Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Đánh giá sinh trưởng, năng suất nhiễm bệnh virut trên đồng đồng ruộng của một số tổ hợp lai cà chua mới vụ xuân hè 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.45 KB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân,
em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy
PGS.TS Nguyễn Hồng Minh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau
chất lượng cao – Trường Học viện nông nghiệp Việt Nam, giảng viên bộ môn Di
truyền – Chọn giống cây trồng đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Di truyền –
Chọn giống cây trồng Khoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn
thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên thuộc Trung tâm
nghiên cứu và phát triển rau chất lượng cao – Trường Học viện nông nghiệp
Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại trung tâm.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã
động viên và cổ vũ cho em trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề
tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày26 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Bùi Thị Hải Yến

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

i


MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG

v

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1

1.2 Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích

2

1.2.2 Yêu cầu

2

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại của cây cà chua
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố
2.1.2. Phân loại

3

3

3

2.2. Giá trị của cây cà chua


4

2.2.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học
2.2.2. Giá trị kinh tế của cà chua

4

4

2.3. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây cà chua
2.3.1. Đặc điểm thực vật học.

5

2.3.2. Yêu cầu ngoại cảnh

7

2.4. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới

10

2.4.2. Tình hình sản xuất cà chua tại Việt Nam

12

5


10

2.4. Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1. Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế giới
2.4.2. Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam 15
PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu 18
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
ii

18

13

13


3.2.1 Thời gian nghiên cứu

18

3.2.2 Địa điểm nghiên cứu

18

3.3 Cách bố trí thí nghiệm và kỹ thuật trồng trọt

18

3.31. Bố trí thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khảo sát không nhắc lại

18
3.3.2 Vườn ươm 18
3.3.3 Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất

18

3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 19
3.4.1 Các giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua trên đồng ruộng
3.4.2 Cấu trúc và hình thái cây,hình thái
3.4.3. Tỷ lệ đậu quả

19

19

20

3.4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất 20
3.4.5. Một số đặc điểm về hình thái quả

20

3.4.6. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại trên đồng ruộng

20

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

21


4.1. Các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của các tổ hợp lai cà chua
4.1.1. Thời gian từ trồng đến ra hoa

21

21

4.1.2. Thời gian từ trồng đến đậu quả 24
4.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao và số lá trên thân chính của các tổ hợp lai
cà chua

25

4.1.4 Động thái tang trưởng số lá của các THL cà chua vụ Xuân Hè 2016

27

4.2 .Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các THL cà chua vụ Xuân Hè 2016 29
4.2.1. Số đốt từ gốc tới chùm hoa đầu tiên

29

4.2.2. Chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên

31

4.2.3. Chiều cao cây cuối cùng 31
4.2.4. Số lá cuối cùng

32


4.3. Một số tính trạng hình thái của các THL cà chua vụ Xuân Hè 2016
4.3.1. Màu sắc lá 33
iii

33


4.3.2. Màu sắc quả khi xanh

33

4.4. Tỷ lệ đậu quả của các THL cà chua vụ Xuân Hè 2016

35

4.5. Tình hình nhiễm bệnh virus và một số sâu bệnh hại khác trên đồng ruộng
của các tổ hợp lai cà chua vụ Xuân Hè năm 2016 37
4.5.1. Tình hình nhiễm bệnh virus

37

4.5.2. Tình hình nhiễm một số sâu bệnh khác

38

4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL cà chua vụ Xuân Hè 2016
4.6.1. Số chùm quả trên cây

38


4.6.2. Tổng số quả trên cây

39

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41
5.1. Kết luận

41

5.2. Đề nghị 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO

42

PHỤ LỤC 46

iv

38


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g cà chua.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới.

4

10


Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục năm 2012

11

Bảng 2.4. Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2012 11
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của Việt Nam 12
Bảng 4.1: Các giai đoạn phát triển trên đồng ruộng của các THL cà chua
vụ Xuân Hè 2016 (ngày) 24
Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) của các tổ hợp lai cà chua vụ
Xuân Hè 2015

27

Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng số lá trên thân chính của các THL (lá) 29
Bảng 4.4. Một số đặc điểm cấu trúc cây của các THL cà chua

31

Bảng 4.5. Một số tính trạng hình thái và khả năng phân nhánh của các THL
cà chua

35

Bảng 4.6. Tỷ lệ đậu quả (%) của các tổ hợp lai cà chua vụ Xuân Hè 201637
Bảng 4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai 41

