Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Chính sách phát triển thương mại miền núi khu vực Bắc Trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.07 KB, 28 trang )

n công.
3.3.9.2. Giải pháp đối với chính quyền địa phương các tỉnh Bắc Trung Bộ
Thứ  nhất, nâng cao nhận thức và vai trò của chính sách phát triển thương mại đối 
với phát triển kinh tế ­ xã hội của các tỉnh Bắc Trung Bộ và cả nước;  Thứ hai, cần hoàn 
thiện chiến lược phát triển thương mại của các tỉnh Bắc Trung Bộ.
3.4. Một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp thương mại
Các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn miền núi BTB cần hình thành, nâng cao  
vai trò của hiệp hội các doanh nghiệp thương mại trong quá trình liên kết  hình thành các  
chuỗi cung ứng hàng hóa, đảm bảo được sức cạnh tranh bền vững cho các thành viên. 
Tích cực, nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin, cập nhật các chủ trương chính 
sách thường xuyên đảm bảo thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách ban hành, vừa 
đảm bảo quyền lợi của DN vừa đảm bảo thực thi đúng trách nhiệm của DN đối với 
nền kinh tế.

KẾT LUẬN
Vai  trò  của  các  chính  sách  phát  triển  thương  mại  miền  núi  đối  với  sự  phát 
triển kinh tế ­ xã hội của khu vực Bắc Trung Bộ là hết sức quan trọng trong tiến 
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các tỉnh Bắc Trung Bộ với sự đóng góp 
ngày càng lớn vào GDP khu vực Bắc Trung Bộ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác 
phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu cho ngân sách nhà nước, 
xóa đói giảm nghèo, lành mạnh hóa thị trường, đáp  ứng đủ nhu cầu hàng hóa của 

27


28

thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách phục vụ vùng sâu, 
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người có điều kiện khó khăn.
Về mặt lý luận: Luận án đã tập hợp, hệ thống hóa một số khái niệm có liên 
quan  đến  phát  triển  thương  mại  miền  núi,  các  khái  niệm  về  chính  sách.  Từ  đó 


NCS  đã mạnh  dạn  đưa  ra  khái  niệm  hoàn chỉnh về chính sách phát triển thương 
mại miền núi của một khu vực, với nội hàm là 8 chính sách bộ phận: Chính sách 
phát triển chủ thể kinh doanh, chính sách phát triển hàng hóa và dịch vụ, chính sách 
phát triển thị trường, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, chính sách 
phát triển dịch vụ kinh doanh, chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, chính sách 
phát triển nhân lực thương mại, chính sách thương mại biên giới. 
Về mặt thực tiễn: Luận án đã khái quát hóa thực trạng phát triển thương mại 
miền núi của khu vực Bắc Trung Bộ dựa vào tiềm năng, lợi thế so sánh của khu 
vực Bắc Trung Bộ. Luận án cũng đã tập trung phân tích và đánh giá thực trạng các 
chính sách phát triển thương mại miền núi khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011 ­ 
2017. Mặc dù chính sách thương mại miền núi đã giúp cho các tỉnh Bắc Trung Bộ 
khai thác có hiệu quả hơn các lợi thế của khu vực, địa phương. Tuy nhiên, trong 
quá trình ban hành và thực thi chính sách phát triển thương mại miền núi tại khu 
vực Bắc Trung Bộ vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. 
Từ những kết quả nghiên cứu trên, Luận án đã đề xuất các giải pháp có tính 
đồng bộ nhằm hoàn thiện chính sách phát triển thương mại miền núi khu vực Bắc 
Trung Bộ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Ngoài ra, Luận án cũng đề 
xuất một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước để thực hiện có hiệu quả các giải 
pháp hoàn thiện chính sách phát triển thương mại miền núi khu vực Bắc Trung Bộ 
đã đề ra.

28



×