Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Chuyên đề: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.69 KB, 40 trang )

SỞ GD VÀ ĐT …………….
TRƯỜNG THPT ..............................

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN

CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ


Năm học: …………….


CHUYÊN ĐỀ GỒM:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
II. MỤC ĐÍCH
B. PHẦN NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
III. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CỦA CHUYÊN ĐỀ
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
V. HỆ THỐNG CÂU HỎI THEO CẤP ĐỘ
C. PHẦN KẾT LUẬN

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn chuyên đề
Xây dựng chuyên đề dạy học thực chất là hoạt động thiết kế bài học của giáo viên
nhằm đáp ứng các mục tiêu giáo dục của bộ môn. Theo đó, căn cứ vào nội dung chương


trình và sách giáo khoa của môn học, tổ nhóm chuyên môn có thể xác định các nội dung


kiến thức liên quan ở một số bài hoặc một số tiết từ đó xây dựng thành một vấn đề
chung tạo thành một chuyên đề dạy học. Hoặc có thể trên cơ sở nhóm vấn đề của một
chủ đề sẵn có trong sách giáo khoa, giáo viên thiết kế lại dưới dạng một chủ đề chuyên
sâu phục vụ cho việc ôn tập.
Viết chuyên đề là hoạt động cần thiết đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên tham
gia bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi trung học phổ thông quốc gia. Chuyên đề cũng
thường được dùng trong các dịp giao lưu, hội thảo về chuyên môn cấp trường, hoặc
cụm trường. Bởi mỗi chuyên đề dù quy mô lớn hay nhỏ, phạm vi rộng hay hẹp thì đều
được thiết kế dưới dạng một hệ thống kiến thức hoàn chỉnh. Có cơ bản, có mở rộng,
chuyên sâu. Chuyên đề thường có tính mới, sáng tạo trong phương pháp khai thác nội
dung và phương pháp giảng dạy vì thế luôn mang lại hiệu quả cao.
Tôi chọn chuyên đề “Công dân với các quyền dân chủ” vì đây là một chuyên đề
khá quan trọng trong chương trình GDCD 12. Chuyên đề gồm ba vấn đề với khối lượng
kiến thức lớn. Đó là; Quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội,
quyền khiếu nại, tố cáo. Các câu hỏi liên quan đến nội dung này luôn chiếm khoảng
15% số câu trong đề thi, trong đó câu vận dụng cao là 25% ( 2/8 câu VDC) (Thống kê
từ đề thi trong 3 năm gần nhất). Mặt khác trong quá trình dạy và ôn tập cho học sinh, tôi
thấy hầu hết học sinh gặp khó khăn nếu chỉ trông vào nội dung có trong sách giáo khoa.
Câu vận dụng, vận dụng cao thường sử dụng tình huống thực tế, muốn làm được học
sinh rất cần có kiến thức sâu hơn, rộng hơn về pháp luật, kiến thức có trong sách không
đủ để giải quyết. Bản thân giáo viên nếu không đọc tài liệu, không cập nhật các tình
huống thực tiễn, không chuẩn bị chu đáo thì việc ôn tập cho học sinh cũng không hiệu
quả.
2. Mục đích
Trong chuyên đề “Công dân với các quyền dân chủ”, tôi đã hệ thống hóa được
kiến thức, tập hợp được các tài liệu liên quan để cung cấp nhiều nhất những kiến thức
pháp luật đến học sinh với mong muốn giúp học sinh giải quyết những khó khăn trên.
Đối với bản thân, tôi thấy chuyên đề giống như một sự chuẩn bị chu đáo để có những
tiết dạy không nhàm chán, để có những tiết ôn tập hiệu quả mục tiêu cuối cùng là giúp
nâng cao kết quả học và thi của học sinh.


B. PHẦN NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
-Nêu được khái niệm và nội dung một số quyền dân chủ.


-Hiểu được ý nghĩa các quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lí nhà nước,
quyền khiếu nại, tố cáo.
-Nhận biết được cách thực hiện các quyền dân chủ.
-Trình bày được trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện các
quyền dân chủ
2. Về kĩ năng
-Phân biệt được các hành vi thực hiện đúng hay không đúng các quyền dân chủ
-Nhận biết được đâu là hành vi vi phạm quyền dân chủ trong thực tiễn.
-Bản thân biết cách thực hiện đúng các quyền dân chủ của mình.
3. Về thái độ
-Có ý thức thực hiện quyền dân chủ.
-Có ý thức đấu tranh với những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân
hoặc những hành vi lợi dụng dân chủ để gây rối, chống phá.
4. Về năng lực
-Năng lực chung:
Thông qua bài học, học sinh được rèn luyện các năng lực như: Tự học, giải quyết vấn
đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng công nghệ thông tin.
-Năng lực bộ môn:
Giải quyết tình huống, đóng vai, liên hệ thực tiễn, nhận xét đánh giá...
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Nội dung Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Quyền
-Trình bày
-Xác định được -Nhận thức được
bầu cử,
được khái niệm những trường
ý nghĩa quyền
ứng cử
quyền bầu cử, hợp nào được
bầu cử, ứng cử.
ứng cử.
hay không được - Đánh giá được
-Nêu được nội tham gia bầu cử, các hành vi vi
dung cơ bản
ứng cử
phạm nguyên tắc
của quyền bầu -Giải thích được bầu cử, ứng cử
cử, ứng cử
vì sao PL lại hạn
chế quyền bầu
cử, ứng của của
một số người.