v


PHẦN I

MỞ ĐẦU
Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu về các sản phẩm phục vụ đời
sống con người ngày càng được nâng cao . Rau là một trong những sản phẩm
thiết yếu phục vụ đời sống con người . Giàu dinh dưỡng , dễ chế biến và có thể
sử dụng lâu dài liên tục là những đặc điểm cần thiết của rau để phục vụ nhu cầu
của con người . Cà chua là một trong những loại rau đáp ứng được nhu cầu trên .
Cà chua ( Lycopersicon esculentum Mill ), thuộc họ cà ( Solanaceae ) , là loại
rau ăn quả có nguồn gốc từ Nam Mỹ , Trong quả các quả chín có chứa nhiều
đường , vitamin , khoáng chất quan trọng ( Ca , Fe , Mg , P … ) và các loại acid
hữu cơ . Cà chua có thể sử dụng để ăn tươi , chế biến , làm nguyên liệu cho sản
xuất . Về mặt y học cà chua có vị tinh mát , vị ngọt giúp tạo năng lượng , tăng
sức sống , cần bằng tế bào , giàu nhiệt , điều hòa bài tiết , tăng khả năng tiêu
hóa.
Cà chua có thể trồng được ở nhiều khu vực trong các điều kiện thời tiết
khác nhau và thời gian cho thu hoạch tương đối dài do đó cà chua là một trong
những loại rau được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Sản xuất cà chua ở Việt
Nam tập trung nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ và trồng chủ yếu trong vụ đông nên
hiệu quả kinh tế chưa cao , chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng cà chua lúc
sớm . Để nâng cao hiệu quả sản xuất cà chua và nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng thì sản xuất cà chua vụ xuân – hè có ưu điểm : tăng cao hiệu quả suất ,
giải quyết vấn đề rau giáp vụ, nguyên liệu cho các nhà máy chế biến cũng như
nguồn lao động dư thừa. . .
Sản xuất cà chua vụ xuân hè còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện ngoại
cảnh. Hơn nữa sản xuất cà chua giáp vụ còn gặp khó khăn về chọn giống phù
hợp. Để góp phần làm đa dạng hơn bộ giống cà chua trồng trong điều kiện giáp
vụ được sự đồng ý của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam , Bộ Môn Di Truyền
– Chọn giống cây trồng , Khoa Nông Học và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS

1



Nguyễn Hồng Minh , chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sinh
trưởng, năng suất nhiễm bệnh virut trên đồng đồng ruộng của một số tổ hợp
lai cà chua mới vụ xuân hè 2016”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định được khả năng sinh trường các yếu tố cấu thành năng suất , của
các tổ hợp lai cà chua ở vụ xuân hè nhằm tuyển chọn các tổ hợp lai triển vọng
phù hợp trồng ở vụ sớm xuân hè .
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá sinh trường , cấu trúc cây của tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân
hè năm 2016
- Đánh giá khả năng đậu quả của các tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè 2016
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên đồng ruộng của các tổ hợp lai
cà chua vụ xuân hè 2016
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà chua của
vụ xuân hè 2016

2


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại của cây cà chua
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố
Cà chua có nguồn gốc ở Peru, Bolivia và Equado. Những loài cà chua
hoang dại gần gũi với loài cà chua trồng trọt ngày nay vẫn được tìm thấy ở dọc
theo dãy núi Anđơ (Peru), Equado và Bolivia. Trước khi Crixitop Colong phát
hiện ra Châu Mĩ thì ở Peru và Mehico đã có trồng cà chua. Các nhà thực vật học
De Candolle (1884), Muller (1940), Luckwill (1943), Breznev (1955), BeckerDinlingen (1956)… đều thống nhất cho rằng cây cà chua có nguồn gốc ở bán

đảo Galanpagos bên bờ biển Nam Mỹ, Peru, Equado, Chile. Tuy nhiên Mehico
là đất nước đầu tiên trồng trọt hóa cây trồng này (Mai Thị Phương Anh, 1996)
[4].
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc cây cà chua trồng song tập trung
chủ yếu vào hai hướng:
Thứ nhất là cây cà chua có nguồn gốc từ cây cà chua dại (L.esculentum
varpimpine llifome)
Thứ hai là cà chua Anh Đào (L.esculentum var cerasiforme) là tổ tiên của
các giống cà chua trồng ngày nay.
2.1.2. Phân loại
Phân loại thực vật: cà chua là thành viên trong họ cà, chi Lycopersicon.
Trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về phân loại cà chua. Tuy
nhiên hiện nay, hệ thống phân loại của Brezhnev (1964) được sử dụng đơn giản
và rộng rãi nhất đó là Eulycopersicon (chi phụ 1) và Eriopersicon (chi phụ 2)
(Nguyễn Hồng Minh, Chọn tạo giống cà chua, 2000, tr 300-343) [16].

3


2.2. Giá trị của cây cà chua
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều gluxit,
nhiều axit hữu cơ và nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người.
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g cà chua.
Nguyên tố hóa học
Nước
Protein
Hydratcacbon
Chất béo
Cholesterol



Thành phần
90g
0,8 g
4g
0,6 g
0g
0,6 g

Vitamin + khoáng
Thành phần
Natri
8mg
Kali
21 mg
Vitamin A
17 – 38 mg
Vitamin C
18 mg
Thiamin
0,05 mg
Riboflavin
0,05 mg
Niacin
0,6 mg
Sắt
0,05 mg
Axit Folic
0,01 mg

(Mai Phương Anh, rau và kĩ thuật trồng rau, 1996) [4]

