

CHƯƠNG II
VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN CÓ

NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI


Vai trò của luật sư trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội

2.1. Vai trò của luật sư trong việc giải quyết vụ án:
Như đã nói ở trên, quyền được bào chữa là quyền đương nhiên của người
chưa thành niên phạm tội. Với những hạn chế về nhận thức xã hội, hiểu biết
pháp luật nên các em không thể tự bào chữa cho mình, do vậy Bộ Luật Tố tụng
hình sự quy định người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là
người chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa
cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Theo quy định tại Điều 56 Bộ Luật Tố tụng
Hình sự thì người bào chữa có thể là: Luật sư, người đại diện hợp pháp của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bào chữa viên nhân dân. Chỉ những người sau
đây không được bào chữa:
- Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người
đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;
- Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người
giám định hoặc người phiên dịch.
Nếu bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp
của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà
án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa
cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của
Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Việc tiến hành tố
tụng trong các trường hợp nói trên mà không có người bào chữa là vi phạm
nghiêm trọng pháp luật tố tụng hình sự. Quy định trên cho thấy vai trò của người
bào chữa trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội là rất quan trọng.
Như vậy, trong số trong số những đối tượng được quyền bào chữa cho
người chưa thành niên trong trường hợp này là luật sư. So với những đối tượng
còn lại, luật sư là người đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ

án. Bởi luật sư là người am hiểu pháp luật, được đào tạo kỹ càng về mặt kiến
thức lẫn kỹ năng và có kinh nghiệm thực tiễn. Đồng thời, họ được pháp luật trao
cho những quyền năng nhất định, cụ thể người bào chữa có quyền:


Vai trò của luật sư trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội
“a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu
Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong
những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự
tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào
chữa;
b) Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can
để có mặt khi hỏi cung bị can;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch
theo quy định của Bộ luật này;
d) Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ
chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không
thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
g) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến
việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
h) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
i) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng;
k) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành
niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này”.
Chính vì được pháp luật trao cho đầy đủ quyền năng như vậy nên người

bào chữa được tham gia vào suốt quá trình tố tụng, cùng với những kiến thức
pháp luật đã được trang bị, họ có thể biết được quá trình giải quyết vụ án như
thế có đúng trình tự, thủ tục tố tụng hay không, vệc vận dụng pháp luật để giải
quyết vụ án có đúng và phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án hay không,
để từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị.


Vai trò của luật sư trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội
Thực tiễn xét xử các vụ án có người chưa thành niên phạm tội cho thấy,
phần lớn việc bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp cho các em đều do luật sư thực
hiện dưới sự chỉ định của tòa án hoặc sự phân công của các tổ chức trợ giúp
pháp lý nhà nước. Sự tham gia của luật sư vào vụ án có người chưa thành niên
phạm tội thực sự có ý nghĩa quan trọng, nếu luật sư tham gia càng sớm thì quyền
lợi của các em càng được bảo đảm hơn, việc luật sư tham gia từ giai đoạn khởi
tố bị can (nếu bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang
hoặc đang bị truy nã thì luật sư tham gia từ khi có quyết định tạm giữ) sẽ tạo cho
các em tâm lý bình tĩnh trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung cũng như tư vấn
thực hiện các thủ tục pháp lý khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Đồng thời với sự hiểu biết pháp luật của mình luật sư cũng sẽ góp phần ngăn
chặn những hạn chế, bất cập có thể xảy ra từ phía cơ quan tiến hành tố tụng có
khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của các đối tượng này.
Với quá trình nghiên cứu hồ sơ, trò chuyện với bị can, bị cáo, tìm hiểu
hoàn cảnh gia đình, môi trường giáo dục, luật sư sẽ đưa ra được nhiều tình tiết
giảm nhẹ để đề xuất cho các em hưởng mức hình phạt thấp nhất có thể, giúp các
em sớm nhận ra sai lầm và có cơ hội sớm trở lại với cuộc sống bình thường. Với
kinh nghiệm nghề nghiệp, luật sư sẽ định hướng cho các đối tượng này cách trả
lời, cách làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng. Hạn chế tình trạng vì quá sợ hãi
mà các em trình bày không đúng sự thật khách quan, hoặc không dám trình bày
sự thật và hạn chế đến mức thập nhất tình trạng bất hợp tác với cơ quan tiến
hành tố tụng.