Vận dụng cao
- Vận dụng
quyền bầu cử,
ứng cử trong
thực tiễn.
-Giải quyết
được các tình
huống trong

bài tập vận
dụng và rút ra
được bài học
cho bản thân.

Quyền
tham gia
quản lí
nhà nước
và xã hội

-Giải quyết
được các tình
huống liên
quan đến
quyền tham

-Ghi nhớ được
khái niệm, nêu
được nội dung
quyền tham gia
quản lí nhà

-Lấy được ví dụ
về dân chủ ở
phạm vi địa
phương và trong
cả nước.

- Phân tích được

ý nghĩa quyền
tham gia quản lí
nhà nước và xã
hội.


nước và xã hội.

Quyền
-Nêu được khái
khiếu nại, niệm quyền
tố cáo
khiếu nại, tố
cáo.
-Trình bày
được nội dung
quyền khiếu
nại, tố cáo.

- So sánh, chỉ ra
được sự khác
nhau giữa khiếu
nại, tố cáo.
-Lấy ví dụ đúng
cho từng trường
hợp, khi nào
khiếu nại, khi
nào tố cáo.

-Đánh giá được

đúng sai khi
người dân vận
dụng các quyền
đó trong thực
tiễn.
-Phân tích được
ý nghĩa quyền
khiếu nại, tố cáo.
-Vận dụng được
hai quyền đó
trong các tình
huống phù hợp.

gia quản lí nhà
nước của cd.

-Giải quyết
được các tình
huống thực
tiễn liên quan
đến quyền
khiếu nại, tố
cáo.

III. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Quyền bầu cử, ứng cử
1.1. Kiến thức cơ bản
a. Khái niệm
Quyền bầu cử, ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực
chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương

và trong phạm vi cả nước.
b. Nội dung
-Quyền bầu cử: Được quy định trong hiến pháp - CD Việt nam đủ 18 tuổi trở lên
có quyền bầu cử. Trừ một số trường hợp sau;
-Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án của Tòa án.
-Người đang chấp hành hình phạt tù.
-Người mất năng lực hành vi dân sự.
-Quyền ứng cử: Được quy định tại hiến pháp – CD Việt nam đủ 21 tuổi trở lên có
quyền ứng cử vào quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp. Trừ các trường hợp sau:
-Những người không trong diện được bầu cử.
-Người đang bị khởi tố hình sự.
-Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của tòa án kể cả không phải phạt tù,
người chưa được xóa án, người đang chấp hành quyết định giáo dục tại địa phương
hoặc các cơ sở giáo dục, chữa bệnh...
-Cách thực hiện quyền bầu cử: Quyền bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc
Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.


-Cách thực hiện quyền ứng cử: Tự ứng cử và giới thiệu ứng cử
c. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử
-Là cơ sở pháp lí, chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà
nước, để nhân dân thể hiện ý chí nguyện vọng của mình.
-Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước.
1.2. Kiến thức mở rộng, nâng cao
*Dân chủ là gì? Các hình thức dân chủ hiện nay ở nước ta?
-Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh
vực đời sống (SGK 11)
-Có 2 hình thức dân chủ cơ bản là: DC trực tiếp (ND thảo luận, biểu quyết, tram gia
trực tiếp quyết định công việc chung của cộng đồng, nhà nước) và DC gián tiếp (ND
bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung)

*Vì sao phải thực hiện dân chủ?
-Hiến pháp 1992 khẳng định nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do
dân, vì dân, trong đó tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ và nhân dân
làm chủ đất nước bằng các cách thức khác nhau thông qua việc thực hiện các quyền dân
chủ.
*Các lưu ý về điều kiện bầu và ứng cử
-Người tàn tật, ốm đau, người tạm trú, người đang bị quản chế hành chính tại địa
phương, đang điều trị tại các cơ sở chữa bệnh, người đang hưởng án treo, người đang bị
tam giam (chưa xét xử thành án) đều có quyền bầu cử.
-Người nước ngoài nhập Quốc tịch Việt nam, người Việt nam mới ở nước ngoài trở về
đều được tham gia bầu cử.
-Người ứng cử phải đủ 21 tuổi trở lên, không vi phạm một trong các điều kiện không
được ứng cử và phải có lí lịch rõ ràng, đạt một số yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo
đức, được nhân dân tin tưởng tín nhiệm.
*Vì sao pl hạn chế quyền bầu cử, ứng cử của một số đối tượng?
-Vì mục tiêu đảm bảo tính hiệu quả của mỗi phiếu bầu và nhằm chọn lựa được những
người đủ đức, đủ tài vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
*Các nguyên tắc bầu cử
-Phổ thông: Mọi CD VN không phân biết dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần, trình
độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú đủ 18 tuổi, không thuộc diện cấm bầu cử thì
đều được trao quyền bầu cử.
-Bình đẳng: Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi cư trú. Mỗi cử tri
chỉ được bỏ một phiếu bầu. Giá trị của các lá phiếu là như nhau.


-Trực tiếp: Cử tri trực tiếp lựa chọn và bỏ phiếu vào hòm phiếu, không nhờ người bầu
hộ, bầu thay. Chỉ được nhờ người bỏ phiếu trong trường hợp đau yếu, tàn tật không thể
tự bỏ phiếu.
-Bỏ phiếu kín: Việc cử tri lựa chọn ai là hoàn toàn bí mật, không ai được biết hoặc can
thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri.