2.2.2. Giá trị kinh tế của cà chua
Ngày nay, cà chua đang chiếm một vị trí rất lớn trong cơ cấu cây trồng
trên thế giới. Với những đặc tính quý, cà chua đang không ngừng được nâng cao
năng suất, chất lượng và diện tích.
Cà chua không chỉ là thành phần trong nhiều món ăn mà nó đem lại thu
nhập cao cho người nông dân. Cây cà chua có thể cho năng suất cao, sinh trưởng
nhanh, bảo quản tương đối dài hơn các loại rau khác, quả có khả năng vận
chuyển tiện lợi và đi xa. Hơn nữa trồng cà chua còn tận dụng được đất đai, giải
quyết lao động dư thừa và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Theo Tạ Thu
Cúc [8], ở Mỹ (1997) tổng giá trị xuất khẩu 1 ha cà chua cao hơn gấp 4 lần so
với trồng trọt lúa nước, 20 lần so với trồng lúa mỳ. Chính vì vậy, cà chua là loại
cây có giá trị kinh tế cao được trồng rộng rãi khắp thế giới.
2.3. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây cà chua
2.3.1. Đặc điểm thực vật học.
4


Cà chua là cây nhị bội thể với số lượng nhiễm sắc thể 2n=24, là cây được
đặc trưng bởi các đặc điểm thực vật sau:
*Rễ
Cà chua có bộ rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, có thể ăn sâu tới
1,5m. Khả năng tái sinh của hệ rễ cà chua mạnh, khi rễ chính bị đứt, rễ phụ phát
triển mạnh. Cây cà chua còn có khả năng sinh rễ bất định, loại rễ này tập trung
chủ yếu ở đoạn thân dưới 2 lá mầm. Sự phát triển của hệ rễ phụ thuộc vào bộ
phận trên mặt đất và các yếu tố khác (điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật trồng
trọt). Hệ rễ chịu hạn tương đối tốt, nhưng rễ sinh trưởng tốt ở độ ẩm 70-80%.
*Thân
Thân tròn, phân nhánh rất nhiều, toàn cây có lông mềm và lông tuyến.

Thân cà chua phân nhánh mạnh, chiều dài thân đạt 0,3 đến 2m, phụ thuộc vào giống
và điều kiện trồng trọt, có thể chia phân chia thành 3 loại theo chiều cao cây:
- Loại lùn:
chiều cao cây < 65 cm
- Loại cao:
chiều cao cây > 120 cm
- Loại cao trung bình: chiều cao cây từ 65-120 cm
Thân cà chua thay đổi trong quá trình sinh trưởng tùy thuộc vào giống,
điều kiện ngoại cảnh và thời kỳ sinh trưởng. Trong quá trình phát triển, cây cà
chua sẽ mọc rất nhiều chồi nách làm cho cây rậm rạp nên trong sản xuất người
ta đưa ra kỹ thuật tỉa nhánh để cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
*Lá
Lá cà chua là lá loại lá kép lông chim phân thùy, số lượng thùy không cố
định. Lá chét hình trứng thuôn, mỗi lá có từ 3 – 4 đôi lá chét, phía ngọn có một
lá riêng gọi là lá đỉnh. Đặc trưng lá của giống biểu hiện đầy đủ nhất khi cây có
chùm hoa đầu tiên. Năng suất cà chua cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào số
lượng lá và diện tích lá trên cây. Lá ít không những ảnh hưởng đến quá trình
quang hợp của cây mà còn ảnh hưởng đến chất lượng quả, bởi vì lá ít thường
gây hiện tượng rám quả và nứt quả. Màu sắc của lá thay đổi từ xanh vàng đến
xanh thẫm tùy thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc và điều kiện chiếu sáng của
ánh sáng mặt trời.
*Hoa
5


Hoa cà chua là loại hoa hoàn chỉnh (bao gồm lá đài, cánh hoa, nhị và
nhụy). Cà chua là cây tự thụ phấn, hoa cà chua nhỏ, màu sắc hoa và mùi vị
không hấp dẫn côn trùng. Tuy vậy hiện tượng thụ phấn chéo cũng xảy ra là do
cấu tạo của hoa (nhụy cao hơn nhị), giống và thời vụ gieo trồng…
Hoa cà chua mọc thành chùm, hoa đính vào chùm bởi cuống ngắn. Chùm

hoa cà chua có 3 loại: đơn giản, trung giản và phức tạp. Số chùm hoa/cây dao
động từ 4-20, số hoa/chùm dao động từ 2-26 hoa. Hoa đính dưới bầu nhụy, đài
hoa màu vàng, số đài và số cánh hoa tương ứng nhau từ 5-9. Hoa lưỡng tính, nhị
đực liên kết với nhau thành bao hình nón, bao quanh nhụy.
*Quả
Quả cà chua thuộc loại quả mọng bao gồm: vỏ quả, thịt quả, vách ngăn,
giá noãn và hạt.
Số lượng quả trên cây là đặc tính di truyền của giống, nhưng cũng chịu
ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Màu sắc quả là đặc
trưng quan trọng của giống. Loài cà chua trồng trọt thường có màu đỏ, đỏ thẫm,
vàng và vàng cam. Lycopen là sắc tố chủ yếu trong màu đỏ của cà chua, nhưng
không thể hiện được hàm lượng provitamin A gấp 8-10 lần quả màu đỏ, màu
vàng da cam thể hiện hàm lượng β- caroten trong quả cà chua.
Chất lượng quả được đánh giá qua các chỉ tiêu chủ yếu: cấu trúc quả, độ
rắn chắc, tỷ lệ thịt quả, tỷ lệ đường/axit, sắc tố, đường, độ Brix và vitamin… Sự
cân bằng về đường và axit thể hiện hương vị thích hợp.
2.3.2. Yêu cầu ngoại cảnh
* Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cà
chua: nảy mầm, tăng trưởng cây, ra hoa, đậu quả, hình thành hạt, năng suất
thương phẩm, mẫu mã quả, chất lượng quả.
Cà chua ưa thích khí hậu ấm áp, ôn hòa, khả năng thích nghi rộng. Cà
chua sinh trưởng phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 20 – 27 oC. Nhiệt độ trên 30oC
kéo dài kết hợp với hạn hán sẽ dẫn đến rối loạn quá trình đồng hóa, giảm hàm
lượng chất khô trong quả, giảm năng suất. Nhiệt độ trên 30 oC và dưới 15oC cà
6