Có thể nói rằng với chức năng bào chữa của mình, luật sư đã góp phần
quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người chưa thành niên
phạm tội nói riêng và trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung.
Tuy nhiên, để có thể bảo đảm cho các em có một cuộc sống bình thường thì điều
quan trọng hơn hết là tạo cho các em môi trường sống lành mạnh, coi trọng hơn
nữa sự quan tâm, chăm sóc đến đời sống, tâm tư tình cảm của các em, có như
vậy mới mong có thể đi đến giảm bớt tình trạng người chưa thành niên phạm tội,


Vai trò của luật sư trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội
bởi xét cho cùng thì việc phạm tội của các em đều do sự tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp từ phía gia đình, nhà trường và xã hội (gia đình và nhà trường thiếu sự
quan tâm dạy dỗ), từ đó ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của các
em.
2.2. Thực trạng việc luật sư tham gia giải quyết vụ án có người chưa thành
niên phạm tội và hướng hoàn thiện:
Trừ trường hợp được người chưa thành niên hoặc đại diện hợp pháp của
người chưa thành niên mời tham gia tốt tụng, đa số các trường hợp còn lại là luật
sư tham gia bào chữa theo chỉ định (Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư
cử người bào chữa). Vì vậy, một số trường hợp sự tham gia của luật sư chỉ mang
tính hình thức. Luật sư vẫn chưa chưa đi sâu vào hồ sơ vụ án nên chưa thể hiện
được vai trò quan trọng của mình trong vụ án có người chưa thành niên phạm
tội.
Ngoài ra, mặc dù pháp luật có quy định luật sư được tham gia xuyên suốt
quá trình giải quyết vụ án. Chẳng hạn, luật sư được quyền biết trước thời gian và
địa điểm hỏi cung bị can, được quyền có mặt khi lấy lời khai của người tạm giữ,
khi hỏi cung bị can và nếu được điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm
giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác. Tuy nhiên, trên thực
tế, việc luật sư có thể thực hiện các quyền năng này đến đâu thì còn tùy thuộc
vào cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu không được sự hợp tác từ phía cơ quan tiến

hành tố tụng thì việc tham gia giải quyết vụ án để đảm bảo một cách tốt nhất
quyền lợi của người chưa thành niên phạm tội cũng rất khó khăn với các luật sư.
Và vì vậy mà luật sư cũng không thể hiện được vai trò quan trọng của mình
trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội.
Nói tóm lại, để khắc phục những hạn chế nói trên, bản thân các luật sư khi
hành nghề phải thấy được những vai trò quan trọng của mình khi tham gia vụ án
có người chưa thành niên phạm tội, mặc dù là luật sư tham gia bào chữa khi
được người chưa thành niên hoặc đại diện hợp pháp của họ yêu cầu, hay luật sư


Vai trò của luật sư trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội
chỉ tham gia bào chữa theo chỉ định. Bên cạnh đó, chúng ta phải có chính sách
cải cách tư pháp, tạo điều kiện cho pháp luật được đi vào thực tế một cách triệt
để. Cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia tố
tụng, tạo điều kiện cho họ bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp
cho người chưa thành niên phạm tội.

CHƯƠNG III
KẾT LUẬN


Vai trò của luật sư trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội
Việt Nam luôn đặt chiến lược phát triển con người trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, câu nói “trẻ em là tương lai của đất nước”
được toàn xã hội biết đến như là sự khẳng định một chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước. Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai
trên thế giới tham gia Công ước về quyền trẻ em, nhiều văn bản quy phạm pháp
luật trong nước được ban hành quy định về các vấn đề liên quan đến trẻ em như
vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, lao động…Tuy nhiên, có một thực tế
đáng buồn là sự phát triển của nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó

đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ, tình trạng trẻ em phạm
tội đã trở thành mối lo ngại của toàn xã hội. Để đảm bảo yêu cầu của cuộc đấu
tranh phòng chống tội phạm, đồng thời vừa đảm bảo yêu cầu giáo dục, uốn nắn
tạo điều kiện cho người chưa thành niên phạm tội có điều kiện cải tạo thành một
công dân tốt, Bộ Luật Tố tụng hình sự đã có quy định riêng về quyền bào chữa
cho người chưa thành niên. Từ đó, khẳng định vai trò quan trọng của luật sư
trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội. Đây là nội dung mới nhằm tăng
cường nội dung dân chủ của tố tụng hình sự, tạo ra những điều kiện bảo vệ có
hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.



×