*Quy trình ứng cử
Người tự ứng cử nộp hồ sơ tại UB bầu cử ở nơi mình ứng cử - nơi mình công tác
thường xuyên hoặc đang cư trú. Sau khi nhận hồ sơ, nếu thấy hợp lệ theo quy định của
luật bầu cử thì UB bầu cử chuyển hồ sơ để đưa vào ds hiệp thương. Cơ quan có thẩm
quyền sẽ tiến hành các bước theo quy định và chốt ds cuối cùng.
*Nhiệm vụ của các đại biểu do dân bầu
-Phải liên hệ chặt chẽ với cử tri (Tiếp xúc, thu thập ý kiến nguyện vọng cử tri để phản
ánh với QH, H ĐND. Trả lời những vấn đề cử tri quan tâm...)
-Phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, chịu sự giám sát của cử tri.
*Vì sao nói Quyền bầu cử, ứng cử là cơ sở để hình thành các cơ quan quyền lực
nhà nước?
-Vì những đại biểu được bầu chính là những người đại diện cho nhân dân tại Quốc hội,
và hội đồng nhân dân các cấp mà QH, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước. Hơn nữa,
từ những người được nhân dân tín nhiệm bầu ra nhà nước tiếp tục lựa chọn, giao nhiệm
vụ cho họ giữ các trọng trách nhất định trong các cơ quan nhà nước.

2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
1.1. Kiến thức cơ bản
a. Khái niệm
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo
luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
trong phạm vi cả nước và từng địa phương; là quyền kiến nghị với các cơ quan nhà
nước về xây dựng bộ máy và xây dựng phát triển kinh tế- xã hội.
b. Nội dung
Ở phạm vi cả nước, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước bằng:
-Thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật, phản ánh kịp thời những vướng
mắc, bất cập của chính sách, pl trong quá trình thực hiện.
-Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.
Ở phạm vi cơ sở: Quyền dân chủ của nhân dân được thực hiện thông qua cơ chế:
Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

c. Ý nghĩa


Là cơ sở chính trị- pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ
máy nhà nước, qua đó động viên sức mạnh của toàn dân vào sự nghiệp xây dựng nhà
nước vững mạnh.
1.2. Kiến thức mở rộng, nâng cao
*Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân được quy định tại điều
28- hiến pháp 2013.
*Về bản chất đây là quyền của công dân được tham gia xây dựng bộ máy nhà
nước và các tổ chức xã hội, tham gia bàn bạc, giám sát, đánh giá các hoạt động, các
công việc chung của nhà nước và xã hội. Mọi công dân đều có quyền tham gia quản lí
nhà nước và xã hội.
*Phương thức thực hiện:
-Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về nhà nước, xã hội (bầu cử, ứng cử,
thảo luận các vấn đề kinh tế, xã hội, góp ý dự thảo luật...)
-Gián tiếp: Tham gia thông qua các đại biểu của nhân dân. (Góp ý với công chức nhà
nước thông qua báo đài, kiến nghị, viết thư cho đại biểu QH, HĐND.)
*Các biểu hiện cụ thể của quyền tham gia quản lí nhà nước ở cấp địa phương
(Được quy định tại pháp lệnh dân chủ ở cơ sở).
Điều 5. Những nội dung công khai để DÂN BIẾT
1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự
toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã.
2. Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ
trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã;
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân
cư trên địa bàn cấp xã.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc
của nhân dân.
4. Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án

đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp.
5. Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm
nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ
cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế.


6. Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính
liên quan trực tiếp tới cấp xã.
7. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ,
công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
8. Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm
quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo
quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này.
9. Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp
xã trực tiếp thu.
10. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên
quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.
11. Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Điều 10. Nội dung nhân DÂN BÀN và quyết định trực tiếp
Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng
cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố
do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội
bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.
*Hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp
1. Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những nội dung quy định tại Điều 10 của Pháp
lệnh này bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ
dân phố;

b) Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
* Những nội dung nhân DÂN BÀN VÀ BIỂU QUYẾT.


1. Hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố.
2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
3. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng
đồng.
Điều 19. Những nội dung nhân DÂN THAM GIA Ý KIẾN
1. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát
triển ngành nghề của cấp xã.
2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản
lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã.
3. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ trương,
phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư.
4. Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành
chính liên quan trực tiếp đến cấp xã.
5. Những nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo
yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Điều 23. Những nội dung nhân DÂN GIÁM SÁT
Nhân dân giám sát việc thực hiện các nội dung quy định tại các điều 5, 10, 13 và 19 của
Pháp lệnh này.
Điều 24. Hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân
1. Nhân dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân,
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Trình tự, thủ tục hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng
đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật.



2. Nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, Ban thanh tra nhân dân,
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân được thực hiện theo quy định
của pháp luật.

3. Quyền khiếu nại, tố cáo
1.1. Kiến thức cơ bản
a. Khái niệm
Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của CD được quy định trong
Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp
cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pl xâm hại.
b. Nội dung
Khiếu nại
Tố cáo
Khi nào
Khi quyền, lợi ích hợp pháp
Khi biết có hành vi vi phạm
của mình bị xâm phạm bởi
pháp luật của bất cứ cá
một quyết định hành chính,
nhân, tổ chức nào
hành vi hành chính.
Cách thực hiện
Đề nghị cơ quan, cá nhân có
Báo cho cơ quan , tổ chức,
thẩm quyền xem xét lại quyết cá nhân có thẩm quyền biết
định, hành vi của mình.
về hành vi vi phạm pl.