chua ngừng sinh trưởng. Hạt bắt đầu nảy mầm ở nhiệt độ 15-18 oC nhưng nảy
mầm nhanh ở nhiệt độ 25 – 30oC, nhiệt độ quá cao làm hạt mọc chậm, dễ mất

sức sống, mầm bị dị dạng.
Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến độ ra hoa và đậu quả ở cà chua. Trong thời kỳ
phân hóa mầm hoa, nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến vị trí chùm hoa đầu tiên, nhiệt
độ không khí và nhiệt độ đất ảnh hưởng đến số lượng hoa/chùm. Theo L.H.Aung
(1979) thì số chùm hoa đạt cao hơn ở 14 oC. Nhiệt độ không khí ngày trên 30oC và
đêm trên 25oC làm tăng số đốt dưới chùm hoa đầu, nếu nhiệt độ ngày tăng hơn và
nhiệt độ đất trên 21oC làm giảm số hoa/chùm. Quả cà chua phát triển tốt nhất ở nhiêt
độ 18 – 24oC, khi nhiêt độ tăng lên 35oC ngăn cản sự phát triển của quả làm giảm
kích thước quả. Nhiệt độ cao làm giảm sự hình thành pectin đây là nguyên nhân làm
cho quả nhanh mềm (Kuo và cộng sự, 1998) [28].
Trong thời kì quả chín, nhiệt độ và ánh sáng có ảnh hưởng có ảnh hưởng
rất lớn đến sự hình thành các sắc tố của quả, chủ yếu là Lycopen và Caroten
(theo Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Bích Hà, 2000) [1].
*Ánh sáng
Cà chua là cây ưa ánh sáng nhưng không nhạy cảm với độ dài chiếu sáng
(Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 1995) [11]. Tuy nhiên chất lượng ánh
sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây cà chua. Ánh sáng đỏ làm
tăng tốc độ phát triển lá, ngăn chặn sự phát triển chồi bên, thúc đẩy quá trình tạo
Lycopen và Caroten.
Cường độ ánh sáng cũng ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây cà chua. Cường độ ánh sáng cho cà chua sinh trưởng, phát triển từ
4000 – 10000 lux (Tạ Thu Cúc) [9]. Cường độ ánh sáng cao làm tăng tốc độ
phát triển lá và tốc độ sinh trưởng của cây. Theo Somos (1971) thì cường độ ánh
sáng cần cho cà chua ra hoa đậu quả không được thấp hơn 10000 lux và khoảng
thích hợp là 14000 – 20000 lux, (trích theo Mai Thị Phương Anh, 1996) [4].
Ánh sáng có cường độ thấp sẽ tạo nên những hạt phấn không có sức sống và vòi

7



nhụy vươn dài, gây khó khăn cho sự thụ phấn, giảm khả năng thụ tinh dẫn đến
năng suất giảm và quả thường bị dị hình (Kallo, 1993) [30].
*Nước
Cà chua cà cây chịu hạn trung bình nhưng đồng thời lại là cây ưa nước.
Để tạo nên một tấn chất khô, cà chua cần 570 – 600m 3 nước. Để đạt được mức
năng suất 50 tấn/ha cà chua tiêu thụ 600m 3 nước/ha. Trong quá trình sinh trưởng
cà chua cần được tưới một lượng nước tương đương lượng mưa từ 460 – 500mm
(Kuo và cộng sự 1998) [28].
Nhu cầu nước của cà chua khác nhau tùy từng giai đoạn với xu hướng
tăng ở giai đoạn giữa và sau đó giảm dần. Kuo và cộng sự (1998) [28], khuyến
cáo nên tưới cho cà chua với lượng 21mm/tuần trong vòng 4 tuần sau trồng, 8
tuần tiếp theo 38mm/tuần và những tuần còn lại là 31mm/tuần. Tuy nhiên khi
tính lượng nước tưới cần chú ý đến loại nước và độ ẩm hiện hữu.
Đất quá khô và quá ẩm đều gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển và
năng suất cà chua. Héo cây là biểu hiện của cả héo và thừa nước trong đó héo do
thừa nước xảy ra do thiếu oxy, thừa carbonic nên rễ cây cà chua bị ngộ độc; thiếu
nước cà chua chậm lớn, quả bị rám canxi bị giữ chặt ở các bộ phận già không chuyển
đến các bộ phận non. Nhiều nghiên cứu cho thấy ẩm độ thích hợp với cà chua là từ
60 – 70% (Tạ Thu Cúc, 1985) [3]; (Kuo và cộng sự, 1998) [28]
*Đất và dinh dưỡng
Cà chua yêu cầu chế độ luân canh rất nghiêm ngặt, không được trồng cà
chua trên đất mà cây trồng trước là cây họ cà. Đất phù hợp với cây cà chua là đất
thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất thịt pha cát, giàu mùn, tơi xốp, tưới tiêu thuận
lợi. Độ pH từ 6,0 – 6,5 thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển, pH < 5 cây
dễ bị héo xanh.
Cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyết
định đến năng suất và chất lượng quả. Cây cà chua cần ít nhất 12 nguyên tố là
phốt pho (P), kali (K), lưu huỳnh (S), magie (Mg), Bo (B), sắt (Fe), mangan
(Mn), đồng (Cu), kẽm (Zn), molipden (Mo) và canxi (Ca). Trong đó cà chua sử
dụng nhiều nhất là kali, đạm, sau đó mới đến lân và canxi. Cà chua sử dụng 60%

8


lượng đạm, 59 – 60% kali và 15 – 20% lân tổng lượng phân bón vào ruộng suốt
vụ trồng. Theo nghiên cứu của Trần Khắc Thi và cộng sự (1999) [10] cho thấy:
Ở điều kiện Việt Nam lượng phân bón cho 1 ha cà chua là: 25 tấn phân chuồng +
150 kg N + 90 kg P2O5 + 150 kg K2O.
- Đạm: có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá, phân hóa hoa sớm, số
lượng hoa trên cây nhiều, hoa to, tăng khối lượng quả.
- Lân: có tác dụng kích thích hệ rễ cà chua sinh trưởng nhất là thời kì cây
con. Bón lân đầy đủ rút ngắn thời gian sinh trưởng, cây ra hoa sớm, tăng tỉ lệ
đậu quả, quả chín sớm, tăng chất lượng quả. Lân khó hòa tan nên thường bón
trước khi trồng.
- Kali: cần thiết để hình thành thân, bầu quả. Kali làm cho thân cây cứng
chắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, tăng quá trình
quang hợp, tăng cường quá trình vận chuyển các chất hữu cơ và đường vào quả,
đặc biệt kali có tác dụng tốt đối với hình thái quả, quả nhẵn, thịt quả chắc, do đó
làm tăng khả năng bảo quản và vận chuyển quả chín. Cây cần nhiều kali nhất
vào thời kì ra hoa, hình thành quả.
- Các yếu tố vi lượng: tác dụng quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát
triển của cây đặc biệt là cải thiện chất lượng quả. Cà chua phản ứng tốt với các
nguyên tố vi lượng B, Mn, Zn… Trên đất chua nên bón phân molipden, đất thiếu
vôi cây bị bệnh thối đầu quả.
2.4. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
- Do có thành phần dinh dưỡng phong phú, nhiều giá trị về mặt y học nên
cà chua đã trở thành món ăn thông dụng của nhiều nước trên thế giới và được
trồng rộng rãi ở các châu lục. Theo FAO (1999), trên thế giới có 158 nước trồng
cà chua (dẫn theo Tạ Thu Cúc, 2002). Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua
trên thế giới như sau:

- Theo FAO, 2012:

Diện tích :
4.803.680
(1000 ha)
Năng suất :
33.68
(tấn/ha)
Sản lượng : 161.793.834
(1000 tấn)
9


Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới.
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011

Diện tích

Năng suất

(triệu ha)
4,560654
4,632861

4,179731
4,234265
4,419729
4,412757
4,751530

Sản lượng

(tấn/ha)
(triệu tấn)
28,049
127,920545
28,063
130,011481
32,791
137,056140
33,286
140,941769
34,839
153,976606
34,378
151,699405
33,536
159,347031
Nguồn : FAO Database Static 2012

10


Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục năm

2012
Diện tích (ha)
(1000 ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(tấn)

Châu Phi

1.010.604

17,75

17.937.834

Châu Mỹ

452.905

54,75

2.4.797.948

Châu Á

2.824.757


34,66

98.892.723

Châu Âu

566.583

40,85

15.158.865

8.961

61,75

553.371
Nguồn FAOSTAT. 2014

Tên châu lục

Châu Đại Dương

Trong 7 năm (từ năm 2005 đến năm 2012) diện tích cà chua thế giới tăng
1,12 lần (4.560.624 ha lên 4.803680 ha), sản lượng tăng 1,25 lần (từ
127.920.545 tấn lên 161.793.834 tấn), năng suất tăng 1,12 lần (từ 28,05 lên
33,68 tấn/ha). Theo bảng 2.3 thì Châu Á có diện tích (2.824.757 ha) lớn nhất và
đã đạt sản lượng (98.892.723 tấn) cao nhất thế giới, nhưng năng suất thì cao
nhất thế giới lại là Châu Mỹ (54,75 tấn/ha).
Bảng 2.4. Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2012

STT

Tên nước

Sản lượng (tấn)