Mục đích
Khôi phục quyền lợi hợp pháp Phát hiện, ngăn chặn việc
của người khiếu nại
làm trái pl
Chủ thể
Người có quyền lợi bị xâm
Mọi công dân (chỉ có các
phạm. (Cá nhân, tổ chức)
công dân)
Thẩm quyền giải
Người đứng đầu cơ quan hành Người đứng đầu có thẩm
quyết
chính có quyết định bị khiếu
quyền quản lí người bị tố
nại
cáo
Các bước giải quyết Gồm 3 đến 4 bước
Gồm 2 đến 4 bước
c. Ý nghĩa
Quyền khiếu nại tố cáo thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, là cơ sở
pháp lí để CD thực hiện có hiệu quả quyền CD, giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
công dân, ngăn chặn việc làm trái pháp luật.
1.2. Kiến thức mở rộng, nâng cao.
*Thế nào là quyết định hành chính, hành vi hành chính?


-Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước
hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, được áp dụng một
lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản
lí hành chính.

-Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy
định của pl.
*Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của
người giải quyết khiếu nại.
*Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dụng tố cáo và việc quyết
định xử lí của người giải quyết tố cáo.
*Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng là quyết định có hiệu lực thi hành và
người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp
QUYỀN KHIẾU NẠI
*Quyền của người khiếu nại (Điều 17 – luật khiếu nại, tố cáo)
- Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;
- Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải
quyết khiếu nại;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại
theo quy định của pháp luật;
- Được khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của
Luật này và pháp luật về tố tụng hành chính
- Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết.
*Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu
nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông
tin, tài liệu đó;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
* Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
- Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị
khiếu nại;
- Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại tiếp theo đối
với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu nại.

-Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:


- Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị
khiếu nại; thông báo bằng văn bản về việc thụ lý để giải quyết, gửi quyết định giải
quyết cho người khiếu nại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết
của mình; trong trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
chuyển đến thì phải thông báo việc giải quyết hoặc kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân đó theo quy định của Luật này;
-Giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, cung cấp các
thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
-Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
-Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính, hành vi hành chính
trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
*Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
-Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết các
khiếu nại về quyết định của chính mình và của cấp dưới do mình trực tiếp quản lí.
-Tổng thanh tra nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan
thuộc chính phủ giải quyết nhưng còn có khiếu nại. Xác minh, kết luận, kiến nghị việc
giải quyết khiếu nại của thủ tướng chính phủ. Giải quyết khiếu nại do thủ tướng ủy
quyền. Kiến nghị thủ tướng xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng khi
phát hiện có vi phạm pl.
-Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra cấp huyện có thẩm quyền: Xác minh, kết
luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cùng cấp; Giải quyết khiếu nại do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp uỷ
quyền theo quy định của Chính phủ.
-Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh thanh tra sở
và cấp tương đương có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu
nại thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan đó.
-Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết cuối cùng đối với: Khiếu nại mà Bộ

trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại, trừ khiếu
nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; Khiếu nại đặc biệt phức tạp, liên
quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước.
-Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối
cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
-Thủ tướng Chính phủ giải quyết những tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại
giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.


-Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những tranh chấp về thẩm quyền giải quyết
khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
*Thủ tục giải quyết khiếu nại
Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ
quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho
rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
mình.
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết
được có hành vi hành chính.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì
những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu
nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
*Trường hợp nào thì khiếu nại không được giải quyết?
Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý để giải quyết:
1- Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
2- Người khiếu nại không có năng lực hành vi đầy đủ mà không có người đại diện hợp
pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
3- Người đại diện không hợp pháp;

4- Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết;
5- Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;
6- Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định của
Toà án.
QUYỀN TỐ CÁO
*Người tố cáo có các quyền sau đây:
- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
- Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
- Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
*Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
- Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
*Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
- Được thông báo về nội dung tố cáo;


- Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được
bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
*Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
- Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền;
- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
*Thẩm quyền giải quyết tố cáo
-Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ

quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
-Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan, tổ
chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
-Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức
đó có trách nhiệm giải quyết.
-Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà
nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
-Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của
pháp luật tố tụng hình sự.
-Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền;
trong trường hợp cần thiết thì giao cho cơ quan Thanh tra hoặc cơ quan có thẩm quyền
khác tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo.
-Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền:
1- Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm
quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan cùng cấp khi được giao;
2- Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà thủ trưởng cơ quan cấp dưới trực tiếp của thủ
trưởng cơ quan cùng cấp đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp
kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết
xem xét, giải quyết lại.
Tổng Thanh tra nhà nước có thẩm quyền:
1- Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm
quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;


2- Xem xét, kết luận về nội dung tố cáo mà Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết
nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi
phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc giải quyết những tố cáo có nội dung đặc biệt phức

tạp; quyết định xử lý tố cáo mà Tổng Thanh tra nhà nước đã kết luận, kiến nghị theo
quy định tại điểm 1 Điều 63 của Luật này.
*Thủ tục giải quyết tố cáo
- Người tố cáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tố
cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong trường hợp người tố
cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo,
họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.
- Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp
nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền
giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và
thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu.
Trong trường hợp cấp thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngay
cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm
pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tố cáo khi họ yêu
cầu.
- Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với
vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày,
kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
- Người giải quyết tố cáo phải ra quyết định về việc tiến hành xác minh và kết luận về
nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng biện pháp
xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý
đối với người vi phạm.
- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc
quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo
với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo; thời hạn giải quyết
được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
- Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu phạm tội thì cơ
quan, tổ chức tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơ cho cơ
quan điều tra, Viện Kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tin báo hoặc nhận được hồ sơ, cơ quan