1

Trung Quốc

50.000.000

2

Ấn Độ

17.500.000

3

Mỹ

13.206.950

4

Thổ Nhĩ Kì

11.350.000


5

Ai Cập

8.625.219

6

Iran

6.000.000

7

Itali

5.131.977

8

Tây Ban Nha

4.007.000

9

Brazil

3.873.985


10

Mexico

3.433.567

11


Nguồn : FAOSTAT .2014
Ở Châu Á, Đài Loan là một trong những nước có nền công nghiệp chế
biến cà chua sớm nhất. Ngay từ 1918, Đài Loan đã phát triển cà chua đóng
hộp. Năm 1967, họ mới chỉ có một công ty chế biến cà chua. Đến năm 1976, họ
đã có tới 50 nhà máy sản xuất cà chua đóng hộp
2.4.2. Tình hình sản xuất cà chua tại Việt Nam
Cà chua là cây được du nhập vào Việt Nam mới được hơn 100 năm nhưng
đã trở thành một loại rau phổ biến và được sử dụng ngày càng rộng rãi. Cà chua
ở nước ta được trồng chủ yếu vào vụ đông (chính vụ), có thời gian cung cấp sản
phẩm ngắn.
Hiện nay sản xuất cà chua ở miền Bắc được triển khai ở các thời vụ hè
thu, thu đông (các vụ sớm), vụ đông (chính vụ), vụ xuân hè (vụ muộn). Sản
phẩm cà chua tươi cung cấp cho thị trường kéo dài từ đầu tháng 10 dương lịch
tới đầu tháng 7 năm sau. Đó là một tiến bộ rất lớn.
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của Việt Nam
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)


Sản lượng (tấn)

2004

24,644

172

424,126

2005

23,566

198

466,124

2006

22,962

196

450,426

2007

23,283


197

458,214

2008

24,850

216

535,438

2009

20,540

241

494,332

2010

21,784

253

550,183

2011


23,084

256

589,830

2012

23,918

258

616,890

Nguồn: Số liệu của tổng cục thống kê 2012

12


2.4. Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế
giới và ở Việt Nam
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị sử dụng đa
dạng và là loại rau có giá trị kinh tế, là mặt hàng xuất khẩu của nhiều quốc gia.
Vì vậy, cà chua được trồng ở rộng khắp các châu lục. Do đó nhu cầu về giống
mới có năng suất cao, chất lượng tốt luôn được đặt ra. Công tác chọn tạo giống
được quan tâm và đã đạt được những kết quả đáng kể.
2.4.1. Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế giới
Cà chua trở thành món ăn thông dụng của nhiều nước trên thế giới trên
150 năm nay. Công tác chọn tạo giống đã có nhiều tiến bộ trong khoảng 200
năm kể lại đây. Những tiến bộ ban đầu trong công tác chọn tạo giống cà chua đạt

được ở Châu Âu. Italia là một trong những nước đầu tiên phát triển các giống cà
chua mới. Năm 1863, 23 mẫu giống cà chua được giới thiệu, trong đó Trophy
được coi là giống có chất lượng tốt nhất. Trong khoảng hai thập kỷ, số lượng
dòng giống cà chua được tăng lên hàng mấy trăm. Thế kỉ 20 đã đánh dấu những
bước tiến to lớn trong công tác chọn tạo giống cà chua. Việc cải tiến năng suất,
chất lượng luôn là hai mục tiêu hàng đầu và chung cho tất cả các chương trình
chọn tạo giống. Trước năm 1925, việc cải tiến giống cà chua được thực hiện
bằng cách chọn các kiểu gen ngay từ bản thân các giống – từ các đột biến tự
nhiên, lai tự do hoặc tái tổ hợp của các biến thể di truyền đang tồn tại trong tự
nhiên (theo Tigchelaar E.C, 1986) [31].
Chương trình chọn tạo giống cà chua trường đại học Florida được bắt đầu
từ năm 1925. Một loạt các giống mới năng suất chất lượng được đưa ra như:
Tropic, Walter, Florida MH- 1, Floradea... (dẫn theo Nature, 1982) [32].
Từ năm 1979 đến 1984 Ai Cập đã tiến hành công trình nghiên cứu nhằm
tăng năng suất và nâng cao chất lượng cà chua. Các giống đã được đánh giá
trồng ở các địa phương hầu hết nhập từ Mỹ như Housney, Prirchard, VFN8...
13


đều có những ưu điểm về năng suất và chất lượng. Để cải tiến chất lượng cho
giống cà chua, các nhà chọn giống đã sử dụng các loài hoang dại và bán hoang
dại làm nguồn vật liệu quý cho lai tạo.
Bên cạnh việc chọn tạo giống cà chua năng suất, chất lượng cao, các nhà chọn
giống còn chú ý đến khả năng chống chịu điều kiện bất thuận của các giống cà chua
như khả năng chịu nóng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại.
Nhiều nhà khoa học đã sử dụng nguồn gen di truyền từ các loài dại và bán
hoang trên nền nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp; chọn lọc hợp từ; gây đột biến nhân tạo...
bước đầu đã thu được những kết quả khả quan, tạo ra những giống thích hợp trồng
trong điều kiện nhiệt độ cao, có phổ thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh tốt, khả năng
trồng nhiều vụ trong năm (Kiều Thị Thư, 1998) [13].