điều tra, Viện Kiểm sát phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý cho cơ quan, tổ chức


đó biết; trường hợp tố cáo có nội dung phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài hơn,
nhưng không quá 60 ngày.
-Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo phải giữ bí mật cho người
tố cáo; không được tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và các thông tin
khác có hại cho người tố cáo.
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC
Mục đích, yêu cầu chung của bài đã được mô tả ở phần I. Trong phần này, gv tập trung
mô tả cách tổ chức các hoạt động nhằm giúp học sinh tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức.
(TIẾT 1)
1.Hoạt động khởi động
Mục đích: Giúp học sinh tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới.
Kích thích sự tò mò, mong muốn được tìm hiểu kiến thức mới. Giới thiệu được chủ đề
tiết học đến với hs.
Cách tổ chức: Học sinh đóng vai diễn tiểu phẩm cho trước mang tên: Mị muốn đi bầu.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao
GV viết nội dung (hoặc định hướng
nhiệm vụ
nội dung cho hs viết rồi gv duyệt).
Giao cho hs chuẩn bị trước. Học
-HS nghe, quan sát
sinh trong nhóm được phân công
lên diễn tiểu phẩm.
HS còn lại quan sát, lắng nghe
Thực

hiện Nhóm diễn tiểu phẩm chuẩn bị và
nhiệm vụ
diễn trong thời gian 5 phút.
GV hỗ trợ nhóm diễn.
-HS khác nghe và trả lời
GV đặt câu hỏi:
câu hỏi của gv
-Mị có quyền “đi bầu” không? Vì -Nêu dự đoán chủ đề bài
sao? Việc làm của thống lý đúng học
hay sai? Nhận xét quan điểm của A
Sử?
Phát hiện vấn đề -Câu trả lời sẽ có trong bài học hôm
nay.
Sản phẩm mong đợi: HS liên hệ, dự đoán được nội dung từ tiểu phẩm đã xem, khiến hs
muốn được giải đáp những thắc mắc như: Ai có quyền bầu cử, ứng cử? Ai không có
quyền bầu cử. Việc bầu cử, ứng cử diễn ra ntn? Mục đích của bầu cử, ứng cử?...
2. Hoạt động hình thành kiến thức


Mục đích: Giúp hs có những hiểu biết cơ bản về quyền bầu cử, ứng cử. Đồng thời
thông qua các hoạt động học giúp hs hình thành, rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu, làm
việc nhóm, trình bày...
Cách tổ chức: HS làm việc nhóm, tự nghiên cứu sau đó hoàn thiện bảng
Các bước
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Chuyển giao
GV chia lớp thành 4 nhóm, phân công
nhiệm vụ
nhóm 1, 3 tìm hiểu về quyền bầu cử, -HS ngồi theo nhóm,

nhóm 2,4 tìm hiểu quyền ứng cử. nhận nhiệm vụ
Nhóm nào hoàn thiện trong thời gian
sớm nhất sẽ được tính điểm.
Các vấn đề cần tìm hiểu là:
-Điều kiện bầu, ứng cử
-Những trường hợp nào không được
bầu, ứng cử
-Cách thực hiện quyền bầu cử, ứng cử
Thực hiện
GV phát bảng yêu cầu kẻ sẵn trên giấy HS nghiên cứu sgk,
nhiệm vụ
tôki, phát bút dạ, hướng dẫn hs cách thảo luận, cử người viết
làm.
bảng. Hoàn thiện bảng
Yêu cầu hs thảo luận, quan sát hs làm trong thời gian sớm
việc, hướng dẫn nếu hs chưa hiểu.
nhất.
Báo cáo thảo -GV chiếu bảng kết quả đã chuẩn bị - Hs dán kết quả hoạt
luận.
sẵn lên bảng. Sau đó cùng hs kiểm tra động của nhóm lên
kết của hoạt động của từng nhóm, đánh bảng.
giá và cho điểm.
-Theo dõi, chấm điểm
-Trên cơ sở bảng kết quả đã có, GV cho các nhóm cùng gv.
giải thích một số ý chưa rõ và bổ sung -Ghi nhanh kết quả 2
thêm các kiến thức cần thiết.
nội dung cần tìm hiểu
-Với mục cách thức nhân dân thực hiện vào vở.
quyền lực nhà nước thông qua đại biểu -Tiếp tục thi đua giữa
và mục ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử, các nhóm bằng cách giơ

GV dạy học bằng nêu vấn đề và thuyết tay trước để được trả lời
trình.
câu hỏi trong phần nêu
vấn đề của gv
Kết luận
GV chốt lại toàn bộ kiến thức của bài. HS kiểm tra phần ghi
Tổng kết thi đua giữa các nhóm.
chép của mình, bổ sung
nếu còn thiếu.
Sản phầm mong đợi: HS hoàn thành được nhiệm vụ, kiểm tra được thiếu sót sau khi
đối chiếu với bảng kết quả của gv, biết được những nội dung cơ bản của quyền bầu cử,
ứng cử, ghi chép được nội dung chính vào vở.
3. Hoạt động luyện tập