Gần đây, nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở Mỹ, các nhà khoa học đã
tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen trong đó có cà chua. Các nhà khoa
học Mỹ đã nghiên cứu kỹ thuật gen nhằm cấy vào cây một gen vi khuẩn, gen
này sẽ sản sinh ra một chất gọi là Chitinaza có tác dụng hạn chế, tiêu diệt các tế
bào nấm, giúp kéo dài thời gian bảo quản cà chua. Những giống này ngoài khả
năng chống chịu được sâu bệnh, tuyến trùng, điều kiện khô hạn còn có khả năng
cất giữ lâu, chất lượng cao, mang nhiều dược tính, năng suất cao gấp bội. Năm
1994, Calgene giới thiệu một loại cà chua biến đổi gen được gọi là ‘FlavrSavr’.
Tuy nhiên, khi đưa ra thị trường nó không được chấp nhận vì chúng ta chưa thấy
hết được những ảnh hưởng của cà chua biến đổi gen đến sức khỏe con người.
Các nhà nghiên cứu tại đại học bang Oregon (Mỹ) đang hoàn thiện một giống
cà chua tím, đây là một sự kết hợp giữa màu sắc và chất dinh dưỡng. Loại cà
chua này có nguồn gốc từ dạng dại ở Nam Mỹ. Hàng trăm năm trước các nhà
khoa học đã phát hiện cà chua màu tím trong thiên nhiên nhưng loài cây này
nhỏ và có độc. Vào thập niên 1960-1970, các nhà khoa học đã thu nhặt hạt
giống từ cà chua tím và lai với loài hiện đại để cho ra loại quả an toàn với
mọi người hơn dạng ban đầu của nó.
14


Hiện nay với nền khoa học kỹ thuật hiện đại các nhà khoa học trên thế
giới vẫn đang tiếp tục những công trình nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua để
đáp ứng nhu cầu của con người đặc biệt là cà chua quả nhỏ phục vụ ăn tươi và
chế biến.
2.4.2. Một số nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam
. Công tác chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam bắt đầu từ nửa sau thế
kỷ 20 và hiện nay đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ
Ở nước ta, công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua được thực hiện
bởi các Viện, Trường, Trung tâm…Trong đó có một số đơn vị chủ lực như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam mà đại diện là Trung tâm nghiên cứu và phát

triển giống giống rau chất lượng cao, Viện nghiên cứu rau quả, Viện cây
lương thực và cây thực phẩm, Viện di truyền nông nghiệp…
Theo Nguyễn Hồng Minh, 2007 [21] công tác nghiên cứu chọn tạo
giống
Ở nước ta, công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua được thực hiện
bởi các Viện, Trường, Trung tâm…Trong đó có một số đơn vị chủ lực như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam mà đại diện là Trung tâm nghiên cứu và phát
triển giống giống rau chất lượng cao, Viện nghiên cứu rau quả, Viện cây
lương thực và cây thực phẩm, Viện di truyền nông nghiệp…
Theo Nguyễn Hồng Minh, 2007 [21] công tác nghiên cứu chọn tạo
giống cà chua ở nước ta có thể được chia thành các giai đoạn sau:
1/ Giai đoạn trước năm 1985:
Giai đoạn này công tác chọn tạo giống chủ yếu là thu thập nguồn vật
liệu (nhập nội), chọn lọc, lai tạo, đánh giá từ các nguồn vật liệu này như các
giống: Ba Lan, Dazuma, Nozumi…..
2/ Giai đoạn 1986-1995
Các nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua đã thu được kết quả và đi
15


theo hai hướng:
(1) Các giống trồng trong điều kiện vụ đông “truyền thống” như các
giống số 7, 214, Hồng lan (VCLTCTP)…
(2) Các nghiên cứu về chọn giống cà chua chịu nóng để phục vụ cho
trồng cà chua trái vụ. Do điều kiện nóng ẩm, đặc thù của nước ta nên tới
năm 1994 - 1995 nước ta vẫn chưa đưa ra được giống cà chua chịu nóng đảm
bảo chất lượng thương phẩm để đưa ra sản xuất. Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam là cơ quan nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua chịu nóng có hệ thống ở
nước ta. Năm 1995 đã chọn tạo ra giống MV1 có khả năng chịu nóng và đáp
ứng được các yêu cầu về năng suất, chất lượng thương phẩm. Tới năm 1997,

giống MV1 được công nhận là giống quốc gia, được phát triển trên diện tích
đại trà lớn (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, 1999) [15].
3/ Giai đoạn 1996-2005
Giai đoạn này công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ưu thế lai
được đẩy mạnh với mục tiêu là tạo các giống lai có nhiều ưu điểm về năng
suất, chất lượng, trồng chính vụ và trái vụ, đồng thời phục vụ cho chế biến
công nghiệp. Kết quả đã tạo ra các giống cà chua ưu thế lai như giống cà chua
lai số 1, VT3, HT7, HT21 , HT42, FM20, FM21…[17], [20], [21], [22].
4/ Giai đoạn từ 2005-2006 trở đi
Ở giai đoạn này sản xuất cà chua mini (quả nhỏ) ở nước ta đã có được sự
khởi sắc về diện tích (phục vụ chủ yếu cho đóng hộp xuất khẩu). Năm 20042005 đã hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cà chua lai quả nhỏ ra
đại trà, đã tạo ra bộ giống cà chua lai quả nhỏ chất lượng cao trong đó tiêu biểu là
giống HT144. [24].
Một số giống cà chua của Trung tâm nghiên cứu giống rau chất lượng cao đã
tạo ra đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong nước như: HT7, HT21, HT42, HT52,
HT125, HT9, HT160, HT144… Trong đó, giống cà chua HT160 có chất lượng tiêu
dùng cao, thịt quả dày, chắc mịn, có hương, vận chuyển và cất giữ tốt; trồng được ở
16