Mục đích: Giúp hs ghi nhớ kiến thức đã học, hoàn thiện thêm các hiểu biết về quyền
bầu cử, ứng cử. Qua việc hs trả lời câu hỏi, gv biết được mức độ lĩnh hội kiến thức đã
học của hs.
Cách thực hiện: GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm đã chuẩn bị sẵn lên bảng, HS các
nhóm giơ tay trả lời. Nhóm nào giơ tay nhanh nhất sẽ được trả lời, điểm được tích cho
cả nhóm.
Câu 1. Quyền dân chủ của công dân là quyền thuộc lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa xã hội.
D. Đời sống xã hội.
Câu 2. Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh
vực
A. kinh tế
B. chính trị

C. văn hóa xã hội
D. an ninh quốc phòng
Câu 3. Hiến pháp quy định công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu
cử?
A. 16.
B. 18.
C. 20.
D. 21.
Câu 4. Trường hợp nào sau đây được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người đang chấp hành phạt tù.
B. Người đang bị tạm giam.
C. Người đang bị tam thần.
D. Người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu 5. Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Đang điều trị ở bệnh viện.
B. Đang thi hành án phạt tù.
C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.
D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
Câu 6. Nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho ứng cử viên là vi phạm quyền nào dưới
đây của công dân?
A. Quyền bầu cử.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền tự do suy nghĩ.
Câu 7. Trường hợp nào sau đây có quyền ứng cử?
A. Người đang bị khởi tố hình sự.
B. Người chưa được xóa án.
C. Người mất năng lực dân sự.
D. Người đang đương chức vụ.
Câu 8. Cơ quan đại biểu nhân dân nào cao nhất?

A. Uỷ ban nhân dân.
B. Quốc hội.
C. Ủy ban mặt trận tổ quốc.
D. Hội đồng nhân dân.
Câu 9. Theo nguyên tắc bầu cử bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín thì mỗi cử tri khác
nhau đều
A. có một lá phiếu với giá trị khác nhau.
B. có một lá phiếu với giá trị ngang nhau.
C. tự do, độc lập lựa chọn ứng cử viên ghi trong danh sách.
D. tự viết phiếu và bỏ vào hòm phiếu kín.


Câu 10. Trong quá trình bầu cử, tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ
ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu cử thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử?
A. Bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông.
C. Công bằng.
D. Bình đẳng.
Sản phẩm mong đợi: HS trả lời đúng tất cả các câu hỏi
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Mục đích: Củng cố kiến thức, giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
Cách thực hiện: HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết tình huống sau:
TH 1: Chị H đã gỉúp anh T bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh. Tại điểm bầu cử, phát
hiện cụ M không biết chữ, nhân viên s của tổ bầu cử đã nhờ chị H viết phiếu bầu theo
đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên
tắc bầu cử?
A. Anh T và chị H
B. Chị H và nhân viên S
C. An T, chị H và nhân viên S
D. Chị H, cụ M và nhân viên s.

TH 2: Trước ngày bầu cử ông K bị tai nạn giao thông phải nhập viện, nên không thể
tham gia bầu cử được. Trong ngày bầu cử, do muốn có thành tích là hoàn thành sớm
công tác bầu cử, ông T tố trưởng phụ trách tổ bầu cử nơi ông K đăng kí bầu cử đã chỉ
đạo công C mang phiếu bầu cử đến để vợ ông K bầu hộ. Trong trường hợp trên những
ai đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Ông T, công C và vợ ông K
B. Ông Tvà vợ ông K
C. Ông T và ông C
D. Ông c và vợ ông K
TH 3: Đúng ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp thì ông A phải điều trị sau phẩu
thuật tại bệnh viện nên nhân viên s thuộc tổ bầu cử lưu động đã tự ý bỏ phiếu thay ông.
Nhân viên S đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Công khai
B. ủy quyền.
C. Thụ động.
D. Trực tiếp.
Sản phẩm mong đợi: HS biết cách giải quyết tình huống đã cho, có thể vận dụng để
đánh giá, giải quyết các tình huống khác trong thực tiễn liên quan đến quyền bầu cử,
ứng cử.
(TIẾT 2)
1.Hoạt động khởi động
Mục đích: Kiểm tra kiến thức cũ, giúp học sinh dự đoán nội dung bài học
Cách thực hiện: HS tham gia trò chơi ô chữ
Các bước
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Chuyển giao GV chia lớp thành 4 nhóm, phổ biến
nhiệm vụ
luật chơi.
HS nhận nhóm, nghe phổ

Trò chơi ô chữ gồm 9 hàng ngang. HS biến luật chơi, chuẩn bị


các nhóm sẽ giơ tay chọn mở các ô
hàng ngang để tìm từ khóa hàng dọc.
Mỗi ô hàng ngang tương ứng 1 điểm,
nhóm nào mở được ô hàng dọc, nhóm
đó thắng và được cộng 4 điểm. Trò
chơi sẽ kết thúc khi có đội tìm ra từ
khóa.
Thực hiện
GV điều khiển trò chơi
nhiệm vụ
Quan sát để gọi đúng hs giơ tay sớm
nhất. Khích lệ hs tìm câu trả lời. Hỗ
trợ bằng các gợi ý nếu câu hỏi khó.
Báo cáo, thảo Sau khi từ khóa BIỂU QUYẾT được
luận
mở ra, Gv hỏi hs: Trong thực tiễn CD
thường được biểu quyết trong những
trường hợp nào? Từ “biểu quyết” cho
em liên tưởng đến quyền nào của công
dân?
Phát hiện vấn Thông qua trò chơi và các hoạt động
đề
thảo luận, GV dẫn dắt tới chủ đề tiết
học: Quyền tham gia quản lí nhà nước
-GV tổng kết điểm của các nhóm sau
phần khởi động.


sẵn sàng tham gia trò
chơi.

HS thảo luận trong nhóm,
giơ tay thật nhanh để dành
quyền trả lời
-HS suy nghĩ trả lời câu
hỏi của gv. (HS có thể đưa
ra nhiều câu trả lời khác
nhau)
-Nghe gợi mở, dẫn dắt từ
gv và dự đoán chủ đề bài
học

Sản phẩm mong đợi: Thông qua trò chơi ô chữ, hs xâu chuỗi, kết nối được giữa kiến
thức đã học với kiến thức mới sắp học. Phát hiện được vấn đề cần giải quyết trong bài
là quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục đích: Giúp hs tìm hiểu nội dung, ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước đồng
thời rèn luyện một số kĩ năng như: hợp tác, trình bày, nghiên cứu tài liệu...
Cách thực hiện:
Các bước
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Chuyển giao
*Phần khái niệm quyền tham gia
nhiệm vụ
quản lí nhà nước và xã hội, gv dùng -HS nghe câu hỏi, suy
pp nêu vấn đề với các câu hỏi sau:
nghĩ trả lời.

-HS như các em có thể tham gia
quản lí nhà nước và xã hội không?
-Tham gia bằng những việc làm nào?
-Quyền tham gia quản lí nn và xh
bao gồm những quyền cụ thể nào?
HS nhận nhiệm vụ, nghe
*Phần nội dung: GV phát phiếu học hướng dẫn của gv
tập, yêu cầu hs thảo luận cặp đôi để


tìm hiểu
-Quyền tham gia quản lí nhà nước và
xã hội ở phạm vi nhà nước, phạm vi
cơ sở cụ thể là gì?
-Lấy ví dụ minh họa cho các quyền
đó
Thực hiện
nhiệm vụ

-HS suy nghĩ trả lời các
-GV quan sát, hướng dẫn hs thực câu hỏi nêu vấn đề của gv.
hiện nhiệm vụ, giải đáp nếu có thắc -HS nghiên cứu sgk, thảo
mắc.
luận cặp đôi và hoàn
thành phiếu học tập.
Báo cáo, thảo -GV gọi đại diện các cặp đôi trình HS báo cáo kết quả làm
luận
bày phần chuẩn bị của mình.
việc cặp đôi, nhận xét kết
-Nhận xét, bổ sung, sửa chữa.

quả của cặp đôi khác.
- Cho hs xem 1 số hình ảnh minh họa
cho quyền tham gia quản lí nhà nước
và xã hội của CD.
- Thu lại phiếu học tập để chấm điểm
nếu cần.
Kết luận
GV chốt lại nội dung kiến thức, đồng
thời nhấn mạnh ý nghĩa quyền tham HS ghi chép ý chính vào
gia quản lí nhà nước và xã hội. (là cơ vở
sở pháp lí đề nhân dân tham gia vào
hoạt động của bộ máy nhà nước..)
Sản phẩm mong đợi: HS tích cực thực hiện nhiệm vụ. Nhận biết được nội dung quyền
tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân, lấy được các ví dụ để minh họa.
3.Hoạt động luyện tập
Mục đích: Củng cố kiến thức về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội đã được tìm
hiểu ở phần hình thành kiến thức. Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Cách thực hiện: HS thực hành trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1. Để tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, công dân sử dụng quyền nào?
A. Quyền bầu cử, ứng cử
B. Quyền khiếu nại, tố cáo.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 2. Để kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát
triển kinh tế xã hội, cong dân sử dụng quyền nào?
A. Quyền bầu cử, ứng cử
B. Quyền khiếu nại, tố cáo.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền tự do ngôn luận.



Câu 3. Ở phạm vi cả nước nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã
hội bằng cách nào?
A. Dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai.
B. Dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trực tiếp.
C. Tham gia góp ý xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.
D. Tham gia giám sát của nhân dân tại các xã, phường.
Câu 4. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào?
A. Dân biết, dân hỏi, dân nói, dân nghe.
B. Đóng góp ý kiến với nhà nước những vấn đề vướn mắc, bất cập.
C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. Tham gia thảo luận xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.
Câu 5. Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, những việc phải được thông báo để nhân dân
thực hiện là gì?
A. Dân biết.
B. Dân bàn.
C. Dân làm.
D. Dân kiểm tra.
Câu 6. Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, việc làm nào sau đây được dân bàn và quyết
định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị toàn thể
nhân dân?
A. Kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
B. Mức đóng góp xây dựng công trình phúc lợi.
C. Các đề án định canh, định cư.
D. Giám sát, kiểm tra dự toán và quyết toán ngân sách.
Câu 7. Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, việc làm nào sau đây được dân thảo luận, tham
gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định?
A. Xây dựng các hương ước, quy ước gia đình.
B. Mức đóng góp xây dựng công trình phúc lợi địa phương.