các vụ: thu đông, đông chính, xuân hè sớm. Năm 2004-2005 giống được thử
nghiệm và phát triển sản xuất với năng suất, chất lượng cao (Nguyễn Hồng Minh,
2006) [19]. Và giống cà chua HT144, có tiềm năng năng suất từ 40-45 tấn/ha;
chống chịu bệnh xoăn lá, chết héo cây; đặc biệt chịu nóng cao nên có khả năng
trồng trái vụ. HT144 là giống cà chua lai quả nhỏ đầu tiên của Việt Nam cạnh tranh
thành công với các giống thế giới để phát triển sản xuất lớn [24].
Bên cạnh Học viện nông nghiệp Việt Nam, các Viện như Viện nghiên cứu
rau quả, Viện cây lương thực và cây thực phẩm cũng đã nghiên cứu và đưa ra nhiều
giống cà chua ưu thế lai đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng.
Giống cà chua lai số 1 được chọn từ tổ hợp lai P x HL1 do Đào Xuân Thảng

và cộng sự, VCLTCTP lai tạo. Giống được công nhân là giống quốc gia năm 2000.
Với những thành công đã đạt được nêu trên, chứng tỏ rằng công tác chọn tạo
giống cà chua ở nước ta đã và đang đi đúng hướng. Có thể nói điểm trọng yếu
trong chiến lược nghiên cứu, phát triển sản xuất cà chua ở nước ta là mở rộng quy
mô ngày càng lớn các giống cà chua lai chất lượng cao, nhằm mở rộng các sản
phẩm tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng ở trong nước và
xuất khẩu. Chỉ có như vậy chúng ta mới tạo ra được bước đột phá mới trong phát
triển sản xuất cà chua, đưa cà chua trở thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.

17


PHẦN II
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu
Vật liệu nghiên cứu gồm 24 tổ hợp lai cà chua do Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển giống rau chất lượng cao , Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đưa
ra, 1 đối chứng là giống HT 160
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1 Thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân hè năm 2016
+ Gieo hạt ngày 6/2/2016
+ Trồng ra ruộng 7/3/2016
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí tại khu thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu và
phát triển giống rau chất lượng cao , Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
3.3 Cách bố trí thí nghiệm và kỹ thuật trồng trọt
3.31. Bố trí thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khảo sát không nhắc
lại
3.3.2 Vườn ươm

- Chọn đất : Chọn vùng đất thịt nhẹ , thoát nước và tưới tiêu tốt , đủ ánh
sáng , pH trung tính
- Làm đất : Đất được làm tơi xốp , dọn sạch cỏ dại.
- Chuẩn bị hạt giống : Chọn hạt giống có khả năng nảy mầm cao 80%
- Chăm sóc vườn ươm
3.3.3 Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất
- Mật độ trồng : luống rộng 1,45m, cao 25-30cm, đáy rãnh rộng 35cm .
Trồng 2 hàng trên luống , cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 60cm
18


- Làm đất : Thí nghiệm được trồng trên đất thịt nhẹ , cày bừa kỹ và sạch cỏ
- Lên luống :
+Luống rộng 1,45m , cao 25 - 30cm
+ Mật độ trồng : 2 hàng , hàng cách hàng 55 – 60cm, cây cách cây 50cm,
- Sau khi trồng cần tưới nước ngày 2 lần (sáng /chiều) đảm bảo cây hồi
xanh trong tuần đầu , sau đó tùy từng điều kiện thời tiết mà có lượng tưới và
cách tưới khác nhau .
- Bón phân :quy trình bón cho 1 ha
+ Lượng bón : chia làm 4 thời kỳ bón :
Phân chuồng hoai mục 12 tấn + 600kg lân + 280kg kali + 300kg đạm ure
+ Cách bón chia làm 4 thời kỳ bón :
Bón thúc lần 1 : Sau khi cây hồi xanh 7,8 ngày sau trồng bón 10% lân
và 10% đạm
Bón thúc lần 2 : Khi cây ra hoa rộ , bón 40% lân +30% kali +30% đạm
Bón thúc lần 3 : Khi quả rộ , bón 30% đạm + 30% kali
Bón thúc lần 4 : Sau khi thu quả đợi 1 , bón 30% đạm + 30% kali
- Chăm sóc và vun xới
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1 Các giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua trên đồng ruộng

- Thời gian từ trồng đến lúc ra hoa : 50-70% số cây nở hoa ở chùm 1
- Thời gian từ trồng đến lúc đậu quả : 50-70% số cây đậu quả ở chùm 1
- Thời gian từ trồng đến bắt đầu chín : 50%- 70% số cây có quả chín ở
chùm 1
3.4.2 Cấu trúc và hình thái cây,hình thái
- Số đốt từ gốc đến chùm hoa thứ nhất
- Chiều cao từ gốc đến chùm quả thứ nhất
- Chiều cao cây
- Khả năng phân nhánh của cây: mạnh , trung bình, yếu
19


- Màu sắc lá : Xanh đậm , xanh bình thường , xanh nhạt

20


×