C. Đề án xây dựng nhà máy thủy điện.
D. Giám sát, kiểm tra dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước.
Câu 8. Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, việc làm nào sau đây được nhân dân ở xã giám
sát, kiểm tra?
A. Xây dựng các hương ước, quy ước dòng họ.
B. Mức đóng góp xây dựng ngân sách địa phương.
C. Đề án xây dựng nhà máy thủy điện.
D. Việc giải quyết khiếu nại của công dân tại địa phương.
Sản phẩm mong đợi: HS trả lời được các câu hỏi gv đưa ra
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng


Mục đích: HS vận dụng được kiến thức đã học để nhận xét, giải thích được các tình
huống thực tiễn liên quan đến quyền tham gia quản lí nhà nươc và xã hội của công dân.
Cách thực hiện: GV cho tình huống, yêu cầu hs giải quyết
TH 1. Theo kế hoạch của xã, thôn A phải tiến hành xây dựng đường đi trong năm năm
bằng kinh phí do xã cấp 40% và người dân đóng góp 60%. Trưởng thôn ra quyết định
thu của dân là 60% kinh phí như trên mà không hề triệu tập bất cứ cuộc họp nào để bàn
bạc với dân về vấn đề này, với lí do đã có quyết định của cấp trên. Vậy trưởng thôn đã
vi phạm quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do phát triển của công dân. B. Quyền tự do dân chủ của công dân.
C. Quyền sáng tạo của công dân.
D. Quyền tự lập của công dân.
TH 2: Anh K chủ tịch xã cố ý không gửi giấy mời họp cho bà A mặc dù bà A có tên
trong danh sách họp bàn về phương án xây dựng đường liên thôn. Mặc dù vậy, cô N là
thư ký cuộc họp đã ghi vào biên bản nội dung bà A có ý kiến ủng hộ mọi quan điểm của
anh K. Phát hiện điều này, anh M đã lớn tiếng phê phán nên bị anh P là phó chủ tịch
ngắt lời và đuổi ra ngoài. Những ai dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lý nhà nước
và xã hội của công dân?
A. Anh P, anh M và cô N

B. Anh K, cô N và anh P
C. Anh K, cô N và anh M
D. Anh K, anh P và anh M
Sản phẩm mong đợi: HS biết vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống, nhận định
đúng những ai vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của CD.
(TIẾT 3)
1.Hoạt động khởi động
Mục đích: Tạo động cơ cho học sinh muốn tìm hiểu quyền khiếu nại, tố cáo của CD
Cách thực hiện: GV chuẩn bị sẵn 2 clip có liên quan đến nội dung tiết học, hs xem và
dự đoán chủ đề sẽ tìm hiểu.
Các bước
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Chuyển giao GV chiếu 2 clip; (Nữ sinh đánh bạn ở
nhiệm vụ
Hưng yên) (Quyết định xử phạt sai
HS xem clip, nghe câu hỏi
của csgt).
và suy nghĩ
GV yêu cầu hs xem và trả lời câu hỏi.
Với tình huống 1, bạn gái (nạn nhân)
hoặc gia đình bạn đó nên dùng quyền
nào để bảo vệ mình? Vì sao?
Trong tình huống 2, người bị xử phạt
nên dùng quyền nào để bảo vệ lợi ích
của mình? Vì sao?
Thực hiện
GV nêu vấn đề thông qua các câu hỏi HS có thể bàn bạc, trao
nhiệm vụ
đổi với bạn bên cạnh để



Báo cáo kết
quả
Phát hiện vấn
đề

tìm câu trả lời.
GV tổ chức cho hs trả lời câu hỏi đồng HS trả lời câu hỏi, nói lên
thời có thể cho hs phát biểu quan điểm suy nghĩ của mình trước 2
của mình về những điều các em thấy
tình huống vừa xem.
trong 2 tình huống.
Từ tình huống đã cho gv dùng câu hỏi HS tò mò muốn tìm hiểu
dẫn hs đến vấn đề cần tìm hiểu trong
kiến thức mới
bài. HS muốn biết tại sao trong trường
hợp này nên sử dụng quyền tố cáo,
trường hợp kia dùng quyền khiếu nại

Sản phẩm mong đợi: HS biết được nên sử dụng quyền nào nhưng chưa giải thích được
vì sao nên mong muốn được trả lời rõ trong nội dung của bài học.
2.Hình thành kiến thức
Mục đích: Thông qua các hoạt động học, giúp học sinh tìm hiểu quyền khiếu nại, tố
cáo, phân biệt được sự khác nhau giữa khiếu nại, tố cáo. Đồng thời giúp hs rèn kĩ năng
hợp tác.
Cách thực hiện:
Các bước
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs

Chuyển giao
Chia lớp thành 4 nhóm.
nhiệm vụ
-Nhóm 1- tìm hiểu khái niệm, ý
nghĩa quyền khiếu nại tố cáo (thuyết
trình)
HS về nhóm, nghe yêu
-Nhóm 2 – Nội dung quyền khiếu nại cầu, nhận nhiệm vụ
-Nhóm 3- Nội dung quyền tố cáo
(Nhóm 2, 3 hoàn thiện bảng so sánh)
-Nhóm 4- tìm hiểu trách nhiệm của
nhà nước và CD trong việc đảm bảo
thực hiện các quyền dân chủ (Vẽ sơ
đồ)
Các nhóm điền thông tin vào bảng
theo yêu cầu đã được gv chuẩn bị sẵn
trên giấy toki.
Thực hiện
GV quan sát các nhóm làm việc, giải HS nhanh chóng đọc sgk,
nhiệm vụ
đáp nếu nhóm nào chưa rõ yêu cầu.
thảo luận và hoàn thiện
bảng
Báo cáo, thảo
-Nhóm 1 thuyết minh khái
luận
-GV điều khiển để các nhóm báo cáo niệm quyền khiếu nại, tố
kết quả
cáo và ý nghĩa. Các nhóm
-Đặt câu hỏi kiểm tra độ hiểu của các khác đặt câu hỏi nếu chưa

nhóm với việc mình đã làm.
rõ.


×